KẾT LUẬN
Qua khảo sát thực trạng công tác truyền
máu tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu
Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận
sau:
- Lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu
tình nguyện là 99%.
- Hệ nhóm máu ABO gặp nhiều nhất l nhóm
máu O (42,9%), thấp nhất là nhóm máu AB (5,
4%). Hệ nhóm máu Rh (D) chủ yếu là Rh (+)
chiếm 99,87%, Rh (-) chiếm 0,13%.
- Đã sản xuất được các chế phẩm máu như:
Khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương các
loại, tủa lạnh.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các xét nghiệm
an toàn truyền máu theo quy chế truyền máu
năm 2007.
KHUYẾN NGHỊ
Bộ Y tế cần quan tâm hơn nữa đến các Trung
tâm Truyền máu khu vực, cần đầu tư trang thiết
bị, cơ sở vật chất để các Trung tâm có thể thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ, đảm bảo tiếp
nhận, dự trữ, cung cấp máu và chế phẩm máu
đầy đủ, an toàn cho người bệnh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực trạng công tác truyền máu tại trung tâm huyết học - truyền máu Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 438
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN MÁU
TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU THÁI NGUYÊN
Nguyễn Kiều Giang*, Nguyễn Văn Tư*, Vũ Bích Vân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: “Khảo sát thực trạng công tác truyền máu tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Thái Nguyên
từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010”.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: các hoạt động truyền máu tại trung tâm Huyết học - Truyền máu
Thái Nguyên năm 2010, nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.
Kết quả: Qua khảo sát thực trạng công tác truyền máu tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái
Nguyên, chúng tôi thu được kết quả như sau: Số đơn vị máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện l 99%.
Hệ nhóm máu ABO: nhiều nhất là nhóm máu O (42,9%), thấp nhất là nhóm máu AB (5,4%). Hệ nhóm máu
Rh(D): Rh(+) chiếm 99,87%, Rh(-) chiếm 0,13%. Đã sản xuất được các chế phẩm máu: Khối hồng cầu, khối tiểu
cầu, huyết tương các loại, tủa lạnh. Thực hiện đúng và đủ các xét nghiệm theo quy chế truyền máu 2007.
Kết luận: Thực hiện đúng và đủ các xét nghiệm an toàn truyền máu theo quy chế truyền máu năm 2007.
Từ khóa: Công tác Truyền máu.
ABSTRACT
SURVEY ON THE WORK OF BLOOD TRANSFUSION AT THE THAI NGUYEN HEMATOLOGY
AND BLOOD TRANSFUSION CENTRE
Nguyen Kieu Giang, Nguyen Van Tu, Vu Bich Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 438 - 442
Objective: "Survey on the work of blood transfusion at the Thai Nguyen hematology and blood transfusion
centre from 1/2010 to 12/2010 ".
Methods: The study at the Thai Nguyen hematology and blood transfusion centre from
1/2010 to 12/2010, cross-sectional descriptive study, using questionnaires and direct interviews.
Resultst: Survey on the work of blood transfusion at the Thai Nguyen Hematology and blood transfusion
centre, The results were as followed : - The units of blood collected from volunteer blood donors are 99%. - ABO
blood group system having at most O blood group (42.9%) and lowest in blood group AB (5.4%). Rh blood group
system (D): Rh (+) is 99.87%, Rh (-) is 0.13%. - Has been producing blood components: red blood cell, platelet
(pool and from machine), plasma (frozen and fresh frozen), cryo. - Implement proper and adequate safety testing of
blood transfusion in the regulation of blood transfusion in 2007.
Conclusions: Implement proper and adequate safety testing of blood transfusion in the regulation of blood
transfusion in 2007.
