Kết quả cho thấy sau 90 ngày mật độ tổng vi
sinh vật hiếu khí phát triển không nhiều, tăng từ
1,0 x 102 lên 5,8 x 102, tuy nhiên với giá trị này
vẫn còn trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN 1870 – 2007) quy định đối với
các sản phẩm mứt. Còn tổng số bào tử nấm men,
nấm mốc không phát hiện. Như vậy, sản phẩm mứt
đông trái quách sau thời gian 90 ngày vẫn đảm bảo
về mặt vi sinh vật
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thời gian bảo quản sản phẩm mứt Đông Quách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57
57 Số 19, tháng 9/2015
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
KHẢO SÁT THỜI GIAN BẢO QUẢN SẢN PHẨM MỨT ĐÔNG QUÁCH
SURVEYING THE TIME OF WOOD APPLE JAM PRESERVATION
Tóm tắt
Quách (Limonia acidissima L.) là một loại cây
ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng giá trị
kinh tế thấp và dễ hư hỏng. Với mục tiêu nâng cao
giá trị kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm từ trái
quách, sản phẩm mứt đông quách được chế biến
và bảo quản trong thời gian 90 ngày. Nồng độ
acid tăng lên từ 0,58% đến 0,63% và pH giảm nhẹ
từ 3,98 xuống 3,94. Đường tổng tăng 1% và hàm
lượng chất rắn tổng số tăng 1,65%. Màu sắc hơi
sậm sau 90 ngày, tương ứng với giá trị L* giảm
từ 27,23 xuống 26,05; giá trị a* và b* không có
sự khác biệt nhiều, a* dao động từ 3,93 đến 3,95
và b* dao động từ 4,22 đến 4,24. Không phát hiện
tổng số bào tử nấm men, nấm mốc, tổng vi sinh vật
hiếu khí dưới giới hạn cho phép và chất lượng sản
phẩm không thay đổi trong thời gian bảo quản 90
ngày ở nhiệt độ phòng.
Từ khóa: Trái quách, mứt đông quách.
Abstract
Wood apple (Limonia acidissima L.) is highly
nutritious but low in the value of economy and is
easily perishable. In order to increase the value of
economy and diversify product from wood apple,
wood apple jam is developed and preserved within
90 days. The acidic content of jam increased
from 0.58 to 0.63% and pH decreased from 3.98
to 3.94. Total sugar increased up to 1% and total
soluble solids rose to 1.65%. Color of jam was
slight-dark corresponding the value of L* that
decreased from 27.23 to 26.05. There was no big
difference in the value of a* and b*, a * varied
from 3.93 to 3.95 and b * varied from 4.22 to 4.24.
No detectable yeast and mold spore were found,
the microbial load of jam was under the limit and
the product quality remained unchanged during
90 days’ preservation at the room temperature.
Keywords: Wood apple, wood apple jam.
1. Giới thiệu1
1.1. Trái quách
Trái quách (Limonia acidissima L.) là một loại
của loài quách trong họ Rutaceae (chi Citrus).
Ở Ấn Độ, quách còn có tên là elephant apple,
monkey fruit, curd fruit, kathbel; ở Malaysia gọi
là gelinggai hoặc belinggai; ở Thái Lan, ma-khwit;
ở Campuchia, kramsang; ở Lào, ma-fit (Morton,
1987). Quách có xuất xứ gần với cây dại ở vùng
đồng bằng khô cằn của Ấn Độ và đảo Ceylon, loại
cây này thường được trồng dọc theo đường và trên
bờ đê của các cánh đồng và thỉnh thoảng được trồng
trong vườn cây ăn trái. Ở Việt Nam, cây quách đã
có mặt trên đất Trà Vinh từ hơn nửa thế kỷ. Cây
quách cao, tán lá rộng nên được nhiều người dân
tại Trà Vinh trồng quanh nhà để làm bóng mát. Cây
quách thường thấy trong khuôn viên chùa Khmer,
quách được trồng thành hàng, tán giao tán. Khi đến
mùa, cây quách trĩu quả trông rất đẹp, quả có hình
tròn hoặc ovan, đường kính từ 5 -12,5cm, vỏ cứng,
màu trắng xám như lớp mốc và dày 6mm. Trồng
khoảng 7 năm thì cho trái. Quách già hàng chục
tuổi cho 200 - 300 trái hằng năm. Trái bắt đầu chín
rải rác từ cuối tháng 7, chín rộ từ tháng 10 đến cuối
1 Thạc sĩ, Trung tâm Công nghệ Sau Thu hoạch – Trường Đại học Trà Vinh
tháng 1 và đến tháng 3 năm sau thì hết trái. Giống
như sầu riêng, quách bắt đầu chín thì tự rụng, dù
rơi từ trên cao xuống nhưng quách không giập vỡ
vì vừa chớm chín, trái còn rắn. Để ngoài không
khí ở nhiệt độ phòng thì khoảng 2 - 3 ngày sau
quách chín hoàn toàn và bảo quản được một tuần.
