Khảo sát nhận thức và thái độ sinh viên đối với phương pháp giảng dạy: Hướng dẫn lý thuyết theo nhóm nhỏ

KẾT LUẬN Việc áp dụng phương pháp dạy mới này có những ưu điểm tích cực, giúp sinh viên - Chủ động trong học tập - Chịu trách nhiệm trong việc học - Khả năng tự lý giải và giải quyết vấn đề - Khả năng tìm kiếm thông tin - Khả năng làm việc nhóm - Xác định việc học tập là việc làm suốt đời Hơn thế nữa, phương pháp này cũng đã phản ánh được được kết quả học tập của sinh viên, bước đầu xây dựng cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập lâu dài để đạt được những năng lực cần thiết của người điều dưỡng chuyên nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn năng lực do hội điều dưỡng Việt Nam đề ra, nên được sử dụng rộng rãi cho sinh viên điều dưỡng. ĐỀ NGHỊ - Áp dụng phương pháp giảng dạy này cho sinh viên. - Thư viện cần phải phát triển để sinh viên dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin. - Phòng đào tạo hợp tác thiết kế thời gian thực hiện chương trình phù hợp với từng môn học, và chỉ nên sắp xếp sao cho mỗi tuần sinh viên học từ 4-6 tiết / môn học. - Tính giờ giảng sao cho phù hợp với công sức mà giáo viên đã dùng không chỉ là thời gian đứng lớp mà còn phải tính cả thời gian sinh viên tự học.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nhận thức và thái độ sinh viên đối với phương pháp giảng dạy: Hướng dẫn lý thuyết theo nhóm nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 173 KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ SINH VIÊN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT THEO NHÓM NHỎ Đoàn Thị Anh Lê*, Nguyễn Thị Phương Lan*, Trần Thị Hồng Thắm*, Phạm Thị Ánh Hương*, Trần Mỹ Bình* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Giảng dạy lý thuyết theo phương pháp thuyết trình là một phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn đang áp dụng từ trước đến nay cho sinh viên (SV) điều dưỡng. Phương pháp giảng dạy này có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng có những khuyết điểm nhất định ví dụ như khó đánh giá được khả năng nhận thức của sinh viên trong suốt quá trình học, làm sinh viên trở nên bị động và phụ thuộc nhiều vào giáo viên hướng dẫn(11,6).... Với những lý do trên, chúng tôi đã áp dụng phương pháp dạy nhóm nhỏ trên đối tượng sinh viên cử nhân Điều dưỡng và đã tiến hành một cuộc khảo sát để khảo sát sự nhận thức và thái độ của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy này. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy hướng dẫn lý thuyết theo nhóm nhỏ cho đối tượng sinh viên cử nhân Điều dưỡng. Kết quả: Kết quả thu được đã chỉ ra rằng: phương pháp giảng dạy lý thuyết theo nhóm nhỏ giúp sinh viên chủ động tiếp thu kiến thức mới, nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm và tự tin hơn khi phát biểu suy nghĩ của mình trước lớp mà trước đây chưa từng có. Tuy nhiên, do phương pháp này còn mới lạ, và mất nhiều thời gian tự học trong khi chương trình học quá dày đặc do vậy một số sinh viên chưa thật sự thích ứng. Kết luận:Việc áp dụng phương pháp dạy mới này có những ưu điểm tích cực đồng thời phản ánh được kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt giúp sinh viên nhận thức được việc học là trách nhiệm của bản thân và bước đầu xây dựng cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập lâu dài để đạt được những năng lực cần thiết của người điều dưỡng chuyên nghiệp,nên cần được áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy đặc biệt là cho sinh viên Điều dưỡng. Từ khóa phương pháp giảng dạy, thuyết trình, hướng dẫn lý thuyết theo nhóm nhỏ. ABSTRACT A SURVEY EXPLORING THE COGNITIVE AND ATTITUDE OF STUDENTS ABOUT A NEW TEACHING METHOD: TEACHING THEORY IN SMALL GROUP Đoan Thi Anh Le, Nguyen Thi Phuong Lan, Tran Thi Hong Tham Pham Thi Anh Huong, Tran My Binh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 172 - 176 Introduction: Lecture, a traditional theoretical teaching method is still applicable for nursing student up to now. Although the lecture method can be an effective