Tỷ lệ các nguyên nhân chính gây mù ở BN
phong
Theo WHO, khi thị lực còn ĐNT <3m thì
được coi là mù. Kết quả NC của chúng tôi cho
thấy các nguyên nhân gây mù cho BN phong
hay gặp đứng hàng đầu là đục TTT và BLGM
với tỷ lệ lần lượt là 42,9% và 34,3%. Các nguyên
nhân khác như viêm mống mắt thể mi, viêm
võng mạc thần kinh, teo gai và mộng thịt thì
hiếm gặp hơn với tỷ lệ từ 2,8% đến 8,6%.
Ngày nay, nhờ hiệu quả của các chương
trình phát hiện sớm và điều trị phong kịp thời
với phác đồ ĐHTL nên tuổi thọ BN phong
ngày càng tăng. Do đó, tỷ lệ BN phong bị đục
TTT tuổi già cũng gia tăng. BN phong khi bị
mù do đục TTT sẽ gặp nhiều khó khăn trong
vấn đề tự chăm sóc bản thân. Điều này có thể
dẫn đến nhiều tổn thương khi BN sinh hoạt
làm việc do va chạm làm trầm trọng thêm các
tàn tật ở chi và mắt.
NC của chúng tôi cho thấy nguyên nhân gây
mù ở BN phong thường nhất là đục TTT với tỷ
lệ 42,9% tương tự như các tác giả trong nước
Nguyễn Hữu Lê (57,5%)(8) và Phạm Thị Hương
(51,2%)(11) và nước ngoài Hogeweg M. (48%)(6).
Theo Khan T. và cộng sự, mặc dù lứa tuổi của
NC là từ 14-80 tuổi nhưng đục TTT chiếm tỷ lệ
cao nhất trong số các nguyên nhân gây mù ở BN
phong tại Pakistan. Theo tác giả Mpyet C. và
Solormon W. cũng cho rằng đục TTT chiếm
51,6% các nguyên nhân gây giảm thị lực và 46%
các nguyên nhân gây mù ở Nigeria
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thương tổn tại mắt ở bệnh nhân phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 19
KHẢO SÁT THƯƠNG TỔN TẠI MẮT Ở BỆNH NHÂN PHONG
Huỳnh Trần Dương Giang*, Lê Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát những thương tổn tại mắt ở bệnh nhân (BN) phong.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Khám 409 BN đã được chẩn đoán xác định
bệnh phong tại Khu quản lý và điều trị phong Bến Sắn, tỉnh Bình Dương, từ 6/2009 - 6/2010.
Kết quả: Tỷ lệ BN phong có tổn thương mắt là 87,3%, BN có giảm cảm giác giác mạc (CGGM) với tỷ lệ
67,9% và rụng lông mày chiếm 56,2%, đục thủy tinh thể (TTT) chiếm 40,6%, sa da mí chiếm 39,6%, quặm mí
chiếm 21,5%. BN ≥50 tuổi sẽ có tăng tỷ lệ rụng lông mày gấp 1,52 lần, quặm mí gấp 1,41 lần, sa da mí gấp 1,30
lần, bệnh lý giác mạc (BLGM) gấp 1,52 lần, đục TTT gấp 1,8 lần so với BN dưới 50 tuổi. BN bị tàn tật chi sẽ có
tăng tỷ lệ bị rụng lông mày gấp 2,73 lần và đục TTT gấp 2,09 lần so với BN không tàn tật chi. BN có sụp sống
mũi sẽ có tăng tỷ lệ giảm CGGM lên 1,53 lần, rụng lông mày 4,28 lần, quặm mí 1,9 lần, sa da mí 1,76 lần,
BLGM lên 2,3 lần và đục TTT 1,99 lần so với BN không có sụp sống mũi. Tỷ lệ BN mù ở BN phong là 8,3%.
Nguyên nhân gây mù ở BN phong thường nhất là đục TTT với tỷ lệ 42,9%, BLGM 34,3%, viêm mống mắt thể
mi là 8,6%, viêm võng mạc thần kinh 5,7%. BN ≥50 tuổi sẽ có tăng tỷ lệ bị mù lên gấp 6 lần so với BN <50 tuổi.
Tỷ lệ mù sẽ tăng gấp 10,5 lần đối với BN đã trải qua cơn phản ứng phong so với BN không trải qua cơn phản
ứng phong.
