Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn về chế độ ăn bệnh lý

KẾT LUẬN Ăn uống, một việc đơn giản nhưng không hề đơn giản, mặc dù hiệu quả của việc tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn đã được chứng minh, nhưng xem ra vẫn còn chưa được chú ý. Nghiên cứu chỉ bước đầu đánh giá thực trạng kiến thức chung của thân nhân - bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị bảo tồn tại khoa Nội Thận - Miễn Dịch Ghép. Nhìn chung kiến thức của bệnh nhân - thân nhân về chế độ ăn trong bệnh thận mạn đang điều trị bảo tồn so với tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ ăn trong kiểm soát diễn tiến bệnh thận mạn hiện tại là chưa đạt yêu cầu - Có 6 bệnh nhân (11,3%), 5 thân nhân (10,6%) biết được mục đích của điều trị dinh dưỡng trong điều trị bảo tồn bệnh thận mạn. - Có 17 bệnh nhân (32,1%), 14 thân nhân (29,8%) biết rõ lượng nước bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận có thể dùng trong một ngày. - Tỷ lệ bệnh nhân biết được các loại thực phẩm cần hạn chế dùng là rất thấp, chỉ từ 11,3% đến 22,6%, thân nhân từ 2,1% đến 8,5%. - Tuy nhiên với 47 bệnh nhân (88,7%), 36 thân nhân (76,6%) biết được nguyên tắc của chế độ ăn là giảm đạm cho thấy bệnh nhân và thân thân đã có một số kiến thức sơ bộ khá tốt về chế độ ăn. Bên cạnh đó bệnh nhân bệnh thận mạn còn gặp một số yếu tố cản trở việc điều trị bệnh như kinh tế 40%, phương tiện đi lại cho việc khám chữa bệnh 20%, thiếu người chăm sóc 11%. Việc tuân thủ chế độ ăn cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như kiến thức về dinh dưỡng 38%, kinh tế 32%. Mặc dù vậy tỷ lệ bệnh nhân không có yếu tố cản trở việc điều trị bệnh cũng khá cao 40%, cho thấy phần nào ý thức của bệnh nhân trong việc điều trị bệnh còn thấp, khá lơ là.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn về chế độ ăn bệnh lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 233 KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT CỦA BỆNH NHÂN, THÂN NHÂN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ Lý Hoàng Phượng*, Nguyễn Bá Hải*, Nguyễn Phạm Hồng Tâm*, Tạ Phương Dung** TÓM TẮT Đặt vấn đề Điều trị dinh dưỡng là một mấu chốt trong điều trị bảo tồn bệnh thận mạn. Mục tiêu: (1) Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn bệnh lý của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận. (2) Khảo sát yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc áp dụng sự hiểu biết của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận về chế độ ăn bệnh lý trong điều trị. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận tại khoa Nội Thận - Miễn Dịch Ghép – BVND 115. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Những trở ngại chủ yếu trong việc điều trị bệnh là kinh tế 40%, thiếu phương tiện đi lại 20%. Những yếu tố cản trở việc tuân thủ chế độ điều trị dinh dưỡng của bệnh nhân thường là do thiếu kiến thức đầy đủ về chế độ dinh dưỡng 38%, kinh tế 32%, thiếu người chăm sóc 13%, thời gian 5%. Đa số bệnh nhân, thân nhân chưa có kiến thức đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn: 6 bệnh nhân (11,3%), 5 thân nhân (10,6%) hiểu mục đích của điều trị dinh dưỡng, 6 bệnh nhân (11,3%), 8 thân nhân (17%) biết thức ăn giàu năng lượng nào nên dùng, 17 bệnh nhân (32,1%), 14 thân nhân (29,8%) biết lượng nước bệnh nhân có thể dùng trong ngày, tỷ lệ bệnh nhân, thân nhân biết được những thức ăn chứa nhiều muối, Kali, Phospho cần hạn chế dùng cũng khá thấp. Kết luận: Kiến thức của bệnh nhân – thân nhân về chế độ ăn trong bệnh thận mạn đang điều trị bảo tồn so với tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ ăn trong kiểm soát diễn tiến bệnh thận mạn hiện tại là chưa đạt yêu cầu. Từ khoá: Hiểu biết, bệnh thận mạn, chế độ ăn. ABSTRACT SURVEY KNOWLEDGE OF CHRONIC KIDNEY DISEASE PATIENT AND RELATIVES ON DIET AT THE PEOPLE’S HOSPITAL 115 Ly Hoang Phuong, Nguyen Ba Hai, Nguyen Pham Hong Tam, Ta Phuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 233- 239 