Tại Việt Nam, Hướng dẫn chi tiết về việc
Giám sát và báo cáo ADR tại các cơ sở khám,
chữa bệnh được Bộ Y tế ban hành năm 2013
theo quyết định số 1088/QĐ-BYT [1]. Tuy
nhiên, thực trạng hoạt động báo cáo ADR tại
bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả cho
thấy, số NVYT đã từng làm báo cáo ADR
thấp hơn nhiều so với số NVYT đã từng gặp
ADR (139 so với 270). Con số thực tế có thể
còn thấp hơn khi khảo sát trên báo cáo lưu trữ
tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia trong 2 năm
(2012, 2013), chỉ có 40 NVYT tham gia báo
cáo [3, 4]. Câu hỏi 8 và 9 trong bộ câu hỏi của
chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân không báo
cáo và những khó khăn khi thực hiện báo cáo
giúp phần nào làm sáng tỏ tỷ lệ. Theo đó, 3
nguyên nhân chính khiến NVYT không làm
báo cáo ADR là phản ứng nhẹ không đáng để
báo cáo, không biết cách báo cáo và không
có sẵn mẫu báo cáo (tương ứng 46,5%,
44,0% và 37,6%). Kết quả trên tương tự với
nghiên cứu thực hiện tại các Tiểu Vương
quốc Ả Rập thống nhất khi 48% bác sỹ được
hỏi không biết cách báo cáo ADR và 34%
dược sỹ không báo cáo vì phản ứng đã được
biết quá rõ [7]. Bên cạnh đó, khó xác định
thuốc nghi ngờ và khó xác định mức độ
nghiêm trọng của phản ứng được coi là 2 khó
khăn lớn nhất khi làm báo cáo ADR (tương
ứng 66,6% và 54,3%). Trên thực tế, việc bệnh
nhân sử dụng nhiều thuốc cùng lúc với đặc
tính dược lý, dược động học đa dạng cũng
như mối quan hệ về thời gian giữa thời điểm
dùng thuốc và thời điểm xuất hiện ADR đều
gây phức tạp cho chẩn đoán ADR. Các giải
pháp đề xuất đều được đa số NVYT đồng ý,
trong đó tập trung vào nâng cao năng lực của
NVYT trong thực hành báo cáo như đào tạo,
tập huấn, trao đổi thông tin và phối hợp với
dược sỹ lâm sàng, xây dựng hệ thống văn bản
quy định.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành báo cáo phản ứng có hại của thuốc của nhân viên y tế bệnh viện phụ sản trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
23
KHẢO SÁT NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH BÁO CÁO
PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƢƠNG
Nguyễn Huy Tuấn*; Vũ Minh Duy**
Nguyễn Phương Thúy**; Nguyễn Hoàng Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế (NVYT) Bệnh viện Phụ sản
Trung -ơng (BV PSTW) đối với hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR). Đối tượng:
NVYT thuộc 14 khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện. Phương pháp: mô tả cắt ngang, phỏng vấn
thông qua một bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: tỷ lệ phản hồi 80%. Đa số NVYT có kiến thức đúng
về ADR và 91% cho rằng báo cáo ADR là một trong những hoạt động chuyên môn bắt buộc.
75% người trả lời đã từng gặp ADR, tuy nhiên, chỉ có 38% đã từng báo cáo ADR. Khó xác định
thuốc và cho rằng phản ứng nhẹ là những nguyên nhân thường gặp mà NVYT không làm báo cáo.
Kết luận: đa số NVYT có nhận thức và thái độ đúng đối với hoạt động báo cáo ADR. Bên cạnh đó,
đã xác định được một số nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thực hiện báo cáo chưa cao.
* Từ khóa: Phản ứng có hại của thuốc; Nhân viên y tế; Nhận thức; Thái độ; Thực hành.
Reporting Adverse Drug Reactions: Knowledge, Attitude and Practice
of Medical Staff of the National Hospital of Obstetrics and Gynecology
Summary
Objective: To assess the knowledge, attitude and practice of medical staff working at the National
Hospital of Obstetrics and Gynecology towards adverse drug reaction (ADR) reporting scheme.
