Căn cứ trên tiêu chuẩn phân loại hiện hành
TCVN 3726-89 [25], các mẫu tôm sú bảo quản ở
0oC được đánh giá và phân làm 3 loại: đặc biệt, loại
1 và loại 2. Nghiên cứu [26] dựa trên các chỉ số chất
lượng TVB, TMA, PV cũng chia tôm Pacific white
bảo quản ở 0oC làm 3 loại: rất tốt, tốt, có thể chấp
nhận. Các số liệu hypoxanthine và histamine tương
ứng nhận được qua quá trình khảo sát trên 3 loại
mẫu tôm sú này được trình bày trên bảng 5.
Bảng 5: Phân loại tôm sú và hai chỉ số chất lượng
hypoxanthine và histamine
Phân loại Hypoxanthine
(µM/g)
Histamine
(mg/100gam)
Đặc biệt 0,018÷1,015 0,167÷0,951
Loại 1 1,015÷1,588 0,951÷1,346
Loại 2 1,588÷2,130 1,346÷2,414
4. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, đã xây dựng quy trình
xác định hypoxanthine bằng HPLC trên nền mẫu
tôm sú.
Sử dụng phương pháp HPLC để xác định hàm
lượng hypoxanthine và histamine tương ứng với các
phân loại tôm theo TCVN 3726-89. Đây là hai chỉ số
chất lượng tiêu biểu cho độ tươi của tôm sú được
nhiều đề tài nghiên cứu quan tâm.
Đây là những kết quả nghiên cứu đầu tiên, tiếp
theo chúng tôi sẽ đánh giá cảm quan mẫu tôm sú qua
từng ngày, đồng thời tiếp tục khảo sát các chỉ số chất
lượng khác như TVB, TMA và pH v.v. từ đó lấy cơ
sở xây dựng mô hình đề nghị đánh giá chất lượng
tôm sú một cách định lượng hơn so với đánh giá
cảm quan. Đề tài có thể cũng là cơ sở để góp phần
xây dụng mô hình đánh giá đối với các loài thủy sản
khác.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự biến đổi hàm lượng hypoxanthine và histamine trong tôm sú bảo quản ở 0 ºC - Lê Nhất Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 55(1): 52-57, 2017
DOI: 10.15625/0866-7144.2017-00416
52
Khảo sát sự biến đổi hàm lượng hypoxanthine và
histamine trong tôm sú bảo quản ở 0 ºC
Lê Nhất Tâm1,2*, Đoàn Như Khuê1, Trần Thị Văn Thi2
1Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
2Trường Đại học Khoa học Huế
Đến Toà soạn 01-4-2016; Chấp nhận đăng 6-02-2017
Abstract
Hypoxanthine and histamine which have been reported in a lot of researches are the assessing indicators for the
quality of seafood and seafood product. In this paper, we present method to specify hypoxanthine at black tiger shrimp
(Penaeus monodon) by HPLC device and the results of hypoxanthine and histamine concentrations in shrimp samples
stored at 0oC during 10 days. Quantitative method of hypoxanthine by HPLC showed that the linear range from 0.1 ppm
to 5.0 ppm, buffer solution phosphate pH = 4.6 is used as mobil phase, diod array detector measured at 248 nm and
recovery efficiency = 90.01 %. Hypoxanthine and histamine concentrations increase while shrimp quality decrease
according to the storage time from first day to tenth day. Shrimp quality classification based on TCVN-3726-89
standard and on the hypoxanthine and histamine concentrations can be into main three types: special – type 1 – type 2.
Keywords. Determination hypoxanthine, histamine, Penaeus monodon
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tôm luôn là mặt hàng
giữ vị trí số một với tỷ trọng cao nhất trong xuất
khẩu thủy hải sản của Việt Nam là 50,4 % (2014);
44 % (2015) (Báo cáo hàng năm của Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP). Thế
nhưng, từ sau khi gia nhập WTO, không ít lần tôm
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật gặp khó khăn do
không đạt chất lượng theo yêu cầu. Vì vậy việc
nghiên cứu đưa ra giải pháp kết hợp giữa đánh giá
cảm quan và các phương pháp khác như hóa học, vi
sinh, hay vật lý là cần thiết.