Key word: the word of blood transfusion
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái
Nguyên được thành lập tháng 10/2008 trên cơ sở
khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện đa
khoa Trung ương Thái Nguyên. Trung tâm có
*Trung tâm Huyết học - Truyền máu
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Kiều Giang, ĐT: 0983171276, Email: Drgiangk27@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 439
nhiệm vụ tiếp nhận và cung cấp máu, chế phẩm
máu phục vụ công tác điều trị cho các bệnh viện
trong khu vực tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh
lân cận như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Hàng năm Trung tâm tiếp nhận khoảng 5000
- 6000 đơn vị máu, lượng máu tiếp nhận tăng
nhanh theo từng năm, năm 2008 khoảng gần
3000 đơn vị, năm 2009 đạt trên 5000 đơn vị, năm
2010 đạt trên 6000 đơn vị. Những năm trước số
đơn vị máu tiếp nhận chủ yếu từ đối tượng l
người có nhận tiền bồi dưỡng và người nhà
bệnh nhân, từ khi thành lập Trung tâm đến nay
số máu tiếp nhận chủ yếu từ đối tượng người
hiến máu tình nguyện.
Công tác truyền máu tại Trung tâm Huyết
học - Truyền máu Thái Nguyên luôn nhận được
sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo
Trung tâm. Tuy nhiên, trong thực tế công tác
này có đảm bảo các tiêu chí an toàn cho người
hiến máu, bệnh nhân và nhân viên y tế không?
Có thực hiện đúng theo quy chế truyền máu
năm 2007 không? Những câu hỏi này chưa được
trả lời một cách thỏa đáng và cũng chưa có
nghiên cứu nào đánh giá thực trạng hoạt động
của Trung tâm kể từ khi thành lập. Chính vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
“Khảo sát thực trạng công tác truyền máu
tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Thái
Nguyên từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm Huyết học – Truyền máu Thái
Nguyên.
Thời gian
Số liệu được thu thập từ tháng 1-12/2010.
Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang, hồi cứu
Sử dụng phiếu điều tra thu thập số liệu.
Phỏng vấn sâu: lãnh đạo, kỹ thuật viên
trưởng, một số nhân viên trong Trung tâm
Số liệu được xử lý trên SPSS 13.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Số lượng máu thu gom theo đơn vị và nguồn
máu tiếp nhận năm 2010
Đối tượng cho máu Số lượng Tỷ lệ (%)
Tình nguyện 6226 99
Có nhận bồi dưỡng 37 0,6
Người thân 20 0,4
Tổng 6289 100
Nhận xét: trong năm 2010 tiếp nhận chủ yếu
từ đối tượng hiến máu tình nguyện 99%, chỉ có
1% từ người hiến máu có nhận bồi dưỡng và
người nhà bệnh nhân.
Bảng 2. Số lượng đơn vị máu tiếp nhận theo nhóm
máu hệ ABO).
Nhóm máu ABO %
A 1328 21,1
B 1926 30,6
O 2697 42,9
AB 338 5,4
Tổng 6289 100
Nhận xét: tỷ lệ nhóm máu hệ ABO gặp nhiều
nhất l nhóm O (42,9%), thấp nhất l AB (5,4%).
Bảng 3. Số lượng đơn vị máu tiếp nhận theo nhóm
máu hệ Rh (D).
Nhóm máu Rh(+) % Rh(-) %
A (n=1328) 1326 99,85 2 0,15
B (n=1926) 1924 99,90 2 0,10
O (n=2697) 2693 99,85 4 0,15
AB (n=338) 338 100 0 0
Tổng (n=6289) 6281 99,87 8 0,13
Nhận xét: tỷ lệ nhóm máu hệ Rh (D) chủ yếu
l nhóm Rh (+) chiếm 99, 87%, nhóm Rh (-) l 0,
13%.
Bảng 4. Các trang thiết bị phục vụ công tác truyền
máu
STT Trang thiết bị Số
lượng
Năm tiếp
nhận
Nguồn gốc
1 Máy định nhóm máu
tự động
1 ĐH Y
2 Máy định nhóm máu
bán tự động
1 ATTM
3 Hệ thống Elisa tự
động
1 ĐH Y
4 Hệ thống Elisa bán
tự động
1 2001 ATTM
5 Máy đếm tế bào 3 BV + H5N1
6 Máy ly tâm lạnh 4 ĐH Y + BV
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 440
STT Trang thiết bị Số
lượng
Năm tiếp
nhận
Nguồn gốc
7 Máy lắc tiểu cầu 3 ĐH Y ATTM +
BV
8 Máy tách các thành
phần máu tự động
2 ĐH Y
9 Tủ lạnh trữ máu 8 ĐH Y + ATTM
10 Tủ lạnh trữ sinh
phẩm
3 ĐH Y + ATTM
11 Quầy lạnh trữ huyết
tương, tủa lạnh
5 ĐHY + ATTM
12 Máy ly tâm thường 5 ATTM + BV
Nhận xét: các trang thiết bị phục vụ công tác
truyền máu tương đối đầy đủ.
