Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP máu với mức độ suy tim

KẾT LUẬN Qua khảo sát định lượng nồng độ NT-proBNP ở 112 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim tại bệnh viện Chợ Rẫy và 92 người bình thường không bệnh lý tim mạch, chúng tôi rút ra các kết luận sau: Ở nhóm tham chiếu Giá trị của nồng độ NT-proBNP là 90,37 ± 180,65ρg/ml. Trung vị: 40,075ρg/ml (18,38 – 85,72). Không có sự khác biệt về nồng độ NT-proBNP giữa nam và nữ (p > 0,05).219 Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ NT-proBNP giữa nhóm tuổi < 50, 50 – 75 với nhóm tuổi > 75 tuổi (p < 0,05). Ở bệnh nhân suy tim Nồng độ NT-proBNP là 5394,92 ± 5734,52ρg/ml. Trung vị: 3352ρg/ml (1039,5 – 7667,5). Tăng có ý nghĩa so với nồng độ NT-proBNP ở nhóm tham chiếu (p < 0,001). Không có sự khác biệt về nồng độ NT-proBNP giữa nam và nữ (p> 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ NT-proBNP của các bệnh nhân giữa các nhóm tuổi < 50, 50 – 75, > 75 tuổi (p > 0,05). Nồng độ NT-proBNP theo phân độ NTHA NYHA 1: 1127,24 ± 625,34 ρg/ml; NYHA 2: 4901,49 ± 1436,72 ρg/ml; NYHA 3: 14357,04 ± 4039,08 ρg/ml. Mức độ suy tim theo NYHA càng nặng thì nồng độ NT-proBNP càng cao. Tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với phân độ suy tim theo NYHA và EF Nồng độ NT-proBNP tương quan thuận chặt chẽ với độ trầm trọng của suy tim theo phân độ NYHA, r = 0,9 (p < 0,001). Nồng độ NT-proBNP tương quan nghịch chặt chẽ với phân suất tống máu của thất trái, r = -0,8 (p < 0,001).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP máu với mức độ suy tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
212 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-proBNP MÁU VỚI MỨC ĐỘ SUY TIM Hà Thị Anh*, Nguyễn Thị Thu Trà** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP máu với mức ñộ suy tim theo NYHA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ñược tiến hành trên 112 bệnh nhân ñược chẩn ñoán suy tim ñiều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. Kết quả: Nồng ñộ NT-proBNP ở nhóm tham chiếu là 90,37 ± 180,65ρg/ml. Trung vị: 40,075 ρg/ml (18,38 – 85,72). Nồng ñộ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim là 5394,92 ± 5734,52 ρg/ml. Trung vị: 3352 ρg/ml (1039,5 – 7667,5). Nồng ñộ NT-proBNP theo phân ñộ NYHA II, III, IV lần lượt là: Phân ñộ NYHA II: 1127,24 ± 625,34 ρg/ml; phân ñộ NYHA III: 4901,46 ± 1436,72 ρg/ml; phân ñộ NYHA IV: 14357,04 ± 4039,08 ρg/ml. Có sự tương quan thuận và chặt chẽ giữa nồng ñộ NT-proBNP với phân ñộ suy tim theo NYHA với r = 0,9 (p < 0,001). Kết luận: Nồng ñộ NT-proBNP tăng theo quá trình tiến triển của mức ñộ suy tim. Xét nghiệm ñịnh lượng NT-proBNP rất cần thiết ñể góp phần xác ñịnh chẩn ñoán chắc chắn cũng như ñánh giá mức ñộ tiến triển của suy tim trong quá trình ñiều trị và theo dõi bệnh. Từ khóa: Atrial natriuretic peptide (ANP), Brain natriuretic peptide (BNP), C-type natriuretic peptide (CNP), dấu ấn sinh học. ABSTRACT RESEARCH ON THE RELATIONSHIP BETWEEN NT-proBNP CONCENTRATION AND HEART FAILURE LEVEL Ha Thi