Mối tương quan giữa các kích thước của
thận với tuổi, giới, BMI
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương
quan nghịch và yếu giữa chiều dài, chiều ngang,
thể tích và bề dày vỏ thận (P) với tuổi (p < 0,001).
Điều này có nghĩa là tuổi càng lớn thì các chỉ số
này càng giảm. Thêm vào đó, khi so sánh chiều
dài, chiều ngang, thể tích và bề dày vỏ thận (P)
giữa các nhóm tuổi, chúng tôi cũng thấy có sự
khác biệt ý nghĩa (p<0,001). Đặc biệt, qua phân
tích cho thấy các kích thước trên đạt mức cực đại
ở nhóm tuổi 30 – 44 và đạt mức cực tiểu ở nhóm
tuổi 75 – 90. Như vậy, lứa tuổi 18 được xem là
trưởng thành nhưng đến khoảng 30 – 44 tuổi thì
thận mới đạt đến kích thước lớn nhất. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Glodny và
CS(4). Nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn thì kết
luận rằng kích thước thận có xu hướng giảm
dần theo tuổi nhưng không đáng kể(5).
Nghiên cứu còn cho thấy chiều dài thận (P),
chiều ngang, chiều trước – sau, thể tích, bề dày
vỏ thận có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ
(nam lớn hơn nữ với p < 0,05). Điều này phù
hợp với nghiên cứu của Glodny và CS(4).
Chúng tôi thấy có một sự tương quan thuận
mức độ yếu nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê giữa
chiều dài thận (T), chiều trước – sau, thể tích
thận và BMI (p < 0,05), nghĩa là BMI càng lớn
hay người càng mập thì các chỉ số này càng lớn
và ngược lại. Trong sự phân chia các kích thước
thận theo BMI, kết quả cũng cho thấy chiều dài
thận (T), chiều trước – sau, thể tích thận nhỏ
nhất ở nhóm có BMI thấp nhất và đạt giá trị lớn
nhất ở nhóm có BMI cao nhất. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Glodny và CS(4).
Tỉ lệ chiều dài thận so với bề cao thân sống
L2
Kết quả cho thấy tỉ lệ chiều dài thận phải so
với bề cao thân sống L2 là 4,1; tỉ lệ chiều dài thận
trái so với bề cao thân sống L2 là 4,2; tỉ lệ chung
cho chiều dài thận so với bề cao thân sống L2 là
4,15. Tỉ lệ này khác với nghiên cứu của Sistrom(9),
có lẽ do sự không tương đồng về cỡ mẫu hay
phương tiện khảo sát nên dẫn tới sự khác biệt về
kết quả.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kích thước thận ở người trưởng thành bằng phương pháp cắt lớp điện toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 484
KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC THẬN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN
Nguyễn Thị Kim Yến*, Trần Lê Linh Phương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát: chiều dài, chiều ngang, chiều trước – sau, thể tích và bề dày vỏ thận; mối tương quan
giữa các kích thước thận với tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI); tỉ lệ giữa chiều dài thận với bề cao thân sống
L2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 300 bệnh nhân được chụp MSCT bụng có cản quang. Chiều dài
và bề dày vỏ thận được đo trên mặt phẳng đứng ngang, chiều ngang và chiều trước – sau được đo trên mặt
phẳng ngang, thể tích thận được đo trên những lát cắng ngang và tính bằng phần mềm đo thể tích, bề cao thân
sống L2 đo trên hình tái tạo 3D.
Kết quả: Chiều dài là 103,7 ± 9,6 mm. Chiều ngang là 47,7 ± 5,4 mm. Chiều trước – sau là 44,9 ± 5,6 mm.
Thể tích là 132,6 ± 28,9 cm3. Bề dày vỏ thận là 5,7 ± 0,6 mm. Chiều dài, chiều ngang, thể tích và bề dày vỏ thận
(P) đạt giá trị cực đại ở nhóm tuổi 30 – 44 và tương quan nghịch với tuổi (p < 0,05). Chiều dài thận (P), chiều
ngang, chiều trước – sau, thể tích, bề dày vỏ thận có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ (p < 0,05). Chiều dài
thận (T), chiều trước – sau và thể tích thận có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm BMI và tương quan thuận với
BMI (p < 0,05). Tỉ lệ chiều dài thận so với bề cao thân sống L2 là 4,15.
Kết luận: Kích thước thận (P) nhỏ hơn (T), ngoại trừ bề dày vỏ thận (P) lớn hơn (T). Kích thước thận có
mối tương quan với tuổi, giới tính, BMI.