Bảng 5. Số đơn vị máu và chế phẩm máu sử dụng
năm 2010
Tên đơn vị máu và chế
phẩm
Tổng BVĐKTƯ TN BV khác
Máu tồn phần 177 169 8
Khối hồng cầu 5718 3400 2318
Huyết tương 2586 2527 59
Khối tiểu cầu 617 587 30
Tủa lạnh 117 97 20
Tổng 9038 6780 2435
Nhận xét: năm 2010 chúng tôi đã sản xuất
được hầu hết các loại chế phẩm máu, lượng máu
toàn phần sử dụng là 177 đơn vị (2%).
Bảng 6. Các xét nghiệm và kỹ thuật đang triển khai
thực hiện theo quy chế truyền máu năm 2007
Đối tượng hiến máu
Tình nguyện NN + có BD Tên xét nghiệm
Có Không Có Không
Khám tuyển người cho
máu
X X
Xét nghiệm huyết sắc tố
trước cho máu CuSO4
X X
Định lượng huyết sắc tố
trên máy đếm tế bào
máu
X X
Xét nghiệm HbsAg
nhanh trước cho máu
X X
Xét nghiệm HCV nhanh
trước cho máu
X X
Xét nghiệm HIV nhanh
trước cho máu
X X
Xét nghiệm giang mai
nhanh trước cho máu
RPR
X X
Định nhóm máu hệ ABO,
Rh(D) bằng 2 phương
pháp trên đá men (khi
X X
Đối tượng hiến máu
Tình nguyện NN + có BD Tên xét nghiệm
Có Không Có Không
tiếp nhận máu)
Định nhóm máu hệ Rh X X
Sàng lọc HBV (Elisa) X X
Sàng lọc HCV (Elisa) X X
Sàng lọc HIV (Elisa) X X
TPHA X X
Sốt rét X X
Định nhóm máu ABO,
Rh (D) bằng 2 phương
pháp trên gelcard (khi
phát máu)
X X
Phản ứng hồ hợp 22oC X X
Phản ứng hồ hợp 37oC X X
Phản ứng hồ hợp có sử
dụng AHG
X X
Sàng lọc kháng thể bất
thường
X X
Xác định các bệnh lấy
nhiễm qua đường máu
bằng kỹ thuật NAT
X
X
Nhận xét: đến cuối năm 2010, chúng tôi đã
thực hiện đúng các quy định trong quy chế
truyền máu 2007, có một số xét nghiệm khuyến
khích triển khai như sàng lọc kháng thể bất
thường, xét nghiệm các bệnh lây nhiễm HIV,
HBV, HCV bằng kỹ thuật NAT chưa triển khai
được vì chưa có trang thiết bị.
BÀN LUẬN
Qua bảng 1 cho thấy tổng lượng máu tiếp
nhận tại Trung tâm Huyết hoc-Truyền máu Thái
Nguyên năm 2010 là 6.289 đơn vị, tăng hơn
đáng kể so với năm 2008 (3.015 đơn vị)(2), tỷ lệ
máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện
năm 2010 chiếm đến 99%. Điều này cho thấy
công tác vận động hiến máu tình nguyện tại
Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực,
tuy nhiên lượng máu tiếp nhận được trong năm
mới đạt 6.289 đơn vị, lượng máu này là còn rất ít
so với nhu cầu điều trị của các Bệnh viện tại
Thái Nguyên nói riêng và các Bệnh viện khác
trong khu vực nói chung.