Thịt quả chín có màu nâu, nhiều bột, mùi thơm đặc
trưng quyến rũ, vị chua thanh và ngọt dịu với nhiều
hạt nhỏ, trắng phân bố khắp ruột quả. Trái càng
chín thơm, ruột càng sậm màu.
Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt quả và hạt
Thành phần Thịt quả Hạt
Nước 74,0% 4,0%
Protein 8,00% 26,18%
Chất béo 1,45% 27%
Carbohydrat 7,45% 35,49%
Tro 5,0% 5,03%
Canxi 0,17% 1,58%
Phospho 0,08% 1,43%
Sắt 0,07% 0,03%
Tanin 1,03% 0,08%
Acid tổng số 0,3 - 0,8%
(Nguồn: Morton, 1987)
Bên cạnh các thành phần chính, trong quách
còn chứa một số vitamin thiết yếu như Carotine,
Nguyễn Kim Phụng1
58
58 Số 19, tháng 9/2015
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Thiamine, Riboflavin, Niacin, Vitamin C and
Choline cần thiết cho cơ thể.
Bảng 1. Hàm lượng các vitamin trong 100g thịt quả
Thành phần Hàm lượng
Carotine(ug) 61
Thiamine(mg) 0
Riboflavin(mg) 0
Niacin(mg) 1
Total_B6(mg) -
VitaminC(mg) 8
(Nguồn: Morton, 1987)
Trái quách còn được sử dụng như thực phẩm
dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, tăng
cường sức khỏe và có khả năng kháng khuẩn rất
tốt (Darsini và ctv, 2013). Trái quách chín chứa
nhiều polyphenol (Ilaiyaraja và ctv, 2015). Thịt
quả quách chín được sử dụng như là phương thuốc
kích thích tiêu hóa và trị bệnh tiêu chảy. Ngoài ra,
các bộ phận khác của cây quách đều có công dụng
làm thuốc. Lá, vỏ, rễ và bột quách được làm thuốc
đắp lên vết thương, vết đốt, nọc của côn trùng.
Nước ép của lá non được trộn với sữa xem như là
phương thuốc chữa bệnh đường ruột của trẻ em và
nước sắc lá được dùng để hỗ trợ tiêu hóa (Intekhab
và Aslam, 2009).
1.2. Mứt đông
Mứt đông là các sản phẩm chế biến từ quả
tươi hoặc từ quả bán chế phẩm (puree quả, nước
quả, quả sunfit hoá) nấu với đường đến độ khô 60
- 65%, có bổ sung pectin, agar hay carrageenan
để tạo gel đông. Sản phẩm mứt nổi bật là vị ngọt,
thơm đặc trưng của quả. Ngoài hàm lượng đường
khá lớn của quả, người ta còn bổ sung thêm một
lượng khá lớn đường tinh khiết (Smith, 1993).
Mứt đông jelly: mứt được chế biến từ nước quả
trong suốt. Nếu nước quả sunfit hoá, trước khi nấu
mứt phải khử SO
2
bằng cách đun nóng để hàm
lượng SO
2
trong sản phẩm không quá 0,025%. Tùy
theo độ nhớt của nước quả và độ đông của sản phẩm
mà người ta bổ sung hoặc không bổ sung pectin.
