Kết quả điểu trị
Có 16 trường hợp sử dụng kháng sinh phù hợp với kháng sinh đồ, 19 trường hợp sử
dụng kháng sinh không phù hợp với kháng sinh đồ(do lâm sàng khá hơn, vi trùng kháng
với tất cả kháng sinh trên bảng kháng sinh đồ, và do bệnh không có khả năng kinh tế), 19
trường hợp không ghi nhận được(bệnh nhân đã xuất năng, hoặc tử vong hoặc đã xuất viện
trước khi có kết quả kháng sinh đồ về. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể nào trong điều trị
Burkholderia cepacia, các khuyến cáo đề nghị điều trị dựa trên từng trường hợp cụ thể, vi
trùng thường nhạy với Meropenem, Trimethoprim/sulfamethoxzol, chloramphenicol, một
số trường hợp viêm phổi liên quan đến thơ máy thì người ta khuyên nên phổi hợp phun khí
dung toramycin với điềui trị bằng sinh dạng tiêm truyền(6,2). Khuyến cáo này tương đương
với kết quả kháng sinh đồ của chúng tôi. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi thì tỷ lệ vi
trùng nhạy với piperacillin và cipfroflocacin là rất cao.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ thành công là 18 trường hợp, thất bại 6 trường hợp, bỏ điều trị 3
trường hợp và có 18 trường hợp không đánh giá được. Có 15 trường hợp thành công về mặt
lâm sàng (bệnh nhân hết sốt sau 2 ngày ngưng kháng sinh, cải thiện các triệu chứng ban
đầu). Các trường hợp không đáng giá được là do, bệnh nhân xuất viện hoặc chuyển viện
trước khi có kết quả kháng sinh đồ, hoặc bệnh xuất viện ngay hki còn đang dùng kháng
sinh.
Tình hình xuất viện
Xuất viện ổn chiếm 66,6%, tỷ lệ xuất nặng và tử vong khá cao: 20% trường hợp. Theo ghi
nhận tại một bệnh viện ở Đài Loan thì tỷ lệ tử vong trên bệnh nhiễm trùng huyết là 28,6%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi là 20%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê với p=
0,05(5).
Theo nghiên cứu nếu bệnh nhân được điều trị phù hợp với kháng sinh đồ thì tỷ lệ thàng
công rất cao, ngược lại nếu bệnh nhân không được điều trị phù với kháng sinh đồ thì tỷ lệ
tử vong rất cao. Điều này giúp chúng ta nên lưu ý trong việc chọn kháng sinh phù hợp và
đánh giá liều lượng theo khuyến cáo.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm nhiễm Burkholderia Cepacia tại bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NHIỄM BURKHOLDERIA CEPACIA
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Trần Minh Giao*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề- mục tiêu: Burkholderia cepacia thường gây bệnh trên những đối tượng có vấn đề sức khỏe,
được xem là nguyên nhân của nhiễm trùng bệnh viện. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm B. cepacia rất phong phú từ
không có triệu chứng đến viêm hô hấp nặng. Ghi nhận từ 45 trường hợp nhiễm Burkholderia cepacia tại bệnh
viện Nhân Dân Gia Định, chúng tôi nhận thấy có vài điểm nổi bậc: đa kháng thuốc, điều trị khó khăn, tử vong
cao. Vì thế với đề tài: “ khảo sát đặc điểm nhiễm Burkholderia cepacia tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng
6 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009” chúng tôi hy vọng sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong chọn lựa
kháng sinh thích hợp và tiên lượng bệnh tốt hơn.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu có phân tích các trường hợp nhiễm Burkholderia cepacia từ
tháng 6 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Kết quả: Từ 47 mẫu bệnh phẩm nhiễm Burkholderia cepacia trên 45 bệnh nhân (18 nữ, 27 nam), ghi nhận
kết quả sau: tuổi trung bình: 53,4 tuổi, số ngày điều trị trung bình: 17,76 ngày, tỷ lệ bệnh từ tháng 5 đến tháng
10: 73,3%. Ghi nhận tiền căn COPD, Đái tháo đường 2, tăng huyết áp, xơ gan và tiền căn khác với tỷ lệ
24,4%;13,3%;22,2%;11,1% và 22,2%. Thời điểm cấy 48 giờ đầu nhập viện là 66,7%, vi trùng nhạy mốt số
kháng sinh với tỷ lệ: meropenem 87,5%; cotimoxazol 85%; ciprofloxacin 76,7%; piperacillin+tazbactam 84,6% và
ceftazidim liều cao 74,5%, cefepim 62,2% đa số kháng với amoxicillin, amoxicillin+a. clavulanic, cephalosporins
thế hệ thứ 1 -> 3 kể cả nhóm aminoglycosides. Kết quả điều trị: thành công về mặt vi trùng học 3, lâm sàng 13, tử
vong 5; xuất nặng 3, không đánh giá được 21.
