Khảo sát nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối và tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B và C ở bệnh nhân điều trị tại khoa lọc máu bệnh viện quận 6

Vấn đề nhiễm SVB và SVC là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các bệnh nhân điều trị CTNT. Nhiễm SVB và SVC ở các bệnh nhân này thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng lại có nguy cơ cao diễn tiến đến viêm gan mạn tính. Từ đó có thể đưa đến xơ gan và ung thư gan. Điều này làm tăng chi phí điều trị, giảm thời gian và chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân STMGĐC. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân CTNT với các xét nghiệm kháng thể dùng cho việc tầm soát SVB và SVC kém. Nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ âm tính giả ở nhóm bệnh nhân này lên tới 17,9%(6). Đây là một trở ngại lớn trong việc tầm soát viên gan siêu vi ở các bệnh nhân CTNT. Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi sử dụng xét nghiệm HCV‐coreAg để phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên lõi SVC với độ đặc hiệu đạt 99.8% cùng độ nhạy tương đương xét nghiệm HCV‐RNA giúp làm giảm tỷ lệ âm tính giả(12). Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ hiện mắc của SVB và SVC lần lượt là 5,7% và 6,4%. Một bệnh nhân (0,7%) dương tính với cả hai loại xét nghiệm tầm soát viêm gan siêu vi. Tỷ lệ này nhìn chung thấp hơn nhiều so với báo cáo của các tác giả khác trong nước thời gian gần đây. Tại miền Nam, năm 2011, tác giả Nguyễn Bách và cộng sự thực hiện nghiên cứu trong thời gian 6 năm tại bệnh viện Thống Nhất cho thấy tỷ lệ nhiễm SVB, SVC và đồng nhiễm lần lượt là 4,89% (2,17 – 7,21%), 19,58% (12,37 – 15,22%), và 2,09% (1,01 – 3,26%)(11). Tại miền Bắc, tác giả Hà Phan Hải An và cộng sự khảo sát tỷ lệ nhiễm SVC giai đoạn 2007 – 2011 là 33,5% tại bệnh viện Việt Đức(6). Nghiên cứu khác tại miền Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm SVB và/hoặc SVC là 64,9%, đồng nhiễm chiếm tỷ lệ 5,5%(1). Sự khác biệt này có thể là do việc thực hiện nghiêm ngặt qui trình chống nhiễm khuẩn tại cơ sở nghiên cứu kể từ khi thành lập cho đến nay. Bên cạnh phòng ngừa phổ quát, chúng tôi thực hành không tái sử dụng các thiết bị y tế dùng trong CTNT ngoại trừ màng lọc, hạn chế sử dụng chung một lọ thuốc (Heparin ) cho nhiều bệnh nhân, tuân thủ qui trình rửa máy sau chạy thận, rửa và bảo quản màng lọc tái sử dụng. Mặc dù vậy, như đã đề cập, sự khác biệt về loại xét nghiệm dùng tầm soát bệnh cũng như qui mô của cơ sở lọc máu cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trên.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối và tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B và C ở bệnh nhân điều trị tại khoa lọc máu bệnh viện quận 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  205 KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI  VÀ TỶ LỆ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B VÀ C Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ  TẠI KHOA LỌC MÁU BỆNH VIỆN QUẬN 6  Dương Minh Cường*, Olszyna Dariusz Piotr**, Nguyễn Duy Phong***, Ngô Thanh Điểu****,   McLaws Mary‐Louise*  TÓM TẮT  Đặt  vấn  đề: Việc cập nhật những  thay  đổi về các nguyên nhân gây  suy  thận mạn  tính giai  đoạn cuối  (STMGĐC) và tỷ lệ hiện mắc siêu vi viêm gan B (HBV) và C (HCV) giúp đưa ra các chiến lược phòng bệnh hợp  lí cũng như đánh giá được vai trò các biện pháp chống nhiễm khuẩn đang được áp dụng tại khoa lọc máu. Từ đó,  góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình phòng bệnh và cải thiện hơn nữa chất lượng điều trị.  