Anh, Nguyen Thi Thu Tra * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 Supplement of No 2 - 2010: 212 – 219 Objective: Research on relationship between the NT-proBNP concentration and the level of heart failure’s development process in NYHA. Materials and method: A described cross-sectional study was conducted to analyse 112 heart failure patients in Chợ Rẫy Hospital. Result: The level of NT-proBNP in control group: 90.37 ± 180.65ρg/ml. Median: 40.075ρg/ml (18.38 – 85.72). The level of NT-proBNP in heart failure patient: 5394.92 ± 5734.52ρg/ml. Median: 3352 ρg/ml (1039.5 – 7667.5). NT-proBNP concentration in NYHA level II: 1127.24 ± 625.34 ρg/ml; NYHA level III: 4901.46 ± 1436.72 ρg/ml; NYHA level IV: 14357.04 ± 4039.08 ρg/ml. There is closely relationship between NT-proBNP concentration and the level of heart failure in NYHA with r = 0.9 (p < 0.001). Conclusion: NT-proBNP concentration increase with the level of heart failure. NT-proBNP test is very nessary to take part in diagnosis and avaluation the heart failure’s process in treatment and follow up patients condition. Key words: Atrial natriuretic peptide (ANP), Brain natriuretic peptide (BNP), C-type natriuretic peptide (CNP), biology wark. * Khoa Điều Dưỡng Kỹ thuật – Đại học Y dược TP. HCM **Trường Cao ñẳng Y tế Khánh Hòa Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thu Trà ĐT: 0905.151 939 Email: tra1110@yahoo.com 213 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là hậu quả sau cùng của các bệnh lý tim mạch, suy tim ñang là vấn ñề lớn của nhân loại. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới cho thấy rằng, suy tim ñang ñe dọa lên sức khỏe cộng ñồng, không chỉ vì sự gia tăng tần suất bệnh mà còn là những ảnh hưởng nặng nề của suy tim lên sinh hoạt người bệnh cũng như chi phí xã hội cần dành cho nó(6). Trên thế giới ñã có một số công trình nghiên cứu liên quan NT-proBNP và mức ñộ suy tim theo Hội Tim Mạch New York (NYHA) như của tác giả Maise AS (2002), Paulo Bettencourt (2004), công trình nghiên cứu giá trị bình thường của NT- proBNP của tác giả Nielsen OW. (2003), Yoshihiko Seino (2003), Raymond I. (2003), nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát sự liên quan giữa nồng ñộ NT-proBNP máu và mức ñộ suy tim. Mục tiêu cụ thể Xác ñịnh nồng ñộ NT-proBNP ở nhóm tham chiếu, phân tầng theo tuổi và giới. Xác ñịnh nồng ñộ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim, phân tầng theo tuổi và giới. Khảo sát mối tương quan giữa nồng ñộ NT- proBNP với EF và mức ñộ suy tim theo NYHA. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. Đối tượng nghiên cứu 112 bệnh nhân suy tim ñang ñiều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy ñáp ứng với tiêu chuẩn chọn bệnh và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu : ( ) ( ) 2 2 2/1 1. d ppZ n − = −α Trong ñó: n : cỡ mẫu; Z: trị số từ phân phối chuẩn; α: xác xuất sai lầm loại I. Chọn α = 0, 05 nên Z (1-α/2) = 1, 96; p: trị số mong muốn của tỉ lệ p = 96 %; d: ñộ chính xác (hay sai số cho phép). Chọn d = 0,04. ( ) 2 2 04.0 96.0196.096.1 n −×× = Theo công thức trên, tổng số người bệnh cần thiết cho nghiên cứu là n = 93. Nhóm tham chiếu là 92 người Việt Nam bình thường. