Khảo sát sự thay đổi tần số tim khi châm tả huyệt âm khích và khích môn trên nhịp nhanh xoang sau gắng sức ở người bình thường

Về kết quả nghiên cứu - Về biện pháp tạo nhịp nhanh xoang bằng vận động gắng sức: Kết quả cho thấy 100% (90/90) đối tượng tham gia nghiên cứu đều có tần số tim lớn hơn 100 lần/ phút và dưới 140 nhịp/phút, phù hợp yêu cầu nghiên cứu. - Về ảnh hưởng của châm các huyệt Âm khích và Khích môn đối với nhịp nhanh xoang ở người bình thường: Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim ở nhóm chứng (không châm) và nhóm châm tả huyệt Âm khích đều về bình thường ở phút 14. Ở nhóm châm tả huyệt Khích môn, tần số tim về bình thường ở phút thứ 12. Tuy nhiên khi so sánh giữa 3 nhóm, tần số tim trung bình tại các thời điểm ghi nhận không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Huyệt Âm khích nằm trên tiết đoạn thần kinh C8(2), không có tài liệu nào cho thấy tác động đến vùng tiết đoạn thần kinh này cho ảnh hưởng đến tim mạch. Huyệt Âm khích nằm trên đường kinh Tâm bào. Theo lý luận của YHCT, tác động đến đường kinh này có ảnh hưởng đến Tâm. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cho thấy châm Âm khích không làm ảnh hưởng đến tần số tim. Điều này có thể do Âm khích không gây tác dụng giảm tần số tim, hoặc tác động của huyệt Âm khích không nằm ở khía cạnh tần số tim (có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác như chức năng bơm máu, hoạt động của mạch, ) hoặc Âm khích có thể chỉ tác động đến các chức năng khác của Tâm bào như ảnh hưởng trên giấc ngủ, trên hoạt động trí óc (thần minh). Cần thêm nhiều nghiên cứu ở những khía cạnh khác để làm sáng tỏ điều này. Huyệt Khích môn nằm trên tiết đoạn thần kinh C7(2), không có nhiều bằng chứng cho thấy tác động đến vùng tiết đoạn thần kinh này cho ảnh hưởng đến tim mạch. Tuy nhiên, khi châm tả huyệt Khích môn, tần số tim về bình thường ở phút thứ 12 (nhanh hơn 2 phút so với 2 nhóm còn lại), mặc dù so sánh từng thời điểm giữa 3 nhóm, tần số tim trung bình ghi nhận không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy khi châm tả Huyệt Khích môn đã gây thay đổi nhẹ tần số tim. Nguyên nhân có thể do theo lý luận YHCT, huyệt Khích môn nằm trên đường kinh Tâm, tác động đến huyệt gây ảnh hưởng chức năng Tâm chủ huyết mạch. Nhưng ảnh hưởng đến nhịp tim khi châm đơn độc huyệt Khích môn chưa đủ mạnh, việc này mở ra hướng tiếp tục nghiên cứu tác động đến tần số tim khi châm phối hợp Khích môn với các huyệt khác.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự thay đổi tần số tim khi châm tả huyệt âm khích và khích môn trên nhịp nhanh xoang sau gắng sức ở người bình thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 1 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM KHI CHÂM TẢ HUYỆT ÂM KHÍCH VÀ KHÍCH MÔN TRÊN NHỊP NHANH XOANG SAU GẮNG SỨC Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Trương Trung Hiếu* TÓM TẮT Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia châm cứu. Theo lý luận của châm cứu học cổ điển, các huyệt thường có 3 nhóm tác dụng chính: tại chỗ, theo đường kinh và đặc hiệu. Theo lý luận thần kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó. Đề tài này được tiến hành nhằm góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết trên thông qua khảo sát khả năng làm giảm tần số tim của các huyệt Âm khích (thuộc kinh Tâm) và Khích môn (thuộc kinh Tâm bào). Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản. Đối tượng nghiên cứu: 90 người bình thường, tuổi từ 18- 30, gồm 44 nam và 46 nữ được gây nhịp nhanh xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo dõi: Nhóm không châm, nhóm châm tả huyệt Âm khích, nhóm châm tả huyệt Khích môn (mỗi nhóm 30 người). Tần số tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức, sau khi châm mỗi phút đến 15 phút. Kết quả: So sánh tần số tim 3 nhóm trước và sau khi châm Âm khích và Khích môn cho thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy việc châm tả Âm khích và Khích môn không gây giảm nhịp nhanh xoang ở người bình thường. Từ khóa: Âm khích, Khích môn, nhịp nhanh xoang. ABSTRACT EFFECTS ON SINUSAL TACHYCARDIA OF DISPERSING YINXI (HT 6) OR XIMEN (PC 4) IN HEALTHY VOLUNTEERS WITH STRESS TEST Truong Trung Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 1 - 6 Background and Aims: Biological effects of acupuncture points are the most interested concerns of acupuncturist. Based on classical theory of acupuncture, each acupoint possesses local, distant (related meridian) and specific effects. Due to neurobiological theory, biological effects of the acupoint has a close relationship with its correlative dermatome. This study was conducted for clarifying these concepts via testing the effects of Yinxi (HT 6) or Ximen (PC 4) in slowing down heart rate of healthy volunteers with stress test. Study design and setting: fundamental study. Ninety healthy volunteers, aged 18- 30 (44 male, 46 female) with sinusal tachycardia after stress test were divided into 3 groups: dispersing Yinxi (HT 6), dispersing Ximen (PC 4), and control group (rest). The heart rate was monitored before and after stress test, after acupunctured every minute in the next 20 minutes. Results: There is no statistical significant difference in slowing down the heart rate between the 3 groups. Conclusion: Dispersing Yinxi (HT 6), Ximen (PC 4) shows no effect on sinusal tachycardia after stress test (p > 0.05). Keywords: Yinxi (HT 6), Ximen (PC 4), sinusal tachycardia. * Khoa Y học Cổ Truyền – Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Trương Trung Hiếu ĐT: 0913956888 Email: bstrunghieu@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhân viên châm cứu(1,3,4,6). Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu vấn đề trên. Theo lý luận của châm cứu học cổ điển, các huyệt thường có 3 nhóm tác dụng chính: tại chỗ, theo đường kinh và đặc hiệu. Với lý luận trên, huyệt trên đường kinh Tâm hoặc Tâm bào (Tâm bào là ngoại vệ của Tâm) có khả năng tác động đến nhịp mạch thông qua chức năng “Tâm chủ huyết mạch”của hệ thống kinh Tâm. Theo lý luận thần kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó. Đề tài này được tiến hành nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề Âm khích và Khích môn là các huyệt nằm trên kinh Tâm và Tâm bào có chức năng chủ huyết mạch, vậy tác động trên hai huyệt này có gây ảnh hưởng đến nhịp tim không? Mục tiêu chuyên biệt - Đánh giá ảnh hưởng của Âm khích và Khích môn trên nhịp xoang nhanh người bình thường. - Khảo sát tác dụng phụ của châm (nếu có). