Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên
cứu về tình trạng kháng thuốc trên bệnh nhân
viêm gan B chưa điều trị thuốc kháng HBV.
Chúng tôi khảo sát trên nhóm đối tượng này và
thu nhận được tỉ lệ kháng thuốc là 16,9% (11
mẫu huyết thanh). Các nghiên cứu trong nước
về đột biến kháng thuốc, tác giả thường quan
tâm tới bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng virus
nên tỉ lệ đột biến cao hơn nghiên cứu của chúng
tôi. Như nghiên cứu của tác giả Hồ Tấn Đạt và
cs(5) (2009) về đột biến kháng Lamivudine, tỉ lệ
đột biến tăng dần theo thời gian điều trị là 27,8%
- 63,4% - 71,1% - 83,3% tương ứng với thời gian
lần lượt là 1 năm - 2 năm - 3 năm - 4 năm. Trong
nghiên cứu, chúng tôi chỉ ghi nhận được dạng
đột biến rtV207M, đây là dạng đột biến kháng
LAM và được coi là đột biến không có ý nghĩa.
Theo nghiên cứu của Zollner và cs(9,13), V207I/M
là dạng đột biến kháng thuốc invitro chiếm
khoảng 1% trong số bệnh nhân viêm gan B mạn,
chúng có thể xuất hiện trên các bệnh nhân chưa
từng điều trị thuốc kháng virus. Tuy vậy, vai trò
của dạng đột biến V207M/I chưa được xác định
rõ rệt nên các tác giả trên thế giới vẫn chưa xếp
rtV207M/I vào bảng tổng kết chung mà chỉ coi
đây là một đột biến xuất hiện kèm theo.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần giống
với kết quả của tác giả Nguyen M.H và cs(10) tại
khu vực Châu Á (2009), tỉ lệ đột biến thu nhận
được trên 472 đối tượng chưa sử dụng thuốc, có
tới 16,7% trường hợp đột biến rt V207M/I. Ngoài
ra, nghiên cứu của tác giả còn phát hiện thêm 4
trường hợp đột biến rt A181A/S, rtA194S hoặc
M250I mà nghiên cứu của chúng tôi không thấy
xuất hiện.
Trước đây, LAM là lựa chọn đầu tiên trong
phác đồ điều trị của bác sĩ do LAM được đưa
vào sử dụng trước và giá thành của LAM thấp
bằng 1/10 so với ADV nên tỉ lệ kháng LAM luôn
cao hơn so với các loại thuốc ADV, ETV. Vì vậy
kháng LAM trở thành tác nhân chọn lọc với
virus trong thời gian sớm hơn, đối với các bệnh
nhân chưa từng điều trị thuốc kháng HBV thì
đột biến kháng ADV, ETV không phát hiện được
có thể do nguyên nhân trên. Nghiên cứu của
chúng tôi không phát hiện được các đột biến
kháng LAM có ý nghĩa(3,8,12) như: I169T, V173L,
L180M, A181T, T184S, M204I/S/V, Q215S do tác
dụng chọn lọc trong quần thể virus.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đột biến kháng thuốc của HBV ởbệnh nhân viêm gan B chưa điều trị đặc trị tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ CHí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 359
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN KHÁNG THUỐC CỦA HBV Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B
CHƯA ĐIỀU TRỊ ĐẶC TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
Cao Minh Nga*,***, Hoàng Tiến Mỹ*, Vũ Thị Ngọc Hà,**, Trần Thiện Toàn***, Cao Hữu Nghĩa****
TÓM TẮT
Mở đầu: Tại Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á, tỉ lệ bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B kháng
thuốc kháng virus trong cộng đồng ngày càng cao. Genotype của HBV phổ biến là B và C, genotype C thường có
diễn tiến bệnh lý nặng hơn so với B. Các bệnh nhân tới khám và điều trị viêm gan siêu vi B không những cần biết
lượng HBV-DNA mà cần quan tâm thêm tới genotype và vấn đề kháng thuốc của HBV để có liệu pháp điều trị
hiệu quả.