Mục tiêu: Xác định các nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC), tỷ lệ hiện mắc  siêu vi viêm gan B và C ở các bệnh nhân người lớn đang điều trị chạy thận nhân tạo định kỳ (CTNT).  Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang từ 10/2012 đến 10/2013. Các bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm  tầm  soát kháng nguyên bề mặt HBV  (HBsAg) và kháng nguyên  lõi HCV  (HCV‐coreAg)  trong huyết  thanh.  Thông tin về bản thân, tiền căn và tình trạng bệnh lý hiện tại được thu thập thông qua bảng câu hỏi in sẵn.  Kết quả: Tổng số 141 bệnh nhân tham gia có 53% là nữ giới. Độ tuổi trung bình 55 ± 16 (nhỏ nhất là 19 và  lớn nhất là 87 tuổi). 21% bệnh nhân nhỏ hơn 41 tuổi, 42% từ 41 – 60 và 37% lớn hơn 60 tuổi. Ba nguyên nhân  gây bệnh hàng đầu là tăng huyết áp (THA) (33%), đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ) (32%) và bệnh cầu thận (BCT)  (18%). Nguyên nhân gây bệnh có sự khác biệt theo nhóm tuổi và giới tính. 5,7% (8/141) dương tính với HBsAg,  6,4% (9/141) với HCV‐coreAg và 0,7% (1/141) dương tính với cả hai loại xét nghiệm.  Kết luận: Để góp phần ngăn ngừa STMGĐC, cần kiểm soát tốt THA, ĐTĐ và BCT; phát hiện sớm và điều  trị dự phòng bệnh thận mạn. Để đạt được điều này, cần nâng cao kiến thức người dân về bệnh thận mạn và ý  thức về việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, cần chú ý tầm soát triệu chứng sớm của các bệnh trên ở tất  cả các chuyên khoa. Bên cạnh đó, nghiên cứu về mức độ tuân thủ qui trình chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở  CTNT cần được tiến hành nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả của các biện pháp dự phòng nhiễm HBV và HCV ở  các bệnh nhân CTNT.  Từ khóa: Suy thận mạn; Nhiễm siêu vi viêm gan B và C; điều trị chạy thận nhân tạo  ABSTRACT  PATTERN OF END STAGE RENAL DISEASE AND SEROPREVALENCE OF HEPATITIS B VIRUS  AND HEPATITIS C VIRUS INFECTIONS AMONG CHRONIC HAEMODIALYSIS PATIENTS IN  VIETNAM: A SINGLE‐CENTRE EXPERIENCE  Duong Minh Cuong, Olszyna Dariusz Piotr, Nguyen Duy Phong, Ngo Thanh Dieu,   McLaws Mary‐Louise* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014:: 206 ‐ 211  Background: The updatecause of end stage renail disease (ESRD) andprevalence of hepatitis B virus (HBV) and  hepatitis C virus (HCV)helps to establish rational nosocomial preventivestrategiesindialysisdepartment.   Objectives: We aimed to identify the major causes of ESRD and the seroprevalence of hepatitis B virus and  * Đại Học New South Wales, Úc **Trường Y Đại Học Quốc Gia, Singapore *** Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam **** Bệnh viện An Sinh, Việt Nam Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Duy Phong ĐT: 0913155993 Email: nguyenduyphongvn@yahoo.com Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 206 hepatitis C virus infections among adult patients undergoing chronic haemodialysis.   