Các yếu tố liên quan đến bệnh HPQ
Ngoại thành có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nội
thành có thể do các khu công nghiệp được bố trí
tập trung chủ yếu tại các huyện ngoại thành.
Tiền sử gia đình
Theo y văn: cha mẹ bị HPQ sẽ là yếu tố nguy
cơ chính làm tăng tỉ lệ mắc bệnh HPQ ở trẻ em
hoặc làm cơn hen kéo dài dai dẳng (7). Ở gia đình
có người mắc bệnh chàm, trẻ có nguy cơ tăng
tính mẫn cảm với chất dị ứng nên tăng nguy cơ
HPQ.
Các yếu tố trong nhà có ảnh hưởng đến bệnh
HPQ của trẻ
Hút thuốc chủ động và thụ động làm tăng
mức độ nặng của bệnh HPQ. Những trẻ hít khói
thuốc lá, FEV1 giảm 1,4% so với nhóm trẻ không
hít khói thuốc lá, lưu lượng giữa kỳ thở ra giảm
5%, lưu lượng cuối kỳ thở ra giảm 4,3% (4).
Có sự liên quan giữa nấu bếp gas trong nhà,
tăng nhạy cảm với bụi nhà và giảm chức năng
phổi ở trẻ em. (12). Vai trò của vật nuôi trong nhà
chưa rõ có liên quan đến tần suất và mức độ
nặng của HPQ. Các yếu tố gây bùng phát cơn
HPQ như nhiễm siêu vi đường hô hấp, các chất
dị ứng trong không khí.
Ảnh hưởng của bệnh HPQ đến sinh hoạt, học
tập của trẻ
Địa phương có thực hiện chương trình quản
lý HPQ, tỉ lệ nghỉ học vì cơn khò khè thấp. Theo
y văn, 30% người bệnh phải nhập viện, nghỉ học,
nghỉ việc trong năm vừa qua (1).
Cấp cứu và điều trị HPQ
Theo y văn, 90% người bệnh không điều trị
dự phòng. Tỉ lệ người bệnh được dự phòng càng
thấp, tỉ lệ cấp cứu HPQ càng tăng cao.
Quản lý bệnh HPQ
Chương trình quản lý HPQ cần sớm triển
khai để giúp gần 84% trẻ HPQ chưa được dùng
thuốc ngừa cơn, tránh xảy ra cơn cấp tính.
Bệnh viêm mũi dị ứng
Tỉ lệ VMDƯ trong nghiên cứu của các tác giả
Bạch Văn Cam 67,5% (5), Nga. N. N 34,9% (8), Hồ
Thị Kim Thoa 41,5% (3). X. S. Wang 42,1% (11),
Catherine Cohet: 26,3% (6). Cao hơn trong nghiên
cứu của chúng tôi có lẽ do có nhiều yếu tố gây dị
ứng trong môi trường công nghiệp.
Chẩn đoán bệnh VMDƯ
Tỉ lệ VMDƯ được chẩn đoán trong các
nghiên cứu Bạch Văn Cam: 27,5% (5), Nga. N. N:
11,2% (8), Hồ Thị Kim Thoa: 8,3% (3), X. S. Wang:
3,1% (11) cao hơn của chúng tôi có thể do tỉ lệ mắc
bệnh VMDƯ của các tác giả này cao hơn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 13 – 14 tuổi tại thành phố Cần Thơ, năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhi Khoa 1
KHẢO SÁT TỈ LỆ MẮC BỆNH HEN PHẾ QUẢN, VIÊM MŨI DỊ ỨNG
VÀ CHÀM Ở TRẺ EM 13 – 14 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2007
Nguyễn Thanh Hải*, Phạm Thị Minh Hồng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 13 – 14 tuổi tại TP. Cần
Thơ năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu : Chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát cắt ngang bằng phương pháp trực tiếp
phỏng vấn học sinh tại lớp qua bộ câu hỏi với từ ngữ dễ hiểu. Có 4 quận, huyện của TP. Cần Thơ: Ninh Kiều, Cái
Răng, Cờ Đỏ, Thốt Nốt.
