Kết luận
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã cô lập
bốn hợp chất bao gồm ba flavonoid 5,7-
dihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone (1),
2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone
(2), 6'-hydroxymethyl-2',5,7-trihydroxy-3-
methoxy-6,8-dimethylflavone (3) và một
isoflavonoid 2',5,7-trihydroxy-6,8-
dimethylisoflavone (4) từ rễ cây bông giấy B.
spectabilis. Trong đó, cấu trúc của bốn hợp chất
được xác định bằng các phương pháp phân tích
phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều 1D và
hai chiều 2D và phân tích khối phổ HR-ESIMS. Hơn thế, kết quả nghiên cứu phần trăm gây
độc tế bào I (%) trên các dòng tế bào ung thư
HeLa, MCF-7, NCI-H460 và HepG2 cho thấy
khả năng gây độc tế bào vượt trội của hợp chất
2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone
(2) và 2',5,7-trihydroxy-6,8-dimethylisoflavone
(4) (I > 50%). Vì vậy, chúng tôi định hướng sẽ
tiếp tục thử nghiệm hai hợp chất này để xác
định cụ thể giá trị IC50 trên bốn dòng tế bào ung
thư và tiếp tục cô lập thêm nhiều hợp chất khác
có giá trị hơn từ rễ cây bông giấy.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của rễ cây bông giấy Bougianvillea spectabilis, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Bạch Như Ý, Nguyễn Thị Kiều Phương / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 06(43) (2020) 46-51 46
Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư
của rễ cây bông giấy Bougianvillea spectabilis
Investigation on chemical composition and cytotoxicity
of the roots of Bougianvillea spectabilis
Trần Bạch Như Ýa,b, Nguyễn Thị Kiều Phươnga,b,*
Tran Bach Nhu Ya,b, Nguyen Thi Kieu Phuonga,b,*
aPhòng Thí nghiệm Vật liệu & Thiết bị Tương lai, Viện Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
aFuture Materials & Devices Laboratory (FM&D Lab), Institute of Fundamental and Applied Sciences, Duy Tan
University, Ho Chi Minh City, Vietnam.
bKhoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam.
bFaculty of Natural Sciences, Duy Tan University, 550000, Da Nang, Vietnam.
(Ngày nhận bài: 23/11/2020, ngày phản biện xong: 03/12/2020, ngày chấp nhận đăng: 18/12/2020)
Tóm tắt
Từ rễ cây bông giấy – Bougainvillea spectabilis thu hái ở tỉnh Tiền Giang, nghiên cứu đã cô lập được 4 hợp chất gồm:
ba hợp chất flavonoid 5,7-dihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone (1), 2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-
dimethylflavone (2), 6'-hydroxymethyl-2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone (3) và một hợp chất
isoflavonoid 2',5,7-trihydroxy-6,8-dimethylisoflavone (4). Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng các
phương pháp phân tích phổ hiện đại như phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR, và phân tích khối phổ HR-ESI-MS. Ngoài
ra, hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất này đã được khảo sát trên 4 dòng tế bào ung thư: HeLa, NCI-H460, MCF-
7 và HepG2. Kết quả bước đầu cho thấy các hợp chất này thể hiện phần trăm gây độc tế bào đáng kể so với chứng
dương camptothecin.
Từ khóa: Bougainvillea spectabilis; Flavonoids; Hoạt tính gây độc.
Abstract
From the roots of Bougianvillea spectabilis, collected at Tien Giang province, four compounds were isolated, including
three flavonoid compounds 5,7-dihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone (1), 2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-
dimethylflavone (2), 6'-hydroxymethyl-2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone (3), together with one
isoflavonoid compound 2',5,7-trihydroxy-6,8-dimethylisoflavone (4). The chemical structure of these compounds was
elucidated by NMR and HR-ESI-MS spectral analysis. Moreover, all of the isolated compounds (1–4) were tested for
cytotoxic activities against four cancer cell lines: HeLa, NCI-H460, MCF-7, and HepG2. Preliminary results showed that
these compounds displayed a significant percentage of cytotoxicity when compared with camptothecin-positive control.