Mứt đông jam: mứt đông chế biến từ puree
quả, có thể dùng riêng một chủng loại hoặc hỗn
hợp nhiều loại quả, có thể dùng puree quả tươi hay
puree quả bán chế phẩm.
Mứt miếng đông marmalade: mứt miếng đông
chế biến từ quả (tươi, sunfit hoá hay lạnh đông) để
nguyên hay cắt miếng, nấu với đường, có bổ sung
hoặc không bổ sung acid thực phẩm và pectin (Hui
và ctv, 2006).
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
Nguyên liệu: trái quách (Limonia acidissima
L.) được mua tại chợ Trà Vinh. Trái quách được
chọn vừa chín tới, vỏ màu trắng sáng và không bị
nứt, ngửi thấy có mùi thơm nhẹ, mua về bảo quản
ở nhiệt độ phòng khoảng 2 - 3 ngày để quách chín
hoàn toàn, xuất hiện mùi thơm nhiều, vỏ hơi sậm
màu. Sau đó được bảo quản trong tủ đông. Mỗi trái
quách có trọng lượng khoảng 500 - 600g.
Phụ gia: đường tinh luyện La Ngà (99,8%);
Acid citric (99,5%); Kappa – Carrageenan
(99,0%); Pectin HMP (99,5%).
Hóa chất: ống chuẩn NaOH 0,1N (Việt Nam);
Phenolphtalein (99%) (Trung Quốc); Chì acetat
(99,5%) (Pb(CH
3
COO)
2,
Trung Quốc); Đồng
sunfat (98%) (CuSO
4.
5H
2
O, Đài Loan); Kali natri
tactrat (99,5%) (C
4
H
4
KNaO
6
.4H
2
O, Trung Quốc);
Sắt sunfat III (99,5%) (Fe
2
(SO
4
)
3
, Trung Quốc);
Kali permanganate (99%) (KMnO
4
, Việt Nam);
Acid clohydric (37%) (HCl, Việt Nam).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phân tích thành phần hóa học của
trái quách
Mục đích: xác định một số thành phần hóa học
cơ bản của trái quách.
Số mẫu thí nghiệm: 10 mẫu, mỗi mẫu lặp lại 3 lần.
Các chỉ tiêu xác định: hàm lượng nước, hàm
lượng đường tổng, độ Brix, pH, acid tổng số.
Cách tiến hành: chọn những trái quách chín
hoàn toàn có mùi thơm nồng và vỏ hơi sậm màu,
không chọn quả nứt, quả sâu. Chọn những trái có
khối lượng từ 500 - 600 g. Rửa sạch tạp chất, bụi
bẩn bám trên bề mặt trái. Đập nứt vỏ, cạo lấy phần
thịt quả, chà loại bỏ hạt và xơ thô, thu được phần
thịt quả. Phân tích các chỉ tiêu hóa học của thịt
quả tại Phòng Thí nghiệm Thực phẩm, Trung tâm
Công nghệ Sau Thu hoạch, Trường Đại học Trà
Vinh.
Cân khối lượng trái quách, khối lượng thịt quả,
khối lượng vỏ từ đó tính toán được tỉ lệ thịt quả
trong nguyên liệu.
2.2.2. Khảo sát sự thay đổi một số chỉ tiêu của
mứt đông quách qua thời gian bảo quản
- Chuẩn bị mứt đông: chọn những trái quách
chín hoàn toàn có mùi thơm nồng và vỏ hơi sậm
59
59 Số 19, tháng 9/2015
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
màu, không chọn quả nứt, quả sâu, rửa sạch tạp
chất, bụi bẩn bám trên bề mặt trái, đập nứt vỏ, cạo
lấy phần thịt quả, pha loãng với nước, chà loại bỏ
xơ, hạt và lọc lại để loại hết phần xơ nhỏ thu được
phần dịch quả. Bổ sung đường (50%), acid citric
(0,3%), pectin (0,7%), carrageenan (0,6%). Thực
hiện cô đặc trong nồi chân không ở điều kiện áp
suất chân không 600 mmHg, giữ nhiệt trong 4 phút
sau đó dừng quá trình cô đặc lại và thực hiện rót
nóng jam vào keo thủy tinh đã được rửa sạch. Làm
mát sản phẩm để quá trình tạo gel hoàn toàn (Yoo
và ctv, 2003).