Kết quả: Có 3.362 bảng trả lời. Tỉ lệ HPQ ở trẻ em là 5%. Các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh HPQ: Tỉ lệ
HPQ ngoại thành cao hơn nội thành: 1,2 lần (5,1% / 4,6%). Tiền sử gia đình: có HPQ: 18,6%, VMDƯ: 21,6%,
viêm xoang: 18,6%, nổi mày đay: 10,2%, mắc bệnh chàm: 1,2%. Các yếu tố trong nhà: hút thuốc lá: 77,8%; chất
liệu nấu bếp trong nhà: gas 73,6%, than: 44,9%; thói quen trong nhà: dùng nhang, thuốc xịt phòng: 76,6%; có
nuôi chó mèo trong nhà: 60,5%. Các yếu tố nghi khởi phát cơn HPQ: thời tiết: 71,9%; khói bụi: 61,7%, gắng sức:
49,1%; hóa chất: 37,1%. Tỉ lệ VMDƯ: 22%, được chẩn đoán VMDƯ: 5,7%. Tỉ lệ mắc bệnh chàm: 1,6%, được
nhân viên y tế chẩn đoán: 0,6%. Có mối liên quan giữa HPQ, VMDƯ và chàm, trẻ dễ bị HPQ nếu trẻ có
VMDƯ, chàm và sống ở ngoại thành.
Kết luận: Tỉ lệ HPQ, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em tại TP.Cần Thơ thấp so với các thành phố khác
trong nước. Có mối liên quan giữa HPQ, viêm mũi dị ứng và chàm.
ABSTRACT
PREVALENCE OF ASTHMA, ALLERGIC RHINITIS, AND ECZEMA
IN CHILDREN 13 – 14 YEARS OLD AT CAN THO CITY, 2007
Nguyen Thanh Hai, Pham Thi Minh Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 64 - 68
Objecttives: The aim of study was to determine the prevalence of asthma, allergic rhinitis, and eczema in
children 13-14 years old in Can Tho city in 2007.
Methode: we performed a cross-sectional survey, followed by administration of a questionaire in a face-to-
face setting in the respondents’classes in their language of choice. Four districts of Can Tho city were surveyed:
Ninh Kieu, Cai Rang, Co Do, Thot Not.
Results: There were 3362 respondents. The prevalence of asthma in children was 5%. The epidemic factors of
asthma included: the prevalence of asthma in rural was higher than in urban (5.1%/4.6%); family history with
asthma: (18.6%), allergic rhinitis: (21.6%), sinusitis: (18.6%), urticaria: (10.2%), and eczema: (1.2%), indoor
factors: tobacco smoke: (77.8%), materials cooker indoor: gas: (73.6%), coal: (44.9%); indoor habits with spray:
(76.6%); cats and dogs in the house: (60.5%). The factors regarded as causes facilitating asthma were: climate:
(71.9%), air pollution: (61.7%), exercise: (49.1%), chemical: (37.1%). The prevalence of allergic rhinitis: 22% in
which only 5.7% diagnosed allergic rhinitis. The prevalence of eczema 1.6% in which only 0.6% diagnosed
eczema. There was closed relation between asthma and allergic rhinitis and eczema. There was a higher prevalence
of asthma among children who had allergic rhinitis, eczema, or lived in rural.
* Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Chuyên Đề Nhi Khoa 2
Conclusions: The prevalence of asthma, allergic rhinitis, and eczema in children 13-14 years old at Can Tho
city were lower than at other cities in Viet Nam. There was closed relation between asthma and allergic rhinitis,
and eczema.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mãn tính
đường hô hấp, hay gặp ở trẻ em, ảnh hưởng đến
sự phát triển thể chất, sinh hoạt, học tập của trẻ.
Bệnh có thể kiểm soát được. Tỉ lệ mắc ngày càng
tăng trên toàn thế giới.
Ngày nay, theo Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) ước lượng trên toàn thế giới có
khoảng 300 triệu người mắc bệnh HPQ và
255.000 người chết trong năm 2005. Số người
mắc bệnh sẽ tăng thêm 100 triệu vào năm 2025
(1). Có hơn 6 triệu trẻ dưới 18 tuổi mắc bệnh
HPQ, ước tính khoảng 80% biểu hiện triệu
chứng hen lúc 5 tuổi, 50% lúc 2 tuổi. Tỉ lệ hen
ở trẻ em tại các nước Nam Mỹ đặc biệt báo
động, đứng trong nhóm 25% đầu tiên của các
quốc gia trên thế giới.