Nutrition is a key in conservation treatment of chronic renal failure. Purpose: Survey knowledge of chronic kidney disease patient who haven't kidney replacement therapy and relatives on diet. Survey factors influence to the application of the knowledge of patients, relatives’ chronic kidney disease patients not yet on renal replacement therapy on diet in the treatment of disease. Objectives and Method: Objectives: Chronic kidney disease patient who haven't kidney replacement therapy and relatives at the People’s Hospital 115. Research design: Descriptive Research. * Khoa Nội Thận - Miễn Dịch Ghép BVND 115 Tác giả liên lạc: ĐD Lý Hoàng Phượng ĐT: 0989760700 Email: saolen1905@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 234 Results The main obstacle in the treatment such as: the economy 40%, lack of transportation 20%. Factors influence to nutritional of patients are lack full knowledge of nutrition 38%, economics 32%, lack of care 13%, time 5%. Most patients and relatives do not have sufficient knowledge about nutrition for patients with chronic kidney disease: 6 patients (11.3%), five relatives (10.6%) understood the purpose of treatment nutrition, 6 patients (11.3%), eight relatives (17%) said energy-rich foods should be used, 17 patients (32.1%), 14 relatives (29.8%) said quantity water can be used in day, the proportion of patients, relatives are aware of foods high in sodium, potassium, phosphorus should be limited in use is quite low. Conclusion Knowledge of patient and relatives on diet compared with the importance of compliance with diet to control chronic kidney disease progression is currently unsatisfactory. Key words Knowledge, chronic kidney disease, diet. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị dinh dưỡng là một mấu chốt trong điều trị bảo tồn bệnh thận mạn, nhằm 3 mục đích: duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt, làm ngừng hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mạn, ngăn ngừa hoặc làm giảm những chất độc do urê huyết cao và những chuyển hóa bị thay đổi do suy thận. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng dinh dưỡng trong điều trị bảo tồn bệnh thận mạn có khả năng làm chậm quá trình tiến triển của xơ hóa cầu thận và kéo dài thời gian cần phải lọc máu. Bệnh thận mạn được xem là một gánh nặng của nhiều nước trên thế giới. Theo Hiệp hội Thận Nhân Tạo và Ghép Thận Châu Âu (EDTA) thì đến năm 1994 có khoảng 16,248 bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong 26 nước châu Âu. Theo báo cáo của hệ thống số liệu về Bệnh Thận tại Mỹ (USRDS) năm 2000 số người bị suy thận mạn vẫn gia tăng không ngừng từ 362,217 người năm 1998 lên đến 372,407 năm 2000, đã tiêu tốn khoảng 14 tỷ dollars Mỹ trong năm 2000 để duy trì sự sống những người này. Theo nhóm chuyên gia hàng đầu của tổ chức Thận học thế giới thông báo năm 2009, số lượng bệnh nhân bị bệnh thận mạn trên thế giới ước tính khoảng 300 triệu người, trong đó chỉ có 10% được điều trị thay thế thận. Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, chính xác về tỷ lệ bệnh thận mạn tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng qua số lượng bệnh nhân ngày càng tăng đang được điều trị tại Trung tâm Thận Niệu – Bệnh Viện Nhân Dân 115 khoảng 1000 bệnh nhân/ ngày, trong đó có khoảng 700 bệnh nhân được lọc máu, chúng ta có thể thấy rằng số lượng bệnh nhân bệnh thận mạn ở nước ta là không nhỏ, chưa kể đến số lượng bệnh nhân đang điều trị bằng các phương pháp thay thế thận như thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo, ghép thận, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế của nhân dân. Bệnh thận mạn là một bệnh cần có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, bệnh nhân không thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên có một số cách quan trọng trong chế độ ăn mà bệnh nhân có thể thực hiện theo để giúp làm chậm tiến triển của bệnh và giảm khả năng xuất hiện biến chứng. Đây là một