Methods:  A  cross‐sectional  survey  was  conducted  between  October  2012  and  October  2013.  Study  participants were tested for HBV surface antigen (HBsAg) and HCV core antigen (HCV‐coreAg). Demographic  characteristics and medical histories were collected using a self‐reported questionnaire.   Results: All 141 patients attending the heamodialysis unit completed the questionnaire of whom53% were  female. Age ranged between 19 and 87 years (mean ± SD; 55 ± 16). Of these, 21% were younger than 41 years,  42%  were  between  41  and  60  and  37%  were  older  than  60  years.  The  top  three  causes  of  ESRD  were  hypertension (33%), diabetes mellitus (32%) and glomerulonephritis (18%). The leading cause of ESRD differed  by age and gender. Seroprevelence for bloodborne infections identified 5.7% (8/141) were HBsAg+, 6,4% (9/141)  were HCV‐coreAg+ and 0,7% (1/141) was HBsAg+ and HCV‐coreAg+.   Conclusion: Improvement in management of hypertension, diabetes and glomerulonephritis; early detection  and better preventive care of chronic kidney disease pivotal to the prevention of ESRD. It is essential that people  should  improve  their  perception  of  periodic medical  checkup  and  ESRD  knowledge.  In  addition,  physicians  regardless of specialiaty pay much attention to the early signs of those  leading diseases causing ESRD. Actual  practices of universal precautions among haemodialysis centres should be examined in Vietnam to evaluate the  effectiveness of the current viral hepatitis prevention methods.  Key words: Chronic renal failure; HBV and HCV infection; Heamodialysis Patients  ĐẶT VẤN ĐỀ  STMGĐC  đang  trở  thành một  vấn  đề  sức  khỏe  toàn  cầu.  Theo  ước  đoán  năm  2012  có  3.010.000 bệnh nhân STMGĐC đang được điều trị  trên toàn thế giới với tỷ  lệ gia tăng hàng năm  là  7%(7). Tại Việt Nam, báo cáo gần đây cho thấy tỷ  lệ  bệnh  nhân  STMGĐC  được  chẩn  đoán  mới  hàng năm vào khoảng 100 ‐ 150/ 1.000.000 dân(5).  Riêng tại miền Bắc, một khảo sát với qui mô lớn  được  thực hiện  trên  8.505 người  cho  thấy bệnh  thận mạn giai đoạn 3 – 5 chiếm tỷ lệ 3.1%(9). Ở các  nước phương Tây, ĐTĐ và THA là nguyên nhân  gây  bệnh hàng  đầu(16). Tương  tự,  tại Việt Nam,  nguyên  nhân  STMGĐC  cũng  đang  có  chiều  hướng thay đổi cùng với sự trỗi dậy của các bệnh  mạn tính không lây thời gian gần đây(11).   CTNT  là một  trong 3 phương pháp điều  trị  STMGĐC  được  thực  hiện  tại  Việt  Nam.  Hai  phương  pháp  còn  lại  bao  gồm  ghép  thận  và  thẩm phân phúc mạc. CTNT được áp dụng cho  bệnh nhân STMGĐC  lần đầu  tại Việt Nam vào  năm 1983(15). Cho đến nay, số  lượng bệnh nhân  điều trị CTNT ngày càng tăng do hiệu quả cũng  như chi phí điều trị hợp lí so với các nước có thu  nhập tương đương trong khu vực cùng sự hỗ trợ  của chính phủ thông qua việc chi trả bảo hiểm y  tế(12). Tuy  nhiên,  bệnh  nhân CTNT  có  nguy  cơ  cao nhiễm SVB và SVC(4). Các nghiên  cứu  cho  thấy  truyền  máu  thường  xuyên,  điều  trị  tại  nhiều  khoa  lọc máu  khác  nhau,  thời  gian  lọc  máu kéo dài và đặc biệt là các tiếp xúc trong môi  trường khoa chạy thận là những yếu tố nguy cơ  nhiễm bệnh(2,11).  