Tại VN, chưa có số liệu chính xác về tỉ lệ
bệnh HPQ ở trẻ em. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm góp phần vào viêc điều trị và
quản lý bệnh ở trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản, viêm
mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 13 – 14 tuổi tại TP.
Cần Thơ năm 2007.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tỉ lệ bệnh HPQ ở trẻ em 13-14
tuổi tại TP. Cần Thơ.
2. Xác định tỉ lệ các yếu tố dịch tễ liên quan
đến bệnh HPQ.
3. Xác định tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em 13-
14 tuổi tại TP. Cần Thơ.
4. Xác định tỉ lệ bệnh chàm ở trẻ em 13-14
tuổi tại TP. Cần Thơ.
5. Xác định mối liên quan giữa HPQ, viêm
mũi dị ứng và chàm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Dân số nghiên cứu
Tất cả trẻ em từ 13- 14 tuổi đang sống tại TP.
Cần Thơ ở thời điểm nghiên cứu (tháng 10/2007-
12/2007).
Dân số mục tiêu
Trẻ em từ 13-14 tuổi đang học tại các trường
trung học cơ sở thuộc các quận, huyện thuộc TP.
Cần Thơ từ tháng 10/2007-12/2007.
Cỡ mẫu
Được tính theo công thức:
( )
2
2
2/1 1
d
PPZN −= −α
Z : trị số từ phân phối chuẩn: 1,96 P : trị số
mong muốn của tỉ lệ : 0,06
α : xác suất sai lầm loại 1 : 0,05 d : độ
chính xác : 0,01
Kết quả: 2.166 x hệ số 1,5 = 3.250
Cở mẫu chúng tôi đã thực hiện
3.362
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu cụm nhiều bậc.
- Định nghĩa cụm: lớp học. Chọn ngẫu nhiên
bằng cách bốc thăm.
Đơn vị nguyên tố là học sinh: khảo sát tất cả
học sinh trong lớp đã chọn.
Phương pháp thu thập dữ kiện
Câu hỏi tự điền và phỏng vấn trực tiếp.
Công cụ thu thập dữ liệu
Bộ câu hỏi của ISSAC được dịch ra tiếng
Việt.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu với chương trình Excel.
Chuyên Đề Nhi Khoa 3
Xử lý bằng phần mềm Stata 8.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua khảo sát bằng bảng câu hỏi viết với
4.050 trẻ thuộc 4 quận/huyện của 16 trường
THCS, chúng tôi chọn được 3.362 (83%) bảng trả
lời đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu.
Phân bố mẫu theo địa phương: Quận Ninh Kiều:
880; quận Cái Răng: 749; huyện Cờ Đỏ: 885;
huyện Thốt Nốt : 878
Khảo sát về bệnh hen phế quản
Bảng 1: Triệu chứng của bệnh HPQ
Triệu chứng của bệnh
HPQ
Tần suất
(n=3.362)
Tỉ lệ (%)
- Trẻ đã từng bị khò khè 298 8,9
- Trẻ bị khò khè trong 12
tháng qua
167 5
- Khò khè sau khi gắng sức 92 2,7
- Ho khan về đêm không do
cảm lạnh
80 2,4
- Được chẩn đoán HPQ 47 1,4
Các yếu tố liên quan đến bệnh HPQ
Tỉ lệ HPQ ngoại thành: 5,1%. Nội thành:
4,6%.
Bảng 2: Tiền sử gia đình
N= 167 HPQ VMDƯ Viêm xoang Chàm Mày đay
Tần suất 31 36 31 2 17
Tỉ lệ (%) 18,6 21,6 18,6 1,2 10,2
Bảng 3: Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường Tần suất n=167 Tỉ lệ (%)
Có hút thuốc lá trong nhà 130 77,8
Hút thuốc khi có mặt trẻ 106 63,5
Chất liệu nấu bếp
. Gas 123 73,6
. Than 75 44,9
Sử dụng nhang, xịt phòng 128 76,6
Có nuôi chó mèo 101 60,5
Có vuốt ve chó mèo 70 42
Yếu tố khởi phát HPQ
. Thời tiết 120 71,9
. Khói bụi 103 61,7
. Gắng sức 82 49,1
. Hóa chất 62 37,1
Ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập
- Nghỉ học vì cơn khò khè: 19,2%
- Xin miễn môn thể dục : 8,8%
Điều trị và quản lý HPQ
- Cấp cứu vì cơn khò khè : 9,6%
- Dùng thuốc ngừa cơn :16,2%
- Khám định kỳ : 15%
- Theo dõi bằng LLĐK* : 4,2%
- Nơi khám định kỳ: BV huyện 64%
* lưu lượng đỉnh kế.