and efficient teaching method, it has a number of disadvantages, for example: difficult to estimate student’s cognitive domain during the learning progress, tends to * Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: Ths ĐD Đoàn Thị Anh Lê ĐT: 0989035428 Email: doanthianhle@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 174 foster passiveness and dependence on the instructors, etc. With many reasons above, we applied the teaching theory in small group on Bachelor of Nursing’s students and conducted a survey to explore the cognitive and attitude of students about this new teaching method. Objective: To survey the cognitive and attitude of Bachelor of Nursing’s students about teaching theory in small group Results: The theoretical teaching method in small groups help students actively acquire new knowledge and improve problem solving skills, critical thinking, teamwork skills and confidence to speak his or her mind before the class that they had not have before. However, because this method is novel, and time-consuming study of the curriculum is too dense, so some students have not really adapted. Conclusion: The application of new teaching methods have advantages and positively reflect the learning outcomes of students, particularly students aware of the responsibility of their old learning and initially built up necessary skills for lifelong learning process to achieve the necessary competence of professional nurses. This method should be widely applied in teaching especially for nursing students. Key words: teaching method, lecture, teaching theory in small group. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, hệ thống chăm sóc sức khỏe đã có những thay đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người bệnh, điều này vừa là cơ hội mở ra cho ngành điều dưỡng song cũng là thách thức lớn cho những nhà giáo dục điều dưỡng làm sao để đào tạo một đội ngũ điều dưỡng đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn năng lực phù hợp với nhu cầu của xã hội và có thể hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.(1,13). Trước vấn đề đó, việc cung cấp, truyền tải các kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn cho sinh viên điều dưỡng để có thể đạt được các tiêu chuẩn năng lực do hội điều dưỡng Việt Nam sau khi tốt nghiệp là một vấn đề cần phải đặt ra. Không thể phủ nhận những ưu điểm của việc giảng dạy lý thuyết theo phương pháp thuyết trình vốn tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên, dường như nó không còn phù hợp cho lối giảng dạy tích cực ngày nay bởi những khuyết điểm mà nó mang lại: khó đánh giá được khả năng nhận thức của sinh viên trong suốt quá trình học, làm sinh viên trở nên bị động và phụ thuộc nhiều vào giáo viên hướng dẫn(2,5,6,11). Với phương pháp đó, khó có thể giúp sinh viên có được những kỹ năng cần thiết, những kỹ năng mà các nhà giáo dục điều dưỡng cần phải giúp họ có thể hình thành và hoàn thiện ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học để họ có đủ năng lực của một người điều dưỡng thực hành chuyên nghiệp đạt được những tiêu chuẩn mà Hội điều dưỡng Việt Nam đã đề ra. Do vậy, ngày nay các nhà giáo dục điều dưỡng cần phải xem xét lại khi áp dụng những chiến lược giảng dạy để tìm ra phương pháp giảng dạy vừa tích cực và mang lại hiệu quả nhất để đáp ứng những nhu cầu trên. Việc thay đổi phương pháp giảng dạy tích cực thay cho cách giảng dạy thuyết trình truyền thống sẽ giúp sinh viên hình thành những năng lực cần thiết cho thực hành điều dưỡng chuyên nghiệp như khả năng tư duy tích cực, ra quyết định và giải quyết vấn đề(10). Để giảng dạy có hiệu quả, đòi hỏi các nhà giáo dục điều dưỡng phải chuyển mục tiêu dạy học của mình từ việc lấy giáo viên làm trung tâm thành sinh viên làm trung tâm để tăng tính độc lập, chủ động của sinh viên trong việc học và để sinh viên có trách nhiệm với việc học tập của bản thân, và xác định được rằng việc học tập là việc làm suốt đời(7); điều mà đối với phương pháp dạy lý thuyết theo phương pháp thuyết trình khó có thể đáp ứng