Đã xây dựng được bảng tần suất alen bao
gồm các giá trị tần suất alen và các chỉ số
thống kê tương ứng cho 15 locus STR trên
NST thường (D3S1358, TH01, D21S11,
D18S11, PentaE, D5S818, D13S313,
D7S820, D16S359, CSF1PO, PentaD,
vWA, D8S1179, TPOX và FGA) của 104
cá thể người Mường khỏe mạnh, không
cùng quan hệ huyết thống và sống tại tỉnh
Hòa Bình của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đáp ứng
được các mục đích mong muốn. Các giá trị
tần suất alen và các chỉ số thống kê tương
ứng thu được của 15 locus STR nghiên cứu
có độ tin cậy cao, sử dụng tốt cho các tính
toán có liên quan tới các chỉ số nhận dạng
cá thể và chỉ số quan hệ huyết thống đối với
quần thể người Mường sống tại tỉnh Hòa
Bình, Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu cũng cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về
đặc tính di truyền quần thể người Mường
với những đặc trưng riêng, điều này cũng
có thể gợi mở hướng nghiên cứu mới về sự
đa dạng di truyền trong các nhóm quần thể
người dân tộc khác nhau của Việt Nam
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tần suất alen của 15 locus str trên nhiễm sắc thể thường trong quần thể người mường sống ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
208
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, Số 3/2014
KHẢO SÁT TẦN SUẤT ALEN CỦA 15 LOCUS STR
TRÊN NHIỄM SẮC THỂ THƯỜNG TRONG QUẦN THỂ NGƯỜI MƯỜNG
SỐNG Ở TỈNH HÒA BÌNH, VIỆT NAM
Đến tòa soạn 11 – 6 – 2015
Trần Trọng Hội, Lê Thị Bích Trâm
Viện Kỹ thuật Hóa-Sinh và Tài liệu nghiệp vụ - Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật – Bộ Công an
Phạm Đăng Khoa, Hồ Quang Huy
Đại học Y Hà Nội
Trịnh Đình Đạt
Khoa Sinh học - ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Văn Hà
Viện Khoa học hình sự - Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an
SUMMARY
ALLELE FREQUENCIES OF 15 AUTOSOMAL STRs LOCI IN MUONG
POPULATION LIVING IN HOA BINH PROVINCE OF VIETNAM
In this study, fifteen autosomal STRs loci were analyzed from 104 unrelated healthy
individuals of Muong population living in Hoa Binh Province, Vietnam. The whole blood
samples were collected from these studied individuals and stored at –20°C. Genomic DNA
was extracted from blood samples using salting out Miller’s method. These samples were
amplified simultaneously 15 STR loci (D3S1358, TH01, D21S11, D18S11, PentaE, D5S818,
D13S313, D7S820, D16S359, CSF1PO, PentaD, vWA, D8S1179, TPOX and FGA) using a
multiplex PCR systems which had been published in our recent research results. The PCR
products were separated together with Internal Lane Standard 600 (Promega, DG1071) on
the 3130 Genetic Analyzer (Applied Biosystems, Foster City, CA, USA). Data were analysed
by GeneMapper® ID software v 3.2.1 (Applied Biosystems, Foster City, CA, USA) according
to manufacturer’s instruction. Allele frequencies and statistical parameters for 15 studied loci
were calculated by EasyDNA_PopuData software which is developed by Wing K. Fung, Yue-
Qing Hu and Hong Lee, The University of Hong Kong. The statistical parameters which were
analysised by this software are observed heterozygosity (OH), expected heterozygosity (EH),
standard error of expected heterozygosity (EH_SE), power of discrimination (PD), probability
of excluding a random man from paternity (PE), chi-square test statistic for the Hardy-
209
Weinberg equilibrium (HWE) of the locus (CHI), 5% critical value of the chi-square test
(CHI(c) ) and p-value of the exact test under HWE of the locus (P1). The agreement with
HWE was confirmed for 15 studied loci (based on the χ2-test only). The combined power of
discrimination (CPD) and the combined power of exclusion (CPE) for the 15 studied loci
were 0,999999999999999998 and 0.999998, respectively.
The data in this study can be used for the field of Forensic DNA Casework, DNA Databases,
Missing Persons, Parentage and Kinship Testing,.
Keywords: Autosomal STRs loci; Muong population; Multiplex PCR.