Từ khóa: chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt, chiều dài, chiều ngang, chiều trước – sau, thể tích, bề dày vỏ
thận.
ABSTRACT
STUDY ON THE KIDNEY SIZES IN ADULTS BY COMPUTED TOMOGRAPHY
Nguyen Thi Kim Yen, Tran Le Linh Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 484 ‐ 489
Objective: Study on: the length, width, depth, volume and cortex thickness of kidneys; correlation of kidney
sizes and influencing factors: age, gender, BMI; The rate of kidney length and the height of L2.
Materials and methods: 300 adults were indicated multiphase abdominal MSCT with contrast. Kidney
length and kidney cortex thickness were measured in coronal slices, width and depth were measured in axial
slices, volume was measured in axial slices by volume measured software. The height of L2 was measured in 3D
reconstructed image.
Results: the length was 103.7 ± 9.6 mm. The width was 47.7 ± 5.4 mm. The depth was 44.9 ± 5.6 mm.
Volume was 132.6 ± 28.9 cm3. The kidney cortex thickness was 5.7 ± 0.6 mm. Length, width, depth and right
kidney cortex thickness reached the maximum value in the age group 30 – 44 and correlated with age (p < 0.05).
Right kidney length, width, depth, volume and kidney cortex thickness different significally between man and
women (p < 0.05). Left kidney length, depth and volume different significally between groups BMI and correlate
well with BMI (p < 0.05). The rate of kidney length and the height of L2 was 4.15.
* ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs. Nguyễn Thị Kim Yến ĐT: 0909244409 Email: kimyenlam2002@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 485
Conclusion: The right kidney sizes is smaller than left, except right kidney cortex thickness is larger than
left. Kidney sizes correlate to age, gender and BMI.
Keywords: multislice computed tomography, length, width, depth, volume, kidney cortex thickness
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực hành lâm sàng về tiết niệu và
thận học, việc xác định kích thước thận là rất
quan trọng đối với một số bệnh lý(2). Kích thước
thận cũng cho phép dự đoán tỉ lệ độ lọc cầu thận
ở bệnh nhân suy thận(12). Nghiên cứu trên mổ tử
thi đã nhận thấy sự thay đổi kích thước thận có
liên quan đến tuổi, giới tính,cân nặng, chiều
cao,(9). Siêu âm thường dùng để đánh giá kích
thước thận vì ưu điểm nhanh và không xâm
lấn(8), tuy nhiên nó phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm và khả năng của người làm(1). Ngày nay,
sự phát triển của các phương pháp hình ảnh học
phức tạp và cải tiến hơn như MRI và MSCT, việc
đo lường kích thước thận ngày càng chính xác.
Một vài nghiên cứu đã chứng minh đo kích
thước thận bằng CLĐT chính xác hơn siêu
âm(6,7). Vì vậy, chúng tôi tiến hành “Khảo sát kích
thước thận ở người trưởng thành bằng phương pháp
cắt lớp điện toán”.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu với phương pháp nghiên cứu hàng
loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
300 bệnh nhân ≥ 18 tuổi, được chỉ định chụp
CLĐT bụng có cản quang bằng máy MSCT 64 từ
tháng 10/2010 đến tháng 06/2011 tại BVCR,
BVĐHYD và thỏa các điều kiện: creatinin huyết
thanh ≤ 1,0 mg/dl; huyết áp bình thường, không
dị tật bẩm sinh hay bệnh liên quan đến thận,
không tiền sử mắc bệnh thận, không gãy, xẹp
hay gù vẹo cột sống đáng kể.
Phương pháp thực hiện
Đo chiều cao, cân nặng của bệnh nhân. Khảo
sát phim chụp CLĐT bụng có cản quang với 3
thì ĐM, TM, thì muộn. Tái tạo lát cắt mỏng 1
mm ở thì ĐM và TM, sau đó dựng hình mặt
phẳng đứng ngang, đứng dọc và tiến hành đo
các thông số. Chiều dài: khoảng cách xa nhất từ
cực trên đến cực dưới thận trên mặt phẳng đứng
ngang. Chiều ngang: khoảng cách xa nhất từ bao
thận đến rốn thận trên mặt phẳng ngang. Chiều
trước – sau: khoảng cách xa nhất từ trước ra sau
và vuông góc với chiều ngang trên mặt phẳng
ngang. Bề dày vỏ thận: khoảng cách từ đáy tháp
thận đến bao thận trên mặt phẳng đứng ngang ở
thì ĐM. Thể tích được đo trên từng lát cắt thận
xuất hiện bằng cách vẽ đường giới hạn của nhu
mô thận trên thì TM. Thể tích thận sẽ được tính
bằng phần mềm tính thể tích trên máy. Bề cao
L2: khoảng cách từ điểm giữa của bờ trên đến bờ
dưới thân sống trên hình 3D và song song với
trục dọc của thân sống.
