KẾT LUẬN
Về đặc điểm dịch tễ carcinôm tế bào gan
-Tuổi trung bình là 53 tuổi, độ tuổi thường
gặp nhất là 50-60 tuổi với tỉ lệ 35,62%.
-Nam/Nữ: 4,5/1.
Về đặc điểm triệu chứng lâm sàng
carcinôm tế bào gan
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở các
khối u lớn hơn là các khối u nhỏ.
- Các triệu chứng thường gặp nhất là: đau
hạ sườn phải (49,3%),chán ăn (20,6%) và gan to
(17,8%).
- Trong các triệu chứng trên thì đau hạ sườn
(P) là có mối liên quan với kích thước khối u: khi
khối u càng lớn thì tỉ lệ người bệnh có biểu hiện
đau trên lâm sàng càng cao.
Về độ nhạy và các yếu tố ảnh hưởng đến
nồng độ AFP trong carcinôm tế bào gan
- AFP đơn độc không phải là một xét nghiệm
có đủ độ nhạy để sàng lọc cũng như chẩn đoán
sớm carcinôm tế bào gan do độ nhạy chỉ là
63,0% với ngưỡng ≥20ng/ml và chỉ còn 35,6 %
với ngưỡng ≥400 ng/ml. Mặt khác, do AFP tăng
cao thường chỉ gặp ở những người bệnh <50 tuổi
(p=0,009).
- AFP có giá trị trong việc tiên lượng
carcinôm tế bào gan vì AFP thường tăng cao
trong giai đoạn muộn. Trong bản phân loại
CLIP, các tác giả ở châu Âu cũng đã ghi nhận
AFP≥400ng/ml là một yếu tố tiên lượng xấu
trong carcinôm tế bào gan.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối tương quan giữa các đặc điểm lâm sàng và nồng độ Alpha-Fetoprotein trong 73 trường hợp Carcinôm tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 118
KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ NỒNG ĐỘ ALPHA-FETOPROTEIN TRONG 73 TRƯỜNG HỢP
CARCINÔM TẾ BÀO GAN
Trần Minh Thông*, Lê Ngọc Hùng**, Đoàn Trọng Nghĩa***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và nồng độ AFP trong máu của 73 người bệnh
được chẩn đoán carcinôm tế bào gan tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010.
Đối tượng và phương pháp: 73 người bệnh carcinôm tế bào gan được khảo sát các đặc điểm về lâm sàng.
Nồng độ AFP trong máu được xác định bằng phương pháp ELISA vào thời điểm chẩn đoán. AFP<20ng/ml
được xem là bình thường và AFP≥400ng/ml gợi ý nhiều đến chẩn đoán carcinôm tế bào gan.
Kết quả: Đau bụng ¼ trên phải, chán ăn và gan to là các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất. 46/73
trường hợp (63,0%) có nồng độ AFP>20ng/ml, trong đó 26 trường hợp (35,6%) có nồng độ AFP>400ng/ml.
AFP thường tăng cao ở những người bệnh trẻ tuổi (<50 tuổi,p=0,009), gan to (p=0,031) và vàng da (p=0,006).
Kết luận: Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy AFP là một xét nghiệm không đủ độ nhạy để sàng
lọc cũng như chẩn đoán sớm carcinôm tế bào gan. Mặc dù AFP tăng cao trên những người bệnh có yếu tố nguy
cơ là một gợi ý chẩn đoán carcinôm tế bào gan, nhưng AFP không tăng cũng không thể loại trừ carcinôm tế bào
gan. AFP có thể dùng như một yếu tố tiên lượng ở những người bệnh carcinôm tế bào gan.
Từ khóa: Carcinôm tế bào gan, Alpha-fetoprotein (AFP), gan to, vàng da.
ABSTRACT
STUDY CLINICAL FEATURES AND SERUM ALPHA-FETOPROTEIN OF 73 HEPATOCELLULAR
CARCINOMAS
Tran Minh Thong, Le Ngoc Hung, Đoan Trong Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 118 - 123
Objective: To evaluate the correlation between clinical features and concentration of alpha-fetoprotein in
serum of 73 hepatocellular carcinomas which were diagnosed at Cho Ray hospital from December 2009 to May
2010.
