KẾT LUẬN
Mức độ kháng kháng sinh của E. coli và Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm đều khá
cao: 80,1% E. coli và 77,5% Salmonella spp kháng với ít nhất 1 kháng sinh. Tỉ lệ kháng đa
kháng sinh (từ 2 kháng sinh trở lên) của E. coli, và Salmonella spp. lần lượt là 61,5% và 60%.
Salmonella spp. và E. coli đều kháng cao với chloramphenicol, tetracyclin, sulfamethoxazoletrimethoprim và ampicillin (37,5% - 67,5%). Tất cả các chủng Salmonella spp. và E. coli đều
nhạy với imipenem và ticarcillin, nhưng riêng các chủng Salmonella spp. nhạy với amikacin,
cefeperazone, cefepime, cefuroxime axetil, ceftriaxone, cefrazidime.
Từ 18 chủng E. coli và 11 chủng Salmonella spp. kháng đa kháng sinh (tetracycline -
chloramphenicol - SMX-TMP - ampicillin), thấy có tỷ lệ phát hiện cao của blaTEM, sul2 và
tetA hơn sul1, clmA và blaSHV.
E. coli và Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm có thể mang 2 gen kháng mã hóa cho
kháng 1 loại kháng sinh như: blaTEM và blaSHV; sul1 và sul2; tetA và tetB. Mặt khác, có 7
chủng E. coli và 6 chủng Salmonella spp. đã không phát hiện được gen mã hóa cho sự kháng
chloramphenicol.
Trong số 18 chủng E. coli và 11 chủng Salmonella spp. có cùng kiểu hình đa kháng
(tetracycline - chloramphenicol - SMX-TMP - ampicillin), thì có nhiều chủng lại mang các
gen kháng kháng sinh khác nhau nhưng có 5 chủng E. coli và 2 chủng Salmonella spp. có
mang cùng kiểu gen kháng (blaTEM, sul2, tetA, clmA).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát gen kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh phân lập từ thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT GEN KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN
GÂY BỆNH PHÂN LẬP TỪ THỰC PHẨM
Hoàng Hoài Phương*, Nguyễn Thị Kê *, Phạm Hùng Vân**, Nguyễn Đỗ Phúc*,
Nguyễn Thị Anh Đào*, Trần Thị Ngọc Phương* và cs
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vi khuẩn kháng kháng sinh có thể được truyền vào người thông qua chuỗi thực phẩm. Việc tìm
hiểu các nguồn gene kháng kháng sinh cũng như cơ chế kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh từ thực
phẩm là yêu cầu phục vụ cho sử dụng kháng sinh hợp lý.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh và gene kháng kháng sinh của một số vi
khuẩn gây bệnh phân lập được từ thực phẩm.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh
phân lập từ thực phẩm được xác định bằng phương pháp Kirby-Bauer. Phát hiện nhiều gene kháng thuốc trên
một số vi khuẩn bằng phương pháp PCR.
Kết quả nghiên cứu: Mức độ kháng kháng sinh của 156 chủng E. coli và 40 chủng Salmonella spp. phân
lập từ thực phẩm: tỷ lệ kháng với ít nhất 1 kháng sinh (80,1% và 77,5%); tỷ lệ kháng từ 2 kháng sinh trở lên
(61,5% và 60%). Tỷ lệ các gene kháng kháng sinh trên 18 chủng E. coli và 11 chủng Salmonella spp. có cùng
kiểu hình kháng đa kháng sinh (ampicillin- sulfamethoxazole/trimethoprim-tetracycline–chloramphenicol như
sau: E. coli {blaTEM (88,9%), sul2 (72,2%), tetA (77,8%), clmA (61,1%), sul1 và tetB (38,9%), blaSHV (16,7%)};
Salmonella spp. {blaTEM (90,9%); sul2 (72,7%); tetA, tetB, và sul1 cùng là 63,6%; clmA (45,5%), blaSHV
(18,2%)}. 7 chủng E. coli và 6 chủng Salmonella spp. đã không phát hiện được gen mã hóa cho sự kháng
chloramphenicol. 5 chủng E. coli và 2 chủng Salmonella spp. có cùng kiểu hình đa kháng (tetracycline -
chloramphenicol - SMX-TMP – ampicillin) và mang cùng kiểu gen kháng (blaTEM, sul2, tetA, clmA).