1. MỞ ĐẦU
Trong những kết quả nghiên cứu gần đây,
chúng tôi đã thực hiện thành công việc tối
ưu thành phần multiplex PCR cho 16 cặp
mồi gắn huỳnh quang đặc hiệu cho 15 locus
STR trên nhiễm sắc thể (NST) thường
(D3S1358, TH01, D21S11, D18S11,
PentaE, D5S818, D13S313, D7S820,
D16S359, CSF1PO, PentaD, vWA,
D8S1179, TPOX và FGA) và 1 locus
Amelogenin xác định giới tính trong cùng
một phản ứng nhân gen trên máy
GeneAmpPCR System 9700 (Applied
Biosystems, Foster City, CA, USA) và sản
phẩm PCR được phân tích trên hệ thống
điện di mao quản PRISMTM 310 Genetic
Analyzer (Applied Biosystems, Foster City,
CA, USA) [1]. Trong số 16 locus gen kể
trên có 13 locus gen thuộc hệ CODIS
(Combined DNA Index System) của Cục
Điều tra Liên bang Mỹ (FBI-Federal
Bureau of Investigation) đang sử dụng
thường quy trong trong phòng thí nghiệm [2,
10, 11]. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để
tiến hành nghiên cứu sản xuất thành công bộ
KIT 16 gen sử dụng mồi gắn huỳnh quang tại
Việt Nam phục vụ cho công tác giám định,
xây dựng cơ sở dữ liệu tàng thư ADN, nghiên
cứu sự đa dạng di truyền trong quần thể
người Việt Nam và các nhu cầu dân sinh
khác.
Phát triển theo hướng ứng dụng kết quả
nghiên cứu trên vào việc xác định sự đa
dạng di truyền trong quần thể người Việt
Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Khảo sát tần suất alen của 15 locus STR
trên nhiễm sắc thể thường trong quần thể
người Mường sống ở tỉnh Hòa Bình, Việt
Nam”. Mục tiêu của nghiên cứu là: Xây
dựng được bảng tần suất alen và các chỉ số
thông kê cho 15 locus STR trên NST
thường của 104 cá thể người Mường khỏe
mạnh, không có quan hệ huyết thống và
sống tại tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu
1.1. Nguồn mẫu khảo sát
Nguồn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu
này là mẫu máu toàn phần, được lấy từ tĩnh
mạch của 104 cá thể người Mường (gồm 63
nam và 41 nữ), khoẻ mạnh, không có mối
quan hệ huyết thống và sống tại tỉnh Hòa
Bình, Việt Nam. Tất cả những người được
lấy mẫu đều phải trải qua một cuộc phỏng
vấn để đảm bảo về nguồn gốc dân tộc của
mình và cung cấp thông tin cá nhân theo
mẫu phiếu quy định. Các mẫu máu được
chống đông bằng EDTA, đựng trong ống lấy
210
máu chuyên dụng và được bảo quản ở -
20oC.
1.2. Hóa chất và vật tư tiêu hao dùng cho
tách chiết ADN: Sử dụng của hãng Sigma,
Promega, Invitrogen và Corning.
1.3. Hóa chất và vật tư tiêu hao dùng cho
phản ứng PCR:
- Hỗn hợp mồi (HQ 16 Primer Mix) có
thành phần nồng độ mỗi mồi như sau:
12µM FGA; 5µM TPOX; 7µM D8S1179;
6,5µM vWA; 2µM Amelogenin; 12µM
Penta E; 12µM D18S51; 4µM D21S11;
5µM TH01; 2,5µM D3S1358; 10µM Penta
D; 3,5µM CSF1PO; 5µM D16S539; 5µM
D7S820; 3µM D13S317 và 2,5µM
D5S818. Bảo quản ở -20oC [1].
- Hóa chất dùng cho PCR (sử dụng của
hãng Promega-Mỹ): 100mM dNTP set
(Cat. no.: U1420); GoTaq® Hot Start
polymerase (Cat. no.: M5005) có kèm theo
5X Colorless GoTaq® Flexi Buffer và
25mM MgCl2.
