Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số
các chủ nhà tham gia mô hình du lịch
homestay một cách tự phát và chủ yếu là
vì mục đích kinh tế, tăng thêm thu nhập.
Các hộ kinh doanh mô hình này vẫn
chưa ý thức rõ về lợi ích cộng đồng, về
bản sắc văn hoá dân tộc mà mô hình
mang lại. Đặc biệt là họ vẫn chưa được
trang bị đầy đủ những kiến thức cũng
như kỹ năng cần thiết để mô hình hoạt
động đạt hiệu quả tốt.
Trên thực tế đây là mô hình du lịch có
tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác còn
rất thấp. Nguyên nhân chính có lẽ vì là
hoạt động tự phát, phục vụ còn đơn giản,
dịch vụ bổ sung cho khách chưa nhiều,
đội ngũ lao động chưa được đào tạo qua
trường lớp, yếu về trình độ ngoại ngữ.
Nhà quản lý chưa có chiến lược phát
triển lâu dài, vì vậy việc định hướng và
công tác quản lý loại hình du lịch này
còn gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát
thực tế, cần có những giải pháp để mô
hình du lịch homestay phát triển toàn
diện. Cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
kiến thức cho lực lượng lao động làm
việc trong lĩnh vực homestay; Ban hành
tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú nghỉ
tại nhà dân để các hộ dân luôn phấn đấu
giúp mô hình du lịch này phát triển bền
vững ở các vùng ven hay nông thôn ở
Cần Thơ.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức và kỹ năng của chủ hộ tham gia mô hình homestay ở thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
1
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA CHỦ HỘ THAM GIA
MÔ HÌNH HOMESTAY Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Lâm Điền1, Đặng Thị Bảo Dung2, Phan Thị Minh Uyên2, Hứa Như Ngọc2
1Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Tây Đô
2Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô
(Email: nldien@tdu.edu.vn)
Ngày nhận: 18/12/2018
Ngày phản biện: 05/01/2019
Ngày duyệt đăng: 20/01/2019
TÓM TẮT
Du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay) khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta
nói chung và ĐBSCL nói riêng, hình thức này cũng đang nhận được sự quan tâm của du
khách trong nước và du khách quốc tế. Một trong những yếu tố giúp cho mô hình này phát
triển bền vững là sự hiểu biết và kỹ năng của chủ hộ đang trực tiếp quản lí hoạt động này.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu quan điểm, kiến thức và kỹ năng của các chủ hộ tại
Cần Thơ đang tham gia mô hình homestay. Số liệu thu được từ bảng khảo sát và thảo luận
trực tiếp với 18 homestay được phân tích thống kê mô tả. Ngoài ra, thang đo Cronbach
Alpha được sử dụng để xác định độ tin cậy của các chuỗi câu hỏi. Kết quả cho thấy đa số
người dân tham gia mô hình chủ yếu vì mục đích kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, chưa
ý thức rõ về lợi ích cộng đồng của mô hình, về ý nghĩa của bản sắc văn hoá dân tộc, chưa
được trang bị về những kiến thức và kỹ năng cần có khi tham gia mô hình du lịch này.
Từ khóa: Chủ hộ, du lịch homestay, kiến thức, kỹ năng.
Trích dẫn: Nguyễn Lâm Điền, Đặng Thị Bảo Dung, Phan Thị Minh Uyên và Hứa Như
Ngọc, 2019. Khảo sát kiến thức và kỹ năng của chủ hộ tham gia mô hình
homestay ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế,
Trường Đại học Tây Đô. Số Chuyên đề: 01-12.
*Tiến sĩ Nguyễn Lâm Điền – Phó Trưởng Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
2
1. GIỚI THIỆU
Du lịch Việt Nam nói chung và
ĐBSCL nói riêng trong những năm qua
đang dần dần tạo nên những nét rất
riêng, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du
khách nội địa lẫn quốc tế. Nhiều mô
hình du lịch đã xuất hiện tùy đặc điểm
từng vùng miền, và một trong những mô
hình đang được du khách rất ưa chuộng
là dịch vụ homestay (nghỉ tại nhà dân).