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu Các bước tiến hành: Làm bệnh án lâm sàng; Xét nghiệm máu: công thức máu, chức năng gan, chức năng thận; Đo ñiện tim; Chụp X-quang ngực thẳng; Siêu âm Dopler tim; Định lượng nồng ñộ NT- proBNP. Xét nghiệm NT-ProBNP * Kỹ thuật lấy mẫu Chuẩn bị bệnh nhân: nhịn ñói trước khi lấy máu. Lấy máu trước 9 giờ. Lấy máu tĩnh mạch. Chuẩn bị mẫu máu: máu cho vào ống xanh có chứa chất chống ñông EDTA K3, quay li tâm. Lấy huyết tương cho vào máy chạy miễn dịch tự ñộng Elecsys System 2010 (Roche). Trong từng LOT xét nghiệm ñều chạy song song với huyết thanh kiểm tra: PreciControl Cardiac II LOT 151052 với hai mức: PreciControl CARD1 LOT 151044 có trị số: 107 – 153 pg/ml. PreciControl CARD2 LOT 151045 có trị số: 3428 – 4932 pg/ml. Xét nghiệm NT-proBNP ñược thực hiện tại Khoa xét nghiệm BV Đại Học Y Dược, cơ sở 2 trên máy miễn dịch tự ñộng Elecsys System 2010. Sinh phẩm: Roche Diagnostic. * Các xét nghiệm khác Xét nghiệm công thức máu ñược thực hiện trên máy Huyết học tự ñộng Celldyn 1700. Sinh phẩm: Abott Diagnotic. Xét nghiệm chức năng gan, thận ñược thực hiện trên máy Sinh hóa tự ñộng Hitachi 917. Sinh phẩm: Human Diagnotic. Đo ñiện tâm ñồ. Chụp X-quang ngực thẳng tại Khoa Chẩn ñoán hình ảnh BV Chợ Rẫy TP. HCM. Siêu âm Dopler tim tại Khoa Chẩn ñoán hình ảnh BV Chợ Rẫy TP. HCM. Xử lý và phân tích số liệu Các dữ liệu thô sẽ ñược mã hóa và nhập vào máy tính bởi phần mềm Epi – data 3.1. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0. Các thông số ñược tính: trị số trung bình, ñộ lệch chuẩn, trung vị, tỉ lệ phần trăm và hệ số tương quan r. So sánh trị số trung vị: dùng phép kiểm phi tham số Wilcoxon rank – sum test, Kruskal – Wallis rank 214 test. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc ñiểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của các ñối tượng nghiên cứu Đặc ñiểm của 112 bệnh nhân suy tim nằm viện tại khoa Tim Mạch Bệnh viện Chợ Rẫy và 92 người bình thường trong nhóm tham chiếu gồm: Tuổi và giới Bảng 1. Tuổi trung bình và giới của nhóm suy tim và nhóm tham chiếu. Đặc ñiểm Nhóm bệnh Nhóm tham chiếu p Tuổi (năm) Trung bình ± Đlc 60,56 ± 18,90 56,06 ± 19,25 Trung bình ± Đlc (Nữ) (1) 59,67 ± 18,87 55,06 ± 19,49 Trung bình ± Đlc (Nam)(2) 61,78 ± 19,06 57,11 ± 19,17 p > 0,05 P (1) & (2) > 0,05 > 0,05 Giới Tần số (Tỷ lệ %) Nữ 58 (51,79) 47 (51,09) Nam 54 (48,21) 45 (48,91) p = 0,92 Tổng cộng 112 (100) 92 (100) Đlc: Độ lệch chuẩn. Nhận xét: Tuổi trung bình giữa nhóm bệnh và nhóm tham chiếu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở nhóm bệnh, tuổi thấp nhất là 20 và cao nhất là 93 tuổi. Tuổi 23 và 89 là thấp nhất và cao nhất ở nhóm tham chiếu. Tỷ lệ phân bố nam nữ giữa nhóm bệnh và nhóm tham chiếu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,88). Tỷ số nam và nữ ở nhóm bệnh là 0,93, ở nhóm tham chiếu là 0,96. Đặc ñiểm về tiền sử ở nhóm