Kết luận: Số trường hợp nhiễm Burkholderia cepacia tương đối nhiều, bệnh thường gặp mùa mưa, ở các
bệnh nhân có bệnh lý mạn tính hoặc giảm đề kháng, tỷ lệ kháng thuốc cao. Các trường hợp tử vong hoặc xuất
nặng liên quan với số ngày nằm viện lâu, có nhiều bệnh cảnh đi kèm hoặc bệnh cảnh lâm sàng nặng ngay khi
nhập viện.
Từ khóa: Nhiễm trùng bệnh viện, đa kháng thuốc, u tế bào sợi.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF BURKHOLDERIA CEPACIA INFECTIONS
IN PEOPLE’S HOSPITAL GIA DINH
Tran Minh Giao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 112 - 119
Background- Objectives: B. cepacia can be found in soil and water. People who have certain health
problems may be more susceptible to infections with B. cepacia. It is a known cause of infections in hospitalized
patients.Clinical characteristics are abundant, ranging from no symptom at all to serious respiratory infections.
Results of 45 cases are infected B. cepacia between June 2008 and May 2009, recorded some attractive features:
multidrug-resisant, difficult for treament and high mortality. So, the subject “characteristics of Burkholderia
cepacia infections in People’s hospital Gia Định between june 2008 and may 2009”, we hope that, will collecting
more experient to choice suitable antibiotics and better prognosisses.
* Khoa Lão Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
Địa chỉ liên lạc: BS Trần Minh Giao ĐT: 0918.456.567 Email: tranminhgiao_md@yahoo.com
113
Method: Retrospective analysises. Cases were infected by Burkholderia cepacia in People’s hospital Gia Định
between June 2008 and may 2009
Results: 47 episodes of 45 B. cepacia patients (18 female; 27 male), the mean of ages is 53.4 years old; the
mean of treatment days is 17.76 days; the patients between may and october are 73.3%. History about themselves:
COPD, diabete 2, hypertension, cirrhosis and else disease are: 24.4%; 13.3%; 22,2%; 11.1% and 22.2%. The
episodes of blood, sputum or wound cultures for 48 first hours hospitalized are 66.7%; The rate of B cepacia sense
to the map antibiotic: meropenem 87.5%; cotrimoxazol 85%; ciprofloxacin 76.7%; piperacillin + tazobactam
84.6%, cefepim 62.2% and high concentration, ceftazidim 74.5%. Treatment results: improve bacteria: 6.7%,
improve clinical symptoms 28.9%; death 11.1%; maybe death 6.7%; can’t be conclusion 46.7%
Conclusion: The Burkholderia cepacia patients in People’s hospital Gia Đinh, infections are common chronic
disease or immunocompromised patients, high multidrug- resistant. Death and serious disease involve to stay in
hospital for a long time, co- chronic disease or serious underlying disease.