Du lịch homestay là mô hình du lịch
đang phát triển tại Việt Nam, nhất là khu
vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu
Long. Nét riêng của mô hình du lịch
cộng đồng này chính là những điều mới
lạ, nét văn hoá đặc sắc, độc đáo, đặc biệt
hơn là ở những vùng có yếu tố thiên
nhiên tươi đẹp, còn hoang sơ như miền
núi hay vùng sông nước hoặc nơi có khí
hậu đặc thù...
Sự tham gia của cộng đồng vào phát
triển du lịch quyết định sự phát triển du
lịch bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh du lịch. Để loại hình
homestay phát triển bền vững góp phần
thúc đẩy kinh tế địa phương, thì loại
hình du lịch đặc trưng này cần có sự
quan tâm và nhận thức sâu sắc của cộng
đồng, đặc biệt là những người trực tiếp
quản lý, kinh doanh loại hình du lịch
này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về
những kiến thức và kỹ năng mà những
nhà kinh doạnh và quản lý trực tiếp được
trang bị đóng vai trò quan trọng cho sự
thành công của loại hình này ở ĐBSCL
nói chung và Cần Thơ nói riêng.
2. MÔ HÌNH HOMESTAY Ở
VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Homestay ở Việt Nam được khởi
nguồn từ nhu cầu của những vị khách
"Tây ba lô". Đây là loại hình du lịch
dành cho các du khách thích khám phá,
trải nghiệm và tìm hiểu phong tục, tập
quán của nhiều nền văn hoá khác nhau.
Nghỉ tại nhà dân giúp họ hiểu rõ hơn về
cuộc sống và con người vùng đất đó bởi
họ “được cùng ăn, cùng ở, cùng làm”
với gia đình chủ nhà trong không khí ấm
cúng và thân thiện. Hơn nữa, hình thức
lưu trú này cũng khá hợp lý về giá cả.
Thông qua các lễ hội hay các hình
thức du lịch sinh thái, du lịch homestay
càng có điều kiện phát triển nhanh
chóng. Việc phát triển loại hình này có
tác động hai chiều, người đi du lịch thì
thoả mãn mục đích của mình còn người
bản địa có cơ hội giao lưu, tiếp cận với
những nền văn hoá khác nhau trên thế
giới.
Trong những năm gần đây, các sản
phẩm du lịch với mô hình nghỉ tại nhà
dân không chỉ thu hút khách quốc tế mà
còn thu hút cả khách nội địa. Một vài
điểm đến nổi bật ở nước ta là SaPa (Lào
Cai), Ba Bể (Bắc Cạn), Mai Châu (Hoà
Bình)... và các tỉnh thuộc Đồng bằng
Sông Cửu Long. Tuỳ theo đặc điểm
vùng miền, loại hình này khai thác thế
mạnh dựa trên những đặc điểm vốn có
để xây dựng một mô hình thích hợp.
Như ở miền Tây, kết hợp với du lịch
miệt vườn về quê bắt cá, tắm sông, đi
chợ nổi, hái trái cây, nghe cải lương
Hoặc ở miền núi khai thác cảnh quan
thiên nhiên núi rừng, hang động, nhà sàn
với nhiều hoạt động náo nhiệt như đốt
lửa trại, nhảy sạp
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
3
Vùng đồng bằng sông Cửu Long với
khí hậu ôn hoà, mát mẻ, ĐBSCL là vựa
lúa của cả nước với những cánh đồng
lúa mênh mông bát ngát, ngút ngàn tận
chân trời. Nhờ con nước trong và đất
phù sa màu mỡ nên gạo Cần Thơ luôn
giữ được tinh chất ngọt của đất trời, và
nguồn trái cây nhiệt đới quanh năm và
những dòng sông uốn quanh chứa vô
vàn tôm cá. Dựa vào những lợi thế đáng
quý ấy, những nhà vườn tại ĐBSCL
đang khai thác rất hiệu quả các loại hình
du lịch sinh thái, đặc biệt là mô hình
nghỉ tại nhà dân.