công đoạn phức tạp và thay đổi theo từng người và từng giai đoạn điều trị trong bệnh thận mạn. Nhằm mục đích điều trị thành công về dinh dưỡng thì công tác huấn luyện bệnh nhân cùng thân nhân bệnh nhân về những vấn đề cơ bản của điều trị dinh dưỡng và thiết kế chuẩn bị khẩu phần ăn là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó việc khích lệ bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân liên tục tuân theo khẩu phần đã kê là hết sức cần thiết. Một nghịch lý là khi điều trị bệnh thận mạn bác sĩ thường khuyên bệnh nhân giảm bớt đạm trong khẩu phần ăn nhưng thực tế tỉ lệ bệnh nhân bị suy dinh dưỡng lại rất cao, khoảng 1/3 bệnh nhân chạy thận nhân tạo và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 235 thẩm phân phúc mạc bị suy dinh dưỡng (theo Pupim, 2006). Với tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân bệnh thận mạn chúng tôi tiến hành “Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân/ thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn về chế độ ăn bệnh lý”. Qua đó chúng tôi muốn nắm bắt được tình hình dinh dưỡng của các bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115 và có kế hoạch huấn luyện về chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân đạt được tình trạng dinh dưỡng tốt nhất, đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh thận mạn. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn về chế độ ăn bệnh lý tại Khoa Nội Thận – BVND 115. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn bệnh lý của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận. Khảo sát yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc áp dụng sự hiểu biết của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận về chế độ ăn bệnh lý trong điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu Bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị tại khoa Nội Thận – BVND 115. Thân nhân/ người chăm sóc trực tiếp BN bệnh thận mạn đang điều trị tại BVND 115. Dân số chọn mẫu Thân nhân, bệnh nhân thuộc dân số nghiên cứu có trong tiêu chuẩn chọn. Cỡ mẫu 100 thân nhân, bệnh nhân. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện theo tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Bệnh nhân có chẩn đoán xác định là bệnh thận mạn và chưa điều trị thay thế thận. - BN đang được điều trị tại khoa Nội Thận – Miễn Dịch Ghép. - Thân nhân/người trực tiếp chăm sóc BN bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận. - Thân nhân, bệnh nhân đồng ý tham gia trả lời. Tiêu chuẩn loại trừ - Thân nhân, bệnh nhân không thuộc tiêu chuẩn chọn mẫu. - Bệnh nhân nặng, có phân cấp chăm sóc cấp I. Thu thập dữ kiện Nơi nghiên cứu: Khoa Nội Thận – Miễn Dịch Ghép BVND 115. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp và điền thông tin theo mẫu bảng. Xử lý số liệu thống kê: Số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm Excel. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Số lượng Nhóm nghiên cứu gồm có 53 bệnh nhân (53%) và 47 thân nhân/ người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân (47%). Giới tính Lô nghiên cứu gồm nam và nữ, trong đó có 61 nữ chiếm tỷ lệ 61% và 39 nam chiếm tỷ lệ 39%, tỷ lệ nam/nữ là 1: 1,5. Trình độ văn hoá Nhóm nghiên cứu có trình độ văn hóa từ cấp I đến sau đại học, trong đó cấp I chiếm tỷ lệ 32% (32 người), cấp II: 26% (26 người), cấp III và sau Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 236 đại học: 42% (42 người). Do đó việc hướng dẫn, tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận phải phù hợp với trình độ văn hoá và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng, hạn chế sử dụng từ chuyên môn. Thời gian bệnh nhân bệnh thận mạn phát hiện bệnh Có 31 BN phát hiện bệnh cách đây dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ 31%, 14 BN phát hiện bệnh từ 6 tháng đến 1 năm (14%), 55 BN phát hiện bệnh trên 1 năm (55%). Bước đầu cho ta một tiền đề lạc quan về hiệu quả của việc điều trị bảo tồn. Nếu bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị về thuốc cũng như dinh dưỡng, bệnh hoàn toàn có thể diễn tiến kéo dài trong nhiều năm mà bệnh nhân không cần phải sử dụng đến những phương pháp thay thế thận. Trường hợp bệnh nhân bệnh thận mạn phát hiện bệnh Bảng 1: Trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh thận mạn Trường hợp N = 100 Tỷ lệ Sau khi khám sức khoẻ định kỳ 24 24% Đột ngột phát bệnh 54 54% Khám tầm soát bệnh khác 12 12% Khác 10 10% Có 54 bệnh nhân phát hiện bệnh thận mạn một cách đột ngột (54%), 10 BN phát hiện bệnh từ các nguyên nhân khác khi bệnh đã diễn tiến (10%), chỉ 36 bệnh nhân phát hiện bệnh khi khám bệnh định kỳ hay đi khám tầm soát các bệnh khác (36%). Điều này có thể là do ở nước ta việc khám kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hay 1 năm là chưa phổ biến, khi phát hiện thì bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn cuối, vì thế chúng ta nên làm tốt công tác truyền thông, tư vấn để ngày càng nhiều hơn nữa người dân nâng cao ý thức tự chăm lo sức khỏe bản thân, xây dựng thói quen đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh kịp thời ở giai đoạn đầu để sớm có phương pháp can thiệp hiệu quả. Ghi chú: Trường hợp khác gồm: bệnh nhân đến bệnh viện điều trị do xuất hiện một số triệu chứng như phù tay, chân, bị chướng bụng hay do biến chứng của bệnh tiểu đường. Một số bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân bệnh thận mạn Bảng 2: Bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân bệnh thận mạn Bệnh lý N = 100 Tỷ lệ Tiểu đường 40 40% Cao huyết áp 58 58% Bệnh tim phổi 13 13% Bệnh cầu thận 4 4% Viêm gan, xơ gan 5 5% Khác 24 24% Bệnh nhân bệnh thận mạn còn có một số bệnh lý kèm theo như cao huyết áp 58%, tiểu đường 40% và một số bệnh lý về tim phổi, tai biến, sỏi mật, viêm dạ dày, suyễn, thấp khớp. Điều này gây không ít khó khăn trong việc điều trị cũng như việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng vì bệnh nhân phải ăn uống theo nhiều chế độ. Chế độ dinh dưỡng hiện tại bệnh nhân bệnh thận mạn đang dùng phối hợp Bảng 3: Chế độ dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn đang dùng phối hợp Chế độ dinh dưỡng N = 100 Tỷ lệ BN tiểu đường 32 32% BN viêm gan, xơ gan 4 4% BN cao huyết áp 35 35% Khác 10 10% Không có 35 35% Một số chế độ dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn đang dùng phối hợp như chế độ ăn cho BN cao huyết cao 35%, chế độ ăn cho BN tiểu đường 32%. Chế độ dinh dưỡng khác: ăn chay, ăn lạt. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 237 Yếu tố cản trở Yếu tố cản trở bệnh nhân bệnh thận mạn trong điều trị bệnh 40% 20% 11% 2% 40% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Kinh tế Phương tiện đi lại Không có người chăm sóc Khác Không có yếu tố cản trở Biểu đồ 1. Những yếu tố cản trở việc điều trị bệnh của bệnh nhân bệnh thận mạn Những trở ngại chủ yếu trong việc điều trị bệnh là kinh tế 40%, thiếu phương tiện đi lại 20%. Những yếu tố cản trở khác: qui trình tái khám gây nhiều khó khăn cho người bệnh lớn tuổi và thời gian. Tuy nhiên có 40 bệnh nhân không có yếu tố cản trở (40%). Yếu tố cản trở bệnh nhân trong việc tuân thủ theo chế độ điều trị dinh dưỡng bệnh thận mạn Những yếu tố cản trở việc tuân thủ chế độ điều trị dinh dưỡng của bệnh nhân thường là do thiếu kiến thức đầy đủ về chế độ dinh dưỡng 38%, kinh tế 32%, thiếu người chăm sóc 13%, thời gian 5%. Tuy nhiên vẫn có khoảng 33% bệnh nhân không có yếu tố cản trở. Việc điều trị bệnh và tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn Bảng 4: Việc điều trị và tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn Điều trị bệnh liên tục Tuân thủ chế độ ăn N = 100 Tỷ lệ N = 100 Tỷ lệ Có 88 88% 87 87% Không 12 12% 13 13% Việc điều trị bệnh và sự tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cản trở như: kinh tế, phương tiện đi lại, kiến thức cơ bản, đầy đủ về chế độ ăn Đây có thể là lý do 12% bệnh nhân không điều trị bệnh liên tục, 13% bệnh nhân không tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận. Tuy nhiên vẫn có 40% bệnh nhân không có yếu tố cản trở việc điều trị bệnh, 33% bệnh nhân không có yếu tố cản trở việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, chứng tỏ ý thức của bệnh nhân về tầm quan trọng của bệnh và việc tuân thủ chế độ điều trị còn thấp, do đó việc tư vấn cần nhiều hơn nữa. Thông tin - Kiến thức Phương tiện để bệnh nhân cập nhật thông tin về chế độ dinh dưỡng bệnh lý trong bệnh thận mạn Bảng 5: Phương tiện bệnh nhân cập nhật thông tin về chế độ dinh dưỡng Phương tiện N = 100 Tỷ lệ Báo đài, Tivi, Internet 24 24% Nhân viên y tế 78 78% Sách vở, tờ rơi 27 27% Bệnh nhân khác 10 10% Kinh nghiệm dân gian 6 5% Khác (không có) 7 7% Đa số bệnh nhân và thân nhân biết được các thông tin về chế độ dinh dưỡng là từ nhân viên y tế 78%, từ sách vở, tờ rơi 27%, từ báo đài, Tivi, Internet 24%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 238 Sự tư vấn của nhân viên y tế về chế độ dinh dưỡng trong bệnh thận mạn: (trong 78 trường hợp được nhân viên y tế tư vấn) Bảng 6: Sự tư vấn của nhân viên y tế Sự tư vấn N = 78 Tỷ lệ Sơ sài 21 26,9% Cụ thể, rõ ràng 57 73,1% Khác 0 0 Trong số 78 trường hợp được sự tư vấn của nhân viên y tế thì có 73,1% được tư vấn cụ thể, rõ ràng, 26,9% tư vấn sơ sài. Đây có thể là nguyên nhân bệnh nhân – thân nhân không biết được cách thực hiện chế độ ăn như thế nào. Việc tư vấn về dinh dưỡng đối với bệnh nhân bệnh thận mạn là một vấn đề hết sức khó khăn, đây là một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức, nhất là khi bệnh nhân có nhiều bệnh lý kết hợp kèm theo như cao huyết áp, đái tháo đường và trình độ nhận thức của mỗi bệnh nhân - thân nhân lại khác nhau. Áp lực công việc, số lượng bệnh nhân, cũng như thời gian đôi khi không cho phép nhân viên y tế có thời gian tư vấn cho mỗi bệnh nhân một cách đầy đủ. 22% bệnh nhân không được tư vấn và 26,9% bệnh nhân chưa được tư vấn đầy đủ phải chăng nên có một bộ phận tư vấn riêng chuyên về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của thân nhân và bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận Bảng 7: Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của thân nhân và bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận Kiến thức Bệnh nhân Thân nhân N = 53 Tỷ lệ N = 47 Tỷ lệ Lợi ích của việc tuân thủ chế độ ăn 7 13,2% 3 6,4% Mục đích của điều trị dinh dưỡng 6 11,3% 5 10,6% Bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế có chế độ ăn giảm đạm là đúng 47 88,7% 36 76,6% Lợi ích của chế độ ăn giảm đạm 36 67,9% 20 42,5% Thức ăn giàu năng lượng nên dùng 6 11,3% 8 17% Kiến thức Bệnh nhân Thân nhân Lượng nước bệnh nhân có thể dùng trong 1 ngày 17 32,1% 14 29,8% Nguyên nhân trong dinh dưỡng làm cho bệnh nhân bệnh thận mạn bị phù tay, chân, mặt 4 7,5% 4 8,5% Các loại thực phẩm chứa nhiều muối nên hạn chế dùng 12 22,6% 2 4,3% Cách loại bỏ Kali (muối) trong rau 21 39,6% 19 40,4% Nguyên tắc chung trong chế độ ăn của BN bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận 13 24,5% 5 10,6% Lý do BN cần tránh thức ăn có chứa nhiều Kali 27 50,9% 16 34% Thức ăn chứa nhiều Kali cần hạn chế 8 15,1% 1 2,1% Thức ăn chứa ít Kali có thể dùng được 19 35,8% 21 44,7% Thức ăn chứa nhiều Phospho cần hạn chế 6 11,3% 4 8,5% Đa số bệnh nhân – thân nhân chưa có kiến thức đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn, đặc biệt là kiến thức về những thức ăn cần hạn chế dùng hoặc có thể dùng được đối với bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế: 6 bệnh nhân (11,3%), 5 thân nhân (10,6%) hiểu mục đích của điều trị dinh dưỡng, 6 bệnh nhân (11,3%), 8 thân nhân (17%) biết thức ăn giàu năng lượng nào nên dùng, 17 bệnh nhân (32,1%), 14 thân nhân (29,8%) biết lượng nước bệnh nhân có thể dùng trong ngày, tỷ lệ bệnh nhân – thân nhân biết được những thức ăn chứa nhiều muối, Kali, Phospho cần hạn chế dùng cũng khá thấp. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân – thân nhân biết được bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận có chế độ ăn giảm đạm là khá cao 88,7% và 76,6%, cho thấy phần nào bệnh nhân – thân nhân đã có một số kiến thức sơ bộ về chế độ dinh dưỡng bệnh lý bệnh thân mạn, nhưng tỷ lệ hiểu biết của bệnh nhân về các vấn đề chưa cao mặc dù tỷ lệ bệnh nhân – thân nhân đã được nhân viên y tế tư vấn là 78%. Do đó việc tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân – thân nhân cần tập trung vào nguyên tắc chung trong chế độ ăn và các loại thực phẩm gần gũi để bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thức ăn. So sánh về phần kiến thức của bệnh nhân và thân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 239 nhân ta thấy bệnh nhân có phần hiểu biết hơn, nắm vững kiến thức hơn so với thân nhân. Phải chăng thân nhân còn chưa thực sự quan tâm chú ý đến vấn đề dinh dưỡng của người mà họ đang trực tiếp chăm sóc. Vì vậy vấn đề tư vấn cho thân nhân, người trực tiếp chăm sóc phải được cập nhật thường xuyên, liên tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần để thân nhân hiểu rõ hơn nữa về chế độ dinh dưỡng. KẾT LUẬN Ăn uống, một việc đơn giản nhưng không hề đơn giản, mặc dù hiệu quả của việc tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn đã được chứng minh, nhưng xem ra vẫn còn chưa được chú ý. Nghiên cứu chỉ bước đầu đánh giá thực trạng kiến thức chung của thân nhân - bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị bảo tồn tại khoa Nội Thận - Miễn Dịch Ghép. Nhìn chung kiến thức của bệnh nhân - thân nhân về chế độ ăn trong bệnh thận mạn đang điều trị bảo tồn so với tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ ăn trong kiểm soát diễn tiến bệnh thận mạn hiện tại là chưa đạt yêu cầu - Có 6 bệnh nhân (11,3%), 5 thân nhân (10,6%) biết được mục đích của điều trị dinh dưỡng trong điều trị bảo tồn bệnh thận mạn. - Có 17 bệnh nhân (32,1%), 14 thân nhân (29,8%) biết rõ lượng nước bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận có thể dùng trong một ngày. - Tỷ lệ bệnh nhân biết được các loại thực phẩm cần hạn chế dùng là rất thấp, chỉ từ 11,3% đến 22,6%, thân nhân từ 2,1% đến 8,5%. - Tuy nhiên với 47 bệnh nhân (88,7%), 36 thân nhân (76,6%) biết được nguyên tắc của chế độ ăn là giảm đạm cho thấy bệnh nhân và thân thân đã có một số kiến thức sơ bộ khá tốt về chế độ ăn. Bên cạnh đó bệnh nhân bệnh thận mạn còn gặp một số yếu tố cản trở việc điều trị bệnh như kinh tế 40%, phương tiện đi lại cho việc khám chữa bệnh 20%, thiếu người chăm sóc 11%. Việc tuân thủ chế độ ăn cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như kiến thức về dinh dưỡng 38%, kinh tế 32%. Mặc dù vậy tỷ lệ bệnh nhân không có yếu tố cản trở việc điều trị bệnh cũng khá cao 40%, cho thấy phần nào ý thức của bệnh nhân trong việc điều trị bệnh còn thấp, khá lơ là. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT Khoa Nội Thận – Miễn Dịch Ghép - Thành lập một bộ phận tư vấn riêng về chế độ dinh dưỡng cho BN bệnh thận mạn. - Hoặc tổ chức Câu lạc bộ TN - BN bệnh thận mạn để các bệnh nhân – thân nhân có thể trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. - Nhân viên y tế tại khoa Nội Thận - Miễn Dịch Ghép nên được tập huấn thường xuyên để cập nhật, nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng bệnh thận mạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (1996)- Chế độ dinh dưỡng bệnh nhân 1996 2. Đinh Quốc Việt (2003) Các biện pháp ngăn chận tiến triển của suy thận mạn,. Tạp chí y học TP.HCM tập 5, phụ bản số 3 – 2001, chuyên đề Nội khoa: trang 5-23. 3. Hoàng Tích Huyền (1998) Liệu pháp dinh dưỡng trong suy thận mạn tính,. Tạp chí nghiên cứu y học 7(3): trang 7-30 4. Phạm Hoàng Phiệt (2004): Miễn dịch – Sinh lý bệnh,. Nhà xuất bản y học năm 2004, Trang 303. 5. Phạm Văn Bùi (2007) Sinh lý bệnh – Các bệnh lý Thận - Niệu,. Nhà xuất bản y học, Trang 18 – 29, 92 – 104.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_hieu_biet_cua_benh_nhan_than_nhan_benh_nhan_benh.pdf
Tài liệu liên quan