Trong quá trình bảo quản, thủy sản bị ươn hỏng
do tác động của các vi sinh vật, enzym, vi khuẩn. Từ
đó gây ra các biến đổi về mặt hóa học, hóa sinh, vật
lý và trạng thái cảm quan của thực phẩm. Tài liệu
[1] đã chứng minh rằng, biến đổi sớm nhất liên quan
tới quá trình hư hỏng thủy sản xảy ra do sự phân giải
ATP. Sự phân giải nucleotid xảy ra do cả hoạt động
của enzyme tự phân và hoạt động của vi khuẩn [2].
Tiến trình chuyển hóa nucleotide có thể quan sát ở
hình 1 [3], trong đó sự tăng hàm lượng hypoxanthine
liên quan tới sự giảm chất lượng thủy sản [4].
Công trình [5], nghiên cứu sự phân hủy của
ATP, và công thức (Gill 1955a) trong tài liệu
[6]cũng đã đưa ra chỉ số K liên quan tới độ tươi thủy
sản như sau:
Hình 1: Sự phân hủy ATP (theo Eklynd and
Miyauch, 1964)
Chỉ số K đã được sử dụng như một chỉ số đánh giá
chất lượng biến đổi của cá sau khi chết [7, 8].
Tuy nhiên, ATP, ADP và AMP nhanh chóng
mất đi trong vòng 1 ngày bảo quản trong nước đá ở
hầu hết các loài cá sau khi chết [9, 10]. Vì vậy, tác
giả các công trình [11, 12] đã dựa trên nghiên cứu
thực nghiệm và đưa ra các chỉ số Ki, K
’
, H để chứng
minh chất lượng cá trong những thời điểm bảo quản
sau đó chủ yếu chỉ liên quan tới các thành phần IMP,
hypoxanthine và inosine.
Nhiều nhóm nghiên cứu đã đưa ra công thức đánh
giá chất lượng của thủy sản thông qua chỉ số các
amine sinh học BAI (Biogenic Amines Index) [13]:
BAI = His + Cad + Put /Spd + Spm
Với thang đánh giá:
+ Thủy sản hầu như chưa có có biến đổi khi
BAI < 1.
TCHH, 55(1) 2017 Lê Nhất Tâm và cộng sự
53
+ Thủy sản có biến đổi khi 1 < BAI < 10
+ Thủy sản đã bị thối rữa khi BAI > 10
E. Karmas và cộng sự cũng đưa ra thang đánh
giá chất lượng cá và thực phẩm theo công thức sau:
Với c là nồng độ His, Put, Cad, Spd, Spm được tính
theo mg/kg [3].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm tới
hai thành phần hypoxanthine, histamine, khảo sát sự
biến động hàm lượng của chúng cùng với sự biến
đổi về chất lượng của tôm sú trong quá trình bảo
quản. Kết quả nghiên cứu này sẽ được kết hợp với
các nghiên cứu tiếp theo trên các chỉ số chất lượng
khác như TVB, TMA và pH, từ đó kết hợp với
phương pháp đánh giá cảm quan để đưa ra mô hình
đánh giá chất lượng toàn diện hơn đối với tôm sú.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hoá chất, mẫu phân tích và thiết bị
Các hóa chất bao gồm: Na2B4O4, K2HPO4, KOH,
axit percloric sử dụng được cung cấp bởi Merck.
Dung môi metanol, etanol của Las-Scan dùng cho
HPLC. Chuẩn hypoxanthine và histamine được cung
cấp bởi Sigma-Aldrich.
