Khảo sát đặc điểm suy thận cấp tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ 1/2002- 12/ 2006
Kết quả tỉ lệ STC trước thận trong nghiên
cứu của chúng tôi hơi thấp hơn một số y văn và
của tác giả TTNThảo tại BV Nhi Đồng 1(Error!
Reference source not found.), điều này có thể được lý dựa
vào dân số chọn mẫu của chúng tôi không chỉ ở
cấp cứu mà còn ở khoa thận làm cho tỉ lệ những
bệnh cầu thận tăng.Kết quả nghiên cứu cũng
phù hợp với y văn vơi 50% trường hợp không
thiểu niệu-vô niệu. 41.5% bệnh nhi có biểu hiện
sốc, trong đó 47% nhiễm khuẩn, 23% sốc mất
nước,12% sốc tim, và 18% không xác định
nguyên nhân. Sốc là yếu tố tiên lượng tử vong
trong nghiên cứu này, phù hợp với y văn. Tác
giả William hồi cứu trong 20 năm trên 228 bệnh
nhân từ 1 ngày tuổi đến 18 tuổi cho thấy tuổi
càng nhỏ tiên lượng càng xấu, đặc biệt ở trẻ < 1
tuổi và sơ sinh. Theo nghiên cứu, chúng tôi cũng
nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ
lệ tử vong ở nhóm sơ sinh. Ngoài ra các bất
thường về hô hấp ở nhóm tử vong cũng cao hơn
nhiều so với nhóm sống sót, phù hợp với y văn.
Điều này cho thấy, khi có tổn thương đa cơ
quan, thì cơ quan hô hấp và tim mạch quyết
đinh trực tiếp tiên lượng của bệnh(Error! Reference source
not found.,Error! Reference source not found.). Ngoài ra, giảm
protein huyết cũng tiên lượng tử vong. Điều này
phù hợp với kết quả của tác giả Lins R. L, và
William M. D(Error! Reference source not found.).Hầu hết các
tác giả đều không kết luận mức độ nặng của
bệnh liên quan đến nồng độ creatinine huyết
tương(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.). Điều này cũng được
tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài
ra, khi so sánh mức độ Creatinine ở 2 nhóm STC
trước thận và STC tại thận, chúng tôi thấy không
có sự khác biệt. Toan chuyển hóa cũng là yếu tố
góp phần tiên lượng.Lý giải cho điều này chúng
tôi nghĩ có thể toan chuyển hoá không chỉ do
STC mà còn kết hợp toan chuyển hoá trong bệnh
cảnh nhiễm khuẩn huyết làm cho bệnh cảnh
chung trở nên trầm trọng hơn và do đó có tương
quan thống kê với tử vong.
Khi phân tích đa biến, chúng tôi chỉ còn 2
yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với tử
vong là sốc và nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên,
hạn chế của đề tài là mẫu còn chưa đủ lớn chưa
đủ sức thuyết phục và là nghiên cứu hồi cứu nên
các tiêu chuẩn chẩn đoán con chưa chặt chẽ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm suy thận cấp tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ 1/2002- 12/ 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi khoa 1
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SUY THẬN CẤP
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 1/2002- 12/ 2006
Hoàng Thị Diễm Thúy, Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Hoàng Đại**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cuộc của STC tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ tháng 1/2002 đến 12/ 2006. Xác định các yếu tố tiên lượng của STC.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu trên tất cả các hồ sơ nhập viện trên trẻ từ 1 ngày đén 15 tuổi có tình
trạng STC tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 1/2002 đến 12/ 2006.
Kết quả và kết luận: có 41 bệnh nhân được chẩn đoán suy thận cấp (STC) tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong
thời gian nghiên cứu. STC trước thận và tại thận có tỉ lệ bằng nhau trong đó tiêu chảy và nhiễm khuẩn huyết là
2 nguyên nhân hàng đầu. Nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, suy tim, sốc, sơ sinh, toan chuyển hóa, và Protid máu
thấp là các yếu tố có liên quan đến tử vong trong STC.