Việc cập nhật những thay đổi về các nguyên  nhân phổ biến gây bệnh STMGĐC và tỷ lệ hiện  mắc  SVB  và  SVC  giúp  đưa  ra  các  chiến  lược  phòng bệnh hợp lí cũng như đánh giá được vai  trò của các biện pháp chống nhiễm khuẩn đang  được áp dụng tại khoa lọc máu. Từ đó góp phần  nâng cao hiệu quả của chương trình phòng bệnh  và  cải  thiện  hơn  nữa  chất  lượng  điều  trị  STMGĐC. Chúng  tôi  thực hiện nghiên  cứu  tại  khoa Lọc Máu, Bệnh Viện Quận 6, thành phố Hồ  Chí  Minh  nhằm  khảo  sát  nguyên  nhân  STMGĐC và  tỷ  lệ hiện mắc SVB và SVC  ở các  bệnh nhân đang điều trị tại khoa.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên  cứu  cắt ngang  được  thực hiện  trên  141 bệnh nhân người lớn (trên 18 tuổi) đang điều  trị tại khoa lọc máu Bệnh viện Quận 6 từ tháng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  207 10/2012 đến 10/2013. Tất cả bệnh nhân đều đồng  ý tham gia nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu được  chấp  thuận  bởi  hội  đồng Y  Đức  Đại  học New  South Wales, Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh và  Bệnh viện Quận 6.  Người  tham gia được  thực hiện xét nghiệm  tầm soát kháng nguyên bề mặt SVB (HBsAg) và  kháng nguyên lõi SVC (HCV‐coreAg). Ngoài ra,  bệnh nhân được yêu cầu cung cấp các thông tin  về bản thân, tiền căn và tình trạng bệnh lý hiện  tại  thông  qua  việc  điền  vào  bảng  câu  hỏi  theomẫu  in sẵn dưới sự hướng dẫn của nghiên  cứu viên. Các  thông  tin này  sẽ  được  đối  chiếu  với hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.  Do giới hạn về diện tích, khoa lọc máu Bệnh  viện Quận 6  chưa  có  các phòng  lọc máu  riêng  cho  bệnh  nhân  nhiễm  SVB  và/hoặc  SVC.  Tuy  nhiên  các  bệnh  nhân  này  được  sử  dụng máy  chạy thận riêng biệt (“máy nhiễm SVB” và “máy  nhiễm SVC”). Tương  tự, màng  lọc  tái  sử dụng  được  rửa  và  bảo  quản  ở những  khu  vực khác  nhau  tùy  theo  tình  trạng  nhiễm  bệnh  của  chủ  nhân màng lọc.  Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm  SPSS phiên bản 20.  KẾT QUẢ  Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 55 ±  16 (nhỏ nhất  là 19 và  lớn nhất  là 87 tuổi).Trong  số này, 21% bệnh nhân nhỏ hơn 41 tuổi, 42% từ  41 đến 60 và 37% lớn hơn 60 tuổi. Nữ giới chiếm  53%.33% bệnh nhân đến từ các tỉnh thành khác  thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1).  Bảng 1: Đặc điểm chung của 141 bệnh nhân điều trị  tại khoa Lọc Máu, Bệnh viện Quận 6  Nữ giới % (n) 54 (75) Phân bố theo nhóm tuổi < 41 tuổi 21 (30) 41 - 60 tuổi 42 (59) > 60 tuổi 37 (52) Phân bố theo nơi sinh sống Thành phố Hồ Chí Minh 67 (95) Tỉnh thành khác 33 (46) THA  (33%),  ĐTĐ  (32%)  và  BCT  (18%)  là  3  nguyên  nhân  gây  bệnh  hàng  đầu  trong  dân  số  nghiên cứu.Nguyên nhân gây bệnh có sự khác biệt  về giới và nhóm  tuổi. Ở nam giới, nguyên nhân  phổ biến nhất theo thứ tự  là THA, BCT và ĐTĐ.  