Kết luận: Tỷ lệ tổn thương mắt ở BN phong khá cao 87,3%. Tỷ lệ này tương đương với các tác giả khác ở
miền Bắc và các nước châu Á (Pakistan, Ấn Độ). Có sự liên quan giữa các biểu hiện ở mắt (rụng lông mày,
quặm mí, sa da mi) với các yếu tố dịch tễ và lâm sàng (tuổi, tàn tật chi, sụp sống mũi). Tỷ lệ BN mù ở BN phong
là 8,3%, có sự liên quan giữa tỷ lệ mù với các yếu tố tuổi tác và BN có trải qua cơn phản ứng phong.
Từ khóa: tổn thương tại mắt, bệnh phong.
ABSTRACT
OCULAR COMORBIDITIES IN LEPROSY PATIENTS
Huynh Tran Duong Giang, Le Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 19 - 25
Objective: To survey ocular comorbidities in leprosy patients.
Subjects and methods: cross-sectional study. Four hundred and nine patients diagnosed with leprosy who
lived in Ben San Leprosy Centre were examined from June 2009 to June 2010 to describe the epidemiological and
clinical characteristics of their leprosy and ocular lesions, to assess the correlation between these characteristics,
and to assert the prevalene of blindness among these patients and contributing fators.
Results: Ocular lesions were found in 87.3% of all leprosy patients, with 67.9% having decreased corneal
sensation, 56.2% losing eyebrows, 40,6% having cataract, 39.6% having eyelid ptosis, and 21.5% having
entropion. Patients over 50 years of age were found to be 1.52 times more likely to have eyebrows loss, 1.41 times
more likely to have eyelids entropion, 1.3 0 times more likely to have eyelids ptosis, 1.52 times more likely to have
corneal disorders, and 1.8 times more likely to h ave cataract. Leprosy-associated disabilities increased the loss of
eyebrows by 2.73 folds, and cataracts by 2.09 folds. Nasal bridge collapse was associated with an increase of
corneal sensation decreased by 1.53 times, eyebrows loss by 4.28 times, entropion by 1.9 times, ptosis by 1.76
* Khoa Mắt, Bệnh viện đa khoa Bình Dương, ** Bộ môn Mắt ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS CK II Huỳnh Trần Dương Giang ĐT: 0918201174 Email: giangkhoamat@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 20
times, cornea disorders by 2,3 times, and cataract by 1.99 times. Blindness (WHO definition) was found in 8.3%
patients. Most common causes of blindness were cataract (42.9%), cornea disorders (34.3%), uveitis (8.6%), and
optic neuritis (5.7%). Blindness was found to be 6 times higher in patients aged 50 years or older, and 10.5 times
higher in thoss who had had leprosy reaction.
Conclusion: Ocular comorbidities are highly prevalent in leprosy, similar to that found in studies in other
parts of Vietnam and also in other South Asian countries (Pakistan, India). There is a strong association of ocular
lesions and epidemiological and clinical characteristics. About 8% of leprosy patients are blind. Blindness is more
common in those older patients and in those who had had leprosy reaction.
Keywords: comorbidities, lesions, leprosy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn
tính do trực khuẩn Mycobacterium Lepra gây
nên. Trực khuẩn này tác động chủ yếu vào da và
các dây thần kinh ngoại vi. Do đặc điểm là trực
khuẩn Hansen có ái tính đặc biệt với tế bào thần
kinh Schwann và các tế bào thuộc hệ thống nội
mô võng mạc nên BN phong thường có tổn
thương ở mắt, có thể đưa đến mù lòa nếu không
được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu (NC) về
BN phong cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tổn
thương. Các NC trong năm 2007 cho thấy tỷ lệ
tàn tật chi của BN phong theo Nguyễn Thị Hồng
Nga ở khu vực tỉnh Bến Tre là 50,22%, tỷ lệ này
theo Phạm Thị Hương ở miền Bắc là 88,79%(11),
và Lê Văn Thuận ở các tỉnh miền Trung là
59,56%. Tỷ lệ tổn thương ở mắt cũng khác nhau
theo khu vực: Phạm Thị Hương ở miền Bắc là
87,3%(11), của Nguyễn Hữu Lê ở miền Trung là
52,1%(8). Tỷ lệ BLGM cũng có sự khác biệt như
NC của Phạm Thị Hương ở các tỉnh miền Bắc là
27,1%(11), của Nguyễn Hữu Lê ở các tỉnh miền
Trung là 5,1%(8).
