Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên thực hiện khảo
sát các hợp chất PFCs trong mẫu cá tại khu vực hồ Yên
Sở và hồ Tây thuộc thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sự có mặt các hợp chất PFCs trong tất cả các mẫu
máu của 4 loại cá chép, mè, trôi và rô phi ở cả hai khu vực
nghiên cứu. Trong đó, hàm lượng PFCs trong máu cá ở hồ
Yên Sở cao hơn hồ Tây do hồ Yên Sở là nơi chứa nước thải
của toàn thành phố Hà Nội, trong khi hồ Tây chỉ chứa nước
thải của khu vực xung quanh. Các hợp chất PFCs trong máu
của các loại cá có kích thước và trọng lượng lớn hơn có xu
hướng cao hơn so với các loại cá có kích thước và trọng
lượng bé hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các hợp chất
PFCs trong mẫu máu cá cao hơn mẫu nước mặt được thu
thập tại cùng khu vực là môi trường sinh sống của các loại
cá này nhiều lần. Điều này cho thấy khả năng tích lũy sinh
học cao của các hợp chất PFCs trong các loại cá ở hồ Tây
và hồ Yên Sở. PFCs có nhiều trong cá chủ yếu là PFDA,
PFUdA, PFOS, PFDoA, PFTrDA và PFTeDA. Hiện nay,
các loại cá ở đây đang được nuôi và đánh bắt thường xuyên
để cung cấp cho người dân khu vực Hà Nội sử dụng làm
thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, việc tiến hành
các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá hàm lượng PFCs trong
các mô thịt và cơ quan khác của cá cũng như đánh giá rủi ro
của sự phơi nhiễm đối với các hợp chất PFCs và ảnh hưởng
của nó đến sức khỏe dân cư khu vực thủ đô là rất cần thiết,
đây cũng là một trong những định hướng nghiên cứu của
chúng tôi trong thời gian tới
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hàm lượng các hợp chất peflo hóa (pfcs) trong máu của một số loại cá tại khu vực Hà Nội - Phan Đinh Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1716(5) 5.2017
Khoa học Tự nhiên
Giới thiệu
Các hợp chất PFCs là các hợp chất hữu cơ mà trong
đó tất cả các hydro của mạch cacbon (C-H) được thay thế
bằng nguyên tử flo (C-F). Mạch cabon-flo này có tính ổn
định hóa học cao và bền với nhiệt nên PFCs là hợp chất
bền, khó phân hủy và có khả năng tích lũy sinh học trong
môi trường. PFCs được đưa vào sản xuất phổ biến từ
những năm 1950 [1]. Do có các đặc tính như chống thấm,
chống cháy nên PFCs được sử dụng khá phổ biến như
một sản phẩm phụ trong các hoạt động sản xuất các sản
phẩm công nghiệp cũng như tiêu dùng như chất bôi trơn,
chất phủ giấy/dệt may/bao bì thực phẩm và bọt chống
cháy [2]. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, các hợp chất
PFCs có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của con
người như làm giảm số lượng tinh trùng và làm giảm khả
năng mang thai [3]. Một vài nghiên cứu khác đã chỉ ra
sự phơi nhiễm muối peflooctansunfonat (PFOS) và axit
peflooctanoic (PFOA) trước khi sinh sẽ làm giảm sự tăng
trưởng của thai nhi như giảm trọng lượng và kích thước
khi sinh [4]. Do đặc tính khó phân hủy, bền vững trong
môi trường, có độc tính cao và khả năng tích lũy sinh học
[3, 4], muối peflooctansunfonat và peflooctansunfonyl
florua (PFOSF) đã được bổ sung vào phụ lục B trong
Công ước Stockholm từ năm 2009 và có hiệu lực vào
năm 2010 [5]. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
đã cho thấy sự có mặt các hợp chất PFCs trong các sản
phẩm tiêu dùng và các mẫu môi trường như trầm tích,
nước và sinh học [6-8].