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản, thực hiện tại khoa YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là người khỏe mạnh được khám tổng quát và đo điện tâm đồ để loại trừ các bệnh lý tim mạch. Mẫu nghiên cứu Chọn 90 đối tượng, phân ngẫu nhiên vào 3 nhóm. (Có 90 thăm, chia 3 nhóm qui định I, II, III; mỗi nhóm 30 thăm, đối tượng nghiên cứu tự bốc thăm): Nếu bốc thăm I: Xếp vào nhóm châm tả huyệt Âm khích. Nếu bốc thăm II: Xếp vào nhóm châm tả huyệt Khích môn. Nếu bốc thăm III: Xếp vào nhóm chứng, không châm cứu. Tiêu chuẩn chọn đối tượng - Tuổi 18 - 30, không phân biệt giới tính - nghề nghiệp; tình nguyện tham gia nghiên cứu với tiêu chuẩn: - Không có tiền căn bệnh tim mạch. Không có tiền căn bệnh mạn tính: thiếu máu, cường giáp, bệnh phổi mạn, suy thận mạn, viêm khớp dạng thấp. - Có nhịp tim đều, trùng với mạch quay, tần số 70 - 90 nhịp/phút trước nghiệm pháp và có nhịp tim từ trên 100 đến dưới 140 nhịp/ phút sau nghiệm pháp gắng sức. - Trạng thái tinh thần bình thường trong ngày tiến hành nghiên cứu. - Không sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá trước nghiên cứu 24 giờ. - Không dùng thuốc ảnh hưởng nhịp tim trước khi nghiên cứu 24 - 48 giờ. Tiêu chuẩn loại - Các trường hợp có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật: ra mồ hôi tay, dễ căng thẳng, lo âu, hoặc có tiền sử Hysteria, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim. - Vận động viên chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. - Đang mắc bệnh cấp tính, sốt, hoặc bệnh có tính chất cấp cứu. - Vận động thể lực trong vòng 12 giờ trước thời điểm thực hiện nghiên cứu. - Nữ đang hành kinh, có thai. - Đối tượng nghiên cứu lo âu, sợ kim. Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu - Vựng châm. - Rối loạn nhịp trong quá trình nghiên cứu: Tần số tim chậm < 60 lần/phút, tần số tim nhanh vượt quá tần số tối đa trên lý thuyết (theo công thức Astrand: Tần số tối đa trên lý thuyết = 220 – tuổi). - Các dấu hiệu không dung nạp về tuần hoàn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 3 (lú lẩn, ngất) - Đối tượng nghiên cứu thay đổi ý định không tham gia nghiên cứu. Tiến hành nghiên cứu - Người tham gia được đo tần số tim, huyết áp, BMI lúc bình thường. - Người tham gia được yêu cầu nghỉ ngơi 20 phút sau đó chạy bộ trên máy tập 6 phút. Tốc độ chạy máy: 1,5 m/s. Sau khi chạy bộ, người tham gia được chia thành 3 nhóm (tùy theo thăm bắt ngẫu nhiên trước đó): - Nhóm I: Châm tả huyệt Âm khích. - Nhóm II: Châm tả huyệt Khích môn. - Nhóm III: Không châm cứu. - Kỹ thuật châm tả: Lưu kim ngắn (5 phút), rút kim từ từ, không bịt lỗ kim. Đề tài này muốn tìm hiểu khả năng làm giảm tần số tim bằng châm cứu ở người có nhịp xoang nhanh nên yếu tố can thiệp (châm kim) được tiến hành sau khi chạy gắng sức. Trong hướng nghiên cứu sắp tới sẽ khảo sát tác dụng phòng ngừa việc tăng tần số tim sinh lý khi chạy gắng sức, khi đó yếu tố can thiệp (châm kim) sẽ được tiến hành trước khi chạy. Các chỉ số theo dõi - Tần số tim trước và sau khi chạy gắng sức, sau khi châm cứu 1 phút, 2 phút, 3 phút15 phút. Ghi nhận bằng máy OMRON liên tục mỗi phút trong suốt thời gian nghiên cứu. - Trị số huyết áp ban đầu. Ghi nhận bằng máy đo huyết áp OMRON trước khi chạy gắng sức. - Triệu chứng không mong muốn (nếu có): chóng mặt, buồn nôn, ngất, lạnh chân tay. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm: SPSS 11.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc trưng của mẫu nghiên cứu Sự khác biệt về giới giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Chi – Square test = 0,288 > 0, 05). Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo giới tính. Nhóm châm Tổng cộng Không châm Âm khích Khích môn Giới tính Nam 18 14 12 44 Nữ 12 16 18 46 Tổng cộng 30 30 30 90 Bảng 2. Đặc điểm về phân độ BMI của nhóm nghiên cứu. Nhóm châm Tổng cộng Không châm Âm khích Khích môn Phân độ BMI Gầy 7 10 7 24 Bình thường 21 15 18 54 Thừa cân 2 4 4 10 Béo phì 1 1 2 Tổng cộng 30 30 30 90 Nhận xét: Sự khác biệt về BMI giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Chi – Square test = 0, 73 > 0, 05). Đặc điểm về huyết áp của nhóm nghiên cứu Bảng 3. Đặc điểm huyết áp tâm thu. Nhóm châm Tổng cộng Không châm Âm khích Khích môn Phân độ huyết áp 90-119 22 20 23 65 120-139 8 10 7 25 Tổng cộng 30 30 30 90 Nhận xét: Sự khác biệt về huyết áp giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Chi – Square test = 0, 679 > 0, 05). Bảng 4. Đặc điểm huyết áp tâm trương. Nhóm châm Tổng cộng Không châm Âm khích Khích môn Phân độ huyết áp 60-79 20 22 27 69 80-89 7 7 2 16 >90 3 1 1 5 Tổng cộng 30 30 30 90 Nhận xét: Sự khác biệt về huyết áp giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Chi – Square test = 0, 21 > 0, 05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 4 Sự thay đổi về nhịp tim, tần số tim giữa các nhóm nghiên cứu Bảng 5. Tần số tim trung bình ban đầu (trước khi làm nghiệm pháp gắng sức) của 3 nhóm. Nhóm Không châm Âm khích Khích môn So sánh Tần số tim trung bình(nhịp/phút) 76,67± 9,04 76,4± 7,12 76,87± 8,02 F= 0,31 p= 0,69 Nhận xét: Sự khác biệt của nhịp tim ban đầu giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 6. Tần số tim trung bình sau gắng sức 3 nhóm. Nhóm Không châm Âm khích Khích môn So sánh Tần số tim trung bình(nhịp/phút) 128,6± 11,23 128,43± 16,15 128,27± 13,79 F= 0,3 p= 0,82 Nhận xét: Sự khác biệt của tần số tim trung bình sau gắng sức giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Bảng 7. Thay đổi của tần số tim (TST) ở nhóm không châm. Thời điểm Trung bình Độ lệch chuẩn t P TST trước chạy 76,67 9,04 TST sau châm 30” 128,6 11,23 -24,27 0,01 TST sau châm 1’ 118,6 11,9 -17,23 0,01 TST sau châm 2’ 111,97 9,27 -9,31 0,01 TST sau châm 3’ 103,27 12,72 -5,39 0,01 TST sau châm 4’ 93,83 11,57 -5,5 0,01 TST sau châm 5’ 88,27 11,16 -5,4 0,01 TST sau châm 6’ 87,33 12,67 -4,48 0,01 TST sau châm 7’ 87,1 11,24 -5,17 0,01 TST sau châm 8’ 85,27 12,04 -3,72 0,01 TST sau châm 9’ 83,17 10,73 -3,31 0,01 TST sau châm 10’ 82,8 9,65 -3,41 0,01 TST sau châm 11' 80,73 8,06 -3,2 0,01 TST sau châm 12' 79,13 7,62 -2,73 0,01 TST sau châm 13' 78,1 7,5 -0,9 0,01 TST sau châm 14' 76,8 7,77 -0,3 0,76 TST sau châm 15' 76,57 7,89 0,21 0,83 Nhận xét: Tần số tim trở về bình thường sau 14 phút (P = 0,76 > 0,05). Bảng 8. Thay đổi của tần số tim ở nhóm châm tả Âm khích. Thời điểm Trung bình Độ lệch chuẩn T P TST trước chạy 76,4 7,12 TST sau châm 30” 128,43 16,15 -22,05 0,01 TST sau châm 1’ 116,3 11,91 -16,92 0,01 TST sau châm 2’ 110,2 11,49 -8,57 0,01 TST sau châm 3’ 103,53 13,13 -6,56 0,01 TST sau châm 4’ 92,07 12,07 -6,91 0,01 TST sau châm 5’ 88,8 13,32 -5,57 0,01 TST sau châm 6’ 86,87 12,29 -6,24 0,01 TST sau châm 7’ 85,6 10,78 -6,05 0,01 TST sau châm 8’ 85,13 12,2 -3,41 0,01 TST sau châm 9’ 84,02 10,34 -4,96 0,01 TST sau châm 10’ 82,8 9,16 -4,72 0,01 TST sau châm 11' 80,53 7,26 -4,34 0,01 TST sau châm 12' 79,34 7,23 -3,95 0,01 TST sau châm 13' 78,57 6,52 -2,29 0,01 TST sau châm 14' 77,13 6,38 -1,87 0,11 TST sau châm 15' 76,63 6,99 -0,92 0,36 Nhận xét: Tần số tim trở về bình thường sau 14 phút (P = 0,11 > 0,05). Sự thay đổi mạch ở các nhóm nghiên cứu Bảng 9. Thay đổi của mạch ở nhóm châm tả Khích môn. Thời điểm Trung bình Độ lệch chuẩn T P TST trước chạy 76,87 8,02 TST sau châm 30” 128,27 13,79 -24,24 0,01 TST sau châm 1’ 109,3 12,21 -19,04 0,01 TST sau châm 2’ 105,93 11,79 -12,36 0,01 TST sau châm 3’ 93,6 10,74 -10,92 0,01 TST sau châm 4’ 88,67 9,65 -8,82 0,01 TST sau châm 5’ 81,2 9,36 -5,18 0,01 TST sau châm 6’ 80,27 8,44 -4,02 0,01 TST sau châm 7’ 79,87 8,15 -3,55 0,01 TST sau châm 8’ 79,07 8,03 -3,29 0,01 TST sau châm 9’ 78,53 7,56 -3,05 0,01 TST sau châm 10’ 78,07 6,74 -2,98 0,01 TST sau châm 11' 77,43 7,08 -1,88 0,01 TST sau châm 12' 76,93 6,69 -1,67 0,24 TST sau châm 13' 76,85 6,47 -1,23 0,58 TST sau châm 14' 76,67 7,32 -1,19 0,42 TST sau châm 15' 7673 7,67 -0,57 0,49 Nhận xét: Tần số tim trở về bình thường sau 12 phút (P = 0,24 > 0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 5 Bảng10. So sánh ảnh hưởng của châm Âm khích, Khích môn đối với nhịp mạch. Thời điểm Không châm Âm khích Khích môn TST trước chạy 76,67 76,4 76,87 TST sau châm 30” 128,6 128,43 128,27 TST sau châm 1’ 118,6 116,3 109,3 TST sau châm 2’ 111,97 110,2 105,93 TST sau châm 3’ 103,27 103,53 93,6 TST sau châm 4’ 93,83 92,07 88,67 TST sau châm 5’ 88,27 88,8 81,2 TST sau châm 6’ 87,33 86,87 80,27 TST sau châm 7’ 87,1 85,6 79,87 TST sau châm 8’ 85,27 85,13 79,07 TST sau châm 9’ 83,17 84,02 78,53 TST sau châm 10’ 82,8 82,8 78,07 TST sau châm 11' 80,73 80,53 77,43 TST sau châm 12' 79,13 79,34 76,93 TST sau châm 13' 78,1 78,57 76,85 TST sau châm 14' 76,8 77,13 76,67 TST sau châm 15' 76,57 76,63 76,73 Anova F=0,40, P=0,66> 0,05 Nhận xét: Tần số tim trung bình tại các lần ghi nhận khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,66 > 0,05). BÀN LUẬN Về đặc trưng của mẫu Kết quả so sánh cho thấy có sự phân bố đồng nhất về tuổi, giới tính, phân độ BMI, huyết áp giữa các nhóm nghiên cứu. Điều này làm tăng tính khách quan trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, toàn bộ đối tượng nghiên cứu đều là sinh viên nên cũng không có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa các nhóm nghiên cứu. Về kết quả nghiên cứu - Về biện pháp tạo nhịp nhanh xoang bằng vận động gắng sức: Kết quả cho thấy 100% (90/90) đối tượng tham gia nghiên cứu đều có tần số tim lớn hơn 100 lần/ phút và dưới 140 nhịp/phút, phù hợp yêu cầu nghiên cứu. - Về ảnh hưởng của châm các huyệt Âm khích và Khích môn đối với nhịp nhanh xoang ở người bình thường: Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim ở nhóm chứng (không châm) và nhóm châm tả huyệt Âm khích đều về bình thường ở phút 14. Ở nhóm châm tả huyệt Khích môn, tần số tim về bình thường ở phút thứ 12. Tuy nhiên khi so sánh giữa 3 nhóm, tần số tim trung bình tại các thời điểm ghi nhận không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Huyệt Âm khích nằm trên tiết đoạn thần kinh C8(2), không có tài liệu nào cho thấy tác động đến vùng tiết đoạn thần kinh này cho ảnh hưởng đến tim mạch. Huyệt Âm khích nằm trên đường kinh Tâm bào. Theo lý luận của YHCT, tác động đến đường kinh này có ảnh hưởng đến Tâm. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cho thấy châm Âm khích không làm ảnh hưởng đến tần số tim. Điều này có thể do Âm khích không gây tác dụng giảm tần số tim, hoặc tác động của huyệt Âm khích không nằm ở khía cạnh tần số tim (có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác như chức năng bơm máu, hoạt động của mạch,) hoặc Âm khích có thể chỉ tác động đến các chức năng khác của Tâm bào như ảnh hưởng trên giấc ngủ, trên hoạt động trí óc (thần minh). Cần thêm nhiều nghiên cứu ở những khía cạnh khác để làm sáng tỏ điều này. Huyệt Khích môn nằm trên tiết đoạn thần kinh C7(2), không có nhiều bằng chứng cho thấy tác động đến vùng tiết đoạn thần kinh này cho ảnh hưởng đến tim mạch. Tuy nhiên, khi châm tả huyệt Khích môn, tần số tim về bình thường ở phút thứ 12 (nhanh hơn 2 phút so với 2 nhóm còn lại), mặc dù so sánh từng thời điểm giữa 3 nhóm, tần số tim trung bình ghi nhận không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy khi châm tả Huyệt Khích môn đã gây thay đổi nhẹ tần số tim. Nguyên nhân có thể do theo lý luận YHCT, huyệt Khích môn nằm trên đường kinh Tâm, tác động đến huyệt gây ảnh hưởng chức năng Tâm chủ huyết mạch. Nhưng ảnh hưởng đến nhịp tim khi châm đơn độc huyệt Khích môn chưa đủ mạnh, việc này mở ra hướng tiếp tục nghiên cứu tác động đến tần số tim khi châm phối hợp Khích môn với các huyệt khác. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 6 Ngoài ra, Khích môn và Âm khích là Khích huyệt của kinh Tâm và Tâm bào(5), theo YHCT các huyệt này chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh lý cấp tính. Còn trong nghiên cứu, mặc dù đã gây tình trạng tăng nhịp tim cấp tính nhưng đối tượng nghiên cứu là người bình thường khỏe mạnh nên kết quả không như mong đợi có thể do không đúng chỉ định dùng huyệt Khích là bệnh nhân. Trong quá trình nghiên cứu không ghi nhận trường hợp tai biến nào khi châm Âm khích và Khích môn. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cho thấy - Châm tả huyệt Âm khích không gây giảm nhịp nhanh xoang sau gắng sức ở người bình thường. - Châm tả huyệt Khích môn không gây giảm nhịp nhanh xoang sau gắng sức ở người bình thường. - Trong quá trình nghiên cứu không ghi nhận trường hợp tai biến nào khi châm Âm khích và Khích môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fan Z, Wang H, Yu JB, Zhang Q, Wu XP.Zhen Ci Yan Jiu (2010). “Influence of electroacupuncture of “Daling” (PC 7) on heart rate, duration of arrhythmia in ventricular tachycardia”. Journal of traditional chinese medicine, 35 (2), pp. 124. 2. Lê Quí Ngưu (2001). Học châm cứu bằng hình ảnh. NXB Thuận Hóa, tr. 74, 134. 3. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2011). Khảo sát sự thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt Tâm du trên người bình thường sau gắng sức. Luận văn thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Dược Tp. HCM. 4. Phạm Thị Kim Loan (2011). Khảo sát sự thay đổi nhịp tim người bình thường khi châm huyệt thần môn & nội quan. Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 45 - 48. 5. Phan Quan Chí Hiếu (2007). Châm cứu học tập 1. NXB Y học, tr. 211. 6. Yang YF, Chou CY, Li TC (2009). “Different effects of acupuncture at shenmen (HT 7) tongli (HT 5) and shenmen- neiguan (PC 6) points on heart rate variability in healthy subjects”. J Chin Med, 20 (3,4), pp. 97 - 106. Ngày nhận bài báo : 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo : 10/10/2013 Ngày bài báo được đăng : 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_thay_doi_tan_so_tim_khi_cham_ta_huyet_am_khich_v.pdf
Tài liệu liên quan