Các NC trong nước chưa cho thấy sự liên
quan giữa các yếu tố như dịch tễ, thể bệnh,
phản ứng phong, cách thức điều trị, mức độ
tàn tật ở chi với các tổn thương mắt và chưa
xác định được các yếu tố nguy cơ gây mù ở BN
phong. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài
“Khảo sát thương tổn tại mắt ở BN phong” ở
khu vực Miền Nam nhằm mô tả các đặc điểm
dịch tễ và lâm sàng; xác định tỷ lệ các biểu
hiện tổn thương mắt và khảo sát liên quan
giữa các biểu hiện này với các yếu tố dịch tễ và
lâm sàng; xác định tỷ lệ các bệnh lý gây mù ở
BN phong và các yếu tố liên quan.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
BN phong đã được chẩn đoán xác định, điều
trị tại khu quản lý và điều trị phong Bến Sắn,
tỉnh Bình Dương và đồng ý tham gia NC. Tiêu
chuẩn loại trừ: những BN có biểu hiện tâm thần,
bệnh toàn thân nặng không thể phối hợp được
với bác sĩ để hỏi bệnh và thăm khám.
Phương pháp
Thiết kế NC
NC cắt ngang mô tả.
Phương tiện NC
Đèn pin, kính lúp, bảng thị lực Snellen, nhãn
áp kế Schiotz, sinh hiển vi, đèn soi đáy mắt trực
tiếp, thuốc nhỏ dãn đồng tử, bút thử CGGM,
bảng thu thập số liệu.
Phương pháp tiến hành
Lựa chọn BN, thu thập số liệu các biến số
dịch tễ như tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian
mắc bệnh, đặc điểm lâm sàng như thể bệnh,
phản ứng phong, tổn thương chi, sụp sống
mũi, điều trị bằng đơn hoá hay đa hoá trị liệu
(ĐHTL).
Khám mắt để xác định các tổn thương và
đặc điểm lâm sàng: thị lực sau khi chỉnh kính,
đo nhãn áp, khám phần phụ nhãn cầu tìm dấu
hiệu rụng lông mày, quặm mí, hở mi, sa da mi
và viêm túi lệ mãn, khám vận nhãn, xác định
CGGM bằng bút thử Cochet-bonnet, khám sinh
B
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 21
hiển vi tìm tổn thương kết mạc, BLGM, viêm
mống mắt thể mi, đục TTT, teo gai thị và viêm
võng mạc thần kinh.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh
nhân phong
Trong tổng số 409 BN được thăm khám, BN
nam chiếm 53,1%, nữ chiếm 46,9%; BN<50 tuổi
chiếm tỷ lệ 18,3%, BN ≥50 tuổi chiếm tỷ lệ 81,7%,
thời gian mắc bệnh ≥10 năm chiếm tỷ lệ cao
97,1%. Nhóm BN nhiều khuẩn chiếm tỷ lệ cao
gấp gần 5 lần so với nhóm ít khuẩn (82,6% so
với 17,4%). BN phong có tàn tật chi chiếm tỷ lệ
cao 86,8%, có sụp sống mũi chiếm tỷ lệ 17,1%. Số
BN trải qua cơn phản ứng phong chiếm tỷ lệ
29,6%. BN đã được điều trị ĐHTL chiếm 80%,
đơn hóa trị liệu chiếm 20%.
Tỷ lệ các biểu hiện tổn thương mắt ở BN
phong và liên quan giữa các biểu hiện này
với yếu tố dịch tễ, lâm sàng của BN phong
Tỷ lệ BN có thương tổn mắt ở các BN
phong là: 87,3%
Tỷ lệ các biểu hiện thương tổn mắt ở BN
phong
Bảng 1. Tỷ lệ các biểu hiện thương tổn mắt ở các BN
phong.
Tổn thương mắt Tần số
Giảm cảm giác GM 278 (67,9%)
Rụng lông mày 230 (56,2%)
Đục thủy tinh thể 166 (40,6%)
Sa da mi 162 (39,6%)
Quặm mí 88 (21,5%)
Mộng thịt 79 (19,3%)
Bệnh lý giác mạc 52 (12,7%)
Hở mi 45 (11,0%)
Viêm võng mạc thần kinh 10 (2,6%)
Viêm mống mắt thể mi 8 (1,9%)
Teo gai thị 4 (0,9%)
Tổn thương ở mắt gặp nhiều nhất là giảm
CGGM và rụng lông mày với tỷ lệ lần lượt là
67,9% và 56,2%. Các tổn thương khác ít gặp
hơn với tần suất giảm dần là đục TTT, sa da
mi, quặm mí, và thấp nhất là teo gai thị 0,9%.
