So sánh giữa các huyệt Thiên tuyền với Nội
quan, Thần môn.
Cả 3 huyệt trên có những điểm giống nhau
gồm (a) đều thuộc về những đường kinh Tâm và
Tâm bào. Đây là những kinh có quan hệ với chức
năng chủ huyết mạch (b) đều nằm ở vùng da chi
phối bởi các tiết đoạn thần kinh C7-D1. Tuy
nhiên, chúng có 2 điểm khác biệt là (a) huyệt
Thiên tuyền nằm ở đoạn từ khuỷu đến gốc chi,
trong khi huyệt Nội quan, Thần môn nằm ở
khuỷu đến ngọn chi (b) huyệt Thiên tuyền
không được ghi nhận có vai trò đặc biệt trong
châm cứu, trong khi huyệt Nội quan, Thần môn
là những huyệt được xem là quan trọng của
đường kinh (huyệt nguyên, huyệt lạc). Kết quả
nghiên cứu này tỏ ra phù hợp với lý thuyết kinh
điển của châm cứu. Đó là “những huyệt quan
trọng của đường kinh (nguyên, lạc, khích, tĩnh,
huỳnh, du, kinh, hợp, giao hội, tổng huyệt, đại
huyệt ) đều có vị trí ở đoạn xa của chi (từ
khuỷu đến ngọn chi).
So sánh giữa các huyệt Âm khích, Khích
môn với Nội quan, Thần môn.
Cả 4 huyệt trên có những điểm giống nhau
gồm (a) đều thuộc về những đường kinh Tâm và
Tâm bào. Đây là những kinh có quan hệ với chức
năng chủ huyết mạch (b) đều nằm ở vùng da chi
phối bởi các tiết đoạn thần kinh C6-D1 (c) đều là
những huyệt được ghi nhận có vai trò đặc biệt
trong châm cứu (nguyên, lạc, khích huyệt). Điểm
khác biệt duy nhất giữa các huyệt trên những vai
trò khác nhau. Âm khích và Khích môn đều là
những khích huyệt. Những huyệt này theo lý
luận kinh điển có vai trò quan trọng trong điều
trị bệnh của đường kinh mà có đau nhức. Đây là
nhận xét rất thú vị khi chúng không được tìm
thấy có tác dụng trên nhịp tim trong nghiên cứu
này. Và là vấn đề rất đáng quan tâm trong các
nghiên cứu tiếp theo.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự thay đổi tần số tim người bình thường sau gắng sức khi châm một số huyệt có liên quan đến chức năng “tâm chủ huyết mạch”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 262
40 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
SAU GẮNG SỨC KHI CHÂM MỘT SỐ HUYỆT
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG “TÂM CHỦ HUYẾT MẠCH”
Trương Trung Hiếu∗, Phạm Thị Kim Loan*, Nguyễn Thị Tuyết Nga*, Phan Quan Chí Hiếu*
TÓM TẮT
Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối quan tâm hàng đầu
của các chuyên gia châm cứu. Theo lý luận Y học cổ truyền, huyệt trên đường kinh Tâm hoặc Tâm bào có khả
năng tác động đến tần số tim thông qua chức năng “Tâm chủ huyết mạch” của hệ thống kinh Tâm. Theo lý luận
thần kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó. Nhóm đề tài gồm 4
công trình được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng đến tần số tim khi châm các huyệt có liên quan đến chức
năng Tâm chủ huyết mạch gồm Tâm du, Nội quan, Thần môn, Thiên tuyền, Âm khích và Khích môn.
Phương pháp & Phương tiện: 4 nghiên cứu cơ bản thực hiện trên người tình nguyện, khỏe mạnh trong
thời gian từ 2011- 2013. Tổng cộng có 300 đối tượng nghiên cứu được phân vào các nhóm. Nhóm châm tả Tâm
du (n=30); Nhóm châm bổ Tâm du (n=30); Nhóm châm tả Nội quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm bổ Nội
quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm tả Thiên Tuyền (n=30); Nhóm châm tả Âm khích (n=30); Nhóm châm tả
Khích môn (n=30); Nhóm chứng –Không châm (n=90). Tất cả đối tượng nghiên cứu được gây nhịp nhanh xoang
với nghiệm pháp gắng sức. Đánh giá tần số tim trước và sau gắng sức; tần số tim sau 1 phút, 2 phút, 3 phút 15
phút sau châm cứu.
Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm về tuổi và giới tính, nhịp tim trước và sau
nghiệm pháp gắng sức. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về dưới 100 lần/ phút khi châm tả Tâm du,
châm bổ Tâm du tuần tự là 60 giây, 120 giây so với không châm là 180 giây. Thời gian để nhịp nhanh
xoang giảm về bình thường như trước khi thử nghiệm khi châm tả Tâm du, châm bổ Tâm du, tuần tự là là
3 phút và 5 phút. Khác biệt không có ý nghĩa so với không châm. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về
dưới 100 lần/ phút khi châm tả Nội quan-Thần môn, châm bổ Nội quan-Thần môn tuần tự là 180 giây, 240
giây so với 360 giây của không châm. Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về
bình thường như trước khi thử nghiệm khi châm tả Nội quan-Thần môn, châm bổ Nội quan-Thần môn
tuần tự là 6 phút, 10 phút so với 12-15 phút của nhóm không châm. Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không
có sự thay đổi có ý nghĩa về nhịp nhanh xoang sau khi châm các huyệt Thiên Tuyền, Âm khích, Khích môn.
Sự khác biệt với lô chứng (nằm nghỉ, không châm) không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Châm huyệt Tâm du, Nội quan-Thần môn có tác dụng làm chậm nhịp nhanh xoang sau gắng sức.
Châm tả ở các huyệt trên cho kết quả tốt hơn châm bổ. Không phải tất cả các huyệt trên kinh Tâm, Tâm bào đều có
ảnh hưởng trên nhịp tim. Châm các huyệt Thiên tuyền, Âm khích, Khích môn không làm giảm nhịp nhanh xoang
sau gắng sức.
Từ khóa: Tâm du, Nội quan, Thần môn, Thiên tuyền, Âm khích, Khích môn, nhịp xoang nhanh sau gắng
sức, tác dụng sinh học.
∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.Trương Trung Hiếu - ĐT: 0913956888 - Email: bstrunghieu@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 263
ABTRACTS
EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA WITH STRESS TEST
BY STIMULATING THE ACUPOINTS RELATED TO THE FUNCTION
“HEART GOVERNS THE CIRCULATORY SYSTEM” ON HEALTHY VOLUNTEERS.
Trương Trung Hieu, Pham Thi Kim Loan, Nguyen Thi Tuyết Nga, Phan Quan Chi Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 262 - 268
Background and Aims: Biological effects of acupuncture points are the most interested concerns of
acupuncture specialists. Based on classical theories of traditional medicine, acupoints on Heart Meridian or
Pericardium Meridian can affect to heart rates through the function “Heart governs the circulatory system” of
Heart Meridian. Due to neurobiological theory, therapeutic effects of the acupoint has a close relationship with its
correlative dermatome. This group of 4 studies were conducted to assess the effects on heart rate by acupuncturing
the acupoints related to the function “Heart governs the circulatory system” such as BL.15, PC.6-HT.7, PC.2,
HT.6, PC.4.
Materials & Methods: 4 basic studies enrolled 300 healthy volunteers since 2011 to 2013, divides into 8
groups. Group 1: Disperse BL.15 (n=30); Group 2: Tonify BL.15 (n=30); Group 3: Disperse PC.6-HT.7 (n=30);
Group 4: Tonify PC.6-HT.7 (n=30); Group 5: Disperse PC.2 (n=30); Group 6: Disperse HT.6 (n=30); Group 7:
Disperse PC.4 (n=30); Group 8: Control group (no acupuncture-rest): (n=90); Sinusal tachycardia was performed
by stress test. Follow up heart rate before and after stress test 1, 2, 3, 4, 515 minutes.
Results: There is no significant difference between groups in age, gender, heart rate before and after stress
test. Time for sinusal tachycardia diminished under 100 bpm in group 1, 2 are 60 and 120 secondes compared to
180 secondes of control group. Time for getting back to initial heart rate of group 1 and 2 are 3-5 minutes. There is
no difference with control group. Time for sinusal tachycardia diminished under 100 bpm in group 3, 4 are 180
and 240 secondes compared to 360 secondes of control group. Time for getting back to initial heart rate of group 3
and 4 are 6 and 10 minutes compared to 12-15 minutes of control group. There is no significant difference in heart
rate between group 5, 6, 7 and control group.
