Khảo sát hiệu quả khả năng phát hiện bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng bằng tờ theo dõi mỗi giờ được sử dụng cho thân nhân bệnh nhi tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2

BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 300 trẻ bệnh TCM nhập vào khoa nhiễm chúng tôi nhận thấy: Đặc điểm dịch tễ học bệnh TCM ở trẻ Có 54% trẻ bệnh là nam, 46% là nữ. Tỉ lệ này phù hợp với tác giả Nguyễn Minh Tiến BV NĐ1 (nam 58%, nữ 42%). Độ tuổi trung bình của trẻ là 19,67 tháng, trẻ < 2 tuổi chiếm tỉ lệ 77%, điều này cũng phù hợp với y văn. Trẻ ở tỉnh nhiều hơn ở thành phố (tỉnh 55%, thành phố 45%) điều này hợp lí vì trẻ ở tỉnh có ưu tiên nhập viện cao hơn ở thành phố do ở xa, khó có điều kiện đi tái khám mỗi ngày hoặc khó tái khám ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nặng. Trẻ có chẩn đoán bệnh TCM độ IIa chiếm tỉ lệ cao (81%), vì TCM độ I thường là điều trị ngoại trú. Đặc điểm xã hội của thân nhân bệnh nhi Đa số thân nhân là nữ (92%) và hầu như cha mẹ là người chăm sóc chính (95,7%), điều này rất thuận lợi cho việc theo dõi và chăm sóc cho trẻ. Độ tuổi của thân nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (66%), kế đến là từ 31 đến 50 tuổi (32%), trên 50 tuổi chỉ có 2%. Trình độ học vấn cấp 3 và trên cấp 3 chiếm tỉ lệ cao (47%), kế đến là cấp 2 (41%), và tiểu học chỉ có 12%. Nghề tự do và nội trợ chiếm tỉ lệ cao (63%), cán bộ CNVNN chỉ có 37%. Thời gian gần đây bệnh TCM đã bùng phát mạnh mẽ nên có tới 96% thân nhân trả lời đã nghe biết về bệnh TCM và ti vi cũng như đài phát thanh được người dân quan tâm theo dõi nhiều nhất (78%). Kiến thức đúng về bệnh Trong nghiên này, số thân nhân có kiến thức chung đúng về bệnh tay chân miệng chiếm tỉ lệ 64% cao hơn 6% so với nghiên cứu của cùng tác giả thực hiện năm 2008 thực hiện tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2 (58%) (2). Như vậy cần phải đẩy mạnh công tác GDSK tích cực và thường xuyên hơn nữa. Sự phù hợp giữa phiếu theo dõi và đánh giá của BS trong hồ sơ bệnh án Trong số 300 ca bệnh nhi được phát phiếu theo dõi có 244 ca bệnh nhi được đánh giá là bệnh TCM độ 2 IIa, còn lại là độ 1, trong đó 178 ca được ghi nhận phù hợp với ghi nhận của bác sĩ trong hồ sơ bệnh án, một số các dấu hiệu mạch nhanh, huyết áp tăng chỉ có nhân viên y tế mới ghi nhận được. Trong tổng số 300 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng thì có 4 ca chuyển độ và đều do thân nhân bệnh nhi phát hiện, với triệu chứng phát hiện chủ yếu là sốt cao (100%) và giật mình (75%). Như vậy việc phát phiếu theo dõi cho thân nhân góp phần hữu ích rất lớn cho công tác theo dõi và phát hiện các dấu hiệu chuyển độ, các biến chứng, đây là một khâu quan trọng đối với những bệnh nhi bệnh TCM ở độ IIa.