Subjects: Medical staff of 14 faculties, departments and centers of the hospital. Method: Cross-
sectional and questionnaire-based study. Result: The overall response rate was 80%. Most of the
respondents possessed good knowledge of ADR, and 91% of them agreed that ADR reporting
was a part of their professional obligation. 75% of the respondents had observed ADRs in their
practice, but only 38% of them had officially reported these cases. Unknown causal relationship
between ADRs and drugs, minor ADR manifestations are common causes for this problem.
Conclusion: Most of the medical staff had good knowledge and attitude towards ADR reporting
scheme. In addition, some main reasons for under-reporting have been identified.
* Key words: Adverse drug reactions; Medical staff; Attitude; Knowledge; Practice.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống báo cáo phản ứng có hại của
thuốc đã được triển khai rộng rãi tại các
cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta. Tuy nhiên,
tình trạng báo cáo thiếu và chất lượng báo
cáo kém vẫn còn phổ biến [3, 4]. NVYT là
người trực tiếp phát hiện và báo cáo ADR,
* Bệnh viện Phụ sản Trung ương
** Trung tâm DI & ADR Quốc gia
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Huy Tuấn (nguyenhuytuan.ptsw@gmail.com)
Ngày nhận bài: 30/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/03/2015
Ngày bài báo được đăng: 06/04/2015
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
24
do đó quyết định số lượng và chất lượng
báo cáo. Nghiên cứu thực hiện trên các
nhóm NVYT khác nhau như bác sỹ, dược sỹ,
điều dưỡng/hộ sinh/kỹ thuật viên (BS, DS,
ĐD/HS/KTV) cho thấy nhận thức và thái
độ của NVYT đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động báo cáo ADR [6, 7]. Bệnh
viện Phụ sản Trung -ơng là bệnh viện
tuyến cuối, chuyên ngành Sản Phụ khoa,
hàng năm tiếp nhận và điều trị khoảng
500.000 lượt bệnh nhân. Xuất phát từ số
lượng báo cáo ADR khiêm tốn, trong 2
năm đầu tham gia triển khai dự án “Hỗ trợ
hệ thống y tế”, “Tăng cường các hoạt động
Cảnh giác Dược”, bệnh viện đã trở thành
một trong 10 bệnh viện có số báo cáo
cao nhất cả nước [3, 4]. Trước sự chuyển
biến tích cực đó, nghiên cứu được thực
hiện nhằm: Tìm hiểu nhận thức, thái độ
và thực hành của NVYT trong hoạt động
báo cáo ADR và đề xuất một số giải pháp
nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này tại
bệnh viện.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nghiªn cøu NVYT thuộc 14 khoa, phòng,
trung tâm của Bệnh viện Phụ sản Trung
-ơng tõ tháng 6 - 2013 đến 10 - 2013.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang; thu thập thông tin thông
qua một bộ câu hỏi tự điền.
Bộ câu hỏi bao gồm câu hỏi có nhiều
lựa chọn, câu hỏi có/không và câu hỏi thăm
dò được xây dựng trên cơ sở một số nghiên
cứu trước đó [2, 6].
Mục tiêu nghiên cứu, cách thức trả lời bộ
câu hỏi được thông tin trước cho NVYT và
đảm bảo bí mật cho người tham gia.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
- Nhận thức về phản ứng có hại của thuốc.
- Thái độ của NVYT đối với hoạt động
báo cáo ADR.
- Thực trạng thực hành báo cáo ADR
tại bệnh viện.
- Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động báo cáo ADR.
* Xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu
bằng phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft
Excel 2010. Số liệu được biểu diễn dạng
giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc
tỷ lệ %.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số bộ câu hỏi phát ra 449 và thu
về 359 tương ứng với tỷ lệ 80,0%.
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.
