Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa các nguyên tố kim loại Fe-Co, Se-Co, và mối
tương quan trung bình giữa Cr-Fe, trong khi ñó mối tương quan hàm lượng giữa các nguyên tố khác rất yếu.
Hàm lượng As và Fe trong tóc của dân cư huyện An Phú cao hơn huyện Tri Tôn 12,57 lần và 6,47 lần (p <
0,05). Tại An Phú có 20/40 trường hợp hàm lượng As trong tóc dân cư cao hơn 0,8 ppm. Không có sự khác biệt
hàm lượng các nguyên tố Na, Br, Cr, Fe, Co, Zn, Se, Sb, Hg trong tóc dân cư giữa hai huyện (p > 0,05).
Có thể sử dụng phương pháp k0-INAA ñể phân tích các nguyên tố kim loại trong tóc dân cư nhờ những ñặc
tính ưu việt của phương pháp này, trong ñó quan trọng nhất là khả năng phân tích ña nguyên tố ñồng thời mà
không cần xử lý hóa.
Việc phân tích các nguyên tố kim loại trong tóc có kết quả nhất ñịnh, tuy nhiên cần có những nghiên cứu
tiếp theo với phạm vi mở rộng hơn, ñặc biệt cần phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau
như: sinh học, y tế, dịch tễ học, môi trường Cần có những nghiên cứu ñịnh lượng hàm lượng các nguyên tố
trong tóc dân cư ñể xây dựng chỉ số sinh học cho người Việt Nam, từ ñó theo dõi vấn ñề ô nhiễm kim loại tác
ñộng ñến sức khoẻ dân cư.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hàm lượng các nguyên tố as, na, br, cr, fe, co, zn, se, sb, hg trong tóc dân cư sử dụng nước ngầm tại huyện An Phú và Tri Tôn tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 188
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ As, Na, Br, Cr, Fe, Co, Zn, Se, Sb, Hg
TRONG TÓC DÂN CƯ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM
TẠI HUYỆN AN PHÚ VÀ TRI TÔN TỈNH AN GIANG
Phan Long Hồ*, Đặng Ngọc Chánh*, Trịnh Hồng Lân*, Hồ Mạnh Dũng**, Cao Đông Vũ**,
Châu Văn Tạo***.
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Hiện nay việc khảo sát hàm lượng các nguyên tố kim loại trong tóc là việc rất cần thiết nhằm
ñánh giá toàn diện mức ñộ ô nhiễm kim loại trong nước ngầm ảnh hưởng lên sức khoẻ dân cư sử dụng nước ngầm.
Mục tiêu nghiên cứu: bước ñầu khảo sát mối tương quan hàm lượng các nguyên tố As, Na, Br, Cr, Fe,
Co, Zn, Se, Sb, Hg trong tóc dân cư sử dụng nước ngầm ñồng thời so sánh sự khác biệt hàm lượng nguyên tố
trong tóc dân cư giữa hai huyện.
Phương pháp và ñối tượng nghiên cứu: Phương pháp chuẩn hóa k-zero của kỹ thuật phân tích kích hoạt
neutron dụng cụ (k0-INAA) trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt ñược áp dụng ñể ñịnh lượng các nguyên tố. Mẫu
tóc dùng kiểm tra chéo hàm lượng asen trong một ñề tài hợp tác với Unicef ñược sử dụng ñể nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa Fe - Co (r = 0,75, p < 0,01) và Se
- Co (r = 0,71, p < 0,01) trong tóc dân cư tại huyện An Phú và Tri Tôn. Không có sự khác biệt hàm lượng các
nguyên tố: Na, Br, Cr, Co, Zn, Se, Sb và Hg trong tóc của dân cư giữa hai huyện (p > 0,05). Hàm lượng As và
Fe trong tóc của dân cư huyện An Phú cao hơn huyện Tri Tôn 12,57 lần và 6,47 lần (p < 0,05).
Kết luận: Kết quả khảo sát hàm lượng 10 nguyên tố trong nghiên cứu này cho thấy hàm lượng As và Fe
trong tóc dân cư ở huyện An Phú cao hơn huyện Tri Tôn. Tại An Phú có 20/40 trường hợp hàm lượng As trong
tóc dân cư cao hơn 0,8 ppm (mức khuyến cáo của Bộ Y tế).