Ngược  lại,  ở  nữ  giới  chỉ  có  ĐTĐ  và  THA  là  2  nguyên nhân chính.Trong khi BCT chiếm tỷ lệ 27%  ở các bệnh nhân nam, con  số này chỉ 11%  ở các  bệnh nhân nữ. Nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở  các bệnh nhân nhỏ hơn 41  tuổi  là BCT. THA và  ĐTĐ là các nguyên nhân phổ biến ở nhóm 41 – 60  tuổi và trên 60 tuổi theo thứ tự (bảng 2).  Bảng 2: Nguyên nhân STMGĐC của 141 bệnh nhân điều trị tại khoa Lọc Máu, Bệnh viện Quận 6  Nguyên nhân STMGĐC Tổng số (N= 141) % (n) Theo giới tính Theo nhóm tuổi Nam(N= 66) % (n) Nữ(N= 75) % (n) < 41 tuổi(N= 30) % (n) ‐ 60 tuổi(N= 59) % (n) > 60 tuổi(N= 52) % (n)  Tăng huyết áp 33 (46) 30 (20) 35 (26) 3 (1) 42 (25) 39 (20) Đái tháo đường type 2 32 (45) 23 (15) 40 (30) 0 31 (18) 52 (27) Bệnh cầu thận 18 (26) 27 (18) 11 (8) 67 (20) 9 (5) 2 (1) Lupus 2 (3) 0 4 (3) 10 (3) 0 0 Bệnh ống thận mô kẽ 3 (4) 5 (3) 1 (1) 0 3 (2) 4 (2) Bệnh thận đa nang 2 (3) 3 (2) 1 (1) 0 5 (3) 0 Nguyên nhân tắc nghẽn* 2 (3) 5 (3) 0 7 (2) 2 (1) 0 Sỏi hệ niệu 2 (3) 0 4 (3) 0 3 (2) 2 (1) Ung thư bàng quang 1 (1) 2 (1) 0 0 0 2 (1) Không rõ 5 (7) 6 (4) 4 (3) (4) 5 (3) 0 *Hẹp niệu quản bẩm sinh và mắc phải, bàng quang thần kinh do chấn thương tuỷ sống.  Ghi chú: Tổng các tỷ lệ có thể khác 100% do làm tròn số  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 208 Về  tỷ  lệ  hiện mắc  SVB  và  SVC,  có  8  bệnh  nhân  (5,7%) và 9 bệnh nhân  (6,4%) dương  tính  với  HBsAg  và  HCV‐coreAg.  Một  bệnh  nhân  (0,7%)  dương  tính  với  cả  hai  loại  xét  nghiệm  (hình 1).  Hình 1: Tỷ lệ hiện mắc SVB và SVC của 141 bệnh nhân điều trị tại khoa Lọc Máu, Bệnh viện Quận 6  BÀN LUẬN  Cập nhật nguyên nhân STMGĐC  đóng vai  trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh do một  số nguyên nhân có  thể dự phòng hoặc điều  trị  nhằm  giúp  kéo  dài  diễn  tiến  đến  STMGĐC.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  các  nguyên  nhân STMGĐC bao gồm THA, ĐTĐ, BCT, bệnh  ống thận mô kẽ, Lupus, bệnh thận đa nang, bệnh  thận do nguyên nhân  tắc nghẽn, sỏi hệ niệu và  ung thư bàng quang. Trong số này, hai nguyên  nhân hàng đầu là THA và ĐTĐ phù hợp với các  báo  cáo  ở Mĩ và Châu Âu(3). Ở  các nước  đang  phát  triển  thuộc khu vực hạ Sahara và châu Á,  tương tự như Việt Nam, các bệnh này cũng đang  dần  trở  thành  nguyên  nhân  STMGĐC  quan  trọng(13)(16).  Tại  Việt  Nam,  các  nghiên  cứu  về  nguyên nhân STMGĐC không nhiều. Khảo  sát  của tác giả Võ Tam thực hiện năm 2004 cho thấy  bệnh  lý  cầu  thận, viêm  thận bể  thận do nhiễm  khuẩn  hệ  tiết  niệu mạn  tính  và  sỏi  hệ  niệu  là  những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn  ở người lớn(15). Trong nghiên cứu hiện tại, chúng  tôi không ghi nhận  trường hợp nào có nguyên  nhân do nhiễm khuẩn hệ tiết niệu. Sự khác biệt  này có thể do việc gia tăng số lượng bệnh nhân  ĐTĐ và/hoặc THA  trên  toàn  thế giới bao gồm  Việt Nam  trong  thời gian gần  đây(10). Bên  cạnh  đó, những tiến bộ trong điều trị và quản  lý các  bệnh này cũng giúp cho thời gian sống của bệnh  nhân được kéo dài hơn. Từ đó, các biến chứng  muộn của bệnh bao gồm bệnh thận mạn có khả  năng xuất hiện. Ngoài  ra,  các bệnh nhân  trong  nghiên cứu của chúng  tôi  đa số sống  tại  thành  phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nơi có điều  kiện kinh  tế  xã hội  tốt hơn khu vực  thực hiện  nghiên cứu của  tác giả Võ Tam  là các xã  thuộc  Thừa Thiên Huế. Điều này phần nào tạo nên sự  khác  biệt  về mô  hình  bệnh  tật  ở  hai  nơi. Mặt  khác,  trong nghiên cứu hiện  tại, chúng  tôi  thấy  rằng nguyên nhân gây bệnh có sự khác biệt theo  nhóm tuổi và giới tính. Như đã trình bày, THA  và  ĐTĐ  là  các nguyên nhân phổ biến  ở nhóm  bệnh nhân 41 – 60 và  trên 60  tuổi  theo  thứ  tự.  