Bảng 1:
CHỈ TIÊU n Tû lÖ (%)
Lĩnh vực chuyên môn
Bác sỹ 72 20,1
Dược sỹ 9 2,5
ĐD/HS/KTV 246 68,5
Không rõ thông tin 32 8,9
Giới tính
Nam 40 11,1
Nữ 264 73,6
Không rõ thông tin 55 15,3
Thời gian công tác (năm)
< 5 99 27,6
5 - 15 118 32,9
> 15 53 14,8
Không rõ thông tin 89 24,8
Tuổi
Trung bình ± ®ộ lệch chuẩn [nhỏ
nhất - lớn nhất]
33,4 ± 8,0
[21 - 66]
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
25
Đa số NVYT tham gia phỏng vấn là nữ
(73,6%). ĐD/HS/KTV là đối tượng tham
gia nhiều nhất (68,5%), bác sỹ (20,1%) và
dược sỹ (2,5%). Đối tượng khảo sát có
độ tuổi trung bình 33,4 với thời gian công
tác chủ yếu < 15 năm.
* Nhận thức của NVYT vÒ ADR:
Nhận thức về độ an toàn của các loại
thuốc lưu hành trên thị trường: 325 ng-êi
(90,5%); nhận thức đúng về phản ứng có
hại của thuốc: 293 ng-êi (81,6%); nhận
thức về các thông tin tối thiểu cần điền
trong mẫu báo cáo: 238 ng-êi (66,3%).
90,5% NVYT cho rằng không phải tất
cả các loại thuốc lưu hành trên thị trường
đều an toàn; 81,6% NVYT hiểu đầy đủ
khái niệm về ADR theo định nghĩa của
WHO. Tuy nhiên, chỉ 66,3% NVYT nhận
thức đúng về các thông tin tối thiểu cần
điền trong mẫu báo cáo bao gồm: thông
tin về bệnh nhân, về ADR, thông tin về
thuốc nghi ngờ gây ADR và thông tin về
người và đơn vị báo cáo [1].
* Thái độ của NVYT đối với hoạt động
báo cáo ADR:
91,4% NVYT cho rằng báo cáo ADR là
một phần trách nhiệm trong thực hành
chuyên môn của mình và báo cáo ADR là
quan trọng (97,2%).
* Thực trạng việc thực hiện báo cáo
ADR:
Hình 1: Tỷ lệ NVYT đã gặp ADR và tỷ lệ NVYT đã từng làm báo cáo ADR.
75,2% người trả lời đã từng gặp ADR, tuy nhiên, chỉ có 38,7% trong số đó đã từng
làm báo cáo ADR. Tỷ lệ gặp ADR ở dược sỹ lâm sàng cao hơn ĐD/HS/KTV (77,8% so
với 74%), nhưng tỷ lệ làm báo cáo lại thấp hơn (33,3% so với 37%).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Bác sĩ Dược sĩ ĐD/HS/KTV Tổng
91.7
77.8
74 75.2
51.4
33.3
37 38.7
Đã từng gặp ADR Đã từng báo cáo ADR
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
26
Bảng 3: Lý do NVYT không làm báo cáo ADR.
LÝ DO KHÔNG LÀM BÁO CÁO ARD SỐ LƯỢNG (n = 359) TỶ LỆ (%)
Việc báo cáo không ảnh hưởng đến phác đồ điều trị 106 29,5
Mất thời gian 89 24,8
Thiếu kinh phí 44 12,3
Phản ứng này đã được biết quá rõ 88 24,5
Không có sẵn mẫu báo cáo 135 37,6
Không biết cách báo cáo 158 44,0
Phản ứng nhẹ không đáng để báo cáo 167 46,5
Sợ bị quy kết trách nhiệm 89 24,8
Không biết 51 14,2
Những lý do NVYT không làm báo cáo ADR. Theo đó, phản ứng nhẹ không đáng để
báo cáo, không biết cách báo cáo và không có sẵn mẫu báo cáo là 3 lý do chính với
lần lượt 46,5%, 44,0%, 37,6% số người đồng ý.
Phân tích những khó khăn NVYT gặp phải khi báo cáo ADR thu được kết quả như
sau (tổng số bộ câu hỏi: n = 359):
Khó xác định thuốc nghi ngờ: 239 (66,6%); không có thời gian: 89 (24,8%); mẫu báo
cáo phức tạp: 72 (20,0%); khó xác định mức độ nghiêm trọng của ADR: 195 (54,3%);
thiếu kiến thức lâm sàng: 99 (27,6%); không có khó khăn nào: 42 (11,7%).