Liên quan giữa các biểu hiện tổn thương mắt
với các yếu tố dịch tễ và đặc điểm lâm sàng
của BN phong
Bảng 2. Liên quan giữa tuổi BN với các biểu hiện tổn
thương mắt ở BN phong
Tuổi BN (≥50/<50)
Tổn thương mắt
Tỷ số chênh (KTC 95%) Giá trị p
Rụng lông mày
(có/không)
1,52 (1,12–1,76) 0,001
Quặm mí
(có/không)
1,41 (1,23–1,98) 0,001
Sa da mi
(có/không)
1,30 (1,01–1,84) 0,002
Bệnh lý giác mạc
(có/không)
1,52 (1,29–1,77) 0,001
Mộng thịt
(có/không)
1,32 (1,12–1,76) 0,009
Đục thủy tinh thể
(có/không)
1,80 (1,54–2,08) 0,001
Teo gai thị
(có/không)
1,55 (1,02–1,75) 0,002
BN phong ≥50 tuổi sẽ có tăng tỷ lệ bị rụng
lông mày nhiều hơn gấp 1,52 lần, quặm mí
nhiều hơn gấp 1,41 lần, sa da mí nhiều hơn
gấp 1,3 lần, BLGM nhiều hơn gấp 1,52 lần,
mộng thịt nhiều hơn gấp 1,32 lần, đục TTT
nhiều hơn gấp 1,8 lần, teo gai thị nhiều hơn
gấp 1,55 lần so với BN <50 tuổi.
Bảng 3. Liên quan giữa tàn tật chi với các biểu hiện
rụng lông mày và đục TTT ở BN phong
Tàn tật chi (có / không)
Tổn thương mắt
Tỷ số chênh (KTC 95%) Giá trị p
Rụng lông mày
(có/không)
2,73 (1,84–3,18) 0,014
Đục TTT
(có/không)
2,09 (1,57–2,77) 0,006
BN có tàn tật chi sẽ tăng tỷ lệ có biểu hiện
rụng lông mày nhiều hơn gấp 2,73 lần và đục
TTT nhiều hơn gấp 2,09 lần so với các BN không
có tàn tật chi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 22
Bảng 4: Liên quan giữa sụp sống mũi với các biểu
hiện tổn thương mắt ở BN phong
Sụp sống mũi (có / không)
Tổn thương mắt
Tỷ số chênh (KTC 95%) Giá trị p
Giảm cảm giác
giác mạc 1,53 (1,13–2,46) 0,049
Rụng lông mày 4,28 (2,64–6,17) 0,001
Quặm mí 1,90 (1,19–3,21) 0,030
Sa da mi 1,76 (1,26–2,02) 0,037
Bệnh lý giác mạc 2,30 (2,01–2,88) 0,039
Đục thủy tinh thể 1,99 (1,32–3,05) 0,012
BN phong bị sụp sống mũi sẽ có tăng tỷ lệ
giảm CGGM nhiều hơn gấp 1,53 lần, rụng lông
mày nhiều hơn gấp 4,28 lần, quặm mí nhiều hơn
gấp 1,9 lần, sa da mí nhiều hơn gấp 1,76 lần,
BLGM nhiều hơn gấp 2,3 lần, và đục TTT nhiều
hơn gấp 1,99 lần so với các BN không có sụp
sống mũi.
Tỷ lệ các bệnh lý gây mù ở BN phong và
các yếu tố liên quan
Qua NC 409 trường hợp BN phong, chúng
tôi nhận thấy có 34 BN bị mù với thị lực ở mắt
tốt hơn là ĐNT <3m theo quy ước mù của Tổ
chức y tế thế giới (WHO).
Tỷ lệ BN bị mù ở các BN phong là: 8,3%.
Liên quan giữa tỷ lệ BN mù với các yếu tố
dịch tễ và đặc điểm lâm sàng của BN phong
Bảng 5. Giá trị p giữa biểu hiện mù với yếu tố dịch tễ
và đặc điểm lâm sàng của BN phong
Mù mắt (có/không)
Tỷ số chênh (KTC 95%) Giá trị p
Tuổi
(≥50 tuổi/ <50 tuổi)
6,045 (3,55 –8,06) 0,046
Phản ứng phong
(có/không)
10,508 (5,88 – 16,04) 0,030
Các BN phong ≥50 tuổi sẽ tăng tỷ lệ mù mắt
cao hơn gấp 6 lần so với các BN phong <50 tuổi
và những BN đã trải qua cơn phản ứng phong
sẽ tăng tỷ lệ mù cao hơn gấp 10,5 lần so với các
BN không có cơn phản ứng phong.
