Khảo sát sự biểu hiện của Gene quy định thụ thể Glucocorticoids trong viêm mũi xoang mạn có Polyp mũi
Sau điều trị
Số bệnh nhân đáp ứng điều trị là 17, chiếm
62,9%. Chì số hGRα mRNA / β-actinmRNA
trung bình sau điều trị trở về gần với giá trị
trung bình của nhóm chứng(M= 0,246 so với M=
0,235 của nhóm chứng).
Số bệnh nhân không đáp ứng điều trị là 10,
chiếm 57,1%. Chì số hGRα mRNA/ β-actin
mRNA trung bình sau điều trị vẫn còn cao (M=
0,547 so với M= 0,668 trước điều trị).
Cả 2 nhóm bệnh nhân này đều được sử
dụng cùng loại, cùng liều glucocorticoids
trong 3 tuần, nhưng sự biểu hiện hoạt động
của genehGRα vẫn còn cao trong nhóm đề
kháng glucocorticoids. Điều này nói lên hiện
tượng viêm không giảm, dai dẳng làm tăng
sao chép của gene hGRα trong nhóm này. Sự
khác nhau trong biểu hiện gene này gợi ý rằng
chì số hGRα mRNAcó thể được dùng để sơ bộ
đánh giá sự đáp ứng với điều trị
glucocorticoids của polyp mũi.
Về kỹ thuật xác định sự biểu hiện gene
hGRα
Kỹ thuật RT-PCR định lượng là kỹ thuật
tương đối chính xác trong việc xác định và phân
tích biểu hiện của hoạt động gene. Hiện nay đa
số các phòng xét nghiệm sinh học phân tử đều
trang bị máy theo kỹ thuật này.
Ngoài ra, giá thành xét nghiệm chỉ số hGRα
mRNA theo kỹ thuật này đang giảm do công
nghệ ngày càng phổ thông, mở ra khả năng
nhiều bệnh nhân có thể được chỉ định xét
nghiệm này.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự biểu hiện của Gene quy định thụ thể Glucocorticoids trong viêm mũi xoang mạn có Polyp mũi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 18
KHẢO SÁT SỰ BIỂU HIỆN CỦA GENE QUY ĐỊNH THỤ THỂ
GLUCOCORTICOIDS TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ POLYP MŨI
Nguyễn Nam Hà*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**, Huỳnh Khắc Cường**, Phạm Hùng Vân***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Glucocorticoids (GC) là nhóm thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh lý viêm. Tuy
nhiên, trong viêm mũi xoang mạn (VMXM) có polyp mũi, một số polyp mũi đáp ứng kém với GC. Sự đáp ứng
GC được cho là có liên quan đến số lượng và chất lượng của Thụ thể Glucocorticoids alpha (hGRα)trong mô
polyp mũi. Do đó chúng tôi khảo sát sự biều hiện của gene hGRα ở các bệnh nhân VMXM có polyp mũi.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích cắt ngang, từ tháng 3 đến tháng 11/ 2013. Đối tượng
nghiên cứu là 27 bệnh nhân VMXM có polyp mũi thuộc nhóm bệnh và 15 bệnh nhân chỉnh hình phức hợp hàm
gò má thuộc nhóm chứng. Các bệnh nhân nhóm bệnh được sinh thiết polyp trước và sau đợt điều trị GC 3 tuần.
Chúng tôithực hiện xét nghiệm phân tích các mRNA biểu hiện của hGRαgene trong mô polyp mũi và mô chứng
qua kỹ thuật RT-PCR.
Kết quả: mRNA biểu hiện của hGRα gene(chỉ số hGRα mRNA/ β-actin mRNA)trong mô polyp mũi cao
hơn mô chứng 2,84 lần, có ý nghĩa thống kê. Trongnhóm bệnh, nhóm đáp ứng với GC có chỉ số mRNA cao và
giảm xuống sau điều trị GC, nhóm không đáp ứng với GC vẫn còn tăng cao sau điều trị GC.