Conclusion: BL.15, PC.6-HT.7 have effect of lowering down sinusal tachycardia with stress test. Dispersing
these acupoints revealed better effects than tonifying. Not all the acupoints of the meridians Heart and
Pericardium possess effect on heart rate. The acupoints PC.2, HT.6, PC.4 have no effect of slowing down sinusal
tachycardia with stress test.
Keywords: BL.15, PC.6-HT.7, PC.2, HT.6, PC.4, sinusal tachycardia with stress test, biological effects
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các chuyên gia châm
cứu. Theo lý luận Y học cổ truyền, huyệt trên
đường kinh Tâm hoặc Tâm bào (Tâm bào là
ngoại vệ của Tâm) có khả năng tác động đến tần
số tim thông qua chức năng “Tâm chủ huyết
mạch” của hệ thống kinh Tâm. Theo lý luận thần
kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ
quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó.
Vậy thực tế, châm các huyệt trên có ảnh
hưởng đến tần số tim như thế nào? Đề tài này
được tiến hành với mục đích dựa trên kết quả
các đề tài đã thực hiện nhằm thực hiện những
mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hiệu quả khi châm một số huyệt có
liên quan đến chức năng “Tâm chủ huyết mạch”
trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp
gắng sức.
Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn
(nếu có) của phương pháp điều trị trên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 264
PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN
Huyệt được chọn nghiên cứu
Gồm các huyệt Thiên tuyền là huyệt thuộc
kinh Tâm bào; Âm khích, Khích môn thuộc
nhóm huyệt Khích trên kinh Tâm và kinh Tâm
bào; cặp huyệt Thần môn (Nguyên huyệt của
kinh Tâm) - Nội quan (Lạc huyệt của kinh Tâm
bào), và Tâm du là bối du huyệt của Tâm(1, 2, 4, 5).
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản (1, 2, 4, 5).
Mẫu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người khỏe mạnh
được khám tổng quát và đo điện tâm đồ để loại
trừ các bệnh lý tim mạch.
300 đối tượng người tình nguyện, khỏe
mạnh, được phân ngẫu nhiên vào 8 nhóm:
Nhóm châm tả Tâm du (n=30); Nhóm châm bổ
Tâm du (n=30); Nhóm châm tả Nội quan +
Thần môn (n=30); Nhóm châm bổ Nội quan +
Thần môn (n=30); Nhóm châm tả Thiên Tuyền
(n=30); Nhóm châm tả Âm khích (n=30);
Nhóm châm tả Khích môn (n=30); Nhóm
chứng – Không châm (n=90).
Tiêu chuẩn chọn
Tuổi 18 - 30, không phân biệt giới tính - nghề
nghiệp; tình nguyện tham gia nghiên cứu với
tiêu chuẩn:
- Không có tiền căn bệnh tim mạch. Không
có tiền căn bệnh mạn tính: thiếu máu, cường
giáp, bệnh phổi mạn, suy thận mạn, viêm khớp
dạng thấp...
- Có nhịp tim đều, trùng với mạch quay, tần
số 70 - 90 nhịp/phút trước nghiệm pháp và có
nhịp tim từ trên 100 đến dưới 140 nhịp/ phút sau
nghiệm pháp gắng sức.
- Trạng thái tinh thần bình thường trong
ngày tiến hành nghiên cứu.
- Không sử dụng chất kích thích như rượu,
cà phê, thuốc lá trước nghiên cứu 24g.
- Không dùng thuốc ảnh hưởng nhịp tim
trước khi nghiên cứu 24 - 48 giờ.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Đang mắc bệnh cấp tính, sốt, hoặc bệnh có
tính chất cấp cứu.
- Vận động thể lực trong vòng 12 giờ trước
thời điểm thực hiện nghiên cứu.
- Nữ đang hành kinh, có thai.
- Đối tượng nghiên cứu lo âu, sợ kim.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
- Vựng châm.
- Rối loạn nhịp trong quá trình nghiên cứu:
Tần số tim chậm < 60 lần/phút, tần số tim
nhanh vượt quá tần số tối đa trên lý thuyết
(theo công thức Astrand: Tần số tối đa trên lý
thuyết = 220 – tuổi).
- Các dấu hiệu không dung nạp về tuần hoàn
(lú lẩn, ngất)
- Đối tượng nghiên cứu thay đổi ý định
không tham gia nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu
- Người tham gia được đo tần số tim, huyết
áp, BMI lúc bình thường.