Mục tiêu: Xác định genotype HBV và đột biến kháng thuốc của virus viêm gan B ở bệnh nhân chưa điều trị
thuốc kháng virus.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Thu thập 65 mẫu huyết thanh ở bệnh nhân sinh sống tại các tỉnh miền
Đông Nam Bộ chưa từng điều trị thuốc kháng virus tới khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Định lượng HBV- DNA thường qui theo phương pháp Real- time PCR theo tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
HCM. Xác định genotype và đột biến kháng thuốc theo phương pháp giải trình tự tại Viện Pasteur TP. HCM.
Kết quả: Trong 65 mẫu huyết thanh thu được có 70,8% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B genotype B,
24,6% bệnh nhân nhiễm HBV genotype C. Chỉ có 16,9% bệnh nhân nhiễm virus có đột biến kháng thuốc. Chúng
tôi chỉ xác định được dạng đột biến rtV207M - là dạng đột biến kháng LAM không có ý nghĩa. Các virus kháng
thuốc đều thuộc genotype B. Có 3 mẫu huyết thanh không cho kết quả khi giải trình tự chiếm 4,6%.
Kết luận: Trên 65 bệnh nhân chưa từng điều trị thuốc kháng virus genotype B chiếm đa số (70,8%),
genotype C chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (24,6%). Dạng đột biến kháng LAM rtV207M chỉ phát hiện ở các mẫu huyết
thanh có virus mang genotype B chiếm 16,9%. Tuy nhiên không có sự liên quan giữa genotype HBV và đột biến
kháng thuốc của HBV cũng như với các chỉ số khác: giới tính, hàm lượng HBV- DNA.
Từ khóa: Virus viêm gan B (HBV), viêm gan B chưa điều trị, đột biến kháng thuốc.
ABSTRACT
DETECTION OF DRUG RESISTANT MUTANTS OF HBV IN TREATMENT-NAÏVE PATIENTS WITH
CHRONIC HEPATITIS B AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN HCMC
Cao Minh Nga, Hoang Tien My, Vu Thi Ngoc Ha, Tran Thien Toan, Cao Huu Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 359 - 364
Backgrounds: The proportion of patients that are infected with Hepatitis B virus, resist antiviral drug
growing in community in Vietnam and other nations in Asia. HBV genotype B and C are the most common
genotypes. The disease progression of genotype C is usually more severe than genotype B. Patients, who come for
the first time to be diagnosed and treated for Hepatitis B, should not only pay attention about genotype but also
the issue of drug resistance in order to have the most efficient therapy.
Objectives: Identify the genotype and drug resistance of Hepatitis B virus in patients who have ever never
be treated with antiviral drugs.
* Bộ môn Vi sinh, khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
*** Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM **** Viện Pasteur TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Cao Minh Nga ĐT: 0908361512 Email: pgscaominhnga@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 360
Method: Cross sectional description: 65 serum samples are collected from treatment-naïve patients with
chronic hepatitis B, live in South Eastern provinces and come to have treatment at the University Medical Center
in Ho Chi Minh City. A quantitative HBV DNA assay is executed under the method of real-time PCR at
University Medical Center of Ho Chi Minh City. Genotype and drug resistant mutants are identified by the
sequencing method at Pasteur Institute in Ho Chi Minh City.
Results: In 65 collected serum samples, there are 70.8% of patients infected with Hepatitis B virus genotype
B, 24.6% of patients infected with Hepatitis B virus genotype C. Only 16.9% of patients are infected with drug
resistant mutants. We only determine the rtV207M mutant which is an undefined LAM resistant mutant.
Resistant viruses belong to genotype B. There are 3 serum samples, which do not give any result when applied the
sequencing method, accounted for 4.6%.