Kết luận: hGRα mRNA trong mô polyp mũi cao hơn trong mô chứng. Chỉ số hGRα mRNAtrong mô polyp
mũicó thể là 1 thông số đánh giá sự đáp ứng với với GC trong điều trị VMXM có polyp mũi.
Từ khóa: gene quy định thụ thể glucocorticoids, VMXM có polyp mũi.
ABSTRACT
THE EXPRESSION OF hGRα GENE IN CHRONIC RHINOSINUSITIS WITH NASAL POLYPS
Nguyen Nam Ha, Nguyen Thi Ngoc Dung, Huynh Khac Cuong, Pham Hung Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 18 - 22
Introduction and aim: Glucocorticoids (GC) are one of the most potent medications in the treatment of
inflammatory disorders. However, in chronic rhinosinusitis with nasal polyps (CRSwNP), some polyps respond
poorly with GC. The respond is referred to quantity and quality of Human Glucocorticoids Receptor Alpha
(hGRα) in polyp tissue. Therefore, we do a study about the expression of hGRα gene in CRSwNP patients.
Methods: Cross- sectional study, from Mar. to Nov. 2013. Study group includes 27 patients of CRSwNP;
control group includes 15 patients of zygoma- maxillary complex reduction. Study group was performed biopsies
before and after a 3-week GC course. We analyze mRNA of hGRα gene in polyp and control tissues by RT-PCR.
Results: mRNA of hGRα gene (using hGRα mRNA/ β-actin mRNA index) in polyp tissues are 2.84 fold
higher than in control tissues, statistically meaningful. Within polyp group, GC-sensitive patients have a
decreased quantity of hGRα mRNA after treatment whereas GC-insensitive patients still have high quantity of
thermo after treatment.
Conclusion: hGRα mRNA in polyp tissues is higher than in control tissues. It can be used as an index for
prognosis of the respond to GC in treatment of CRSwNP.
* Bộ môn TMH, Trường ĐHYK PNT ** Bộ môn TMH, ĐHYD TPHCM
***Bộ môn Vi Sinh, ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Bs. Nguyễn Nam Hà ĐT: 0913927432 Email: hanguyennambs@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 19
Keywords: GR gene, CRSwNP.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Glucocorticoids (GCs) là một trong các thuốc
hiệu quả trong điều trị các bệnh lý viêm(1).Trong
bệnh lý viêm mũi xoang mạn, đã có nhiều
nghiên cứu về vai trò của glucocorticoids trong
điều trị(3).
Lund VJ và cs., 2002, khảo sát có đối chứng ở
167 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn vẫn còn
triệu chứng dai dẳng sau hai tuần điều trị kháng
sinh. Nghiên cứu đã khẳng định có sự cải thiện
có ý nghĩa các triệu chứng, thông khí mũi khách
quan và chất lượng cuộc sống ở nhóm trị liệu
bằng Steroids tại chỗ đơn thuần so với giả dược
sau 20 tuần(6).
Ngô Văn Công và Huỳnh Khắc Cường, 2009,
nhận thấy Budesonide có tác dụng ngăn ngừa tái
phát polyp mũi xoang sau phẫu thuật. Tỉ lệ tái
phát polyp mũi sau 6 tháng ở nhóm dùng
Budesonide giảm còn 4,9% so với nhóm chứng
40%(7).
Mặc dù hầu hết đáp ứng với điều trị, một số
bệnh nhân vẫn còn phản ứng viêm dai dẳng dù
đã được điều trị liều cao glucocorticoids. Bởi vì
sự đề kháng glucocorticoids gây khó khăn trong
việc điều trị các bệnh nhân này, cơ chế của hiện
tượng này nên được tìm hiểu ở mức độ phân tử
để có kế hoạch điều trị thích hợp(5).