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Lâm
và cộng sự (2015) đã chỉ ra sự có mặt các hợp chất PFCs
trong các loài giáp xác, cá và động vật thân mềm ở một
số con sông tại các khu công nghiệp và nông thôn khu
vực phía Nam Việt Nam, bao gồm sông Đồng Nai (Đồng
Nai), sông Mê Kông (Vĩnh Long) và sông Đà Rằng (Phú
Yên); trong đó hàm lượng axit perfloundecanoic cao nhất
là 16,9 ng/g trọng lượng ướt [9]. Một số công trình nghiên
cứu gần đây cũng cho thấy, hàm lượng PFCs trong nước
mặt ở các làng nghề dệt nhuộm và trong nước ở hồ Tây và
hồ Yên Sở dao động từ 5,47-12,02 ng/l, cao hơn nhiều so
với một số con sông khác trong thành phố [10, 11]. Các
kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng tiềm ẩn rủi ro
phơi nhiễm các hợp chất PFCs đối với các sinh vật sinh
Khảo sát hàm lượng các hợp chất peflo hóa (PFCs)
trong máu của một số loại cá tại khu vực Hà Nội
Phan Đình Quang, Nguyễn Thúy Ngọc, Phùng Thị Vĩ, Nguyễn Thị Thu Nga, Nguyễn Thị Kim Thùy,
Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt, Lê Hữu Tuyến*
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD),
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài 16/12/2016; ngày chuyển phản biện 19/12/2016; ngày nhận phản biện 24/1/2017; ngày chấp nhận đăng 26/1/2017
Tóm tắt:
Các hợp chất peflo hóa (PFCs) có tính chống thấm, chống cháy, được sử dụng phổ biến trong sản xuất các sản
phẩm tiêu dùng có tính kháng bẩn, dầu mỡ và chữa cháy. Đây là những hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
(POPs), trong đó axit peflooctansunphonic (PFOS) và các muối của nó đã được đưa vào Công ước Stockholm
từ năm 2009. Các hợp chất PFCs trong 24 mẫu máu của một số loại cá như chép, trôi, mè và rô phi thu thập tại
hồ Tây và hồ Yên Sở được chiết ghép cặp ion với tetrabutyl-ammoni hydro sulphat (TBA) kết hợp dung môi
chiết metyl tert-butyl ete (MTBE) và xác định bằng thiết bị sắc ký lỏng ghép nối hai lần khối phổ (LC-MS/MS).
Các hợp chất PFCs được phát hiện trong tất cả các mẫu máu cá ở cả hồ Tây và hồ Yên Sở. Hiệu suất thu hồi
đối với 17 hợp chất PFCs đạt từ 70-121%, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng trong các mẫu tương ứng
là 0,03 ng/ml và 0,1 ng/ml. Hàm lượng PFCs trung bình trong mẫu máu cá là 15,12 ng/ml (dao động từ 4,58 đến
28,61 ng/ml). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng các hợp chất PFCs trong cá cao phản ánh đặc tính tan
tốt và phân cực của các hợp chất PFCs. Các loại cá sống ở hồ Yên Sở tích lũy PFCs có xu hướng cao hơn hồ
Tây và khả năng tích lũy các hợp chất này từ môi trường sống vào máu cá là rất đáng kể.
Từ khóa: Cá, các hợp chất peflo hóa, hồ Tây, hồ Yên Sở.
Chỉ số phân loại: 1.4
*Tác giả liên hệ: Tel: 0936577566; Email: lehuutuyen@gmail.com
1816(5) 5.2017
Khoa học Tự nhiên
sống tại các khu vực trên. Do đặc tính phân cực và tan tốt
trong nước, các hợp chất PFCs có khả năng tích lũy nhiều
trong máu qua con đường ăn uống và hô hấp bằng miệng
và mang của cá. Đã có một số nghiên cứu trên thế giới
cho thấy sự có mặt của các hợp chất PFCs trong máu của
một số động vật hoang dã như hải cẩu, chim mòng biển
và rùa cạn [12]. Theo khảo sát của chúng tôi, hồ Tây và
hồ Yên Sở với diện tích rộng lớn, hiện đang được sử dụng
để nuôi trồng thủy sản, khai thác hàng tấn cá mỗi ngày
và bán cho các tiểu thương mang đi tiêu thụ ở các chợ và
nhà hàng tại Hà Nội. Các loại cá này bao gồm chép, mè,
trôi, rô phi được các tiểu thương bán cho người tiêu dùng
mua về để sử dụng làm thực phẩm hàng ngày. Việc người
dân Hà Nội tiêu thụ các loại thực phẩm này hàng ngày
có thể tiềm ẩn một nguy cơ phơi nhiễm và gây rủi ro cho
sức khỏe người tiêu dùng nơi đây. Xuất phát từ thực tiễn
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát sự có mặt
của các hợp chất PFCs trong máu cá tại khu vực Hà Nội,
sử dụng phương pháp chiết ghép cặp ion với tetrabutyl-
ammoni hydro sunphat (TBA) kết hợp dung môi metyl
tert-butyl ete (MTBE) và xác định bằng thiết bị sắc ký
lỏng ghép nối hai lần khối phổ (LC-MS/MS).