- Mẫu ADN chuẩn 2800M (10ng/l) của
hãng Promega (Cat. no.: DD7251)
1.4. Hóa chất và vật tư tiêu hao dùng cho
máy điện di mao quản 3130 Genetic
Analyzer
- Sử dụng hóa chất của hãng Applied
Biosystems (Foster City, CA, USA): 10X
Running Buffer with EDTA (Cat. no.:
4486293, AB), POP-4™ Polymer (Cat. no.:
4352755, AB), Hi-Di Formamide (Cat. no.:
4311320, AB), mao quản 3130/3100-Avant
Genetic Analyzer 4-Capillary Array, 36 cm
(Cat. no.: 4333464, AB), Internal Lane
Standard 600 (Promega, DG1071) và các
vật tư tiêu hao cần thiết.
- Nước deion được lấy từ hệ thống lọc nước
Milli-Q-Integral 3 (Millipore -Mỹ) của
phòng thí nghiệm.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu mẫu: 2ml máu toàn
phần được lấy từ tĩnh mạch của mỗi cá thể
nghiên cứu (104 cá thể) cho vào ống đựng
máu chuyên dụng có sẵn EDTA để chống
đông, lắc nhẹ nhàng và bảo quản ở -20oC.
- Phương pháp tách chiết ADN: ADN tổng
số được tách chiết từ 104 mẫu máu theo
phương pháp “salting out” của tác giả
S.A.Miller [6].
- Phương pháp định lượng ADN: Lấy 1µl
ADN tổng số thu được sau tách chiết đem
định lượng trên máy NanoDrop 2000C
(Thermo Scientific, Mỹ).
- Phương pháp PCR [1, 5, 7, 8, 9]: 15 locus
STR và 1 locus Amelogenin xác định giới
tính của mỗi cá thể nghiên cứu, được nhân
bội đồng thời trong 20l phản ứng PCR có
thành phần đã được tối ưu trong nghiên cứu
là: 250M dNTP; 1,2X Colorless GoTaq®
Flexi Buffer; 1,75mM MgCl2; 3units
GoTaq® Hot Start polymerase; 2l HQ 16
Primer Mix và 1-2ng ADN khuôn [1]. Phản
ứng được thực hiện trên máy
GeneAmpPCR System 9700 với chu trình
nhiệt là: 96 oC - 2 phút; (94 oC - 1 phút; 60
oC - 1 phút; 72 oC - 1 phút) x 30 chu kỳ; 60
oC - 30 phút và giữ ở 15 oC. Trong quá trình
PCR đều có mẫu chứng dương (2800M) và
mẫu chứng âm chạy kèm [1].
- Kỹ thuật điện di phân tách sản phẩm PCR
trên máy 3130 Genetic Analyzer [8]: Mẫu
điện di được chuẩn bị trên khay trộn mẫu
96 giếng (MicroAmpTM Optical 96-Well
Reaction Plate, Cat.no.: N8010560, AB)
như sau: Lấy 1,0l sản phẩm PCR (hoặc
thang alen) và 0,5 l ILS 600 trộn với 10l
211
Hi-Di Formamide. Biến tính bằng máy
GeneAmpPCR System 9700 ở 95oC trong
3 phút và giữ ở 4oC trong 5 phút. Cho mẫu
đã biến tính vào khay đựng mẫu chạy của
máy 3130 Genetic Analyzer, khai báo
thông tin mẫu, chọn điều kiện chạy trong
phần mềm Run 3130 Data Collection
software v3.0 (Applied Biosystems, Foster
City, CA, USA), các bước được thực hiện
theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Kết quả điện di được phân tích bằng phần
mềm GeneMapper® software v.3.2.1, cho
phép xác định được kiểu gen 16 locus hay
còn được gọi là hồ sơ ADN (DNA profile)
của mỗi cá thể nghiên cứu.
- Phân tích thống kê [4, 12]: Dữ liệu kiểu
gen 16 locus của 104 mẫu khảo sát được
nhập vào phần mềm Excel để quản lý và xử
lý dữ liệu. Sau đó, sử dụng phần mềm
EasyDNA_PopuData của tác giả Wing
Kam Fung và Yue-Qing Hu (Đại học Hồng
Kông) để tính tần suất alen và các chỉ số
thống kê cho 15 locus STR nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sử dụng nguyên liệu và phương pháp
nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã xây dựng
được bảng tần suất alen và các chỉ số thống
kê cho 15 locus STR trên NST thường
trong quần thể người Mường (N=104 cá
thể, trong đó có 61 nam và 43 nữ) sống tại
tỉnh Hòa Bình của Việt Nam được thể hiện
ở trong Bảng 1.