- Tiến hành bảo quản: sản phẩm được bảo quản
ở nhiệt độ phòng, thời gian được theo dõi cho đến
khi sản phẩm bị hỏng. Sản phẩm được theo dõi sự
biến đổi độ Brix, pH, độ acid, đường tổng, tổng số
vi sinh vật hiếu khí, tổng số nấm men, nấm mốc.
2.3. Phương pháp đánh giá
Các chỉ tiêu chất lượng được phân tích: chỉ tiêu
hóa lý, vi sinh, đánh giá cảm quan
Bảng 3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa học
STT
Các chỉ tiêu
phân tích
Phương pháp phân tích
1 pH Sử dụng pH kế
2 Độ Brix Sử dụng chiết quang kế
3 Màu sắc Sử dụng máy so màu Colorimeter NR – 3000.
4
Hàm lượng
đường (%)
Định lượng đường tổng theo
TCVN 4594-88
5
Hàm lượng
acid tổng số,
tính theo acid
citric (%)
Chuẩn độ bằng NaOH
0,1N với chất chỉ thị màu
phenolphthalein (Phạm Văn
Sổ và Bùi Thị Nhu Thuận,
1991)
Đánh giá cảm quan: đánh giá cảm quan sản phẩm
mứt đông bằng phương pháp phân tích mô tả định
lượng QDA (Quantitative Descriptive Analysis)
(Kemp và ctv, 2009; Lawless và Heymann, 2010).
Hội đồng đánh giá cảm quan gồm 13 thành viên có
am hiểu chuyên môn về đánh giá chất lượng thực
phẩm. Thuộc tính của mứt đông được miêu tả bao
gồm: màu sắc, mùi, vị và cấu trúc. Mỗi thuộc tính
được xây dựng theo thang điểm mô tả từ 1 đến 5.
Bảng 4. Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá cảm quan
sản phẩm mứt đông quách
Chỉ tiêu Điểm Mức độ mô tả
Mùi
5 Thơm mùi quách đặc trưng
4 Thơm nhẹ của quách
3 Mùi nhẹ của quách và mùi đường nhẹ
2 Có mùi đường rõ
1 Có mùi lạ
Vị
5 Chua, ngọt hài hòa
4 Chua, ngọt vừa phải
3 Hơi chua hoặc hơi ngọt
2 Vị quá chua hoặc quá ngọt
1 Có vị lạ
Màu
sắc
5 Màu vàng sáng tự nhiên của quách chín.
4 Màu vàng của quách chín
3 Màu hơi nhạt hoặc hơi sậm
2 Màu quá nhạt hoặc quá sậm
1 Màu sắc lạ
Cấu
trúc
5 Dẻo mềm vừa phải
4 Ít dẻo và mềm
3 Ít dẻo và hơi cứng
2 Ít dẻo và cứng
1 Lỏng sệt, không dẻo
2.4. Phương pháp xử lý số liệu: thí nghiệm được
xử lý thống kê bằng phần mềm chuyên dụng JMP
9.0.2 (SAS Institute Inc., 2011; USA) và Microsoft
Excel 2007 (Microsoft corp., 2007; USA). Phương
trình hồi quy thể hiện thông qua giá trị hệ số điều
chỉnh R2 (adjusted-R2). Các giá trị p < 0,05 được
coi là có ý nghĩa thống kê.
3. Kết quả thảo luận
3.1. Đặc tính lý hóa của trái quách
Trong chế biến, thành phần nguyên liệu là yếu
tố quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
sản phẩm. Việc lựa chọn nguyên liệu đúng độ chín
đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự
ổn định của của chất lượng thành phẩm. Phân tích
thành phần hóa học của trái giúp chọn biện pháp
chế biến phù hợp.