Keywords: Bougainvillea spectabilis; Flavonoids; Cytotoxicity.
* Corresponding Author: Nguyen Thi Kieu Phuong, Future Materials & Devices Laboratory (FM&D Lab), Institute of
Fundamental and Applied Sciences, Duy Tan University, Ho Chi Minh City, Vietnam; Faculty of Natural Sciences,
Duy Tan University, 550000, Da Nang, Vietnam.
Email: nguyentkieuphuong1@duytan.edu.vn
06(43) (2020) 46-51
Trần Bạch Như Ý, Nguyễn Thị Kiều Phương / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 06(43) (2020) 46-51 47
1. Giới thiệu
Chi Bougainvillea thuộc họ Nyctaginaceae
đã được tìm thấy rộng rãi ở các nước Châu Á,
Châu Phi và Nam Mỹ, với khoảng18 loài, trong
đó có 3 loài chính: Bougainnvillea spectabilis,
B. glabra và B. buttiana. Ba loài thuộc chi
Bougainvillea này đã được nghiên cứu và sử
dụng rộng rãi như thuốc truyền thống điều trị
bệnh ho và cảm cúm [1]. Những nghiên cứu về
hóa thực vật bước đầu cho thấy vỏ, thân, lá và
rễ của các loài này có chứa đa dạng các hợp
chất như: phytosterol [2], triterpene [3-5],
alkaloid [6] và flavonoid [2, 5, 7]. Ngoài ra,
những nghiên cứu này cũng cho thấy hoạt tính
sinh học của những hợp chất được cô lập từ các
loài Bougainvillea như: Khả năng kháng tiểu
đường [8-11], kháng khuẩn [12], kháng viêm
[13-15], kháng cao mỡ máu [2], chống đông
máu [16], khả năng diệt ấu trùng [17], chống vô
sinh [18] và hoạt tính gây độc tế bào ung thư
[19]. Nghiên cứu về thành phần hóa học của
loài B. spectabilis cho thấy sự tồn tại các hợp
chất peltogynoid, flavonoid và khả năng gây
độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư
như KB, HeLa S-3, HT-29, MCF-7 và HepG2
[7, 19].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã cô lập và
xác định cấu trúc của ba hợp chất flavonoid 5,7-
dihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone (1),
2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone
(2), 6'-hydroxymethyl-2',5,7-trihydroxy-3-
methoxy-6,8-dimethylflavone (3) và một hợp
chất isoflavonoid 2',5,7-trihydroxy-6,8-
dimethylisoflavone (4) (Hình 1). Ngoài ra, khả
năng gây độc tế bào của các hợp chất này đã
được đánh giá trên bốn dòng tế bào ung thư là
HeLa, NCI-H460, MCF-7 và HepG2.
2. Thực nghiệm
Hình 1. Cấu trúc hóa học các hợp chất cô lập (1–4)
2.1. Phương pháp phân tích
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được đo
đạc trên máy phân tích quang phổ Bruker
Advance III (1H NMR: 500 MHz) và (13C
NMR: 125 MHz) và sử dụng tín hiệu dung môi
làm tham chiếu: Chloroform-d (H 7.26, C
77.16) và DMSO-d6 (H 2.50, C 39.52). Phân
tích khối phổ HR-ESI-MS được ghi nhận trên
máy khối phổ HR-ESI-MS LC-Agilent 1100
LC-MSD. Phương pháp phân tích sắc ký lớp
mỏng (TLC) được thực hiện trên các tấm silica
gel 60 F254 và 60 RP-18 F254S (Merck). Bản
mỏng TLC được phun bằng dung dịch nước
H2SO4 10% hoặc dung dịch clorua sắt (III) 5%
và được quan sát dưới đèn UV 254 nm. Sắc ký
cột (CC) được thực hiện trên silica gel mua từ
Merck loại 100 (70 - 230 Mesh ASTM).