Thực nghiệm
Hóa chất, thiết bị
Toàn bộ hóa chất được sử dụng cho phân tích PFCs
trong các mẫu cá đều thuộc loại tinh khiết dùng cho phân
tích sắc ký lỏng. Dung dịch amoniac 25%, amoni axetat
97% và metanol được mua từ Merck (Đức), tetrabutyl-
ammoni hydro sunphat (TBA) và dung môi metyl tert-
butyl ete (MTBE) được mua từ Công ty hóa chất công
nghiệp Tokyo (Nhật Bản). Hỗn hợp của 17 hợp chất PFCs
(PFAC-MXB) bao gồm axit peflobutanoic (PFBA), axit
peflopentanoic (PFPeA), axit peflohexanoic (PFHxA),
axit pefloheptanoic (PFHpA), axit peflooctanoic (PFOA),
axit peflononanoic (PFNA), axit peflodecanoic (PFDA),
axit pefloundecanoic (PFuDA), axit peflododecanoic
(PFDoA), axit peflotridecanoic (PFTrDA), axit
peflotetradecanoic (PFTeDA), axit peflohexadecanoic
(PFHxDA), axit peflooctadecanoic (PFODA), muối
peflobutansunphonat (PFBS), muối peflohexasunphonat
(PFHxS), muối peflooctansunphonat (PFOS), muối
peflodecansunphonat (PFDS), nồng độ 2 µg/ml và hỗn
hợp 9 chất chuẩn đồng hành (MPFAC-MXA) gồm các
axit 13C pefloankylcaboxylic (7 hợp chất bao gồm C4,
C6, C8, C9, C10, C11 và C12) và hỗn hợp các muối
18O, 13C pefloankylsunphonat (2 hợp chất bao gồm C6
và C8), nồng độ 2 µg/ml được mua từ Phòng thí nghiệm
Wellington (Canada). Hỗn hợp PFAC-MXB được sử
dụng trong việc xây dựng đường chuẩn có nồng độ từ
The survey on the content
of perfluorinated chemicals (PFCs) in blood
of some fish species collected in Hanoi area
Dinh Quang Phan, Thuy Ngọc Nguyen,
Thi Vi Phung, Thi Thu Nga Nguyen,
Thi Kim Thuy Nguyen, Hong Anh Duong,
Hung Viet Pham, Huu Tuyen Le*
Research Centre for Environment Technology and Sustainable Development
(CETASD), VNU University of Science
Received 16 December 2016; accepted 26 January 2017
Abstract:
Perflourinated chemicals (PFCs) which possess such
the properties as waterproof and flame resistant are
widely used to produce consumer products that are
resistant to stains and grease and have the ability of
fire-fighting. PFCs are persistent organic pollutants
(POPs), among them, perfluorooctanesulfonic acid
(PFOS) and its salts have been listed in Stockholm
Convention on Persistent Organic Pollutants since
2009. PFCs in 24 blood samples of four fish species
including carp, major carp, hypophthalmichthys,
and tilapia collected from West lake and Yen So lake
were ion-pair extracted with tetrabutylammonium
hydrogen sulfate (TBA)/methyl tert-butyl ether
(MTBE) and determined by liquid chromatography -
tandem mass spectrometry (LC-MS/MS). PFCs were
detected in all the collected fish blood samples. The
recoveries of seventeen PFCs were in the range of
70-121%, and limit of detection (LOD) and limit of
quantification (LOQ) in the samples were 0.03 ng/ml
and 0.1 ng/ml, respectively. The average concentration
of PFCs in the fish blood samples was 15.12 ng/ml
(in the range of 4.58-28.61 ng/ml). The results of this
study showed that the high concentrations of PFCs
in the fish blood samples reflected the dissolving
properties of PFCs in water. The concentration of
PFCs in blood of fish species collected from Yen So
lake were higher than those in West lake, and the
bioaccumulation ability from the environment into
blood was remarkable.