Tác dụng của Glucocorticoids trên mô đích
được thực hiện qua Thụ thể Glucocorticoids
alpha (hGRα). hGRα thuộc gia đình thụ thể các
chất có nhân steroid bao gồm:
mineralocorticoids, hormone tuyến giáp, retinoic
acid, vitamin D. hGRα có chức năng như một
yếu tố sao chép trong quá trình điều chỉnh sự
biểu hiện của các gene liên quan đến phản ứng
viêm. hGRα được biểu hiện trong hầu hết các
mô và tế bào. Khi tế bào chưa tiếp xúc với
Glucocorticoids, hGRα nằm trong tế bào chất
như là một phần của phức hợp multiprotein lớn.
Phức hợp này bao gồm hGRα, hai phân tử heat
shock protein (hsp90), và nhiều bộ phận phụ
khác. Khi Glucocorticoids gắn với receptor, phức
hợp multiprotein được phân tách, giải phóng
hGRα. hGRα di chuyển vào trong nhân, hình
thành phức hợp nhị phânhGRα và gắn với các
thành phần đáp ứng glucocorticoids ở vùng điều
chỉnh của gene mục tiêu. Phức hợp nhị
phânhGRα tương tác với yếu tố sao chép cơ
bảngây ra sự sao chép của gene mục tiêu(2,8).
Leung và cs., 2003, thực hiện nghiên cứu ở
bệnh nhân hen phế quản được điều trị với
glucocorticoids. Nhóm nghiên cứu nhận thấy là
sự đề kháng với glucocorticoids đi cùng với tình
trạng thiếu về số lượng và chất lượng hGRα(5).
Kang và cs, 2000, đã tìm thấy hGRα có mặt
chủ yếu ở các tế bào biểu mô và các tế bào viêm
thấm nhập trong lớp dưới niêm của niêm mạc
mũi bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn
dịch. Nghiên cứu đã nêu lên có sự gia tăng của
hGR protein, và sự gia tăng này xảy ra trong các
tế bào biểu mô chứ không phải ở các tế bào viêm
thấm nhập trong lớp dưới niêm(4).
Trong thực tế lâm sàng, chúng tôi nhận thấy
các bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có polyp
mũi đáp ứng khác nhauvới điều trị
glucocorticoids. Do đó, chúng tôi khảo sát sự
biều hiện của gene quy định thụ thể
glucocorticoids alpha ở các bệnh nhân này.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
27 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có
polyp mũi (nhóm bệnh) và 15 bệnh nhân
chỉnh hình phức hợp hàm gò má sau chấn
thương (nhóm chứng).
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích cắt ngang.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 20
Thời gian
Tháng 3/2013 - tháng 11/2013.
Tiến hành nghiên cứu
Lấy mẫu mô polyp mũi
BN không uống/xịt mũi glucocorticoids 3
tuần trước khi lấy mẫu.
Sinh thiết trước điều trị:
Sinh thiết polyp mũi tại phòng khám bằng
forcep thru-cut.
Lấy mẫu mô polyp bao gồm lớp niêm mạc
và lớp dưới niêm.
Điều trị glucocorticoids 3 tuần:
Methylprednisolone: tuần đầu: 32mg tuần
thứ 2: 16mg tuần thứ 3: 8mg.
Fluticasone: ngày xịt mũi 2 lần, lần 2 nhát/
bên, trong 3 tuần.
Sinh thiết sau điều trị glucocorticoids 3 tuần:
Trường hợp polyp nhỏ lại (giảm độ): Sinh
thiết polyp mũi tại phòng khám bằng forcep
thru-cut.
Trường hợp polyp không nhỏ lại (không
giảm độ): phẫu thuật nội soi mũi xoang theo
phương pháp Stamberger- Kennedy, đuổi theo
bệnh tích polyp, lấy bỏ tận chân polyp bằng kéo
PTNS hoặc thru-cut, làm sạch hố mổ bằng dao
cắt hút.
Mẫu mô được chia 2 phần: 1 cố định bằng
formone 10%, và 1 cố định bằng dung dịch
RNAlater.
Lấy mẫu mô nhóm chứng
Bệnh nhân vỡ phức hợp hàm- gò má có chỉ
định phẫu thuật nắn chỉnh hàm- gò má..
Mẫu mô là niêm mạc khe mũi dưới ở vùng
được lấy bỏ để đặt bóng sonde Foley vào
xoang hàm.