Mẫu tôm sú được thu mua từ 3 nông trại nuôi
khác nhau ở Cà Mau với khối lượng 6 kg, tôm thu
hoạch còn sống, cùng kích cỡ, khoảng 30 con/kg, có
độ tuổi là 4,5 tháng, với phương thức nuôi quảng
canh. Tôm sử dụng cho nghiên cứu đảm bảo còn
nguyên trạng thái, không bị các lỗi như long đầu, bể
vỏ, rụng chân v.v. Mẫu tôm sau khi bắt từ hồ được
rửa sơ bộ bằng nước sạch, sau đó cho vào túi
polyetylen có kích thước (26,8 27,9 cm), được
giữ trong thùng xốp (styren) với nước đá viên theo
tỷ lệ nước đá:tôm là 2:1. Mẫu tôm được di chuyển
về phòng thí nghiệm được bảo quản ở 0 oC để chuẩn
bị cho quá trình thực nghiệm.
Thiết bị HPLC Agilent 1260, detector 1260
DAD Serial No: DEAAX01475, phần mềm điều
khiển Agilent ChemStation, dùng khảo sát hàm
lượng Hypoxanthine.
Thiết bị HPLC: Bơm điều khiển Waters 600
Controller Serial # A9847454617, đầu dò huỳnh
quang Waters 474 Serial # M 996 CE 334T; phần
mềm chạy Millenniums, dùng khảo sát histamine.
2.2. Các phương pháp thực nghiệm
Tiến trình trích ly hypoxanthine từ mẫu tôm sú
dựa trên phương pháp được trình bày trong bài báo
[14]. Mẫu tôm sau khi lột vỏ, bỏ đầu, rút ruột, được
xay nhuyển đồng nhất. Mẫu cân 3 gam được cho vào
ống nghiệm có nắp cùng với 10 ml axit percloric 0,6
M. Tiến hành lắc 10 phút trên máy Vortex
SCILOGEX-MX-E (Mỹ) với tốc độ 3000
vòng/phút, ly tâm bằng thiết bị Hettich-EBA 20S
(Đức) với chế độ 3000 vòng/phút trong thời gian 10
phút, thu lấy phần chất lỏng. Quy trình trên được lập
lại 4 lần, toàn bộ dịch trích sau ly tâm được cho vào
bình định mức 50 ml và làm đầy với axit percloric
0,6 M.
Hút 1 ml dịch trích ly, làm sạch trên cột SPE
C18 (Agilent), rửa giải bằng 9 ml đệm KH2PO4 nồng
độ 0,05 M (pH = 4,6). Toàn bộ dịch rửa giải được
làm đầy bằng đệm KH2PO4 cho đủ 10 ml và lọc qua
màng lọc 0,45 µm trước khi tiêm vào buồng HPLC.
Các chuẩn hypoxanthine được pha theo [15],
trong đó lượng cân hypoxanthine được pha trong
NaOH 0,1 M để có các chuẩn: 0,01; 0,05; 0,1; 0,5;
1; 3; 5 và 10 ppm.
Phương pháp định lượng hypoxanthine trên thiết
bị HPLC được xây dựng mô phỏng theo nguyên tắc
của các phương pháp rút ra từ những nghiên cứu
trước đây [15, 16] và nghiên cứu ứng dụng của nhà
sản xuất nacalai khi chạy trên chuẩn hổn hợp gồm:
ATP, ADP, AMP, IMP và hypoxanthine dùng để
xác định chỉ số K trong đánh giá độ tươi của thủy
sản [17]. Như vậy, các thí nghiệm được thiết kế dựa
trên hai phương pháp khác nhau:
Phương pháp 1: dựa trên các nghiên cứu [15, 16]
với chế độ phân tích: pha động là dung dịch K2HPO4
0,5 M có pH = 4,6; tốc độ dòng 1 ml/phút, nhiệt độ
cột 30 oC, detector DAD đặt ở 248 nm, cột tách 5C18
PAQ(250x4 mm)x5 µm Cosmosil, thể tích tiêm 20
µl.
Phương pháp 2: dựa trên nghiên cứu ứng dụng
của nhà sản xuất nacalai [17] công bố (24/11/2015)
với điều kiện phân tích:
Cột 5C18-PAQ, kích cỡ ID 4,6-250 mm, pha
động phosphate 0,02 M pH = 7, tốc độ dòng
1ml/phút, nhiệt độ cột 30 oC, detector UV 260 nm.