Kết luận: Mức độ kháng kháng sinh của E. coli và Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm là khá cao. Trên
18 chủng E. coli và 11 Salmonella spp. kháng đa kháng sinh đã phát hiện thấy có tỷ lệ cao của các gen blaTEM,
sul2 và tetA hơn sul1, clmA và blaSHV. Những vi khuẩn này có thể là mối nguy với sức khoẻ cộng đồng nếu
chúng lây truyền qua chuỗi thực phẩm.
ABSTRACT
SURVEY ON ANTIBIOTICRESISTANCE GENES OF PATHOGENOUS BACTERIA ISOLATED
FROM FOOD.
Hoang Hoai Phuong, Nguyen Thi Ke, Pham Hung Van, Nguyen Do Phuc, Nguyen Thi Anh Dao,
Tran Thi Ngoc Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 283 - 290
Bacground: Antibiotic resistance bacteria can be transmitted to human through food. To find out about
antibiotic resistance genes as well as mechanisms of the pathogenous bacteria from food is necessary for using
antibiotic.
Objectives: The pathogenous bacteria isolate from food was investigated for its susceptibility to
antimicrobial agents and the presence of the antibiotic resistance genes.
Methods: A descriptive and cross-sectional study design was applied. The isolates were examined for
* Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Tp. Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
susceptibility to to antimicrobial agents by Kirby Bauer method. PCR assays were performed to identify the
resistance genes.
Results: 80.1% of E. coli isolates were resistant to at least one antibiotic and 61.,5% were resistant to two or
more antibiotic. 77.5% of the Salmonella spp. were resistant to at least one antibiotic and 60% were resistant to
two or more antibiotic. The incidence of resistance genes of 18 multiple-antibiotic-resistant E. coli strains were
detected to blaTEM (88.9%), sul2(72.2%), tetA (77.8%), clmA (61.1%), sul1 (38.9%), tetB (38.9%) and blaSHV
(16.7%). The incidence of resistance genes of 11 multiple-antibiotic-resistant Salmonella spp. strains were
detected to blaTEM (90.9%), sul2 (72.7%), tetA (63.6%), tetB (63.6%), sul1(63.6%), clmA (45.5%) and blaSHV
(18.2%). The clmA gene was not found in seven E. coli strains and six Salmonella spp. strains. Five E. coli
strains and two Salmonella spp. strains showed both multiple-antibiotic-resistance phenotype (tetracycline-
chloramphenicol-SMX-TMP-ampicillin) and genotype (blaTEM, sul2, tetA, clmA).
Conclusions: The incidence of resistance was observe in food isolates in this study is high. Among multiple-
antibiotic-resistant E. coli and Salmonella spp. strains, the resistance gene to blaTEM, sul2 and tetA was most
often observed. These organisms may become a public health risk should they enter the food chain.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn hai thập kỷ qua, sự nổi lên và lan
truyền các vi sinh vật kháng kháng sinh đã và
đang trở nên là mối nguy lớn với sức khoẻ cộng
đồng trên toàn thế giới. Do việc sử dụng kháng
sinh tràn lan cho động vật (điều trị và phòng
ngừa), dùng liều thấp để kích thích tăng trưởng
đã tạo một sức ép chọn lọc làm vi khuẩn kháng
kháng sinh. Mặt khác, do toàn cầu hóa về cung
cấp thực phẩm đã làm lan truyền các vi sinh vật
kháng kháng sinh và chúng được lây truyền vào
người thông qua chuỗi thực phẩm.
Những nhân tố di truyền di động (mobile
genetic elements) như plasmid, transposon, và
integron có thể lan truyền các gen kháng kháng
sinh theo chiều dọc hoặc chiều ngang giữa các vi
khuẩn. Ðồng thời, các nhân tố này còn đóng một
vai trò quan trọng trong sự phát triển và lan
truyền của đề kháng đa kháng kháng sinh ở vi
khuẩn. Mặt khác, những phân tích phân tử của
gen kháng kháng sinh đã cho biết vi khuẩn
kháng kháng sinh nhiễm trong thực phẩm
không tách biệt khỏi vi khuẩn của người và sự
tiếp hợp giữa các vi khuẩn đã làm lan truyền gen
kháng kháng sinh(2,11). Tỷ lệ nhiễm cao của các vi
khuẩn gây bệnh trong thịt tươi, sữa và các thực
phẩm khác cùng với sự lạm dụng sử dụng
kháng sinh trong nông nghiệp đã làm vấn đề
kháng kháng sinh càng trở nên trầm trọng. Vấn
đề kháng kháng sinh sẽ không được giải quyết
nếu có sự lan truyền của các gen kháng kháng
sinh vào hệ vi khuẩn ở người thông qua chuỗi
thực phẩm.