Bước đầu xác định được thành phần hóa học cơ
bản có trong quả quách tươi ở Trà Vinh, mỗi trái
quách có khối lượng trung bình khoảng 500 ÷ 700
g với tỉ lệ thịt quả khoảng 65%, hàm lượng nước
chiếm 74%, đường tổng 7,56%, tổng nồng độ chất
khô hòa tan 13,5oBrix, độ acid 0,56%, pH 3,98 và
khá ít vitamin C (3 mg%).
60
60 Số 19, tháng 9/2015
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Bảng 5. Thành phần hóa học cơ bản của thịt quả
quách tại tỉnh Trà Vinh
Chỉ tiêu Hàm lượng*
Nước (%)
Hàm lượng đường tổng (%)
74,00 ± 0,15
7,56 ± 0,20
oBrix 13,5 ± 0,2
Hàm lượng acid (%) 0,56 ± 0,10
pH 3,98 ± 0,21
Vitamin C (mg %) 3,00 ± 0,25
Ghi chú: * là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.
Bên trong trái quách, ngoài thịt quả còn có rất
nhiều hạt, xơ và vỏ chiếm tỉ lệ lớn. Hình 1 cho
biết tỉ lệ giữa hạt, xơ sợi, vỏ và thịt quả trong quả
quách, những dữ liệu này giúp tính toán được
nguồn nguyên liệu chế biến và hiệu suất thu hồi
sau này.
Hình 1. Tỉ lệ các thành phần có trong quả quách
Hình 1 cho thấy tỉ lệ thịt quả chiếm cao nhất
64,878% so với toàn bộ khối lượng nguyên liệu.
Trong quá trình thí nghiệm, phần thịt quả được lấy
để làm mứt quách, các thành phần khác loại bỏ.
3.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu của mứt đông
quách qua thời gian bảo quản
Sau khi có được thông số hoàn thiện của quy
trình chế biến mứt đông quách, sản phẩm mứt đông
quách được đựng trong keo thủy tinh, bảo quản ở
nhiệt độ phòng, thời gian theo dõi là 90 ngày. Sự
biến đổi độ Brix, pH, độ acid và đường tổng của
sản phẩm được ghi nhận và trình bày tại Bảng 6.
Bảng 6. Sự thay đổi một số chỉ tiêu của mứt đông
quách theo thời gian bảo quản
Thời
gian
bảo
quản
(ngày)
TSS
(obrix) pH
Độ acid
(%)
Đường
tổng (%)
0 60,5 ± 0,2c 3,98 ± 0,02a 0,58 ± 0,12c 59,5 ± 0,1c
30 60,9 ± 0,2b 3,96 ± 0,03b 0,59 ± 0,10b 59,6 ± 0,1c
60 61,0 ± 0,2b 3,95 ± 0,04c 0,62 ± 0,12a 59,7 ± 0,1b
90 61,5 ± 0,2a 3,94 ± 0,03d 0,63 ± 0,12a 60,1 ± 0,1a
(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột
thể hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý
nghĩa p < 0,05)
Độ Brix thể hiện hàm lượng chất khô hòa tan,
đây là thông số quan trọng trong chế biến mứt để
kết thúc quá trình chế biến, độ Brix sản phẩm phải
đạt trên 60oBx. Có sự tăng nhẹ hàm lượng chất rắn
tổng số từ 60,5 lên 61,5 sau 3 tháng bảo quản. Sự
tăng độ Brix trong quá trình bảo quản là do sự thủy
phân acid của polysaccharides, đặc biệt là gums
và pectin.
Các sản phẩm trái cây được chế biến ở pH thấp
có thời gian bảo quản dài. Với pH < 4 sẽ ức chế
được sự phát triển của một số vi sinh vật hiếu khí.
Thông số pH được đánh giá nhằm kiểm soát thời
gian bảo quản của sản phẩm. Suốt thời gian bảo
quản 90 ngày, pH giảm nhẹ từ 3,98 xuống 3,94.
