BÀN LUẬN
Về kết quả khảo sát thực vật
Cây có một số đặc điểm vi học khá đặc trưng
có thể dùng để nhận dạng cây: - Vi phẫu: Phiến
lá có mô mềm giậu gồm hai lớp tế bào, mô mềm
khuyết ở phía dưới có hình dạng đặc biệt; rễ có
lớp bần khá phát triển; trong mô mềm của thân,
rễ và cả lá đều có tế bào mang tinh thể calci
oxalat hình kim.
- Soi bột: Tinh thể calci oxalat hình kim là đặc
điểm khá nổi trội nhưng phổ biến ở các cây
thuộc họ Rubiaceae. Loại mạch thường thấy nhất
trong cây là mạch điểm, đặc biệt là ở những
phần già. Tế bào mô cứng, sợi mô cứng khá
nhiều ở thân và rễ, vách của tế bào mô cứng dày
lên theo tuổi của cây.
Về kết quả khảo sát hóa học
Đã phân lập được bốn hợp chất tinh khiết
PR-1, PR-2, PR-3, PR-4 từ cây Lấu đỏ (Psychotria
rubra) Rubiaceae, trong đó có ba chất đã xác định
được cấu trúc.
+ PR-3 là một triterpenoid năm vòng nhóm
lupan là acid betulinic
+ PR-4 là một triterpenoid năm vòng nhóm
olean là acid oleanolic
+ PR-1 là 2,6-dimethoxy-p-benzoquinone,
một hợp chất benzoquinon đơn giản và đối
xứng. Đây là một hợp chất có tính kháng
khuẩn tốt (4) kháng ung thư trên dòng bạch cầu
lympho P388(3).
KẾT LUẬN
Về mặt khảo sát thực vật học
Tìm được những đặc điểm cơ bản về hình
thái và vi học. Đây là những đặc điểm giúp ta
phân biệt cây Lấu đỏ với các cây khác trong cùng
chi và trong cùng họ. Có phát hiện ra một số
điểm khác với mô tả trong các tài liệu đã có khi
khảo sát vi học, cần được tiếp tục khảo sát và
chứng minh. Tìm ra được các đặc điểm có thể
xem là “dấu vân tay” để kiểm định dược liệu sau
này.
Về mặt khảo sát hóa học
Đã phân lập và xác định được cấu trúc của
ba hợp chất tinh khiết mà với công cụ tìm kiếm
scifinder, google cho thấy đây là lần đầu tiên ba
hợp chất này được phân lập từ cây Lấu đỏ.
Ba chất đã phân lập và được xác định cấu
trúc là 2,6-dimethoxy-p-benzoquinon, acid
betulinic và acid oleanolic. Đây không phải là
những hợp chất lạ, đã từng được phân lập từ
nhiều cây khác và đã được nghiên cứu tác dụng
dược lý, với acid betulinic, acid oleanolic là hai
acid triterpenoid có nhiều tác dụng đáng kể,
trong đó có tác dụng kháng viêm.
Qua khảo sát hóa học cho thấy các nhóm hợp
chất chính có mặt trong cây là terpenoid,
coumarin, quinon, proanthocyanidin và tanin.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực vật học và thành phần hóa học của cây lấu đỏ (Psychotria Rubra (Lour.)Poir., Rubiaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 185
KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CÂY LẤU ĐỎ (PSYCHOTRIA RUBRA (LOUR.)POIR., RUBIACEAE)
Bùi Mỹ Linh*, Trần Thị Thúy Quỳnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Trong dân gian Lấu đỏ được sử dụng phổ biến để điều trị cảm, bạch hầu, kiết lỵ, sốt thương hàn,
viêm amydal, viêm họng, thấp khớp, đau nhức xương, đau lưng.với mục tiêu tìm ra các đặc điểm hình thái, vi
học để xác nhận đúng tên cây, giúp phân biệt tránh nhầm lẫn với một số cây tương tự; đồng thời nghiên cứu,
phân lập và xác định các hợp chất có trong cây, góp phần làm sáng tỏ thành phần hóa học của cây. Chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Khảo sát thực vật học và thành phần hóa học của cây Lấu đỏ (Psychotria rubra)”.
