Khảo sát nồng độ Creactive Protein ở bệnh nhân hút thuốc

BÀN LUẬN Theo bảng 2, nhóm hút thuốc từ 5 20 điếu trong ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 49% và số điếu thuốc tiêu thụ /ngày trung bình là 12 ± 4 điếu/ngày. Theo nghiên cứu của Lý Ngọc Kính, Nguyễn Trọng Khoa và cộng sự thì nam giới hút thuốc trung bình là 11.3 điếu/ ngày. sự khác biệt của nồng độ CRP trung bình giữa các nhóm trên thì không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo bảng 4, chúng tôi nhận thấy hút thuốc lá trên 5 năm là chủ yếu trong dân số nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 51 %. Theo nghiên cứu về tình hình hút thuốc lá năm 2002, điều tra tại 61 tỉnh thành cho thấy, nam giới tuổi trên 25 có tỷ lệ hút thuốc lá trên 5 năm khá cao, chiếm tỷ lệ 69,8%. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trên 5 năm khá cao tương tự. Chúng tôi nhận thấy nồng độ CRP tăng theo thời gian hút thuốc, điều này phải chăng phản ánh tác động có hại của thuốc lá trên tim mạch theo thời gian. Theo bảng 3, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ hút dưới 10 gói-năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43%, tiếp đến là nhóm hút 10 – 25 gói-năm với tỷ lệ 32%, cuối cùng là nhóm hút trên 25 gói năm. Có lẽ nhờ sự tư vấn tích cực của thầy thuốc và giáo dục truyền thông về tác hại của thuốc lá nên nhiều bệnh nhân đã hút thuốc giảm đi về cả thời gian và số lượng. sự khác biệt giữa các nhóm trên chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt một cách có ý nghĩa giữa nhóm hút trên 25 gói-năm so với nhóm hút dưới 10 gói-năm. Như vậy có sự liên quan giữa số gói –năm đối với nồng độ CRP. Dựa vào bảng 1, có thể thấy nồng độ CRP máu ở nhóm hút thuốc lá tăng cao hơn nhóm không hút thuốc lá, điều này hoàn toàn phù hợp với y văn thế giới. Tác giả Araujo F, Parreira AC và cộng sự(2) tiến hành nghiên cứu trên 684 người Brazil khỏe mạnh và không có biểu hiện bệnh tim mạch năm 2001 đã cho thấy nguyên nhân gây tăng CRP là do hút thuốc lá. Các tác giả Masaki O, A. Okayama, M. Nakamura(4) và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 1926 người Nhật năm 2005 cho thấy mức CRP trung bình ở nhóm hút thuốc là 0.57mg/L, trong khi nhóm không hút thuốc lá 0.41mg/L. So sánh nồng độ CRP máu ở nhóm hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá thì chúng tôi nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, điều này cũng phù hợp với y văn thế giới. Theo kết quả bảng 6, có sự gia tăng nồng độ CRP theo yếu tố nguy cơ. So sánh tương quan nồng độ CRP nhóm Đái tháo đường và nhóm chứng chúng tôi nhận thấy sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05, điều đó gợi ý những tổn thương mạch máu lớn và mạch máu nhỏ trong bệnh cảnh đái tháo đường, làm tiền đề trong sự tăng CRP.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nồng độ Creactive Protein ở bệnh nhân hút thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 143 KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ CREACTIVE PROTEIN Ở BỆNH NHÂN HÚT THUỐC Hoàng Quốc Hòa* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ tim mạch, làm tăng CRP, góp phần xơ vữa động mạch, là căn nguyên của bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh lý mạch máu ngoại biên, đái tháo đường Mục tiêu: khảo sát nồng độ CRP ở bệnh nhân nam không hút thuốc lá so với nhóm không hút thuốc lá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: bệnh nhân hút thuốc lá, loại trừ các bệnh lý làm tăng CRP bằng lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: bệnh chứng gồm 2 nhóm, nhóm hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá. Kết quả: qua khảo sát 91 bệnh nhân hút thuốc lá và 90 bệnh nhân không hút thuốc lá chúng tôi ghi nhận: Có sự gia tăng nồng độ CRP ở nhóm hút thuốc lá so với nhóm không hút thuốc lá (p<0,05). Có sự gia tăng CRP ở nhóm hút trên 5 năm so với nhóm hút dưới 2 năm (p<0,05). Tăng nồng độ CRP ở nhóm hút trên 25 gói/năm so với nhóm < 10 gói/năm. Tăng nồng độ CRP ở nhóm đái tháo đường cao hơn hẳn so với nhóm không đái tháo đường (p<0,05). Kết luận: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập, ngoài ra hút thuốc lá còn làm tăng CRP, một yếu tố làm tăng quá trình xơ vữa động mạch là căn nguyên của nhiều bệnh lý mạch máu khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ Từ khóa: yếu tố nguy cơ tim mạch, hút thuốc, CRP, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. ABSTRACT CRP CONCENTRATION IN SMOKING PATIENTS Hoang Quoc Hoa* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 Supplement of No 2 - 2010: 143 - 147 Background: Cigarette Smoking is a cardiovascular risk factor, increased CRP, contributed to atherosclerosis, the main cause of coronary artery disease, stroke, peripheral vascular disease, diabetes... Objective: To study the concentration of CRP in smoking male patients and compared with non-smoker patients. Subjects and methods: Smoking male patients, excluded patients if they had clinical or subclinical diseases increasing CRP. Research method: case- control study of the two groups of patients : smokers and non- smokers. Results: Study of 91 smoking patients and 90 non -smoking patients noted : Increased concentrations of CRP in the smoking group compared with the non-smoking (p <0.05) Increased concentrations of CRP in the group smoking over 5 years compared with the group smoking less than 2 years (p <0.05). Increased concentrations of CRP in the group smoking 25 packs/ year compared with <10 pack / year Increased concentrations of CRP in the diabetic group compared with the non-diabetes group (p <0.05) Conclusion: Cigarette smoking is a independent cardiovascular risk factor; in addition, smoking also increases CRP, a factor increasing the atherosclerotic process and the main cause of other vascular diseases such asmyocardial infarction, stroke... Keywords: cardiovascular risk factors, cigarette smoking, CRP, myocardial infarction, stroke. ĐẶT VẤN ĐỀ * Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: TS.BS Hoàng Quốc Hòa ĐT: 0913155666, Email: bshoangquochoa@yahoo.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 144 Hút thuốc lá đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, theo thống kê riêng của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 2 người hút thuốc lá thì sẽ có 1 người chết vì những bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 50% trường hợp chết ở tuổi trung niên. Mối liên quan giữa phơi nhiễm khói thuốc và nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đường hô hấp, hội chứng chết đột tử ở trẻ em cũng đã được chứng minh. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch vành, có thể điều chỉnh ở cả quần thể nguy cơ thấp lẫn nguy cơ cao, là nguyên nhân chính của bệnh mạch máu ngoại biên và phình động mạch chủ bụng, là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ. Thuốc lá có khuynh hướng làm tăng cholesterol máu, giảm thành phần HDL-c và tăng LDL- c, thuốc lá là nguy cơ của bệnh viêm động mạch chi dưới, bệnh lý mạn tính đường hô hấp như hen phế quản,COPD, nhiều nghiên cứu còn cho thấy hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh ĐTĐ và tăng đề kháng Insulin. Sự gia tăng nồng độ CRP trong xơ vữa động mạch đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu, không chỉ động mạch vành mà còn trong bệnh lý mạch máu não, đột quỵ, bệnh lý mạch máu ngoại biên, đái tháo đường, béo phì và gần đây nhất là trong hội chứng chuyển hoá(1,2,5). Yếu tố viêm đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh mạch vành, bệnh mạch máu hệ thống, ĐTĐ, COPD, rối loạn lipid máu. Một trong các dấu ấn viêm là Protein C phản ứng (CRP), có liên quan mật thiết đến hút thuốc lá(6). Để đánh giá sâu sát hơn vai trò của CRP ở bệnh nhân hút thuốc lá mà chủ yếu là đối tượng nam giới, bước đầu chúng tôi tiến hành khảo sát nồng độ CRP huyết tương ở bệnh nhân nam hút thuốc lá và không hút thuốc lá. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Khảo sát nồng độ C Reactive Protein ở bệnh nhân hút thuốc lá. Mục tiêu cụ thể - Nồng độ CRP ở nhóm hút và không hút thuốc lá. - Mối liên quan giữa nồng độ CRP và thời gian hút thuốc. - Mối liên quan giữa nồng độ CRP với số lượng gói thuốc lá trong năm - Nồng độ CRP ở bệnh nhân có hoặc không có yếu tố nguy cơ tim mạch. ĐỐI TƯƠNG - PHƯƠNG PHÁP Đối tượng Những bệnh nhân hút thuốc lá được đánh giá theo tiêu chuẩn của trung tâm kiểm soát và phòng bệnh quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 (CDC – The United States’ Centers for Diseases Control and Prevention) được WHO công nhận. Tiêu chuẩn loại trừ Những trường hợp đang bị viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính làm tăng CRP thông qua khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng gồm 2 nhóm hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá. Lấy mẫu: từ 03/2008 đến 11/2008. Tăng huyết áp: Dựa trên phân loại tăng huyết áp của JNC VII 2003. Đánh giá tình trạng béo phì dựa theo tiêu chuẩn phân loại BMI đối với người Châu Á của WHO khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đánh giá rối loạn lipid máu,dựa theo phân loại ATP III(Adult treatment Panel III Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 145 /2001) của chương trình giáo dục quốc gia Hoa Kỳ về cholesterol. Chẩn đoán đái tháo đường dựa theo tiền căn bệnh nhân có ĐTĐ đang điều trị hoặc dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (tiêu chuẩn này được WHO công nhận năm 1998). Chẩn đoán NMCT cấp: theo tiêu chuẩn của WHO về chẩn đoán NMCT cấp. Thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ CRP máu ở các đối tượng được thực hiện tại phòng sinh hoá Bệnh viện nhân dân Gia Định. Lấy 2ml máu tĩnh mạch ở đối tượng đã chọn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Gửi phòng xét nghiệm, định lượng nồng độ CRP bằng máy tự động HITACHI 911 với phương pháp đo độ tụ kháng nguyên kháng thể. Sử dụng chất thử hãng Diasis (CHLB Đức). Giới hạn phát hiện thấp nhất của xét nghiệm này là <0.10mg/L. Nguyên tắc : CRP trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng CRP có sẵn trong dung dịch thuốc thử. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể CRP sẽ làm dung dịch thuốc thử trở nên đục. Độ đục này thay đổi tuỳ theo nồng độ CRP có trong mẫu huyết thanh. Đo độ đục này bằng máy quang phổ và quy đổi ra giá trị mg/L. KẾT QUẢ Các đặc điểm của bệnh nhân. Tổng cộng có 181 bệnh nhân hợp lệ được nhận vào nghiên cứu. Trong số này có 90 bệnh nhân thuộc nhóm không hút thuốc lá và 91 bệnh nhân thuộc nhóm hút thuốc lá. Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ của 2 nhóm. Yếu tố nguy cơ Nhóm không hút thuốc lá Nhóm hút thuốc lá Tuổi trung bình 49 ± 8,74 50 ± 8,76 Thừa cân(BMI≥23) 31 Bn 41 Bn Đái tháo ñường 29 Bn 38 Bn Tăng huyết áp 33 Bn 25 Bn Rối loạn lipid máu (tăng LDLc và giảm HDLc) 36 Bn 37 Bn Nồng ñộ CRP trung bình 0,96 ± 0,786 mg/L 1,81 ± 1,2 mg/L Sự khác biệt nồng độ CRP giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 2: Nồng độ CRP và số điếu thuốc hút/ngày. Yếu tố < 5 ñiếu/ngày 5-20 ñiếu/ngày > 20 ñiếu/ngày Số lượng 23 44 24 Tỷ lệ % 25 49 26 Nồng ñộ CRP trung bình(mg/L) 1,73 1,82 1,89 Sự khác biệt nồng độ CRP giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Bảng 3 Nồng độ CRP trung bình theo số gói-năm. Yếu tố < 10 gói- năm 10-25 gói- năm > 25 gói- năm Số lượng 39 29 23 Tỷ lệ % 43 32 25 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 146 Nồng ñộ CRP trung bình(mg/L) 1,07 1,97 2,58 Sự khác biệt nồng độ CRP giữa hai nhóm hút trên 25 gói/năm và nhỏ hơn 10 gói/năm là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 4 Nồng độ CRP trung bình theo thời gian hút thuốc lá. Yếu tố Hút < 2 năm Hút 2-5 năm Hút > 5 năm Số lượng 20 25 46 Tỷ lệ % 22 27 51 Nồng ñộ CRP trung bình (mg/L) 1,19 1,65 2,18 Sự khác biệt nồng độ CRP giữa hai nhóm hút thuốc trên 5 năm và dưới 2 năm qua kiểm định t- test từng đôi một là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 5 Nồng độ CRP nhóm hút thuốc lá và không hút thuốc lá. Yếu tố Nhóm hút thuốc Nhóm chứng P Nồng ñộ CRP trung bình (mg/L) 1,81 0,96 0,044 Độ lệch chuẩn 1,2 0,786 Trung vị (mg/L) 1,3 0,9 Sự khác biệt nồng độ CRP giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 6: Nồng độ CRP theo yếu tố nguy cơ ở nhóm hút thuốc lá. Yếu tố nguy cơ (YTNC) CRP ở nhóm không YTNC CRP ở nhóm có YTNC P- value Thừa cân 1,51 mg/L 1,93 mg/L > 0,05 Đái tháo ñường 1,29 mg/L 2,53 mg/L < 0,05 Tăng LDLc 1,72 mg/L 1,96 mg/L > 0,05 Tăng huyết áp 1,79 mg/L 1,84 mg/L > 0,05 BÀN LUẬN Theo bảng 2, nhóm hút thuốc từ 5 20 điếu trong ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 49% và số điếu thuốc tiêu thụ /ngày trung bình là 12 ± 4 điếu/ngày. Theo nghiên cứu của Lý Ngọc Kính, Nguyễn Trọng Khoa và cộng sự thì nam giới hút thuốc trung bình là 11.3 điếu/ ngày. sự khác biệt của nồng độ CRP trung bình giữa các nhóm trên thì không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo bảng 4, chúng tôi nhận thấy hút thuốc lá trên 5 năm là chủ yếu trong dân số nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 51 %. Theo nghiên cứu về tình hình hút thuốc lá năm 2002, điều tra tại 61 tỉnh thành cho thấy, nam giới tuổi trên 25 có tỷ lệ hút thuốc lá trên 5 năm khá cao, chiếm tỷ lệ 69,8%. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trên 5 năm khá cao tương tự. Chúng tôi nhận thấy nồng độ CRP tăng theo thời gian hút thuốc, điều này phải chăng phản ánh tác động có hại của thuốc lá trên tim mạch theo thời gian. Theo bảng 3, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ hút dưới 10 gói-năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43%, tiếp đến là nhóm hút 10 – 25 gói-năm với tỷ lệ 32%, cuối cùng là nhóm hút trên 25 gói năm. Có lẽ nhờ sự tư vấn tích cực của thầy thuốc và giáo dục truyền thông về tác hại của thuốc lá nên nhiều bệnh nhân đã hút thuốc giảm đi về cả thời gian và số lượng. sự khác biệt giữa các nhóm trên chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt một cách có ý nghĩa giữa nhóm hút trên 25 gói-năm so với nhóm hút dưới 10 gói-năm. Như vậy có sự liên quan giữa