Mẫu mô được chia 2 phần: 1 cố định bằng
formone 10%, và 1 cố định bằng dung dịch
RNAlater.
Xử lý mẫu mô polyp và mô nhóm chứng
Không cho bội nhiễm.
Cố định mẫu mô 1 trong formone 10% trong
24 giờ, chuyển về khoa GPB để làm phôi
paraffin. Phôi paraffin sẽ được cắt trải lên lame,
nhuộm HE để xác định GPB và đánh giá đáp
ứng điều trị.
Cố định mẫu mô 2 trong dung dịch
RNALater để thực hiện xét nghiệm phân tích các
mRNA biểu hiện của gene quy định thụ thể
glucocorticoids trong mô polyp mũi và mô
chứng qua kỹ thuật RT-PCR.
Kỹ thuật RT-PCR định lượng hGRα mRNA:
Qua các bước cơ bản sau
mRNA của gene hGRα và của gene β- lactin
(yếu tố so sánh chuẩn) được phân tách điện di
trên gel agarose có chứa các chất biến tính.
mRNA được chuyển lên màng lai.
mRNA cố định trên màng được lai với mẫu
dò cóđánh dấu phóng xạ.
Các phân tử lai được phát hiện nhờ kỹ thuật
phóng xạ tự ghi.
Đọc kết quả trên phần mềm chuyên biệt.
Thu thập và xử lý số liệu:
Các số liệu được phân tích bằng phần mềm
SPSS Version 16.0 (SPSS Inc., Chicago, IL, USA).
Sự khác biệt tỉ lệ hGRαmRNAđược đánh giá
bằng phép kiểm Wilcoson và Spearman.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 21
KẾT QUẢ- BÀN LUẬN
Bảng 1. Kết quả
Nhóm bệnh
n = 27
Nhóm chứng
n’ = 15
Trước điều trị
- Chỉ số hGRα mRNA/ β-actin mRNA
0,668
Chỉ số hGRα mRNA/ β-actin
mRNA:
0,235
Nhóm đáp ứng điều trị
- Số BN chuyển độ polyp
- Chỉ số hGRα mRNA/ β-actin mRNA
17 (62,9%)
0,246
Nhóm không đáp ứng điều trị
- Số BN không chuyển độ polyp
- Chỉ số hGRα mRNA/ β-actin mRNA
10 (57,1%)
0,547
Trước điều trị
Nhóm bệnh có chỉ số biểu hiện gene hGRα
(chỉ số hGRα mRNA/ β-actin mRNA) tương đối
cao (M= 0,668). Chỉ số này cao gấp 2,84 lần so với
nhóm chứng (M=0,235). Kết quả này của chúng
tôi cũng tương tự như của Webster và cs, 2001 là
chỉ số biểu hiện gene hGRα của các bệnh nhân
polyp mũi cao gấp 2 lần hơn bình thường(10).
Webster và cs., 2001 cho rằng các bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn có polyp mũi có sự hoạt
động mạnh của các cytokine gây viêm trong mô
viêm như IL-1, IL-4, TNF,... Các cytokine này gây
ra sự tăng điều chỉnh của gene hGRα.
Rosenwasser và cs., 2001, đã báo cáo rằng có
liên quan giữa sự đề kháng glucocorticoids và
IL-4 trong hen phế quản. Tác giả cho rằng sự
tăng sản xuất IL-4 do đột biến trình tự DNA gây
ra quá trình đề kháng glucocorticoids(9).
Sau điều trị
Số bệnh nhân đáp ứng điều trị là 17, chiếm
62,9%. Chì số hGRα mRNA / β-actinmRNA
trung bình sau điều trị trở về gần với giá trị
trung bình của nhóm chứng(M= 0,246 so với M=
0,235 của nhóm chứng)..
Số bệnh nhân không đáp ứng điều trị là 10,
chiếm 57,1%. Chì số hGRα mRNA/ β-actin
mRNA trung bình sau điều trị vẫn còn cao (M=
0,547 so với M= 0,668 trước điều trị).