Từ khóa: k0-INAA, hàm lượng nguyên tố, tóc dân cư, nước ngầm, ô nhiễm kim loại.
ABSTRACT
SURVEY ON THE CONCENTRATIONS OF As, Na, Br, Cr, Fe, Co, Zn, Se, Sb, Hg IN
HUMAN HAIR OF POPULATION USING GROUNDWATER IN AN PHU AND TRI TON
DISTRICTS OF AN GIANG PROVINCE
Phan Long Ho, Dang Ngoc Chanh, Trinh Hong Lan, Ho Manh Dung, Cao Dong Vu, Chau Van Tao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 188 - 192
Background: Today it’s necessary to investigate the concentration of metallic elements in human hair for
comprehensively evaluating the metal contamination level in groundwater that affects the people using
groundwater.
Objectives: This is the initial step to survey the correlation of concentrations among elements namely As,
Na, Br, Cr, Fe, Co, Zn, Se, Sb, Hg in hair of people using groundwater as well as compare the difference of the
elemental concentrations in human hair of the people living between An Phu and Tri Ton districts.
Materials and Methods: The k-zero standard method of instrumental neutron activation analysis (k0-INAA)
in Dalat nuclear reactor is applied to determine the concentrations of elements. The materials in this study are
hair samples used to cross-check the arsenic concentration in the theme in cooperation with Unicef.
Results: The studied results show that there is a close correlation between Fe-Co (r = 0.75, p < 0.01) and
Se-Co (r = 0.71, p < 0.01) in hair of people in An Phu and Tri Ton districts. There is no difference among the
concentrations of elements namely Na, Br, Cr, Co, Zn, Se, Sb and Hg in hair of people in these districts (p >
0.05). Arsenic and iron concentrations in hair of people in An Phu district is 12.57 times and 6.47 times (p <
0.05) higher than those in Tri Ton district.
Conclusion: The results of surveying the concentrations of 10 elements in this study show that the
*
Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh** Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt*** Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: ThS.Phan Long Hồ ĐT: 0918 563 609 Email:
phanlongho@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 189
concentrations of As and Fe in hair of people in An Phu district are higher than those in Tri Ton district. In An
Phu district there are 20/40 cases of arsenic concentrations higher than 0.8 ppm.
Keywords: k0-INAA, elemental concentration, human hair, groundwater, metal contamination.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nước ngầm bị ô nhiễm asen ảnh hưởng ñến sức khỏe dân cư ñã và ñang ñược nghiên cứu tại nhiều
nước trên thế giới. Nghiên cứu của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh cho thấy huyện An Phú tỉnh
An Giang có tới 97,30% giếng nước ngầm bị nhiễm asen với hàm lượng vượt mức trên 100 ppb trong tổng số
260 giếng ñược khảo sát(8). Mặt khác theo số liệu công bố hiện trạng nước ngầm tại khu vực Đồng bằng Nam bộ
của Liên ñoàn Địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền Bắc(6), thành phần chất vô cơ và hữu cơ trong các
tầng nước ngầm ñang bị ô nhiễm, ñặc biệt là tầng nước ngầm Pleistocen trung – thượng (QI
-III). Đáng chú ý là
kết quả phân tích các mẫu ở tầng nước QII
-III ñều chứa các nguyên tố As, Hg, Mn, Cd, Cr, Pb. Sự ô nhiễm hàm
lượng các nguyên tố này ở mức cao sẽ gây ảnh hưởng ñến sức khỏe dân cư sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chọn tóc người là vật chỉ
thị ñể ñiều tra ô nhiễm môi trường do các nguyên tố kim loại gây nên(4), (11) nhờ vào một số ñặc tính sau: Một là,
hàm lượng các nguyên tố vết trong tóc phản ánh trung thực mức hàm lượng các nguyên tố tương ứng trong cơ
thể. Hai là, các nguyên tố vết ñưa vào tóc một cách liên tục theo quá trình hình thành và phát triển của nó bao
gồm cả các yếu tố sinh học phụ khác như tuyến nhờn, mồ hôi, biểu bì, từ ñó các nguyên tố vết sẽ thấm nhiễm
vào tóc. Cuối cùng các yếu tố về ñiều kiện môi trường sống của con người như không khí, nước, dầu gội ñầu,
thuốc uống, cũng ñóng góp vào việc ñưa các nguyên tố vết vào tóc.