2.2. Nguồn thực vật
Rễ cây bông giấy B. spectabilis trồng
khoảng 7 năm được thu hái ở tỉnh Tiền Giang,
Việt Nam. Mẫu vật chứng (số thứ tự BS -
A001) đã được lưu giữ tại Phòng thí nghiệm
Vật liệu & Thiết bị Tương lai (Phòng Thí
nghiệm FM&D), Viện Khoa học Cơ bản và
Ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân, Thành
phố Hồ Chí Minh.
2.3. Quy trình ly trích và cô lập các hợp chất
Rễ cây bông giấy B. spectabilis được rửa
sạch bằng nước và phơi khô dưới bóng râm ở
nhiệt độ phòng. Rễ khô được nghiền thành bột
O H
OOH
HO
HO
2
3
45
6
7 9
10
2' 4'
6'
8
4
O
O
R1
R3
R4
R5
R2
2
3
45
7 9
10
1'
3'
5'
A
B
C
R1 R2 R3 R4 R5
1: H H OCH3 OH OH
2: OH H OCH3 OH OH
3: OH CH2OH OCH3 OH OH
6
8
Trần Bạch Như Ý, Nguyễn Thị Kiều Phương / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 06(43) (2020) 46-51 48
(3.8 kg) và ngâm trong methanol (MeOH, 3 ×
20L) trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Phần dịch
lọc được cô đặc bằng cô quay chân không ở áp
suất thấp, thu được dịch chiết là cao methanol
thô (270 g). Sau đó, phần cao chiết thô này
được ngâm trong hỗn hợp H2O-MeOH (9:1,
v/v, 500 mL) và được phân chia thành các cao
khác nhau bởi các loại dung môi như: n-hexane
(3 × 300 mL), ethyl acetate (3 × 300 mL). Cuối
cùng thu được các phần cao chiết: Cao n-
hexane (H; 19 g), cao ethyl acetate (EA; 30 g)
và phần cao nước còn lại (221g).
Phần cao n-hexane H được sắc ký cột với
silica gel pha đảo (100 × 3.8cm) với hệ dung
môi rửa giải H2O-MeOH theo từng tỉ lệ (5:5,
4:6, 3:7, 1:9, và 0:1, v/v, mỗi loại 400mL) và
MeOH–acetone (9:1 và 4:1, v/v, mỗi loại 400
mL), tạo thành tám phần cao chiết nhỏ (H1-
H8). Phần cao H3 (1.5g) được sắc kí với silica
gel với dung môi rửa giải CHCl3-MeOH (99:1,
v/v, 300mL) thu được hai hợp chất (4) (5mg) và
hợp chất (3) (8mg).
Phần cao ethyl acetate EA được sắc ký cột
bằng silica gel pha đảo bằng cách sử dụng dung
môi rửa giải H2O-MeOH (1:0, 9:1, 7:3, 5:5, và
0:1, v/v, mỗi loại 500mL), và MeOH-acetone
(9:1 và 4:1, v/v, mỗi loại 500mL), tạo thành sáu
phần (EA1-EA6). Phân đoạn EA1 (8.0g) được
sắc ký cột silica gel với hệ dung môi rửa giải
CHCl3-MeOH (98:2, v/v, 200mL) tách được
hợp chất (1) (40 mg). Tách phân đoạn EA4 (1.7
g) qua sắc ký cột với silica gel với dung môi
rửa giải CHCl3-MeOH (96:4, v/v, 100mL) thu
được hợp chất (2) (5mg).