Bệnh viêm mũi dị ứng
Bảng 4: Các triệu chứng của bệnh VMDƯ
Các triệu chứng Tần suất
n=3.362
Tỉ lệ (%)
- Đã từng bị hắt hơi, sổ mũi
không do cảm lạnh.
921 27,4
- Bị hắt hơi, sổ mũi trong 12 tháng
qua
740 22
- Được nhân viên y tế chẩn đoán
VMDƯ
191 5,7
Bệnh chàm
Bảng 5: Các triệu chứng của bệnh chàm
Các triệu chứng Tần suất
n=3.362
Tỉ lệ (%)
- Đã từng bị mảng đỏ gây ngứa. 71 2,1
- Đã từng bị mảng đỏ gây ngứa/ 12
tháng qua
55 1,6
- Được nhân viên y tế chẩn đoán
bệnh chàm
19 0,6
Mối liên quan giữa ngoại thành, VMDƯ,
chàm ảnh hưởng đến HPQ.
Bảng 6: Liên quan giữa ngoại thành, VMDƯ, chàm
ảnh hưởng đến HPQ.
OR CI 95% P
VMDƯ 6,8 4,9 – 9,5
Chàm 8,7 4,6 – 16,6
Ngoại thành 1,2 1 – 1,4
< 0,05
BÀN LUẬN
Bảng 7: Tỉ lệ HPQ của các tác giả
Tên tác giả Năm
nghiên
cứu
Nơi nghiên
cứu
Tỉ lệ
khò khè %
- Chúng tôi 2007 TP Cần Thơ 5
- Bạch Văn Cam (5) 2001 TP Hồ Chí
Minh
29,1
- Hồ Thi Kim Thoa
(3)
2005 TP Hồ Chí
Minh
16,2
Chuyên Đề Nhi Khoa 4
Tên tác giả Năm
nghiên
cứu
Nơi nghiên
cứu
Tỉ lệ
khò khè %
- Nga. N. N (8) 1999 TP Hà Nội 14,9
- Lê Văn Thiệu (2) 2000 Hải Phòng 5,5
- Gary. W. K. Wong
(12)
2004 Hong Kong 5,8
- N. El-Sharif (10) 2000 Palestine 8,9
- X. S. Wang (11) 2001 Singapore 11,9
Tỉ lệ HPQ tăng cao tại các thành phố công
nghiệp, do mức độ ô nhiễm cao.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ khò
khè sau khi gắng sức là 2,7% thấp hơn nhiều so
với vùng Châu Á-Thái Bình Dương 17%. Tương
tự, ho khan về đêm chỉ chiếm 2,4% trong khi
vùng Châu Á-Thái Bình Dương 20,6% (9). HPQ
được nhân viên y tế chẩn đoán chỉ 1,4%. Thấp
hơn so với các tác giả Bạch Văn Cam: 5%, N.El-
Sharif 9,4% (10). Có thể hệ thống quản lý y tế tốt
nên tỉ lệ chẩn đoán xác định bệnh tăng cao.
Các yếu tố liên quan đến bệnh HPQ
Ngoại thành có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nội
thành có thể do các khu công nghiệp được bố trí
tập trung chủ yếu tại các huyện ngoại thành.
Tiền sử gia đình
Theo y văn: cha mẹ bị HPQ sẽ là yếu tố nguy
cơ chính làm tăng tỉ lệ mắc bệnh HPQ ở trẻ em
hoặc làm cơn hen kéo dài dai dẳng (7). Ở gia đình
có người mắc bệnh chàm, trẻ có nguy cơ tăng
tính mẫn cảm với chất dị ứng nên tăng nguy cơ
HPQ.