Trong khuôn khổ ñề tài hợp tác với Unicef (năm 2006 – 2007), Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Thành phố Hồ
Chí Minh ñã thực hiện ñiều tra bệnh học liên quan ñến nguồn nước bị ô nhiễm asen. Tuy nhiên việc khảo sát
hàm lượng các kim loại khác ñể biết ñược ngoài hiện trạng ô nhiễm asen còn ô nhiễm nguyên tố nào khác hay
không vẫn chưa ñược tiến hành. Trong quá trình thực hiện ñề tài, chúng tôi ñã tiến hành ñịnh lượng nguyên tố
asen trong tóc bằng phương pháp HG-AAS. Ngoài ra chúng tôi cũng dùng phương pháp k0-INAA (k-zero
standardization method of Instrumental Neutron Activation Analysis) trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt ñể ñịnh
lượng asen trong tóc nhằm kiểm tra chéo 10% trong tổng số 518 mẫu, ngoài asen chúng tôi có ñịnh lượng thêm 9
nguyên tố kim loại khác. Các kết quả sẽ ñược trình bày trong báo cáo này.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát mối tương quan giữa các nguyên tố As, Na, Br, Cr, Fe, Co, Zn, Se, Sb, Hg trong tóc dân cư sử
dụng nước ngầm.
So sánh sự khác biệt giữa hàm lượng các nguyên tố trong tóc dân cư của hai huyện An Phú (vùng ô nhiễm
asen(8)) và Tri Tôn (vùng không ô nhiễm asen(8)) tỉnh An Giang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trong một ñề tài hợp tác với Unicef “Nghiên cứu trường hợp nhiễm ñộc arsenic tại tỉnh An Giang” ñược
tiến hành năm 2006 – 2007 ñể ñiều tra bệnh học liên quan ñến nước ngầm bị ô nhiễm asen có thu thập 518 mẫu
tóc dân cư của hai huyện. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chọn ngẫu nhiên 40 mẫu tóc dân cư huyện
An Phú và 22 mẫu tóc dân cư huyện Tri Tôn trong tổng số 518 mẫu tóc ñó.
Phương pháp ñịnh lượng nguyên tố
Để phân tích hàm lượng các nguyên tố kim loại trong tóc, một số phương pháp ñã ñược áp dụng như:
AAS(9), ICP(5), XRF(7), NAA(7), (4), trong ñó phân tích kích hoạt neutron (NAA) lò phản ứng cho phép xác ñịnh
ñồng thời hàm lượng ña nguyên tố kim loại ở mức ppm, thậm chí ở mức ppb với ñộ nhạy, ñộ chính xác và ñộ lặp
lại tốt. Gần ñây phương pháp k0-INAA ñã ñược phát triển trên nhiều lò phản ứng với các ưu ñiểm nổi bật(3):
không cần dùng mẫu chuẩn, có khả năng phân tích ña nguyên tố ñồng thời mà không cần xử lý hóa, có ñộ lặp lại
tốt. Chính vì vậy chúng tôi chọn phương pháp k0-INAA ñể ñịnh lượng các nguyên tố: As, Na, Br, Cr, Fe, Co, Zn,
Se, Sb, Hg trong tóc.
Thu thập mẫu
Tóc ñược lấy sát da ñầu bằng kéo thép không rỉ với chiều dài từ 4 – 10 cm. Các mẫu sau khi lấy ñược cho
vào bao nylon sạch ghi nhãn và mang về phòng thí nghiệm xử lý.