Nói đến du lịch nghỉ tại nhà dân tại
ĐBSCL, các đơn vị lữ hành và du khách
thường biết đến “thương hiệu” homestay
vườn nhà ông Tám Lộc (Vĩnh Long),
Cái Sơn (Cần Thơ), Hai Hoàng, Ba
Hùng, Sáu Giáo, Mười Hưởng, Mười
Đầy, Hưng Homestay Khi tham gia
loại hình này tại ĐBSCL, du khách được
hoà vào không gian sống của người dân
miền sông nước như đi chợ nổi, tát ao
bắt cá, thu hoạch nông sản, cùng nấu và
thưởng thức những món ăn dân dã,
thưởng thức “đờn ca tài tử” theo đúng
phương châm 3 cùng “cùng ăn, cùng ở,
cùng làm”. Một số chương trình du lịch
thành công theo hình thức này là chương
trình “Về quê tát mương bắt cá” tại Cồn
Phụng (Bến Tre), “Một ngày làm nông
dân”, Cái Bè (Vĩnh Long) hay Cần Thơ
với “Bike Tour” đã rất thành công trong
việc tạo ra sự mới lạ và thu hút mạnh đối
với du khách. Hiện có nhiều đơn vị lữ
hành tiến hành khai thác loại hình đầy
tiềm năng này như Công ty Việt Phong
MeKong, Vietravel, Fiditour, Bến
Thành được đông đảo du khách trong
nước và quốc tế lựa chọn
Tuy đạt được những kết quả đáng kể
nhưng các hoạt động vẫn còn rất nhỏ lẻ,
theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp,
đầu tư chưa bài bản, trình độ nhân lực
chưa được đảm bảo. Do đó, để loại hình
du lịch này phát triển tương xứng với
tiềm năng cần có những biện pháp cụ thể
nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ cho các nhà
vườn làm du lịch tại ĐBSCL nói chung,
và ở Cần Thơ nói riêng, cần xây dựng kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến thức,
nghiệp vụ cho lực lượng lao động
chuyên nghiệp làm việc trong du dịch vụ
du lịch homestay.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành để tìm câu
trả lời cho hai câu hỏi sau:
1. Quan điểm của chủ nhà về lợi ích
của mô hình du lịch nghỉ tại nhà dân đối
với cá nhân và cộng đồng là gì?
2. Các chủ nhà trang bị những kiến
thức và kỹ năng gì khi tham gia mô hình
du lịch này?
3.2. Đối tượng nghiên cứu và công
cụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ gia
đình kinh doanh và trực tiếp quản lí các
cơ sở homestay tại Cần Thơ. Hiện nay ở
Thành phố Cần Thơ có rất nhiều hộ kinh
doanh theo mô hình này, nhưng trong
nghiên cứu này chỉ tìm hiểu về những
homestay ở những vùng ven và vùng
quê, nơi có thể giúp cho du khách trãi
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
4
nghiệm cuộc sống đặc trưng của miền
sông nước.
Để thu thập thông tin, bảng câu hỏi
khảo sát về động cơ, lợi ích kinh tế mà
các ‘chủ nhà’ nhận được và những kiến
thức và kỹ năng mà họ trang bị khi tham
gia hoạt động kinh tế này được xem là
công cụ chính. Các câu hỏi được thiết kế
với 5 sự lựa chọn của Linkert từ 1-5
tương ứng với “rất đồng ý” – “rất không
đồng ý”. Như vậy nếu kết quả càng gần
1 thì mức độ “đồng ý” càng cao.
Ngoài ra, phỏng vấn trực tiếp cũng
được áp dụng ngay sau khi thực hiện
bảng khảo sát để làm phong phú thêm
nguồn thông tin của nghiên cứu. Nội
dung phỏng vấn cũng xoáy sâu vào các
yếu tố đã được nêu trên.