Conclusions: In more than 65 patients who have never be treated with antiviral drugs, genotype B accounts
for 70.8% while genotype C takes smaller proportion of 24.6%. LAM rtV207M resistant mutants are only
detected in serum samples of genotype C, which account for 16.9%. Nevertheless, there is no any association
among the genotype, the issue of drug assistance as well as other indicators such as gender, and HBV-DNA levels.
Key words: Hepatitis B Virus (HBV), treatment-naïve patients with chronic hepatitis B, drug-resistant mutants.
ĐẶT VẤN ĐỀ
HBV là loại virus có khả năng lây nhiễm rất
cao. Chúng có thể lây qua đường máu, đường
tình dục và các dịch tiết cơ thể. Hiện nay, Việt
Nam đang là vùng lưu hành cao đối với viêm
gan do virus siêu vi B. Tuy chưa có nghiên cứu
trên quy mô toàn quốc, nhưng theo các nghiên
cứu ở quy mô vùng miền thì tỉ lệ bệnh nhân
mang HBsAg trong người dân nước ta là 15-
20%. Ở các vùng địa lý khác nhau có sự phân bố
khác nhau của genotype HBV. Ngoài 8 kiểu gen
(từ AH) của HBV được phân chia dựa vào sự
khác biệt của khoảng 8% bộ gen(1) thì gần đây đã
phát hiện thêm genptype I – genotype thứ 9 tại
Lào và Việt Nam(7). Các kiểu genotype thường
gặp ở Việt Nam là B và C(2,4,6,7) Genotype C của
HBV có thể gây diễn tiến bệnh lý nặng hơn
những genotype khác(9,14).
Virus viêm gan B thường gây viêm gan mạn
tính; có thể dẫn tới xơ gan, chết do suy gan, là
nguyên nhân chính cuả ung thư tế bào gan ở
người. Cho đến nay, đã có các loại thuốc điều trị
HBV đã được công nhận là Interferone (thuốc
tiêm), Lamivudine, Adeforvir, Entecavir và
Tenofovir trong đó các loại thuốc uống là LAM,
ADV, ETV thường phát sinh đột biến kháng
thuốc của HBV sau thời gian điều trị(8,12,13,15).
Xác định kiểu gen và các đột biến kháng
thuốc là rất cần thiết đối với bệnh nhân đã và
đang điều trị Viêm gan siêu vi B bằng thuốc
uống. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nhiễm HBV
chưa từng điều trị thì xét nghiệm này chưa được
quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Khảo sát đột biến kháng thuốc của
HBV ở bệnh nhân viêm gan B chưa điều trị đặc
trị tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định genotyp HBV trên bệnh nhân
nhiễm HBV chưa điều trị thuốc kháng virus.
2. Mô tả sự phân bố genotype HBV theo giới
tính, lứa tuổi và số lượng HBV- DNA.
3. Khảo sát kiểu đột biến và tỉ lệ đột biến
kháng thuốc của HBV trên bệnh nhân chưa điều
trị đặc trị.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Loại hình nghiên cứu
Mô tả hồi cứu – thiết kế cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân sinh sống ở các tỉnh thành thuộc
miền Đông Nam Bộ chưa điều trị thuốc kháng
virus, tới khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.
Hồ Chí Minh từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 361
Phương pháp nghiên cứu
- Biến số nghiên cứu: lứa tuổi, giới tính,
genotype HBV, số lượng bản sao HBV- DNA.
- Định lượng HBV – DNA thường qui theo
phương pháp Real-time PCR tại Phòng Sinh học
phân tử - Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đại học Y
Dược TP. HCM.
- Xác định genotype HBV và các đột biến
kháng thuốc của HBV bằng phương pháp giải
trình tự tại Viện Pasteur – TP. HCM.
- Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 20.0, dùng phép kiểm χ2 để so sánh các tỉ lệ
với mức ý nghĩa p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu
nhận huyết thanh của 65 bệnh nhân sinh sống ở
các tỉnh thành thuộc miền Đông Nam Bộ chưa
điều trị đặc trị bệnh viêm gan B và có kết quả
định lượng HBV – DNA > 102 -103 copies/ml, là
ngưỡng có thể tiến hành xác định genotype và
đột biến kháng thuốc của HBV.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n= 65)
Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%)
Giới Nam 40 61,5%
Nữ 25 38,5%
HBV- DNA
(copies/mL)
10
2
-10
5 21 32,3%
10
5
-10
8 24 36,9%
>10
8 20 30,8%
Genotype HBV B 46 70,8%
C 16 24,6%
Âm tính 3 4,6%
Đột biến Kháng
thuốc
hoang dại 51 78,5%
Đột biến
V207M
11 16,9%
Âm tính 3 4,6%
Trong 65 mẫu huyết thanh được xác định
genotype, chúng tôi tìm được sự hiện diện của
genotype B và C. Trong đó genotype B chiếm tỉ
lệ là 70,8%, cao hơn so với genotype C là 24,6%.
Có 3 mẫu huyết thanh không cho kết quả khi
giải trình tự.
Có 51/65 mẫu bị nhiễm HBV ở dạng hoang
dại chiếm 78,5%, còn 11 mẫu (16,9 %) bệnh nhân
nhiễm HBV ở dạng đột biến kháng Lamivudine.
Sự phân bố genotype theo giới tính bệnh nhân
Bảng 2: Tình trạng genotype theo giới tính (n=65)
Giới tính Genotype B Genotype C Âm tính
Nam (n=40) 70% 25% 5%
Nữ (n=25) 72% 24% 4%
Nhóm bệnh nhân nam, tỉ lệ genotype B là 70
% cao hơn so với genotype C (25%). Ở nhóm
bệnh nhân nữ, tỉ lệ genotype B là 72%, genotype
C là 24%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
về sự phân bố các loại genotype theo giới tính.
Sự phân bố genotype theo hàm lượng
HBV-DNA
Bảng 3: Tình trạng genotype theo hàm lượng DNA
Lượng HBV-DNA Genotype B Genotype C Âm tính
10
2
- 10
5
(n = 21) 76,2% 19,0% 4,8%
10
5
- 10
8
(n = 24) 54,2% 45,8% 0
10
8
- 10
9
( n= 20) 85,0% 5,0% 10,0%
Bệnh nhân ở cả 3 nhóm hàm lượng HBV-
DNA genotype B đều chiếm tỉ lệ cao hơn (76,2%;
54,2% và 85,0%), genotype C chiếm tỉ lệ thấp hơn
(19,0%; 45,8% và 5,0%). Tuy nhiên, sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Sự phân bố tình trạng kháng thuốc theo
giới tính bệnh nhân
Bảng 4: Tình trạng kháng thuốc theo giới tính.
Giới tính Dạng hoang
dại
Dạng kháng
thuốc
Âm tính
Nam (n= 40) 80% 15% 5%
Nữ (n= 25) 76% 20% 4%
Trong 65 mẫu huyết thanh được đem giải
trình tự, có 15% huyết thanh của nhóm bệnh nhân
nam và 20% huyết thanh của nhóm bệnh nhân nữ
xuất hiện đột biến kháng thuốc. Tuy nhiên, sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Sự phân bố tình trạng kháng thuốc theo
hàm lượng DNA
Bảng 5: Tình trạng kháng thuốc theo hàm lượng
HBV-DNA
Lượng HBV-DNA Dạng hoang
dại
Dạng kháng
thuốc
Âm tính
10
2
- 10
5
(n = 21) 61,9% 33,3% 4,8%
10
5
- 10
8
(n = 24) 83,3% 16,7% 0
10
8
- 10
9
( n= 20) 90,0% 0 10,0%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 362
Trong nhóm bệnh nhân có hàm lượng HBV-
DNA là 102- 105 copies/ml, có tới 33,3% bệnh
nhân có virus kháng thuốc. Ở nhóm hàm lượng
DNA 105- 108 copies/ml thì tỉ lệ kháng thuốc thấp
hơn (16,7%). Các bệnh nhân có lượng HBV-
DNA là 108- 109 copies/ml, không thấy tìm thấy
hiện tượng kháng thuốc. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê về tình trạng kháng thuốc và
hàm lượng HBV- DNA.