Nguyên nhân do BCT vẫn còn chiếm  tỷ  lệ khá  cao  (18%) và  đứng hàng  thứ ba gây  STMGĐC  trong  toàn  dân  số  nghiên  cứu.  Đặc  biệt,  BCT  chiếm  tỷ  lệ  cao  ở nam giới  so với nữ  (27% và  11%). Đặc biệt, BCT là nguyên nhân hàng đầu ở  nhóm bệnh nhân diễn  tiến đến STMGĐC ở  lứa  tuổi vẫn còn khả năng  lao động  (trước 41  tuổi)  (67%). Điều này  tương  tự như báo  cáo  của  tác  giả Tsai TC và  cộng  sự  tại Đài Loan(14). Với xu  hướng tuổi chạy thận đang dần trẻ hóa tại Việt  Nam hiện nay, việc xác định nguyên nhân gây  STMGĐC  ở nhóm bệnh nhân này  thực  sự  cần  thiết nhằm kiểm soát  tình  trạng bệnh. BCT nếu  được chẩn đoán sớm, tùy theo nguyên nhân, có  thể điều  trị và  theo dõi nhằm kéo dài  thời gian  diễn  tiến đến STMGĐC. Điều đáng  lưu ý  là đa  số bệnh nhân trong nghiên cứu sống tại khu vực  5.7% 6.4% 0.7% Không nhiễm,  87.20% Nhiễm SVVGB Nhiễm SVVGC Đồng nhiễm Không nhiễm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  209 có trình độ kinh tế xã hội và y tế phát triển. Từ  đó cho thấy người dân còn chưa có thói quen đi  khám  sức  khỏe  định  kỳ  nhằm  phát  hiện  sớm  bệnh cũng như kiến thức về STMGĐC còn hạn  chế. Mặt khác, việc khảo sát chức năng  thận có  thể  cũng  chưa  được  thực hiện  thường qui,  đặc  biệt ở các bệnh nhân trẻ tuổi tại một số cơ sở y tế.   Vấn  đề  nhiễm  SVB  và  SVC  là  một  trong  những mối quan tâm hàng đầu ở các bệnh nhân  điều  trị CTNT. Nhiễm SVB và SVC  ở các bệnh  nhân này thường không có triệu chứng lâm sàng  rõ  rệt nhưng  lại  có  nguy  cơ  cao diễn  tiến  đến  viêm gan mạn tính. Từ đó có thể đưa đến xơ gan  và ung thư gan. Điều này làm tăng chi phí điều  trị, giảm  thời gian và chất  lượng cuộc sống của  các bệnh nhân STMGĐC. Tuy nhiên, điều đáng  lưu ý là đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân CTNT  với các xét nghiệm kháng thể dùng cho việc tầm  soát SVB và SVC kém. Nghiên cứu gần đây cho  thấy tỷ lệ âm tính giả ở nhóm bệnh nhân này lên  tới 17,9%(6). Đây  là một  trở ngại  lớn  trong việc  tầm soát viên gan siêu vi ở các bệnh nhân CTNT.  Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi sử dụng xét  nghiệm HCV‐coreAg để phát hiện sự hiện diện  của kháng nguyên  lõi SVC với độ đặc hiệu đạt  99.8%  cùng  độ  nhạy  tương  đương  xét  nghiệm  HCV‐RNA giúp  làm giảm  tỷ  lệ  âm  tính giả(12).  Chúng  tôi ghi nhận  tỷ  lệ hiện mắc của SVB và  SVC  lần  lượt  là  5,7%  và  6,4%. Một bệnh nhân  (0,7%) dương tính với cả hai loại xét nghiệm tầm  soát viêm gan siêu vi. Tỷ lệ này nhìn chung thấp  hơn nhiều  so với báo  cáo  của  các  tác giả khác  trong  nước  thời  gian  gần  đây.  