3.3. Công cụ phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích được sử dụng
phần mềm SPSS. Dữ liệu thu thập được
từ câu hỏi khảo sát được phân tích theo
thống kê mô tả. Trong nghiên cứu này,
việc xác định độ tin cậy của bảng câu
hỏi là rất cần thiết. Vì thế, thang đo
Cronbach alpha được sử dụng để phục
vụ mục đích này. Theo qui định thì tất cả
các chuỗi câu hỏi đều đáp ứng yêu cầu
về độ tin cậy vì kết quả thấp nhất là
0,911. Bảng 1 dưới đây thể hiện độ tin
cậy của các chuỗi câu hỏi qua thang đo
Cronbach Alpha.
Bảng 1. Độ tin cậy của các chuỗi câu hỏi
Chuỗi
câu
hỏi
Nội dung
Cronchbach’s
Alpha
Số câu
hỏi phụ
1 Anh chị có động cơ gì khi tham gia kinh doanh mô
hình “homestay”?
0.911 5
2 Cảm nhận của anh chị về lợi ích kinh tế mà mô hình
homestay mang lại cho cộng đồng
0.968 7
3 Kiến thức mà anh chị trang bị khi tham gia mô hình
này
0.970 6
4 Những kỹ năng mà anh chị trang bị khi tham gia mô
hình này
0.967 8
Tổng cộng 0.954 26
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin chung về các chủ hộ
homestay
Kết quả khảo sát cho thấy 66,67%
chủ kinh doanh là nam và 33,33% là nữ.
Điều này cho thấy nam giới chiếm đa số
trong những người đứng ra quản lí trực
tiếp và đưa ra những quyết định quan
trọng trong kinh doanh ở vùng ven và
vùng quê. Đa số các chủ kinh doanh ở
độ tuổi 40-49, là độ tuổi đã có nhiều trãi
nghiệm cuộc sống cũng như hiểu biết về
văn hoá và con người địa phương tương
đối phong phú. Dưới đây là bảng thông
tin chung về các chủ nhà (Bảng 2).
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
5
Bảng 2. Thông tin về chủ nhà của các homestay
Giới tính Số lượng Phần trăm
Nam 12 66,67
Nữ 06 33,33
Tổng cộng 18 100.00
Tuổi
25-35 3 16.67
35-39 5 27,78
40-44 9 50.00
45-49 1 5,55
Trên 50 0 0.00
Tổng cộng 18 100.00
4.2. Quan điểm của chủ nhà kinh
doanh mô hình homestay
Để tìm hiểu quan điểm của chủ nhà
khi tham gia mô hình này, hai chuỗi câu
hỏi về động cơ tham gia và lợi ích cộng
đồng của mô hình homestay được đưa
ra để thu thập ý kiến.
Động cơ tham gia
Động cơ tham gia mô hình Du lịch
này được thể hiện ở Bảng 3.
Bảng 3. Động cơ tham gia mô hình homestay của các chủ nhà
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
CH1
Anh chị có động cơ gì khi tham
gia kinh doanh mô hình
homestay?
18 1.20 3.00 1.90 .509
CH1.1
Tôi muốn tìm nguồn thu nhập
cho gia đình
18
1 2 1.17 .383
CH1.2
Tôi muốn tìm hiểu và tiếp xúc
với những nên văn hoá khác
nhau
18
2 4 2.78 .647
CH1.3
Tôi muốn bảo tồn di sản văn hoá
địa phương
18
1 3 2.22 .647
CH1.4
Tôi muốn cung cấp nơi lưu trú
cho du khách vì họ mang đến lợi
ích cho địa phương
18
1 3 1.94 .539
CH1.5
Tôi muốn đa dạng hoá nguồn thu
nhập của gia đình
18
1 3 1.39 .698
Nhìn chung, động cơ của chủ nhà khi
tham gia mô hình này tương đối cao với
M= 1.9. Trong đó ta có thể thấy động cơ
kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất với M= 1.17
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
6
trong khi đó động cơ “tìm hiểu và tiếp
xúc với các nền văn hoá khác” lại thấp
nhất với M= 2.78. Độ lệch giữa các động
cơ cũng rất đáng lưu ý. Nói chung, động
cơ chủ yếu của các chủ nhà khi tham gia
mô hình này chính là nguồn thu nhập
của gia đình.