Tỷ lệ các bệnh lý gây mù
42.90%
34.30%
8.60%
5.70% 5.70%
2.80%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
Ñuïc T3 Beänh lyù GM VMMTM VVMTK Teo gai Moäng thòt
Biểu đồ 1: Phân bố theo các bệnh lý gây mù.
Có hai trong sáu nguyên nhân gây mù
thường gặp nhất là đục TTT với tỷ lệ 42,9% và
BLGM với tỷ lệ 34,3%, thấp nhất là mộng thịt
chiếm 2,8%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của BN
phong
Phân bố giới tính
Vài NC trong nước cho thấy không có sự
khác biệt về giới tính ở các BN phong. Tuy
nhiên, Farrokh Rad thực hiện ở Iran nhận thấy
tỷ lệ nam/nữ=2/1(3). Junaid S. Wani thực hiện ở
Kashmir xác định tỷ lệ nam/nữ=4/1(7). Sự khác
biệt này theo các tác giả là do nam giới thường
năng động, tiếp xúc xã hội nhiều hơn nên
nhiều cơ hội phơi nhiễm bệnh phong hơn so
với nữ giới.
Tuổi của BN phong
Đa số BN ≥50 tuổi chiếm tỷ lệ 81,7% tương
tự như nhận định của các tác giả khác. Theo
Phạm Thị Hương(11), tỷ lệ BN<50 tuổi chiếm tỷ lệ
thấp là do BN thường đã bị bệnh rất lâu năm và
do hiệu quả của các chương trình phòng chống
loại trừ bệnh phong. Chúng tôi cho rằng sự khác
biệt về tuổi cũng có thể do tỷ lệ mới mắc bệnh
phong ngày càng thấp, ý thức phòng bệnh của
người dân ngày càng cao và sự góp phần của
phác đồ ĐHTL.
Thời gian mắc bệnh phong
Trong NC của chúng tôi, đa số BN có thời
gian mắc bệnh ≥10 năm chiếm tỷ lệ 97,07%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 23
Nhận định này tương tự với kết quả của
Nguyễn Hữu Lê (90,1%)(8) và Phạm Thị Hương
(90,72%)(11). Theo các tác giả này có sự khác
biệt là nhờ vào hiệu quả của ĐHTL giúp kéo
dài cuộc sống của các BN phong và hiệu quả
của việc tuyên truyền, phòng chống bệnh
phong giúp làm giảm tỷ lệ mới mắc bệnh
trong cộng đồng.
Nghề nghiệp
Đa số BN thuộc nhóm lao động chân tay với
tỷ lệ 90,7%. Điều này có thể giải thích là do
những người lao động chân tay thường có mức
sống thấp, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh
kém, phải tham gia lao động nặng nề hơn, học
vấn thấp, ý thức phòng chống và điều trị bệnh
phong kém hơn, ít được chăm sóc y tế, dễ tiếp
xúc với các nguồn lây. Bên cạnh đó, người bệnh
thường lo mưu cầu kiếm sống chưa thật sự quan
tâm đến những biểu hiện triệu chứng đầu tiên
khi mắc bệnh nên dễ bị bệnh phong hơn so với
nhóm lao động trí óc.
Thể bệnh phong
BN thể phong nhiều khuẩn chiếm đến
82,6%. Tương tự như ghi nhận của các tác giả
khác. BN thể nhiều khuẩn có nhiều tổn thương
toàn thân hơn và mức độ nặng hơn so với thể
ít khuẩn. Sử dụng ĐHTL là rất cần thiết ở các
BN phong.
Tàn tật chi
Đa số BN phong đều có tàn tật chi với tỷ lệ
86,8%. Kết quả NC của chúng tôi tương đương
với kết quả NC của Phạm Thị Hương
(88,7%)(11) và Phạm Văn Hiển (88%)(10) nhưng
cao hơn nhiều so với NC của Nguyễn Thị
Xuân (29%) do Nguyễn Thị Xuân chỉ tiến hành
NC trên các BN phong mới phát bệnh và được
điều trị ĐHTL kịp thời.