Sự phân bố tình trạng kháng thuốc theo
genotype
Bảng 6: Tình trạng kháng thuốc theo genotype HBV
Genotype Dạng
hoang dại
Dạng kháng
thuốc
Âm tính
Genotype B (n= 46) 76,1% 23,9% 0
Genotype C (n= 16) 100% 0 0
Âm tính (n= 3) 0 0 100%
Trong 65 bệnh nhân tham gia nghiên cứu,
chỉ có 23,9% bệnh nhân thuộc genotype B xuất
hiện tình trạng kháng thuôc. Sự kháng thuốc
không được tìm thấy đối với nhóm bệnh nhân có
HBV mang genotype C. Tuy nhiên, sự khác biệt
này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
BÀN LUẬN
Nhờ sự phát triển của sinh học phân tử,
người ta có thể phân tích bộ gen của HBV và
chia thành 8 genotype (được kí hiệu từ A đến H)
dựa vào 8% sự khác nhau trong bộ gen. Hiện
nay, có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng để xác
định kiểu gen của HBV trong đó kỹ thuật giải
trình tự chuỗi (Sequencing) được coi là phương
pháp tiên phong để xác định đột biến. Kỹ thuật
giải trình tự chuỗi được chúng tôi lựa chọn do
trong cùng một lần thực hiện, vừa có thể xác
định được genotype, vừa phát hiện được các đột
biến kháng thuốc.
Trong các kiểu genotype đã đuợc nhiều
nghiên cứu công bố thì genotype B và C là
genotype phổ biến ở Việt Nam nói riêng và khu
vực Châu Á nói chung. Trong 65 mẫu chúng tôi
tiến hành nghiên cứu có 46 trường hợp mang
genotype B chiếm 70,8%. Tỉ lệ này không khác
biệt với nghiên cứu trên các nhóm đối tượng và
bằng các kỹ thuật khác nhau của các tác giả Việt
Nam(1,2,4,5,6). Genotype C được cho rằng có diễn
tiến xa hơn so với các genotype khác(9,14) do có
khả năng gây bệnh lý ở gan nặng hơn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, genotype C có 16
trường hợp chiếm 24,6%. Tỉ lệ này không có sự
khác biệt lớn với các nghiên cứu khác (40,5% -
21,3% - 22%, 29 %)(1,4,6).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không thấy
sự xuất hiện của genotype A và đồng nhiễm
genotype B + C. Sự hiện diện của genotype A
trong các nghiên cứu của tác giả khác thấy tỉ lệ
rất thấp (0,9% và 4% )(1,4). Đối với trường hợp
đồng nhiễm genotype B + C, trong nghiên cứu ở
đối tượng là người lớn thì tỉ lệ này không cao
3,3%(4), trên đối tượng trẻ em tỉ lệ này là 22,8%(2).
Do chúng tôi sử dụng kỹ thuật giải trình tự
chuỗi nên không xác định được genotype hỗn
hợp này - đây là mặt hạn chế của kỹ thuật giải
trình tự chuỗi.
Để điều trị bệnh do nhiễm virus viêm gan
siêu vi B, nhóm thuốc tương tự nucleos(t)ide
được sử dụng nhiều hơn do có hiệu quả ức chế
sự nhân lên của virus. Nhóm thuốc tương tự
nucleos(t)ide thường được sử dụng là
lamivudine, adefovir và entecavir. Nhóm thuốc
này được ưa chuộng do có nhiều tính tiện dụng
như dùng để uống, giá thành phải chăng, ít tác
dụng phụ. Tuy nhiên, để có hiệu quả trong
kháng virus thì bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm
ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ và phải điều trị
trong thời gian dài. Sau khi sử dụng thuốc 1 năm
thì lại phát sinh thêm vấn đề kháng thuốc và tỉ lệ
kháng thuốc tăng dần trong thời gian sử dụng.