bệnh Tiền sử thấp tim chiếm tỉ lệ cao (33,04%) trong các tiền sử khai thác ñược. Chiếm một tỷ lệ cũng tương ñối cao (25,89%) là không có tiền sử gì ñặc biệt. Bảng 2. Đặc ñiểm nguyên nhân suy tim. Nguyên nhân suy tim Nữ Tần số (Tỷ lệ %) Nam Tần số (Tỷ lệ %) Chung Tần số (Tỷ lệ %) Bệnh van tim 50 (44,64) 45 (40,18) 95 (84,82) Bệnh tim bẩm sinh 3 (2,68) 5 (4,46) 8 (7,14) Bệnh cơ tim 5 (4,47) 4 (3,57) 9 (8,04) Tổng cộng 58 (51,79) 54 (48,21) 112 (100) Nhận xét: Tỉ lệ bệnh van tim chiếm ña số (84,82%) trong tổng số các nguyên nhân gây suy tim trên nhóm bệnh. Bảng 3. Đặc ñiểm về Ure, Creatinin máu, SGOT, SGOT, Hct, EF ở nhóm bệnh và nhóm tham chiếu. Nhóm bệnh Nhóm chứng Đặc ñiểm Trung bình ± Đlc Trung bình ± Đlc p 215 Ure máu (mg%) 33,97 ± 12,40 29,64 ± 10,87 Creatinin máu mg%) 1,13 ± 0,25 1,02 ± 0,16 SGOT 33,02 ± 11,81 27,07 ± 10,29 SGPT 28,28 ± 12,85 27,75 ± 15,58 p > 0,05 Hct (%) 36,19 ± 5,67 42,83 ± 3,97 p < 0,001 EF (%) 40,79 ± 10,58 57,93 ± 1,57 p < 0,001 Nhận xét: Nồng ñộ Ure, Creatinin máu, SGOT, SGPT ở nhóm bệnh và nhóm tham chiếu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Dung tích hồng cầu, EF phân suất tống máu của thất trái ở hai nhóm bệnh và nhóm tham chiếu khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Bảng 4. Đặc ñiểm về ñiện tâm ñồ ở nhóm bệnh Điện tim Nữ Tần số (Tỷ lệ %) Nam Tần số (Tỷ lệ %) Chung Tần số (Tỷ lệ %) Nhịp xoang 32 (28,57) 28 (25) 60 (53,57) Rung nhĩ 15 (13,39) 16 (14,29) 31 (27,68) Nhịp xoang, dày thất trái 11 (9,82) 10 (8,93) 21 (18,75) Tổng cộng 58 (51,78) 54 (48,22) 112 (100) Nhận xét: Nhịp xoang chiếm tỉ tệ cao nhất (53,57%), rung nhĩ cũng rất hay gặp với 27,68% ở nhóm bệnh. Bảng 5. Đặc ñiểm phân ñộ suy tim ở nhóm bệnh. Phân ñộ NYHA Nữ Tần số (Tỷ lệ %) Nam Tần số (Tỷ lệ %) Chung Tần số (Tỷ lệ %) Độ II 27 (21,10) 26 (26,22) 53 (47,32) Độ III 19 (16,96) 13 (11,61) 32 (28,57) Độ IV 12 (10,72) 15 (13,39) 27 (24,11) TBMMNổng cộng 58 (48,78) 54 (51,22) 112 (100) Nhận xét: Không có trường hợp suy tim ñộ I theo NYHA trong nhóm bệnh. Suy tim ñộ II chiếm tỉ lệ cao nhất (47,32%). Bảng 6. So sánh nồng ñộ NT-proBNP ở nhóm bệnh và nhóm tham chiếu. Đặc ñiểm thống kê Nhóm bệnh NT-proBNP(pg/ml) Nhóm chứng NT-proBNP(pg/ml) p Trung vị 3352 (1039,5 – 7667,5) 40,07 (18,38 – 85,72) Trung bình 5394,92 ± 5734,52 90,37 ± 180,65 p < 0,001 Giá trị nhỏ nhất 106 5 Giá trị lớn nhất 24017 1221 Nhận xét :Giá trị trung vị nồng ñộ NT-proBNP của các bệnh nhân trong nhóm bệnh là 3352 ρg/ml (1039,5 ρg/ml – 7667,5 ρg/ml). Giá trị trung vị nồng ñộ NT-proBNP của nhóm chứng là 40,075ρg/ml (18,38ρg/ml – 85,72 ρg/ml). Nồng ñộ trung bình NT-proBNP của nhóm bệnh nhân suy tim cao hơn nồng ñộ trung bình NT-proBNP của nhóm tham chiếu không bị suy tim có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 216 Mối tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP với EF, phân ñộ NYHA ở nhóm bệnh. Mối tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP với EF. NT = - 437.45 * EF + 23242.49 R2 = 0.652 0 50 00 10 00 0 15 00 0 20 00 0 25 00 0 N T- pr oB N P( pg /m l) 