Khảo sát đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong rau xanh ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên

KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các loại rau xanh ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên có kết quả như sau: Rau xanh có dư lượng HCBVTV có tỷ lệ chung ở các điểm nghiên cứu là: 61,2%, mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn cho phép tỷ lệ là: 6,8%. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ thấp nhất là: 0,011ppb, gốc Lân hữu cơ mẫu có dư lượng thấp nhất là: 0,128 ppb rau. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ cao nhất là: 65,210 ppb, dư lượng HCBVTV gốc Lân hữu cơ cao nhất là: 754,663 ppb cao hơn tiêu chuẩn cho phép 15,1 lần. KIẾN NGHỊ Tăng cường truyền thông, giáo dục sử dụng an toàn HCBVTV, nhằm hạn chế tối thiểu tác động xấu của HCBVTV đối với môi trường, thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra dư lượng HCBVTV trong rau quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cần xây dựng và củng cố mô hình sản xuất rau quả an toàn, phát triển sâu rộng các đại lý mua bán rau quả an toàn, tạo niền tin cho người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong rau xanh ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ DƯ LƯỢNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG RAU XANH Ở 2 THÀNH PHỐ VÀ 2 THỊ XÃ THUỘC 4 TỈNH TÂY NGUYÊN Bùi Vĩnh Diên* và CS TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay hóa chất bảo vệ thực vật đang là mối hiểm họa cho môi trường và sức khỏe con người, mọi người dân mong muốn có được nguồn rau an toàn sử dụng để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau xanh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Lấy mẫu rau xanh theo thường quy 5431/2001/QĐ – BYT. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu dựa theo hướng dẫn của Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (TTTCĐLCL 3) và Trung tâm Thí nghiệm Hoá lý thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng bộ chuẩn Supelco do Mỹ sản xuất gồm gốc clo hữu cơ có 17 cấu tử và gốc lân hữu cơ có 6 cấu tử, tổng cộng 23 cấu tử. Kết quả: Dư lượng HCBVTV gốc clo hữu cơ và lân hữu cơ tìm thấy trong rau ăn lá, rau ăn trái, rau ăn củ ở 4 điểm nghiên cứu đều có tỷ lệ nhiễm là 61,2% và mẫu có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn cho phép là 6,8%. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ thấp nhất là: 0,011ppb, gốc Lân hữu cơ mẫu có dư lượng thấp nhất là: 0,128 ppb. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ cao nhất là: 65,210 ppb, dư lượng HCBVTV gốc Lân hữu cơ cao nhất là: 754,663 ppb cao hơn tiêu chuẩn cho phép 15,1 lần. Kết luận: Chất lượng nguồn rau xanh ở thành phố PleiKu - Gia Lai, Buôn Ma Thuột- Đăk Lăk và thị xã Kon Tum - Kon Tum, Gia Nghĩa- Đăk Nông có dư lượng HCBVTV gốc clo hữu cơ và lân hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế, chưa an toàn cho sức khoẻ cộng đồng. ABSTRACT INVESTIGATION AND EVALUATION ON PESTICIDE RESIDUES IN GREEN VEGETABLES IN TWO CITIES AND TWO TOWNS OF 4 PROVINCES OF TAY NGUYEN Bui Vinh Dien, et al * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 297 - 302 Background: Nowadays, pesticide is the danger for environment and people’s health. We desire to consume safe green vegetables in order to protect oursself. Objectives: Investigate and evaluate on pesticide residues in green vegetables in two cities and two towns of 4 provinces of Tay Nguyen. Method: Cross sectional study. Collecting samples of green vegetables based on procedure No. 5431/2001/QĐ -BYT of Ministry of Health. Analytical processing based on guidline of Quality Assurance and Testing Center 3 and Center of Physiochemical Analysis of Hochiminh city. The kit of Supelco-USA with 17 substances of organochlorine pesticides and 6 of organophosphorous pesticide was used in this study. Results: The rate of organochlorine and organophosphorous pesticide residues in green vegetables is 61.2% at two cities and two towns, and the