Lợi ích của mô hình đối với cộng
đồng
Bảng 3. Lợi ích của mô hình đối với cộng đồng
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
CH2
Cảm nhận của anh/chị về lợi ích
mà mô hình homestay mang lại
cho cộng đồng
18 1.43 3.71 2.16 .708
CH2.1
Mô hình homestay mang đến thu
nhập cho người dân địa phương
18 1 3 1.39 .698
CH2.2
Mô hình homestay tạo cơ hội
việc làm cho người dân địa
phương
18
1 4 1.72 .895
CH2.3
Mô hình homestay có thể giúp
phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương
18
1 4 1.72 .895
CH2.4
Mô hình homestay rất hữu ích
trong việc bảo tồn văn hoá truyền
thống
18
2 4 2.67 .594
CH2.5
Mô hình homestay rất hữu ích
trong việc tăng cường tính bình
đẳng xã hội đối với người dân địa
phương
18 2 4 2.94 .725
CH2.6
Mô hình homestay giúp ổn định
lối sống của người dân địa
phương
18 2 4 2.94 .802
CH2.7
Mô hình homestay giúp dân địa
phương có cơ hội giao lưu, học
hỏi các nền văn hoá khác nhau từ
khắp nơi trên thế giới mà không
cần rời khỏi địa phương
18 1 3 1.72 .752
Kết quả khảo sát cho thấy các chủ nhà
chỉ cảm nhận tương đối về đóng góp của
mô hình này đối với cộng đồng mà thôi
(M= 2.15). Kết quả cụ thể được thể hiện
ở bảng 3. Dựa vào bảng kết quả, ta thấy
mô hình homestay mang đến nguồn thu
nhập cho người dân địa phương chiếm
sự đồng tình cao nhất. Tiếp theo là cả ba
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
7
yếu tố cơ hội việc làm, phát triển kinh
tế-xã hội và giao lưu, học hỏi các nền
văn hoá khác đều chiếm vị trí thứ hai.
Trong khi đó, tính bình đẳng trong xã
hội và ổn định lối sống của người dân lại
ít được quan tâm nhất.
Kết quả trên cho thấy mối quan tâm
chủ yếu của người dân khi tham gia mô
hình này là kinh tế của cộng đồng và thu
nhập của gia đình mình.
Kiến thức của chủ nhà tham gia mô
hình homestay.
Để tham gia hiệu quả thì chủ nhà nên
có những kiến thức cần thiết giúp mình
quản lí, điều hành homestay. Tuy nhiên,
kết quả lại cho thấy chủ nhà đã không
đáp ứng được các yêu cầu trên với M=
3.46. Dưới đây là bảng kết quả về những
kiến thức mà chủ nhà có khi tham gia
mô hình này. Kết quả cho thấy “những
hiểu biết về đặc sản và những điểm du
lịch ở địa phương” được các chủ nhà
quan tâm nhiều nhất. Đáng ngạc nhiên là
“kiến thức về kinh tế và doanh nghiệp”
đứng vị trí thứ hai. Trong khi đó “kiến
thức về quản lí và điều hành” là kiến
thức rất cần thiết lại đứng ở vị trí cuối
cùng. Kết quả trên cho thấy kiến thức
mà các chủ nhà trang bị cho bản thân
vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ được yêu
cầu so với thực tế của việc kinh doanh
mô hình này.