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 EF(%) Biểu ñồ 1. Tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP với EF ở nhóm bệnh. Nhận xét: Nồng ñộ NT-proBNP tương quan nghịch chặt chẽ với EF phân suất tống máu của thất trái ở nhóm bệnh với r = 0,807 (p < 0,001). Mối tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP với phân ñộ NYHA. 0 50 00 10 00 0 15 00 0 20 00 0 25 00 0 NT - pr o BN P( pg /m l) 2 3 3 4 4 Phan do theo NYHA Do II Do III Do IV Biểu ñồ 2.Tương quan giữa nồng ñộ NT-ProBNP với phân ñộ NYHA ở nhóm bệnh 217 Nhận xét: Biểu ñồ trên cho thấy mối tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng ñộ NT-proBNP và phân ñộ suy tim theo NYHA với r = 0,9 (p < 0,001), nghĩa là ứng với mức ñộ suy tim theo NYHA càng nặng thì nồng ñộ NT-proBNP càng cao. Bảng 10. Nồng ñộ NT-proBNP theo phân ñộ NYHA theo giới. NYHA II NYHA III NYHA IV Giới Nồng ñộ NT-proBNP (ρg/ml) Nữ 1166,66 ± 594,2 4852,78 ± 1307 15147,75 ± 4217,14 Nam 1086 ± 665,41 4972,61 ± 1660,78 13724,47 ± 3919,16 P 0,4 0,9 0,3 Chung 1127,24 ± 625,34 4901,46 ± 1436,72 14357,04 ± 4039,08 Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về nồng ñộ NT-proBNP ở từng phân ñộ NYHA (p > 0,05). Giá trị nồng ñộ NT-proBNP ở phân ñộ NYHA II, III, IV lần lượt là 1127,24 ± 625,34ρg/ml; 4901,46 ± 1436,72ρg/ml; 14357,04 ± 4039,08 pg/ml. Mức ñộ suy tim càng tăng thì nồng ñộ NT- proBNP càng cao. BÀN LUẬN Về ñặc ñiểm ñối tượng nghiên cứu Tuổi Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu này là 60,56 ± 18,90 ở những bệnh nhân suy tim, và 56,06 ± 19,25 ở nhóm tham chiếu. Kết quả này tương ñương so với nghiên cứu của Vũ Hoàng Vũ (2005): 59,1± 18,5 và 55,5 ± 17,2(19). So với kết quả nghiên cứu của Mc Donagh (2004)(12) tuổi trung bình của nhóm không suy tim là 56,2 ± 13,2 thì kết quả của chúng tôi tương ñương. Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu PRIDE là 72,8 ± 13,8(9) và nghiên cứu ICON là 68,3 ± 15,9(10). Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân làm 3 nhóm tuổi 75 tương tự như trong nghiên cứu của ICON, PRIDE hay nghiên cứu của Roche ñể dễ dàng hơn cho việc so sánh(9,10). Giới Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giới nữ chiếm 51,79% (58 ca) ở nhóm những bệnh nhân suy tim và 51,09% (47 ca) ở nhóm tham chiếu. Tỉ lệ này tương ñương với kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tiến (2006) 52% ở nhóm suy tim(8). So với các nghiên cứu của Mc Donagh là 45% ở nhóm tham chiếu(12), nghiên cứu PRIDE(9) và ICON(10) nữ ñều chiếm 49% ở nhóm suy tim thì kết quả của nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ chiếm cao hơn. Nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Về kết quả nghiên cứu nồng ñộ NT-proBNP Nồng ñộ NT-proBNP ở nhóm tham chiếu Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng ñộ NT-proBNP ở nhóm tham chiếu là 40,075ρg/ml, khoảng ñối chiếu là 18,38ρg/ml ñến 85,72ρg/ml, thấp hơn so với kết quả của một số tác giả khác cũng nghiên cứu nồng ñộ NT-proBNP ở người bình thường. Theo tác giả Antoni Bayés-Genís, nồng ñộ này là 50 ± 15ρg/ml(2). Mặc dù chúng tôi và các tác giả khác ñều nghiên cứu trên người bình thường nhưng sự khác biệt ở ñây có thể do sự khác biệt về ñặc ñiểm sinh học của các dân tộc hoặc/và tuổi trung bình trong các nghiên cứu này cao hơn so với tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi(2). 