Trên thực tế, để du lịch có thể đạt được những hiệu
quả thực hành như mong muốn của những mục tiêu
du lịch bền vững, có hai vấn đề cần quan tâm về giáo
dục nhận thức và hành vi ứng xử du lịch có trách
nhiệm cho giới trẻ - những người sẽ là khách hàng
tiềm năng quan trọng của du lịch. Một là vấn đề giáo
dục nhận biết trách nhiệm khi đi du lịch đối với du
khách. Và hai là vấn đề giáo dục du khách lựa chọn
hành vi có trách nhiệm khi đi du lịch. Nhận biết đúng
trách nhiệm của du khách khi đi du lịch thì mới hy
vọng xây dựng được nền tảng thực hành các hành vi
du lịch có trách nhiệm.
Những nội dung được đề xuất và khảo sát trong
nghiên cứu này có thể gợi ý việc lựa chọn một khung
chủ đề cần hướng đến để giáo dục nhận thức du lịch
có trách nhiệm cho du khách. Khung chủ đề này được
mô tả ở Bảng 8:
Kết quả khảo sát đã trình bày ở trên cho thấy, nhiều
nội dung trong khung chủ đề giáo dục nhận thức du
lịch có trách nhiệm đang còn rất hạn chế trong thực
tế nhận thức của giới trẻ - những du khách tiềm năng
nhất của sự phát triển du lịch trong tương lai. Việc áp
dụng một khung chủ đề cụ thể như trên có thể giúp
thực hiện các mục tiêu định hướng hành vi tích cực
trong du lịch có trách nhiệm bằng cách nâng cao nhận
thức cụ thể hơn về du lịch có trách nhiệm cho giới
trẻ. Người viết khuyến nghị việc sử dụng khung chủ
đề này để triển khai các chương trình truyền thông và
giáo dục cộng đồng về du lịch có trách nhiệm.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nhận thức của giới trẻ về nguyên tắc ứng xử du lịch có trách nhiệm tại điểm đến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG-HCM
Liên hệ
Phạm Thị Thúy Nguyệt, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
Email: phamthuynguyet@yahoo.com
Lịch sử
Ngày nhận: 3/05/2019
Ngày chấp nhận: 17/06/2019
Ngày đăng: 05/09/2019
DOI :
https://doi.org/10.32508/stdjssh.v3i2.512
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Khảo sát nhận thức của giới trẻ về nguyên tắc ứng xử du lịch có
trách nhiệm tại điểm đến
Phạm Thị Thúy Nguyệt*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Du lịch có trách nhiệm (responsible tourism) là một phần vấn đề được đặt ra trong tầm nhìn chung
về du lịch bền vững (sustainable tourism). Sự phát triển nhanh của du lịch trên phạm vi toàn cầu
đặt ra đòi hỏi về trách nhiệm xã hội với môi trường và xã hội cho tất cả các bên liên quan đến
du lịch. Du lịch có trách nhiệm đặt vấn đề tiêu thụ du lịch một cách có ý thức hơn về giữ gìn tài
nguyên, môi trường, tôn trọng các giá trị xã hội và văn hóa. Trên cơ sở phân tích vấn đề du lịch
có trách nhiệm từ góc độ du khách, bài viết thực hiện một khảo sát nhận thức của du khách trẻ ở
thành phố Hồ Chí Minh về nguyên tắc ứng xử du lịch có trách nhiệm để nhận biết cụ thể mức độ
hiểu biết của du khách trẻ về quan điểm cũng như hành vi du lịch có trách nhiệm. Khảo sát thực
hiện trên đối tượng học sinh, sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh với một bảng hỏi được thiết kế
để thu thập thông tin về mức độ tham gia du lịch, những chủ đề thông tin được chuẩn bị trước
chuyến đi, và thái độ nhận thức đối với những vấn đề then chốt về nguyên tắc ứng xử du lịch có
trách nhiệm của du khách. Từ kết quả khảo sát, một khung chủ đề về giáo dục nhận thức ứng xử
du lịch có trách nhiệm cho du khách được đề xuất với kỳ vọng được áp dụng vào thực tế truyền
thông và giáo dục cộng đồng về du lịch có trách nhiệm.
Từ khoá: Du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, ứng xử du lịch, du khách có trách nhiệm
DU LỊCH CÓ TRÁCHNHIỆM TỪGÓC
ĐỘDU KHÁCH
Du lịch có trách nhiệm (responsible tourism) là một
phần vấn đề được đặt ra trong tầm nhìn chung về du
lịch bền vững (sustainable tourism). Sự phát triển
nhanh của du lịch trên phạm vi toàn cầu đặt ra đòi
hỏi về trách nhiệm xã hội với môi trường và xã hội
cho tất cả các bên liên quan đến du lịch.