Độ acid là thước đo thời gian bảo quản của sản
phẩm, độ acid được đánh giá suốt giai đoạn chuẩn
bị và bảo quản sản phẩm. Nồng độ acid tăng lên từ
0,58 đến 0,63% sau 90 ngày. Acid tăng lên có thể
là do sự tạo thành acid, do sự oxy hóa của đường
khử hoặc sự phá vỡ liên kết pectic và acid uronic
(Iqbal và ctv, 2001).
Có sự tăng nhẹ hàm lượng đường tổng với giá trị
tăng 1% trong 90 ngày bảo quản. Tương tự nghiên
cứu của Safdar và ctv (2012) suốt thời gian bảo
quản mứt xoài. Hàm lượng đường tổng tăng lên
trong quá trình bảo quản là do sự chuyển hóa tinh
bột và carbohydrates không tan khác thành đường.
Nhìn chung, độ Brix, đường tổng, độ acid của sản
phẩm tăng nhẹ khi thời gian bảo quản càng dài.
Màu sắc của sản phẩm được đo màu bằng máy
đo màu Colorimeter NR, kết quả được trình bày
trong Bảng 7.
Bảng 7. Sự thay đổi màu sắc (L*, a*, b*) của mứt
đông quách theo thời gian bảo quản
Thời
gian bảo
quản
(ngày)
L* a* b*
0 27,23 ± 0,27b 3,94 ± 0,19ab 4,22 ± 0,21ab
30 27,02 ± 0,24e 3,95 ± 0,20a 4,23 ± 0,20ab
60 26,97 ± 0,22a 3,93 ± 0,21c 4,24 ± 0,18ab
90 26,05 ± 0,24e 3,94 ± 0,24ab 4,23 ± 0,19a
(Ghi chú: Các kí tự khác nhau trên cùng một cột
biểu thị sự khác nhau của các nghiệm thức ở mức ý
nghĩa p < 0,05)
Màu sắc là yếu tố quan trọng đối với sản phẩm
61
61 Số 19, tháng 9/2015
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
mứt đông, màu sắc được ưa thích thường là màu
sáng. Khi nấu mứt trong điều kiện áp suất chân
không có lợi thế là giữ được mùi thơm và màu của
trái cây tự nhiên, hạn chế được phản ứng caramen
hóa. Màu sắc hầu như không thay đổi khi bảo quản
được 2 tháng, màu sắc sản phẩm bắt đầu sậm hơn
sau 90 ngày bảo quản, điều này được thể hiện việc
giảm giá trị L* xuống còn 26,05.Giá trị a* và b* thì
không có sự khác biệt nhiều sau 3 tháng bảo quản,
giá trị a* dao động từ 3,93 đến 3,95 và giá tri b* dao
động từ 4,22 đến 4,24.
Bảng 8. Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc và mật
độ tổng vi khuẩn hiếu khí trong thời gian bảo quản
Thời
gian bảo
quản
(ngày)
Tổng vi
khuẩn hiếu
khí (CFU/g)
Tổng số bào tử nấm men,
nấm mốc (CFU/g)
0 1,0 x 102 Không phát hiện (LOD =10)
30 2,4 x 102 Không phát hiện (LOD =10)
60 2,8 x 102 Không phát hiện (LOD =10)
90 5,8 x 102 Không phát hiện (LOD =10)
Kết quả cho thấy sau 90 ngày mật độ tổng vi
sinh vật hiếu khí phát triển không nhiều, tăng từ
1,0 x 102 lên 5,8 x 102, tuy nhiên với giá trị này
vẫn còn trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN 1870 – 2007) quy định đối với
các sản phẩm mứt. Còn tổng số bào tử nấm men,
nấm mốc không phát hiện. Như vậy, sản phẩm mứt
đông trái quách sau thời gian 90 ngày vẫn đảm bảo
về mặt vi sinh vật.
Sản phẩm được đánh giá cảm quan các chỉ tiêu
mùi, màu sắc, vị, và cấu trúc sau thời gian 90 ngày.