218 Nồng ñộ NT-proBNP ở nhóm suy tim Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nồng ñộ NT-proBNP của những bệnh nhân suy tim là 3352ρg/ml (1039,5ρg/ml – 7667,5ρg/ml) cao hơn có ý nghĩa so với nồng ñộ NT-proBNP của nhóm tham chiếu là 40,075ρg/ml (18,38 pg/ml – 85,72ρg/ml) với p <0,001. Nồng ñộ NT-proBNP và tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự tương quan giữa tuổi và nồng ñộ NT- proBNP ở nhóm suy tim (r = -0,07, p > 0,05). Nhưng ở nhóm tham chiếu có tương quan (r = 0,4, p < 0,001). Và khi phân thành 3 nhóm tuổi tương tự như nhóm bệnh chúng tôi thấy nồng ñộ trung bình NT-proBNP ở nhóm tuổi > 75 cao hơn có ý nghĩa so với nồng ñộ trung bình NT-proBNP ở nhóm tuổi < 50 và 50-75 tuổi. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Mc Donagh (7), Olav Wendelboe Nielsen (12), nghĩa là nồng ñộ NT-proBNP tăng dần theo tuổi. Theo Gavin I.W. sự tăng nồng ñộ NT-proBNP theo tuổi liên quan ñến sự xơ hóa các tế bào cơ tim và do ñó làm giảm chức năng tâm trương của thất(6). Sự tăng theo tuổi của nồng ñộ NT-proBNP không thể hiện ở nhóm bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là do các bệnh nhân với các giai ñoạn suy tim khác nhau, tiền sử bệnh và nguyên nhân suy tim khác nhau nên kết quả không phản ánh ñược ảnh hưởng của tuổi ñến nồng ñộ NT-proBNP. Nồng ñộ NT-proBNP và giới tính Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng ñộ NT-proBNP của nam và nữ ở nhóm tham chiếu và nhóm chứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Về mối tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP và phân suất tống máu thất trái (EF) Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự tương quan nghịch giữa nồng ñộ NT-proBNP với EF (r = - 0,8, p < 0,001). Nghĩa là ứng với nồng ñộ NT-proBNP càng cao thì EF càng giảm và ngược lại. Theo Antoni Bayés-Genís, nồng ñộ NT-proBNP là một trong những chất chỉ ñiểm chính xác nhất ñể ñánh giá có hay không sự suy giảm chức năng thất trái. Về mối tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP và phân ñộ suy tim theo NYHA Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự tương quan thuận rất chặt chẽ giữa nồng ñộ NT-proBNP và phân ñộ suy tim theo NYHA với hệ số tương quan là r = 0,90 (p < 0,05). Kết quả này tương tự ở nghiên cứu PRIDE (7) và ICON (8). Tình trạng lâm sàng của suy tim ñã ñược ñánh giá một cách truyền thống bằng sự suy giảm chức năng tim. Một trong những công cụ ñược dùng ñể ñánh giá sự suy giảm này là phân ñộ suy tim theo NYHA. Paulo Bettencourt ñã kết luận, có thể bổ sung nồng ñộ NT-proBNP vào phân ñộ suy tim NYHA ñể phân ñộ này mang tính chính xác và khách quan cao hơn (4). Điều này hứa hẹn việc phối hợp ño nồng ñộ NT-proBNP và phân ñộ suy tim NYHA ñể ñánh giá bệnh nhân suy tim là