Đối tượng và phương pháp: Lấu đỏ được thu thập tại Tây ninh. Khảo sát các đặc điểm vi học bằng kính
hiển vi. Phân tích thành phần hóa học bằng các phản ứng hóa học đặc trưng và kỹ thuật sắc ký lớp mỏng. Tiêu
chuẩn chất lượng của dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV. Phân lập và xác định cấu trúc các chất trong
Lấu đỏ bằng phương pháp sắc kí cột.
Kết quả: Khảo sát được được đặc điểm vi học của cây Lấu đỏ. Phân lập 3 hợp chất và xác định cấu trúc là
2,6-dimethoxy-p-benzoquinon, acid betulinic và acid oleanolic
Kết luận: Những kết quả nghiên cứu này rất cần thiết để chuẩn hóa nguồn nguyên liệu quan trọng
cho sử dụng.
Từ khóa: Psychotria rubra, 2,6-dimethoxy-p-benzoquinon, acid betulinic và acid oleanolic.
ABSTRACT
STUDY OF MICROSOPIC CHARACTERISTICS AND CHEMICAL COMPONENTS
OF PSYCHOTRIA RUBRA (LOUR.) POIR.
Bui My Linh, Tran Thi Thuy Quynh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 185 - 190
Objective: “Lau do” Psychotria rubra (Lour.) Poir. is used in folk medicine for the care of flu, diphtheria,
typhoid, tonsillitis, pharyngytis, arthritis, back pain.This study is conducted to determine the botany
characteristics, microscopic characteristic, and to isolate, identify of compounds in plant in order to
clarify the chemical composition of plant.
Patterns and method: “Lau do” was collected at Tây ninh province. Microscopy method was used for
determining microscopic characteristics. Chemical component was identified by means of chemical reactions base
on the analytic procedure and thin layer chromatography. The test of purity of raw material was done base on
Vietnamese pharmacopoeia vol IV. Isolating and determining chemical structure was carried out by means of
column spectrophotometric method.
Results: The aerial parts of Lấu đỏ were determining microscopic characteristics. Three subtances was
determined as 2.6-dimethoxy-p-benzoquinon, betulinic and oleanolic acid.
Conclusion: These results are necessary for standardizing of “Lau do”.
Keywords: Psychotria rubra, 2.6-dimethoxy-p-benzoquinon, betulinic acid and oleanolic acid.
∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: Ths.Trần Thị Thúy Quỳnh. ĐT: 0973266958. Email: thuyquynh31@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 186
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trong dân gian Lấu đỏ được sử dụng phổ
biến để điều trị cảm, bạch hầu, kiết lỵ, sốt
thương hàn, viêm amydal, viêm họng, thấp
khớp, đau nhức xương, đau lưng.với mục tiêu
tìm ra các đặc điểm hình thái, vi học để xác nhận
đúng tên cây, giúp phân biệt tránh nhầm lẫn với
một số cây tương tự; đồng thời nghiên cứu, phân
lập và xác định các hợp chất có trong cây, góp
phần làm sáng tỏ thành phần hóa học của cây.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát
thực vật học và thành phần hóa học của cây Lấu
đỏ Psychotria rubra”.
NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liêụ
Thân Lấu đỏ Psychotria rubra được thu hái ở
tỉnh Tây Ninh, được xác định qua phân tích hình
thái thực vật bởi PGS. Bùi Mỹ Linh, Bộ môn
Dược liệu- Khoa Dược Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh (tháng 4/2012).
Thân Lấu được chặt nhỏ, phơi khô và xay
thành bột thô, bột này dùng để nghiên cứu hóa
học. Phần thân, lá và mội ít rễ tươi dùng để khảo
sát vi học.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực vật học
Mô tả định danh, khảo sát vi học bằng kính
hiển vi
Nghiên cứu hóa học
- Thử tinh khiết dược liệu theo DĐVN IV.