- Người tham gia được yêu cầu nghỉ ngơi 20
phút sau đó chạy bộ trên máy tập 5 hoặc 6 phút
(tùy nghiên cứu). Sau khi chạy bộ, người tham
gia được phân vào các nhóm (tùy theo thăm bắt
ngẫu nhiên trước đó).
Các chỉ số theo dõi
- Tần số tim trước và sau khi chạy gắng sức,
sau khi châm cứu 1 phút, 2 phút, 3 phút15
phút. Ghi nhận bằng máy liên tục mỗi phút
trong suốt thời gian nghiên cứu.
- Trị số huyết áp ban đầu. Ghi nhận bằng
máy đo huyết áp trước khi chạy gắng sức.
- Triệu chứng không mong muốn (nếu có):
chóng mặt, buồn nôn, ngất, lạnh chân tay
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc trưng về đối tượng nghiên cứu trong 4
đề tài
Đặc trưng về tuổi: độ tuổi của đối tượng
nghiên cứu từ 18-30 tuổi, phân phối tuổi giữa các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 265
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)(1,2,4,5).
Đặc trưng về giới:, phân phối giới tính giữa
các nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)(1,2,4,5).
Đặc trưng về chỉ số BMI:chỉ số BMI giữa các
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)(1,2,4,5).
Đặc trưng về huyết áp ban đầu (huyết áp
tâm trung và huyết áp tâm trương) giữa các
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) (1,2,4,5).
Tần số tim trung bình ban đầu (trước khi làm
nghiệm pháp gắng sức): từ 74,06 + 6,77 đến 79,87
+ 10,02, khác biệt giữa các nhóm không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) (1,2,4,5).
Tần số tim sau khi làm nghiệm pháp gắng
sức: từ 131,4 +14,07 đến 119,27 + 11,79 khác biệt
giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) (1,2,4,5).
Đánh giá tác dụng làm giảm tần số tim
Bảng 1: So sánh sự thay đổi tần số tim của nhóm châm bổ Tâm du và nhóm không châm.
Thời điểm
Tần số tim trung bình So sánh
Nhóm bổ Tâm du Nhóm không châm t p F P
BĐ 76,93± 6,73 74,06±6,77
180,40 <0,05
SGS 131,4± 14,07 138,3±10,75
1 p 105,33±19,29 122,35±8,84 4,74 < 0,05
2p 91,24±16,95 103,23±10,16 6,26 < 0,05
3p 83,68±12,55 98,89±10,87 6,3 < 0,05
4p 80,10±8,57 90,06±10,10 5,4 < 0,05
5p 78,79±7,56 83,24±8,48 2,61 < 0,05
10p 77,27±6,99 74,41±6,33 2,25 < 0,05
15p 77,27±6,99 74,41±6,33 2,25 < 0,05
Nhận xét: Châm bổ Tâm du làm giảm nhịp
nhanh xoang tốt hơn nằm nghỉ, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 2: So sánh sự thay đổi tần số tim của nhóm
châm tả Tâm du và nhóm không châm.
Thời
điểm
Tần số tim trung bình So sánh
Nhóm tả Tâm
du
Nhóm không
châm
t p F P
BĐ 76,63±7,03 74,06±6,77
125,49 <0,05
SGS 126,76±14,03 138,3±10,75
1 p 86,33±13,87 122,35±8,84 12,8 < 0,05
2p 78,03±9,18 103,23±10,16 12,6 < 0,05
3p 77,758±7,88 98,89±10,87 8,83 < 0,05
4p 77,13±7,00 90,06±10,10 5,8 < 0,05
5p 77,03±6,94 83,24±8,48 3,3 < 0,05
10p 77,03±6,94 74,41±6,33 1,59 >0,05
15p 77,03±6,94 74,41±6,33 1,59 > 0,05
Nhận xét: Châm tả Tâm du làm giảm nhịp
nhanh xoang tốt hơn nằm nghỉ, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3: So sánh sự thay đổi tần số tim của nhóm
châm bổ Tâm du và châm tả Tâm du.