hoàn toàn có thể ñược và mang lại giá trị khoa học cao. Cơ chế tiết NT-proBNP chủ yếu là từ sức căng của thành cơ tim, gia tăng áp lực ñổ ñầy thất và sự quá tải về thể tích(20). NT-proBNP tăng ở những bệnh nhân suy tim và tương quan thuận với áp lực ñổ ñầy thất trái. Do ñó, ñối với bệnh nhân suy tim càng nặng tương ứng với phân ñộ suy tim theo NYHA càng cao thì nồng ñộ NT-proBNP tiết ra càng nhiều. Như vậy, cùng với sự tăng dần của suy tim theo phân ñộ NYHA, NT-proBNP cũng tăng theo một cách có ý nghĩa. Điều này ñặc biệt có ý nghĩa trong việc ñánh giá ñộ nặng của suy tim dựa vào nồng ñộ NT-proBNP, từ ñó có thái ñộ và chỉ ñịnh ñiều trị cũng như tiên lượng phù hợp cho bệnh nhân. KẾT LUẬN Qua khảo sát ñịnh lượng nồng ñộ NT-proBNP ở 112 bệnh nhân ñược chẩn ñoán suy tim tại bệnh viện Chợ Rẫy và 92 người bình thường không bệnh lý tim mạch, chúng tôi rút ra các kết luận sau: Ở nhóm tham chiếu Giá trị của nồng ñộ NT-proBNP là 90,37 ± 180,65ρg/ml. Trung vị: 40,075ρg/ml (18,38 – 85,72). Không có sự khác biệt về nồng ñộ NT-proBNP giữa nam và nữ (p > 0,05). 219 Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng ñộ NT-proBNP giữa nhóm tuổi 75 tuổi (p < 0,05). Ở bệnh nhân suy tim Nồng ñộ NT-proBNP là 5394,92 ± 5734,52ρg/ml. Trung vị: 3352ρg/ml (1039,5 – 7667,5). Tăng có ý nghĩa so với nồng ñộ NT-proBNP ở nhóm tham chiếu (p < 0,001). Không có sự khác biệt về nồng ñộ NT-proBNP giữa nam và nữ (p> 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng ñộ NT-proBNP của các bệnh nhân giữa các nhóm tuổi 75 tuổi (p > 0,05). Nồng ñộ NT-proBNP theo phân ñộ NTHA NYHA 1: 1127,24 ± 625,34 ρg/ml; NYHA 2: 4901,49 ± 1436,72 ρg/ml; NYHA 3: 14357,04 ± 4039,08 ρg/ml. Mức ñộ suy tim theo NYHA càng nặng thì nồng ñộ NT-proBNP càng cao. Tương quan giữa nồng ñộ NT-proBNP với phân ñộ suy tim theo NYHA và EF Nồng ñộ NT-proBNP tương quan thuận chặt chẽ với ñộ trầm trọng của suy tim theo phân ñộ NYHA, r = 0,9 (p < 0,001). Nồng ñộ NT-proBNP tương quan nghịch chặt chẽ với phân suất tống máu của thất trái, r = -0,8 (p < 0,001). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Abdulle A.M. (2007), Plasma N terminal pro-brain natriuretic peptide levels and its determinants in a multi-ethnic population”, Journal of Human Hypertension, (21), pp: 647-653. 2 Bayes-Genis A. (2005). NT-proBNP Reduction Percentage During Admission for Acutely Decompensated Heart Failure Predicts Long-Term Cardiovascular Mortality. Journal of Cardiac Failure, 11, 5. 3 Berkowitz R. (2004). B-Type Natriuretic Peptide and the Diagnosis of Acute Heart Failure. Optimizing Heart Failure Management, 5, 3-16. 4 Bettencourt P. (2004). NT-proBNP and BNP: biomarkers for heart failure management. The European Journal of Heart Failure, 6, 359-363. 5 Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa (2001), “Dịch tễ học suy tim”, Suy tim trong thực hành lâm sàng, TP. HCM, NXB Y Học, tr: 8-9. 6 Đặng Vạn Phước. (2001). Suy tim trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, tr 1-63. 