Xác định độ ẩm, độ tro, định lượng các chất chiết
trong dược liệu (2)
- Định tính sơ bộ bằng phản ứng hóa học:
Dựa vào giáo trình thực tập Dược liệu của bộ
môn Dược liệu Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh (1)
- Chiết xuất, phân lập, tinh chế và khảo sát
cấu trúc hóa học các chất:
- Chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt
với ethanol 96%. Dịch chiết cồn 96% được cô thu
hồi dung môi, thu được cao (còn nước). Pha
loãng với nước đến độ sệt vừa đủ thu được cao
toàn phần (cao nước).
Cao toàn phần được lắc phân bố lỏng – lỏng
lần lượt với các dung môi hữu cơ có độ phân cực
tăng dần: n-hexan, cloroform và cô thu hồi dung
môi để được cao tương ứng.
Phân lập các chất trong cao cloroform bằng
sắc kí cột cổ điển với hệ dung môi đã thăm dò
trên SKLM. Điều kiện tiến hành:
- Cột sắc ký: Chiều dài 70 cm, đường kính 4,5
cm
- Chất nhồi cột: Silica gel SKC hạt vừa, kích
thước hạt 0,04-0,063 mm (Trung Quốc)
- Dung môi khai triển: CHCl3– EA, CHCl3 –
EA – MeOH (step gradient)
- Phương pháp nạp mẫu: Nạp mẫu ướt
- Dung môi SKLM: CHCl3– EA, CHCl3 –
MeOH
Phát hiện: UV 254 và 365 nm, thuốc thử
H2SO4/cồn 10%
Phân lập các chất trong cao n-hexan bằng sắc
kí cột chân không với điều kiện tiến hành:
- Cột sắc ký: Chiều dài 50 cm, đường kính 6 cm.
- Chất nhồi cột: Silica gel SKC hạt vừa, kích
thước hạt 0,04-0,063 mm (Trung Quốc)
- Dung môi khai triển: CH2Cl2 - EA (step
gradient)
- Phương pháp nạp mẫu: Nạp mẫu ướt
- Phát hiện: UV 254 và 365 nm, thuốc thử
H2SO4/cồn 10%, thuốc thử VS
- Tinh chế các chất phân lập được bằng cách
lọc qua phễu thủy tinh xốp và kết tinh lại với
dung môi phù hợp.
- Kiểm tra độ tinh khiết các chất phân lập
được bằng phương pháp SKLM với 3 hệ dung
môi khác nhau.
Khảo sát cấu trúc hóa học các chất phân lập
được bằng các phương pháp:
- Phổ UV của các sản phẩm được đo trên
máy U-2010 (Shimadzu) tại Bộ môn Dược liệu,
Khoa Dược. Mẫu được hòa trong MeOH, ghi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 187
nhận đỉnh hấp thu cực đại (λ max, nm) và độ
hấp thu (Abs.).
- Phổ khối MS của các sản phẩm được thực
hiện trên máy LC-MS tại Trung tâm nghiên cứu
hóa học cây thuốc, Khoa Dược, Đại học Y Dược
Tp. HCM. Tín hiệu được ghi nhận theo số khối
(m/z) và cường độ tương đối (relative intensity.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được đo
với các kỹ thuật 1-D và 2-D (1H-,13C-, DEPT,
HSQC, COSY, NOESY, HMBC). Mẫu được hòa
trong dung môi đo thích hợp. Độ dời hóa học
tính theo thang δ (ppm) thực hiện trên máy
AVANCE 500 (Bruker) tại Phòng cấu trúc, Viện
Hóa học, Hà Nội.