2.4. Thử nghiệm độc tính tế bào
Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của các
hợp chất (1–4) được tiến hành theo phương pháp
Sulforhodamine B (SRB). [22, 23] Thí nghiệm
được thực hiện trên các dòng tế bào ung thư như
HeLa, NCI-H460, MCF-7, và HepG2 tại nồng
độ 100 μg/mL. Camptothecin được sử dụng như
một chứng dương. Kết quả ghi nhận là giá trị
trung bình của kết quả từ ba thí nghiệm.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Xác định cấu trúc các hợp chất cô lập
Hình 2. Phổ tương tác HMBC trong hợp chất (1)
Hợp chất (1): Tinh thể màu vàng, nhiệt độ
nóng chảy: 202°C. Sắc ký bản mỏng TLC cho
thấy một vết màu vàng với Rf = 0,3 khi giải ly
bằng hệ dung môi chloroform: methanol (99:1)
và hiển thị bằng dung dịch H2SO4 10%. Phổ 1H
NMR (DMSO-d6, 500 MHz); δH 12.80 (1H,
brs, 5-OH), 5.48 (1H, brs, 7-OH), 8.10 - 8.12
(2H, m, H-2', H-6'), 7.52 - 7.53 (3H, m, H-3', H-
4', H-5'), 3.87 (3H, s, 3-OCH3), 2.33 (3H, s, 8-
CH3), 2.19 (3H, s, 6-CH3). Phổ 13C NMR
(DMSO-d6, 125 MHz) C 179.4 (C-4), 158.3
(C-7), 157.0 (C-5), 155.5 (C-2), 152.5 (C-9),
139.6 (C-3), 131.1 (C-1'), 131.0 (C-4'), 128.8
(C-2', C-6'), 128.5 (C-3', C-5'), 106.0 (C-6),
105.9 (C-10), 101.0 (C-8), 60.5 (3-OCH3), 7.9
(8-CH3), và 7.4 (6-CH3).
Phổ 13C NMR và HSQC hợp chất (1) xuất
hiện 18 tín hiệu carbon, bao gồm: Một carbon
carbonyl (δC 179.4), năm carbon sp2 được gắn
với oxygen (δC 158.3, 157.0, 155.5, 152.5, và
139.6), bốn carbon tứ cấp (δC 131.1, 106.0,
105.9, và 101.0), năm carbon methin hương
phương (δC 131.1, 128.8 × 2, và 128.5 × 2), một
carbon methoxy (δC 60.5) và hai carbon methyl
(δC 7.9, 7.4). Phổ 1H NMR xuất hiện các tín
hiệu cộng hưởng gồm: Một tín hiệu proton
hydroxyl kiềm nối tại vị trí δH 12.80, năm
proton hương phương (δH 8.10–8.12, 2H, m và
7.52–7.53, 3H, m), một tín hiệu proton methoxy
tại vị trí δH 3.87, và hai proton methyl tại vị trí
δH 2.33 và 2.19. Một khung sườn flavonoid
Trần Bạch Như Ý, Nguyễn Thị Kiều Phương / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 06(43) (2020) 46-51 49
càng được thể hiện rõ hơn bởi những tương tác
giữa proton và carbon xuất hiện trong phổ
HMBC của hợp chất (1) (hình 2). Từ các dữ
liệu phân tích trên và so sánh với bài báo đã
công bố của Dietz et al. (1981) [20] cho phép
xác định công thức của hợp chất (1) là 5,7-
dihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone.
Hợp chất (2): tinh thể hình kim màu vàng,
nhiệt độ nóng chảy: 209°C, sắc ký bản mỏng
TLC cho thấy một vế màu vàng với Rf = 0,22
khi giải ly bằng hệ dung môi CHCl3: MeOH
(99 : 1) và hiển thị bằng dung dịch H2SO4 10%.