Key words: Burkholderia cepacia, hospital infection, multidrug- resistant, cystic fibrosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Burkholderia cepacia là tên gọi của một nhóm vi trùng gồm ít nhất 9 chủng loại, tồn tại lâu dài trong
môi trường đất và nước, được sử dụng như thuốc trừ nấm gây bệnh ở cây trồng. Tuy nhiên, ở con
người Burkholderia cepacia lại thường gây bệnh trên bệnh nhân xơ nang phổi hoặc ở những bệnh nhân
có các vấn đề về sức khỏe như: bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường 2, bệnh ác tính hoặc bệnh nhân
giảm đề kháng (sử dụng giảm đau nhóm steroides, xơ gan), đồng thời B cepacia cũng được xem là
nguyên nhân của nhiễm trùng bệnh viện kháng thuốc ở đơn vị săn sóc tích cực đặc biệt là trên bệnh
nhân thở máy(3,10). Sự lây truyền ở người là do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người; tiếp với dụng cụ
nhiễm B. cepacia hoặc tiếp xúc với môi trường chứa B. cepacia. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng từ
không có triệu chứng đến bệnh cảnh viêm phổi nặng suy hô hấp gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán
và điều trị, tỷ lệ tử vong hàng năm chiếm 62% trường hợp(11). Vi trùng thường đề kháng nội tại với
nhiều kháng sinh như nhóm aminoglycoside, piperacillin và ceftazidim; nhưng thường nhạy với
Meropenam, trimethoprim/ sulfamethoxazol, doxycycline, chloramphenicol(10,11). Nhiều báo cáo trên
thế giới cho thấy bệnh có tỷ lệ tử vong cao: 80% do biến chứng của bệnh(12). Tại Đài Loan ghi nhận từ 1
bệnh viện trong 3 năm từ 1997- 1999 có 40 trường hợp nhiễm, tỷ lệ tử vong chung là 28,6%, tử vong
trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết là 44,4%(5). Tại Việt Nam, chưa thấy các báo cáo ghi nhận về tình
hình nhiễm Burkholderia tại các bênh viện, tuy nhiên liên hệ với khoa vi sinh bệnh viện Chơ Rẩy ghi
nhận trong 2 năm 2006-2007 chỉ có 4 trường hợp nhiẽm Burkholderia cepacia, không có trường hợp
mới mắc từ 2008 đến nay. Tại bệnh viện Nhiệt đới, tình hình nhiễm Burkholderia cepacia được ghi
nhận chung trong bệnh cảnh nhiễm trùng huyết. Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định chúng tôi ghi
nhận từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 có 45 trường hợp nhiễm Burkholderia cepacia. Hồi cứu
các ttrường hợp chúng tôi nhận thấy, trong quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, một số trường hợp
đề kháng kháng sinh đồ với liều thông thưòng, tỷ lệ tử vong khá cao, một số trường hợp không thể
đánh giá được. Vì vậy, với đề tài khảo sát đặc điểm nhiễm Burkholderia tại bệnh viện chúng tôi hy vọng
sẽ giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về đặc tính vi ttrùng học để phòng ngừa tiên phát đối với những
bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, giúp chọn kháng sinh phù hợp và tiên lượng bệnh tốt hơn đối với các
trường hợp nhiễm Burkholderia cepacia.
114
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Từ khoa vi sinh, chọn ra các mẫu cấy dương tính với Burkholderia cepacia sau đó tra
cứu hồ sơ, thu thập số liệu theo bảng thu thập số liệu, phân tích kết quả và viết báo cáo. Số
bệnh án của những trường hợp nhiễm Burkholderia cepacia từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 5
năm 2009: 40872, 60091, 27558, 41327, 4257, 29800, 49951, 42594, 27448, 23170, 36015, 53628,
27779, 46796, 46730, 20069, 46227, 37955, 57956, 29873, 30764, 53123, 9975, 14212, 49604, 33856,
9582, 9499, 18974, 9112, 20070, 35628, 23085, 25933, 44973, 9055, 24804, 24326, 39419, 9508,
27338, 21499, 2716, 38202.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu có phân tích
Thống kê bằng phần mềm spss 14.0 for windows.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của bệnh nhân nhiễm Burkholderia cepacia
Giới tính
Hồi cứu 47 mẫu bệnh phẩm nhiễm Burkholderia cepacia trên 45 bệnh nhân gồm 27 bệnh
nhân nam, 18 bệnh nhân nữ. Tỷ lệ giới nam nhiều hơn giới nữ gấp 1,5 lần.
Phân bố theo nhóm tuổi
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 53,4 tuổi, tuổi cao nhất là 87 tuổi, thấp nhất là 3
ngày tuổi.
Nhóm tuổi (tuổi) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
0-15 4 8,9
15-30 6 13,3
30-45 2 4,4
45-60 13 28,9
60-75 9 20
>=75 11 24,4
Cộng 45 99.9
Tỷ lệ bệnh tập trung nhiều từ lứa tuổi trung niên trở lên, chiếm 73,3%
Phân bố theo thời điểm nhập viện
Tháng trong năm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
1-2 1 2,2
3-4 7 15,6
5-6 12 26,7
7-8 11 24,4
9-10 10 22,2
11-12 4 8,9
Cộng 45 100
Số trường hợp nhiễm Burkholderia cepacia tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm
73,3%.
Phân bố theo địa chỉ
Quận, huyện Số bệnh nhân Tỷ lệ phần trăm (%)
115
Bình Thạnh 13 28,9
Gò Vấp 8 17,8
Phú Nhuận 5 11,1
Quận 2 3 6,7
Nơi khác 16 35,5
Cộng 45 100
Đa số bệnh nhân nhiễm Burkholderia cepacia tập trung nhiều ở Quân Bình Thạnh, Gò Vấp
và Phú Nhuận.