Trong suốt những năm gần đây, hầu hết các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tìm hiểu tính
kháng kháng sinh và các gen kháng kháng sinh
ở các vi sinh gây bệnh phân lập từ các mẫu bệnh
phẩm hoặc động vật. Còn những nghiên cứu tìm
hiểu tính kháng kháng sinh của các vi sinh gây
bệnh phân lập từ thực phẩm thì hiếm. Ở Việt
Nam, đã có một số nghiên cứu về độ nhạy cảm
với kháng sinh của vi khuẩn từ thực phẩm
nhưng chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về gen
kháng kháng sinh cũng như cơ chế kháng kháng
sinh của vi khuẩn từ thực phẩm.Vì thế, chúng tôi
đặt vấn đề nghiên cứu: “Khảo sát gen kháng
kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh phân
lập từ thực phẩm”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh của
vi khuẩn gây bệnh phân lập được từ thực phẩm.
Xác định gen kháng kháng sinh của vi khuẩn
kháng kháng sinh đã phân lập.
Phân tích và so sánh giữa kiểu hình với kiểu
gen kháng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thời gian
nghiên cứu từ 2/2007-12/2007.
Ðối tượng nghiên cứu
Các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập từ
thực phẩm (pho mai, kem ăn, giò lụa, nem chua,
chả giò, lạp xưởng, rau quả, trứng, thịt và thủy
sản tươi...): 156 chủng E. coli và 40 chủng
Salmonella spp..
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Kirby-Bauer dùng kiểm tra
tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây
bệnh phân lập từ thực phẩm(1,6).
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng
phần mềm Epi-Info 6.04.
Phương pháp PCR để phát hiện các gen
kháng kháng sinh: Từ các chủng vi khuẩn gây
bệnh phân lập từ thực phẩm có kiểu hình kháng
kháng sinh đã được xác định, chúng tôi sử dụng
phương pháp PCR để xác định các gen kháng
kháng sinh. Việc khuếch đại các gen kháng
kháng sinh mục tiêu dựa trên việc sử dụng các
cặp mồi đặc hiệu tương ứng cho từng gen kháng
kháng sinh (bảng 1).
Bảng 1: Trình tự mồi dùng trong khuếch đại các gen
kháng thuốc
Kiểu hình kháng
kháng sinh Tên mồi
Gen mục
tiêu
Kích thước sản
phẩm (bp)
TEM blaTEM 1,150
Ampicillin
SHV blaSHV 885
TetA tetA 937 Tetracyclin
TetB tetB 416
Chloramphenicol Cml cmlA 455
Sul sul1 789 Sulfamethoxazol
Sul2 sul2 722
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mức độ kháng kháng sinh của một số vi
khuẩn gây bệnh phân lập từ thực phẩm
Mức độ kháng kháng sinh của E. coli
Tỉ lệ (%) kháng kháng sinh của 156 chủng E.
coli phân lập từ thực phẩm như sau: tetracycline
(59,6%), chloramphenicol (50%), SMX/TMP
(45,5%), ampicillin (40,4%), nalidixic acid
(20,5%), ciprofloxacin (10,9%), gentamicin (9,6%),
amoxicillin/clavunic acid (7,7%), cefuroxime
axetil (1,9%), amikacin (0,6%), cefepime (0,6%),
ceftriaxone (0,6%) và 100% các chủng E. coli cảm
nhạy với imipenem, và ticarcillin. Như vậy, 156
chủng E. coli phân lập từ thực phẩm có tỉ lệ
kháng cao với tetracycline, chloramphenicol,
SMX/TMP và ampicillin. Kết quả này cũng
giống với một số nghiên cứu khác trên thế
giới(10,11,1).