Du lịch có trách nhiệm đặt vấn đề tiêu thụ du lịchmột
cách có ý thức hơn về giữ gìn tài nguyên, môi trường,
tôn trọng các giá trị xã hội và văn hóa. Cụ thể là: giảm
thiểu các tác động tiêu cực với xã hội, kinh tế và môi
trường trong quá trình vận hành kinh tế du lịch, tạo
ra lợi ích kinh tế lớn hơn cho người dân địa phương
và nâng cao phúc lợi của cộng đồng chủ nhà, cải thiện
điều kiện làm việc và cơ hội tiếp cận với du lịch cho
người dân địa phương, đóng góp tích cực vào việc bảo
tồn di sản cũng như sự đa dạng của các giá trị thiên
nhiên, giá trị văn hóa 1.
Du lịch có trách nhiệm cũng đặt vấn đề cung cấp
nhiều trải nghiệm thú vị hơn cho khách du lịch thông
qua những kết nối có ý nghĩa hơn với người dân địa
phương1 và giúp du khách hiểu biết nhiều hơn về các
vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường địa phương ở
điểm đến, khuyến khích sự tôn trọng giữa du khách
và chủ nhà.
Không thể không thừa nhận sự phát triển thái quá về
du lịch (overtourism) ởmột điểm đến nào đó sẽ gây ra
những tác động ngoài mong muốn đến sự phát triển
bền vững của điểm đến. Khía cạnh “không bền vững”
ở đây có thể được nhận diện bao gồm:
• Điểm đến sẽ trở nên kém hấp dẫn do áp lực của
việc phát triển nóng các khu dịch vụ du lịch tập
trung ở điểm đến gây mất cân đối
• Xung đột văn hóa giữa du khách với cư dân điểm
đến là khó tránh khỏi
• Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của điểm đến
• Phá hoại môi trường tự nhiên
Các yêu cầu về du lịch có trách nhiệm có thể được đặt
ra với tất cả các bên liên quan trong du lịch như chính
quyền sở tại, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, người dân
địa phương, nhà đầu tư du lịch, và du khách. Du lịch
có trách nhiệm nhìn từ góc độ du khách đặt ra vấn đề
nguyên tắc ứng xử có trách nhiệm của du khách với
điểm đến ở ba phương diện: phương diện văn hóa -
xã hội, phương diện kinh tế, phương diện môi trường
- tài nguyên.
Ở phương diện văn hóa - xã hội, các nguyên tắc về
trách nhiệm được đặt ra với du khách bao gồm:
• Du khách tôn trọng văn hóa và truyền thống địa
phương
Trích dẫn bài báo này: Thị Thúy Nguyệt P. Khảo sát nhận thức của giới trẻ về nguyên tắc ứng xử du
lịch có trách nhiệm tại điểm đến. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 3(2):63-71.
63
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
• Du khách biết chú ý đến sự riêng tư của cộng
đồng địa phương
• Du khách không có hành vi xâm phạm đến các
điểm văn hóa hay các đài tưởng niệm
• Du khách tôn trọng các tập quán của cộng đồng
địa phương
• Du khách có ý thức rõ ràng trong việc tôn trọng
luật pháp của địa phương.
• Du khách không dễ dãi cho tiền trẻ em hoặc các
đối tượng lang thang vì sẽ khuyến khích trẻ em
bỏ học và làm gia tăng những đối tượng lang
thang xin ăn.
• Du khách nên cân nhắc việc đưa thông tin, hình
ảnh nhạy cảmvề điểmđến lênmạng xã hội, nhất
là những hình ảnh có thể gây hiểu lầm tai hại
về tổng thể chất lượng dịch vụ và giá trị của
điểm đến, làm ảnh hưởng đến sinh kế du lịch
của người dân ở điểm đến 2–4.
Ở phương diện kinh tế, nguyên tắc về trách nhiệm
được đặt ra với du khách thường tập trung vào vấn đề
đóng góp cho doanh thu của địa phương bằng cách
mua hàng hóa/dịch vụ của địa phương đó. Đương
nhiên quyền tự do mua sắm của du khách luôn được
tôn trọng, nhưng việc du khách có ý thức giúp đỡ
cộng đồng địa phương về kinh tế bằng cáchmua hàng
hóa/dịch vụ để tăng doanh thu cho địa phương là một
hỗ trợ quan trọng về kinh tế mà du khách không khó
để thực hiện. Sự cân đối thu chi trong hoạt động kinh
tế của điểm đến chính là tiền đề quan trọng để điểm
đến có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch lâu dài
và giữ gìn tốt những giá trị của điểm đến. Đó là khía
cạnh bền vững mà du khách nên có ý thức đóng góp
để duy trì giá trị lâu dài cho điểm đến.
Ở phương diện môi trường và tài nguyên, du lịch là
một trong những tác nhân gây áp lực rất lớn lên việc
gìn giữ môi trường và tài nguyên ở địa phương nơi
du khách đặt chân đến. Nhất là, ở nhiều điểm đếnmà
môi trường và nguồn tài nguyên dễ bị tổn thương như
một hòn đảo nhỏ, một vùng biển có rặng san hô, thì
ý thức tham gia du lịch có trách nhiệm của du khách
sẽ giúp đỡ điểm đến rất nhiều trong việc bảo vệ môi
trường và giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
giá đó một cách bền vững2.