Trong nhiều năm, LAM là lựa chọn đầu tiên
trong liệu pháp điều trị, sau khi phát hiện có
hiện tượng kháng thuốc thì ADV là liệu pháp
điều trị kết hợp hoặc thay thế.
Hiện tượng kháng thuốc của virus chủ yếu do(13):
- Khả năng nhân lên nhanh chóng của virus:
mức độ nhân lên hàng ngày của hạt virus hoàn
chỉnh nằm trong dãy 1012 - 1013. Trong các nghiên
cứu gần đây cho thấy chu kì bán sinh của hạt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 363
HBV hoàn chỉnh tự do nằm trong khoảng 3- 24
giờ đồng hồ. Chu kì bán sinh của tế bào nhiễm
HBV lên đến 100 ngày. Vì vậy, để diều trị viêm
gan B mãn tính hiệu quả phải dùng biện pháp
lâu dài.
- Các đột biến xảy ra liên tục trong suốt chu
kì sinh sản của virus bởi enzyme phiên mã
ngược của HBV khi tổng hợp acid nucleic có xu
hướng polymer hóa sai nhưng lại thiếu khả năng
sửa sai. Theo lý thuyết mỗi ngày trong cơ thể
bệnh nhân mỗi một nucleotide trong bộ gen
3,2kb của HBV đều bị thay thế.
- Khả năng gắn vào vùng đặc hiệu của thuốc
giảm do đột biến xảy ra làm thay đổi cấu trúc
vùng hoạt tính phiên mã ngược của enzyme
polymerase của virus.
Việc xuất hiện đột biến kháng thuốc không
chỉ làm bùng phát về virus trong cơ thể bệnh
nhân mà còn có khả năng phát tán từ người này
sang người khác gây ra tình trạng kháng thuốc
trong cộng đồng.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên
cứu về tình trạng kháng thuốc trên bệnh nhân
viêm gan B chưa điều trị thuốc kháng HBV.
Chúng tôi khảo sát trên nhóm đối tượng này và
thu nhận được tỉ lệ kháng thuốc là 16,9% (11
mẫu huyết thanh). Các nghiên cứu trong nước
về đột biến kháng thuốc, tác giả thường quan
tâm tới bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng virus
nên tỉ lệ đột biến cao hơn nghiên cứu của chúng
tôi. Như nghiên cứu của tác giả Hồ Tấn Đạt và
cs(5) (2009) về đột biến kháng Lamivudine, tỉ lệ
đột biến tăng dần theo thời gian điều trị là 27,8%
- 63,4% - 71,1% - 83,3% tương ứng với thời gian
lần lượt là 1 năm - 2 năm - 3 năm - 4 năm. Trong
nghiên cứu, chúng tôi chỉ ghi nhận được dạng
đột biến rtV207M, đây là dạng đột biến kháng
LAM và được coi là đột biến không có ý nghĩa.
Theo nghiên cứu của Zollner và cs(9,13), V207I/M
là dạng đột biến kháng thuốc invitro chiếm
khoảng 1% trong số bệnh nhân viêm gan B mạn,
chúng có thể xuất hiện trên các bệnh nhân chưa
từng điều trị thuốc kháng virus. Tuy vậy, vai trò
của dạng đột biến V207M/I chưa được xác định
rõ rệt nên các tác giả trên thế giới vẫn chưa xếp
rtV207M/I vào bảng tổng kết chung mà chỉ coi
đây là một đột biến xuất hiện kèm theo.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần giống
với kết quả của tác giả Nguyen M.H và cs(10) tại
khu vực Châu Á (2009), tỉ lệ đột biến thu nhận
được trên 472 đối tượng chưa sử dụng thuốc, có
tới 16,7% trường hợp đột biến rt V207M/I. Ngoài
ra, nghiên cứu của tác giả còn phát hiện thêm 4
trường hợp đột biến rt A181A/S, rtA194S hoặc
M250I mà nghiên cứu của chúng tôi không thấy
xuất hiện.