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hiệu quả khả năng phát hiện bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng bằng tờ theo dõi mỗi giờ được sử dụng cho thân nhân bệnh nhi tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 56 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG DIỄN TIẾN NẶNG BẰNG TỜ THEO DÕI MỖI GIỜ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO THÂN NHÂN BỆNH NHI TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Đinh Thị Diễm Thuý*, Phan Thị Thiềm*, Nguyễn Trần Nam* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả khả năng phát hiện bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng bằng phiếu theo dõi mỗi giờ cho thân nhân bệnh nhi tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2 Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Có 300 thân nhân bệnh nhi bệnh tay chân miệng được khảo sát, 64% thân nhân có kiến thức đúng về bệnh. Ca chuyển độ được phát hiện kịp thời (100%) bởi thân nhân với triệu chứng phát hiện chủ yếu là sốt cao (100%), giật mình (75%). 94,4% thân nhân cho rằng tờ theo dõi có tính hữu dụng. Kết luận: Việc theo dõi bệnh tay chân miệng bằng tờ theo dõi cần được sử dụng rộng rãi cho các bệnh nhi bệnh tay chân miệng nhập viện. Từ khóa: Tay chân miệng, diễn tiến nặng, tờ theo dõi. ABSTRACT SEVERE PROGRESSING DETECTION CAPABILITY IN HAND FOOT AND MOUTH DISEASE OF TRACKING _PER _HOUR SHEET USED FOR PATIENT’S RELATIVES, IN INFECTIOUS DISEASE DEPARTMENT, CHILDREN’S HOSPITAL 2 Dinh Thi Diem Thuy, Phan Thi Thiem, Nguyen Tran Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 56 - 61 Objectives: To assess the effective detection capability evolve with severe – progressing Hand Foot and Mouth Disease of tracking per – hour sheet used for patients’ relatives in Infectious Disease Department, Children’s Hospital 2. Method: Cross-sectional descriptive study. Results: There are 300 Hand Foot and Mouth Disease patients’ relatives surveyed. 64% of them have correct knowledge of Hand Foot and Mouth Disease. 100% of severe-progressing Hand Foot and Mouth Disease cases are timely discovered by using the tracking per-hour sheet with symtomes high fever (100%) and jecking (75%). In addition, 94.4% patients’ relatives noticed that the tracking sheet is useful. Conclusions: The following the severe sign of Hand Foot and Mouth Disease patient needs to serve widely for all patient Hand Foot and Mouth Disease. Key words: Hand foot and mouth, effective, tracking per-hour sheet. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie vi rút A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, * Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tác giả liên lạc: ĐD Đinh Thị Diễm Thúy ĐT: 0907146903 Email: dtdiemthuy@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 57 viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Năm 2011, tại Việt Nam đã có trên 42000 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, với 154 trẻ tử vong. Tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2, chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị cho 9173 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 462 trường hợp diễn tiến độ nặng với 18 trường hợp tử vong. Việc theo dõi diễn tiến nặng của bệnh nhân trong tình trạng số lượng bệnh nhập viện ồ ạt và đột biến như vậy là vô cùng khó khăn. Vì vậy vai trò của việc phối hợp giữa thân nhân bệnh nhân và nhân viên y tế là vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm những biểu