Bảng 2 và bảng 3 cho chúng ta thấy tỷ lệ các
nhóm máu hệ ABO gặp tại Thái Nguyên năm
2010 tương đối phù hợp với các hằng số sinh
học người Việt Nam(Error! Reference source not found.), tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 441
này cũng phù hợp so với nghiên cứu của
Nguyễn Anh Trí về tỷ lệ nhóm máu hệ ABO và
Rh (D) của người dân một số huyện đảo(6). Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này của chúng tôi, số
người hiến máu nhắc lại tổng cả năm 2010
khoảng 1000 đơn vị, trong đó có 01 trường hợp
nhóm máu O Rh(-), do vậy có tỷ lệ Rh(+) cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Anh Trí ở
các huyện đảo.
Bảng 4 cho thấy các trang thiết bị phục vụ
công tác truyền máu của Trung tâm Huyết
học - Truyền máu Thái Nguyên tương đối đầy
đủ, tuy nhiên có rất nhiều các trang thiết bị
thuộc dự án của Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên do chưa xây xong khu nhà xét
nghiệm nên tạm thời để tại Trung tâm khai
thác và sử dụng, trong thời gian tới khi hoàn
thiện khu Labo xét nghiệm của Bệnh viện
trường Đại học Y Dược TN có thể các trang
thiết bị này bị điều chuyển trở lại, do vậy nhìn
chung tại Trung tâm vẫn còn thiếu nhiều
trang thiết bị. Trung tâm Huyết học – Truyền
máu Thái Nguyên thuộc Bộ Y tế, được thành
lập năm 2008. Tuy nhiên, từ đó đến nay chưa
được đầu tư cả cơ sở vật chất và trang thiết bị
cho hoạt động của Trung tâm, mới chỉ được
đầu tư rất ít cho Labo phát máu theo chương
trình An toàn truyền máu(4), nên cần được sự
quan tâm hơn nữa của Bộ y tế, chương trình
An toàn truyền máu quốc gia để xây dựng các
labo xét nghiệm, cũng như mua sắm các trang
thiết bị phục vụ bệnh nhân trong giai đoạn
2011-2020(3,4,5).
Bảng 5 cho thấy chúng tôi đã sản xuất được
hầu hết các loại chế phẩm máu (Khối hồng cầu,
khối tiểu cầu pool và khối tiểu cầu máy, huyết
tương các loại, tủa lạnh), lượng chế phẩm máu
được sử dụng chủ yếu tại Bệnh viện đa khoa
trung ương Thái Nguyên cịn cc bệnh viện khác
vẫn chưa có thói quen sử dụng chế phẩm máu,
một phần do chưa được cập nhật kiến thức về
truyền máu, một phần do cung cấp của Trung
tâm chưa đủ. So sánh sử dụng máu tại Thái
Nguyên với các Viện khác như Bạch Mai, Viện
Huyết học - Truyền máu trung ương, Chợ Rẫy,
Huế và Đà Nẵng thì số lượng tại Thái Nguyên
còn rất hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã
sản xuất đầy đủ các loại chế phẩm trong điều
kiện trang thiết bị, con người còn thiếu để đảm
bảo nguyên tắc truyền máu hiện đại “cần gì
truyền đấy”(1,4,7, 8,9,10).
Theo quy chế truyền máu năm 2007, các đơn
vị máu được tiếp nhận phải được làm đầy đủ
các xét nghiệm để đảm bảo an toàn truyền
máu(4). Chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các xét
nghiệm bắt buộc theo quy chế truyền máu, còn 2
xét nghiệm khuyến khích sử dụng là sàng lọc
kháng thể bất thường và xét nghiệm các tác
nhân lây nhiễm qua đường truyền máu bằng kỹ
thuật NAT chúng tôi chưa thực hiện do chưa có
trang thiết bị. Một số xét nghiệm như định
nhóm máu, xét nghiệm phát máu chúng tôi đã
sử dụng kỹ thuật trên gelcard, đây là kỹ thuật
hiện đại, chính xác mà chỉ một số trung tâm lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh áp dụng.