số gói –năm đối với nồng độ CRP. Dựa vào bảng 1, có thể thấy nồng độ CRP máu ở nhóm hút thuốc lá tăng cao hơn nhóm không Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 147 hút thuốc lá, điều này hoàn toàn phù hợp với y văn thế giới. Tác giả Araujo F, Parreira AC và cộng sự(2) tiến hành nghiên cứu trên 684 người Brazil khỏe mạnh và không có biểu hiện bệnh tim mạch năm 2001 đã cho thấy nguyên nhân gây tăng CRP là do hút thuốc lá. Các tác giả Masaki O, A. Okayama, M. Nakamura(4) và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 1926 người Nhật năm 2005 cho thấy mức CRP trung bình ở nhóm hút thuốc là 0.57mg/L, trong khi nhóm không hút thuốc lá 0.41mg/L. So sánh nồng độ CRP máu ở nhóm hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá thì chúng tôi nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, điều này cũng phù hợp với y văn thế giới. Theo kết quả bảng 6, có sự gia tăng nồng độ CRP theo yếu tố nguy cơ. So sánh tương quan nồng độ CRP nhóm Đái tháo đường và nhóm chứng chúng tôi nhận thấy sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05, điều đó gợi ý những tổn thương mạch máu lớn và mạch máu nhỏ trong bệnh cảnh đái tháo đường, làm tiền đề trong sự tăng CRP. KẾT LUẬN Qua khảo sát bước đầu về vai trò của C-Reactive Protein ở những bệnh nhân hút thuốc lá, với 91 bệnh nhân hút thuốc lá và 90 bệnh nhân không hút thuốc lá, thực hiện nghiên cứu bệnh chứng, chúng tôi rút ra những nhận định sau về vai trò của CRP ở những bệnh nhân hút thuốc lá: - Có sự gia tăng nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân hút thuốc lá so với nhóm không hút thuốc lá và sự khác biệt giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Có sự gia tăng nồng độ CRP theo thời gian hút thuốc lá: Nồng độ CRP ở nhóm hút thuốc lá > 5 năm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hút thuốc lá < 2 năm với P < 0,05. - Có sự tương quan giữa nồng độ CRP với số gói-năm mà bệnh nhân tiêu thụ : Nồng độ CRP ở nhóm hút dưới 10 gói-năm thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm hút trên 25 gói-năm. - Bệnh nhân đái tháo đường nồng độ CRP tăng có ý nghĩa so với nhóm không đái tháo đường p<0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Araújo F., Pereira A. et al(2004), High-sensitivity C-reactive protein concentration in a healthy Brazilian population. International Journal of Cardiology, Volume 97, Issue 3, Pages 433 – 438. 2 Đào Duy An (2002). Nhồi máu cơ tim có động mạch vành bình thường. Thời sự tim mạch học, 51: 25-26. 3 Gaspardone A, Crea F, Versaci F (1998). Predictive value of C-reactive protein after successful coronary artery stening in patient with stable angina. Am J cardiol, 82: 515-518. 4 Masaki O, Akira O et al(2005), National Cardiovascular Center, Japan,CRP levels are elevated in smokers but unrelated to the number of cigarettes and are decreased by long-term smoking cessation in male smokers, Preventive Medicine, Volume 41, Issue 2, August 2005, Pages 651- 656. 5 Nguyễn Thị Ngọc Dung (1998). Khảo sát lâm sàng và điện tâm đồ 40 trường hợp tử vong trong thời gian nằm viện của nhồi máu cơ tim. Kỷ yếu báo cáo khoa học Hội nghị tim mạch quốc gia Việt Nam VII: 303-309. 6 Ridker PM. (2008). Risk factor of Atherothrombotic disease. In: Eugene Braunwald. A text book of cardiovascular medicine, 8thedition, pp 1004-1005, Saunders Elsevie, international edition, Philadelphia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_nong_do_creactive_protein_o_benh_nhan_hut_thuoc.pdf
Tài liệu liên quan