Bảng 2: Tỉ lệ nhạy cảm và kháng với 16 kháng sinh
của E. coli
Tỉ lệ (%)
Kháng Nhạy cảm
Kháng ít nhất 01 kháng sinh 80,1 (125) 19,9 (31)
Kháng 2-7 kháng sinh 61,5 (96) 38,5 (60)
Kháng (Am-Te-Cl- SMX/TMP) 19,2 (30) 81,8 (126)
Ở bảng 2 đã cho thấy: Tỉ lệ nhạy cảm với 16
loại kháng sinh của 156 chủng E. coli phân lập từ
thực phẩm là 19,9%, kháng ít nhất 1 kháng sinh
là 80,1% và kháng đa kháng sinh (kháng 2-7
kháng sinh) là 61,5%. Ở nghiên cứu của chúng
tôi, tỉ lệ kháng đa kháng sinh của E. coli cao hơn
có với kết quả của nhóm Nguyễn Thị Kê
(32,6%)(5). Trong số các chủng E. coli kháng đa
kháng sinh thì kiểu hình đa kháng với cả 4
kháng sinh (tetracycline - chloramphenicol -
SMX./TMP - ampicillin) là phổ biến nhất có 30
chủng (19,2%). Kiểu hình kháng này giống với
kiểu hình kháng của E. coli phân lập từ thịt của
nhóm nghiên cứu Tô Liên Thu và nhóm
Saenz(5,8).
Mức độ kháng kháng sinh của Salmonella spp.
Tỉ lệ (%) kháng kháng sinh của 40 chủng
Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm như sau:
chloramphenicol (67,5%), tetracyclin (65,0%),
sulfamethoxazole-trimethoprim (37,5%),
ampicillin (37,5%), nalidixic acid (27,5%),
ciprofloxacin (12,5%), gentamicin (5%) và 100%
các chủng Salmonella spp. nhạy cảm với
amikacin, cefeperazone, cefepime, cefuroxime
axetil, ceftriaxone, ceftazidime, imipenem,
ticarcillin. Như vậy, 40 chủng Salmonella spp.
phân lập từ thực phẩm có tỉ lệ kháng cao với
tetracycline, chloramphenicol, SMX/TMP và
ampicillin. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu
của nhóm Miko, nhóm Antunes và nhóm Duffy
thì thấy gần tương đồng nhau về kiểu hình
kháng kháng sinh nhưng khác nhau về tỉ lệ
kháng (%). Tỉ lệ Salmonella spp. kháng kháng
sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn
so với nghiên cứu của Miko {(Salmonella enterica
phân lập từ thực phẩm kháng với ampicillin
(73%), sulfamethoxazole (92%), chloramphenicol
(48%), trimethoprim (23%)} và nhóm Duffy
{(Salmonella phân lập từ thịt ở Ireland có 92%
kháng tetracycline, 83% kháng
sulfamethoxazole)} nhưng tỉ lệ có cao hơn so
nhóm Antunes {(Salmonella enterica phân lập từ
thực phẩm ở Bồ Ðào Nha kháng với ampicillin
(17%), sulfamethoxazole (17%), tetracycline
(19%)}(1,5,1).
Bảng 3: Tỉ lệ nhạy cảm và kháng với 16 kháng sinh
của Salmonella spp.
Tỉ lệ kháng (%)
Kháng N hạy cảm
Kháng ít nhất 01 kháng sinh 77,5% (31) 22,5 (9)
Kháng 2-6 kháng sinh 60% (24) 38,5 (16)
Kháng (Am-Te-Cl- SMX/TMP) 27,5 (11) 72,5 (29)
Qua bảng 3 cho thấy: 22,5% các chủng
Salmonella spp. nhạy cảm với tất cả các kháng
sinh thử nhưng có 77,5% (31 chủng) kháng ít
nhất 1 kháng sinh và 60% (24 chủng) là kháng đa
kháng sinh (kháng 2-6 kháng sinh). So sánh với
kết quả của một số nhóm nghiên cứu thì thấy tỉ
lệ kháng đa kháng sinh của 40 chủng Salmonella
spp. ở trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
hẳn (tỉ lệ kháng đa kháng sinh ở nhóm Antunes,
nhóm Miko và nhóm White lần lượt là 21%;
39,4% và 53%)(1,5,1). Trong số các chủng Salmonella
spp. kháng đa kháng sinh thì kiểu hình kháng
với cả 4 kháng sinh (tetracycline -
chloramphenicol - SMX./TMP - ampicillin) là
phổ biến nhất có 11 chủng. Kiểu hình đa kháng
này cũng giống với nghiên cứu của nhóm
Miko(5).