Hai khó khăn lớn nhất được NVYT lựa chọn là khó xác định thuốc nghi ngờ và khó
xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng với tỷ lệ lần lượt là 66,6% và 54,3%.
Bảng 4: Biện pháp nâng cao hoạt động báo cáo ADR.
BIỆN PHÁP SỐ LƯỢNG (n =
359)
Tû lÖ (%)
Nâng cao nhận thức của NVYT thông qua đào tạo và tập huấn 339 94,4
Phối hợp với dược sỹ lâm sàng để hỗ trợ báo cáo ADR 317 88,3
Xây dựng cơ chế phản hồi thông tin thẩm định báo cáo ADR 301 83,8
Quy định bằng văn bản quy trình giám sát ADR 265 73,8
Hầu hết NVYT đồng ý với các phương án mà bộ câu hỏi đưa ra, trong đó, nâng
cao nhận thức của NVYT thông qua đào tạo và tập huấn và phối hợp với dược sỹ
lâm sàng để hỗ trợ báo cáo ADR là những biện pháp được quan tâm nhiều nhất
(94,4% và 88,3%).
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
27
Bµn luËn
80% bộ câu hỏi phát ra cho NVYT của 14
khoa, phòng, trung tâm đã thu được câu trả
lời. Chúng tôi lựa chọn hình thức phát bộ câu
hỏi tại buổi giao ban khoa và thu lại sau
khi NVYT hoàn thiện. Hình thức này sẽ giảm
thiểu nguy cơ thất lạc khi gửi qua đường bưu
điện hay nguy cơ giảm sự quan tâm của
NVYT với hình thức gửi qua email đã được
sử dụng trong một số nghiên cứu trước đó
đây [5, 8]. Tuy nhiên, hình thức này không
tránh khỏi hạn chế là làm giảm tính độc lập
của đối tượng khảo sát. Phần lớn đối tượng
tham gia khảo sát là ĐD/HS/KTV (68,5%),
trong khi dược sỹ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ
(2,5%) nhưng đã bao gồm toàn bộ nhân lực
của khoa dược. Bên cạnh đó, 73,6% NVYT
tham gia trả lời bộ câu hỏi là nữ. Những đặc
điểm trên phản ánh đúng cơ cấu nhân sự hiện
nay của Bệnh viện Phụ sản Trung -ơng.
Nhìn chung, NVYT của bệnh viện có nhận
thức tốt về ADR, tuy nhiên > 30% NVYT vẫn
chưa nắm được các thông tin tối thiểu cần
điền trong mẫu báo cáo. Nghiên cứu tương tự
tại Bệnh viện Nhi Trung ương thậm chí còn
ghi nhận tỷ lệ cao hơn, 53% [2]. Việc NVYT
không nắm được đầy đủ các thông tin cần
điền trong báo cáo ADR sẽ dẫn đến tình trạng
báo cáo thiếu thông tin, chất lượng kém và
gây khó khăn trong việc xác định mối quan hệ
nhân quả giữa thuốc và ADR. Kết quả cho
thấy, đa số NVYT đều cho rằng báo cáo ADR
là một phần trong thực hành chuyên môn
của mình, hiểu rõ tầm quan trọng của
việc báo cáo ADR (tỷ lệ đồng ý trên
90%). Chỉ có 2,4% NVYT bỏ trống, không có
trường hợp nào cho rằng việc báo cáo ADR là
không quan trọng. Việc xác định công tác báo
cáo ADR có vai trò quan trọng trong thực
hành chuyên môn của NVYT, góp phần quan
trọng nâng cao số lượng cũng như chất lượng
báo cáo.