Các yếu tố trong nhà có ảnh hưởng đến bệnh
HPQ của trẻ
Hút thuốc chủ động và thụ động làm tăng
mức độ nặng của bệnh HPQ. Những trẻ hít khói
thuốc lá, FEV1 giảm 1,4% so với nhóm trẻ không
hít khói thuốc lá, lưu lượng giữa kỳ thở ra giảm
5%, lưu lượng cuối kỳ thở ra giảm 4,3% (4).
Có sự liên quan giữa nấu bếp gas trong nhà,
tăng nhạy cảm với bụi nhà và giảm chức năng
phổi ở trẻ em. (12). Vai trò của vật nuôi trong nhà
chưa rõ có liên quan đến tần suất và mức độ
nặng của HPQ. Các yếu tố gây bùng phát cơn
HPQ như nhiễm siêu vi đường hô hấp, các chất
dị ứng trong không khí.
Ảnh hưởng của bệnh HPQ đến sinh hoạt, học
tập của trẻ
Địa phương có thực hiện chương trình quản
lý HPQ, tỉ lệ nghỉ học vì cơn khò khè thấp. Theo
y văn, 30% người bệnh phải nhập viện, nghỉ học,
nghỉ việc trong năm vừa qua (1).
Cấp cứu và điều trị HPQ
Theo y văn, 90% người bệnh không điều trị
dự phòng. Tỉ lệ người bệnh được dự phòng càng
thấp, tỉ lệ cấp cứu HPQ càng tăng cao.
Quản lý bệnh HPQ
Chương trình quản lý HPQ cần sớm triển
khai để giúp gần 84% trẻ HPQ chưa được dùng
thuốc ngừa cơn, tránh xảy ra cơn cấp tính.
Bệnh viêm mũi dị ứng
Tỉ lệ VMDƯ trong nghiên cứu của các tác giả
Bạch Văn Cam 67,5% (5), Nga. N. N 34,9% (8), Hồ
Thị Kim Thoa 41,5% (3). X. S. Wang 42,1% (11),
Catherine Cohet: 26,3% (6). Cao hơn trong nghiên
cứu của chúng tôi có lẽ do có nhiều yếu tố gây dị
ứng trong môi trường công nghiệp.
Chẩn đoán bệnh VMDƯ
Tỉ lệ VMDƯ được chẩn đoán trong các
nghiên cứu Bạch Văn Cam: 27,5% (5), Nga. N. N:
11,2% (8), Hồ Thị Kim Thoa: 8,3% (3), X. S. Wang:
3,1% (11) cao hơn của chúng tôi có thể do tỉ lệ mắc
bệnh VMDƯ của các tác giả này cao hơn.
Bệnh chàm
Tỉ lệ mắc bệnh chàm trong nghiên cứu của
Bạch Văn Cam: 5,1% (5), Hồ Thị Kim Thoa: 6,3%
(3), Nga. N. N: 3,3% (8). X. S. Wang: 14,9% (11),
Catherine Cohet: 27% (6) cao hơn kết quả của
chúng tôi. Theo y văn, có khoảng 10 – 20% trẻ
em trên thế giới mắc bệnh và tần số xuất hiện
thường gặp trong những gia đình có HPQ,
VMDƯ, dị ứng thức ăn. Những trẻ này có nguy
cơ mắc VMDƯ, HPQ khi trẻ lớn.
Chẩn đoán bệnh chàm
0,6%.Kết quả nghiên cứu của Bạch Văn Cam:
6,8% (5), Hồ Thị Kim Thoa: 2,4% (3), Nga. N. N:
Chuyên Đề Nhi Khoa 5
3,2% (8), X. S. Wang: 5,8% (11). Tỉ lệ được chẩn
đoán cao hơn do tỉ lệ mắc bệnh chàm tăng cao.
Mối liên quan giữa VMDƯ, chàm, sống
ngoại thành và HPQ
Trẻ có VMDƯ, mắc bệnh chàm, sống ngoại
thành, nguy cơ mắc bệnh HPQ cao hơn. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN
1. Tỉ lệ HPQ ở trẻ em 13-14 tuổi tại TP. Cần
Thơ là 5%.