Bảng 4. Kiến thức mà chủ nhà trang bị khi tham gia mô hình homestay
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
CH3
Kiến thức mà anh/ chị trang bị
khi tham gia mô hình này
18 2.00 4.83 3.46 .782
CH3.1
Tôi có kiến thức về quản lí và
điều hành mô hình homestay
18
2 5 3.89 .832
CH3.2 Tôi có kiến thức về ngành Du lịch 2 5 3.83 .985
CH3.3
Tôi có kiến thức về đặc sản và
những điểm thu hút Du lịch ở địa
phương
18
2 5 2.94 .938
CH3.4
Tôi có kiến thức về kinh tế và
doanh nghiệp
18
2 4 3.11 .676
CH3.5
Tôi có kiến thức về dịch vụ khách
hàng
18
2 5 3.50 .786
CH3.6
Tôi biết những kỳ vọng của
ngành Du lịch đối với mô hình
homestay và tôi đang hoạt động
vì những điều đó
18
2 5 3.50 .786
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
8
Kỹ năng của chủ nhà tham gia mô
hình homestay
Song song với kiến thức thì kỹ năng
cũng đóng vai trò quan trọng không kém
trong việc thực hiện mô hình homestay.
Nhìn chung thì các kỹ năng được các
chủ nhà trang bị là dưới mức trung bình
với M= 3.04. Kết quả cho thấy không có
kỹ năng nào của các chủ nhà đáp ứng
được yêu cầu khi tham gia mô hình này,
vì kỹ năng nhận được sự công nhận cao
nhất là “phục vụ khách hàng” cũng chỉ ở
mức 2.78 trong khi 2.5 là mức trung
bình. Đáng ngạc nhiên là “kỹ năng cân
đối tài chánh” lại nhận được sự công
nhận thấp nhất. Nếu như vậy thì việc
phát triển mô hình này theo đúng xu
hướng kinh tế và mang lại hiệu quả kinh
tế là một điều khá khó khăn đối với các
hộ gia đình.
Bảng 5. Kỹ năng của chủ nhà khi tham gia mô hình homestay
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
CH4
Những kỹ năng mà bạn trang bị
khi tham gia mô hình này
18 2.00 4.13 3.042 .6063
CH4.1
Tôi có kỹ năng về phục vụ khách
hàng
18 2 4
2.78 .647
CH4.2 Tôi có kỹ năng về giao tiếp tốt 18 2 4 3.11 .758
CH4.3
Tôi có kỹ năng giới thiệu về
những sản phẩm Du lịch ở địa
phương
18
2 4 3.00 .767
CH4.4
Tôi có kỹ năng chuẩn bị các gói
Du lịch
18 2 4
2.94 .725
CH4.5 Tôi có kỹ năng cân đối tài chánh 18 2 5 3.50 .707
CH4.6
Tôi có kỹ năng duy trì và phát
triển các mối quan hệ trong xã
hội
18 2 4
3.11 .583
CH4.7
Tôi có thể sử dụng máy tính và
Internet
18
2 4 2.83 .618
CH4.8
Tôi có thể giao tiếp với du khách
quốc tế bằng ngoại ngữ
18 2 4
3.06 .539
Thảo luận kết quả từ phỏng vấn
Qua thảo luận trực tiếp với chủ hộ về
động cơ tham gia mô hình và lợi ích mà
mô hình mang đến cho cộng đồng thì
hầu hết các chủ hộ đều nhấn mạnh về
nguồn thu nhập của cá nhân và địa
phương. Trong khi đó, yếu tố tìm hiểu
và tiếp xúc với những nên văn hoá khác
nhau không nhận được sự quan tâm.
Điều này cho thấy các hộ dân chỉ mới
dừng lại ở việc quan tâm đến giá trị kinh
tế trước mắt mà chưa nghĩ nhiều đến các
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
9
yếu tố văn hoá, là một trong những yếu
tố thu hút khách du lịch đến với mô hình
thú vị này.
Đáng lưu ý là trong số 18 cơ sở thì
chỉ có 16,6% chủ hộ là có tham gia khoá
học chính quy, còn lại chỉ tìm hiểu qua
Internet, thậm chí có 1 hộ gia đình chỉ
vận dụng những hiểu biết và kinh
nghiệm bản thân mà thôi. Theo các hộ
gia đình này thì đặc sản và những điểm
thu hút khách du lịch là quan trọng nhất.
Về kỹ năng thì họ lại cho rằng kỹ năng
phục vụ khách hàng là quan trọng nhất.