Phân bố bệnh theo khoa
Khoa, phòng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nội hô hấp 11 24,4
Lão học 5 11,1
Nội tiết thận 5 11,1
Nội tiêu hóa 5 11,1
Hồi sức tích cực và chống
ñộc
4 8,9
Hồi sức ngoại 6 13,3
Bệnh lý sơ sinh 4 8,9
Khác 5 11,1
Cộng 45 99,9
Bệnh thường gặp ở khoa hô hấp, lão học, nội tiết thận, nội tiêu hóa, hồi sức nội và ngoại,
đặc biệt có 4 trường hợp ở khoa bệnh lý sơ sinh.
Số ngày điều trị trung bình là 17,76 ngày, số ngày điều trị dài nhất là 100 ngày, số ngày
điều trị ngắn nhất là 1 ngày.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Burkholderia cepacia
Lý do nhập viện của bệnh nhân nhiễm Burkholderia cepacia
Lý do nhập viện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Khó thở 9 20
Mệt 3 6,7
Sốt 10 22,2
Tai nạn giao thông 6 13,3
Khác 17 37,8
Cộng 45 100
Đa số bệnh nhân nhập viện vì sốt và khó thở. Các trường hợp khó thở lúc nhập viện đều
có biểu hiện suy hô hấp hoặc nhiễm trùng nặng.
Tiền căn bệnh lý
Tiền căn Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Bệnh phổi mạn tính 11 24,4
Đái tháo ñường 2 6 13,3
Tăng huyết áp 10 22,2
Xơ gan 2 4,4
Khác 10 22,2
Không có tiền căn bệnh lý 11 24,4
116
Tiền căn bệnh lý thường gặp trên bệnh nhân nhiễm B cepacia là bệnh phổi mạn tính
chiếm 24,4%.
Biểu hiện lâm sàng lúc nhập viện
Lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Sốt 31 68,9
Bạch cầu máu tăng 27 60
Có ổ nhiễm rõ ràng 34 75,5
Đa số bệnh nhân nhập viện có ổ nhiễm rõ ràng, chiếm 75,5%, tuy nhiên chỉ 68,9% bệnh
nhân có sốt lúc nhập viện.
Thời điểm lấy bệnh phẩm
Có 33 mẫu bệnh phẩm trên 31 bệnh nhân(chiếm 68,9%) lấy vào thời điểm 48 giờ đầu
nhập viện (gồm 22 mẫu máu, 9 mẫu đàm và 2 từ sang thương); 14 mẫu bệnh phẩm trên 14
bệnh nhân lấy vào thời điểm sau nhập viện 48 giờ (gồm 9 mẫu máu, 5 mẫu đàm). Trong số
14 bệnhnhân lấy bệnh phẩm sau nhập viện thì có 7 trường hợp liên quan đến thở máy
(chiếm 50%), trong 31 bệnh nhân lấy bệnh phẩm trong 48 giờ đầu nhập việ thì có 6 trường
hợp đặt nội khí quản (chiếm19,35%).
Có 6 bệnh nhân có ổ nhiễm rõ ràng ngay từ nhập viện nhưng được lấy mẫu bệnh phẩm
vào thời điểm sau nhập viện 48 giờ.
Tình trạng nhiễm trùng được ghi nhận như sau
Tình trạng nhiễm trùng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Trước nhập viện 31 68,9
Nhiễm trùng sau nhập
viện 48 giờ
8 17,8
Không ñánh giá ñược 6 13,3
Cộng 45 100
Như vậy tỷ lệ nhiễm trùng trườc nhập viện chiếm đa số: 68,9%.