2. Tỉ lệ các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh
HPQ:
- Tỉ lệ HPQ ngoại thành cao hơn nội thành:
1,2 lần (5,1% / 4,6%).
- Tiền sử gia đình: có HPQ: 18,6%, VMDƯ:
21,6%, viêm xoang: 18,6%, nổi mày đay: 10,2%,
mắc bệnh chàm: 1,2%.
- Các yếu tố trong nhà: hút thuốc lá: 77,8%;
chất liệu nấu bếp trong nhà: gas 73,6%, than:
44,9%; thói quen trong nhà: dùng nhang, thuốc
xịt phòng: 76,6%; có nuôi chó mèo trong nhà:
60,5%.
- Các yếu tố nghi khởi phát cơn HPQ: thời
tiết: 71,9%; khói bụi: 61,7%, gắng sức: 49,1%; hóa
chất: 37,1%.
3. Tỉ lệ VMDƯ: 22%, được chẩn đoán
VMDƯ: 5,7%.
4. Tỉ lệ mắc bệnh chàm: 1,6%, được nhân
viên y tế chẩn đoán: 0,6%.
5. Có mối liên quan giữa HPQ, VMDƯ và
chàm qua phân tích đa biến, trẻ dể bị HPQ nếu
trẻ có VMDƯ, chàm, sống ở ngoại thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Năng An (2005), “Tổng quan về vấn đề hen phế
quản”, Tạp chí Y học thực hành, số 513, Bộ Y Tế xuất bản, tr. 7-
17.
2. Lê Văn Thiệu và cs (2002), “Nghiên cứu tình hình bệnh hen
phế quản ở trẻ em tại xã Quang Phục- Tiên Lãng, Hải Phòng”,
Tạp chí Y học thực hành, số 420, Bộ Y Tế, tr. 98-102.
3. Hồ Thị Kim Thoa và khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng II
(2005), Khảo sát tần suất suyễn và các bệnh dị ứng ở trẻ em 13 – 14
tuổi tại các trường trung học cơ sở thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Asher.M.I (2006).“Epidermology of asthma”. Kendig’s disorders
of the respiratory tract in children, 7th edition, Saunders Elsevier,
pp.762-779.
5. Cam-Bạch Văn et al (2003).“ Prevalence and severity of
asthma and allergies in schoolchildren of Ho Chi Minh City.”
Medical researches in cooperation with internationnal organizations.
Children’s hospital N1.
6. Cohet C, Cheng S, MacDonald C, (2004), “Infections,
medication use, and the prvalence of symptoms of asthma,
rhinitis, and eczema in childhood”, Journal of Epidemiology and
Community Health, Vol. 58, pp. 852-857.
7. Liu. A. H, Joseph D. Spahn, Donald Y. M. Leung (2007). “
Childhood asthma”. Nelson’s Textbook of Pediatrics, 18th ed, WB
Saunder, Philadelphia, pp. 953-970.
8. Nga N. N, Chai S. K, Bihn T. T, (2003), “ISAAC – based
asthma and atopic symptoms among Ha Noi school
children”, Pediatric Allergy Immunol, Vol. 14; pp. 272-279.
9. Pearce N, Ait-Khaled N, Beasley R, (2007), “Worldwide trends
in the prevalence of asthma symptoms: phase III of the
International Study of Asthma and Allergies in Childhood
(ISAAC)”, Thorax Vol.62; pp. 758-766.
10. N. El-Sharif, Z. Abdeen, R. Qasrawi (2002), “Asthma
prevalence in children living in villages, cities and refugee
camps in Palestine”, Eur Respir J, Vol 19; pp. 1026-1034.
11. Wang X. S,Tan T N, Shek L P C, (2004), “The prevalence of
asthma and allergies in Singapore, Data from two ISAAC
surveys seven years apart”, Archives of Disease in Childhood,
Vol. 89; pp. 423-426.
12. Wong G.W.K, Ko F.W.S, Hui D.S.C, (2004), “Factors
associated with difference in prevalence of asthma in children
from three cities in China: multicentre epidemiological
survey”, BMJ, Vol. 329; pp. 486-493.
Chuyên Đề Nhi Khoa 6
Chuyên Đề Nhi Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_ti_le_mac_benh_hen_phe_quan_viem_mui_di_ung_va_cham.pdf