rate of samples which have excessive pesticide residues is 6.8%. The lowest concentration of organochlorine pesticide residues is 0.011 ppb and organophosphorous pesticide residues is 0.128 ppb. The highest concentration of organochlorine pesticide residues is 65.210 ppb and organophosphorous pesticide residues is 754.663 ppb which is higher 15.1 times than allowable criteria of Ministry of Health. * Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên Conclusion: The quality of green vegetables in Pleiku city- Gialai province, BuonMaThuot city- Daklak province, Kontum city- Kontum province and GiaNghia town- Daknong province is not safe yet for people’s health currently. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nguyên nhân chết do ngộ độc hóa chất trừ sâu (nói riêng hay hóa chất bảo vệ thực vật nói chung) là một trong những nguyên nhân hay gặp(3). Mặc dù Nhà nước đã có những quy định về việc sử dụng an toàn hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), nhưng HCBVTV vẫn đang là mối hiểm họa cho môi trường và sức khỏe con người. Do thiếu kiến thức về tính chất độc hại của HCBVTV và việc sử dụng, cất giữ, pha chế, thiếu phương tiện bảo hộ lao động nên số người bị nhiễm độc nghề nghiệp và ngộ độc thức ăn do HCBVTV có xu hướng gia tăng(2). Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên mong muốn cung cấp cho cộng đồng một số thông tin cần thiết về sự ô nhiễm HCBVTV trong rau xanh ở một số khu vực Tây Nguyên, chúng tôi tiến hành khảo sát và đánh giá dư lượng HCBVTV trong rau xanh ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân. Mục tiêu Đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau xanh. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu 4 trung tâm trồng rau của 4 tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, đó là thành phố Buôn Ma thuột tỉnh Đăk Lăk, Plei Ku tỉnh Gia Lai và 2 thị xã Kon Tum tỉnh Kon Tum, Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông. Đối tượng nghiên cứu Rau xanh gồm 4 loại rau ăn lá, 3 loại rau ăn trái, 1 loại rau ăn củ. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Điều tra về diện tích, cơ cấu của các vùng chuyên canh trồng rau và khả năng cung cấp cũng như nhu cầu tiêu thụ của nhân dân tại các trạm bảo vệ thực vật, ban quản lý thị trường của 2 thành phố, 2 thị xã bằng phiếu điều tra. Lấy mẫu rau xanh theo thường quy 5431/2001/QĐ – BYT. Phương pháp xử lý mẫu và phân tích Bằng sắc ký khí mao quản(0), sử dụng bộ chuẩn Suppelco do USA sản xuất gồm gốc Clo hữu cơ có 17 cấu tử và gốc Lân hữu cơ 6 cấu tử, tổng cộng 23 cấu tử. Tiêu chuẩn đánh giá Tiêu chuẩn Việt Nam về lương thực, thực phẩm, Quyết định số: 867/1998/QĐ – BYT của bộ trưởng Bộ Y tế. Phương pháp xử lý số liệu Thống kê y học. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 6/ 2006 - 6/2007 KẾT QUẢ Tình hình sản xuất, canh tác rau xanh ở các điểm nghiên cứu Bảng 1: Diện tích trồng rau Trồng rau TT Địa phương Diện tích Sản lượng (%) Mức Tiêu thụ 1 Tp. Buôn Ma Thuột 8000 ha 260 tạ/ha 60% 2 Tp. Pleiku 3240 ha 220 tạ/ha 35 - 40% 3 Thị xã Kon Tum 3000 ha 250 tạ/ha 30% 4 Thị xã Gia Nghĩa 20 ha 220 tạ/ha 20 - 30% ∑ 14.260 237,5 tạ/ha *Nguồn số liệu: Trạm bảo vệ thực vật thành phố Plei Ku, Buôn Ma Thuột, thị xã Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa và ban quản lý thị trường. Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh và quản lý thị trường sản lượng rau thu họach thấp, trung bình đạt: 237,5 tạ/ha, lượng rau xanh chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân dưới 50%, trên 50% lượng rau phải chuyên chở từ các tỉnh khác tới. Về cơ cấu của các vùng chuyên canh trồng rau Bảng 2: Cơ cấu của vùng chuyên canh trồng rau TT Địa phương Rau ăn lá Rau ăn trái Rau ăn củ Gốc HCBVTV 1 Tp.Buôn Ma Thuột 400 ha 240 ha 160 ha 95% (Lân) 2 Tp. Pleiku 420 ha 200 ha 1.600 ha 80% (Lân) 3 Thị xã Kon Tum 1.000 ha 250 ha 90% (Lân) 4 Thị xã Gia Nghĩa 15 ha 5 ha 80% (Lân) Tổng 1.835 ha 695 ha 1.760 ha *Nguồn số liệu: Trạm bảo vệ thực vật và ban quản lý thị trường thành phố PleiKu, Buôn Ma Thuột, thị xã Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa. Vùng chuyên canh trồng rau ăn lá có diện tích 1835/4290 ha, chiếm: 42,8% diện tích chung, vùng chuyên canh trồng rau ăn trái chiếm: 16,1% và rau ăn củ chiếm: 41,0% tổng diện tích chung ở các điểm khảo sát. Sử dụng HCBVTV gốc lân hữu cơ chiếm 80 - 90% số lượng sử dụng hàng năm, còn gốc các chất hóa học khác chiếm 10 - 20%. 