Đặc điểm kháng sinh đồ của bệnh nhân nhiễm B. cepacia
Kháng sinh Nhạy (%) Trung gian
(%)
Kháng
(%)
Amoxycillin 1(2,2) 44(97,8)
Amo+ A.clavulanic 5(11,1) 2(4,4) 38(84,4)
Ticarcillin 7(17,9) 1(2,6) 31(79,5)
Ticarcillin+ A. clavulanic 14(35,9) 1(2,6) 24(61,5)
Piperacillin 27(69,2) 12(30,8)
Pipera+ Tazobactam 33(84,6) 6(15,4)
Imipenem 20(44,4) 15(33,3) 10(22,3)
Meropenem 35(87,5) 5(12,5)
Ertapenem 3(100)
Cefalotin 2(4,9) 39(95,1)
Cefoxitine 2(4,9) 39(95,1)
Cefotaxime 17(37,8) 16(35,5) 12(26,7)
Ceftriaxone 17(37,8) 17(37,8) 11(24,4)
Ceftazidim(1mg) 13(31) 1(2,2) 31(68,9)
Ceftazidim (4mg) 29(74,4) 4(10,3) 6(13,3)
Cefepime 23(62,3) 7(18,9) 7(18,9)
Cefuroxim 5(13,2) 33(86,8)
117
Tobramycin 11(24,4) 2(4,4) 32(71,1)
Amikacin 15(33,3) 1(2,2) 29(64,4)
Gentamycin 10(22,2) 2(4,4) 33(73,3)
Netilmicin 13(28,9) 1(2,2) 31(68,9)
Cotrimoxazol 34(85) 1(2,5) 5(12,5)
Ciprofloxacin 33(76,7) 3(7) 7(16,3)
Kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm Burkholderia cepacia
Kết quả điều trị
Kết quả ñiều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Lâm sàng 15 33,3 Thành công
Vi trùng 3 6,7
Thất bại 6 13,3
Bỏ trị 3 6,7
Không ñánh giá ñược 18 40
Cộng 45 100
Tình hình xuất viện
Tình trạng xuất viện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Xuất ổn 30 66,7
Không thay ñổi 3 6,7
Xuất nặng 3 6,7
Tử vong 6 13,3
Chuyển viện 3 6,7
Cộng 45 100
Liên quan giữa chọn lựa kháng sinh với kết quả điều trị
Tình hình
xuất viện
Kháng sinh
phù hợp
kháng sinh ñồ
Kháng sinh không
phù hợp kháng
sinh ñồ
Xuất ổn 13(81,25) 17(58,6)
Không ñổi 1(6,25) 2(6,9)
Nặng hoặc tử
vong
1(6,25) 8(27,6)
Chuyển viện 1(6,25) 2(6,9)
Cộng 16(100) 29(100)
Ở những bệnh nhân sử dụng kháng sinh phù hợp kháng sinh đồ thì tỷ lệ thành công
khá cao: 81,25% trường hợp. Ngược lại nếu bệnh nhân không đuợc dùng kháng sinh thích
hợp có tỷ lệ xuất nặng hoặc tử vong là 27,6%.
Những bệnh nhân xuất nặng hoặc tử vong điều có bệnh cảnh lâm sàng nặng ngay từ đầ
và có nhiều bệnh lý phối hợp.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của bệnh nhân nhiễm B. cepacia
Hồi cứu 45 trường hợp nhiễm Burkholderia (gồm 27 nam, 18 nữ), cho thấy bệnh ở nam
gấp 1,5 lần nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ lệ phân bố theo giới
không thấy đề cập trong các nghiên cứu cũng như y văn. Tuy nhiên người ta ghi nhận đối
với nhiễm Burkholderia pseudomallei (có cùng họ với Burkholderia cepacia) thì tỷ lệ bệnh ở nam
cũng nhiều hơn nữ(13).
118
Tuổi thưòng gặp của nhiễm Burkholderia cepacia là từ 45 trở lên chiếm 73,3%, là lứa tuổi
thường có các bệnh lý mạn tính như COPD, đái tháo đường type 2 và sử dụng thường
xuyên các loại thuốc giảm đau. Các nghiên cứu không thấy đề cập về tuổi nhiễm bệnh.
Trong nghiên cứu ghi nhận, bệnh tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 10, tức là vào
mùa mưa, chiếm 73,3%. Sự chệnh lệch tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa có ý nghĩa thống kê với
p< 0,005.
Phân bố theo địa chỉ cho thấy, bệnh tập trung chủ yếu ở 3 quận: Bình thạnh, Phú
Nhuận, Gò vấp với tỷ lệ lần lượt là 28,8%, 11,1% và 17,8%. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh theo
khu vực là do phân bố theo vị trí địa lý nên lượng bệnh tập trung chủ yếu ở 3 quận này.
Phân bố theo khoa, phòng: Kết quả phân tích cho thấy bệnh tập trung chủ yếu ở các
khoa nội hô hấp, nội tiết thận, nội tiêu hóa, lão học, hồi sức tích cực chống độc và khoa hồi
sức ngoại là những khoa hoặc có nhiều bệnh mạn tính, hoặc bệnh nặng và nhiều bệnh lý đi
kèm. Sự phân bố theo khoa rất phù hợp với đặc điểm của nhiễm Burkholderia cepacia như
ghi nhậnh từ y văn, bệnh thường gặp trên các bệnh như bệnh phổi mạn tính, đái tháo
đường 2, ung thư, xơ gan. Tuy nhiên có 4 trường hợp nhiễm ở bệnh lý sơ sinh, chúng tôi
chưa tìm thấy mối liên hệ nguy cơ gây bệnh trên những trẻ này là do đây là nghiên cứu hồi
cứu nên chúng tôi không ghi nhận được tiền căn chu sinh của những đứa trẻ mới sinh này,
đây cũng là hạn chế của nghiên cứu hồi cứu.