Methods and materials: Seventy three consecutive hepatocellular carcinoma cases were diagnosed at the
Cho Ray Hospital between 12/2009 and 5/2010 with clinical and histopathological data. AFP concentrations in
serum of patients were analyzed ELISA method at the time of diagnosis. AFP levels below 20ng/ml were
classified as normal and those above 400ng/ml were arbitrarily taken to be diagnostic of HCC.
Results: Right upper quadrant pain, dyspepsia and hepatomegaly are predominant symptoms. Serum AFP
levels were elevated (≥20ng/ml) in 46/73 (63.0%) of the cases, 26 of whom had levels greater than 400ng/ml,
which is highly suggestive of HCC.
Younger age (< 50 years p = 0.009), hepatomegaly (p = 0.031) and jaundice (p = 0.006) were significant
associates of high AFP.
Conclusion: These results show that serum AFP, by itself, is a relatively insensitive diagnostic test for
* Khoa Giải phẫu bệnh, BVCR, ** Khoa Sinh hóa, BVCR, *** Khoa Giải phẫu bệnh, BV FV
Tác giả liên lạc: BSCK2 Trần Minh Thông ĐT: 0918202941 Email: tranmthong2003@ yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 119
HCC. Although elevated levels in high risk patients provide a specific clue, a negative result does not exclude the
HCC. AFP is a factor to prognosis in HCC.
Key words: Hepatocellular carcinoma (HCC), Alpha-fetoprotein (AFP), hepatomegaly, jaundice.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, ung thư là nguyên nhân gây
tử vong đứng hàng thứ tư với khoảng 70.651
nguời tử vong (2002)(12). Trong 10 loại ung thư
có xuất độ cao nhất ở Việt Nam, carcinôm tế
bào gan đứng hàng thứ 3 ở giới nam và hàng
thứ 7 ở giới nữ(12).
Nếu carcinôm tế bào gan không được điều
trị thì bệnh diễn tiến rất nhanh. Phần lớn người
bệnh chết trong vòng 6 tháng kể từ khi được
chẩn đoán. Do đó việc chẩn đoán sớm carcinôm
tế bào gan có vai trò rất quan trọng trong việc
điều trị cũng như cải thiện chất lượng sống của
người bệnh. Trong các xét nghiệm giúp chẩn
đoán sớm carcinôm tế bào gan thì xét nghiệm
định luợng alpha-fetoprotein (AFP) trong máu
ngày nay gần như là 1 xét nghiệm được thực
hiện thường qui ở tất cả các người bệnh theo dõi
carcinôm tế bào gan. Nhưng giá trị thật sự của
xét nghiệm này trong sàng lọc cũng như trong
chẩn đoán carcinôm tế bào gan còn đang bàn
cãi. Giả định tỉ lệ tương hợp giữa việc định
lượng AFP trong máu và kết quả giải phẫu bệnh
cao thì có thể dùng xét nghiệm AFP như là một
xét nghiệm chẩn đoán xác định, ngược lại thì chỉ
có thể xem đây là xét nghiệm sàng lọc. Nhằm
góp phần vào việc xác định cụ thể hơn vai trò
của AFP trong chẩn đoán và theo dõi carcinôm
tế bào gan, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
với các mục tiêu sau:
Khảo sát các đặc điểm dịch tễ của carcinôm
tế bào gan.
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của
carcinôm tế bào gan.
Khảo sát các mối liên quan giữa dịch tễ và
đặc điểm lâm sàng với AFP.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu và cắt ngang mô tả, với
các biến độc lập là đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
các đặc điểm của u về số lượng, vị trí, và đường
kính. Biến phụ thuộc là nồng độ AFP trong máu.
Đối tượng nghiên cứu
Các người bệnh carcinôm tế bào gan nhập
vào điều trị tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy
từ 12/2009 – 5/2010.
Tiêu chuẩn chọn lựa
- Người bệnh điều trị tại khoa U gan có hồ
sơ bệnh án đầy đủ, không phân biệt giới, tuổi và
nghề nghiệp.