Sụp sống mũi
Kết quả NC cho thấy BN phong có sụp sống
mũi với tỷ lệ là 17,1%. Tỷ lệ sụp sống mũi trong
NC của chúng tôi tương đương với NC của
Phạm Thị Hương 11,3%(11).
Theo y văn, tổn thương mũi thường chỉ
xảy ra ở những BN thể nhiều khuẩn do sự
thâm nhiễm quá mức của vi khuẩn phong làm
tổn thương vách mũi đưa đến sụp sống mũi.
Sụp sống mũi làm BN có khuôn mặt rất đặc
trưng và thường hay bị các bệnh về tai mũi
họng. Những BN này rất khó khăn trong việc
đeo kính để bảo vệ mắt nên làm cho tổn
thương mắt của họ ngày càng trầm trọng hơn.
Sụp sống mũi có thể làm tổn thương hệ thống
lệ quản đưa đến viêm túi lệ mãn.
Phản ứng phong
BN có trải qua cơn phản ứng phong với tỷ
lệ 29,6%. Theo tác giả Phạm Thị Lan(12), tỷ lệ
BN trải qua phản ứng phong thay đổi từ 30-
40% và đây là nhóm BN dễ có nguy cơ xảy ra
tàn tật chi và mắt.
Phương pháp hóa trị
Trong NC của chúng tôi, tỷ lệ ĐHTL ở BN
phong là 80%, đơn hóa trị liệu là 20%. Thực tế,
chúng tôi nhận thấy có nhiều trường hợp do phát
hiện muộn, không được áp dụng ĐHTL kịp thời
nên đã để lại những tổn thương, di chứng nặng
nề và nhiều trường hợp được ĐHTL sớm nên BN
hồi phục gần như hoàn toàn.
Tỷ lệ các biểu hiện tổn thương mắt ở BN
phong và mối liên quan giữa các biểu hiện
này với yếu tố dịch tễ, lâm sàng của BN
phong
Tỷ lệ chung của biểu hiện tổn thương mắt
Tổng số 409 BN khám có 357 BN có ít nhất
một tổn thương mắt chiếm tỷ lệ 87,3%. Kết quả
này tương đương với kết quả NC của Phạm
Thị Hương (87,3%)(11) và Hogeweg M. (90%)(5)
do BN trong nhóm NC của chúng tôi phần lớn
bị bệnh phong từ rất lâu và phát hiện bệnh
muộn nên tỷ lệ tổn thương mắt trong NC vẫn
còn rất cao. Điều này cho thấy cần thiết phải
tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng
đồng về nguy cơ tổn thương mắt ở các BN
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 24
phong và khuyến cáo BN nên đi khám mắt
sớm khi đã mắc bệnh phong.
Tỷ lệ các biểu hiện thương tổn mắt ở BN
phong
Biểu hiện tổn thương ở mắt gặp nhiều nhất
là giảm CGGM và rụng lông mày. Tỷ lệ tổn
thương rụng lông mày trong NC của chúng tôi
là 56,2% cao hơn so với NC của Phạm Thị
Hương là 21,9%(11), tỷ lệ BLGM và đục TTT của
chúng tôi là 12,7% và 40,6% thấp hơn so với
Phạm Thị Hương là 27,1% và 65,3%. Nhờ sự
tài trợ của các tổ chức nhân đạo nên BN phong
được dinh dưỡng tốt hơn và do sự liên kết
chặt chẽ giữa Khu Quản Lý và Điều Trị Phong
Bến Sắn với khoa mắt Bệnh viện Đa Khoa tỉnh
Bình Dương nên cộng đồng BN của chúng tôi
được tuyên truyền, hướng dẫn về bảo vệ,
chăm sóc mắt tốt hơn nên tỷ lệ BLGM và đục
TTT thấp hơn.
Liên quan giữa các biểu hiện tổn thương mắt
với yếu tố dịch tễ và đặc điểm lâm sàng của
BN phong
NC của chúng tôi cho thấy có sự liên quan
giữa tuổi BN với rụng lông mày, quặm mí, sa da
mí, BLGM, mộng thịt, đục TTT và teo gai thị.