Số ngày điều trị trung bình trong nghiên cứu là 17,76 ngày, so với số ngày điều trị trung
bình theo kế hoạch hàng năm là rất cao, hơn 2 lần. Số ngày điều trị kéo dài là do bệnh cảnh
nền nặng và vi trùng kháng với nhiều kháng sinh nên quá trình điều trị dài và phức tạp.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Burkholderia cepacia
Lý do nhập viện
Những bệnh nhân nhập viện do khó thở đều có biểu hiện suy hô hấp hoặc nhiễm
trùng nặng, một số trường hợp nhập viện không thấy dấu hiệu của nhiễm trùng điều
này giúp chứng minh đa dạng hóa về biểu hiện lâm sàng của bệnh: từ những triệu
chứng đơn giản như mệt, tại nạn giao thông cho đến biểu hiện sốt, khó thở.
Bệnh nhân có tiền căn bệnh lý mạn như: bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường 2, xơ gan
chiếm khá cao trong dân số nghiên cứu. Điều này cũng được ghi nhận từ y văn cũng như
một số ca lâm sàng đã được báo cáo, nhiều trường hợp nhiễm B cepacia đã được ghi nhận
rất nhiều trên những bệnh nhân bị xơ phổi tại các nước Anh quốc, Hoa Kỳ, trong nghiên
cứu không có trường hợp nào bị xơ nang phổi được ghi nhận.
Khám lâm sàng lúc nhập viện ghi nhận tình trạng sốt chiếm 68,9% trường hợp, so với lý
do nhập viện vì sốt là 22,2%, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sốt là cảm
giác chủ quan của người bệnh, một số trường hợp bệnh nặng dọa shock thân nhiệt cũng
giảm.
Thời điểm lấy bệnh phẩm: Trong 47 mẫu bệnh phẩm,có 33 mẫu bệnh phẩm(máu,đàm
và dịch từ sang thương) được xét nghiệm trên 31 bệnh nhân chiếm 68,9%. Như vậy tỷ tỷ lệ
nhiễm Burkholderia cepacia trước nhập viện là khá cao. Và có 14 mẫu cấy được thực sau nhập
viện 48 giờ. Tuy nhiên, có 6 trường hợp không thể đánh giá được là nhiễm trùng từ cộng
119
cộng hay nhiễm trùng bệnh viện vì những bệnh nhân này đã có biểu hiện sốt hoặc có ổ
nhiễm rõ ràng khi nhập viện nhưng mẫu bệnh phẩm được lấy sau 48 giờ nhập viện nên
chúng tôi không loại trừ khả năng là nhiễm từ cộng đồng.
Trong đó 31 trường hợp nhiễm trùng huyết, 14 trường hợp nhiễm từ đàm và 2 trường
hợp từ sang thương. Tham khảo các tài liệu về tình hình nhiễm Burkholderia cepacia chúng tôi
không thấy đề cập về phân bố tỷ lệ bệnh theo các mẫu bệnh phẩm. Tỷ lệ cấy đàm dương
tính gặp ở những bệnh nhân sau khi nằm viện một thời gian, đặc biệt là trên bệnh nhân thở
máy hoặc bệnh nhân có tiền căn COPD(3). Y văn đã ghi nhận B cepacia gây viêm phổi bệnh
viện đặc biệt là ở những bệnh nhân thở máy có viêm phổi bệnh viện thường có xu hướng
kháng thuốc, vi trùng có thể thường trú trong ống nội khí quả trong suốt qia trình điều trị
làm tăng khả năng kháng thuốc, thất bại điều trị(5).
Các trưòng hợp nhiễm từ sang thương cũng được ghi nhận với tỷ lệ hiếm(1).