KẾT QUẢ
Giá trị của các kích thước thận
Bảng 1. giá trị của các kích thước thận (mm)
Các chỉ số Bên Trung bình
Trung
vị
Độ lệch
chuẩn p
Chiều dài
(P) 102,2 102,1 9,3
< 0,001
(T) 105,3 104,6 9,6
Chung 103,7 103,4 9,6
Chiều
ngang
(P) 46,3 46,0 5,4
< 0,001
(T) 49,0 49,2 5,1
Chung 47,7 47,8 5,4
Chiều
trước –
sau
(P) 43,2 42,5 5,0
< 0,001
(T) 46,7 46,6 5,6
Chung 44,9 44,6 5,6
Thể tích
(P) 131,0 127,9 28,9
< 0,001
(T) 134,2 131,4 29,0
Chung 132,6 129,7 28,9
Bề dày vỏ
thận
(P) 5,8 5,8 0,6
< 0,001
(T) 5,7 5,6 0,6
Chung 5,7 5,7 0,6
Kích thước thận bên (P) nhỏ hơn bên (T),
ngoại trừ bề dày vỏ thận (P) lớn hơn (T) (p <
0,001). Kích thước chung: dài 103,7 ± 9,6 mm,
ngang 47,7 ± 5,4 mm; trước – sau 44,9 ± 5,6 mm;
thể tích 132,6 ± 28,9 cm3; bề dày vỏ thận 5,7 ±
0,6mm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 486
Mối tương quan giữa kích thước thận với
các đặc tính của mẫu
Bảng 2. Mối tương quan giữa chiều dài thận với
tuổi, BMI
Đặc tính Chiều dài thận (P) Chiều dài thận (T)
R p R P
Tuổi - 0,3 < 0,001 - 0,3 < 0,001
BMI 0,1 0,03 0,2 0,04
Chiều dài thận tương quan nghịch yếu với
tuổi (p < 0,001), tương quan thuận yếu với BMI
(p < 0,05).
Bảng 3. So sánh chiều dài thận trong các nhóm tuổi,
giới, BMI:
Đặc tính Chiều dài thận (P) Chiều dài thận (T)
Tuổi
18 – 29 100,1
p < 0,001
104,5
p < 0,001
30 – 44 105,9 109,3
45 – 59 103,4 105,9
60 – 74 99,6 102,9
75 – 90 96,1 100,0
Giới Nam 103,0 p = 0,046 105,8 p = 0,14
Nữ 101,2 104,6
BMI
< 18,5 101,0
p = 0,08
103,0
p = 0,02
18,5 –
22,9 101,8 104,9
23 – 24,9 103,1 106,5
≥ 25 104,1 108,9
Chiều dài thận có sự khác biệt giữa các
nhóm tuổi (p < 0,001). Chiều dài thận (P) của
nam lớn hơn nữ (p = 0,046). Chiều dài thận (T)
lớn nhất ở nhóm béo phì (p = 0,02).
Bảng 4. Mối tương quan giữa chiều ngang thận với
tuổi, BMI:
Đặc tính Chiều ngang thận (P) Chiều ngang thận (T)
R p R P
Tuổi - 0,3 < 0,001 -0,3 < 0,001
BMI 0,1 0,34 0,1 0,1
Chiều ngang thận tương quan nghịch yếu
với tuổi (p < 0,001).
Bảng 5. So sánh chiều ngang thận trong các nhóm
tuổi, giới, BMI
Đặc tính Chiều ngang thận (P)
Chiều ngang thận
(T)
Tuổi
18 – 29 47,4
p < 0,001
49,1
p < 0,001
30 – 44 48,4 51,5
45 – 59 46,6 49,3
60 – 74 45,5 47,8
75 – 90 41,1 45,3
Đặc tính Chiều ngang thận (P)
Chiều ngang thận
(T)
Giới Nam 47,8 p < 0,001 50,3 p < 0,001
Nữ 44,5 47,5
BMI
< 18,5 46,0
p = 0,8
48,9
p = 0,3
18,5 –
22,9 46,1 48,7
23 – 24,9 47,0 49,3
≥ 25 46,7 50,3
Chiều ngang thận có sự khác biệt ý nghĩa
giữa các nhóm tuổi và giới (p < 0,001).