Từ kết quả khảo sát, lựa chọn phương pháp thích
hợp nhất cho quá trình nghiên cứu.
Xác định hàm lượng histamine trong mẫu tôm sú
được thực hiện theo quy trình mà chúng tôi đã chuẩn
hóa và công bố [18], trong đó mẫu tôm sú được trích
ly bằng dung môi etanol, tiếp theo là tinh sạch, sau
đó histamine được xác định bằng thiết bị HPLC với
đầu dò fluorescence ( EX = 359, Em = 445).
Hiệu suất thu hồi được tiến hành xác định trên
mẫu tôm được bảo quản ở ngày thứ 4, trong đó mẫu
khảo sát được tiêm vào thân tôm với liều lượng là
0,5 ml của mẫu chuẩn 1000 ppm. Hai mẫu khảo sát
và đối chứng có khối lượng gần bằng, và được tiến
hành trong cùng điều kiện, cùng thời điểm. Kết quả
được tính như sau:
TCHH, 55(1) 2017 Khảo sát sự biến đổi hàm lượng hypoxanthine
54
Trong đó mks là lượng hypoxanthine tìm thấy ở mẫu
khảo sát, mđc là lượng hypoxanthine tìm thấy ở mẫu
đối chứng, mtv là lượng hypoxanthine được tiêm vào
thân tôm.
2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1. Mẫu tôm được xử lý theo 2.2 để
trích ly hypoxanthine ra khỏi mẫu. Định lượng
hypoxanthine theo hai phương pháp 1 và 2, từ đó
chọn một trong hai phương pháp để khảo sát tiếp
theo.
Thí nghiệm 2. 33 mẫu tôm được bố trí khảo sát
từ ngày 0 đến ngày 10, mỗi mẫu được làm lặp lại 3
lần theo phương pháp đã lựa chọn từ thí nghiệm 1 để
định lượng hypoxanthine. Trong đó, mẫu ngày 0 là
mẫu tôm còn sống, các mẫu kế tiếp là tôm bảo quản
ở 0 oC. Kết quả thu được xử lý thống kê trên phần
mềm Statgraphics và Excel.
Thí nghiệm 3. 33 mẫu tôm được bố trí khảo sát
từ ngày 0 đến ngày 10, mỗi mẫu được làm lặp lại 3
lần để định lượng histamine theo phương pháp mà
chúng tôi đã chuẩn hóa [18]. Trong đó, mẫu ngày 0
là mẫu tôm còn sống, các mẫu kế tiếp là tôm bảo
quản ở 0 oC. Kết quả thu được xử lý thống kê trên
phần mềm Statgraphics và Excel.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Lựa chọn phương pháp xác định
hypoxanthine
Sắc ký đồ thu được từ quá trình thực hiện phân
tích hypoxanthine trên hai phương pháp 1 và 2 được
biểu thị tương ứng trên hình 2 và 3. Trong đó, pic
tương ứng với hypoxanthine có thời gian lưu ở cả
hai phương pháp trong khoảng từ 7,89 phút đến 8,25
phút.
Hình 2: Sắc ký đồ hypoxanthine thực hiện theo
phương pháp 1 trên mẫu tôm bảo quản lạnh 0 ºC
trong 8 ngày
Từ hai sắc ký đồ, có thể thấy cả hai phương pháp
xác định hypoxanthine trên nền mẫu tôm đều có thể
sử dụng để khảo sát. Thời gian lưu trong khoảng từ
7,89 đến 8,25 phút như vậy khá ngắn, thuận tiện cho
quá trình khảo sát. Pic này tách hoàn toàn, không bị
lẫn, hình dạng cân đối. Tuy nhiên, so sánh giữa hai
pic, có thể thấy sắc ký đồ thu được theo phương
pháp 1 có các ưu điểm nổi trội hơn: pic cân đối hơn,
có chiều cao cao hơn, độ phân giải lớn hơn. Từ đó,
chúng tôi chọn phương pháp 1 làm phương pháp
khảo sát tiếp theo.