KẾT QUẢ
Khảo sát thực vật học
Mô tả hình thái
Thân
Cây gỗ nhỏ cao 1 – 2 m, không có lông. Thân
tròn, thân non hơi dẹp, màu xanh, thân già có
màu nâu, nhám. Lá: đơn, mọc đối, phiến lá hình
bầu dục thuôn, thon hẹp dài dài về phía gốc, mũi
nhọn. Lá kèm dạng vảy, màu đỏ nâu đến nâu
sậm, hình muỗng, ôm sát thân. Cụm hoa xim
phân nhánh, mọc ở ngọn hoặc đầu cành. Hoa
mẫu 5. Đài hoa dạng ống ngắn, nhiều lông, có 5
thùy. Quả hạch gần hình cầu, có đài tồn tại. Hạt
1 mặt phẳng, 1 mặt lồi, trên bề mặt có 5 gờ nhỏ,
khi chín có màu đỏ.
Vi phẫu lá
Gân giữa: Mặt trên phẳng, mặt dưới lồi, diệp
lục ăn sâu vào trong gân chính. Mô dày góc có ở
cả hai mặt, gồm 4 – 6 lớp tế bào. Mô mềm đạo tế
bào có kích thước không đều. Hệ thống dẫn gồm
có libe và gỗ họp thành từng bó hình lưỡi liềm,
khá phát triển ở cả mặt trên, thỉnh thoảng có bó
libe – gỗ phụ. Vòng ngoài libe rải rác tế bào mô
cứng. Lông che chở đơn bào ngắn chỉ có ở mặt
dưới.
- Phiến lá: Biểu bì trên có lớp cutin nhẵn, lỗ
khí kiểu song bào. Mô mềm giậu gồm hai lớp
tế bào hình chữ nhật ở mặt trên, chứa nhiều
lục lạp. Mô mềm khuyết ở mặt dưới có hình
dạng đặc biệt.
Vi phẫu thân (thân bánh tẻ)
Thân có tiết diện gần tròn, thân non có tiết
diện hơi dẹp. Vỏ có nhiều lông che chở đơn bào
ngắn. Mô mềm vỏ có nhiều tế bào chứa tinh thể
calci oxalat hình kim, rải rác sợi mô cứng nằm
riêng rẻ hoặc tụ thành đám 2 – 3 sợi. Trụ bì hóa
mô cứng không liên tục ở thân non và thành một
vòng liên tục ở những thân già hơn. Phần mạch
gỗ khá phát triển, có nhiều tia gỗ, có thể thấy
được lớp vòng hằng năm
Hình 1: Vi phẫu lá
Vi phẫu rễ
Bần khá phát triển, gồm nhiều lớp tế bào
đồng tâm và xuyên tâm. Mô mềm vỏ là mô mềm
đạo – khá mỏng, rải rác có sợi mô cứng nằm
riêng rẻ hoặc tụ lại thành đám 2 – 3 sợi. Trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 188
mô mềm vỏ có nhiều tế bào chứa tinh thể Calci
oxalat hình kim.Gỗ 2 chiếm tâm.
Soi bột
Bột lá: Màu xanh lục sậm, có rất nhiều
mảnh mô mềm, mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu
song bào. Rải rác có các lông che chở đơn bào
ngắn, có khoang rỗng ở giữa; các loại mạch
khá đa dạng gồm mạch xoắn, mạch vạch,
mạch mạng. Có tinh thể calci oxalat hình kim
ngắn và cả tinh thể calci oxalat hình khối lập
phương (hiếm).
Bột thân: Bột thân có màu trắng ngà, vàng,
nâu đến đỏ nâu, có rất nhiều tinh thể Calci oxalat
hình kim, có rất nhiều tế bào mô cứng, sợi mô
cứng. Nhiều mạch điểm, mạch xoắn. Rải rác có
khối màu, mảnh bần, mảnh mô mềm, hạt tinh
bột. Mảnh mô mềm mang tinh bột ở thân khá
đặc biệt, nhìn từ trên xuống có các lỗ tròn khá
đều đặn.
Bột rễ: Bột rễ có màu vàng nâu, có khá nhiều
tinh thể Calci oxalat hình kim nằm rời hoặc đôi
khi tụ lại thành cụm; hạt tinh bột hình chỏm cầu,
hình chuông, tễ hình sao. Rải rác có tế bào mô
cứng, các mảnh mô mềm, mảnh mô mềm mang
đầy tinh bột, các khối màu màu đỏ nâu. Loại
mạch chủ yếu tìm thấy được là mạch điểm.