Năm 2010, chúng tôi được Viện Huyết học –
Truyền máu trung ương hỗ trợ kỹ thuật và cung
cấp sinh phẩm để triển khai sàng lọc kháng thể
bất thường cho bệnh nhân được truyền máu
nhiều lần, tuy nhiên số lượng bệnh nhân được
sàng lọc kháng thể bất thường chưa nhiều.
Trong thời gian tới chúng tôi cần được hỗ trợ
nhiều hơn nữa của chương trình An toàn truyền
máu quốc gia, Bộ Y tế, Viện Huyết học – Truyền
máu trung ương để triển khai thêm các kỹ thuật
chuyên sâu nữa, đảm bảo an toàn trong truyền
máu(3,5,10).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát thực trạng công tác truyền
máu tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu
Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận
sau:
- Lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu
tình nguyện là 99%.
- Hệ nhóm máu ABO gặp nhiều nhất l nhóm
máu O (42,9%), thấp nhất là nhóm máu AB (5,
4%). Hệ nhóm máu Rh (D) chủ yếu là Rh (+)
chiếm 99,87%, Rh (-) chiếm 0,13%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 442
- Đã sản xuất được các chế phẩm máu như:
Khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương các
loại, tủa lạnh.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các xét nghiệm
an toàn truyền máu theo quy chế truyền máu
năm 2007.
KHUYẾN NGHỊ
Bộ Y tế cần quan tâm hơn nữa đến các Trung
tâm Truyền máu khu vực, cần đầu tư trang thiết
bị, cơ sở vật chất để các Trung tâm có thể thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ, đảm bảo tiếp
nhận, dự trữ, cung cấp máu và chế phẩm máu
đầy đủ, an toàn cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Mai An, Kiều Thị Thanh (2004). “Tình hình sử dụng máu
tại các khoa lâm sàng bệnh viện Bạch Mai 2000-2003”. Tạp chí
YHTH ( 497). Công trình NCKH Huyết học-Truyền máu.
Tr.126-128. NXB Y học Hà Nội,
2. Cao Thị Minh Phương ( 2010). “Tình hình thu gom, sản xuất,
phân phối máu vá chế phẩm máu tại Trung tâm Huyết học –
Truyền máu Thái Nguyên trong 2 năm 2008-2009”, tạp chí Y
học Việt Nam, tháng 9, số 2: 497.
3. Chien-Feng S (1999). National blood programin Taiwan. 10th
regional Congress of the International Society of Blood
Transfusion Wesstern Pacific Region 168.
4. Đỗ Trung Phấn (2000). An toàn truyền máu. NXB khoa học và
kỹ thuật Hà Nội,
5. Nanu A (1998). Evolution of a Blood Transfusion Service at a
Tertiary Care Centre in Delhi. National blood program in
Taiwan. 10th regional Congress of the International Society of
Blood Transfusion Wesstern Pacific Region 183.
6. Nguyễn Anh Trí (2010). “Khảo sát nhóm máu hệ ABO, RH(D),
của người dân một số huyện đảo để xây dựng lực lượng hiến
máu dự bị” tạp chí Y học Việt Nam, tháng 9, số 2: 400.
7. Nguyễn Ngọc Minh, Trần Thị Thy Hồng (2006). “Một số nhận
xét về tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại Bệnh viện Trung
ương Huế và Bệnh viện Đà Nẵng năm 2005”. Tạp chí YHTH (545).
Công trình NCKH Huyết học-Truyền máu NXB Yhọc. .279-282..
8. Nguyễn Thị Minh An, Đỗ Trung Phấn và CS (1995). “Góp phần
nghiên cứu chỉ định truyền máu từng phần cho các bệnh nhân bị bệnh
máu tại viện HHTM”. Tạp chí Y học Việt Nam, số 9 tập 196. Tr
45-48
9. Phan Bích Liên (2004), "Truyền máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy 1997-
2004", Y học thực hành số 497. 222.
10. Quy chế truyền máu - 2007 và một số văn bản quy phạm pháp
luật về truyền máu. NXB Y học, Hà Nội .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_thuc_trang_cong_tac_truyen_mau_tai_trung_tam_huyet.pdf