Thời
điểm
Tần số tim trung bình So sánh
Nhóm bổ
Tâm du
Nhóm tả Tâm
du
t p F P
BĐ 76,93± 6,73 76,63±7,03
137,4
2
<0,05
SGS 131,4 ± 14,07 126,76±14,03
1 p 105,33±19,29 86,33±13,87 5,12 < 0,05
2p 91,24±16,95 78,03±9,18 4,14 < 0,05
3p 83,68±12,55 77,758±7,88 2,21 < 0,05
4p 80,10±8,57 77,13±7,00 1,53 >0,05
5p 78,79±7,56 77,03±6,94 1,06 >0,05
10p 77,27±6,99 77,03±6,94 0,22 > 0,05
15p 77,27±6,99 77,03±6,94 0,22 > 0,05
Châm tả Tâm du làm giảm nhịp nhanh
xoang tốt hơn nhóm châm bổ Tâm du, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhóm châm tả NQ-TM: Sau 3 phút, nhịp tim
< 100 nhịp/phút, sau 6 phút giảm 64 nhịp và trở
về chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 266
Bảng 4: So sánh sự thay đổi tần số tim của nhóm châm tả Nội quan- Thần môn, nhóm châm bổ Nội quan- Thần
môn và nhóm không châm, nằm nghỉ.
Thời điểm
Tần số tim trung bình So sánh
Nhóm tả NQ-TM Nhóm bổ NQ-TM Nhóm III (Nghỉ) F P
Bđ 74,47 ± 4,32 74,67 ± 4,38 75,53 ± 4,24 0,51
> 0,05
Sgs 138,40 ± 1,61 138,60 ± 1,52 138,60 ± 1,47 0,10
1p 115,30 ± 1,62 118,30 ± 1,46 121,97 ± 1,86 120,1
<0,05
2p 103,10 ± 1,64 109,60 ± 1,61 114,6 ± 1,84 342,87
3p 92,93 ± 1,74 103,10 ± 2,30 108,87 ± 2,04 467,33
4p 84,76 ± 2,22 96,90 ± 2,78 104,53 ± 1,83 557,1
5p 78,36 ± 3,01 90,80 ± 2,72 100,50 ± 1,71 570,37
6p 74,23 ± 4,09 85,03 ± 2,67 96,13 ± 2,06 383,62
8p 74,26 ± 4,74 75,27 ± 3,76 88,00 ± 2,25 126,46
10p 74,26 ± 4,46 74,67 ± 4,20 80,80 ± 2,56 27,31
12p 74,46 ± 4,23 74,63 ± 4,21 75,83 ± 3,38 1,06
>0,05 15p 74,46 ± 4,38 74,63 ± 4,13 75,56 ± 4,29 0,57
20p 74,36 ± 4,21 74,70 ± 4,11 75,56 ± 4,20 0,64
Nhóm châm bổ NQ-TM: Sau 4 phút, nhịp
tim < 100 nhịp/phút, sau 8 phút giảm 64 nhịp và
trở về chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
Nhóm nghỉ ngơi: Sau 6 phút, nhịp tim < 100
nhịp/phút, sau 12 phút giảm 63 nhịp và trở về
chỉ số ban đầu. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
Bảng 5: So sánh ảnh hưởng của châm tả Thiên tuyền,
Âm khích, Khích môn đối với tần số tim.
Thời điểm
Không
châm
Thiên
tuyền
Âm khích
Khích
môn
TST trước chạy 76,67 79,87 76,4 76,87
TST sau châm 30” 128,6 119,27 128,43 128,27
TST sau châm 1’ 118,6 103,30 116,3 109,3
TST sau châm 2’ 111,97 94,93 110,2 105,93
TST sau châm 3’ 103,27 93,60 103,53 93,6
TST sau châm 4’ 93,83 90,67 92,07 88,67
TST sau châm 5’ 88,27 90,20 88,8 81,2
TST sau châm 6’ 87,33 89,27 86,87 80,27
TST sau châm 7’ 87,1 88,87 85,6 79,87
TST sau châm 8’ 85,27 87,07 85,13 79,07
TST sau châm 9’ 83,17 86,13 84,02 78,53
TST sau châm 10’ 82,8 86,07 82,8 78,07
TST sau châm 11' 80,73 85,00 80,53 77,43
TST sau châm 12' 79,13 84,20 79,34 76,93
TST sau châm 13' 78,1 83,47 78,57 76,85
TST sau châm 14' 76,8 81,67 77,13 76,67
TST sau châm 15' 76,57 80,73 76,63 76,73
ANOVA F=0,343, P=0,79> 0,05
Nhận xét: Tần số tim trung bình tại các lần
ghi nhận khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P=0,66> 0,05).