Xử lý và chiếu mẫu
Mẫu tóc sau khi thu thập ñược xử lý theo các bước sau: rửa sạch bằng nước cất 2 lần, ngâm trong dung dịch
acetone/cồn tỷ lệ 50:50 trong 1 giờ, sấy khô ở nhiệt ñộ 500C trong 2 giờ cho ñến khô hoàn toàn, mẫu ñược cắt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 190
nhỏ bằng kéo thép không rỉ ñể làm ñồng ñều mẫu(11). Sau khi xử lý, mẫu ñược ñem cân khoảng 200 mg rồi cho
vào bao nylon sạch có ghi nhãn và ñem chiếu trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt ở kênh mâm quay với thông
lượng neutron cỡ 3,5×1012 n.cm-2.s-1 (3) trong thời gian 5 giờ.
Thời gian rã và thời gian ño của các nguyên tố
Thời gian rã và thời gian ño của các nguyên tố cụ thể theo bảng 1.
Bảng 1: Thời gian rã – ño các nguyên tố (3)
Thời gian Nhân ño
Rã (ngày) Đo (giây)
2 – 3 1800 Na24, Zn69m, As76, Br82
10 36000 Cr51, Fe59, Co60, Zn65, Se75,
Br82, Sb122, Hg203
Đo mẫu và xử lý phổ
Mẫu sau khi chiếu, ñể ñúng thời gian rã như bảng 1 sau ñó ñược ño trên hệ phổ kế Gamma tại phòng thí
nghiệm INAA-Lab thuộc Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. Hệ phổ kế này bao gồm: detector Germanium siêu
tinh khiết HPGe của hãng ORTEC (GMX-30190), phần mềm thu nhận phổ Gamma Vision V5.32, khối ñiện tử
ORTEC 919E MCB. Phổ sau khi thu nhận ñược xử lý và tính toán hàm lượng bằng phần mềm K0-DALAT, một
phần mềm có ñộ tin cậy khá tốt chuyên dùng cho k0-NAA(1).
Xử lý thống kê
Hàm lượng các nguyên tố ñược nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Stata 10 ñể tìm các mối liên
quan.
Để khảo sát sự khác biệt hàm lượng các nguyên tố, phép kiểm Anova trong công cụ Data Analysis của phần
mềm MS-Exel ñược sử dụng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sự tương quan giữa các kim loại
Kết quả phân tích mối tương quan giữa các kim loại trong 62 mẫu tóc dân cư tại 2 huyện An Phú và Tri Tôn
ñược trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Kết quả hệ số tương quan giữa các nguyên tố trong tóc dân cư
As Na Br Cr Fe Co Zn Se Sb Hg
As 1
Na 0,08 1
Br 0,20 -0,12 1
Cr 0,06 -0,05 0,21 1
Fe 0,04 -0,14 0,07 0,54b 1
Co -0,09 -0,29 0,34 0,06 0,75b 1
Zn 0,02 0,02
-
0,33a -0,02 0,06 -0,32 1
Se -0,11 -0,29 0,05 0,22 0,40 0,71b 0,01 1
Sb 0,46 0,07 -0,41 -0,13 0,32 -0,11 0,01 -0,62 1
Hg 0,11 0,19 0,26 -0,11 0,07 0,05 -0,06 -0,20 0,26 1
Ghi chú: a: p < 0,05, b: p < 0,01.
Kết quả từ bảng 2, nhận thấy rằng mối tương quan hàm lượng giữa các nguyên tố là rất yếu(10) ngoại trừ các
mối tương quan sau là ñáng chú ý:
- Mối tương quan nghịch giữa Br-Zn (r = - 0,33, p < 0,05).
- Mối tương quan trung bình giữa Cr-Fe (r = 0,54, p < 0,01).
- Mối tương quan chặt chẽ giữa Fe-Co (r = 0,75, p < 0,01).
- Mối tương quan chặt chẽ giữa Se-Co (r = 0,71, p < 0,01).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 191
Từ kết quả phân tích mối tương quan, bước ñầu nhận thấy có một số mối tương quan chặt chẽ như Cr-Fe,
Fe-Co, Se-Co. Tuy nhiên do trong quá trình thực hiện chúng tôi không khảo sát hàm lượng các kim loại này
trong nước ngầm cũng như cỡ mẫu chưa ñủ thống kê cần thiết nên chưa có các nhận ñịnh sâu hơn.