0 420 1000 390 15 1835 200 250 695 5 240 1600 0160 1760 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 B.Ma thuoät Pleiku KonTum Gia Nghóa Chung Rau aên laù Rau aên traùi Rau aên cuû Biêu đồ 1: Cơ cấu Vùng chuyên canh trồng rau Kết quả khảo sát Dư lượng HCBVTV rau xanh Bảng 3: Dư lượng HCBVTV Trong rau xanh Có dư lựơng Dư lượng Vượt. TC Địa phương n Dư lượng Tỷ lệ % n Dư lượng Tỷ lệ % TP.PleiKu 40 24 60,0 40 5 12,5 TX.Kon Tum 40 21 52,5 40 1 2,5 B.Ma thuột 40 26 65,0 40 5 12,5 TX. Gia Nghĩa 40 27 67,0 40 0 0,0 Tổng 160 98 61,2 160 11 6,8 Khảo sát dư lượng HCBVTV trong rau xanh ta thấy dư lượng có tỷ lệ chung cho cả 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên là: 61,2%, trong đó PleiKu: 60,0%; thị xã Kon Tum: 52,5%; TP. Buôn Ma Thuột Đăk Lăk: 65,0%; Thị Xã Gia Nghĩa: 67,0% Mẫu rau xanh có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn cho phép chung của 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên có tỷ lệ là: 6,8% số mẫu xét nghiệm. Trong đó TP.PleiKu Gia lai: 12,5%; TX.Kon Tum: 2,5%; TP. Buôn Ma Thuột: 12,5%; thị xã Gia Nghĩa Đăk Nông không có mẫu rau có dư lượng vượt tiêu chuẩn. 60.0 52.5 65 67 61.2 12.5 2.5 12.5 0 6.8 0 10 20 30 40 50 60 70 Coù dö löôïng Dö löôïng VTC TP. PleiKu TX. Kon Tum B.Ma Thuoät TX. Gia Nghóa Chung Biểu đồ 2: Có dư lượng HCBVTV trong rau xanh và dư lượng vượt tiêu chuẩn Dư lượng HCBVTV trung bình trong rau xanh Bảng 4: Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trung bình trong rau xanh Rau ăn lá Rau ăn trái Rau ăn củ Chỉ tiêu Xét nghiệm n X ± ∂ (ppb) n X ± ∂ (ppb) n X ± ∂ (ppb) Chlor hữu cơ Anpha-BHC 2 2,286 ± 0,144 1 0,868 0 0,0 Beta-BHC 2 2,022 ± 0,835 0 0,0 0 0,0 Gama-BHC 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Delta-BHC 0 0,0 1 11,560 0 0,0 Heptachlor 0 0,0 0 0,0 1 0,500 Aldrin 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Epoxy heptachlor 0 0,0 3 0,662 ± 0,292 5 3,760 ± 2,352 Endosulfan I 6 1,859 ± 1,900 6 2,392 ± 2,118 3 6,508 ± 7,544 Dieldrin 8 0,340 ± 0,195 4 0,480 ± 0,530 2 0,300 ± 0,141 4,4'-DDE 1 0,061 4 5,310 ± 5,158 3 5,667 ± 3,389 Endrin 2 0,943 ± 0,061 5 41,452± 24,538 7 1,182 ± 0,375 Endosulfan II 6 3,517 ± 7,198 6 6,075 ± 8,541 0 0,0 4,4'-DDD 0 0,0 1 0,910 3 0,306 ± 0,190 Eldrin aldehyt 15 1,793 ± 2,217 10 4,432 ± 8,102 0 0,0 Endosufan- sulfate 7 4,177 ± 6,695 3 9,910± 14,771 4 7,076 ± 13,672 4,4'-DDT 6 6,048 ± 4,628 7 42,475± 42,306 10 11,250 ± 15,49 Rau ăn lá Rau ăn trái Rau ăn củ Chỉ tiêu Xét nghiệm n X ± ∂ (ppb) n X ± ∂ (ppb) n X ± ∂ (ppb) Metoxyheptac lor 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Lân hữu cơ Disulfoton 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Diazinon 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Methyl parathion 3 426,04± 12,70 3 351,482±3 77,39 4 163,918± 326,0 Malathion 9 8,286± 2,755 1 31,466 0 0,0 Ethyl parathion 20 24,087± 28,07 8 10,571± 6,587 0 0,0 Ethion 9 22,077± 27,59 15 50,702± 32,94 0 0,0 Bảng 4 cho ta thấy dư lượng HCBVTV trung bình trong mỗi loại rau, khi phân tích riêng theo từng gốc thì mẫu rau có chứa dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ thấp nhất là 0,011ppb, gốc Lân hữu cơ mẫu có chứa dư lượng thấp nhất là: 0,128 ppb. Mẫu rau xanh có dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ cao nhất là: 123,324 ppb, dư lượng HCBVTV Lân hữu cơ cao nhất là: 754,603 ppb cao hơn tiêu chuẩn cho phép 15 lần (tiêu chuẩn 50,0 ppb). Kết quả dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn trong mỗi loại rau Bảng 5: Dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn trong rau xanh Địa Rau ăn lá Xà lách Cải ngọt Cải cay Rau muống Phương n D L