Khảo sát gen kháng kháng sinh của
Salmonella spp. và E. coli
Chúng tôi chỉ chọn 18 chủng E. coli và 11
chủng Salmonella spp. có cùng kiểu hình kháng
đa kháng sinh với tetracycline - chloramphenicol
- SMX/TMP – ampicillin để tiến hành khảo sát
các gen kháng kháng sinh nhằm tìm hiểu rõ hơn
về cơ chế kháng kháng sinh của các chủng này.
Sử dụng kỹ thuật PCR với 7 cặp mồi đặc hiệu để
xác định sự hiện diện 7 gen kháng kháng sinh
(blaTEM và blaSHV mã hóa cho β-lactamase cho
phép vi khuẩn kháng ampiciilin, tetA và tetB mã
hóa cho kháng tetracyclin, sul1 và sul2 mã hóa
cho kháng sulfamethoxazol, clmA mã hóa cho
kháng chloramphenicol) trên chủng E. coli và
Salmonella spp. kháng đa kháng sinh như đã lựa
chọn ở trên.
Kết quả PCR phát hiện gen kháng kháng sinh
ở một số chủng E. coli
Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện các
gen kháng kháng sinh trên một số chủng E. coli
có kiểu hình kháng (tetracycline -
chloramphenicol – SMX/TMP - ampicillin của
được thể hiện ở hình 1.
Giếng MK: thang chuẩn 100bp; từ giếng 1
đến giếng 7 là kết quả của chủng E. coli
(T149){Giếng 1: blaTEM (1150bp), giếng 2:
blaSHV (-), giếng3: sul 2 (722bp); giếng 4: sul 1 (-
); giếng 5: tetA (937bp); giếng 6: tetB (416bp);
giếng 7: clmA (455bp)}; từ giếng 8 đến giếng 11
là kết quả của chủng E. coli (T23) với giếng 8:
blaTEM (1150bp), giếng 9: sul2 (722bp), giếng 10:
tetA (937bp); giếng11: clmA (455bp).
Hình 1 đã cho thấy chủng E. coli mã số T149
phát hiện được các gen kháng kháng sinh là
blaTEM, sul 2, tetA, tetB và clmA. Với chủng E.
coli mã số T23 thì phát hiện các gen kháng như
blaTEM, Sul 2, tet A và clmA. Như vậy, bằng kỹ
thuật PCR chúng tôi đã phát hiện được các gen
kháng kháng sinh trên các chủng E. coli kháng
đa kháng sinh với ampicillin, SMX/TMP,
tetracyclin, chloramphenicol.
Hình 1: Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện các gen kháng kháng sinh.
Tỉ lệ phát hiện gen kháng kháng sinh trên các
chủng E. coli kháng đa kháng sinh
Tỉ lệ phát hiện 7 gen kháng sinh (blaTEM,
blaSHV, tetA, tetB, sul1, sul2 và clmA) trên 18
chủng E. coli kháng đa kháng sinh phân lập từ
thực phẩm được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Kết quả PCR phát hiện 7 gen kháng kháng
sinh trên 18 chủng E. coli
Kháng
sinh
Số chủng
kháng
Kiểu gen
kháng
Số chủng có mang
gen kháng (tỷ lệ%)
blaTEM 16 (88,9%)
ampicillin 18
blaSHV 3 (16,7%)
sul1 7 (38,9%) SMX/TMP 18
sul2 13 (72,2%)
tetA 14 (77,8%)
tetracyclin 18
tetB 7 (38,9%)
Chloram-
phenicol 18 clmA 11 (61,1%)
Bảng 4 cho thấy, từ 18 chủng E. coli kháng đa
kháng sinh đã phát hiện thấy có tỷ lệ cao của các
gen blaTEM (88,9%), sul2 (72,2%), tetA (77,8%),
clmA (61,1%) còn các gen được phát hiện tỷ lệ ít
hơn là sul1 và tetB (38,9%), blaSHV(16,7%).