hiện nặng của bệnh nhằm can thiệp sớm. Tại phòng khám của bệnh viện đã triển khai phiếu theo dõi, mô tả những dấu hiệu nặng nhằm giúp thân nhân phát hiện sớm để đưa trẻ đến nhập viện. Khi bệnh nhi nhập viện, chúng tôi cũng đã giải thích, mô tả những triệu chứng nặng của trẻ bằng những tranh ảnh, đoạn phim ngắn nhằm giúp người nhà hiểu và nắm rõ được các biểu hiện nặng. Đồng thời, chúng tôi cũng phát phiếu theo dõi liệt kê các biểu hiện nặng và hướng dẫn người nhà theo dõi sát 24 giờ các biểu hiện đó. Tuy nhiên, chưa có 1 khảo sát nào đánh giá hiệu quả trong việc phát hiện các dấu hiệu nặng của thân nhân bệnh nhi, do đó chúng tôi mong muốn thực hiện một nghiên cứu nhằm khảo sát hiệu quả của phiếu theo dõi trong việc cải thiện khả năng phát hiện dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng cho thân nhân bệnh nhi nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả khả năng phát hiện bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng bằng phiếu theo dõi mỗi giờ cho thân nhân bệnh nhi tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục tiêu cụ thể Mô tả đặc điểm dịch tể học bệnh TCM ở trẻ. Mô tả đặc điểm dân số xã hội của thân nhân. Xác định tỉ lệ thân nhân có kiến thức đúng về bệnh TCM. Xác định tỉ lệ phù hợp về đánh giá dấu hiệu nặng giữa hồ sơ bệnh án và phiếu theo dõi của thân nhân bệnh nhân. Đánh giá sự tiện lợi và tính hữu dụng của phiếu theo dõi dấu hiệu nặng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Thời gian và địa điểm Thời gian Từ tháng 4 – 6/2012. Địa điểm Khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Thân nhân bệnh nhi bệnh TCM nhập viện tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2. Dân số chọn mẫu Thân nhân bệnh nhi bệnh TCM hoặc theo dõi tay chân miệng độ I, IIa nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2. Cỡ mẫu Lấy mẫu toàn bộ. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất. Thu thập số liệu theo quy trình sau: Tất cả các thân nhân bệnh nhân tay chân miệng nhập khoa Nhiễm sẽ được phát phiếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 58 theo dõi dấu hiệu nặng mỗi ngày để ghi nhận tình trạng trẻ trong suốt 24 giờ. Bên cạnh đó, trẻ cũng vẫn được theo dõi bởi nhân viên y tế theo lịch theo dõi. Khi trẻ có dấu hiệu nặng phát hiện bởi người nhà, sẽ đánh dấu vào phiếu rơi theo dõi và báo với nhân viên y tế để đánh giá lại và xem xét khả nặng phát hiện đúng các dấu hiệu nặng của bệnh. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí chọn vào Bệnh nhi phải có chẩn đoán lúc vào khoa nhiễm là bệnh TCM hoặc theo dõi tay chân miệng độ I, IIa. Thân nhân bệnh nhi đồng ý tham gia. Tiêu chí loại ra Thân nhân bệnh nhi bị mù chữ, bị câm điếc. Thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, và phát cho than nhân bệnh nhi phiếu theo dõi tự ghi nhận trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện. Công cụ thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Phát phiếu theo dõi theo mẫu. Kiểm soát sai lệch số liệu Kiểm soát sai lệch chọn lựa: đảm bảo xác định rõ đối tượng cần khảo sát dựa vào tiêu chí đưa vào và tiêu chí loại ra. Kiểm soát sai lệch thông tin: Tập huấn cho nghiên cứu viên tham gia lấy mẫu. Không gợi ý câu trả lời cho đối tượng. Bộ câu hỏi phù hợp, đơn giản, phiếu theo dõi rõ ràng, không gây nhầm lẫn. Xử lí số liệu Kiểm tra kết quả trả lời bộ câu hỏi ngay trong ngày. Quản lí bộ câu hỏi bằng mã số. Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số liệu Phân tích số liệu bằng phần mềm stata 10. Vấn đề y đức Nghiên cứu không vi phạm y đức vì bệnh nhân vẫn được theo dõi sát theo phác đồ điều trị bệnh của Bộ Y Tế 3/2012. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm của trẻ Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nữ 139 46 Giới Nam 161 54 0 – 12 tháng 88 29 13 – 24 tháng 144 48 25 – 48 tháng 62 21 Tuổi > 48 tháng 6 2 0 – 1 ngày 179 60 2 – 3 ngày 100 33 Số ngày bệnh trước khi đi khám > 4 ngày 21 7 Tay Chân Miệng 271 90,33 Viêm họng 1 0,33 Loét miệng 4 1,33 Khác 4 1,33 Chẩn đoán khi nhập viện Không ghi nhận 20 6,67 Nhiễm 289 96,33 Nội Tổng Hợp 5 1,67 Hô Hấp 2 0,67 Cấp Cứu 1 0,33 Dịch Vụ 3 1 0,33 Thận Nội Tiêt 1 0,33 Khoa nhập Khác 1 0,33 TCM độ I 53 18 TCM IIa 243 81 Chẩn đoán tại khoa nhiễm Không ghi nhận 4 1 * Nhận xét: Nam chiếm tỉ lệ cao hơn với 54%, trong đó nhóm tuổi từ 13 – 24 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (48%), có tới 60% bé được đưa đến khám sớm trong vòng từ 0 – 1 ngày và có 90,33% trẻ được chẩn đoán xác định là bệnh TCM ngay từ lúc vào. 96,33 % bé được nhập khoa Nhiễm, tuy nhiên vẫn còn 3,67% bệnh nhân từ khoa khác chuyển vào. Đa số trẻ nhập viện do bệnh TCM độ IIa. Bảng 2. Đặc điểm của thân nhân bệnh nhi Tần số (n) Tỉ lệ (%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 59 Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nữ 276 92 Giới Nam 24 08 Tỉnh 166 55 Địa chỉ Thành phố 134 45 18-30 197 66 31-50 96 32 Tuổi >50 7 2 Mẹ 263 87,7 Cha 24 8 Ông bà 12 4 Quan hệ với bệnh Nhi Khác 1 0,3 Cấp 3 và > Cấp 3 142 47 Cấp 2 122 41 Trình độ học vấn Tiểu học 36 12 Công nhân viên Nhà nước 111 37 Nội trợ 99 33 Khác 51 17 Buôn bán, kinh doanh 37 12 Nghề nghiệp Làm ruộng 2 1 * Nhận xét: Đa phần phụ nữ là người trực tiếp chăm sóc trẻ (92%), trong đó người chăm sóc là cha mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất (95,7%) và ở tỉnh nhiều hơn ở thành phố (55%), nhóm tuổi từ 18 – 30 chiếm tỉ lệ cao nhất (66%). Trình độ cấp 3 và trên cấp 3 chiếm tỉ lệ cao (47%). Nhóm Nghề nghiệp là công nhân viên nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất (37%). Bảng 3. Thông tin Nghe nói về bệnh TCM Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có Không 289 11 96 4 Tổng 300 100 Nguồn cung cấp thông tin Tần số (n=289) Tỉ lệ (%) Tivi, đài phát thanh Sách, báo, phiếu rơi Internet Nhân viên y tế Người thân, bạn bè Khác 225 33 11 6 3 11 78 11 4 2 1 4 Tổng 289 100 * Nhận xét: Ti vi và đài phát thanh được người dân quan tâm nhất, chiếm tỉ lệ cao (78%). Bảng 4. Kiến thức về bệnh tây chân miệng của thân nhân bệnh nhi Kiến thức Tần số (n=300) Tỉ lệ (%) Đường lây 67 22 Kiến thức Tần số (n=300) Tỉ lệ (%) Dấu hiệu TCM 212 71 Cách phòng ngừa 250 83 Bệnh có lây truyền 281 93 Bệnh nguy hiểm 297 99 Kiến thức chung Đúng Chưa đúng 191 109 