Chúng tôi nhận thấy nhóm BN ≥50 tuổi có tăng
tỷ lệ tổn thương mắt nhiều so với nhóm bệnh
<50 tuổi: rụng lông mày cao hơn gấp 1,52 lần,
quặm mí cao hơn gấp 1,41 lần, sa da mí cao hơn
gấp 1,30 lần, BLGM cao hơn gấp 1,52 lần, mộng
thịt cao hơn gấp 1,32 lần, Đục TTT cao hơn gấp
1,8 lần, teo gai thị cao hơn gấp 1,55 lần. Theo tác
giả Nawi R. (2004), ghi nhận các BN phong lớn
tuổi đáp ứng ĐHTL kém hơn. Theo tác giả
Farrokh Rad (2007)(3), NC ở Iran ghi nhận BN
phong lớn tuổi thường có nhiều tàn tật toàn thân
hơn do khả năng miễn dịch giảm ở BN lớn tuổi.
Ngoài ra, yếu tố lão hóa theo tuổi tác cũng góp
phần tăng tỷ lệ tổn thương làm chùng nhão da,
đục TTT tuổi già, quặm mi tuổi già, BLGM,
mộng thịt và teo gai.
Liên quan giữa các biểu hiện tổn thương mắt
và đặc điểm lâm sàng của BN phong
BN có tàn tật chi sẽ có tăng tỷ lệ biểu hiện
rụng lông mày cao hơn gấp 2,73 lần và đục
TTT cao hơn gấp 2,09 lần so với các BN không
có tàn tật chi. BN phong có sụp sống mũi sẽ có
tăng tỷ lệ giảm CGGM cao hơn gấp1,53 lần,
rụng lông mày cao hơn gấp 4,28 lần, quặm mí
cao hơn gấp 1,9 lần, sa da mí cao hơn gấp 1,76
lần, BLGM cao hơn gấp 2,3 lần, và đục TTT cao
hơn gấp 1,99 lần so với các BN phong không
có sụp sống mũi. Điều này cho thấy các BN
phong có tàn tật chi và sụp sống mũi cần thiết
phải được khám mắt thường xuyên hơn ở các
cơ sở chuyên khoa mắt.
Tỷ lệ các bệnh lý gây mù ở bệnh nhân
phong và các yếu tố liên quan
Tỷ lệ BN bị mù ở các BN phong là 8,3%. Tỷ
lệ mù trong NC của chúng tôi tương đương với
NC của Nguyễn Hữu Lê năm 2006 (9,9%)(8) và
Hogeweg M. năm 2005 (11%)(5) nhưng thấp hơn
so với NC của Phạm Thị Hương (27,6%)(11). Sự
khác biệt này có thể do tỷ lệ đục TTT và BLGM
của Phạm Thị Hương cao hơn so với NC của
chúng tôi.
Liên quan giữa tỷ lệ mù với các yếu tố dịch tễ
của BN phong
NC của chúng tôi cho thấy có sự liên quan
giữa tỷ lệ mù với tuổi của BN và phản ứng
phong mà BN phong đã trải qua. Theo đó, các
BN phong thuộc lứa tuổi ≥50 tuổi có tỷ lệ mù
mắt cao hơn gấp 6 lần so với các BN phong <50
tuổi và những BN đã trải qua phản ứng phong
có tỷ lệ mù cao hơn gấp 10,5 lần so với các BN
không có phản ứng phong.
Kết quả này phù hợp với nhận định của
Hogeweg M. cho rằng đa số BN mù tập trung
ở những người ≥ 50 tuổi và có trải qua cơn
phản ứng phong(6). Điều đó cho thấy cần đặc
biệt chú trọng phòng ngừa mù lòa cho các đối
tượng này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 25
Tỷ lệ các nguyên nhân chính gây mù ở BN
phong
Theo WHO, khi thị lực còn ĐNT <3m thì
được coi là mù. Kết quả NC của chúng tôi cho
thấy các nguyên nhân gây mù cho BN phong
hay gặp đứng hàng đầu là đục TTT và BLGM
với tỷ lệ lần lượt là 42,9% và 34,3%. Các nguyên
nhân khác như viêm mống mắt thể mi, viêm
võng mạc thần kinh, teo gai và mộng thịt thì
hiếm gặp hơn với tỷ lệ từ 2,8% đến 8,6%.
Ngày nay, nhờ hiệu quả của các chương
trình phát hiện sớm và điều trị phong kịp thời
với phác đồ ĐHTL nên tuổi thọ BN phong
ngày càng tăng. Do đó, tỷ lệ BN phong bị đục
TTT tuổi già cũng gia tăng. BN phong khi bị
mù do đục TTT sẽ gặp nhiều khó khăn trong
vấn đề tự chăm sóc bản thân. Điều này có thể
dẫn đến nhiều tổn thương khi BN sinh hoạt
làm việc do va chạm làm trầm trọng thêm các
tàn tật ở chi và mắt.