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của
nhóm Cao Thị Bảo Vân (nghiên cứu trên các
chủng E. coli phân lập từ mẫu bệnh phẩm tại
thành phố Hồ Chí Minh) thì thấy: có sự giống
nhau về kiểu gen kháng (blaTEM và blaSHV) cho
kiểu hình kháng ampicillin của các chủng E. coli
và tỷ lệ phát hiện blaTEM (76,3%) cao hơn so với
blaSHV (38,1%) (1). Như vậy, rõ ràng có sự
tương đồng về kiểu gen kháng (blaTEM và
blaSHV) cho kiểu hình kháng ampicillin giữa các
chủng E. coli phân lập từ thực phẩm và bệnh
phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, rất có
thể E. coli kháng ampicillin phân lập từ bệnh
phẩm là có nguồn gốc lây truyền từ E. coli có
trong thực phẩm. Mặt khác, so sánh với kết quả
nghiên cứu của nhóm Saenz thì thấy: có sự
giống nhau kiểu gen kháng cho kiểu hình đa
kháng (ampicillin-SMX/TMP-tetracyclin-
chloramphenicol) của các chủng E. coli. Ðó là với
kiểu hình kháng với ampicillin thì blaTEM được
phát hiện (nhóm Saenz thì không phát hiện thấy
blaSHV); các chủng kháng với tetracyclin thì đều
phát hiện thấy tetA, tetB trong đó tet A phát hiện
thấy nhiều hơn tetB; phát hiện thấy clmA ở các
chủng kháng với chloramphenicol; các chủng
kháng với sulphamethoxazol thì phát hiện thấy
sul1 và sul 2 và có tới 8/17 chủng cùng mang gen
Sul1 và Sul 2(9). Như vậy, tuy có cách xa nhau về
địa lý nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi
và nhóm Saenz có nhiều điểm tương đồng về
kiểu hình và kiểu gen kháng của các chủng E.
coli kháng đa kháng sinh.
Khi phân tích và so sánh giữa kiểu hình với
kiểu gen kháng kháng sinh trên 18 chủng E. coli
kháng đa kháng sinh (Am SMX-TMP Te Cl)
chúng tôi thấy rằng: E. coli phân lập từ thực
~1150bp
~937bp
~722bp
~ 455bp
1000bp
500bp
100bp
100bp
phẩm có thể mang nhiều gen kháng kháng sinh
tương ứng cho kiểu hình kháng kháng sinh. 7
chủng E. coli có mang 2 gen mã hóa cho kháng 1
loại kháng sinh như: blaTEM và blaSHV có trong
1 chủng, sul1 và sul2 có trong 3 chủng, tetA và
tetB có trong 3 chủng. Tuy vậy, có 7 chủng đã
không phát hiện được gen mã hóa cho sự kháng
chloramphenicol, có thể là do các chủng này có
cơ chế kháng kháng sinh khác hoặc là do các gen
kháng kháng sinh khác. Ngoài ra, nhiều chủng
E. coli tuy có cùng kiểu hình kháng đa kháng
sinh nhưng lại mang các gen kháng kháng sinh
khác nhau và chỉ có 4 chủng có mang cùng kiểu
gen kháng (blaTEM, sul1, tetA, clmA) và 5 chủng
có cùng kiểu gen kháng (blaTEM, sul2, tetA,
clmA).
Kết quả PCR phát hiện các gen kháng kháng
sinh của Salmonella spp.
Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện các
gen kháng kháng sinh ở Salmonella spp. có kiểu
hình kháng (ampicillin, SMX/TMP, tetracyclin,
chloramphenicol) được thể hiện ở hình 2.
Hình 2: Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện các gen kháng kháng sinh của Salmonella spp. (SA1). Giếng
MK: thang chuẩn 100bp; giếng 1: blaTEM (1150bp), giếng 2: blaSHV (885bp), giếng 3: sul 1 (-); giếng 4: sul2
(722bp); giếng 5: tetA (937bp); giếng 6: tetB (-); giếng7: clm A (455bp).
1000bp
400bp
100bp
Hình 2 cho thấy, chủng Salmonella spp.(SA1) phát hiện có các gen kháng kháng sinh là
blaTEM, blaSHV, sul 2, tetA và clmA, còn tetB và sul 1 thì không phát hiện.
Tỉ lệ phát hiện gen kháng trên các chủng Salmonella spp. kháng đa kháng
Tỉ lệ phát hiện 7 gen kháng sinh (blaTEM, bla SHV, sul1, sul2, tetA, tetB, và clmA) trên 11
chủng Salmonella spp. kháng đa kháng sinh được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Kết quả PCR phát hiện 7 gen kháng kháng sinh trên 11 chủng Salmonella spp.