Bảng 6. Mối tương quan giữa chiều trước ‐ sau thận
với tuổi, BMI:
Đặc tính
Chiều trước – sau (P) Chiều trước – sau (T)
R p R p
Tuổi - 0,042 0,47 -0,07 0,25
BMI 0,34 < 0,001 0,23 < 0,001
Chiều trước ‐ sau thận tương quan thuận
yếu với BMI (p < 0,001).
Bảng 7. So sánh chiều trước ‐ sau thận trong các
nhóm tuổi, giới, BMI:
Đặc tính Chiều trước – sau (P)
Chiều trước - sau
(T)
Tuổi
18 – 29 40,3
p = 0,065
43,9
p = 0,1
30 – 44 43,3 47,1
45 – 59 43,8 47,5
60 – 74 42,5 45,7
75 – 90 42,8 46,5
Giới Nam 43,9 p = 0,005 48,8 p < 0,001
Nữ 42,3 44,1
BMI
< 18,5 40,7
p < 0,001
44,9
p = 0,02
18,5 –
22,9 43,1 46,5
23 – 24,9 44,0 47,0
≥ 25 45,6 49,4
Chiều trước ‐ sau thận khác biệt theo giới
tính và các nhóm BMI (p < 0,05).
Bảng 8. Mối tương quan giữa thể tích thận với tuổi,
BMI:
Thể tích thận (P) Thể tích thận (T)
R p R P
Tuổi - 0,32 < 0,001 - 0,37 < 0,001
BMI 0,25 < 0,001 0,20 < 0,001
Thể tích thận ttương quan nghịch yếu với
tuổi (p < 0,001), tương quan thuận yếu với BMI
(p < 0,001).
Bảng 9. So sánh thể tích thận (cm3) trong các nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 487
tuổi, giới, BMI
Đặc tính Thể tích thận (P) Thể tích thận (T)
Tuổi
18 – 29 118,3
p < 0,001
129,6
p < 0,001
30 – 44 144,7 148,0
45 – 59 133,9 138,5
60 – 74 123,4 124,6
75 – 90 110,4 110,2
Giới Nam 138,0 p < 0,001 143,3 p < 0,001
Nữ 122,2 122,9
BMI
< 18,5 124,5
p = 0,001
129,9
p = 0,02
18,5 –
22,9 128,6 131,2
23 – 24,9 133,5 132,2
≥ 25 147,5 150,5
Thể tích thận có sự khác biệt theo nhóm đổi,
giới tính và nhóm BMI (p < 0,05).
Bảng 10. Mối tương quan giữa bề dày vỏ thận với
tuổi, BMI:
Đặc tính Bề dày vỏ thận (P) Bề dày vỏ thận (T)
R p R P
Tuổi - 0,18 0,001 - 0,2 0,005
BMI 0,06 0,33 0,02 0,73
Bề dày vỏ thận tương quan nghịch yếu và ý
nghĩa với tuổi (p < 0,005).
Bảng 11. So sánh bề dày vỏ thận trong các nhóm
tuổi, giới, BMI:
Bề dày vỏ thận (P) Bề dày vỏ thận (T)
Tuổi
18 – 29 5,8
p = 0,05
6,1
p = 0,06
30 – 44 5,9 5,8
45 – 59 5,8 5,7
60 – 74 5,7 5,6
75 – 90 5,4 5,4
Giới
Nam 5,9
p = 0,008
5,7
p = 0,02
Nữ 5,7 5,6
BMI
< 18,5 5,7
p = 0,3
5,7
p = 0,8
18,5 –
22,9 5,8 5,6
23 – 24,9 5,9 5,7
≥ 25 5,9 5,7
Bề dày vỏ thận (P) đạt giá trị cực đại ở nhóm
30 – 44 tuổi (p = 0,05). Bề dày vỏ thận có sự khác
biệt ý nghĩa giữa nam và nữ (p < 0,05).
Tỉ lệ chiều dài thận so với bề cao thân sống
L2
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chiều dài
thận (P) so với L2 là 4,1; thận (T) là 4,2; tỉ lệ
chung là 4,15.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành theo dự kiến.