Tác giả Chakraborty, R. (1992) cho rằng
thông thường việc khảo sát với số lượng mẫu
trên 100 cá thể của mỗi quần thể nghiên cứu
cho phép chúng ta thu được các chỉ số thống
kê đáng tin cậy cho các tính toán về quan hệ
nhân thân tại quần thể đó [3]. Do đó, kết quả
trong nghiên cứu này của chúng tôi thực hiện
khảo sát trên số lượng mẫu là 104 cá thể
người Mường khỏe mạnh, không cùng quan
hệ huyết thống, được lựa chọn một cách ngẫu
nhiên từ quần thể người Mường sống tại tỉnh
Hòa Bình của Việt Nam là đảm bảo độ tin
cậy và có ý nghĩa cho các tính toán phân tích
thống kê quần thể phục vụ tốt cho công tác
pháp y nhận dạng cá thể người. Hơn nữa,
trong nghiên cứu này chúng tôi còn sử dụng
phần mềm EasyDNA_ PopuData để tính toán
tần suất alen, các chỉ số thống kê và kiểm tra
2 cho 15 locus STR nghiên cứu để kiểm tra
mức độ phù hợp giữa tần suất kiểu gen dị hợp
tử thu được từ thực nghiệm so với tần suất
kiểu gen dị hợp tử theo lý thuyết định luật
Hardy-Weinberg ở trạng thái cân bằng. Kết
quả phân tích bằng phần mềm cho thấy, tần
suất phân bố kiểu gen dị hợp tử của 15 locus
STR thu được từ thực nghiệm hoàn toàn phù
hợp với tần suất kiểu gen dị hợp tử theo lý
thuyết định luật Hardy-Weinberg ở trạng thái
cân bằng theo tiêu chuẩn 2 với độ tin cậy
95%. Điều này được thể hiện ở các giá trị
CHI của 15 locus STR này đều nhỏ hơn các
giá trị CHI(c) tương ứng (Bảng1). Ngoài ra,
các giá trị xác suất của việc kiểm tra sự phù
hợp theo định luật Hardy - Weinberg cân
bằng của các locus (P1) cũng đã được xác
định với tần suất dao động từ 0,047 (D5S818)
đến 0,966 (Penta D) (Bảng 1).
Kết nghiên cứu thu được ở Bảng 1, cho thấy
15 locus STR được sử dụng trong nghiên này
có tính đa hình cao thể hiện ở các chỉ số khả
năng phân biệt cá thể (PD) và tần suất kiểu
gen dị hợp tử theo thực nghiệm (OH) của mỗi
locus là tương đối cao. Khả năng phân biệt cá
thể (PD) của 15 locus STR nghiên cứu dao
động từ 0,768 (TPOX) đến 0,968 (FGA).
Tương tự, tần suất kiểu gen dị hợp tử theo
thực nghiệm (OH) cũng dao động từ 0,596
(TPOX) đến 0,875 (Penta E). Theo kết quả
212
thu được, nếu sử dụng 15 locus STR này
trong pháp y nhận dạng cá thể người và xác
định huyết thống cha con thì khả năng phân
biệt kết hợp (CPD) và khả năng loại trừ kết
hợp (CPE) có thể đạt được giá trị tương ứng
là 0,999999999999999998 và 0,999998. Điều
này có nghĩa là, nếu sử dụng 15 locus STR
này trong pháp y nhận dạng cá thể người và
xác định huyết thống cha con thì khả năng
nhận dạng chính xác có thể đạt tới hơn
99,9999999999999998% và khả năng loại trừ
quan hệ huyết thống cha con có thể đạt tới độ
chính xác hơn 99,9998%. Đây là hai chỉ số
quan trọng thường được dùng trong nhận
dạng cá thể và xác định huyết thống cha con.
Hai chỉ số này còn được gọi là độ tin cậy của
phương pháp nhận dạng cá thể người và xác
định huyết thống. Chính vì vậy, phương pháp
phân tích ADN sử dụng các locus STR trong
pháp y nhận dạng cá thể người và trong xét
nghiệm huyết thống được coi là phương pháp
cho kết quả chính xác nhất hiện nay về nhận
dạng cá thể người và xác định huyết thống.