Tại miền Nam,  năm 2011, tác giả Nguyễn Bách và cộng sự thực  hiện nghiên cứu trong thời gian 6 năm tại bệnh  viện Thống Nhất cho thấy tỷ lệ nhiễm SVB, SVC  và đồng nhiễm  lần  lượt là 4,89% (2,17 – 7,21%),  19,58%  (12,37  –  15,22%),  và  2,09%  (1,01  –  3,26%)(11). Tại miền Bắc, tác giả Hà Phan Hải An  và cộng sự khảo sát  tỷ  lệ nhiễm SVC giai đoạn  2007 –  2011  là 33,5%  tại bệnh viện Việt  Đức(6).  Nghiên  cứu  khác  tại miền  Bắc  cho  thấy  tỷ  lệ  nhiễm SVB và/hoặc SVC  là 64,9%,  đồng nhiễm  chiếm tỷ lệ 5,5%(1). Sự khác biệt này có thể là do  việc  thực  hiện  nghiêm  ngặt  qui  trình  chống  nhiễm  khuẩn  tại  cơ  sở  nghiên  cứu  kể  từ  khi  thành  lập  cho  đến  nay.  Bên  cạnh  phòng  ngừa  phổ  quát,  chúng  tôi  thực  hành  không  tái  sử  dụng  các  thiết bị y  tế dùng  trong CTNT ngoại  trừ màng  lọc,  hạn  chế  sử  dụng  chung một  lọ  thuốc  (Heparin)  cho  nhiều  bệnh  nhân,  tuân  thủ qui trình rửa máy sau chạy thận, rửa và bảo  quản màng lọc tái sử dụng. Mặc dù vậy, như đã  đề cập, sự khác biệt về loại xét nghiệm dùng tầm  soát bệnh cũng như qui mô của cơ sở  lọc máu  cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trên.  Tóm lại, để phòng ngừa STMGĐC, bên cạnh  việc kiểm soát tốt THA, ĐTĐ và BCT, phát hiện  sớm và điều trị dự phòng bệnh thận mạn, chúng  ta cần nâng cao kiến thức của người dân về bệnh  thận mạn  cũng như ý  thức về việc  thăm khám  sức khỏe định kỳ. Mặt khác, các triệu chứng sớm  của  các  bệnh  nguyên  nhân  cũng  như  của  STMGĐC  cần  được  lưu ý  tầm  soát  ở  tất  cả  các  chuyên khoa.Bên cạnh đó, nghiên cứu về mức độ  tuân thủ qui trình chống nhiễm khuẩn tại các cơ  sở CTNT cần được tiến hành để có thể đánh giá  toàn diện hiệu quả của các biện pháp dự phòng  nhiễm SVB và SVC ở các bệnh nhân CTNT.  Hạn  chế  của  nghiên  cứu:  do  nghiên  cứu  được thực hiện ở qui mô một khoa lâm sàng nên  cỡ mẫu  còn  khá  nhỏ. Mặt  khác,  nguyên  nhân  gây bệnh  trong nghiên cứu được xác định dựa  vào bệnh sử và hồ sơ bệnh án. Do sinh thiết thận  là một kỹ thuật cao, xâm lấn và chưa được thực  hiện phổ  biến  tại Việt Nam,  cho nên  các  bệnh  nhân đều không được thực hiện sinh thiết thận  để xác định nguyên nhân khi bệnh suy thận mạn  được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Mặt khác, một  số  bệnh  nhân  đã  vào  giai  đoạn  cuối  khi  được  chẩn  đoán  bệnh.Việc  sinh  thiết  thận  lúc  này  không giúp ích cho mục đích chẩn đoán nguyên  nhân.  Cảm ơn: chúng tôi chân thành cảm ơn các Bác  sĩ Nguyễn Thị Kim Phượng, Phạm Kiều Nguyệt  Oanh, Dương Bích Thủy, Bùi Ngọc Minh Tâm,  Nguyễn  Triệu  Vân,  Nguyễn  Trọng  Khoa,  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 210 Nguyễn  Bảo  Toàn  và  Dược  sĩ  Nguyễn  Thanh  Tòng đã giúp hoàn thành nghiên cứu này.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bùi Văn Mạnh, Hoàng Trung Vinh, và Phùng Phương Thảo  (2013). Nghiên cứu tỉ lệ. đặc điểm nhiễm virus viêm gan B. C  ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ và bệnh nhân sau ghép thận. Y  Hoc Việt Nam. 409. Tr. 398‐405.  2. Carneiro  MA, Teles  SA, Dias  MA, Ferreira  RC, Naghettine  AV, Silva  SA, Lampe  E, Yoshida  CF, Martins  RM(2005).  Decline  of  hepatitis C  infection  in  hemodialysis  patients  in  Central Brazil: a ten years of surveillance. Mem Inst Oswaldo  Cruz. 100(4). pp. 345‐9.  