Nguyên tắc ứng xử có trách nhiệm của du khách về
môi trường và tài nguyên được mô tả gồm các yêu
cầu:
• Du khách có ý thức và hành vi giữ gìn vệ sinh
môi trường cho địa phương.
• Du khách có ý thức cân nhắc khi sử dụng các
phương tiện và dịch vụ gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường và thiên nhiên.
• Du khách có ý thức rõ ràng trong việc từ chối
việc mua sắm hay thưởng thức những sản phẩm
liên quan đến động vật hoang dã, không tham
gia những việc gây tổn hại đến hệ sinh thái của
địa phương3–5.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để khảo sát nhận thức của giới trẻ về du lịch có trách
nhiệm, chúng tôi thực hiện một điều tra xã hội học
dựa trên phỏng vấn bằng bảng hỏi trên nhóm đối
tượng học sinh, sinh viên (HSSV) ở TP.HCM – nhóm
được xem là có những điều kiện học vấn và nhận thức
để có thể tiếp cận thực hành những yêu cầu hành xử
du lịch có trách nhiệm.
Bảng hỏi được thiết kế để tìm hiểu 3 nhóm vấn đề.
Một là mức độ tham gia hoạt động du lịch của giới
trẻ. Hai là những chủ đề thông tin về điểm đến mà
giới trẻ thường chuẩn bị và tiếp cận trước chuyến đi.
Ba là vấn đề nhận thức về ứng xử của du khách liên
quan đến môi trường, tài nguyên, văn hóa, kinh tế, xã
hội của điểm đến.
Các câu hỏi vềmức độ tham gia du lịch giúp nhận biết
những nhóm du khách khác nhau về cách thức đi du
lịch (mua tour, đi phượt, đi một mình, cùng bạn bè,
cùng gia đình).
Các câu hỏi về chuẩn bị thông tin trước chuyến đi giúp
phát hiện những chủ đề thông tin về điểm đến mà du
khách quan tâm và trong số đó những chủ đề nào liên
quan đến nhận thức rõ ràng của du khách về du lịch
có trách nhiệm. Các chủ đề được chọn để đưa vào
bảng hỏi bao gồm:
1) Khí hậu, thời tiết, địa hình;
2) Tình hình an ninh; trật tự;
3) Tình hình chính trị địa phương;
4) Hàng hóa địa phương, đặc sản;
5) Điều kiện lưu trú;
6) Ẩm thực địa phương;
7) Dịch vụ tại địa phương;
8) Ngôn ngữ giao tiếp thông dụng;
9) Giao thông;
10) Văn hóa địa phương;
11) Địa điểm vui chơi, giải trí;
12) Thắng cảnh di tích;
13) Môi trường sống;
14) Cuộc sống của người dân;
15) Các vấn đề mà điểm đến phải đối mặt.
Trong 15 chủ đề nói trên, chúng tôi giả định, nếu du
khách có nhận thức rõ ràng về du lịch có trách nhiệm
thì họ sẽ thường quan tâm đến những chủ đề như: 9)
Giao thông; 10) Văn hóa địa phương; 13) Môi trường
sống; 14) Cuộc sống người dân; 15) Các vấn đề mà
điểm đến phải đối mặt.
64
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
Các câu hỏi về ứng xử của du khách với môi trường,
tài nguyên, văn hóa, kinh tế, xã hội của điểm đến sẽ
cho phép nhận biết cụ thể hơn mức độ nhận thức
trách nhiệm của du khách thể hiện qua lối suy nghĩ
về hành xử của họ tại điểm đến. Vì nghiên cứu này
hướng đến tìm hiểu nhận thức của du khách về du
lịch có trách nhiệm nên bảng hỏi không chọn khảo
sát vấn đề “du khách đã hành xử như thế nào khi đi
du lịch” mà chọn khảo sát vấn đề “du khách đã có
suy nghĩ thế nào khi đi du lịch”. Những kiểu suy nghĩ
của du khách phản ánh nhận thức về du lịch có trách
nhiệm sau đây được chọn để đưa vào bảng hỏi khảo
sát: “ưu tiên du khách”, “đóng góp của du khách cho
điểm đến”, “hỗ trợ kinh tế cho điểm đến”, “tôn trọng
văn hóa địa phương”, “tôn trọng cư dân địa phương”,
“giữ gìn môi trường của địa phương”, “giữ gìn hệ sinh
thái của địa phương”, “bảo tồn văn hóa địa phương”,
“hỗ trợ giáo dục trẻ em địa phương”.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ THẢO LUẬN
Giới trẻ hiện nay có nhu cầu tiêu dùng về du lịch rất
cao, và rất đa dạng. Đặc biệt, họ là nhóm du khách
rất sẵn sàng tham gia những hình thức du lịch mới
cho phép họ khám phá và trải nghiệm nhiều hơn về
thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà các phong trào
du lịch phượt, hay xu hướng du lịch cá nhân hóa phát
triển mạnh trên nhóm đối tượng du khách trẻ.