Keywords: Fish, perfluorinated chemicals, West lake,
Yen So lake.
Classification number: 1.4
1916(5) 5.2017
Khoa học Tự nhiên
0,1 đến 20 ng/ml. Mẫu sau khi xử lý được phân tích trên
thiết bị sắc ký lỏng ghép nối hai lần khối phổ LC-MS/MS
8040 của hãng Shimadzu, Nhật Bản.
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
24 cá thể của một số loại cá nước ngọt sinh sống phổ
biến (n = 6) gồm chép, mè, trôi và rô phi sống ở hồ Tây
và hồ Yên Sở được đánh bắt bằng phương pháp kéo lưới
và chọn ngẫu nhiên. Cá được cho vào thùng nhựa đựng
nước hồ nơi lấy mẫu, sục khí giữ cá sống và vận chuyển
về phòng thí nghiệm. Mẫu cá được xác định chiều dài và
cân nặng. Mẫu máu được lấy bằng xi lanh 5 ml ở động
mạch dưới bụng, sau đó cho vào ống nhựa polypropylen
bảo quản tủ lạnh ở nhiệt độ -22oC. Tổng số mẫu là 24
mẫu máu của các loại cá chép, mè, trôi và rô phi. Các
dụng cụ sau mỗi lần sử dụng được tráng rửa bằng nước
deion và metanol để tránh nhiễm chéo.
Phân tích mẫu
Hàm lượng các hợp chất PFCs trong các mẫu máu cá
phân tích sử dụng phương pháp chiết ghép cặp ion được
phát triển và tối ưu bởi Kannan và cộng sự (2001) [13].
Hút 1 ml máu cho vào ống chiết polypropylen chia vạch
15 ml, thêm 50 µl chất nội chuẩn 100 ppb, 1 ml dung
dịch TBA 0,5 M (đã được điều chỉnh pH 10) và 2 ml
dung dịch đệm natri cacbonat 0,25 M được thêm vào
và lắc đều bằng thiết bị lắc rung vortex trong 1 phút.
Thêm 5 ml dung môi MTBE. Hỗn hợp được mang đi
lắc trong 20 phút với tốc độ 300 vòng/phút. Sau đó,
dung dịch được ly tâm với tốc độ vòng 1500 vòng/phút
trong 10 phút. Lớp dung dịch hữu cơ ở phía trên được
hút ra và cho vào 1 ống polypropylen khác. Mẫu được
chiết lần 2 với 5 ml dung môi MTBE như trên, gộp 2
lần dịch chiết MTBE và đem cô cạn gần hết bằng khí
nitơ và định mức trở lại 1 ml bằng dung môi metanol.
Mẫu được lắc vortex trong 30 giây và lọc qua màng lọc
nylon kích thước lỗ 0,2 µm, sau đó chuyển sang lọ bơm
mẫu tự động.
Các chất PFCs trong mẫu máu cá sau khi xử lý được
xác định bằng thiết bị sắc ký lỏng ghép nối hai lần khối
phổ LC-MS/MS 8040, Shimadzu. 2 µl dịch chiết được
bơm vào cột Poroshell 120 EC C18 (Agilent, Mỹ) kích
thước hạt 2,7 µm với pha động là dung dịch amonium
axetat và metanol. Tốc độ dòng 0,25 ml/phút, chương
trình dung môi bắt đầu với 50% metanol, tăng dần đến
95% metanol ở 18 phút trước khi giảm về 50% ở 22 phút,
nhiệt độ cột tách được duy trì ở 40oC. Các PFCs được ion
hóa nhờ kỹ thuật ion hóa phun điện tích (ESI). Các ion
được gọi là ion sơ cấp được dẫn vào buồng tách tứ cực
thứ nhất (MS lần 1) để thực hiện quá trình tách mảnh ion
lần 1. Các ion thứ cấp ra khỏi buồng tách tứ cực thứ nhất
MS1 và đi vào buồng ion hóa thứ 2 (CID). Tại đây, các
ion thứ cấp được va chạm với khí Ar để phân thành các
ion với số khối nhỏ hơn (gọi là ion thứ cấp hay ion con).
Các ion thứ cấp này được dẫn vào buồng MS thứ 2 và
phân tách mảnh. Qua buồng MS2, cường độ tín hiệu của
các ion thứ cấp thu được sẽ được ghi nhận bởi detector và
chuyển vào máy tính để xử lý và lưu trữ.