Trước đây, LAM là lựa chọn đầu tiên trong
phác đồ điều trị của bác sĩ do LAM được đưa
vào sử dụng trước và giá thành của LAM thấp
bằng 1/10 so với ADV nên tỉ lệ kháng LAM luôn
cao hơn so với các loại thuốc ADV, ETV. Vì vậy
kháng LAM trở thành tác nhân chọn lọc với
virus trong thời gian sớm hơn, đối với các bệnh
nhân chưa từng điều trị thuốc kháng HBV thì
đột biến kháng ADV, ETV không phát hiện được
có thể do nguyên nhân trên. Nghiên cứu của
chúng tôi không phát hiện được các đột biến
kháng LAM có ý nghĩa(3,8,12) như: I169T, V173L,
L180M, A181T, T184S, M204I/S/V, Q215S do tác
dụng chọn lọc trong quần thể virus.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 65 mẫu huyết thanh của các
bệnh nhân chưa điều trị thuốc kháng viêm gan
siêu vi B có HBV- DNA từ 102 copies/mL trở lên
để xác định genotype và đột biến kháng thuốc
của HBV, chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Sự phân bố genotype HBV trên bệnh
nhân: genotype B chiếm tỉ lệ 70,8%, genotype C -
24,6%. Có 3 trường hợp âm tính (4,6%).
Không có mối liên quan giữa tỉ lệ genotype
với giới tính và lượng HBV- DNA.
2. Tình trạng kháng thuốc trong nghiên cứu:
chỉ xác định được một loại đột biến duy nhất là
rtV207M, chiếm 16,9%. Đây là dạng đột biến
không có ý nghĩa với LAM.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 364
3. Không có mối liên quan giữa đột biến
kháng thuốc với giới tính, số lượng bản sao
HBV- DNA và genotype HBV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương, Phạm Hoàng Phiệt,
Erwin Sablon (2003). “Kiểu gen của siêu vi viêm gan B ở bệnh
nhân xơ gan và ung thư gan nguyên phát”. Y học TP Hồ Chí
Minh. Chuyên đề Nội khoa, tập 7, phụ bản số 1: 128- 133.
2. Cao Minh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, Nguyễn Thị Hải Yến,
Trần Thị Như Lê, Trần Thị Ngọc Anh (2011). “Sự phân bố
kiểu gen (genotype) của virus viêm gan B (HBV) ở trẻ em
nhiễm HBV”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh - HỘI NGHỊ
KHKT LẦN THỨ 28, ngày 14 tháng 1 năm 2011. Y học TP.
Hồ Chí Minh, Chuyên đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng.
Tập 15. Phụ bản số 1. Tr.190-194.
3. Das K, Xiong X, Yang H, Westland CE, Gibbs CS, Sarafianos SG,
Arnold E (2001). “Molecular Modeling and Biochemical
Characterization Reveal the Mechanism of Hepatitis B Virus
Polymerase Resistance to Lamivudine (3TC) and Emtricitabine
(FTC)”. Journal of Virology, 75(10): 4771- 4779.
4. Đông Thị Hoài An, Cao Minh Nga, Phạm Hoàng Phiệt, Kenji
Abe (2003). “Kỹ thuật định typ gen siêu vi viêm gan B bằng
multiplex PCR trên bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B mãn
tính”. Y học TP. Hồ Chí Minh. Chuyên đề Y học cơ sở, tập 7, phụ
bản số 1: 145- 150.