Phổ 1H NMR (DMSO-d6, 500 MHz); δH 12.84
(1H, brs, 5-OH), 9.98 (1H, brs, 2'-OH), 9.71
(1H, brs, 7-OH) 7.42 (1H, dd, 7.6, 1.6, H-3’),
7.37 (1H, m, H-4'), 6.94 (1H, m, H-5'), 7.00
(1H, d, 8.2, H-6'), 3.71 (3H, s, 3-OCH3), 2.11
(3H, s, 8-CH3), 2.08 (3H, s, 6-CH3). Phổ 13C
NMR (DMSO-d6, 125 MHz) C 178.3 (C-4),
159.7 (C-7), 156.5 (C-5), 155.8 (C-2'), 155.6
(C-2), 152.3 (C-9), 138.8 (C-3), 131.8 (C-4'),
130.5 (C-3'), 118.8 (C-5'), 117.8 (C-1') 116.3
(C-6'), 106.7 (C-6), 104.6 (C-10), 101.6 (C-8),
59.9 (3-OCH3), 8.0 (8-CH3), và 8.0 (6-CH3)
[19]; phổ HR-ESI-MS m/z: [M-H]- 327.0880
đối với C18H15O6 (tính toán: C18H16O6-H,
327.0863). Từ những dữ kiện trên kết hợp so
sánh với bài báo đã công bố của Do L.T et al.
(2018) [19] cho phép xác định hợp chất (2) là
2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone
(Bougainvinone I).
Hợp chất (3): Tinh thể hình kim màu vàng,
nhiệt độ nóng chảy: 210°C, sắc ký bản mỏng
TLC cho thấy một vế màu vàng với với Rf =
0,28 khi giải ly bằng hệ dung môi cloroform:
methanol (9 : 1) và hiển thị bằng dung dịch
H2SO4 10%;
1H NMR (DMSO-d6, 500 MHz);
δH 12.86 (1H, brs, 5-OH), 5.12 (1H, brs, 1''-
OH), 4.38 (1H, d, 13.9, H-1''), 4.34 (1H, d,
13.9, H-1''), 6.88 (1H, d, 8.0, H-3'), 7.33 (1H, t,
7.9, H-4'), 7.04 (1H, d, 8.2, H-5') 3.63 (3H, s, 3-
OCH3) , 2.07 (3H, s, 8-CH3), 2.08 (3H, s, 6-
CH3).
13C NMR (DMSO-d6, 125 MHz) C 178.1
(C-4), 159.7 (C-7), 155.9 (C-5), 155.3 (C-2),
152.6 (C-9), 142.9 (C-6'), 139.4 (C-3), 131.1
(C-4'), 117.4 (C-5'), 115.6 (C-1'), 114.3 (C-3'),
106.8 (C-6), 104.7 (C-10), 101.6 (C-8), 59.7 (3-
OCH3), 60.5 (C-1''), 8.0 (8-CH3), và 8.0 (6-
CH3) [19]; phổ HR-ESI-MS m/z: [M+Na]+
381.0941 đối với C19H18O7 (tính toán:
C19H18O7+Na, 381.0945). Từ các kết quả phân
tích trên và so sánh với công bố của Do L.T. et
al. (2018) [19] cho phép xác định hợp chất (3) là
6'-hydroxymethyl-2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-
6,8-dimethylflavone (Bougainvinone J).
Hợp chất (4): Tinh thể hình kim màu vàng,
nhiệt độ nóng chảy: 158–159 °C, sắc ký bản
mỏng TLC cho thấy một vế màu vàng với Rf =
0,22 khi giải ly bằng hệ dung môi CHCl3:
MeOH (99:1) và hiển thị bằng dung dịch H2SO4
10%. Phổ 1H NMR (DMSO-d6, 500 MHz); δH
13.10 (1H, brs, 5-OH), 9.44 (1H, brs, 2'-OH),
8.30 (1H, s, H-2), 7.18 - 7.23 (1H, m, H-3', H-
4'), 6.90 (1H, dd, 8.0, 0.6, H-6'), 6.84 (1H, td,
7.4, 1.1, H-5'), 2.19 (3H, s, 8-CH3), 2.07 (3H, s,
6-CH3). Phổ 13C NMR (DMSO-d6, 125 MHz)
C 180.3 (C-4), 160.0 (C-7), 156.4 (C-5), 155.4
(C-2), 152.9 (C-9), 119.9 (C-3), 118.2 (C-1'),
129.4 (C-4'), 155.5 (C-2'), 115.6 (C-6'), 131.8
(C-3'), 118.6 (C-5'), 107.1 (C-6), 104.3 (C-10),
101.6 (C-8), 8.06 (8-CH3), và 8.09 (6-CH3)
[21]; phổ HR-ESI-MS m/z: [M+H]+ 299.0928
đối với C17H14O5 (tính toán: C17H14O5+H,
299.0914). Từ những dữ kiện trên kết hợp so
sánh với bài báo đã công bố Kuo H-T. et al.