Hình 3: Sắc ký đồ hypoxanthine thực hiện theo
phương pháp 2 trên mẫu tôm bảo quan lạnh 0ºC
trong 8 ngày
3.2. Chuẩn hóa phương pháp xác định
Hypoxanthine trên nền mẫu tôm sú
Quá trình khảo sát khoảng tuyến tính cho
phương pháp được thực hiện trên 7 mẫu chuẩn có
nồng độ khác nhau lần lượt là: 0,01, 0,05, 0,1, 0,5, 1,
3, 5 và 10 ppm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả khảo sát trên các mẫu chuẩn
hypoxanthine
C 0,01 0,05 0,1 0,5 1,0 3,0 5,0 10
S 12,26 15,38 22,75 83,46 125,12 391,53 647,93 1030,8
Số liệu thu được cho thấy, phép xác định
hypoxanthine trên thiết bị HPLC theo phương pháp
1 có khoảng tuyến tính từ 0,1 đến 5 ppm. Kết quả
thu được có độ lặp lại tốt trong việc xác định hiệu
suất thu hồi với kết quả đều lớn hơn 90 %, thể hiện ở
bảng 2. Hiệu suất thu hồi là 90,10 % cho phép ứng
dụng phương pháp này để định lượng hypoxanthine
trên mẫu tôm sú cũng như trên các mẫu thủy sản
khác. Một số công trình nghiên cứu tương tự khi xác
định ATP, ADP, AMP trên Litchi Fruit bằng HPLC
cũng đã nhận được các giá trị hiệu suất thu hồi cao:
90÷101 % [15] và 94÷97 % [19].
Bảng 2: Kết quả xác định hiệu suất thu hồi
Lần thí nghiệm Lần 1 Lần 2 Lần 3
Hiệu suất thu hồi 90,09 % 90,10 % 90,12 %
TCHH, 55(1) 2017 Lê Nhất Tâm và cộng sự
55
Hình 4: Sắc ký đồ của mẫu đối chứng và
mẫu khảo sát trong xác định hiệu suất thu hồi
Hình 5: Sắc ký đồ của các mẫu chuẩn
1, 3, 5, 10 ppm được biểu thị trên cùng một đồ thị
Quy trình xác định hypoxanthine trên nền mẫu
tôm sú bằng HPLC theo phương pháp đã lựa chọn
được thể hiện ở hình 6.
Hình 6: Quy trình xác định hypoxanthine từ tôm sú
3.3. Kết quả khảo sát hypoxanthine trên tôm sú
bảo quản ở 0 ºC
Kết quả khảo sát hàm lượng hypoxanthine trên
mẫu tôm sú bảo quản ở 0 oC từ ngày 0 đến ngày 10
thể hiện ở bảng 3.
Các số liệu thu được sau khi xử lý thống kê, cho
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở
mức độ p < 0,05. Sau đó, dựa vào quy trình xử lý
mẫu để tính toán và kết quả được trình bày trên bảng
3. 3. Nhìn chung, hàm lượng hypoxanthine tăng đều
theo thời gian bảo quản, phương trình tương quan
đạt được là y = 0,2097x + 0,1331, R2 = 0,9767 thu
được sau khi xử lý thống kê trên phần mềm excel.