5. Hồ Tấn Đạt, Phạm Thị Thu Thủy, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn
Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Tòng (2007). “Xác định kiểu
gen và các đột biến kháng thuốc của siêu vi viêm gan B bằng
kỹ thuật giải trình tự chuỗi”. Y học TP. Hồ Chí Minh. Chuyên đề
Nội khoa, tập 11, phụ bản số 11: 153- 158.
6. Hồ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bảo Toàn, Lê Huyền Ái Thúy,
Nguyễn Duy Khánh, Cao Minh Nga, Vũ Thị Tường Vân
(2009). “Ứng dụng kỹ thuật realtime PCR và realtime RT-
PCR trong xác định kiểu gen của virus gây viêm gan siêu vi B
và C. Bộ Khoa học và Công nghệ”. Tuyển tập Hội nghị Công
nghệ Sinh học toàn quốc khu vực phía Nam năm 2009. Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: 382- 386.
7. Kenji A (2010). “Molecular- based epidemiology and pathology
of hepatitis B virus infection”. Kỷ yếu Hội nghị Sinh học phân tử
và Hóa sinh Y học toàn quốc lần thứ 2: 19- 20.
8. Liaw YF (2002). “Management of YDDM mutations during
lamivudine therapy in patients with chronic hepatitis B”.
Jornal of Gastroenterology and Hepatology, (17): S333- S337.
9. Nguyễn Công Long, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Khánh Trạch
và cs (2008). “Nồng độ HBV- DNA cao liên quan đến kiểu gen
C và bệnh gan nặng ở bệnh nhân Việt Nam nhiễm virus viêm
gan B mạn tính”. Tạp chí khoa học Tiêu hóa, số 11: 669- 673.
10. Nguyen MH, Garcia RT, Trinh HN, Nguyen HA, Nguyen
KK, Nguyen LH, Levitt B. (2009). “Prevalence of hepatitis B
virus DNA polymerase mutations in treatment-naïve patients
with chronic hepatitis B”. Aliment Pharmacol Ther, 30(11-12),
1150- 1158.
11. Nguyễn Thị Nhã Đoan, Bùi Hữu Hoàng, Phạm Hùng Vân
(2011). “Đột biến kháng thuốc trên bệnh nhân viêm gan virus B
mạn đang điều trị bằng thuốc tương tự nucleos(t)ide”. Y học TP.
Hồ Chí Minh. Chuyên đề Lão khoa, tập 15, phụ bản số 2: 87- 93.
12. Perno CF, et al (2009). “Lamivudine resistance mutations in
HBV reverse transcriptase can be selected even at extremely
low levels of viral replication”. Antivir Ther 2009, 14 Suppl 1:
A26 (abstract no. 24)
13. Phạm Hùng Vân (2005). “The complete solution using
molecular biology tools for diagnostic and monitoring HBV
and HCV infection”. Proceedings of the 6th colloquium Asian
Netword for Clinical Laboratory Standardization and
Harmonization (Oct 27- 29/2005). VACB and University of
Medicine and Pharmacy in HCM: 31- 36.
14. Phung TB, Alestig E, Nguyen TL, Hannoun C, Lindh M
(2010). „Genotype X/C recombinant (putative genotype I) of
hepatitis B virus is rare in Hanoi, Viet Nam- genotype B4 and
C1 predominete”. J Med Virol. Aug; 82 (8): 327- 333.
15. Zollner B, Sterneck M, Wursthorn K, Petersen J, Schroter M,
Laufs R, Feucht HH. (2005). “Prevalence, incidence, and
clinical relevance of the reverse transcriptase V207I mutation
outside the YDDM motif of the hepatitis B virus polymerase
during lamivudine therapy”. J Cin Microbiol, 43(5), 2503- 2505.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dot_bien_khang_thuoc_cua_hbv_obenh_nhan_viem_gan_b.pdf