Đặc điểm kháng sinh đồ của bệnh nhân nhiễm B. cepacia
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi trùng kháng với nhiều loại kháng sinh thông thường
và một số kháng sinh thế hệ mới như: Ertapenem (100%), ticarcillin (79,5%), ticarcillin + a.
clavulanic (61,5%), cephalosporin thế hệ thứ 1,2 và một số kháng sinh cephalosporin thế hệ
thứ 3 như cefotaxim, ceftazidim (1mg), và ceftriaxon, hầu hết kháng với kháng sinh nhóm
aminoglycoside với tỷ lệ trên 60%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu về chọn lựa
điều trị của một số tác giả, và phù hợp với các khuyến cáo về chọn kháng sinh điều
trị(6,10,12,11).
Có 2 trường hợp vi trùng kháng với tất cả các loại kháng sinh có trong kháng sinh đồ ở 2
mẫu cấy đàm trên bệnh nhân thở máy. Trên các bệnh nhân nẳm lâu và thở máy, tỷ lệ kháng
thuốc rất cao vì vi trùng tồn tại trong ống nội khí quản suốt thời gian thở máy dù đang điều
trị kháng sinh(8).
Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh thì tỷ lệ nhạy với kháng sinh rất cao: từ 10 loại kháng sinh trở
lên. Chưa thấy tài liệu đề cập vấn đề này ở trẻ sơ sinh.
Tỷ lệ nhạy với các kháng sinh sau: Piperacillin 69,2%, Pipera+ tazobactam 84,6%,
meropenem87,5%, ceftazidim với nồng độ cao 74,4%, cefepime 62,3%, cotrimoxazol 85%
và ciprofloxacin 76,8%. Tỷ lệ nhạy, trung gian và kháng tương đương nhau với
Imipenem, Ceftriaxone, cefotaxime. Các nghiên cứu và tài liệu hường dẫn điều trị đều
ghi nhận vi trùng thường nhạy với meropenem, ceftazidim với nồng đồ cao, cepefime,
cotimoxazol, ciprofloxacin tương tự kết quả từ kháng sinh đồ của chúng tôi. Tuy nhiên
theo kết quả của chúng tôi thì vi trùng nhạy với piperacillin và piperacillin+ a.clavulanic
với tỷ lệ khá cao trong khi y văn ghi nhận vi trùng thường kháng với 2 loại kháng sinh
này. Riêng đối với doxycycline và cloramphenicol thì trong dĩa kháng sinh đồ không có.
Một số nghiên cứu trên những bệnh nhân viêm phổi nặng do B cepacia, người ta cũng
điều trị phối hợp với kháng sinh phun khí dung là tobramycin, và một số nghiên cứu
cũng đưa vào nghiên cứu điều trị với tygercillin, temocillin và mynocycline cho kết quả
nhạy cao(7,9).
120
Kết quả điểu trị
Có 16 trường hợp sử dụng kháng sinh phù hợp với kháng sinh đồ, 19 trường hợp sử
dụng kháng sinh không phù hợp với kháng sinh đồ(do lâm sàng khá hơn, vi trùng kháng
với tất cả kháng sinh trên bảng kháng sinh đồ, và do bệnh không có khả năng kinh tế), 19
trường hợp không ghi nhận được(bệnh nhân đã xuất năng, hoặc tử vong hoặc đã xuất viện
trước khi có kết quả kháng sinh đồ về. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể nào trong điều trị
Burkholderia cepacia, các khuyến cáo đề nghị điều trị dựa trên từng trường hợp cụ thể, vi
trùng thường nhạy với Meropenem, Trimethoprim/sulfamethoxzol, chloramphenicol, một
số trường hợp viêm phổi liên quan đến thơ máy thì người ta khuyên nên phổi hợp phun khí
dung toramycin với điềui trị bằng sinh dạng tiêm truyền(6,2). Khuyến cáo này tương đương
với kết quả kháng sinh đồ của chúng tôi. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi thì tỷ lệ vi
trùng nhạy với piperacillin và cipfroflocacin là rất cao.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ thành công là 18 trường hợp, thất bại 6 trường hợp, bỏ điều trị 3
trường hợp và có 18 trường hợp không đánh giá được. Có 15 trường hợp thành công về mặt
lâm sàng (bệnh nhân hết sốt sau 2 ngày ngưng kháng sinh, cải thiện các triệu chứng ban
đầu). Các trường hợp không đáng giá được là do, bệnh nhân xuất viện hoặc chuyển viện
trước khi có kết quả kháng sinh đồ, hoặc bệnh xuất viện ngay hki còn đang dùng kháng
sinh.
Tình hình xuất viện
Xuất viện ổn chiếm 66,6%, tỷ lệ xuất nặng và tử vong khá cao: 20% trường hợp. Theo ghi
nhận tại một bệnh viện ở Đài Loan thì tỷ lệ tử vong trên bệnh nhiễm trùng huyết là 28,6%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi là 20%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê với p=
0,05(5).