Các nghiên cứu đều không ghi nhận tác
dụng phụ đáng kể(1,2,4,5).
BÀN LUẬN
Về đặc trưng của mẫu
Kết quả so sánh cho thấy có sự tương đồng
trong các thiết kế nghiên cứu về phương pháp,
đối tượng nghiên cứu, cách phân chia và số
người trong mỗi nhóm giúp dễ dàng liên hệ
các nghiên cứu với nhau. Sự phân bố đồng nhất
về tuổi, giới tính, phân độ BMI, huyết áp ban
đầu giữa các nhóm nghiên cứu làm tăng tính
khách quan trong quá trình nghiên cứu.
Về biện pháp tạo nhịp nhanh xoang bằng
vận động gắng sức
Kết quả cho thấy 100% đối tượng tham gia
nghiên cứu đều có tần số tim lớn hơn 100 lần/
phút và dưới 140 nhịp/phút, phù hợp yêu cầu
nghiên cứu.
Về kết quả nghiên cứu
Tác dụng gây giảm tần số tim của huyệt Tâm
du (Bảng 3.1, 3.2).
Theo YHHĐ, huyệt Tâm du có vị trí giải
phẫu: dưới gai đốt sống lưng D5 đo ra 1, 5 thốn,
và được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 267
(nằm giữa D4-D6) là vùng có chung tiết đoạn
thần kinh với cơ quan nội tạng Tim, Phổi nên khi
châm cứu tác động huyệt Tâm du đã có ảnh
hưởng đến hoạt động Tim mạch, giúp điều
chỉnh nhịp tim về bình thường nhanh hơn.
Theo YHCT, Huyệt Tâm du là bối du huyệt
của kinh Thủ Thiếu Âm Tâm. Huyệt có tác dụng:
Dưỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí
và chủ trị các bệnh về Tim: tim đập nhanh, thần
kinh suy nhược, hồi hộp, đánh trống ngực.
Ngoài ra châm cứu với tác dụng quân bình âm
dương, điều hòa lại quá trình hưng phấn, ức chế
nên khi có sự tác động của châm cứu tình
trạng rối loạn tần số tim nhanh sau gắng sức
nhanh chóng được ổn định.
Tác dụng gây giảm tần số tim của Thần môn-
Nội quan (Bảng 3.4).
Theo lý thuyết của YHCT, Tâm chủ về huyết
mạch, huyệt Thần môn là huyệt nguyên của
kinh Thủ thiếu âm Tâm có tác dụng dưỡng tâm,
an thần(3). Nội quan là lạc huyệt của kinh Thủ
thiếu âm Tâm bào, là huyệt giao hội với Âm duy
mạch, một trong “lục tổng huyệt ” đặc hiệu trị
bệnh vùng ngực, có tác dụng ổn định thần kinh,
an thần, chống rối loạn thần kinh thực vật, điều
hòa nhịp tim và huyết áp(3)do đó sự kết hợp
hai huyệt Thần môn và Nội quan giúp tăng tác
dụng quân bình thần kinh, làm tần số tim trở về
bình thường nhanh hơn.
Về ảnh hưởng của kỹ thuật châm trên hiệu
quả của huyệt Tâm du hoặc Thần môn -Nội
quan
Bảng 3.3, 3.4 cho thấy châm tả hiệu quả tốt
hơn châm bổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P< 0,05). Lý giải hiện tượng này có thể do châm
tả là kỹ thuật áp dụng trong trường hợp bệnh
mới mắc, tổng trạng BN còn tốt, các triệu chứng
thiên về trạng thái THỰC, châm bổ được áp
dụng trên bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, các
triệu chứng thiên về trạng thái HƯ. Trên đề tài
này, các đối tượng nghiên cứu khỏe mạnh, hoạt
động gắng sức trong khoảng thời gian nhất định,
có các triệu chứng sau khi gắng sức: mạch
nhanh, nhiệt độ, nhịp thở tăngcó thể xem là
THỰC chứng, nên khi áp dụng nguyên tắc điều
trị của YHCT “ Hư thì bổ, thực thì tả” thì châm tả
cho hiệu quả tốt hơn châm bổ.