- Có kết quả giải phẫu bệnh là carcinôm tế
bào gan được chẩn đoán tại khoa Giải phẫu
bệnh bệnh viện Chợ Rẫy và có xét nghiệm AFP.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả các trường hợp không thỏa tiêu chí
chọn mẫu.
Phương pháp nghiên cứu
Các biến nghiên cứu
Các dữ liệu từ lâm sàng: Tuổi (năm), giới
(nam và nữ), triệu chứng cơ năng và triệu chứng
thực thể.
Các dữ liệu từ hồ sơ bệnh án: nồng độ AFP
trong máu, các dữ liệu từ CT bụng và siêu âm: vị
trí, số lượng và đường kính của u.
Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ các trường hợp carcinôm
tế bào gan phù hợp tiêu chí chọn mẫu
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý trên
phần mềm STATA 10. Giá trị p<0,05 là có ý
nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Về tuổi
Tuổi trung bình là 52,9 (26-73), trong đó tuổi
trung bình của các người bệnh nam là 52,2 (26-
73) và người bệnh nữ là 56,2 (40-71).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 120
Về giới
73 người bệnh bao gồm 60 giới nam
(82,19%) và 13 giới nữ (17,81%).
Các triệu chứng lâm sàng
Hình 1: Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng thường gặp
Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng thường
gặp nhất là đau hạ sườn (P), chán ăn và gan to.
Nồng độ AFP trong máu
Bảng 1: Tỉ lệ các khoảng nồng độ AFP trong máu
AFP (ng/ml) N Tỉ lệ
<20 27 37,0%
20-399 20 27,4%
≥400 26 35,6%
Mối tương quan giữa đường kính u và
triệu chứng lâm sàng:
Bảng 2: Liên quan giữa đường kính u và triệu chứng
lâm sàng:
Đường kính trung bình <50 mm ≥50 mm
Không có TCLS 17 (51,5%) 10 (25%)
Có TCLS 16 (48,5%) 30 (75%)
Tổng 33 (100%) 40 (100%)
Với χ2 = 5,4546 ; p = 0,020
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,020) về triệu chứng lâm sàng trong 2 nhóm
u lớn và u nhỏ.
Bảng 3: Đường kính u trung bình của 2 nhóm có và
không có triệu chứng đau bụng ¼ trên phải
Trung
bình
(mm)
Độ lệch
chuẩn
(mm)
Nhỏ nhất
(mm)
Lớn
nhất
(mm)
Không 52,6 27,6 15 120
Có 72,0 37,8 12 170
Với t = 2,5177 ; df = 71 ; p = 0,0141
Kết quả: Đường kính u trung bình ở nhóm
có triệu chứng đau bụng ¼ trên phải lớn hơn so
với nhóm còn lại (p = 0,0141).
Mối tương quan giữa tuổi và AFP
Bảng 4: Liên quan giữa tuổi và AFP
AFP (ng/ml) <50 tuổi ≥50 tuổi
<400 11 (46,0%) 36 (75%)
≥400 14 (54,0%) 12 (25%)
Tổng 25 (100%) 48 (100%)
Với χ2 = 6,8890 ; p = 0,009
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,009) về tuổi trong nhóm tăng và không
tăng AFP.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 121
Mối tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và AFP
Bảng 5: Liên quan giữa từng triệu chứng lâm sàng và AFP
AFP (ng/ml) Đau bụng ¼
trên phải
Sụt cân Mệt mỏi Chán ăn Gan to Báng bụng Vàng da
<400 22(61,1%) 1(100%) 0(0%) 8(53,3%) 5(42,9%) 0 (0%) 0 (0%)
≥400 14(38,9%) 0 (0%) 2(100%) 7(46,7%) 8(57,1%) 2(100%) 4(100%)
Tổng 36 (100%) 1(100%) 2(100%) 15(100%) 13(100%) 2(100%) 4(100%)
P 0,565 0,454 0,054 0,316 0,031 0,054 0,006
Kết quả: Có sự tương quan giữa AFP tăng
cao và các triệu chứng gan to (p=0,031) và vàng
da (p = 0,006).
BÀN LUẬN
Dịch tễ học lâm sàng:
Về tuổi
Tuổi trung bình 52,9 ± 11,69 và độ tuổi
thường gặp nhất là 50-60 tuổi với tỉ lệ là 35,62%.