ABSTRACT
ACUTE RENAL FAILURE IN PEDIATRIC HOSPITAL No 2 1/2002- 12/ 2006
Hoang Thi Diem Thuy, Nguyen The Khoi, Nguyen Hoang Đai *
Objectives: study the etiology,clinical, laboratory features, and outcome of acute renal failure (ARF) in all
children hospitalised in Pediatric Hospital No 2 from 1/2002 to 12/2006. Evaluate the pronostic factors of ARF.
Methods: all patients from 1 day to 15 years old who were diagnosed ARF in Pediatric hospital No 2 in the
period from 1/2002 to 12/2006 were included. Descriptive and analysis statistics were used.
Results and Conclusions : 41 patients were included. Prerenal and intrinsic ARF with diarrhea and sepsis
were two major groups of etiology. We considered that sepsis, respiratory and cardiac failure, shock, neonate
period, metabolic acidosis and low Protidemia were the effecting factors in prognosis of ARF.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận cấp là một bệnh cảnh thể hiện
biến chứng của nhiều bệnh lý khác nhau nên
khá thường gặp ở các đơn vị cấp cứu. Tần suất
STC ở trẻ em thay đổi theo mỗi trung tâm,
chiếm 3-25%. Bệnh cảnh STC phong phú, có
những nét đặc thù cho từng lứa tuổi và
nguyên nhân dẫn đến STC. Tỉ lệ tử vong trong
STC vẫn còn cao dù đã có rất nhiều tiến bộ
trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, tỉ lệ này thay
đổi từ 20- 80% tùy trung tâm. Có nhiều yếu tố
liên quan đến tử vong trong STC. Tại Việt
Nam, còn rất ít nghiên cứu về STC, đặc biệt ở
trẻ em. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm có cái nhìn tổng quát về
STC ở trẻ em tại Việt Nam nói chung và tại
khu vục phía Nam nói riêng, tìm ra các yếu tố
liên quan tử vong trong suy thận cấp từ đó,
làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu
hơn về STC.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết cuộc của STC tại bệnh viện
Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2002 đến 12/ 2006. Xác
định các yếu tố tiên lượng của STC.
Thiết kế nghiên cứu
Hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhi từ 1 ngày đén 15 tuổi có t
ình trạng STC tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng
1/2002 đến 12/ 2006.
*: Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
**: sinh viên Y6 Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chuyên đề Nhi khoa 2
Phương pháp nghiên cứu và xử lí thống kê
STC được xác định khi trẻ có Creatinine máu
tăng hơn 50% creatinine bình thường so với
tuổi.(bảng 1).
Bảng 1: Mức Creatinin máu theo tuổi
Tuổi Creatinin bình thường mg/l
Ngưỡng
chọn mẫu
Sơ sinh 1,5
3 ngày-1 tuổi 0,2 – 0,4 > 0,6
1-5 tuổi 0,3 – 0,7 >1
> 5 tuổi 0,7 – 1 > 1,3
Tiêu chuẩn loại trừ: suy thận mạn hoặc đợt
cấp của suy thận mạn.
Thống kê bằng phần mềm STATA 8.0: test
χ2, và T test. Kết quả được xem là có ý nghĩa
thống kê khi p ≤ 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
_ Tổng số bệnh nhân được nhận vào mẫu:
41.
_ Tần suất bệnh nhân STC: 1.6/100 000/ năm.