Kết quả khảo sát hoá học
Phân tích sơ bộ
Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy thành phần
hóa học của P. rubra gồm các nhóm hoạt chất:
Chất béo, triterpenoid, coumarin, quinon (dạng
tự do và dạng glycosid), flavonoid (chủ yếu là
proanthocyanidin), tanin và saponin.
Thử tinh khiết
Độ ẩm trung bình của dược liệu thân Lấu đỏ
là 11,20 %.
Độ tro toàn phần trung bình của dược liệu
thân Lấu đỏ là 1,22%.
Hàm lượng chất chiết được với dung môi
cồn 96% là 5,97%.
Chiết xuất - Phân lập - Tinh chế
Chiết xuất
Bột dược liệu (6 kg) chiết xuất bằng
phương pháp ngấm kiệt với ethanol 96%. Dịch
chiết cồn 96% được cô thu hồi dung môi, thu
được 580 g cao (còn nước). Pha loãng với nước
đến độ sệt vừa đủ thu được 600 ml cao toàn
phần (cao nước).
Cao toàn phần được lắc phân bố với n-
hexan, cloroform, thu được 26 g cao n-hexan
màu xanh lục đậm, mùi hắc và 10 g cao
cloroform màu đỏ nâu sậm.
Phân lập các chất từ cao cloroform bằng sắc
ký cột cổ điển
Kết quả: thu được 17 phân đoạn kí hiệu C1,
C2, C3 .C17.
Phân đoạn C2 : Có một chất kết tinh dạng tinh
thể hình kim, màu vàng.
Rửa kết tinh với cloroform lạnh thu được
kết tinh sạch PR – 1 (5,9 mg). Nước rửa được
kết tinh lại với hỗn hợp dung môi CH2Cl2-
MeOH thu được thêm 9 mg tinh thể. Kiểm tra
độ sạch của tinh thể với 3 hệ dung môi n-
hexan – EA (8:2), CHCl3 – EA (8:2), CHCl3 –
MeOH (9:1) cho vết màu vàng nâu hóa nâu với
thuốc thử H2SO4/cồn 10%.
Phân đoạn C11: Kết tinh trắng ngà được lọc
qua phễu thủy tinh xốp và rửa nhiều lần với
các dung môi MeOH lạnh, cloroform lạnh thu
được 27 mg kết tinh trắng, dạng bột PR – 2.
Kiểm tra lại với 3 hệ dung môi CHCl3 – MeOH
(9:1), EA-MeOH (9:1), n-BuOH-acid acetic-
nước (4:1:5; lớp trên) (BAW) cho vết màu tím
nhạt với thuốc thử VS.
Phân lập các chất từ phân đoạn cao n – hexan
sắc ký cột chân không
Kết quả thu được 6 phân đoạn H1, H2, H3,
H4, H5, H6.
Phân đoạn H3 được tiến hành sắc ký cột chân
cổ điển với hệ n-hexan – EA (85:15)
Kết quả: thu được 5 phân đoạn HC-1, HC-2,
HC-3, HC-4, HC-5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 189
Phân đoạn HC-4 có kết tinh (106 mg) dạng
tinh thể hình lập phương, màu trắng trong hỗn
hợp dung môi CHCl3-n-hexan, dạng hình kim
trong MeOH, không có mùi. Tan tốt trong
CHCl3, tan vừa trong MeOH, kém tan trong n-
hexan. Kiểm tra lại bằng 3 hệ dung môi n-hexan-
EA (9:1), CHCl3-EA (9:1), CHCl3-MeOH (9:1),
hiện màu với thuốc thử VS cho thấy kết tinh trên
sạch trên sắc ký lớp mỏng đặt tên là PR-3.