Kết quả này tương tự như các tài liệu và nghiên
cứu gần đây(7,8,12). Trước đây Việt Nam nằm
trong vùng nội dịch của viêm gan siêu vi B và ở
những vùng này đường lây nhiễm chủ yếu từ
mẹ truyền sang con lúc sinh nên tuổi bị
carcinôm tế bào gan nhỏ hơn (36-40 tuổi) phù
hợp với lứa tuổi thường bị viêm gan siêu vi B
(15-40 tuổi)(6), riêng Việt Nam độ tuổi trung bình
của carcinôm tế bào gan trước đây là 45 tuổi(8).
Nhưng hiện nay độ tuổi trung bình của
carcinôm tế bào gan ở Việt Nam đã tăng và
tương tự như ở các nước có tỷ lệ nhiễm viêm
gan siêu vi B thấp như châu Âu và Bắc Mỹ (50-
60 tuổi)(8). Điều này có thể được giải thích do
việc khuyến khích tiêm chủng viêm gan siêu vi
B ở nước ta.
Về giới
Tỉ lệ nam/nữ: 4,5/1 cũng tương tự như các
tài liệu và nghiên cứu khác(7,8,12). Carcinôm tế
bào gan liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ,
trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất ở Việt Nam
là nhiễm HBV và xơ gan do rượu. Giới nam
có tỉ lệ nhiễm HBV cao hơn so với giới nữ
(10% so với 6%)(6) và giới nam cũng có
khuynh hướng uống rượu nhiều hơn so với
giới nữ, do đó tỉ lệ carcinôm tế bào gan ở nam
thường cao hơn ở nữ.
Triệu chứng lâm sàng
Qua bảng 2, chúng tôi nhận thấy khi các
khối u còn nhỏ (<50mm) thì có đến 51,5% các
trường hợp sẽ không có bất kỳ biểu hiện lâm
sàng nào. Ngược lại khi đường kính của khối u
≥50mm thì 75% các trường hợp có triệu chứng
biểu hiện trên lâm sàng. Do đó, đối với các
người bệnh có nguy cơ cao thì cần phải tầm soát
và phát hiện sớm carcinôm tế bào gan bằng các
xét nghiệm cận lâm sàng và hình ảnh học,
không nên chờ đến khi có biểu hiện lâm sàng vì
khi đó khối u thường đã lớn và sẽ ảnh hưởng
xấu đến tiên lượng của người bệnh.
Trong 73 người bệnh được khảo sát, các triệu
chứng lâm sàng thường gặp nhất là: đau bụng ¼
trên phải (49,3%), chán ăn (20,6%) và gan to
(17,8%). Trong đó 2 triệu chứng đau bụng ¼ trên
phải và chán ăn có tỉ lệ gần bằng các tỉ lệ được
ghi nhận trong y văn(2,10). Nhưng triệu chứng
gan to thì có tỉ lệ thấp hơn nhiều so với ghi nhận
trong y văn. Điều này có thể được giải thích là
do cả 73 người bệnh trong lô nghiên cứu đều
được điều trị bằng phẫu thuật nghĩa là người
bệnh phải được chẩn đoán ở giai đoạn sớm nên
các triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu như đau
bụng ¼ trên phải, chán ăn sẽ thường gặp hơn so
với các triệu chứng ở giai đoạn muộn như gan
to, báng bụng.