Kiểm soát chất lượng
Chúng tôi tiến hành phân tích mẫu trắng trong mỗi mẻ
thí nghiệm. Phân tích mẫu thêm chuẩn cho mỗi mẻ mẫu
bằng cách thêm 20 µl dung dịch chuẩn 100 ppb vào 1 ml
mẫu máu cá đối chứng. Hiệu suất thu hồi đạt từ 70-121%.
Xác định giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL):
lấy nồng độ cao hơn giới hạn phát hiện trên máy (IDL)
10 lần, thêm chuẩn vào nền mẫu máu và thực hiện quá
trình phân tích giống như trên. Giới hạn phát hiện (LOD)
và giới hạn định lượng (LOQ) trong các mẫu phân tích
tương ứng là 0,03 ng/ml và 0,1 ng/ml.
Hình 2. sắc đồ chuẩn các hợp chất PFCs.
Hình 1. Lấy mẫu máu cá tại phòng thí nghiệm.
2016(5) 5.2017
Khoa học Tự nhiên
Kết quả nghiên cứu
Hàm lượng các hợp chất PFCs trong mẫu máu cá
Hàm lượng các hợp chất PFCs trong máu cá thu thập tại
khu vực hồ Tây và hồ Yên Sở được trình bày chi tiết tại bảng
1. Kết quả cho thấy, sự có mặt các hợp chất PFCs trong tất
cả các mẫu máu của 4 loại cá (chép, mè, trôi và rô phi) ở cả
hai khu vực nghiên cứu. Hàm lượng PFCs trong máu cá dao
động từ 4,58-28,61 ng/ml (trung bình 15,12 ng/ml) cho thấy
khả năng tích lũy các hợp chất PFCs trong máu, kết quả này
phản ánh đúng đặc tính tan tốt trong nước của các hợp chất
PFCs. Trong cá, máu là chất dịch lỏng bao gồm các thành
phần chính là các tế bào máu và huyết tương với khoảng
90% là nước, tạo điều kiện cho các hợp chất PFCs dễ dàng
hấp thu theo đường tiêu hóa và đi vào máu.
Bảng 1. Hàm lượng các hợp chất PFCs trung bình trong
máu cá.
Hàm lượng PFCs trong máu cá ở hồ Yên Sở có xu
hướng cao hơn cá ở hồ Tây. Cụ thể, tổng hàm lượng trung
bình các hợp chất PFCs trong máu cá ở hồ Yên Sở là 17,18
ng/ml (6,98-23,20 ng/ml); ở hồ Tây là 13,07 ng/ml (4,58-
28,61 ng/ml). Điều này được giải thích là do hồ Yên Sở
chứa nước thải của thành phố Hà Nội từ các con sông Tô
Lịch, Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ; còn hồ Tây chỉ chứa
nước thải sinh hoạt của khu vực dân cư sinh sống ven hồ và
nước mưa chảy tràn từ khu vực xung quanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng các hợp chất
peflo hóa trong các loại cá có kích thước và trọng lượng
lớn (mè, trôi, chép) có xu hướng cao hơn so với các loại cá
có kích thước và trọng lượng bé hơn (rô phi) (hình 3). Cụ
thể, hàm lượng trung bình của các hợp chất PFCs trong máu
cá trôi là 18,35 ng/ml, cá mè là 18,17 ng/ml, cá chép là 12
ng/ml và cá rô phi là 11,8 ng/ml. Điều này có thể do sự tích
lũy các hợp chất PFCs chủ yếu qua chuỗi thức ăn. Các loại
cá chép, mè, trôi và rô phi được nghiên cứu đều là những
động vật ăn tạp. Thức ăn của chúng chủ yếu là tảo, sợi, các
loài động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng của các
loại côn trùng, động vật sống ở nước, cỏ, bèo và cả phân
hữu cơ. Một số kết quả trong những báo cáo trước đây cũng
cho thấy hàm lượng các hợp chất PFCs trong nước mặt và
trầm tích tại hai khu vực này [10]. Vì thế, chúng tôi cho rằng
việc phơi nhiễm các hợp chất PFCs đến cá chủ yếu qua con
đường ăn uống và tích lũy theo chuỗi thức ăn, những loại cá
có trọng lượng lớn cần khối lượng thức ăn nhiều hơn và ăn
ở môi trường có PFCs cao dẫn đến khả năng tích lũy PFCs
trong cá càng cao.