Phân đoạn HC-5 có kết tinh (210 mg) dạng
tinh thể phân nhánh hình cây trong hỗn hợp
dung môi CHCl3-n-hexan, màu trắng, không
mùi. Tan tốt trong CHCl3, tan vừa trong MeOH,
kém tan trong n-hexan. kiểm tra lại bằng 3 hệ
dung môi n-hexan-EA (9:1), CHCl3-EA (9:1),
CHCl3-MeOH (9:1), hiện màu với thuốc thử VS
cho thấy kết tinh trên sạch trên sắc ký lớp mỏng
đặt tên là PR-4.
Từ phân đoạn H3 của cao n-hexan thu
được 2 chất tinh khiết là PR-3 và PR-4. Hai
hợp chất này được đo phổ UV, MS, NMR để
xác định cấu trúc.
Khảo sát cấu trúc các chất phân lập
Hợp chất PR-1 Hợp chất PR-3 Hợp chất PR-4
Tinh thể kết tinh hình kim màu vàng sáng Kết tinh hình lập phương, màu trắng Kết tinh dạng phân nhánh hình cây
màu trắng
Phổ UV
Có hai đỉnh hấp thu trong vùng tử
ngoại-khả kiến:
1= 377,5 (A=0,058); 2=284,5
(A=1,455)
Có hai đỉnh hấp thu trong vùng tử
ngoại-khả kiến
1= 455 (A=0,010); 2=222 (A=2,455)
Có hai đỉnh hấp thu trong vùng tử
ngoại-khả kiến:
1=279,5 A=0,065),2= 211 (A=2,118)
Phổ MS
Trong phổ MS+ có mảnh [M+1]
169,09, mảnh [M+23] 191,11
Dự đoán KLPT của PR-1 là khoảng
168
Có 2 mảnh lớn trên phổ MS (ES-) của
hợp chất PR-3: 455,46 và 456,43
Dự đoán KLPT của PR-3 là khoảng
456
Có 2 mảnh lớn trên phổ MS (ES-) của
hợp chất PR-4: 455,45 và 456,43
Dự đoán KLPT của PR-4 là khoảng
456
Phổ NMR 13C-NMR (125MHz, DMSO) δC
186,988; 157,215; 107,016; 176,039;
107,016; 157,215; 56,402; 186,988
ppm. 1H-NMR (500 MHz, DMSO) δH
5,968 (1H,s); 5,968 (1H,s); 3,751
ppm.
13C-NMR (125MHz, DMSO) δC 39,33;
28,57; 79,13; 39,50; 55,43; 18,93;
33,87; 40,42; 49,73; 37,55; 20,30;
25,35; 39,00; 42,04; 30,12; 32,93;
55,44; 49,73; 46,62; 150,31; 31,70;
37,55; 28,60; 15,72; 17,75; 15,80;
14,36; 177,20; 109,58; 18,93 ppm. 1H-
NMR (500 MHz, DMSO) δH 5,968
(1H,s); 5,968 (1H,s) ppm.
13C-NMR (125MHz, DMSO) δC 39,53;
28,09; 77,16; 39,53; 51,30; 19,45;
32,91; 39,87; 48,45; 36,22; 24,70;
124,61; 146,78; 41,78; 28,32; 20,70;
48,45; 41,94; 44,21; 31,26; 35,19;
31,26; 30,25; 19,45; 17,41; 20,63;
25,79; 182,11; 32,91; 24,69 ppm. 1H-
NMR (500 MHz, DMSO) δH 5,968
(1H,s); 5,968 (1H,s) ppm.
Phân tích phổ UV, MS, phổ cộng hưởng từ
hạt nhân xác định PR-1 là 2,6-dimethoxy-p-
benzoquinon
Phân tích phổ UV, MS, phổ cộng
hưởng từ hạt nhân đã xác định PR-
3 là acid betulinic.