Bảng 2 : Nguyên nhân STC
Nguyên nhân n %
STC trước thận 20 48,7
STC tại thận 20 48,7
STC sau thận 1 2,6
Bảng 3 : Phân bố chung của các nguyên nhân gây
STC
Nguyên nhân N %
Nhiễm khuẩn huyết 17 41,4
Tiêu chảy 8 19,8
Bệnh cầu thận 5 12,2
Suy tim 5 12,2
Hội chứng ure huyết tán huyết 3 7,2
Ống thận mô kẽ 1 2,4
Ong đốt 1 2,4
Van niệu đạo sau 1 2,4
Bảng 4 : Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng
Dấu hiệu n f p(%) Dấu hiệu n f p %
Sơ sinh 41 15 36,6 Na+ >150 41 2 5,1
1 tháng-
1 tuổi
41 7 17,1 Na+ <130 41 19 48,7
> 1 tuổi 41 19 46,3 K+ > 5.5 41 14 34,2
Nam 41 20 48,8 K+ < 3.5 41 12 29,3
Thiểu 41 13 31.7 Ca2+ <2 41 31 79,5
Dấu hiệu n f p(%) Dấu hiệu n f p %
niệu
Vô niệu 41 6 14.6 Toan
chuyển
hoá
41 21 52,5
Phù 41 22 53.7 Protid <40
g/l
20 8 40
Ói 41 17 41.5 Creatinine 41 38.8 ±
31.69
Khó thở 41 18 44.0 Ure 41 1.34 ±
0.8
Sốc 41 17 41.5 paCO2>
60 mmHg
41 7 17
Xuất
huyết
41 10 24.4 pO 2 < 60
mmHg
41 12 29,3
Co giật 41 12 29.3 Xq bất
thường
41 16 39
Hôn mê 41 3 7.3 TC <
100000/
mm3
41 10 24,4
Cao HA
tâm thu
41 12 29.3 Hb < 7g/dl 41 6 14,6
Cao HA
tâm
trương
41 17 41.5 Men gan
x 2
41 22 53,7
Bảng 5 : Kết quả điều trị
Phương pháp- Kết quả n %
Bảo tồn 36 87,8
Chạy thận nhân tạo 2 4,9
Thẩm phân phúc mạc 3 7,3
Sống 25 61
_ Thời gian nằm viện: trung bình 22 ± 16
ngày
Bảng 6 : So sánh giữa kết quả sống còn với các dấu
hiệu lâm sàng và cận lâm sàng- phân tích đơn biến
Dấu Hiệu p Dấu Hiệu p
Nguyên nhân 0,255 Giúp thở 0.001
Sơ sinh 0.044 Rối loạn Na+ 0,4
Giới 0.444 Rối loạn K+ 0,5
Nguyên nhân 0.255 Rối loạn Ca2+ 0,9
Thiểu niệu 0.524 Toan chuyển hoá 0,02
Vô niệu 0.757 PaCO2 >60mmHg 0,005
Phù 0.790 PaO2 <60mmHg 0,000
Nhiễm khuẩn huyết 0.000 X quang phổi có tổn
thương
0,000
Khó thở 0.000 BC < 5000/mm3 0,2
Sốc 0.000 TC < 100000/ mm3 0,1
Xuất huyết 0.942 Hb < 7 g/dl 0,05
Co giật 0.823 Men gan x 2 0,4
Chuyên đề Nhi khoa 3
Hôn mê 0.308 Urê 0,9
Suy tim 0.003 Creatinine 0,2
CaoHA 0.236 Protein giảm 0,04
Bảng 7: So sánh giữa kết quả sống còn với các dấu
hiệu lâm sàng và cận lâm sàng- phân tích đa biến
DẤU HIỆU P
Sốc 0,036
Nhiễm khuẩn huyết 0,039
BÀN LUẬN
Kết quả tỉ lệ STC trước thận trong nghiên
cứu của chúng tôi hơi thấp hơn một số y văn và
của tác giả TTNThảo tại BV Nhi Đồng 1(Error!
Reference source not found.), điều này có thể được lý dựa
vào dân số chọn mẫu của chúng tôi không chỉ ở
cấp cứu mà còn ở khoa thận làm cho tỉ lệ những
bệnh cầu thận tăng.Kết quả nghiên cứu cũng
phù hợp với y văn vơi 50% trường hợp không
thiểu niệu-vô niệu. 41.5% bệnh nhi có biểu hiện
sốc, trong đó 47% nhiễm khuẩn, 23% sốc mất
nước,12% sốc tim, và 18% không xác định
nguyên nhân. Sốc là yếu tố tiên lượng tử vong
trong nghiên cứu này, phù hợp với y văn. Tác
giả William hồi cứu trong 20 năm trên 228 bệnh
nhân từ 1 ngày tuổi đến 18 tuổi cho thấy tuổi
càng nhỏ tiên lượng càng xấu, đặc biệt ở trẻ < 1
tuổi và sơ sinh. Theo nghiên cứu, chúng tôi cũng
nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ
lệ tử vong ở nhóm sơ sinh. Ngoài ra các bất
thường về hô hấp ở nhóm tử vong cũng cao hơn
nhiều so với nhóm sống sót, phù hợp với y văn.