Qua đây, chúng tôi nhận thấy triệu chứng
trung thành nhất trong carcinôm tế bào gan dù
ở bất kỳ giai đoạn nào đó là đau bụng ¼ trên
phải. Bảng 3, cho thấy khi khối u càng lớn thì
càng có nhiều trường hợp có biểu hiện đau hạ
sườn (P). Nguyên nhân là khi khối u càng lớn
sẽ làm càng căng vỏ bao gây ra triệu chứng
đau trên lâm sàng(10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 122
Độ nhạy của AFP trong chẩn đoán
carcinôm tế bào gan
Nếu chọn ngưỡng AFP (+) là ≥ 20ng/ml thì
xét nghiệm có độ nhạy là 63,0%, kết quả tương
tự với các nghiên cứu khác(1,4,9,11). Tuy nhiên,
nồng độ AFP trong máu <400ng/ml thường
gặp trong các bệnh gan khác hơn là carcinôm
tế bào gan(5,3). Trong 73 trường hợp carcinôm tế
bào gan nói trên thì số trường hợp có AFP tăng
cao (AFP ≥ 400ng/ml) chỉ chiếm 35,6%. Trong
khi đó, có 37,0% người bệnh có AFP trong giới
hạn bình thường (<20ng/ml) và 27,4% người
bệnh có nồng độ AFP từ 20-399ng/ml, là
ngưỡng AFP thường gặp trong các bệnh lý
lành tính hoặc ung thư di căn gan. Qua đây,
chúng tôi nhận thấy xét nghiệm AFP đơn độc
nói chung không phải là 1 xét nghiệm đáng tin
cậy trong việc sàng lọc cũng như chẩn đoán
sớm carcinôm tế bào gan. Để tăng giá trị chẩn
đoán của AFP thì phải kết hợp với các xét
nghiệm khác, đặc biệt là các xét nghiệm về
hình ảnh học hoặc theo dõi động học của AFP
theo thời gian ở những người bệnh có nguy cơ
cao như các người bệnh viêm gan siêu vi B.
Nếu nồng độ AFP trong máu tăng với tốc độ
≥7ng/ml/tháng kết hợp với khối u được xác định
bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ có
độ nhạy và độ đặc hiệu là 71,4% và 100%; còn
PPV và NPV lần lượt là 98,8% và 96,92% với tỉ lệ
mắc bệnh là 10%, là 97,45 và 98,52% với tỉ lệ mắc
bệnh là 5%(1).
Các yếu tố ảnh hưởng đến AFP trong
carcinôm tế bào gan
Tuổi
Tỉ lệ AFP tăng cao trong nhóm người bệnh <
50 tuổi là 54%, tỉ lệ này trong nhóm người bệnh
≥ 50 tuổi là 25%. Kết quả này phù hợp với 2
nghiên cứu được tiến hành ở Đài Loan(4,9). Qua
đó, ta thấy độ nhạy của AFP ở những người
bệnh < 50 tuổi cao hơn gầp 2 lần so với người
bệnh ≥ 50 tuổi. Nhưng độ tuổi thường gặp nhất
ở người bệnh carcinôm tế bào gan là 50-60 tuổi
như phần 4.1 đã nói. Trong 73 người bệnh đã
khảo sát thì các người bệnh < 50 tuổi chỉ chiếm
khoảng 34,25%. Điều này cho thấy vai trò của
AFP trong sàng lọc carcinôm tế bào gan là thấp.
Triệu chứng lâm sàng
Qua bảng 5, chúng tôi nhận thấy AFP tăng
cao có liên quan đến 2 triệu chứng gan to và
vàng da. Những triệu chứng này thường gặp
trong giai đoạn muộn của carcinôm tế bào gan.
Đặc biệt là triệu chứng vàng da thường xuất
hiện khi chức năng gan đã giảm ở giai đoạn mất
bù do tình trạng xơ gan đi kèm hoặc khi khối u
lớn xâm lấn vào đường mật, và những người
bệnh này có tiên lượng rất xấu, nếu không được
điều trị 90% người bệnh sẽ tử vong trong vòng
10 tuần sau khi xuất hiện những triệu chứng
đầu tiên(2). Qua đó, ta thấy AFP thường chỉ tăng
cao trong những giai đoạn khá muộn nên xét
nghiệm có vai trò trong việc tiên lượng hơn là
chẩn đoán sớm carcinôm tế bào gan.
KẾT LUẬN
Về đặc điểm dịch tễ carcinôm tế bào gan
-Tuổi trung bình là 53 tuổi, độ tuổi thường
gặp nhất là 50-60 tuổi với tỉ lệ 35,62%.
-Nam/Nữ: 4,5/1.
Về đặc điểm triệu chứng lâm sàng
carcinôm tế bào gan
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở các
khối u lớn hơn là các khối u nhỏ.