(2011) [21] cho phép xác định hợp chất (4) là
2',5,7-trihydroxy-6,8-dimethylisoflavone (6,8-
dimethylisogenistein).
3.2. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất
cô lập.
Tất cả các hợp chất cô lập (1–4) được tiến
hành thử nghiệm phần trăm gây độc tế bào trên
Trần Bạch Như Ý, Nguyễn Thị Kiều Phương / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 06(43) (2020) 46-51 50
bốn dòng tế bào ung thư HeLa, NCI-H460,
MCF-7 và HepG2 bằng phương pháp thử
nghiệm sulforhodamine B với mẫu chứng
dương là camptothecin [22]. Trong Bảng 1, các
hợp chất (1–4) thể hiện phần trăm ức chế đáng
kể tại nồng độ 100 μg/mL khi so sánh với
chứng dương trong cùng điều kiện thử nghiệm.
Trong đó, hợp chất (2) cho thấy phần trăm ức
chế vượt trội nhất so với các hợp chất cô lập
còn lại trên 3 dòng tế bào: HeLa (82.56 %),
NCI-H460 (71.03 %), MCF-7 (72.41 %). Trong
khi đó, hợp chất (4) thể hiện phần trăm ức chế
cao nhất trên dòng tế bào HepG2 (63.03 %).
Hơn thế, hợp chất (2) còn thể hiện phần trăm
gây độc tế bào lớn hơn so với stigmast-4-ene-3-
one (27.12% trên dòng NCI-H460), benzyl β-
D-glucopyranoside (5.43% trên dòng HeLa), và
uracil (19.32% trên dòng MCF-7) được cô lập
từ hoa đu đủ đực Carica papaya [24]. Từ đó
cho thấy tiềm năng hoạt tính gây độc tế bào trên
bốn dòng tế bào ung thư HeLa, NCI-H460,
MCF-7 và HepG2 của các hợp chất cô lập từ rễ
cây bông giấy.
Bảng 1. Hoạt tính gây độc trên các dòng tế bào ung thư của các hợp chất cô lập (1–4)
Hợp chấta
HeLa NCI-H460 MCF-7 HepG2
I (%)
1 58.13 ± 0.98b) 20.16 ± 3.39 11.88 ± 0.07 28.17 ± 5.94
2 82.56 ± 1.81 71.03 ± 1.02 72.41 ± 4.12 38.93 ± 3.34
3 73.40 ± 7.70 43.19 ± 1.95 43.64 ± 1.41 33.87 ± 3.30
4 24.75 ± 3.88 29.16 ± 2.18 50.94 ± 1.57 63.03 ± 2.23
Camptothecinb 39.41 ± 7.56 55.54 ± 0.60 57.24 ± 1.92 48.59 ± 0.50
aHợp chất được khảo sát tại nồng độ 100 μg/mL. bChứng dương Camptothecin được khảo sát với
nồng độ 1μ g/mL trên dòng HeLa, 0.01 μg/mL NCI-H460, 0.05 μg/mL MCF-7 và 0.07 μg/mL
HepG2.