Điều này cho thấy, khi có tổn thương đa cơ
quan, thì cơ quan hô hấp và tim mạch quyết
đinh trực tiếp tiên lượng của bệnh(Error! Reference source
not found.,Error! Reference source not found.). Ngoài ra, giảm
protein huyết cũng tiên lượng tử vong. Điều này
phù hợp với kết quả của tác giả Lins R. L, và
William M. D(Error! Reference source not found.).Hầu hết các
tác giả đều không kết luận mức độ nặng của
bệnh liên quan đến nồng độ creatinine huyết
tương(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.). Điều này cũng được
tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài
ra, khi so sánh mức độ Creatinine ở 2 nhóm STC
trước thận và STC tại thận, chúng tôi thấy không
có sự khác biệt. Toan chuyển hóa cũng là yếu tố
góp phần tiên lượng.Lý giải cho điều này chúng
tôi nghĩ có thể toan chuyển hoá không chỉ do
STC mà còn kết hợp toan chuyển hoá trong bệnh
cảnh nhiễm khuẩn huyết làm cho bệnh cảnh
chung trở nên trầm trọng hơn và do đó có tương
quan thống kê với tử vong.
Khi phân tích đa biến, chúng tôi chỉ còn 2
yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với tử
vong là sốc và nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên,
hạn chế của đề tài là mẫu còn chưa đủ lớn chưa
đủ sức thuyết phục và là nghiên cứu hồi cứu nên
các tiêu chuẩn chẩn đoán con chưa chặt chẽ.
KẾT LUẬN
STC vẫn còn là bệnh có tần suất cao ở nước
ta với tỉ lệ tử vong còn khá cao ở tuyến trung
ương. Nguyên nhân thường gặp vẫn là tiêu chảy
mất nước và nhiễm khuẩn huyết. Trong STC, tử
vong có liên quan chặt chẽ đến lứa tuổi sơ sinh
và tình trạng tổn thương đa cơ quan, trong đó cơ
quan hô hấp và tuần hòan có tính quyết định.
Cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và quy mô
hơn về tiên lượng trong STC nhằm góp phần
làm giảm tỉ lệ tử vong trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andreoli S. P. (2002), Acute Renal Failure. Current Opinion in
Pediatrics, vol 14, pp. 183-188.
2. Arora P, Kher V, Rai K. P et al (1996).Prognosis of acute renal
failure in childern: a multivariate analysis. Pediatric Nephrology,
vol 11, pp. 153-155.
3. Gellego N, Pérez- Caballero C, Gallego A, Estepa R, Liano F,
Ortuno J. (2000). Prognosis of patients with acute renal failure
without cardiopathy. Archives Diseases in Childhood, vol 84, pp.
258-260.
4. Piccinni P, Lieta E, Marafon S. (2001), “Risk factors for Acute
Renal Failure in the Intensive Care Unit. Blood Purification in
Intensive Care, Karger, Switzerland, pp. 22-24.
5. Trần Thiện Ngọc Thảo (2005). Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và
tiên lượng của suy thận cấp ở trẻ em tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi
Đồng I từ 2002-2004. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Bộ môn
Nhi trường Đại học Y Dược Tp.HCM.
6. William M.D, Sreedhar.S.S, Mickell.J.J, et al (2002). Acute
Kidney Failure. Arch Pediatric Adolescent Medicine, vol 156,
pp. 893-900.
Chuyên đề Nhi khoa 4
Chuyên đề Nhi khoa 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_suy_than_cap_tai_benh_vien_nhi_dong_2_tu_1.pdf