Kết quả này tương đồng với kết quả của công trình
[20] trên mẫu cua Queen được bảo quản ở 0 oC,
nhưng khác biệt so với kết quả của một số nghiên
cứu khác trên Mackerel (cá thu), Cod (cá tuyết);
trong đó sự biến đổi của hàm lượng hypoxanthine
theo thời gian bảo quản tăng theo dạng hàm mũ
logarite. Hàm lượng ban đầu trong tôm sú khoảng
0,018 µmol/g, thấp hơn so với giá trị tương ứng là
0,075 µmol/g trong nghiên cứu của [21] trên tôm
Penaeus Merguensis. Giá trị của hypoxanthine trong
nghiên cứu này ở ngày thứ 10 là 2,831 µmol/g, lớn
hơn so với nghiên cứu [21] ở ngày thứ 10 là 0,953
µmol/g, nhưng trong những ngày sau đó, hàm lượng
hypoxanthine theo [21] lại tăng đột biến lên 2,0
µmol/gam, 4,6 µmol/gam ở ngày 16 và ngày 20
tương ứng. Sự khác biệt này là do sự khác nhau giữa
các loài thủy hải sản, tuổi, kích cỡ, mùa đánh bắt và
ngay cả cùng loài nhưng sinh trưởng ở các vùng địa
lý khác nhau. Kết quả nghiên cứu [22] và [23] trên
cá Burgers đã tìm thấy hàm lượng hypoxanthine là
2,63 µM/g; 2,86 µM/g và 3,38 µM/g, tương ứng với
ngày đầu tiên (0), ngày thứ 7 và ngày thứ 14, sau đó
tăng lên 4,50 µM/g ở ngày thứ 21 và 4,96 µM/g ở
ngày thứ 28 của quá trình bảo quản.
Bảng 3: Kết quả thu được từ khảo sát hàm lượng
hypoxanthine theo ngày bảo quản
Ngày bảo
quản
Số lần lập
lại
Giá trị trung
bình
Hypoxanthine
(µM/g)
Ngày 0 3 0,015a±0,003 0,018
Ngày 1 3 0,547b±0,028 0,670
Ngày 2 3 0,636bc±0,036 0,778
Ngày 3 3 0,769cd±0,035 0,941
Ngày 4 3 0,829d±0,010 1,015
Ngày 5 3 1,125e±0,020 1,377
Ngày 6 3 1,297f±0,028 1,588
Ngày 7 3 1,691g±0,017 2,070
Ngày 8 3 1,740g±0,016 2,130
Ngày 9 3 2,035h±0,018 2,491
Ngày 10 3 2,313i±0,016 2,831
3.4. Kết quả khảo sát histamine ở tôm sú bảo
quản ở 0 ºC
Số liệu thu được có sự khác biệt có nghĩa ở mức
độ p < 0,05 ở tất cả các ngày. Trong nghiên cứu [3],
histamine đã được lựa chọn là chỉ số đánh giá độ
tươi của thủy hải sản. Histamine được hình thành từ
quá trình chuyển hóa histidine bởi các vi sinh vật
như Achromobacter histamineum (Masao và Mikio,
TCHH, 55(1) 2017 Khảo sát sự biến đổi hàm lượng hypoxanthine
56
1955) và Proteus morgani (Ganowiak và cs., 1979).
Kết quả trên bảng 3 cho thấy, hàm lượng histamine
tăng dần theo thời gian bảo quản từ ngày 0 đến ngày
10. Phương trình y = 0,2964x – 0,0419, R2 = 0,9459
thu được từ quá trình xử lý thống kê minh chứng cho
vấn đề trên. Chiều hướng này cũng đã được
Brillantes và cs. (2002) xác nhận khi khảo sát trên
dịch lên men từ cá cơm.
Bảng 3: Hàm lượng histamine trong mẫu tôm sú
theo từng ngày bảo quản
Ngày bảo quản Số lần lập lại
Histamine
(mg/100g)
Ngày 0 3 0,167a±0,015
Ngày 1 3 0,460b±0,022
Ngày 2 3 0,658c±0,025
Ngày 3 3 0,789d±0,005
Ngày 4 3 0,951e±0,017
Ngày 5 3 1,126f±0,019
Ngày 6 3 1,346g±0,010
Ngày 7 3 1,880h±0,022
Ngày 8 3 2,414i±0,014
Ngày 9 3 2,826k±0,005
Ngày 10 3 3,227l±0,017
Mặt khác, trong nghiên cứu [24], chúng tôi đã
trình bày về cách phân loại và đánh giá mẫu tôm sú
theo tiêu chuẩn cảm quan quy định hiện hành TCVN
3726-89 [25]. Khi thực hiện đánh giá theo tiêu
chuẩn cảm quan này, mẫu ở ngày thứ 9 vượt ngưỡng
giới hạn cho phép; mẫu còn giữ được chất lượng cho
phép theo TCVN 3726-89 là các mẫu được bảo quản
trong khoảng thời gian từ 0 đến 8 ngày. Như vậy,
các giá trị của hai chỉ số hypoxanthine và histamine
tương ứng với các mẫu cho phép về mặt chất lượng
theo TCVN 3726-89 tương ứng là nhỏ hơn hoặc
bằng 2,130 µmol/gam và 2,414 mg/100 gam.