Cả 2 nhóm bệnh nhân này đều được sử
dụng cùng loại, cùng liều glucocorticoids
trong 3 tuần, nhưng sự biểu hiện hoạt động
của genehGRα vẫn còn cao trong nhóm đề
kháng glucocorticoids. Điều này nói lên hiện
tượng viêm không giảm, dai dẳng làm tăng
sao chép của gene hGRα trong nhóm này. Sự
khác nhau trong biểu hiện gene này gợi ý rằng
chì số hGRα mRNAcó thể được dùng để sơ bộ
đánh giá sự đáp ứng với điều trị
glucocorticoids của polyp mũi.
Về kỹ thuật xác định sự biểu hiện gene
hGRα
Kỹ thuật RT-PCR định lượng là kỹ thuật
tương đối chính xác trong việc xác định và phân
tích biểu hiện của hoạt động gene. Hiện nay đa
số các phòng xét nghiệm sinh học phân tử đều
trang bị máy theo kỹ thuật này.
Ngoài ra, giá thành xét nghiệm chỉ số hGRα
mRNA theo kỹ thuật này đang giảm do công
nghệ ngày càng phổ thông, mở ra khả năng
nhiều bệnh nhân có thể được chỉ định xét
nghiệm này.
KẾT LUẬN
hGRαmRNA trong mô polyp mũi cao hơn
mô chứng. Chỉ số mRNA biểu hiện của gene quy
định thụ thể glucocorticoids trong mô polyp mũi
có thể là 1 thông số đánh giá sự đáp ứng với với
glucocorticoids trong điều trị viêm mũi xoang
mạn có polyp mũi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernard P.S, (2006) The Pharmacologic Basis of Therapeutics,
Mc Graw- Hill.
2. Cato A, Wade E. (1996) Molecular mechanisms of anti-
inflammatory action of glucocorticoids. Bioessays;18: 371-8.
3. Huỳnh Khắc Cường (2006), Cập nhật chẩn đoán và điều trị
Bệnh lý mũi xoang, Nhà xuất bản Y học, tp.HCM,.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 22
4. Kang JM, Cho JH, Won YS, Kim SS, Cgang HS, Yonn HR
(2000). Expression of glucocorticoid receptor in nasal polyps
and nasal mucosa. Korean J Otolaryngol;43: 731-6.
5. Leung DY, Bloom JW. (2003) Update on glucocorticoid action
and resistance.J Allergy Clin Immunol;111: 3-22.
6. Lund VJ, Black JH, Szabó LZ (2004), Efficacy and tolerability
of budesonide aqueous nasal spray in chronic rhinosinusitis
patients. Rhinology.;42(2): 57.
7. Ngô Văn Công, Nguyễn Đình Bảng, Huỳnh Khắc Cường,
(2009) Hiệu quả ngăn ngừa tái phát polyp mũi xoang sau
phẫu thuật nội soi bằng steroids xịt liều cao, Y học Tp. HCM,
tập 13, phụ bản 1,.
8. Oakley RH, Jewell CM, Yudt MR, Bofetiado DM, Cidlowski
JA. (1999) The dominant negative activity of the human
glucocorticoid receptor beta isoform. Specificity and
mechanisms of action.J Biol Chem;274: 27857-66.
9. Rosenwasser L, Klemm JD, Klemm DJ, Drazen JM, Burchard
EG, Leung DYM. (2001) Association of asthmatic steroid
insensitivity with an IL-4 gene promoter polymorphism. J
Allergy Clin Immunol;107: S235.
10. Webster JC, Oakley RH, Jewell CM, Cidlowski JA. (2001)
Proin-flammatory cytokines regulate human glucocorticoid
receptor gene expression and lead to the accumulation of the
dominant negative beta isoform: a mechanism for the
generation of glucocorticoid resistance. Proc Natl Acad Sci
USA;98: 6865-70.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/3013
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_su_bieu_hien_cua_gene_quy_dinh_thu_the_glucocortico.pdf