3. CDC (1998). Recommendations for prevention and control of  hepatitis C  virus  (HCV)  infection  and HCV‐related  chronic  disease. MMWR Recomm Rep. No 47. Pp. 1‐39.  4. Cendoroglo  Neto  M1, Draibe  SA, Silva  AE, Ferraz  ML, Granato C, Pereira CA, Sesso RC, Gaspar AM, Ajzen H  (1995). Incidence of and risk factors for hepatitis B virus and  hepatitis C virus  infection among haemodialysis and CAPD  patients:  evidence  for  environmental  transmission. Nephrol  Dial Transplant. 10(2) 240‐6.  5. El‐Sherif  A, Elbahrawy  A, Aboelfotoh  A, Abdelkarim  M, Saied  Mohammad  AG, Abdallah  AM, Mostafa  S, Elmestikawy  A, Elwassief  A, Salah  M, Abdelbaseer  MA,Abdelwahab KS  (2012). High false‐negative rate of anti‐ HCV  among  Egyptian  patients  on  regular  hemodialysis.  Hemodial Int. 16(3) 420‐7.  6. Hà Phan Hải An, Nguyễn Mạnh Tưởng và Nguyễn Thị Thủy  (2013). Khảo  sát  tình hình nhiễm virus viêm gan C  ở bệnh  nhân  chạy  thận nhân  tạo  chu kỳ  tại bệnh viện Việt Đức. Y  Học Việt Nam. 409. Tr. 393‐398.  7. Ito  J, Dung DT, Vuong MT, Tuyen  do G, Vinh  le D, Huong  NT, Ngoc TB, Ngoc NT, Hien MT, Hao DD, Oanh LT, Lieu do  T, Fujisawa M, Kawabata M, Shirakawa T(2008).  Impact and  perspective on chronic kidney disease in an Asian developing  country: a large‐scale survey in North Vietnam. Nephron Clin  Pract.109(1)25‐32.  8. Lago  RM,  Singh  PP,  Nesto  RW  (2007).  Diabetes  and  hypertension. Nat Clin Pract End Met. 3(10).667‐667.  9. Morota  K, Fujinami  R, Kinukawa  H, Machida  T, Ohno  K, Saegusa  H, Takeda  K(2009).  A  new  sensitive  and  automated chemiluminescent microparticle immunoassay for  quantitative determination of hepatitis C virus core antigen. J  Virol Methods. 157(1)8‐14.  10. Naicker  S  (2013).  End‐stage  renal  disease  in  Sub‐Saharan  Africa. Kidney Inter. Suppl. 3(2)161‐163.  11. Nguyễn Bách, Nguyễn Văn Tỉnh, cộng sự (2012). Một số đặc  điểm về dịch tễ học của nhiễm virus viêm gan siêu vi B. C ở  bệnh nhân lọc máu định kỳ. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 16(3)77‐ 83.  12. Pham Van Bui (2007). Dialysis in Vietnam. Peritoneal Dialysis  International. 27(4) 400‐404.  13. Sitprija V  (2003). Nephrology  in  South  East Asia:  fact  and  concept. Kidney Int Suppl. (83)S128‐30.  14. Tsai TC, Chen YC, Lo CW, Wang WS, Lo SS, Tang GJ, Thien  PF (2014). Incidence and renal survival of ESRD in the young  taiwanese population. Clin J Am Soc Nephrol. 9(2)302‐9.  15. Võ Tam (2004). Nghiên cứu tình hình và đặc điểm suy thận  mạn  ở  người  trưởng  thành  trong một  số  vùng  thuộc  tỉnh  Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến Sĩ. Nội khoa. Đại học Huế.  Tr.125.  16. Zoccali C, Kramer A, Jager KJ (2010). Chronic kidney disease  and end‐stage renal disease—a review produced to contribute  to  the  report  ‘the  status  of  health  in  the  European  union:  towards a healthier Europe. NDT Plus. 3(3)213‐224.  Ngày nhận bài báo:       27/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   10/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_nguyen_nhan_gay_suy_than_man_giai_doan_cuoi_va_ty_l.pdf
Tài liệu liên quan