7 Gavin I.W Galasko, Avijit Lahiri, Sophie C, Barnes & et al. (2005). What is the normal range for N-Terminal pro-brain natriuretic peptide? How well does this norman range screen for cardiovascular disease. The European Journal of Heart Failure, 26, 2269-2276. 8 Hoàng Anh Tiến, Huỳnh Văn Minh & Lê Thị Phương Anh. (2006). Đánh giá sự biến ñổi nồng ñộ NT-ProBNP ở ñợt cấp của bệnh nhân suy tim mạn. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 43, 9 Januzzi JL., Camargo CA., Anwarussin S., et al (2005), “The N-terminal proBNP investigation of dyspnea in the emergency department (PRIDE) study”, Am J Cardiol, (95), pp: 948-954. 10 Januzzi JL., Van Kimmenade R., Lainchbury JG., Bayes-Genis A., (2006), “NT-proBNP testing for diagnosis and short-term prognosis in acute destabilized heart failure: an international pooled analysis of 1256 patients. The International Collaborative of NT-proBNP Study”, Eur Heart J, (27), pp: 330-337. 11 Kirk V, Bay M, Parner J & et al. (2004). N-Terminal proBNP and mortality in hospitalised patients with heart failure and preserved vs. reduced systolic function: data from the prospective Copenhagen Hospital Heart Failure Study (CHHF). The European Journal of Heart Failure, 6, 335-341. 12 McDonagh TA, Holmer S, Raymond I & et al. (2004). NT-proBNP and the diagnosis of heart failure: a pool analysis of three European epidemiological studies. The European Journal of Heart Failure, 6, 269-273. 13 Morillas P, et al (2008), “Usefulness of NT-proBNP level for diagnosing left ventricular hypertrophy in hypertensive patients. A Cardiac magnetic resonance study”, Rev Esp. Cardiol, pp: 972-975. 14 Nguyễn Thị Thu Dung (2009), “Mối tương quan giữa NT-proBNP với các giai ñoạn trong quá trình tiến triển suy tim”, Luận án BSCKII, tr:2, 3. 15 Olav Wendelboe, Nielsen, Vibeke Kirk, Morten Bay & et al. (2004). Value of N-terminal pro-brain natriuretic peptide in the elderly: data from the prospective Cophenhagen Hospital Heart Failure study (CHHF). The European Journal of Heart Failure, 6, 275-279. 16 Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Mạnh Phan, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn ñoán, ñiều trị suy tim”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai ñoạn 2008-2012), TP. HCM, NXB Y Học, tr: 438-475. 17 Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Mạnh Phan, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn ñoán, ñiều trị suy tim”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai ñoạn 2006-2010), TP. HCM, NXB Y Học, tr: 255-288. 18 Remme WJ & Swedberg K. (2001). “Guidelines for the diagnosis and treatment of chronic heart failure”. European Society of Cardiology. 19 Vanderheyden Marc, Jozef, B. & Marc, G. (2004). Brain and other natriuretic peptide: molecular aspect. The European Journal of Heart Failure, 6, 261-268. 20 Vũ Hoàng Vũ (2008), “Giá trị của NT-proBNP trong chẩn ñoán suy tim”, Luận văn Thạc sĩ y khoa Đại học Y Dược TP. HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_moi_lien_quan_giua_nong_do_nt_probnp_mau_voi_muc_do.pdf
Tài liệu liên quan