Nhu cầu thưởng ngoạn, khámphá và thể hiện cá nhân
của giới trẻ khi đi du lịch rất cao, cộng với xu hướng
ứng xử tự do bộc lộ cá tính và nhận thức chưa đủ chín
chắn có thể khiến hoạt động tiêu dùng du lịch của giới
trẻ dễ góp phần gia tăng những áp lực xấu lên môi
trường văn hóa, xã hội và môi trường tự nhiên của
điểmđến. Trình độ ứng xử có trách nhiệm của giới trẻ
trong hoạt động du lịch cần được nhận biết cụ thể để
có thể xây dựng những chiến lược giáo dục và truyền
thông cộng đồng phù hợp nhằm xây dựng năng lực
hành xử du lịch có trách nhiệm cho du khách.
Có tổng 204 HSSV đã tham gia trả lời khảo sát thực
hiện từ ngày 01/04/2019 đến ngày 07/5/2019, trong đó
nữ giới chiếm 56,9%, nam giới chiếm 43,1% (Bảng 1).
Cơ cấu phân chia số người tham gia trả lời khảo sát
theo mức độ tham gia du lịch trong vòng 12 tháng
kể từ thời điểm khảo sát trở về trước được phản ánh
trong Bảng 2.
Có 15 mục được đưa ra để khảo sát về việc chuẩn bị
thông tin trước chuyến đi của du khách, trong số đó
có thể phân biệt thành hai nhóm: 1) nhóm các mục
thông tin liên quan trực tiếp đến các nhu cầu và lợi
ích của du khách ở điểm đến (thời tiết, giao thông,
an ninh trật tự, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,
tham quan thưởng ngoạn); 2) nhóm các mục thông
tin không liên quan trực tiếp đến các nhu cầu và lợi
ích của du khách ở điểm đến, nhưng có thể phản ánh
phần nào nhận thức trách nhiệm và sự quan tâm của
du khách với lợi ích của điểm đến (tình hình chính
trị, cuộc sống người dân, văn hóa địa phương, những
vấn đề điểm đến phải đối mặt, môi trường sống).
Số liệu khảo sát ở Bảng 3 cho thấy, những chủ đề
thông tin mà giới trẻ đa phần không quan tâm tìm
hiểu trước chuyến đi lại chính là những chủ đề thông
tin có giá trị hỗ trợ họ rất nhiều trong việc thực hành
du lịch có trách nhiệm với điểm đến. Chủ đề “Các
vấn đề mà điểm đến phải đối mặt” chỉ có 17,2% quan
tâm tìm hiểu trước. Chủ đề “Tình hình chính trị ở địa
phương” chỉ có 16,7% quan tâm tìm hiểu trước. Chủ
đề “Cuộc sống người dân” và “Môi trường sống” cũng
chỉ lần lượt nhận được 24% và 25% quan tâm. Điều
này không hẳn đã giả định là những người không tìm
hiểu trước những thông tin nói trên thì sẽ không thực
hành du lịch có trách nhiệm. Nhưng, việc họ không
bận tâm tìm hiểu những chủ đề này trước chuyến đi
cho thấy mức độ nhận thức về du lịch có trách nhiệm
còn chưa thật sự rõ ràng.
Trong khi đó, đa phần HSSV tham gia trả lời khảo
sát cho biết chỉ quan tâm đến những thông tin liên
quan trực tiếp đến chuyến đi và các thụ hưởng du lịch
của chính họ trong chuyến đi như: điểm tham quan,
vui chơi giải trí, ẩm thực, lưu trú, dịch vụ, đặc sản,
thời tiết,.... Các chủ đề có tỷ lệ trả lời cao ở lựa chọn
“Nhất định phải tìm hiểu” là: “Thắng cảnh, di tích văn
hóa” (75%), “Khí hậu, thời tiết, địa hình” (75%), “Ẩm
thực địa phương” (73,5%), “Tình hình an ninh, trật
tự” (66,7%), “Dịch vụ tại địa phương” (66,2%), “Hàng
hóa, đặc sản địa phương” (58,3%), “Địa điểm vui chơi,
giải trí” (53,4%).
Vì khảo sát này được thiết kế với chủ ý không hề nhắc
đến lần nào cụm từ “du lịch có trách nhiệm” để người
trả lời có thể tham gia một cách khách quan và không
bị định hướng, nên kết quả khảo sát thu thập được
qua các câu hỏi về chuẩn bị thông tin trước chuyến
đi tuy không giúp xác định cụ thể và trực tiếp có bao
nhiêu du khách HSSV có biết hay không hề biết khái
niệm “du lịch có trách nhiệm” nhưng cũng có thể giúp
hình dung khoảng cách hiện có giữa nhận thức của du
khách HSSV với những đòi hỏi thực tế về du lịch có
trách nhiệm. Trong trường hợp này là đòi hỏi về tiếp
cận thông tin điểm đến trước chuyến đi để có thể có
hành xử du lịch phù hợp và có trách nhiệm với điểm
đến.