NC của chúng tôi cho thấy nguyên nhân gây
mù ở BN phong thường nhất là đục TTT với tỷ
lệ 42,9% tương tự như các tác giả trong nước
Nguyễn Hữu Lê (57,5%)(8) và Phạm Thị Hương
(51,2%)(11) và nước ngoài Hogeweg M. (48%)(6).
Theo Khan T. và cộng sự, mặc dù lứa tuổi của
NC là từ 14-80 tuổi nhưng đục TTT chiếm tỷ lệ
cao nhất trong số các nguyên nhân gây mù ở BN
phong tại Pakistan. Theo tác giả Mpyet C. và
Solormon W. cũng cho rằng đục TTT chiếm
51,6% các nguyên nhân gây giảm thị lực và 46%
các nguyên nhân gây mù ở Nigeria(9).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ BN phong có tổn thương mắt là 87,3%,
đa số BN có giảm CGGM, rụng lông mày, đục
TTT. NC của chúng tôi cho thấy có sự liên quan
giữa tuổi BN với các biểu hiện tổn thương mắt
như rụng lông mày, quặm mí, sa da mí, BLGM,
đục TTT. NC cũng cho thấy có sự liên quan giữa
tàn tật chi với tỷ lệ rụng lông mày và đục TTT và
có sự liên quan giữa sụp sống mũi với rụng lông
mày, đục TTT, quặm mí.
Tỷ lệ BN mù ở BN phong là 8,3%. Nguyên
nhân gây mù ở BN phong thường nhất là đục
TTT với tỷ lệ 42,9%. Có sự liên quan giữa tuổi
và BN đã trải qua cơn phản ứng phong với tỷ
lệ mù.
Cần chú ý tuyên truyền và thăm khám mắt
định kỳ cho BN phong để làm giảm tỷ lệ mù lòa
và giúp nhóm BN này nâng cao chất lượng cuộc
sống và hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Courtright P. (1998). “The epidemiology of ocular
complications of leprosy”. Indian J. Lepr, Symposium, 70.
2. Courtright P., Daniel P., Ravanes J. (2002). "Eye disease in
multibacillary leprosy patients at the time of their leprosy
diagnosis". Findings from the Longitudinal Study of ocular
Leprocy(LOSOL) in India, the Philippines and Ethiopia. Lepr.
Rev., 73: 225 – 238.
3. Farrokh Rad, Ebrahim Ghaderi, Hamideh Salimzadeh (2007).
“The study of disability status of live leprosy patients in
Kurdistan province of Iran”. Pak. J. Med. Sci., 23(6): 857 – 861.
4. Hogeweg M. (1989). “Leprosy and the eye community eye
health”.
5. Hogeweg M. (2001). “Ocular leprosy”, International Journal of
leprosy, 69(2).
6. Hogeweg M., Keunen J.E. (2005). “Prevention of blindness in
leprosy and the role of the vision 2020”. Programme Eye, 19: 105
– 109.
7. Junaid S. Wani, Sabia Rashid, Nasti A.R. (2005). “Ocular
manifesttations of leprosy”. J.K. Practitioner 2005, 12(1): 14 – 17.
8. Le Nguyen Huu (2006). “Visual impairment surgical coverage
in leprosy patients of the largest leprosy village”. International
centre for eye health: 1 – 18.
9. Mpyet C., Solomon A.W. (2005). “Prevalence and causes of
blindness and low vision in leprosy villages of north eastern
Nigeria”. Br. J. Ophthalmol., 89: 9 – 17.
10. Phạm Văn Hiển (2001). “Điều tra dịch tễ tàn tật trong bệnh
phong ở Việt nam, đề xuất các biện pháp phòng và điều trị
phục hồi”. Đề tài cấp bộ của Viện Da Liễu Quốc gia.
11. Phạm Thị Hương (2007). “Nghiên cứu tổn thương mắt trên
bệnh nhân phong tại một số khu điều trị ở miền Bắc Việt
Nam”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà
Nội.
12. Phạm Thị Lan (1997). “Một số nhận xét về cơn phản ứng
phong và sự xuất hiện tàn phế mới trong điều trị đa hóa trị
liệu”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_thuong_ton_tai_mat_o_benh_nhan_phong.pdf