- Các triệu chứng thường gặp nhất là: đau
hạ sườn phải (49,3%),chán ăn (20,6%) và gan to
(17,8%).
- Trong các triệu chứng trên thì đau hạ sườn
(P) là có mối liên quan với kích thước khối u: khi
khối u càng lớn thì tỉ lệ người bệnh có biểu hiện
đau trên lâm sàng càng cao.
Về độ nhạy và các yếu tố ảnh hưởng đến
nồng độ AFP trong carcinôm tế bào gan
- AFP đơn độc không phải là một xét nghiệm
có đủ độ nhạy để sàng lọc cũng như chẩn đoán
sớm carcinôm tế bào gan do độ nhạy chỉ là
63,0% với ngưỡng ≥20ng/ml và chỉ còn 35,6 %
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 123
với ngưỡng ≥400 ng/ml. Mặt khác, do AFP tăng
cao thường chỉ gặp ở những người bệnh <50 tuổi
(p=0,009).
- AFP có giá trị trong việc tiên lượng
carcinôm tế bào gan vì AFP thường tăng cao
trong giai đoạn muộn. Trong bản phân loại
CLIP, các tác giả ở châu Âu cũng đã ghi nhận
AFP≥400ng/ml là một yếu tố tiên lượng xấu
trong carcinôm tế bào gan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arrieta O, Cacho B, Morales-Espinosa D, Ruelas-Villavicencio
A, Flores-Estrada D, and Hernández-Pedro N. (2007). The
progressive elevation of alpha fetoprotein for the diagnosis of
hepatocellular carcinoma in patients with liver cirrhosis, from
2. Bùi Hữu Hoàng. (2009). Ung thư gan nguyên phát. Trong:
Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa (Eds.), Bệnh học nội khoa, tr.
187-201. Y học, Hồ Chí Minh.
3. Di Bisceglie AM, Hoofnagle JH (1989), "Elevations in serum
alphafetoprotein levels in patients with chronic hepatitis B".
Cancer 64(10), pp. 2117-2120.
4. Ding-Shinn C, Juei-Low S, (1977), "Serum alphafetoprotein in
hepatocellular carcinoma". Cancer, 40(2), pp. 779-783.
5. Eleftheriou N, Heathcote J, Thomas C, Sherlock S (1977),
"Serum alpha-fetoprotein levels in patients with acute and
chronic liver disease". J Clin Pathol, 30, pp. 704-708.
6. Nguyễn Hữu Chí. (2008). Viêm gan siêu vi cấp. Trong:
Nguyễn Trần Chính (Ed.), Bệnh truyền nhiễm, pp. 326-345. Y
học, Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Như Nghĩa, Đặng Vạn Phước (2004), "Khảo sát đặc
điểm khối u trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát bằng
chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc".
8. Nguyễn Văn Thông. (2007). Ung thư gan. Trong: Nguyễn
Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (Eds.), Bệnh học ngoại khoa tiêu
hóa, tr. 213-226. Y học, Hồ Chí Minh.
9. Peng SY, Chen WJ, Lai PL, Jeng YM, Sheu JC, Hsu HC (2004),
"High alpha-fetoprotein level correlates with high stage, early
recurrence and poor prognosis of hepatocellular carcinoma:
significance of hepatitis virus infection, age, p53 and beta-
catenin mutations." Int. J. Cancer, 112, pp. 44-50.
10. Ribero D, Morris-Stiff G, and Vauthey JN. (2008). Presentation
and Diagnosis. Trong: W. Y. Lau (Ed.), Hepatocellular carcinoma,
pp. 143-157. World Scientific, Singapore.
11. Văn Tần, Hoàng Danh Tấn. (1998). Đặc điểm ung thư gan
nguyên phát tại miền nam Việt Nam.
12. WHO. (2002). The Impact of Cancer In VietNam - Data Tables.
13. Yap SF, Path MRC, Peh SC (1991), "Alpha-fetoprotein in
hepatocellular carcinoma: A serological and histochemical
study in Malaysian patients ". The Malaysian Journal of
PATHOLOGY, 13(2), pp. 115-118.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_moi_tuong_quan_giua_cac_dac_diem_lam_sang_va_nong_d.pdf