Kết quả khảo sát nhận thức của du kháchHSSV về các
xu hướng hành xử với điểm đến du lịch được phân
tích dựa trên bốn nhóm vấn đề là: 1) nhận thức của
du khách HSSV về vai trò đóng góp trách nhiệm của
du khách với điểm đến; 2) nhận thức của du khách
về hành xử có trách nhiệm với môi trường và hệ sinh
65
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
Bảng 1: Thành phần giới tính của
những người tham gia trả lời khảo
sát
Thành phần Số lượng Tỷ lệ
Nam 88 43,1%
Nữ 116 56,9%
Bảng 2: Mức độ tham gia du lịch trong vòng 12 tháng vừa qua của người tham gia trả lời khảo sát
Số lượng Tỷ lệ
Mua tour đi du lịch với gia đình 12 5,9%
Nam 2 1,0%
Nữ 10 4,9%
Mua tour đi du lịch với bạn bè 96 47,1%
Nam 34 16,7%
Nữ 62 30,4%
Mua tour đi một mình 22 10,8%
Nam 6 2,9%
Nữ 16 7,8%
Tự tổ chức tour hoặc đi phượt cùng bạn bè 63 30,9%
Nam 17 8,3%
Nữ 46 22,5%
Tự đi hoặc đi phượt một mình 11 5,4%
Nam 9 4,4%
Nữ 2 1,0%
thái của điểm đến; 3) nhận thức của du khách về hành
xử có trách nhiệm với sự phát triển kinh tế của điểm
đến; 4) nhận thức của du khách về hành xử có trách
nhiệm với các vấn đề/giá trị văn hóa, xã hội.
Đối với những câu hỏi liên quan đến nhận thức của
du khách HSSV về vai trò đóng góp trách nhiệm của
du khách với điểm đến, có 3 câu hỏi với kết quả trả lời
cụ thể như sau:
Số liệu ở Bảng 4 cho thấy, mức nhận thức của du
kháchHSSV về vai trò đóng góp trách nhiệm với điểm
đến là không rõ ràng. Có đến 98,0% số trả lời chọn
mức 4 hoặc mức 5 (tương đương với “đồng ý” và “rất
đồng ý”) với nhận định “Du khách không thể làm gì
để giao thông ở điểm đến tốt hơn”. Du khách đa số có
nhận thức rằng những người quản lý điểm đến phải
thu xếp các điều kiện và tự giải quyết khó khăn của
điểm đến để ưu tiên cho du khách thuận lợi, du khách
không nhất thiết phải bận tâmnhững vấn đề liên quan
của điểm đến. Cộng dồn số chọn trả lời mức 4, 5 cho
câu hỏi 2 và 3 trong Bảng 4 cũng rất cao (83,3%).
Đối với những câu hỏi liên quan đến nhận thức của
du khách HSSV về hành xử có trách nhiệm với môi
trường và hệ sinh thái của điểm đến, có 4 câu hỏi với
kết quả trả lời cụ thể trong Bảng 5 như sau:
Các mục đưa ra hỏi trong Bảng 5 được thiết kế với
dụng ý khảo sát nhận thức của du khách HSSV về
trách nhiệm giữ gìn môi trường, hệ sinh thái động
vật. Kết quả khảo sát cho thấy, ngoại trừ câu hỏi 4
là câu hỏi liên quan đến việc tổ chức dịch vụ săn bắt
thú rừng không nhận được các mức đồng ý hay rất
đồng ý (điểm bình quân là 1,86), thì các câu hỏi 1,2,3
đều ngược lại, có số người chọn mức 4, 5 rất cao, với
điểm bình quân lần lượt là 4,27 ; 4,19 ; 4,07.