Tại Việt Nam, Hướng dẫn chi tiết về việc
Giám sát và báo cáo ADR tại các cơ sở khám,
chữa bệnh được Bộ Y tế ban hành năm 2013
theo quyết định số 1088/QĐ-BYT [1]. Tuy
nhiên, thực trạng hoạt động báo cáo ADR tại
bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả cho
thấy, số NVYT đã từng làm báo cáo ADR
thấp hơn nhiều so với số NVYT đã từng gặp
ADR (139 so với 270). Con số thực tế có thể
còn thấp hơn khi khảo sát trên báo cáo lưu trữ
tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia trong 2 năm
(2012, 2013), chỉ có 40 NVYT tham gia báo
cáo [3, 4]. Câu hỏi 8 và 9 trong bộ câu hỏi của
chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân không báo
cáo và những khó khăn khi thực hiện báo cáo
giúp phần nào làm sáng tỏ tỷ lệ. Theo đó, 3
nguyên nhân chính khiến NVYT không làm
báo cáo ADR là phản ứng nhẹ không đáng để
báo cáo, không biết cách báo cáo và không
có sẵn mẫu báo cáo (tương ứng 46,5%,
44,0% và 37,6%). Kết quả trên tương tự với
nghiên cứu thực hiện tại các Tiểu Vương
quốc Ả Rập thống nhất khi 48% bác sỹ được
hỏi không biết cách báo cáo ADR và 34%
dược sỹ không báo cáo vì phản ứng đã được
biết quá rõ [7]. Bên cạnh đó, khó xác định
thuốc nghi ngờ và khó xác định mức độ
nghiêm trọng của phản ứng được coi là 2 khó
khăn lớn nhất khi làm báo cáo ADR (tương
ứng 66,6% và 54,3%). Trên thực tế, việc bệnh
nhân sử dụng nhiều thuốc cùng lúc với đặc
tính dược lý, dược động học đa dạng cũng
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
28
như mối quan hệ về thời gian giữa thời điểm
dùng thuốc và thời điểm xuất hiện ADR đều
gây phức tạp cho chẩn đoán ADR. Các giải
pháp đề xuất đều được đa số NVYT đồng ý,
trong đó tập trung vào nâng cao năng lực của
NVYT trong thực hành báo cáo như đào tạo,
tập huấn, trao đổi thông tin và phối hợp với
dược sỹ lâm sàng, xây dựng hệ thống văn bản
quy định.
KÕt luËn
Đa số NVYT tại bệnh viện có nhận thức và
thái độ đúng đối với hoạt động báo cáo ADR.
Tuy vậy, nhiều NVYT vẫn chưa nắm được các
thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo,
tỷ lệ NVYT làm báo cáo/NVYT gặp ADR còn
chưa cao, gặp không ít khó khăn trong thực
hành báo cáo. Việc đào tạo, tập huấn và
thường xuyên trao đổi thông tin những biện
pháp quan trọng mà NVYT đề xuất nhằm đẩy
mạnh hoạt động Cảnh giác Dược tại bệnh
viện.
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn hoạt động giám sát
phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở
khám chữa bệnh. Ban hành kèm theo Quyết định
số 1088 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2013.
2. Lại Quang Phương. Khảo sát tình hình báo
cáo ADR trên bệnh nhi trong cơ sở dữ liệu Quốc
gia và khảo sát nhận thức, thái độ của cán bộ y tế
đối với hoạt động Cảnh giác Dược tại một bệnh
viện chuyên khoa nhi. Khóa luận Tốt nghiệp
Dược sỹ. Trường Đại học Dược Hà Nội. 2013.
3. Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Tổng kết
công tác báo cáo ADR năm 2012.
4. Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Tổng kết
công tác báo cáo ADR năm 2013.
5. Hasford J et al. Physicians’ knowledge and
attitudes regarding the spontaneous reporting
system for adverse drug reactions, Journal of
Clinical Epidemiology. 2002, 55, pp.945-950.
6. Santosh KC et al. Attitudes among
healthcare professionals to the reporting of
adverse drug reactions in Nepal. BMC
Pharmacology and Toxicity. 2013, 14, 16.
7. Sathvik BS et al. Adverse drug reaction
monitoring and reporting: knowledge, attitude and
belief of physicians & pharmacists of Ras Al
Khaimah, United Arab Emirates (UAE), International
Journal of Pharmaceutical sciences and research.
2014, Vol 5, Issue 2.
8. Willian D, Feely J. Underreporting of adverse
drug reactions: attitudes of Irish doctors, Irish
Journal of Medical Science. 1999, Vol 168, No 4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
khao_sat_nhan_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_bao_cao_phan_ung_co.pdf