Theo nghiên cứu nếu bệnh nhân được điều trị phù hợp với kháng sinh đồ thì tỷ lệ thàng
công rất cao, ngược lại nếu bệnh nhân không được điều trị phù với kháng sinh đồ thì tỷ lệ
tử vong rất cao. Điều này giúp chúng ta nên lưu ý trong việc chọn kháng sinh phù hợp và
đánh giá liều lượng theo khuyến cáo.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân nhiễm Burkholderia cepacia còn khá nhiều 45 trường hợp trong 1 năm, bệnh
thường xảy ra vào mùa mưa chiếm 73,3% trường hợp, tuổi thường gặp là trên 45 tuổi chiếm
73,3%, trên những bệnh nhân có vấn đề sức khỏe đặc biệt là bệnh phổi mạn tính (24,4%).
Gây nhiễm trùng trong cộng đồng 68,9% và gây nhiễm trùng bệnh viện là 17,8 % trường
hợp, có 13,3% trường hợp không đánh giá được. Vi trùng kháng với nhiều kháng sinh
thông thường như nhóm cephalosporin thế hệ 1,2 và một số thuộc thế hệ 3, nhóm
aminoglycoside, ticarcillin, amoxicillin, amoxicillin +acid clavulanic đặc biệt là 100% kháng
với Ertapenem; Thường nhạy với: Ceftazidim nồng độ cao, meropenem, Cotrimmoxazol,
cefepim, ciprofloxacine, cephalosporin thế hệ 1,2 và một số thế hệ 3, tỷ lệ nhạy, kháng và
trung gian là tương đương nhau với Imipenem, ceftriaxone, cefotaxim.
Trong điều trị, nếu chọn lựa kháng sinh phù hợp và được điều trị với liều lượng thích
hợp thì tỷ lệ thành công khá cao 66,7%, Tỷ lệ tử vong khá cao, 20% trường hợp. Do dó, trong
điều trị chọn kháng sinh nhạy và sử dụng liều phù hợp với đặc điểm của vi trùng là mấu
chốt giúp điều trị thành công.
121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bartlett JG. (2007). Burkholderia cepacia. Choice of antibacterial drugs; Treat Guidel <ed Lett; 2004; Vol2; pp.13-26
2. Blumer JL, and co. (2005). The efficacy and safety of meropenem and tobramycin vs ceftazidim and tobramycin in the
treatment of acute pulmonary exacerbations in patients with cystic fibrosis. Chest, 128(4):2336-46)
3. Burke A Cunha (2008). Burkholderia. The Plant Health Instructor. Oct 14, 2008
4. Holmes A, and Co. (1998). Argricultural use of Burkholderia (Pseudomonas) cepacia: A Threat to Human Health. In:
Emerging Infectious Diseases.Vol.4, No.2, April-June 1998: pp221-227
5. Huang CH, and co. (2001). Characteristics of patients with Burkholderia cepacia bacteria. J Microbiol Immunol Infect,
34(3):215-9
6. Jones AM and Co.(2001). Burkholderia cepacia: current clinical issues, environmental controversics and ethical dilemmas.
Eur Respir J; 17: 295-301
7. Lekkas A, Gyi KM, Hodson ME (2006). Temocillin in the treatment of Burkholderia cepacia infection in cystic fibrosis. J
Cyst Fibros, 5(2):121-4
8. Lipowski D and co. (2008). Burkholderia cepacia: a new pathogen causing nosoicomial infections. Przegl Epidemiol,
62(1):7-17.
9. Middletion PG, Kidd TJ, William B(2005). Combination aerosol therapy to treat Burkholderia cepacia complex. Eur Respir
J, 26(2):305-8.
10. Ohl CA., Pollack M (2005). Infectious due to pseudomonas species and related organism. In: Harrison’s Principles of
internal medicine 16th edition, pp 894
11. Sande MA. and Co. (2008). The Sanford guide to antimicrobial therapy.
12. Steenhock J (1998). Burkholderia cepacia.In: Bergey’s Manual of Systematic Bacteriology, Vol2,
13. Trần Quang Bính (2008). Meliodosis. In: Lớp cấp cứu bệnh nhiệt đới, chương trình đào tạo JICA trong nước 2008. Bệnh
viện Chợ Rẫy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_nhiem_burkholderia_cepacia_tai_benh_vien_n.pdf