4. Kết luận
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã cô lập
bốn hợp chất bao gồm ba flavonoid 5,7-
dihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone (1),
2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone
(2), 6'-hydroxymethyl-2',5,7-trihydroxy-3-
methoxy-6,8-dimethylflavone (3) và một
isoflavonoid 2',5,7-trihydroxy-6,8-
dimethylisoflavone (4) từ rễ cây bông giấy B.
spectabilis. Trong đó, cấu trúc của bốn hợp chất
được xác định bằng các phương pháp phân tích
phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều 1D và
hai chiều 2D và phân tích khối phổ HR-ESI-
MS. Hơn thế, kết quả nghiên cứu phần trăm gây
độc tế bào I (%) trên các dòng tế bào ung thư
HeLa, MCF-7, NCI-H460 và HepG2 cho thấy
khả năng gây độc tế bào vượt trội của hợp chất
2',5,7-trihydroxy-3-methoxy-6,8-dimethylflavone
(2) và 2',5,7-trihydroxy-6,8-dimethylisoflavone
(4) (I > 50%). Vì vậy, chúng tôi định hướng sẽ
tiếp tục thử nghiệm hai hợp chất này để xác
định cụ thể giá trị IC50 trên bốn dòng tế bào ung
thư và tiếp tục cô lập thêm nhiều hợp chất khác
có giá trị hơn từ rễ cây bông giấy.
Tài liệu tham khảo
[1] Abarca-Vargas, R., Petricevich V. L., 2018.
Bougainvillea Genus: A Review on Phytochemistry,
Pharmacology, and Toxicology. Evid. Based
Complementary Altern. Med. 2018, 9070927.
[2] Jawla, S., Kumar, Y., Khan, M.S.Y., 2013. Isolation
of antidiabetic principle from Bougainvillea
spectabilis Willd (Nyctaginaceae) stem bark. Trop.
J. Pharm. Res. 12, 761-765.
[3] Ahmed, A.H., 2009. Biologically active saponins
from Bougainvillea spectabilis growing in Egypt.
Asian J. Chem. 21, 5510.
Trần Bạch Như Ý, Nguyễn Thị Kiều Phương / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 06(43) (2020) 46-51 51
[4] Mariajancyrani, J, Chandramohan, G., Saravanan.,
Elayaraja A., 2013. Isolation and antibacterial
activity of terpenoid from Bougainvillea glabra
Choicy leaves. Asian J. Plant Sci. Res. 3, 70-73.
[5] Simon, A., Tóth, G., Duddeck, H., Soliman, H.S.,
Mahmoud, I.I., Samir, H., 2006. Glycosides from
Bougainvillea glabra. Nat. Prod. Res. 20, 63-67.
[6] Heuer, S., Richter, S., Metzger, J.W., Wray, V.,
Nimtzt, M., Strack, D., 1994. Betacyanins from
bracts of Bougainvillea glabra. Phytochemistry.
37,761-767.
[7] Do, L.T., Aree, T., Siripong, P., Pham, T.N., Nguyen,
P.K., Tip-pyang, S., 2016. Bougainvinones A–H,
peltogynoids from the stem bark of purple
Bougainvillea spectabilis and their cytotoxic
activity. J. Nat. Prod. 79, 939-945.
[8] Adebayo, G.I., Alabi, O.T., Owoyele, B.V., Soladoye,
A.O., 2009. Anti-diabetic properties of the aqueous
leaf extract of Bougainvillea glabra (Glory of the
Garden) on alloxan-induced diabetic rats. Rec. Nat.
Prod. 3, 187.
[9] Al-Aboudi, A., Afifi, F.U., 2011. Plants used for the
treatment of diabetes in Jordan: a review of
scientific evidence. Pharm. Biol. 49, 221-239.
[10] Bhat, M., Zinjarde, S.S., Bhargava, S.Y., Kumar,
A.R., Joshi, B.N., 2011. Antidiabetic Indian plants: a
good source of potent amylase inhibitors. Evid.
Based Complementary Altern. Med. 2011.
[11] Narayanan, C., Joshi, D., Mujumdar, A., Dhekne,
V., 1987. Pinitol-a new anti-diabetic compound
from the leaves of Bougainvillea spectabilis. Curr.