Sự khác biệt hàm lượng các nguyên tố giữa hai huyện
Hàm lượng trung bình các nguyên tố trong tóc người của hai huyện và giá trị p của phép kiểm Anova ñược
trình bày trong bảng 3 và ñược minh họa bằng hình 1.
Bảng 3: Hàm lượng trung bình các nguyên tố trong tóc dân cư
An Phú
(n = 40)
Tri Tôn
(n = 22) Nguyên
tố
Mean SD Mean SD
Tỷ
số a
Giá
trị p
As 2,20 3,01 0,18 0,20 12,57 0,003
Na 55,93 22,96 58,26 41,39 0,96 0,776
Br 3,34 1,93 2,45 1,35 1,37 0,059
Cr 3,44 3,13 4,28 4,73 0,80 0,537
Fe 162,71 135,58 25,14 15,00 6,47 0,036
Co 0,24 0,32 0,05 0,03 4,92 0,088
Zn 148,79 113,71 166,39 95,84 0,89 0,569
Se 0,46 0,34 0,49 0,24 0,92 0,770
Sb 0,06 0,03 0,04 0,03 1,56 0,147
Hg 2,32 1,14 1,78 0,80 1,30 0,073
Ghi chú: SD: ñộ lệch chuẩn; a: Tỷ số = MeanAn Phú
MeanTri Tôn
1.E-02
1.E-01
1.E+00
1.E+01
1.E+02
1.E+03
As Na Br Cr Fe Co Zn Se Sb Hg
H
àm
lư
ợ
n
g
(pp
m
)
Huyện An Phú Huyện Tri Tôn
Hình 1: Minh họa hàm lượng trung bình các nguyên tố trong tóc dân cư
Kết quả trình bày trong bảng 3 và hình 1 cho thấy rằng: hàm lượng các nguyên tố Br, Co, Sb và Hg trong
tóc dân cư huyện An Phú cao hơn huyện Tri Tôn từ 1,30 – 4,92 lần; hàm lượng các nguyên tố Na, Cr, Zn, Se
trong tóc dân cư huyện An Phú thấp hơn huyện Tri Tôn từ 1,01 – 1,11 lần. Tuy nhiên kết quả này không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Đáng chú ý là hàm lượng As trong tóc của dân cư huyện An Phú cao hơn huyện Tri Tôn 12,57 lần (p <
0,05), ñiều này cho thấy nước ngầm bị ô nhiễm asen ñã thấm nhiễm vào cơ thể dân cư sử dụng nước ngầm. Kết
quả cũng cho thấy tại huyện An Phú có 20/40 trường hợp hàm lượng asen trong tóc cao hơn 0,8 ppm (mức
khuyến cáo của Bộ Y tế(2)), trong khi ñó tại huyện Tri Tôn có 1/22 trường hợp hàm lượng asen trong tóc cao hơn
0,8 ppm.
Hàm lượng nguyên tố Fe trong tóc dân cư huyện An Phú cũng cao hơn huyện Tri Tôn 6,47 lần (p < 0,05).
Điều này ñặt ra câu hỏi phải chăng nước ngầm ngoài ô nhiễm As còn ô nhiễm thêm Fe. Để trả lời câu hỏi này
cần phải có những nghiên cứu cụ thể và ñầy ñủ hơn.
Hiện nay Việt Nam mới ñưa ra tiêu chuẩn chẩn ñoán nhiễm ñộc asen trong ñó có qui ñịnh mức thấm nhiễm
asen trong tóc(2). Còn các kim loại ñộc khác như: Sb, Se, Hg, Cd.. trong tóc thì chưa có mức khuyến cáo. Vì vậy
ñể ñánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường, nước, thực phẩm do các kim loại ảnh hưởng ñến sức khỏe vẫn còn
bỏ ngỏ. Ngoài ra các nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng hay ô nhiễm môi trường tác ñộng ñến sức khoẻ và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 192
các bệnh tật liên quan ñến sự thiếu hụt hoặc thừa các nguyên tố ña lượng và vi lượng ñòi hỏi việc xây dựng
chỉ số sinh học về tóc của người Việt Nam hiện nay chưa ñược thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa các nguyên tố kim loại Fe-Co, Se-Co, và mối
tương quan trung bình giữa Cr-Fe, trong khi ñó mối tương quan hàm lượng giữa các nguyên tố khác rất yếu.