được. Nắm bắt được vấn đề trên, chúng tôi đã áp dụng phương pháp giảng dạy lý thuyết theo phương pháp mới là hướng dẫn lý thuyết nhóm nhỏ môn học điều dưỡng cơ bản cho đối Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 175 tượng sinh viên điều dưỡng cử nhân liên thông. Với phương pháp mới này thay vì tập trung số lượng lớn sinh viên trong một giảng đường để thuyết trình, chúng tôi phân bố bài giảng theo chương trình dạy thành những chương liên quan. Với mỗi chương như vậy chúng tôi dành 2 - 4 tiết để khái quát hóa các bài học trong chương (vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, vì đây là phương pháp phù hợp nhất để truyền tải khối lượng lớn thông tin cho một số lượng lớn sinh viên), sau đó chia lớp học thành những nhóm nhỏ (5-8 sinh viên/ nhóm) để hướng dẫn lý thuyết với những chủ đề liên quan từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến hệ thống, giúp sinh viên hiểu, phân tích, tổng hợp những kiến thức đã học để giải quyết tình huống lâm sàng thực tế. Phương pháp này giảm tải được số tiết giảng lý thuyết cho từng bài, tăng thời gian cho sinh viên tự học và làm việc nhóm, tuy nhiên liệu rằng phương pháp này có phù hợp và được sự hưởng ứng của sinh viên hay không. Chúng tôi cũng đã làm một cuộc khảo sát để đánh giá về nhận thức và thái độ của sinh viên ngay khi kết thúc môn học. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát sự nhận thức và thái độ của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy hướng dẫn lý thuyết theo nhóm nhỏ ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát, sử dụng bộ câu hỏi cho 175 sinh viên cử nhân điều dưỡng liên thông khóa 2009 sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới: hướng dẫn lý thuyết theo nhóm nhỏ cho môn học điều dưỡng cơ bản để đánh giá hành vi và thái độ, của sinh viên khi tham gia học phương pháp giảng dạy mới này. KẾT QUẢ Sau khi khảo sát 175 sinh viên (20 nam; 155 nữ) độ tuổi từ 25 đến 53 của lớp cử nhân điều dưỡng liên thông 2009 Câu hỏi Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý n % n % n % Nhận thức và thái độ với phương pháp mới Phương pháp dạy môn học này giúp SV chủ động và dễ dàng liên hệ những kiến thức mới và những kiến thức đã có trước đây 2 1.14 18 10.29 155 88.57 Môn học này được sắp xếp thời điểm học phù hợp với tiến trình khóa học 44 25.14 26 14.86 104 59.43 Nội dung của môn học được chuyển tải theo cấp độ từ đơn giản đến phức tạp 5 2.86 18 10.29 151 86.29 SV phải vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các vấn đề được đặt ra trong quá trình học môn này 4 2.29 11 6.29 160 91.43 Phương pháp học này giúp SV có kỹ năng giải quyết tình huống 8 4.57 19 10.86 148 84.57 Phương pháp học này giúp SV phân tích vấn đề có hệ thống 3 1.71 30 17.14 141 80.57 Phương pháp học này giúp SV có cơ hội thảo luận với các bạn trong lớp 2 1.14 9 5.14 163 93.14 Việc thảo luận nhóm trong lớp giúp SV thu thập nhiều thông tin và mở rộng về nội dung bài học 8 4.57 14 8.00 153 87.43 SV phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bài trước khi đến lớp 4 2.29 8 4.57 162 92.57 SV nhận ra rằng kiến thức không có giới hạn 1 0.57 4 2.29 170 97.14 Tự định hướng việc học làm cho SV chủ động hơn trong việc học của mình 5 2.86 23 13.14 147 84.00 SV phải chủ động tìm tài liệu để làm rõ hơn trọng tâm của bài học mà SV tự xác định dựa trên kiến thức sẳn có 2 1.14 14 8.00 159 90.86 SV đã nhận thức được rằng việc học là trách nhiệm của bản thân 0 0.00 0 0.00 175 100.00 SV cảm thấy với phương pháp dạy môn học này đã làm cho SV phải không ngừng học hỏi và tra cứu tài liệu 2 1.14 14 8.00 159 90.86 SV cảm thấy thoải mái và chủ động khi trình bày ý kiến hay đặt câu hỏi trong lớp học 19 10.86 32 18.29 123 70.29 Việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp làm SV cảm thấy tự tin 9 5.14 16 9.14 150 85.71 SV thích được tự mình suy nghĩ và lý giải vấn đề hơn là ngồi nghe cô giáo giải thích vấn đề đó 50 28.57 48 27.43 75 42.86 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 176 Câu hỏi Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý SV thấy tự tin hơn khi phát biểu suy nghĩ của mình trước lớp mà trước đây SV chưa từng có 10 5.71 33 18.86 132 75.43 SV thích học các môn học khác theo phương pháp dạy môn học này 46 26.29 59 33.71 69 39.43 Cảm nhận đối với giáo viên Giáo viên hướng dẫn sinh viên cách tra cứu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau 11 6.29 19 10.86 145 82.86 Giáo viên đã trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo tin cậy để giới thiệu với SV 11 6.29 17 9.71 147 84.00 Giáo viên thoải mái trả lời câu hỏi của SV và đưa những phản hồi có ý nghĩa 14 8.00 23 13.14 138 78.86 Giáo viên khuyến khích SV tự lý giải những suy nghĩ của SV 12 6.86 16 9.14 147 84.00 Giáo viên giúp SV biết cách làm việc nhóm có hiệu quả 11 6.29 20 11.43 143 81.71 Giáo viên luôn đưa ra những câu hỏi gợi ý thích hợp, đúng lúc để buổi học luôn đi đúng hướng 12 6.86 27 15.43 136 77.71 Giáo viên luôn đối xử với sinh viên công bằng và không thiên vị 23 13.14 26 14.86 122 69.71 Giáo viên luôn khuyến khích SV đặt câu hỏi và hoạt động tương tác, trao đổi trong lớp 1 0.57 17 9.71 154 88.00 Phản ánh kết quả học tập Kết quả này phản ánh được quá trình học của SV 17 9.71 33 18.86 124 70.86 SV có muốn đề nghị sử dụng phương pháp dạy và học này cho những môn học khác không? 80 45.71 88 50.29 BÀN LUẬN Qua bảng phân tích khảo sát chúng tôi nhận thấy Phương pháp dạy môn học này giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập, chuẩn bị bài trước khi lên lớp làm cho sinh viên tự tin chủ động khi trình bày ý kiến, đặt câu hỏi hay khi phát biểu suy nghĩ của mình trước lớp. Sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các vấn đề, kỹ năng giải quyết tình huống, phân tích vấn đề có hệ thống, có cơ hội thảo luận và thu thập nhiều thông tin, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, trong thư viện. Ngoài ra sinh viên còn nhận thức được việc học là trách nhiệm của bản thân, họ ý thức được được rằng họ cần chủ động học hỏi và tự định hướng việc học của mình Về cảm nhận đối với giáo viên: giáo viên đã thể hiện tốt vai trò hướng dẫn và định hướng sinh viên đọc thêm các tài liệu từ nhiều nguồn có giá trị, là chất xúc tác quan trọng giúp sinh viên chủ động trong việc học của mình bởi sự thân thiện khi đưa những phản hồi tích cực, khuyến khích sinh viên trao đổi, hướng dẫn cho sinh viên biết cách tự lý giải vấn đề và tự tìm kiếm thông tin và là người điều phối trong lớp học giúp sinh viên làm quen dần với cách học nhóm và chia sẻ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi cũng tìm thấy những mặt hạn chế. Đối với sinh viên: với phương pháp giảng dạy mới này, sinh viên phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Điều này đã gây trở ngại cho không ít sinh viên vốn còn quen với lối học cũ thụ động đã hình rất lâu từ thời trung học đặc biệt là nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là sinh viên liên thông (vừa học vừa làm) nên họ còn bỡ ngỡ, chưa hòa nhập được với phương pháp mới, không có thời gian chuẩn bị bài nên cảm thấy không tự tin khi tham gia lớp học. Đối với giảng viên: khi dạy phương pháp này giảng viên phải mất nhiều thời gian tham khảo tài liệu, tìm hiểu sâu về bài học để có đủ kiến thức và năng lực để hướng dẫn và giới thiệu cho sinh viên nhiều nguồn tài liệu tham khảo. Hơn thế nữa, người giáo viên cũng phải mất rất nhiều thời gian để phản hồi sửa chữa cho sinh viên trong các bài tự định hướng, giúp sinh viên xác định và tự chủ hơn trong công học tập. Ngoài ra, để giúp sinh viên cảm thấy thích thú và chủ động hơn trong việc học, người giảng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 177 viên còn phải tự nâng cao năng lực giảng dạy của mình qua các kỹ năng sư phạm y học. Mặc dù có những hạn chế và khó khăn như trên, nhưng phần nào nó cũng còn chịu ảnh hưởng bởi một yếu tố khách quan khác như: do chương trình đào tạo sắp xếp chưa theo tín chỉ mà là theo môn học, sắp xếp lịch chưa được khoa học lắm. Điều này đã dẫn đến hệ lụy một tuần sinh viên có thể phải học từ 3-4 buổi hướng dẫn lý thuyết do vậy sinh viên