Đối với câu hỏi liên quan đến nhận thức của du khách
HSSV về hành xử có trách nhiệm với sự phát triển
kinh tế của điểm đến, có 3 mục hỏi với kết quả trả lời
cụ thể như sau:
Các mục đưa ra hỏi trong Bảng 6 được thiết kế với
dụng ý khảo sát nhận thức của du khách về việc đóng
góp cho kinh tế địa phương thông qua việc mua ủng
66
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
Bảng 3: Kết quả khảo sát các mục thông tin du khách tìm hiểu trước chuyến đi
Chủ đề thông tin Không quan tâm Không cần thiết phải tìm hiểu Nhất định phải tìm hiểu
Tình hình chính trị địa phương 153 (75,0%) 17 (8,3%) 34 (16,7%)
Các vấn đề điểm đến phải đối mặt 140 (68,6%) 29 (14,2%) 35 (17,2%)
Cuộc sống của người dân 106 (52,0%) 49 (24,0%) 49 (24,0%)
Môi trường sống 68 (33,7%) 85 (41,7%) 51 (25,0%)
Giao thông 57 (27,9%) 96 (47,1%) 51 (25,0%)
Văn hóa địa phương 34 (16,7%) 119 (58,3%) 51 (25,0%)
Ngôn ngữ giao tiếp thông dụng 34 (16,7%) 87 (42,6%) 83 (40,7%)
Tình hình an ninh, trật tự 34 (16,7%) 34 (16,7%) 136 (66,7%)
Địa điểm vui chơi, giải trí 28 (13,7%) 67 (32,8%) 109 (53,4%)
Điều kiện lưu trú 17 (8,3%) 102 (50,0%) 85 (41,7%)
Hàng hóa địa phương, đặc sản 17 (8,3%) 68 (33,3%) 119 (58,3%)
Khí hậu, thời tiết, địa hình 17 (8,3%) 34 (16,7%) 153 (75,0%)
Ẩm thực địa phương 3 (1,5%) 51 (25,0%) 150 (73,5%)
Dịch vụ tại địa phương 2 (1,0%) 67 (32,8%) 135 (66,2%)
Thắng cảnh, di tích văn hóa 0 (0,0%) 51 (25,0%) 153 (75,0%)
Bảng 4: Kết quả khảo sát nhận thức của du khách về vai trò đóng góp trách nhiệm với điểm đến
Câu hỏi Rất không đồng ý Rất đồng ý Điểm
TB
1 2 3 4 5
1) Du khách không thể làm gì để giao thông ở
điểm đến tốt hơn.
1
0,5%
1
0,5%
2
1,0%
50
24,5%
150
73,5%
4,70
2) Những người quản lý điểm đến phải lo thu
xếp tốt vấn đề tổ chức giao thông, du khách
phải được ưu tiên giao thông thuận lợi.
1
0,5%
16
7,8%
17
8,3%
51
25,0%
119
58,3%
4,33
3) Du khách không nhất thiết phải bận tâm về
những vấn đề khó khăn của điểm đến du lịch,
chỉ cần chuyến đi của du khách được sắp xếp
thuận lợi là được.
12
5,9%
5
2,5%
17
8,3%
51
25,0%
119
58,3%
4,27
hộ cácmặt hàng của người dân địa phương. Cả 3mục
hỏi đều cho kết quả nhất quán, cho thấy du khách
HSSV được khảo sát không có nhận thức rõ ràng về
việc mua hàng hóa khi đi du lịch để ủng hộ người dân
địa phương. Cộng gộp mức 4, 5 cho câu hỏi 3 trong
Bảng 6 cũng chỉ có tỷ lệ 29,4%, trong khi đó mức 1
của mục hỏi này có đến 31,9% chọn trả lời.
Đối với những câu hỏi liên quan đến nhận thức của
du kháchHSSV về hành xử có trách nhiệm với các giá
trị văn hóa, với con người và xã hội ở điểm đến, có 3
câu hỏi với kết quả trả lời cụ thể được trình bày trong
Bảng 7 như sau:
Các mục hỏi trong Bảng 7 được thiết kế nhằm khảo
sát nhận thức của du khách HSSV về ứng xử có trách
nhiệm với các giá trị văn hóa, với con người và xã hội
ở điểm đến thông qua những việc cụ thể như cho tiền
trẻ em nghèo ăn xin, quay phim chụp hình người dân
địa phương, bảo tồn giá trị di sản văn hóa. Ở câu hỏi 1
trong Bảng 7, quan điểm cho tiền trẻ em ăn xin được
chọn đồng ý rất cao (66,7% chọn mức 5). Ở câu hỏi 2
liên quan đến ý thức bảo tồn di sản trong hoạt động du
lịch,mức 5 cũng được chọn rất cao (66,7%). Trong khi
đó, ở câu hỏi 3 về vấn đề tôn trọng cư dân địa phương
khi chụp hình/quay phim với họ phải xin phép thì có
số chọn mức 4,5 rất thấp (cộng dồn là 16,6%).
67
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
Bảng 5: Kết quả khảo sát nhận thức về hành xử có trách nhiệmvới môi trường và hệ sinh thái của điểm đến
Câu hỏi Rất không đồng ý ó Rất đồng ý Điểm TB
1 2 3 4 5
1) Không nên bỏ qua món thịt rừng nếu
có bán ở điểm đến.
17
8,3%
12
5,9%
5
2,5%
34
16,7%
136
66,7%
4,27
2) Nếu điểm đến không có sẵn thùng rác
công cộng thì không thể đòi hỏi du khách
không được xả rác.
12
5,9%
13
6,4%
15
7,4%
48
23,5%
116
56,9%
4,19
3) Xe máy, xe ô tô là những phương tiện
giao thông du khách nên ưu tiên sử dụng
để đi lại trong phạm vi điểm đến.