Sci. 56, 139-141.
[12] Umamaheswari, A., Shreevidya, R., Nuni, A., 2008.
In vitro antibacterial activity of Bougainvillea
spectabilis leaves extracts. Adv. Biol. Res. 2, 1-5.
[13] Joshi, D., Mujumdar, A., Narayanan, C., 1984. Anti-
inflammatory activity of Bougainvillea spectabilis
leaves. Indian J. Pharm. Sci. 46, 187-188.
[14] Mandal, G., Chatterjee, C., Chatterjee, M., 2015.
Evaluation of anti-inflammatory activity of
methanolic extract of leaves of Bougainvillea
spectabilis in experimental animal models.
Pharmacognosy Res. 7, 18.
[15] Manivannan, E., Kothai, R., Arul, B., Rajaram, S.,
2012. Anti-inflammatory activity of Bougainvillea
spectabilis Linn. Res. J. Pharm. Biol. Chem. Sci. 3,
642-646.
[16] Sherwani, S.K., Khan, M.M., Zubair, A., Shah,
M.A., Kazmi, S.U., 2013. Evaluation of in vitro
thrombolytic activity of Bougainvillea spectabilis
leaf extract. Int. J. Pharm. Sci. Rev. Res. 21, 6-9.
[17] Shaiq Ali, M., Amir Ibrahim, S., Ahmed, F., Kashif
Pervez, M., 2005. Color versus bioactivity in the
flowers of Bougainvillea spectabilis
(Nyctaginaceae). Nat. Prod. Res. 19, 1-5.
[18] Mishra, N., Joshi, S., Tandon, V., Munjal, A., 2009.
Evaluation of anti-fertility potential of aqueous
extract of Bougainvillea spectabilis leaves in Swiss
Albino mice. Int. J. Pharm. Sci. Drug Res. 1, 19-23.
[19] Do, L.T., Aree T., Siripong, P., Vo, N.T., Nguyen,
T.T., Nguyen, P.K., Tip-pyang, S., 2018. Cytotoxic
flavones from the stem bark of Bougainvillea
spectabilis Willd. Planta Med. 84, 129-134.
[20] Dietz, V.H., Wollenweber, E., Favre-Bonvin, J.,
Smith, D.M., 1981. Two flavonoids from the frond
exudate of Pityrogramma triangularis var.
triangularis. Phytochemistry. 20, 1181-1182.
[21] Kuo, H-T., Peng, C-F., Huang, H-Y., Lin, C-H.,
Chen, I-S., Tsai, I-L., 2011. Chemical constituents
and antitubercular activity of Formosan Pisonia
umbellifera. Planta Med. 77, 736-741.
[22] Skehan, P., Storeng, R., Scudiero, D., Monks, A.,
McMahon, J., Vistica, D., Warren, J.T., Bokesch,
H., Kenney, S., Boyd, M.R., 1990. New colorimetric
cytotoxicity assay for anticancer-drug screening. J.
Natl. Cancer Inst. 82, 1107-1112.
[23] Keepers, Y.P., Pizao, P.E., Peters, G.J., van Ark-
Otte, J., Winograd, B., Pinedo, H.M., 1991.
Comparison of the sulforhodamine B protein and
tetrazolium (MTT) assays for in vitro
chemosensitivity testing. Eur. J. Canc. Clin. Oncol.
27, 897-900.
[24] Vo Thi Nga, Nguyen Thi Hanh Trang, Nguyen Thi
Anh Tuyet, Nguyen Kim Phi Phung, Ngo Thi Thuy
Duong, Nguyen Thi Hoai Thu, 2020. Ethanol extract
of the male Carica papaya flowers demonstrated non-
toxic against MCF-7, Hep-G2, HeLa, NCI-H460
cancer cell lines. Vietnam J. Chem., 58(1), 86-91.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
khao_sat_thanh_phan_hoa_hoc_va_hoat_tinh_gay_doc_te_bao_ung.pdf