So sánh giữa các huyệt Thiên tuyền với Nội
quan, Thần môn.
Cả 3 huyệt trên có những điểm giống nhau
gồm (a) đều thuộc về những đường kinh Tâm và
Tâm bào. Đây là những kinh có quan hệ với chức
năng chủ huyết mạch (b) đều nằm ở vùng da chi
phối bởi các tiết đoạn thần kinh C7-D1. Tuy
nhiên, chúng có 2 điểm khác biệt là (a) huyệt
Thiên tuyền nằm ở đoạn từ khuỷu đến gốc chi,
trong khi huyệt Nội quan, Thần môn nằm ở
khuỷu đến ngọn chi (b) huyệt Thiên tuyền
không được ghi nhận có vai trò đặc biệt trong
châm cứu, trong khi huyệt Nội quan, Thần môn
là những huyệt được xem là quan trọng của
đường kinh (huyệt nguyên, huyệt lạc). Kết quả
nghiên cứu này tỏ ra phù hợp với lý thuyết kinh
điển của châm cứu. Đó là “những huyệt quan
trọng của đường kinh (nguyên, lạc, khích, tĩnh,
huỳnh, du, kinh, hợp, giao hội, tổng huyệt, đại
huyệt) đều có vị trí ở đoạn xa của chi (từ
khuỷu đến ngọn chi).
So sánh giữa các huyệt Âm khích, Khích
môn với Nội quan, Thần môn.
Cả 4 huyệt trên có những điểm giống nhau
gồm (a) đều thuộc về những đường kinh Tâm và
Tâm bào. Đây là những kinh có quan hệ với chức
năng chủ huyết mạch (b) đều nằm ở vùng da chi
phối bởi các tiết đoạn thần kinh C6-D1 (c) đều là
những huyệt được ghi nhận có vai trò đặc biệt
trong châm cứu (nguyên, lạc, khích huyệt). Điểm
khác biệt duy nhất giữa các huyệt trên những vai
trò khác nhau. Âm khích và Khích môn đều là
những khích huyệt. Những huyệt này theo lý
luận kinh điển có vai trò quan trọng trong điều
trị bệnh của đường kinh mà có đau nhức. Đây là
nhận xét rất thú vị khi chúng không được tìm
thấy có tác dụng trên nhịp tim trong nghiên cứu
này. Và là vấn đề rất đáng quan tâm trong các
nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 268
Về tính an toàn của kỹ thuật châm
Qua các đề tài không thấy ghi nhận tác dụng
không mong muốn nào nghiêm trọng.
KẾT LUẬN
- Châm huyệt Tâm du hoặc cặp huyệt Thần
môn- Nội quan có tác dụng làm chậm tần số tim
sau gắng sức.
- Châm tả trong trường hợp tăng nhịp tim do
gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ.
- Châm các huyệt Thiên tuyền, Khích môn,
Âm khích không làm ảnh hưởng đến tần số tim
sau gắng sức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Kim Loan, Phan Quan Chí Hiếu (2012). Khảo sát sự
thay đổi nhịp tim người bình thường khi châm huyệt thần môn
& nội quan. Tạp chí y học TP. HCM, tập 16, tr.90-95.
2. Phan Quan Chí Hiếu, Nguyễn Thị Tuyết Nga (2012). Khảo sát
sự thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt Tâm du trên
người bình thường sau gắng sức. Tạp chí y học TP. HCM, tập 16,
tr.78-83.
3. Phan Quan Chí Hiếu (2008). Châm cứu học. NXB Y học Hà Nội,
tr. 56-89.
4. Trương Trung Hiếu (2012). Khảo sát sự thay đổi nhịp tim khi
châm tả huyệt Thiên tuyền và Tý nhu trên nhịp xoang nhanh
sau gắng sức ở người bình thường. Tạp chí y học TP. HCM, tập
16, tr. 96-100.
5. Trương Trung Hiếu (2013). Khảo sát sự thay đổi tần số tim khi
châm tả huyệt Âm khích và Khích môn trên nhịp xoang nhanh
sau gắng sức ở người bình thường. Đề tài NCKH cấp cơ sở -
ĐHYD TP.HCM.
Ngày nhận bài báo : 17/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 24/0/2013
Ngày bài báo được đăng : 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_su_thay_doi_tan_so_tim_nguoi_binh_thuong_sau_gang_s.pdf