Kháng sinh Số chủng kháng
Kiểu gen
kháng
Số chủng có
mang gen
kháng (tỷ lệ%)
blaTEM 10 (90,9%)
ampicillin 11
blaSHV 2 (18,2%)
Sul1 7 (63,6%) SMX/TMP 11 Sul2 8 (72,7%)
tetA 7 (63,6%)
tetracyclin 11
tetB 7 (63,6%)
chloramphenicol 11 ClmA 5 (45,5%)
Bảng 5 cho thấy, từ 11 chủng Salmonella spp. kháng đa kháng sinh đã phát hiện thấy có
tỷ lệ cao của blaTEM (90,9%), sul2 (72,7%), tetA, tetB, và sul1 cùng là 63,6%, các gen được
phát hiện ít hơn là clmA (45,5%) và blaSHV (18,2%). Khi so sánh với nhóm nghiên cứu Miko
thì thấy: có sự giống nhau kiểu gen kháng cho kiểu hình kháng (ampicillin-SMX/TMP-
chloramphenicol-tetracyclin) nhưng có khác nhau về tỉ lệ phát hiện các gen kháng. Tỉ lệ phát
hiện blaTEM và blaPSE-1 trên chủng kháng với ampicillin là 38,6% và 61,1%. Các chủng
kháng với tetracyclin thì đều phát hiện thấy tet A (28,7%), tetB (14,3%) và còn có tet G
(54,3%), tet C (1,5%) và tet D 0,8%). Các chủng kháng với tetracyclin có tỉ lệ phát hiện clmA
thấp (2,6%), catA (3,2%) nhưng tỉ lệ phát hiện floR cao (90,9%). Các chủng kháng với
sulphamethoxazol phát hiện thấy sul1(69,8%) và sul 2(36,9%).
Khi so sánh giữa kiểu hình và kiểu gen kháng kháng sinh trên 11 chủng Salmonella spp.
kháng đa kháng sinh (Am SMX-TMP Te Cl) chúng tôi thấy rằng: Salmonella spp. phân lập từ
thực phẩm có thể mang nhiều gen kháng kháng sinh tương ứng cho một kiểu hình kháng
kháng sinh. 7 chủng Salmonella spp. có mang 2 gen kháng mã hóa cho kháng 1 loại kháng
sinh như: blaTEM và blaSHV có trong 1 chủng, sul1 và sul2 có trong 4 chủng, tetA và tetB có
trong 2 chủng. Ở nghiên cứu của Miko cũng có một số Salmonella spp. có mang 2 gen mã
hóa cho kháng 1 loại kháng sinh như là sul1 và sul2; tetA và tetB và còn có thêm blaTEM và
blaPSE-1; aadA1 và strA-strB và Sul1 (5). Tuy nhiên, 6 chủng đã không phát hiện gen mã hóa
cho kháng chloramphenicol. Mặt khác, nhiều chủng Salmonella spp. tuy có cùng kiểu hình
kháng đa kháng sinh nhưng lại mang các gen kháng kháng sinh khác nhau và chỉ có 2
chủng có mang cùng kiểu gen kháng (blaTEM, sul2, tetA, clmA); 2 chủng mang cùng kiểu
gen kháng (blaTEM, sul1, tetB, clmA).
KẾT LUẬN
Mức độ kháng kháng sinh của E. coli và Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm đều khá
cao: 80,1% E. coli và 77,5% Salmonella spp kháng với ít nhất 1 kháng sinh. Tỉ lệ kháng đa
kháng sinh (từ 2 kháng sinh trở lên) của E. coli, và Salmonella spp. lần lượt là 61,5% và 60%.
Salmonella spp. và E. coli đều kháng cao với chloramphenicol, tetracyclin, sulfamethoxazole-
trimethoprim và ampicillin (37,5% - 67,5%). Tất cả các chủng Salmonella spp. và E. coli đều
nhạy với imipenem và ticarcillin, nhưng riêng các chủng Salmonella spp. nhạy với amikacin,
cefeperazone, cefepime, cefuroxime axetil, ceftriaxone, cefrazidime.