không có thời gian để chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Ngoài ra, việc tính giờ giảng cho giáo viên chưa phù hợp cũng là một bất cập. Với cách dạy mới, việc tính giờ giảng chỉ dựa vào những giờ lên lớp mà không tính giờ tự học của sinh viên, là sự thiếu công bằng vì đối với giờ tự học của sinh viên, giáo viên đều cũng phải sử dụng quỹ thời gian để đọc và phản hồi cho sinh viên hoặc tìm kiếm thông tin để làm rộng và sâu hơn môn học làm giàu nguồn tài nguyên cho môn học. KẾT LUẬN Việc áp dụng phương pháp dạy mới này có những ưu điểm tích cực, giúp sinh viên - Chủ động trong học tập - Chịu trách nhiệm trong việc học - Khả năng tự lý giải và giải quyết vấn đề - Khả năng tìm kiếm thông tin - Khả năng làm việc nhóm - Xác định việc học tập là việc làm suốt đời Hơn thế nữa, phương pháp này cũng đã phản ánh được được kết quả học tập của sinh viên, bước đầu xây dựng cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập lâu dài để đạt được những năng lực cần thiết của người điều dưỡng chuyên nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn năng lực do hội điều dưỡng Việt Nam đề ra, nên được sử dụng rộng rãi cho sinh viên điều dưỡng. ĐỀ NGHỊ - Áp dụng phương pháp giảng dạy này cho sinh viên. - Thư viện cần phải phát triển để sinh viên dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin. - Phòng đào tạo hợp tác thiết kế thời gian thực hiện chương trình phù hợp với từng môn học, và chỉ nên sắp xếp sao cho mỗi tuần sinh viên học từ 4-6 tiết / môn học. - Tính giờ giảng sao cho phù hợp với công sức mà giáo viên đã dùng không chỉ là thời gian đứng lớp mà còn phải tính cả thời gian sinh viên tự học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akinsanya C, Williams M (2004). "Concept mapping for meaningful learning". Nurse Educator Today. 24(1). 41-46. 2. McDaniel AJ, Baldwin GM, Money B. (2002). "Promoting. applying and evaluating problem-based learning in the undergraduate nursing curriculum". Nursing Education perspectives. 23 (5). 248-253 3. Andrews M. (1996). "Problem –based learning in an undergraduate nursing program. A case study". Journal of Advanced Nursing. 23(3). 357-365. 4. Bergman K, Gaitskill T (1990). "Faculty and Student perception of effective clinical teachers. An extension study". Journal of Professional Nursing. (6). 33-44. 5. Biley F, Smith K (1998). "Exploring the potential of problem- based learning in nurse education". Nursing Education Today. (18). 353-361. 6. Ebert-May, Brewer DC, Allerd S. (1997). "Innovation in Large Lectures. Teaching for active learning". Bioscience. (47). 601- 607. 7. Jeffries PR (2001). "Computer versus lecture. A comparison of two methods of teaching oral medication administration in a nursing skills laboratory". Journal of Nursing Education. 40 (7). 323-329 8. Johnson J, Mighten A. (2005). "A Comparison of teaching strategies. Lecture notes combined with structured group discussion versus lecture only". Journal of Nursing Education. 44 (7). 319-322. 9. Miller SK (2003). "A comparison of student outcomes following problem-based learning instruction versus traditional lecture learning in a graduate pharmacology course". Journal of the American of Nurse Practioners. 15(12). 550-556. 10. Salsali M. (2005). "Evaluating teaching effectiveness in nursing education. An Iranian perspective". BMC Medical Education. Http.// www. Biomedicalcentral.com/1472-6920/5/29. 11. Thompson C, Sheckley BG (1997). Differences in classroom teaching preferences between traditional and adult BSN students. Journal of Nursing Education. 36.163-169 12. Ya-Lie K et al. (2002). "The effectiveness of teaching strategies for creativity in a nursing concepts teaching protocol on the creative thinking of two- year RN-BSN students". Journal of Nursing Education. 10(2). 105-112. 13. Williams B (2004). Self direction in a problem based learning program. Nurse Educator Today. 24(4). 277-285.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_nhan_thuc_va_thai_do_sinh_vien_doi_voi_phuong_phap.pdf
Tài liệu liên quan