Hình 3. Tổng hàm lượng trung bình các hợp chất PFCs
trong máu cá ở hồ Yên Sở và hồ Tây.
Đối chiếu với một số báo cáo trước đây thấy rằng, tổng
hàm lượng các hợp chất PFCs trong mẫu máu cá cao hơn
trong mẫu nước tại cùng khu vực nghiên cứu. Tổng hàm
lượng các hợp chất PFCs trong mẫu nước quan trắc vào
tháng 8/2015 tại hồ Yên Sở dao động từ 10,03-11,05 ng/l
(trung bình 10,42 ng/l), hồ Tây dao động từ 8,38-11,25 ng/l
(trung bình 9,45 ng/l) [10]. Trong khi đó, tổng hàm lượng
các hợp chất PFCs trung bình trong máu cá tại hồ Yên Sở và
hồ Tây tương ứng là 17,18 ng/ml và 13,07 ng/ml. Như vậy,
hàm lượng các hợp chất PFCs trong mẫu máu cá cao hơn
mẫu nước mặt tại khu vực sinh sống của các loại cá này từ
1380 đến 1650 lần. Kết quả này một lần nữa khẳng định khả
năng tích lũy sinh học của các hợp chất PFCs trong các loại
cá sinh sống tại khu vực này là rất cao.
Sự phân bố PFCs trong máu cá
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các hợp chất PFCs phổ
biến trong máu cá tại hồ Tây và hồ Yên Sở chủ yếu là PFDA
(trung bình 24,57%), PFUdA (trung bình 20,21%), PFOS
(trung bình 18,54%), PFDoA (trung bình 13,13%), PFTrDA
(trung bình 8,09%), PFTeDA (trung bình 6,97%) (hình 4 và
5). Trong đó, hàm lượng các hợp chất PFDA, PFUdA và
PFOS chiếm tỷ lệ cao và có mặt trong hầu hết các mẫu máu
của các loại cá. Điều này được giải thích là các hợp chất
PFDA, PFUdA và PFOS được dùng phổ biến trong các sản
phẩm tiêu dùng như bọt chống cháy, các chất bôi trơn, chất
kết dính, sơn và chất đánh bóng, sau khi phát thải vào môi
trường chúng có khả năng tích lũy sinh học và chiếm tỷ lệ
cao hơn so với các hợp chất PFCs khác.
Loại cá Vị trí
Chiều
dài trung
bình (cm)
Chiều rộng
trung bình
(cm)
Khối lượng
trung bình
(g)
Hàm lượng
PFCs trung
bình (ng/ml)
Cá chép Hồ Tây 38,67 9,83 884 6,34
Cá chép Hồ Yên Sở 42,67 15,83 1389,67 17,65
Cá mè Hồ Tây 47 13,33 1493 17,17
Cá mè Hồ Yên Sở 43,67 12,5 972,67 19,17
Cá trôi Hồ Tây 34,33 12 897,67 15,66
Cá trôi Hồ Yên Sở 29,67 8 346,33 21,04
Cá rô phi Hồ Tây 21,07 7,5 176,33 13,1
Cá rô phi Hồ Yên Sở 23 8 218,67 10,86
2116(5) 5.2017
Khoa học Tự nhiên
Hình 4. sự phân bố các hợp chất PFCs trong máu cá tại
hồ Tây.
Hình 5. sự phân bố các hợp chất PFCs trong máu cá tại
hồ Yên Sở.