3
1,5%
14
6,9%
34
16,7%
68
33,3%
85
41,7%
4,07
4) Nếu điểm đến có rừng thì dịch vụ đi
săn dành cho du khách là một sản phẩm
du lịch hấp dẫn nên được khai thác.
123
60,3%
34
16,7%
17
8,3%
13
6,4%
17
8,3%
1,86
Bảng 6: Kết quả khảo sát nhận thức về hành xử có trách nhiệm với sự phát triển kinh tế của điểm đến
Câu hỏi Rất không đồng ý ó Rất đồng ý Điểm
TB
1 2 3 4 5
1)Không nhất thiếtmua hàng hóa/đặc sản
nào đó của địa phương khi đến du lịch vì
giá đắt hơn bình thường.
27
13,2%
4
2,0%
16
7,8%
50
24,5%
107
52,5%
4,01
2) Không nhất thiết phải mua hàng
hóa/đặc sản nào đó của địa phương khi
đến đó du lịch vì mắc công phải mang
theo.
20
9,8%
8
3,9%
33
16,2%
34
16,7%
109
53,4%
4,00
3)Nênmua ít nhấtmộtmónhàng hóa/đặc
sảnnào đó của địa phương khi đến du lịch.
65
31,9%
34
16,7%
45
22,1%
17
8,3%
43
21,1%
2,70
Bảng 7: Kết quả khảo sát nhận thức về hành xử có trách nhiệm với các giá trị văn hóa, với con người và xã hội ở
điểm đến
Câu hỏi Rất không đồng ý ó Rất đồng ý Điểm
TB
1 2 3 4 5
1) Trẻ em nghèo ởmột số điểm đến rất tội
nghiệp, phải đi xin tiền để sống, du khách
cho tiền chúng là việc tốt.
1
0,5%
1
0,5%
49
24%
17
8,3%
136
66,7%
4,40
2) Khi khách tham quan một cung điện
xưa, nên tạo điều kiện cho du khách được
ngồi lên ngai vàng đang trưng bày nếu họ
đồng ý trả tiền cao cho nhu cầu này.
15
7,4%
2
1,0%
17
8,3%
34
16,7%
136
66,7%
4,34
3) Chụp ảnh/quay phim ghi lại sinh hoạt
của người dân địa phương thì phải xin
phép họ.
68
33,3%
51
25,0%
51
25,0%
17
8,3%
17
8,3%
2,33
68
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
KẾT LUẬN
Trên thực tế, để du lịch có thể đạt được những hiệu
quả thực hành như mong muốn của những mục tiêu
du lịch bền vững, có hai vấn đề cần quan tâm về giáo
dục nhận thức và hành vi ứng xử du lịch có trách
nhiệm cho giới trẻ - những người sẽ là khách hàng
tiềm năng quan trọng của du lịch. Một là vấn đề giáo
dục nhận biết trách nhiệm khi đi du lịch đối với du
khách. Và hai là vấn đề giáo dục du khách lựa chọn
hành vi có trách nhiệm khi đi du lịch. Nhận biết đúng
trách nhiệm của du khách khi đi du lịch thì mới hy
vọng xây dựng được nền tảng thực hành các hành vi
du lịch có trách nhiệm.
Những nội dung được đề xuất và khảo sát trong
nghiên cứu này có thể gợi ý việc lựa chọn một khung
chủ đề cần hướng đến để giáo dục nhận thức du lịch
có trách nhiệm cho du khách. Khung chủ đề này được
mô tả ở Bảng 8:
Kết quả khảo sát đã trình bày ở trên cho thấy, nhiều
nội dung trong khung chủ đề giáo dục nhận thức du
lịch có trách nhiệm đang còn rất hạn chế trong thực
tế nhận thức của giới trẻ - những du khách tiềm năng
nhất của sự phát triển du lịch trong tương lai. Việc áp
dụng một khung chủ đề cụ thể như trên có thể giúp
thực hiện các mục tiêu định hướng hành vi tích cực
trong du lịch có trách nhiệm bằng cách nâng cao nhận
thức cụ thể hơn về du lịch có trách nhiệm cho giới
trẻ. Người viết khuyến nghị việc sử dụng khung chủ
đề này để triển khai các chương trình truyền thông và
giáo dục cộng đồng về du lịch có trách nhiệm.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
HSSV: Học sinh, sinh viên
THPT: Trung học phổ thông
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Đây là bài viết của cá nhân tôi, không có bất cứ xung
đột lợi ích nào.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Ngoài kết quả đã trình bày trong bài viết, để thực hiện
nghiên cứu này tác giả đã thiết kế bảng hỏi để khảo sát
nhận thức củaHSSV về ứng xử du lịch có trách nhiệm
tại điểm đến. Cấu trúc và nội dung bảng hỏi là thiết
kế riêng của tác giả giúp phát hiện được những dấu
hiệu hành vi giúp nhận biết được mức nhận thức của
đối tượng khảo sát.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Ralf B. Sustainable tourism: research and reality. Annals of
Tourism Research. 2012;39(2):528–546.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam
2012, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
3. ESRT Programme 2013, Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại
Việt Nam. Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách
nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài
trợ.