Theo họ thì những kiến thức và kỹ năng
này giúp họ kinh doanh tốt hơn, đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Như vậy có 16,6% chủ nhà có cái nhìn
tương đối sâu rộng hơn những người còn
lại. Có thể do họ có tham gia khoá học
chính quy, có tìm hiểu sâu về kinh tế nên
họ có cái nhìn tương đối toàn diện hơn
những hộ còn lại. Tất cả các hộ kinh
doanh đều hài lòng với những gì họ đang
có được từ mô hình này. Tuy nhiên, để
mô hình hoạt động được hiệu quả hơn
thì họ mong sẽ nhận được tập huấn cụ
thể giúp họ có những cải tiến phù hợp.
Ngoài ra, việc liên kết giữa các
homestay cũng rất cần thiết để nhận
được sự hỗ trợ hiệu quả lẫn nhau.
Nhìn chung, người dân tham gia mô
hình homestay chủ yếu là vì mục đích
kinh tế. Do tự phát nên đa số vẫn chưa
được trang bị đầy đủ những kiến thức
cũng như các kỹ năng cần thiết để tham
gia hiệu quả vào mô hình này.
5. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số
các chủ nhà tham gia mô hình du lịch
homestay một cách tự phát và chủ yếu là
vì mục đích kinh tế, tăng thêm thu nhập.
Các hộ kinh doanh mô hình này vẫn
chưa ý thức rõ về lợi ích cộng đồng, về
bản sắc văn hoá dân tộc mà mô hình
mang lại. Đặc biệt là họ vẫn chưa được
trang bị đầy đủ những kiến thức cũng
như kỹ năng cần thiết để mô hình hoạt
động đạt hiệu quả tốt.
Trên thực tế đây là mô hình du lịch có
tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác còn
rất thấp. Nguyên nhân chính có lẽ vì là
hoạt động tự phát, phục vụ còn đơn giản,
dịch vụ bổ sung cho khách chưa nhiều,
đội ngũ lao động chưa được đào tạo qua
trường lớp, yếu về trình độ ngoại ngữ...
Nhà quản lý chưa có chiến lược phát
triển lâu dài, vì vậy việc định hướng và
công tác quản lý loại hình du lịch này
còn gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát
thực tế, cần có những giải pháp để mô
hình du lịch homestay phát triển toàn
diện. Cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
kiến thức cho lực lượng lao động làm
việc trong lĩnh vực homestay; Ban hành
tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú nghỉ
tại nhà dân để các hộ dân luôn phấn đấu
giúp mô hình du lịch này phát triển bền
vững ở các vùng ven hay nông thôn ở
Cần Thơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akama, J.S. & Kieti, D., 2007.
Tourism and Socio-economic
Development in Developing Countries;
A case of Mombasa Resort in Kenya:
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
10
Journal of Sustainable Tourism, 15(6),
735-748.
2. Ary, D., Jacobs, L., Razavieh, A.,
& Sorensen, C., 2006. Introduction to
Research in Education. Belmont, CA:
Wadsworth-Thompson Learning
3. Butcher, R., 2003. The
moralisation of tourism: Sun, sand and
saving the world? London, UK:
Routledge.
4. Brunner-Sperdin, A. & Peters, M.,
2009. What Influences guests‟
emotions? The Case of high-quality
hotels: International Journal of Tourism
Research, 11(2), 171 -183.
5. Bryman, A. & Bell, E., 2007.
Business Research Methods (2nd.ed).
New York, USA: Oxford University
Press.
6. Colton, J.W. & Whitney-Squire,
K., 2010. Exploring the Relationship
between Aboriginal Tourism and
Community Development. Journal of
Leisure Studies, 34(3), 261-278
7. Chaiyatorn, S., Kaoses, P., &
Thitphat, P., 2010. The developmental
model of cultural tourism homestay of
the Lao Vieng and Lao song ethnic
groups in the central region of Thailand.
Journal of Social Sciences, 6, 130-132.
8. Crompton, J. L., & McKay, S. L.,
1997. Motives of visitors attending
festival events. Annals of Tourism
Research, 24(2), 425–439.