64 36 * Nhận xét: Thân nhân có kiến thức đúng chiếm tỉ lệ 64%. Bảng 5. Phiếu theo dõi diễn tiến bệnh tay chân miệng Số ngày nhập viện Tần số (n=300) Tỉ lệ (%) 0 – 3 ngày 111 37 4 – 5 ngày 148 49 6 ngày trở lên 41 14 Các triệu chứng do bệnh nhân quan sát Sốt trên 2 ngày hay sốt > 39oC 122 41 Bệnh sử có giật mình ít (< 2 lần / 30 phút) 58 19 Nôn ói nhiều 46 15 Lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ 34 11 TCM độ IIa 178 59 Chuyển độ Có 4 1,33 không 296 98,67 Bác sĩ chẩn đoán TCM độ I 56 18 TCM độ IIa 244 81 * Nhận xét: Đa số các bé được điều trị < 5 ngày, chỉ có 1,33% bệnh nhi có dấu hiệu chuyển độ, sốt là dấu hiệu thân nhân dễ theo dõi nhất. Bảng 6. Phỏng vấn người thân bệnh nhi về phiếu theo dõi Nội dung Tần số (n=300) Tỉ lệ (%) Giữ đủ số PTD Có 283 94 Không 12 04 Không ghi nhận 05 02 Điền đầy đủ triệu chứng Có 293 97,7 Không 01 0,3 Không ghi nhận 06 02 Hiểu các dấu hiệu Có 295 98,4 Không 01 0,3 Không ghi nhận 04 1,3 thời gian khó theo dõi Trưa 08 03 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 60 Nội dung Tần số (n=300) Tỉ lệ (%) Nữa đêm về sáng 16 05 Không có 270 90 Không ghi nhận 06 02 Thuận lợi khi sử dụng Có 283 94,4 Không 01 0,3 Không ghi nhận 16 5,3 Thang điểm Điểm trung bình: 9 Phát cho thân nhân theo dõi tại nhà Cần 274 91 Không cần 20 7 Không ghi nhận 6 2 Đề xuất bổ sung PTD Có 01 0,33 Không 295 98,33 Không ghi nhận 04 1,33 * Nhận xét: Hầu hết thân nhân hiểu và cảm thấy phiếu theo dõi là cần thiết, không thấy khó khăn trong quá trình ghi nhận các triệu chứng. BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 300 trẻ bệnh TCM nhập vào khoa nhiễm chúng tôi nhận thấy: Đặc điểm dịch tễ học bệnh TCM ở trẻ Có 54% trẻ bệnh là nam, 46% là nữ. Tỉ lệ này phù hợp với tác giả Nguyễn Minh Tiến BV NĐ1 (nam 58%, nữ 42%). Độ tuổi trung bình của trẻ là 19,67 tháng, trẻ < 2 tuổi chiếm tỉ lệ 77%, điều này cũng phù hợp với y văn. Trẻ ở tỉnh nhiều hơn ở thành phố (tỉnh 55%, thành phố 45%) điều này hợp lí vì trẻ ở tỉnh có ưu tiên nhập viện cao hơn ở thành phố do ở xa, khó có điều kiện đi tái khám mỗi ngày hoặc khó tái khám ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nặng. Trẻ có chẩn đoán bệnh TCM độ IIa chiếm tỉ lệ cao (81%), vì TCM độ I thường là điều trị ngoại trú. Đặc điểm xã hội của thân nhân bệnh nhi Đa số thân nhân là nữ (92%) và hầu như cha mẹ là người chăm sóc chính (95,7%), điều này rất thuận lợi cho việc theo dõi và chăm sóc cho trẻ. Độ tuổi của thân nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (66%), kế đến là từ 31 đến 50 tuổi (32%), trên 50 tuổi chỉ có 2%. Trình độ học vấn cấp 3 và trên cấp 3 chiếm tỉ lệ cao (47%), kế đến là cấp 2 (41%), và tiểu học chỉ có 12%. Nghề tự do và nội trợ chiếm tỉ lệ cao (63%), cán bộ CNVNN chỉ có 37%. Thời gian gần đây bệnh TCM đã bùng phát mạnh mẽ nên có tới 96% thân nhân trả lời đã nghe biết về bệnh TCM và ti vi cũng như đài phát thanh được người dân quan tâm theo dõi nhiều nhất (78%). Kiến thức đúng về bệnh Trong nghiên này, số thân nhân có kiến thức chung đúng về bệnh tay chân miệng chiếm tỉ lệ 64% cao hơn 6% so với nghiên cứu của cùng tác giả thực hiện năm 2008 thực