LTNVN.pdf .
4. Phúc Chi 2017, 15 nguyên tắc để làm khách du lịch có trách
nhiệm. https://news.zing.vn/15-nguyen-tac-de-lam-khach-du-
lich-co-trach-nhiem-post731797.html .
5. UNWTO2013, Sustainable tourism for theDevelopmentGuide-
book. Madrid, Spain,
69
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71
Bảng 8: Khung chủ đề giáo dục nhận thức du lịch có trách nhiệm cho du khách
Chủ đề Nội dung cụ thể
Quan điểm về trách
nhiệm của du khách
với điểm đến
Du khách CÓ THỂ đóng góp tích cực vào việc giải quyết những vấn đề mà điểm đến phải đối
mặt, bao gồm:
Điều chỉnh đòi hỏi cá nhân phù hợp với lợi ích của điểm đến
Những vấn đề về môi trường
Những vấn đề về xã hội và con người
Những vấn đề về phát triển kinh tế địa phương
Những vấn đề về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương
Hành vi giữ gìn môi
trường điểm đến
Hướng dẫn và phân tích cụ thể cho du khách về hành vi ứng xử giữ gìn môi trường, cụ thể là:
Ứng xử với rác thải
Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông gây ô nhiễm, giảm thiểu nạn kẹt xe cho điểm đến
Tiết kiệm điện nước khi lưu trú
Không mua những hàng hóa có liên quan đến nguồn gốc động vật hoang dã
Không ăn những món ăn có nguồn gốc động vật hoang dã
Không tham gia những hoạt động/dịch vụ có khả năng gây xáo trộn hoặc hủy hoại cân bằng
sinh thái và hệ động thực vật của địa phương
Hành vi ủng hộ phát
triển kinh tế địa
phương
Hướng dẫn cụ thể cho du khách về hành vi ủng hộ phát triển kinh tế địa phương, cụ thể là:
Dành một phần chi tiêu chuyến đi cho việc mua hàng hóa địa phương
Từ chối mua những mặt hàng trốn thuế
Hành vi tôn trọng văn
hóa và di sản
Hướng dẫn cụ thể cho du khách về hành vi không nên làm để giữ sự tôn trọng đối với văn
hóa và di sản, cụ thể là:
Cách ăn mặc khi đi du lịch
Hành vi không nên làm với các di sản văn hóa
Khuyến nghị sử dụng hình ảnh điểm đến gắn liền với chuyến đi của cá nhân
Hành vi hỗ trợ phát
triển xã hội và con
người của điểm đến
Hướng dẫn cụ thể cho du khách về hành vi nên làm và không nên làm để hỗ trợ phát triển xã
hội và con người của điểm đến, cụ thể là:
Ứng xử với trẻ ăn xin và người lang thang cơ nhỡ
Tôn trọng luật lệ sở tại
70
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 3(2):63- 71
Open Access Full Text Article Research Article
The University of Social Sciences and
Humanities, VNU-HCM
Correspondence
Pham Thi Thuy Nguyet, The University of
Social Sciences and Humanities,
VNU-HCM
Email: phamthuynguyet@yahoo.com
History
Received: 03/05/2019
Accepted: 17/06/2019
Published: 5/09/2019
DOI :
https://doi.org/10.32508/stdjssh.v3i2.512
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Young people’s perceptions of the principle of responsible travel
behavior in destinations(survey on students in Ho Chi Minh city)
Pham Thi Thuy Nguyet*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Responsible tourism is a part of the issue set forth in the shared vision of sustainable tourism. The
rapid development of tourism on a global scale requires social and environmental social responsi-
bility for all stakeholders. Responsible tourism places the issue of tourism consumption in a more
conscious way of preserving natural resources and the environment, respecting social and cultural
values. Based on analyzing responsible tourism issues from a visitor perspective, this article imple-
ments a young tourist's perception survey in Ho Chi Minh City on the behavior principle of respon-
sible tourism to determine the level their understanding of responsible views and behavior. The
survey conducted on students (high school and university) in HoChiMinh Citywith a questionnaire
designed to collect information on tourism participation, information topics that are pre-planned
for travel, and cognitive attitudes towards key issues of the principle of responsible travel behavior.
From the survey results, a content framework on responsible tourism awareness tourism is pro-
posed with the expectation to apply to the practice of communication and community education
about responsible tourism.
Key words: Sustainable Tourism, Responsible Tourism, Tourism Behavior, Responsible Tourist
Cite this article : Thi ThuyNguyet P.Youngpeople’s perceptions of theprinciple of responsible travel
behavior in destinations(s urvey on students in Ho Chi Minh city). Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.;
3(2):63-71.
71
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_nhan_thuc_cua_gioi_tre_ve_nguyen_tac_ung_xu_du_lich.pdf