Bảng 1. Tần suất alen và các chỉ số thống kê của 15 locus STR trên NST thường trong quần
thể người Mường sống ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam (N=104)
Allele
D3S1
258
TH0
1
D21S
11
D18S51
Penta_
E
D5S81
8
D13S3
17
D7S82
0
D16S
539
CSF1
P0
Penta
_D
vWA
D8S1
179
TPO
X
FGA
5 --- --- --- --- 0,029 --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
6 --- 0,106 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
7 --- 0,365 --- --- --- 0,014 --- 0,019 --- 0,029 0,024 --- --- 0,005 ---
8 --- 0,029 --- --- --- --- 0,404 0,154 --- --- 0,072 --- --- 0,601 ---
9 --- 0,385 --- --- --- 0,043 0,082 0,043 0,188 0,010 0,288 --- --- 0,072 ---
9.1 --- --- --- --- --- --- --- 0,019 --- --- --- --- --- --- ---
9.3 --- 0,048 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
10 --- 0,067 --- --- 0,053 0,255 0,087 0,197 0,101 0,274 0,144 --- 0,188 0,043 ---
11 --- --- --- --- 0,327 0,269 0,212 0,327 0,341 0,226 0,163 --- 0,173 0,240 ---
12 --- --- --- 0,058 0,125 0,260 0,130 0,173 0,279 0,389 0,173 --- 0,130 0,038 ---
13 --- --- --- 0,115 0,053 0,159 0,082 0,058 0,082 0,053 0,077 --- 0,183 --- ---
14 0,043 --- --- 0,212 0,082 --- 0,005 0,010 0,010 0,019 0,053 0,240 0,120 --- ---
15 0,250 --- --- 0,264 0,067 --- --- --- --- --- --- 0,014 0,135 --- 0,005
16 0,351 --- --- 0,183 0,038 --- --- --- --- --- --- 0,111 0,067 --- ---
17 0,308 --- --- 0,062 0,038 --- --- --- --- --- --- 0,231 0,005 --- ---
18 0,034 --- --- 0,029 0,058 --- --- --- --- --- --- 0,231 --- --- 0,010
19 0,010 --- --- 0,034 0,058 --- --- --- --- --- --- 0,154 --- --- 0,067
20 0,005 --- --- 0,019 0,034 --- --- --- --- --- --- 0,019 --- --- 0,053
20.2 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,005
21 --- --- --- 0,014 0,024 --- --- --- --- --- 0,005 --- --- --- 0,125
21.2 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,010
22 --- --- --- 0,005 0,014 --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,236
22.2 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,053
23 --- --- --- 0,005 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,163
23.2 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,014
213
Allele
D3S1
258
TH0
1
D21S
11
D18S51
Penta_
E
D5S81
8
D13S3
17
D7S82
0
D16S
539
CSF1
P0
Penta
_D
vWA
D8S1
179
TPO
X
FGA
24 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,154
24.2 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,043
25 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,034
25.2 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,005
26 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 0,024
28 --- --- 0,019 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
29 --- --- 0,250 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
30 --- --- 0,269 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
30.2 --- --- 0,043 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
31 --- --- 0,082 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
31.2 --- --- 0,077 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
32 --- --- 0,014 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
32.2 --- --- 0,168 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
33 --- --- 0,005 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
33.2 --- --- 0,058 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
34.2 --- --- 0,010 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
35.2 --- --- 0,005 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
OH 0,760 0,702 0,808 0,827 0,875 0,663 0,702 0,779 0,760 0,731 0,827 0,846 0,865 0,596 0,856
EH 0,717 0,700 0,818 0,829 0,848 0,768 0,754 0,795 0,754 0,718 0,825 0,799 0,848 0,572 0,864