Dân số mẫu gồm 300 đối tượng được thu thập
tại bệnh viện tuyến trung ương nên tương đối
trãi rộng trong dân số. Thêm vào đó, để giảm
thiểu những lỗi chủ quan, sự đo lường cũng
được kiểm định ngẫu nhiên trên 30 đối tượng
bởi một người khác cùng chuyên ngành trong sự
đồng thuận của cả hai với mức sai số cho phép.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa
về các giá trị trung bình được đo lường trong
nghiên cứu giữa 2 người quan sát trên 30 đối
tượng ngẫu nhiên (p > 0,05). Như vậy, số liệu
trong nghiên cứu có thể chấp nhận được với độ
tin cậy 95%.
Giá trị của các kích thước thận
Chiều dài thận (P) là 102,1 mm, nhỏ hơn so
với thận (T) là 105,3 mm. Chiều ngang thận (P)
là 46,3 mm, nhỏ hơn so với thận (T) là 49 mm.
Chiều trước ‐ sau thận (P) là 43,2 mm, nhỏ hơn
so với thận (T) là 46,7 mm. Những sự khác biệt
này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Zasshi ở
Nhật(13), nghiên cứu của Wang và CS ở
Malaysia(11). Nghiên cứu của Glodny và CS ở Úc
cho thấy các kích thước thận đo được có phần
lớn so với nghiên cứu của chúng tôi, có thể do cỡ
mẫu, chủng tộc khác nhau(4).
Từ số liệu thu được về kích thước của từng
bên thận, chúng tôi có thể lấy chung cho cả hai
thận một thông số tham khảo về: chiều dài 103,7
mm, chiều ngang 47,7 mm, chiều trước – sau
44,9 mm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Kang và CS ở Hàn Quốc(6).
Kết quả khảo sát cho thấy thể tích của thận
(P) là 131 cm3, nhỏ hơn so với thận (T) là 134,2
cm3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,001. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Emamian và CS ở Đan Mạch(3).
Thể tích chung của thận là 132,6 cm3, nhỏ
hơn trong nghiên cứu của Kim và CS, Hàn
Quốc(7), có lẽ do sự khác nhau về cỡ mẫu và dân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 488
tộc,
Bề dày vỏ thận (P) lớn hơn (T). Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Bề dày vỏ
thận chung là 5,7 mm. Nghiên cứu của Glodny
và CS, Úc cho thấy bề dày vỏ thận hai bên
không có sự khác biệt và lớn hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi, có thể do cỡ mẫu của chúng
tôi chưa đủ lớn và sự khác biệt về chủng tộc(4).
Mối tương quan giữa các kích thước của
thận với tuổi, giới, BMI
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương
quan nghịch và yếu giữa chiều dài, chiều ngang,
thể tích và bề dày vỏ thận (P) với tuổi (p < 0,001).
Điều này có nghĩa là tuổi càng lớn thì các chỉ số
này càng giảm. Thêm vào đó, khi so sánh chiều
dài, chiều ngang, thể tích và bề dày vỏ thận (P)
giữa các nhóm tuổi, chúng tôi cũng thấy có sự
khác biệt ý nghĩa (p<0,001). Đặc biệt, qua phân
tích cho thấy các kích thước trên đạt mức cực đại
ở nhóm tuổi 30 – 44 và đạt mức cực tiểu ở nhóm
tuổi 75 – 90. Như vậy, lứa tuổi 18 được xem là
trưởng thành nhưng đến khoảng 30 – 44 tuổi thì
thận mới đạt đến kích thước lớn nhất. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Glodny và
CS(4). Nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn thì kết
luận rằng kích thước thận có xu hướng giảm
dần theo tuổi nhưng không đáng kể(5).
Nghiên cứu còn cho thấy chiều dài thận (P),
chiều ngang, chiều trước – sau, thể tích, bề dày
vỏ thận có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ
(nam lớn hơn nữ với p < 0,05). Điều này phù
hợp với nghiên cứu của Glodny và CS(4).
Chúng tôi thấy có một sự tương quan thuận
mức độ yếu nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê giữa
chiều dài thận (T), chiều trước – sau, thể tích
thận và BMI (p < 0,05), nghĩa là BMI càng lớn
hay người càng mập thì các chỉ số này càng lớn
và ngược lại. Trong sự phân chia các kích thước
thận theo BMI, kết quả cũng cho thấy chiều dài
thận (T), chiều trước – sau, thể tích thận nhỏ
nhất ở nhóm có BMI thấp nhất và đạt giá trị lớn
nhất ở nhóm có BMI cao nhất. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Glodny và CS(4).