9. Cromie, S., 2000. Assessing
Entrepreneurship inclinations: some
approaches and empirical evidence.
European Journal of work and
organizational Psychology. 9(1), 7-30
10. Cronbach, L.J. & Shavelson R.J.,
2004. My Current Thoughts on
Coefficient Alpha And Successor
Procedures. Educational and
Psychological Measurement, 64(3), 391-
418.
11. Dahles, H., 2000. Tourism, Small
Enterprises and Community
Development. In Tourism and
Sustainable Community Development.
G. Richards and D. Hall (Eds). London:
Routledge.
12. David, M. & Sutton, D. C., 2004.
Social Research: The basics. London:
Sage Publications Ltd. Decrop, M.K.A.
(2009). Handbook of tourist behavior:
Theory & Practice. New York:
13. Dobni, D. & Zinkhan, G., 1990.
“In Search of Brand Image: A
Foundation Analysis”; Advances in
Consumer Research, 17: Marvin E.G;
Gerald, G and Richard (eds.), W.P:
Association of Consumer Research, 110-
119.
14. Donnelley, R.R., 2007. Building
Community Capacity: Resources for
Community Learning & Development
Practice. Scotland: Scottish Government
Retrieved October 23, 2013, from
15. DoT., 2013. Homestays Directory
per County. Retrieved June 17, 2013,
from www.tourism.go.ke.
16. DoT., 2012. Kenya to Learn from
the New Tourism Concept- Homestays.
Retrieved January 14, 2013, from
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
11
www.tourism.go.ke DoT. (2011).
Approved Criteria for Homestays,
Nairobi: Directorate of Tourism.
17. DoT., 2010. Tourism Performance
Overview. Retrieved January 15, 2014,
from www.tourism.go.ke Fecto. (2013).
Federation for Community Based
Tourism Organizations. Retrieved
January 14, 2014, from
www.fectokenya.org
18. Fodness, D., 1994. Measuring
tourism motivation. Annals of Tourism
Research, 21(3), 555-581.
19. Getty, J.M., Tas, R.F., & Getty,
R.L., 1991. Quality assessment of Hotel
and Restaurant Management graduates:
Are we meeting our mission?
Hospitality Research Journal. 14 (2),
393-404.
20. Goodman, R.J. & Sprague, L.G.,
2001.The future of hospitality education;
meeting the industry‟s needs. The
Cornell Hotel and restaurant
Administration Quarterly. 32 (2), 66-69.
21. Goodwin, H., 2009. Community-
Based Tourism: a success? ICRT
Occasional Paper 11. Retrieved June 2,
2013, from
ss/pressharold-goodwin.
22. Taylor and Francis Decrop,
M.K.A., 2006. Vacation Decision
Making. New York: CABI Publishing.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
12
OPERATORS’ CONCEPTION, KNOWLEDGE AND SKILLS IN
HOMESTAY PROGRAM IN CANTHO CITY
Nguyen Lam Dien1, Dang Thi Bao Dung2, Phan Thi Minh Uyen2, Hua Nhu Ngoc2
1School of Graduate, Tay Do University
2Faculty of Linguistics and Literature, Tay Do University
(Email: nldien@tdu.edu.vn)
ABSTRACT
Homestay is quite popular in a lot of countries in the world. In Vietnam and in the Mekong
Delta in particular, this type of tourism has attracted a remarkable interest from domestic
tourists and international tourists, as well. One of the factors contributing to substainable
development for this type of tourism is studying the operators who are directly managing
this business. This research aimed to find out operators’ conception, knowledge and skills
in participating in homestay program. Data collected from 20 questionnaires was analysed
using SPSS program. In addition, Cronbach alpha (α) was used to determine the reliability
of the clusters. The results indicated that most operators took part in this program for their
finance and income increase. They did not learn deeply about cultural elements yet.
Besides, they did not obtain a comprehensive view of necessary knowledge and skills for
this program.
Keywords: Homestay, knowledge, operators’ skill.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kien_thuc_va_ky_nang_cua_chu_ho_tham_gia_mo_hinh_ho.pdf