EH_SE 0,044 0,045 0,038 0,037 0,035 0,041 0,042 0,040 0,042 0,044 0,037 0,039 0,035 0,049 0,034
PD 0,867 0,860 0,944 0,950 0,966 0,907 0,908 0,930 0,900 0,872 0,948 0,929 0,958 0,768 0,968
PE 0,461 0,439 0,646 0,666 0,708 0,551 0,538 0,604 0,528 0,467 0,659 0,608 0,699 0,279 0,733
CHI 4,400 3,540 2,460 2,180 0,490 12,230 1,420 4,310 1,240 0,520 4,620 12,420 3,470 0,190 2,300
CHI(c) 7,810 3,840 7,810 7,810 3,840 12,590 3,840 12,590 7,810 7,810 12,590 12,590 7,810 3,840 7,810
P1 0,644 0,085 0,296 0,592 0,568 0,047 0,744 0,111 0,147 0,944 0,966 0,278 0,836 0,492 0,579
OH: Tần suất kiểu gen dị hợp tử theo
thực nghiệm
EH: Tần suất kiểu gen dị hợp tử theo
lý thuyết
EH_SE: Sai số chuẩn của tần số dị
hợp tử theo lý thuyết
PD: Khả năng phân biệt cá thể
PE: Khả năng loại trừ một người đàn
ông ngẫu nhiên từ quan hệ huyết
thống cha con
CHI: Giá trị kiểm định 2 ở các trạng thái cân bằng
theo định luật Hardy - Weinberg của locus
CHI ( c ): Giá trị tới hạn 5 % của việc kiểm định 2
P1 : Giá trị xác suất của việc kiểm tra sự phù hợp với
định luật Hardy-Weinberg ở trạng thái cân bằng của
locus
214
4. KẾT LUẬN
Đã xây dựng được bảng tần suất alen bao
gồm các giá trị tần suất alen và các chỉ số
thống kê tương ứng cho 15 locus STR trên
NST thường (D3S1358, TH01, D21S11,
D18S11, PentaE, D5S818, D13S313,
D7S820, D16S359, CSF1PO, PentaD,
vWA, D8S1179, TPOX và FGA) của 104
cá thể người Mường khỏe mạnh, không
cùng quan hệ huyết thống và sống tại tỉnh
Hòa Bình của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đáp ứng
được các mục đích mong muốn. Các giá trị
tần suất alen và các chỉ số thống kê tương
ứng thu được của 15 locus STR nghiên cứu
có độ tin cậy cao, sử dụng tốt cho các tính
toán có liên quan tới các chỉ số nhận dạng
cá thể và chỉ số quan hệ huyết thống đối với
quần thể người Mường sống tại tỉnh Hòa
Bình, Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu cũng cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về
đặc tính di truyền quần thể người Mường
với những đặc trưng riêng, điều này cũng
có thể gợi mở hướng nghiên cứu mới về sự
đa dạng di truyền trong các nhóm quần thể
người dân tộc khác nhau của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Trong Hội, Lê Thị Bích Trâm,
Nguyễn Văn Hà, Trịnh Đình Đạt (2013).
Nghiên cứu tối ưu thành phần mutiplex
PCR cho 16 cặp mồi gắn huỳnh quang trên
hệ thống điện di mao quản. Tạp chí Phân
tích Hóa-Lý và Sinh học. T-18 - Số 3/2013.
Trang 29-34.
2. Butler, J.M. (2005). Forensic DNA
Typing. Elsevier Academic Press, Second
Edition.
3. Chakraborty, R. (1992) Human Biology
64:141-159
4. Fung, W.K., Hu, Y.Q. (2008). Statistical
DNA Forensics: Theory, Methods and
Computation. John Wiley & Sons Ltd.
5. Krenke, B. E., Tereba, A., Anderson, S.
J., Buel, E., Culhane, S., Finis, C. J.,
Tomsey, C. S., Zachetti, J. M., Masibay,
A., Rabbach, D. R., Amiott, E. A., and
Sprecher, C. J. (2002). Validation of a 16-
locus fluorescent multiplex system. J.
Forensic Sci. 47(4): 773-785.
6. Miller, S. A., et al. (1988). A simple
procedure for extracting DNA from human
nucleated cells. Nucleic Acids Research, 16,
1215.
7. Park et al, (2007). Method for
performing multiplex PCR with cyclic
changes of PCR parameters, United States
patent. No: US 7.183.056 B2.
8. Peter M. Vallone, Carolyn R. Hill, John
M. Butler (2008). Demonstration of rapid
multiplex PCR amplification involving 16
genetic loci. Forensic Science
International: Genetics 3: 42–45.
9. Promega Corp. (Revised 5/2014),
Technical Manual PowerPlex 16 HS
Systems. Part # TMD022 (5/14). Madison,
WI 53711-5399 USA.
10.
.htm
11.
etic-identity/str-analysis-for-forensic-and-
paternity-testing/
12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22425_74975_1_pb_9353_2096792.pdf