3.5. Phân loại chất lượng tôm sú và hai chỉ số
hypoxanthine và histamine tương ứng
Căn cứ trên tiêu chuẩn phân loại hiện hành
TCVN 3726-89 [25], các mẫu tôm sú bảo quản ở
0oC được đánh giá và phân làm 3 loại: đặc biệt, loại
1 và loại 2. Nghiên cứu [26] dựa trên các chỉ số chất
lượng TVB, TMA, PV cũng chia tôm Pacific white
bảo quản ở 0oC làm 3 loại: rất tốt, tốt, có thể chấp
nhận. Các số liệu hypoxanthine và histamine tương
ứng nhận được qua quá trình khảo sát trên 3 loại
mẫu tôm sú này được trình bày trên bảng 5.
Bảng 5: Phân loại tôm sú và hai chỉ số chất lượng
hypoxanthine và histamine
Phân loại
Hypoxanthine
(µM/g)
Histamine
(mg/100gam)
Đặc biệt 0,018÷1,015 0,167÷0,951
Loại 1 1,015÷1,588 0,951÷1,346
Loại 2 1,588÷2,130 1,346÷2,414
4. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, đã xây dựng quy trình
xác định hypoxanthine bằng HPLC trên nền mẫu
tôm sú.
Sử dụng phương pháp HPLC để xác định hàm
lượng hypoxanthine và histamine tương ứng với các
phân loại tôm theo TCVN 3726-89. Đây là hai chỉ số
chất lượng tiêu biểu cho độ tươi của tôm sú được
nhiều đề tài nghiên cứu quan tâm.
Đây là những kết quả nghiên cứu đầu tiên, tiếp
theo chúng tôi sẽ đánh giá cảm quan mẫu tôm sú qua
từng ngày, đồng thời tiếp tục khảo sát các chỉ số chất
lượng khác như TVB, TMA và pH v.v. từ đó lấy cơ
sở xây dựng mô hình đề nghị đánh giá chất lượng
tôm sú một cách định lượng hơn so với đánh giá
cảm quan. Đề tài có thể cũng là cơ sở để góp phần
xây dụng mô hình đánh giá đối với các loài thủy sản
khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nollet L. M. and F. Toldrá. Handbook of seafood and
seafood products analysis, CRC Press (2009).
2. Huss H. H. Quality and quality changes in fresh fish.
FAO fisheries technical paper (1995).
3. Singhal R. S., P. Kulkarni, and D. Reg. Handbook of
indices of food quality and authenticity, Elsevier
(1997).
4. Howgate P. Kinetics of degradation of adenosine
triphosphate in chill stored rainbow trout
(Oncorhynchus mykiss). International Journal of Food
Science & Technology, 40(6), 579-588 (2005).
5. Hattula T. Adenosine triphosphate breakdown
products as a freshness indicator of some fish species
and fish products, Technical Research Centre of
Finland (1997).
6. Huss H. H. Fresh fish-quality and quality changes: a
training manual prepared for the FAO/DANIDA
Training Programme on Fish Technology and Quality
Control, Food & Agriculture Org (1998).
7. Mendes R., R. Quinta, and M. L. Nunes. Changes in
baseline levels of nucleotides during ice storage of
fish and crustaceans from the Portuguese coast.
TCHH, 55(1) 2017 Lê Nhất Tâm và cộng sự
57
European Food Research and Technology, 212(2),
141-146 (2001).
8. Pacheco Aguilar, R., M. Lugo Sánchez, and M.
Robles Burgueño. Postmortem biochemical and
functional characteristic of Monterey sardine muscle
stored at 0 oC, Journal of Food Science, 65(1), 40-47
(2000).