VTC n D L VTC n D L VTC n D L VTC TP.PleiKu 5 1 5 1 5 0 5 0 TX. Kon Tum 5 1 5 0 5 0 5 0 TPB.Ma Thuột 5 1 5 2 5 0 5 2 TX.Gia Nghĩa 5 0 5 0 5 0 5 0 Tổng 20 3 20 3 20 0 20 2 * Ghi chú: D L VTC là Dư lượng vượt tiêu chuẩn Trong các lọai rau ăn lá xà lách và cải ngọt đều có 3/20 mẫu có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn, rau muống 2/20 mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn, cải cay chúng tôi chưa phát hiện mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn. Bảng 5: Dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn trong rau xanh (tiếp) Rau ăn trái Rau ăn củ Dưa leo Mướp đắng Đậu cô ve Cà rốt Địa Phương n D L VTC n D L VTC n D L VTC n D L VTC TP.PleiKu 5 2 5 0 5 0 5 1 TX. Kon Tum 5 0 5 0 5 0 5 0 TP.B.Ma Thuột 5 0 5 0 5 0 5 0 TX.Gia Nghĩa 5 0 5 0 5 0 5 0 Tổng 20 2 20 0 20 0 20 1 Trong các lọai rau ăn trái Dưa leo 2/20 mẫu có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn, mướp đắng và đậu cô ve chưa phát hiện có dư lượng vượt tiêu chuẩn. Rau ăn củ cà rốt có 1/20 mẫu có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn. 3 3 0 2 2 0 0 1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Dö löôïng vöôït tieâu chuaån Xaø laùch Caûi ngoït Caûi cay Rau muoáng Döa leo Möôùp ñaéng Ñaäu ve Caø roát Biểu đồ 7: Lọai rau có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn Kết quả phân tích dư lượng HCBVTV theo gốc hóa học Bảng 11: Dư lượng HCBVTV trong rau xanh theo gốc hóa học. Có dư lượng Dư lượng vượt tiêu chuẩn Lọai mẫu n Dư lượng Tỷ lệ% n D L VTC Tỷ lệ% Chlo hữu cơ 160 64 40,0 160 01 0,006 Lân hữu cơ 160 61 38,1 160 11 6,9 Rau xanh có dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ có tỷ lệ chung ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây nguyên là: 40,0%, dư lượng vượt tiêu chuẩn có tỷ lệ là: 0,006% số mẫu xét nghiệm, HCBVTV gốc Lân hữu cơ có tỷ lệ chung ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên là: 38,1% và mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn có tỷ lệ là: 6,9%. KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các loại rau xanh ở 2 thành phố và 2 thị xã thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên có kết quả như sau: Rau xanh có dư lượng HCBVTV có tỷ lệ chung ở các điểm nghiên cứu là: 61,2%, mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn cho phép tỷ lệ là: 6,8%. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ thấp nhất là: 0,011ppb, gốc Lân hữu cơ mẫu có dư lượng thấp nhất là: 0,128 ppb rau. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ cao nhất là: 65,210 ppb, dư lượng HCBVTV gốc Lân hữu cơ cao nhất là: 754,663 ppb cao hơn tiêu chuẩn cho phép 15,1 lần. KIẾN NGHỊ Tăng cường truyền thông, giáo dục sử dụng an toàn HCBVTV, nhằm hạn chế tối thiểu tác động xấu của HCBVTV đối với môi trường, thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra dư lượng HCBVTV trong rau quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cần xây dựng và củng cố mô hình sản xuất rau quả an toàn, phát triển sâu rộng các đại lý mua bán rau quả an toàn, tạo niền tin cho người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - thương binh và xã hội (1998), Hướng dẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, trang 5-76. 2. Bộ Y tế, Vụ Y tế dự phòng (1996), Sổ tay sử dụng hoá chất trừ sâu an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, trang 5 - 58. 3. Bộ Y tế, Vụ Y tế dự phòng (1997), Hội thảo ảnh hưởng chất thải công nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe cộng đồng, Hà Nội, trang 2 - 77. 4. Chi cục Bảo vệ thực vật Dăk Lăk (2000), Báo cáo công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại Dăk Lăk năm 2000, trang 1 - 8. Phan Th Bích Hà và c ng s (2006), Kho sát d lng hóa cht bo v thc vt gc Chlor hu c trong rau trên a bàn thành ph H Chí Minh, S ñ c bi t chuyên ñ Y t công c ng và Y h c d phòng, Ph b n t p san s 4, 2006, i h c Y D c Thành ph H Chí Minh, trang 311.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_danh_gia_du_luong_hoa_chat_bao_ve_thuc_vat_trong_ra.pdf