Từ 18 chủng E. coli và 11 chủng Salmonella spp. kháng đa kháng sinh (tetracycline -
chloramphenicol - SMX-TMP - ampicillin), thấy có tỷ lệ phát hiện cao của blaTEM, sul2 và
tetA hơn sul1, clmA và blaSHV.
E. coli và Salmonella spp. phân lập từ thực phẩm có thể mang 2 gen kháng mã hóa cho
kháng 1 loại kháng sinh như: blaTEM và blaSHV; sul1 và sul2; tetA và tetB. Mặt khác, có 7
chủng E. coli và 6 chủng Salmonella spp. đã không phát hiện được gen mã hóa cho sự kháng
chloramphenicol.
Trong số 18 chủng E. coli và 11 chủng Salmonella spp. có cùng kiểu hình đa kháng
(tetracycline - chloramphenicol - SMX-TMP - ampicillin), thì có nhiều chủng lại mang các
gen kháng kháng sinh khác nhau nhưng có 5 chủng E. coli và 2 chủng Salmonella spp. có
mang cùng kiểu gen kháng (blaTEM, sul2, tetA, clmA).
KIẾN NGHỊ
Ðể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm sự lây truyền các vi sinh vật kháng
kháng sinh cần tăng cường giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là giám
sát vi sinh. Cần có những nghiên cứu tiếp theo về dịch tễ học phân tử của các gen kháng
kháng kháng sinh của các vi sinh vật lây truyền bằng đường thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antunes P., Machado J., Peixe L.(2006), “Characterization of antimicbrobial resistance and class 1 and 2 integrons in
Salmonella enterica isolates from different sources in Portugal”, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 58(2), pp. 297 –
304.
2. Balis E., Vatopoulos AC.(1996), “Indications of in vivo transfer of an epidenic R plasmid from Salmonella enteritidis
to Escherichia coli of normal human gut flora”, Journal of Clinical Microbiology, 34(4), pp. 977 – 979.
3. Cao Thị Bảo Vân và các cộng sự (2004), ”Sự phân bố và cơ chế lan truyền một số gen kháng β-lactam trên các chủng
thuộc họ Enterobacteriacae phân lập tại Việt Nam”, Kỷ yếu khoa học Viện Pasteur tp. Hồ Chí Minh, tr.109-114.
4. Hoàng Thủy Long (1991),Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học, Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr. 328-349.
5. Miko A., Pries K., Schroeter A., Helmuth R. (2005), “Molecular mechanisms of resistance in multidrug-resistant
serovar of Salmonella enterica isolated from food in Gemany”, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 56(6), pp. 1025 –
1033.
6. NCCLS(2003),Performance standards for antimicrobial disk susceptibility tests,M2-A8, 10(1).
7. Nguyễn Thị Kê và cộng sự (2006), “Khảo sát tính chất kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật lây truyền
bằng đường tiêu hóa”. Tạp chí Hội nghị Khoa học kỹ thuật Y tế công cộng – Y học dự phòng, 10 (4), tr. 406-411.
8. Sáenz Y., Brinas L., Domínguez E.(2004), “Mechanisms of resistance in Multiple-Antibiotic-Resistant Escherichia coli
Strains of Human, Animal, and Food Origins”, Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 48(10), pp. 3996 – 4001.
9. Sáenz Y., Zarazaga M., Brinas L.(2001), “Antibiotic resistance in Escherichia coli isolates obtained from animals, foods
and humans in Spain”, Inernational Journal of Microbial Agents, 18, pp. 353 – 358.
10. Schroeder M.C., White G.D., Meng J.(2004), “Retail meat and poultry as reservoir of antimicrobial-resistant
Escherichia coli”, Food Microbiology, 21, pp. 249 – 255.
11. Teuber M.(1999), “Spread of antibiotic resistance with food-borne pathogens”, CMLS Cell.Mol.Life Sci, 56, pp. 755 –
763.
12. Tô Liên Thu (2004) ”Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và E. coli phân lập được từ thịt lợn và thịt
gà tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Thú Y, Tập 10(4).
White G.D., Zhao S., D.V.M.(2001), “The isolation of Antibiotic-Resistant Salmonella from Retail
Groud Meats”, The New England Journal of Medicine, 345(16), pp. 1147 – 1154.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_gen_khang_khang_sinh_cua_mot_so_vi_khuan_gay_benh_p.pdf