9. Jones N. R. Meat and fish flavors, significance of
ribomononucleotides and their metabolites, Journal of
Agricultural and Food Chemistry, 17(4), 712-716
(1969).
10. Jones N. and J. Murray. Degradation of adenine and
hypoxanthine nucleotide in the muscle of chill stored
trawled cod (gadus callarias), Journal of the Science
of Food and Agriculture, 13(9), 475-480 (1962).
11. Karube I. et al. Determination of fish freshness with
an enzyme sensor system, Journal of Agricultural and
Food Chemistry, 32(2), 314-319 (1984).
12. MASSA A. E., M. E. Paredi, and M. Crupkin,
Nucleotide catabolism in cold stored adductor muscle
of scallop (Zygochlamys patagonica), Journal of food
biochemistry, 26(4), 295-305 (2002).
13. Muscarella M. et al. Measurement of histamine in
seafood by HPLC, CE, and ELISA: comparison of
three techniques. Veterinary research
communications, 29, 343-346 (2005).
14. Ryder J. M. Determination of adenosine triphosphate
and its breakdown products in fish muscle by high-
performance liquid chromatography, Journal of
Agricultural and Food chemistry, 33(4), 678-680
(1985).
15. Kock R., B. Delvoux, and H. Greiling. A high-
performance liquid chromatographic method for the
determination of hypoxanthine, xanthine, uric acid
and allantoin in serum, Clinical Chemistry and
Laboratory Medicine, 31(5), 303-310 (1993).
16. Özogul F. et al. A rapid HPLC determination of ATP
related compounds and its application to herring
stored under modified atmosphere, International
journal of food science & technology, 35(6), 549-554
(2000).
17.
m?&lc=JE 2015.
18. Lê Nhất tâm, Trần Thị Văn Thi, Trần Thị Bích Lam.
Đánh giá độ tươi của tôm sú thông qua định lượng
Histamin bằng phương pháp HPLC, Tạp chí Hóa học,
51(2AB) (2013).
19. Liu H., et al. A simple and rapid determination of
ATP, ADP and AMP concentrations in pericarp tissue
of litchi fruit by high performance liquid
chromatography, Food Technology and
Biotechnology, 44(4), 531-534 (2006).
20. Burns, G., P. Ke, and B. Irvine. Objective procedure
for fish freshness evaluation based on nucleotide
changes using a HPLC system. Canadian Technical
Report of Fisheries and Aquatic Sciences, 1373, 1-39
(1985).
21. Fatima R., B. Farooqui, and R. Qadri. Inosine
monophosphate and hypoxanthine as indices of
quality of shrimp (Penaeus merguensis), Journal of
Food Science, 46(4), 1125-1127 (1981).
22. Luong J. and K. Male. Development of a new
biosensor system for the determination of the
hypoxanthine ratio, an indicator of fish freshenss.
Enzyme and Microbial Technology, 14(2), 125-130
(1992).
23. Uygulanmas H. A. The application of hypoxanthine
activity as a quality indicator of cold stored fish
burgers, Turk J. Vet. Anim. Sci., 26, 363-367 (2002).
24. Lê Nhất Tâm, Trần Thị Văn Thi. Preliminary study on
evaluation of prawn quality through the combined
between sensory method and examination of
indicators as trimethyl amine, total vapor bases,
histamine, Tạp chí Hóa học (2015).
25. TCVN, 3726-89, Fresh shrimps for food processing.
26. Okpala C. O. R., W. S. Choo, and G. A. Dykes,
Quality and shelf life assessment of Pacific white
shrimp (Litopenaeus vannamei) freshly harvested and
stored on ice. LWT-Food Science and Technology,
55(1), 110-116 (2014).
Liên hệ: Lê Nhất Tâm
Viện Sinh học – Thực phẩm
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Số 12, Nguyễn Văn Bảo, Quận Gò Gấp, Thành phố Hồ Chí Minh
E-mail: tamnhatle@yahoo.com; Điện thoại: 01247684739.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9752_36341_1_sm_9602_2085666.pdf