Kết quả cho thấy, điểm cảm quan về chỉ tiêu vị
không thay đổi, có sự giảm nhẹ số điểm cảm quan
về cấu trúc, màu sắc và mùi, nhưng về mặt thống kê
thì không có sự khác biệt giữa thời gian bảo quản
90 ngày so với lúc ban đầu với mức ý nghĩa 95%.
Vì thế, sản phẩm mứt đông quách vẫn đảm bảo
an toàn cho người sử dụng sau thời gian 90 ngày.
0
1
2
3
4
5
6
Đ
iể
m
C
Q
V
đá
nh
g
iá
0 30 60 90
Ngày
Mean(Màu sắc)
Mean(Mùi)
Mean(Vị)
Mean(Cấu trúc)
Hình 2. Đánh giá cảm quan sản phẩm mứt đông quách sau 90 ngày bảo quản
(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa p < 0,05)
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành các thí
nghiệm đánh giá cảm quan, phân tích thành phần
hóa lý và tổng vi sinh vật hiếu khí, sản phẩm mứt
đông từ trái quách được chuẩn bị và bảo quản ở
nhiệt độ phòng trong thời gian 90 ngày, kết quả
cho thấy chất lượng sản phẩm không thay đổi và
tổng vi sinh vật hiếu khí dưới giới hạn cho phép và
không phát hiện tổng số nấm men, nấm mốc.
62
62 Số 19, tháng 9/2015
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tài liệu tham khảo
Darsini DTP, Maheshu V, Vishnupriya M, Nishaa S, Sasikumar JM.. 2013. “Antioxidant potential
and amino acid analysis of underutilized tropical fruit Limonia acidissima L.”. Free Radicals and
Antioxidants 3: 63-69.
Hui, Y.H., Barta, J., Cano M.P., Gusek T.W., Sidhu, J.S., and Sinha, N.K.. 2006. Handbook of Fruits
and Fruit Processing. Blackwell Publishing, USA, pp. 310-456.
Intekhab, J., Aslam, M.. 2009.“Isolation of a flavonoid from Feronia limonia”.Journal of Saudi
Chemical Society 13: 295-298.
Iqbal, S.A., Yasmin, S., Wadud, A., Shah, W.H.. 2001. “Production, storage, packing and quality
evaluation of guava nectar”. Journal of Food Science 11: 33-36.
Ilaiyaraja N., Likhith, K.R., Sharath Babu, G.R., Farhath Khanum. 2015. “Optimisation of extraction
of bioactive compounds from Feronia limonia (wood apple) fruit using response surface methodology
(RSM)”. Food Chemistry 173: 348-354.
Kemp, S.E., Hollowood, T., Hort, J.. 2009. Sensory Evaluation: A practical handbook. Blackwell
Publishing, UK, pp. 47-139.
Lawless, H.T. and Heymann, H.. 2010. Sensory Evaluation of Food: Principles and Practices.
Second Edition, Springer, pp. 258-319.
Morton J.F.. 1987. Wood-Apple. In Fruits of warm climates. Flare Books, Miami, Florida, pp. 190-
201.
Phạm, Văn Sổ và Bùi, Thị Nhu Thuận. 1991. Kiểm nghiệm lương thực thực phẩm. Khoa Hóa học
Thực phẩm. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trang 179-190.
Safdar, M.N., Mumtaz, A., Hameed, T., Siddiqui, N., Khalil, S. and Amjad, M.. 2012. “Storage
Studies of Jam Prepared from Different Mango Varieties”. Pakistan Journal of Nutrition 11(7): 555-561.
Smith, D.A. 1993. Jams and Preserves. In Methods of Manufacture. University of Nebraska, Lincoln,
NE, USA, pp. 3409-3415.
Yoo, B., Yoo, D., Kim, Y.R., and Lim, S.T.. 2003. “Effect of Sugar Type on Rheological Properties
of High-methoxyl Pectin Gels”. Food Science and Technology 12 (3): 316 - 319.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (20).pdf