hiện tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2 (58%) (2). Như vậy cần phải đẩy mạnh công tác GDSK tích cực và thường xuyên hơn nữa. Sự phù hợp giữa phiếu theo dõi và đánh giá của BS trong hồ sơ bệnh án Trong số 300 ca bệnh nhi được phát phiếu theo dõi có 244 ca bệnh nhi được đánh giá là bệnh TCM độ 2 IIa, còn lại là độ 1, trong đó 178 ca được ghi nhận phù hợp với ghi nhận của bác sĩ trong hồ sơ bệnh án, một số các dấu hiệu mạch nhanh, huyết áp tăng chỉ có nhân viên y tế mới ghi nhận được. Trong tổng số 300 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng thì có 4 ca chuyển độ và đều do thân nhân bệnh nhi phát hiện, với triệu chứng phát hiện chủ yếu là sốt cao (100%) và giật mình (75%). Như vậy việc phát phiếu theo dõi cho thân nhân góp phần hữu ích rất lớn cho công tác theo dõi và phát hiện các dấu hiệu chuyển độ, các biến chứng, đây là một khâu quan trọng đối với những bệnh nhi bệnh TCM ở độ IIa. Tính hữu dụng của phiếu theo dõi Có tới 94% thân nhân giữ đủ các phiếu theo dõi trong thời gian nằm viện. Điều này cho thấy thân nhân rất ý thức và giữ gìn phiếu theo dõi. 97,7% thân nhân đã điền đầy đủ các dấu hiệu ghi trong phiếu theo dõi và 98,4% thân nhân hiểu hết các dấu hiệu này. Đây cũng là nhờ một phần GDSK mỗi tuần trong khoa cũng như việc chiếu những đoạn phim về dấu hiệu giật mình của bệnh TCM ở khoa 24/24. Điểm 9 được tổng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 61 kết sau khi thân nhân cho điểm về tính hữu dụng và có tới 90% cho rằng không có giờ nào trong ngày gây khó khăn cho họ khi theo dõi. Điều này chứng tỏ phiếu theo dõi đã làm hài lòng các thân nhân bệnh nhi khi theo dõi cho con. Chỉ có một ý kiến đề nghị thêm phần theo dõi mụn nước, đây là một ý kiến mà trong quá trình theo dõi và chăm sóc thân nhân cũng hay hỏi, nhưng thực tế việc có nhiều mụn nước hơn không phải là một dấu chứng nặng của bệnh. KẾT LUẬN Bước đầu ứng dụng phát phiếu theo dõi cho 300 thân nhân bệnh nhi bệnh TCM nghiên cứu nhận thấy: Kiến thức đúng về bệnh TCM của thân nhân đạt 64%. Các ca chuyển độ được phát hiện kịp thời qua phiếu theo dõi đạt tỉ lệ 100%. 94,4% thân nhân cho rằng phiếu theo dõi có tính hữu dụng. KIẾN NGHỊ Mong rằng sẽ có nhiều nghiên cứu sâu hơn mang tính chất can thiệp. Phiếu theo dõi được phổ biến và phát cho thân nhân rộng rãi kể cả bệnh nhi bệnh TCM điều trị ngoại trú. Tăng cường công tác GDSK, phải thường xuyên, liên tục nhằm nhắc nhở cho người dân về bệnh TCM, nâng cao kiến thức phòng bệnh, góp phần hạn chế bùng phát dịch xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2012). Quyết định số 1003/QĐ-BYT ban hành ngày 30/03/2012 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Tay chân miệng. 2. Đinh Thị Diễm Thúy (2008). “Kiến thức, thái độ, hành vi về bệnh tay chân miệng của thân nhân bệnh nhi khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2 – 2008”, tập 12(4), tr. 01-05. 3. Nguyễn Minh Tiến (2011). “Điều trị bệnh Tay chân miệng biến chứng nặng”, tập 15(4), tr.57 – 62.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_hieu_qua_kha_nang_phat_hien_benh_tay_chan_mieng_die.pdf
Tài liệu liên quan