Tỉ lệ chiều dài thận so với bề cao thân sống
L2
Kết quả cho thấy tỉ lệ chiều dài thận phải so
với bề cao thân sống L2 là 4,1; tỉ lệ chiều dài thận
trái so với bề cao thân sống L2 là 4,2; tỉ lệ chung
cho chiều dài thận so với bề cao thân sống L2 là
4,15. Tỉ lệ này khác với nghiên cứu của Sistrom(9),
có lẽ do sự không tương đồng về cỡ mẫu hay
phương tiện khảo sát nên dẫn tới sự khác biệt về
kết quả.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1. Cách đo chiều dài, chiều ngang, chiều trước sau và bề dày vỏ thận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 489
Hình 2. Cách đo thể tích thận
Hình 3. Cách đo bề cao thân sống L2
KẾT LUẬN
Nhìn chung, kích thước thận (P) nhỏ hơn
so với thận (T), ngoại trừ bề dày vỏ thận (P)
lớn hơn bên (T). Những yếu tố ảnh hưởng đến
các kích thước thận gồm tuổi, giới tính, BMI.
Chiều dài, chiều ngang, thể tích và bề dày vỏ
thận (P) đạt giá trị cực đại ở nhóm tuổi 30 – 44
và tương quan nghịch với tuổi. Chiều dài thận
(P), chiều ngang, chiều trước – sau, thể tích, bề
dày vỏ thận có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam
và nữ. Chiều dài thận (T), chiều trước – sau và
thể tích thận có sự khác biệt ý nghĩa giữa các
nhóm BMI và tương quan thuận với BMI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bauer MB, Miller SF, Ferrer FA, Mc Kenna PH (1997).
“Accuracy of renal ultrasound measurements for predicting
actual kidney size”. J Urol, 157, pp 2278 ‐ 81.
2. Bircan O, Oner G, Saka O, Kavasoglu T, Akaydin M (1993).
“The estimation of kidney sizes in Turkish population”. Journal
of Islamic Academy of Sciences, 6: 3, pp 197 – 201.
3. Emamian SA, Nielsen MB, Pedersen JF, Ytte L (1993). “Kidney
dimensions at sonography: correlation with age, sex, and
habitus in 665 adults volunteers”. American Journal of
Roentgenology, 160, pp 83 – 86.
4. Glodny B, Unterholzner V, Taferner B, Hofmann KJ, Rehder P,
Strasak A and Petersen J (2009). “Normal kidney size and its
influencing factors – a 64 – slice MDCT study of 1.040
asymptomatic patients”. Australia, BMC Urol, pp 9 – 19.
5. Hoàng Văn Ngoạn (2009). “Nghiên cứu kích thước bên ngoài
và bên trong của thận ở người cao tuổi so với người trẻ và
người trung niên”. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 52, tr.97 – 104.
6. Kang KY, Lee YJ, Park SC, Yang CW, Kim YS, Moon YS, Koh
YB, Bang BK and Choi BS (2007). “A comparative study of
methods of estimating kidney length transplantation donors”.
Nephrol Dial Transplant, 22 (8), pp 2322 – 2327.
7. Kim HC, Yang DM, Lee SH, Cho YD, MD (2008). “Usefulness
of renal volume measurements obtained by a 3 – Dimensinal
sonographic transducer with matrix electronic arrays”. J
Ultrsound Med, 27, pp 1673 – 1681.
8. Ninan VT, Thomas Koshi K, Niyamtullah MM, (1990). “A
comparative study of methods of estimating renal size in
normal adults”. Nephrol Dial Transplant, 5, pp 851 – 854.
9. Sampario FJ, Mandarin – de – Lacerda CA (1989).
“Morphometry of the kidney. Applied study in urology and
imaging”. J Urol. Paris, 95 , pp 77 – 80.
10. Sistrom TE (1990). Atlas of Radiologic Measurement. Seventh
Edition, pp 462 – 477.
11. Wang F (1989). Renal size in healthy Malaysian adults by
ultrasonography. Med J Malaysia,1, pp 45 – 51.
12. Widjaja E, Oxtoby JW, Hale TL, Jones PW, Harden PN,
MacCall IW (2004). “Ultrasound measured renal length versus
low dose CT volume in predicting single kidney glomerular
filtration rate”. Br J Radiol, 77, pp 759 – 764.
13. Zasshi NI (1991). Measurement of renal index on X – CT. Japan,
58 (6), pp 653 – 662.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kich_thuoc_than_o_nguoi_truong_thanh_bang_phuong_ph.pdf