Phân tích phổ UV, MS, phổ cộng
hưởng từ hạt nhân đã xác định
PR-4 là acid oleanolic.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 190
BÀN LUẬN
Về kết quả khảo sát thực vật
Cây có một số đặc điểm vi học khá đặc trưng
có thể dùng để nhận dạng cây: - Vi phẫu: Phiến
lá có mô mềm giậu gồm hai lớp tế bào, mô mềm
khuyết ở phía dưới có hình dạng đặc biệt; rễ có
lớp bần khá phát triển; trong mô mềm của thân,
rễ và cả lá đều có tế bào mang tinh thể calci
oxalat hình kim.
- Soi bột: Tinh thể calci oxalat hình kim là đặc
điểm khá nổi trội nhưng phổ biến ở các cây
thuộc họ Rubiaceae. Loại mạch thường thấy nhất
trong cây là mạch điểm, đặc biệt là ở những
phần già. Tế bào mô cứng, sợi mô cứng khá
nhiều ở thân và rễ, vách của tế bào mô cứng dày
lên theo tuổi của cây.
Về kết quả khảo sát hóa học
Đã phân lập được bốn hợp chất tinh khiết
PR-1, PR-2, PR-3, PR-4 từ cây Lấu đỏ (Psychotria
rubra) Rubiaceae, trong đó có ba chất đã xác định
được cấu trúc.
+ PR-3 là một triterpenoid năm vòng nhóm
lupan là acid betulinic
+ PR-4 là một triterpenoid năm vòng nhóm
olean là acid oleanolic
+ PR-1 là 2,6-dimethoxy-p-benzoquinone,
một hợp chất benzoquinon đơn giản và đối
xứng. Đây là một hợp chất có tính kháng
khuẩn tốt (4) kháng ung thư trên dòng bạch cầu
lympho P388(3).
KẾT LUẬN
Về mặt khảo sát thực vật học
Tìm được những đặc điểm cơ bản về hình
thái và vi học. Đây là những đặc điểm giúp ta
phân biệt cây Lấu đỏ với các cây khác trong cùng
chi và trong cùng họ. Có phát hiện ra một số
điểm khác với mô tả trong các tài liệu đã có khi
khảo sát vi học, cần được tiếp tục khảo sát và
chứng minh. Tìm ra được các đặc điểm có thể
xem là “dấu vân tay” để kiểm định dược liệu sau
này.
Về mặt khảo sát hóa học
Đã phân lập và xác định được cấu trúc của
ba hợp chất tinh khiết mà với công cụ tìm kiếm
scifinder, google cho thấy đây là lần đầu tiên ba
hợp chất này được phân lập từ cây Lấu đỏ.
Ba chất đã phân lập và được xác định cấu
trúc là 2,6-dimethoxy-p-benzoquinon, acid
betulinic và acid oleanolic. Đây không phải là
những hợp chất lạ, đã từng được phân lập từ
nhiều cây khác và đã được nghiên cứu tác dụng
dược lý, với acid betulinic, acid oleanolic là hai
acid triterpenoid có nhiều tác dụng đáng kể,
trong đó có tác dụng kháng viêm.
Qua khảo sát hóa học cho thấy các nhóm hợp
chất chính có mặt trong cây là terpenoid,
coumarin, quinon, proanthocyanidin và tanin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dược liệu (2011). Phương pháp nghiên cứu dược liệu (tài
liệu lưu hành nội bộ). Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 1 - 16.
2. Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y Học, PL –
182, 183, 239.
3. Handa S, Kinghorn D, Cordell G, Farnsworth N (1983). “Plant
anticancer agents. XXVI. Constituents of Peddiea fischeri”. J.
Nat. Prod., 46 (2), pp. 248 –2 50.
4. Nishina A, Hasegawa K, Uchibori T, Seino H, Osawat T (1991).
“2,6-Dimethoxy-p-benzoquinone as an Antibacterial Substance
in the Bark of Phyllostachys heterocycla var. pubescens, a Species of
Thick-Stemmed Bamboo”. J. Agric. Food Chem., 39, pp. 266 - 269.
Ngày nhận bài báo : 3/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 15/10/2013,
17/10/2013
Ngày bài báo được đăng : 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_thuc_vat_hoc_va_thanh_phan_hoa_hoc_cua_cay_lau_do_p.pdf