Kết luận
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên thực hiện khảo
sát các hợp chất PFCs trong mẫu cá tại khu vực hồ Yên
Sở và hồ Tây thuộc thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sự có mặt các hợp chất PFCs trong tất cả các mẫu
máu của 4 loại cá chép, mè, trôi và rô phi ở cả hai khu vực
nghiên cứu. Trong đó, hàm lượng PFCs trong máu cá ở hồ
Yên Sở cao hơn hồ Tây do hồ Yên Sở là nơi chứa nước thải
của toàn thành phố Hà Nội, trong khi hồ Tây chỉ chứa nước
thải của khu vực xung quanh. Các hợp chất PFCs trong máu
của các loại cá có kích thước và trọng lượng lớn hơn có xu
hướng cao hơn so với các loại cá có kích thước và trọng
lượng bé hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các hợp chất
PFCs trong mẫu máu cá cao hơn mẫu nước mặt được thu
thập tại cùng khu vực là môi trường sinh sống của các loại
cá này nhiều lần. Điều này cho thấy khả năng tích lũy sinh
học cao của các hợp chất PFCs trong các loại cá ở hồ Tây
và hồ Yên Sở. PFCs có nhiều trong cá chủ yếu là PFDA,
PFUdA, PFOS, PFDoA, PFTrDA và PFTeDA. Hiện nay,
các loại cá ở đây đang được nuôi và đánh bắt thường xuyên
để cung cấp cho người dân khu vực Hà Nội sử dụng làm
thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, việc tiến hành
các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá hàm lượng PFCs trong
các mô thịt và cơ quan khác của cá cũng như đánh giá rủi ro
của sự phơi nhiễm đối với các hợp chất PFCs và ảnh hưởng
của nó đến sức khỏe dân cư khu vực thủ đô là rất cần thiết,
đây cũng là một trong những định hướng nghiên cứu của
chúng tôi trong thời gian tới.
LờI CẢM ơN
Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí của
nhiệm vụ KH&CN cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016,
mã số QG.16.11. Các tác giả xin trân trọng cảm ơn. Chúng
tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển
Bền vững (CETASD) trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] S. Hansen, et al. (2016), “Exposure to per- and polyfluoroalkyl substances
through the consumption of fish from lakes affected by aqueous film-forming foam
emissions - A combined epidemiological and exposure modeling approach. The
SAMINOR 2 Clinical Study”, Environ. Int., 94(9037), pp.272-282.
[2] A.M. Calafat, et al. (2006), “Perfluorinated chemicals in selected residents of
the American continent”, Chemosphere, 63, pp.490-496.
[3] U.N. Joensen, R. Bossi, H. Leffers, A.A. Jensen, N.E. Skakkebæk, and N.
Jørgensen (2009), “Do Perfluoroalkyl compounds impair human semen quality?”,
Environ. Health Perspect., 117(6), pp.923-927.
[4] T. Stahl, D. Mattern, and H. Brunn (2011), “Toxicology of perfluorinated
compounds”, Environ. Sci. Eur., 23(1), p.38.
[5] Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants, 2010.
[6] T. Specification and T. Spezifikation (2010), Determination of extractable
perfluorooctanesulphonate (PFOS) in coated and impregnated solid articles, liquids
and fire fighting foams - Method for sampling, extraction and analysis by LCqMS or
LC-tandem/MS, CEN/TS 15968.
[7] I.E. Jogsten, et al. (2009), “Exposure to perfluorinated compounds in Catalonia,
Spain, through consumption of various raw and cooked foodstuffs, including packaged
food”, Food Chem. Toxicol., 47(7), pp.1577-1583.
[8] C. Liu, V.W.C. Chang, K.Y.H. Gin, and V.T. Nguyen (2014), “Genotoxicity
of perfluorinated chemicals (PFCs) to the green mussel (Perna viridis)”, Sci. Total
Environ., 487(1), pp.117-122.
[9] N.H. Lam, C.R. Cho, K. Kannan, and H.S. Cho (2017), “A nationwide survey
of perfluorinated alkyl substances in waters, sediment and biota collected from aquatic
environment in Vietnam: Distributions and bioconcentration profiles”, Journal of
Hazardous Materials, 323, pp.116-127.
[10] U.N. University (2015), “Perfluorinated compounds in surface water from
municipal drainage system, dumping site and textile - dyeing trade village in Vietnam”,
Annu. Rep. UNU Proj. Vietnam.
[11] P.T. Vĩ và cộng sự (2015), “Khảo sát sơ bộ hàm lượng của các hợp chất peflo
hóa (PFCs) trong nước mặt tại một số làng nghề dệt nhuộm phía Bắc Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 31(4), tr.90-97.
[12] J.P. Giesy and K. Kannan (2001), “Global Distribution of Perfluorooctane
Sulfonate in Wildlife”, Environ. Sci. Technol., 35, pp.1339-1342.
[13] K. Kannan, et al. (2001), “Accumulation of perfluorootane sulfonate in
marine mammals”, Environ. Sci. Technol., 35, pp.1593-1598.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36877_118632_1_pb_6557_2100228.pdf