Hàm lượng As và Fe trong tóc của dân cư huyện An Phú cao hơn huyện Tri Tôn 12,57 lần và 6,47 lần (p <
0,05). Tại An Phú có 20/40 trường hợp hàm lượng As trong tóc dân cư cao hơn 0,8 ppm. Không có sự khác biệt
hàm lượng các nguyên tố Na, Br, Cr, Fe, Co, Zn, Se, Sb, Hg trong tóc dân cư giữa hai huyện (p > 0,05).
Có thể sử dụng phương pháp k0-INAA ñể phân tích các nguyên tố kim loại trong tóc dân cư nhờ những ñặc
tính ưu việt của phương pháp này, trong ñó quan trọng nhất là khả năng phân tích ña nguyên tố ñồng thời mà
không cần xử lý hóa.
Việc phân tích các nguyên tố kim loại trong tóc có kết quả nhất ñịnh, tuy nhiên cần có những nghiên cứu
tiếp theo với phạm vi mở rộng hơn, ñặc biệt cần phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau
như: sinh học, y tế, dịch tễ học, môi trường Cần có những nghiên cứu ñịnh lượng hàm lượng các nguyên tố
trong tóc dân cư ñể xây dựng chỉ số sinh học cho người Việt Nam, từ ñó theo dõi vấn ñề ô nhiễm kim loại tác
ñộng ñến sức khoẻ dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blaauw M., Osorio Fernandez V., van Espen P., Bernasconi G., Capote R., Noy, Ho. MD and Molla NI
(1997). The 1995 IAEA intercomparison of gamma-ray spectrum analysis software. Nucl. Instr. Meth.
A387, p.416 – 432.
2. Bộ Y tế (2007). Hướng dẫn chẩn ñoán giám sát và dự phòng nhiễm ñộc arsenic do sử dụng nguồn nước bị
ô nhiễm arsenic. Ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 2356/QĐ-BYT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
3. Ho Manh Dung and Mai Van Nhon (2006). Application of k0-NAA Technique on Dalat Research Reactor
for Human Hair Analysis in Environment Pollution Study. Communications in Physics, Vol 16, No. 3,
page 184 – 188.
4. Ho Manh Dung, Nguyen Tac Anh, Le Tat Mua (1993). Determination of T-Hg and Me-Hg in Vietnamese
Head Hair. Proceedings of an International Symposium on Assessment of Environmental Pollution from
Me-Hg, Kumamoto & Minamata, Japan.
5. Lam R and Sal ED. (2007). Direct multielement determination of human hair by induction-heating
electrothermal vaporization with ICP-MS. J. Anal. At. Spectrom, 22, p.1430 - 1433, DOI:
10.1039/b706954e.
6. Liên ñoàn Địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền Bắc (2002). Thông báo tình hình mực nước dưới
ñất năm 2001. Tạp chí Địa chất, Loại A, số 269, trang 50 – 55.
7. Man CK., Zheng YH., Mak PK. (1996). Hair analysis of spastic children in Hong Kong. The Science of the
Total Environment 191, p. 291 – 295.
8. Nguyễn Xuân Mai, Vũ Trọng Thiện, Đặng Ngọc Chánh và cs (2006). Khảo sát ô nhiễm asen trong nước
ngầm tại 4 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang). Tạp chí Y học
thành phố Hồ Chí Minh, tập 10 số 4, trang 127 – 134.
9. Nnorom IC, Igwe, JC. and Ejimone, JC (2005). Multielement analyses of human scalp hair samples from
three distant towns in sountheasthern Nigeria. African Journal of Biotechnology, Vol. 4(10), p.1124 –
1127.
10. Phạm Việt Cường và nhóm biên soạn (2006). Phân tích số liệu bằng phần mềm STATA. Bộ môn Thống kê
Y học, trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
11. Ryabukhin Y. S. (1978). Activation Analysis of Hair as an Indicator of Contamination of Man by
Environmental Trace Element Polutants. IAEA/RL/50, Vienna.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_ham_luong_cac_nguyen_to_as_na_br_cr_fe_co_zn_se_sb.pdf