Khảo sát tiêu chuẩn tầm soát bệnh võng mạc sinh non tại thành phố Hồ Chí Minh

BÀN LUẬN Tỉ lệ và phân bố bệnh võng mạc sinh non ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào hiệu quả của sự chăm sóc y tế, điều kiện kinh tế chung của gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia cần phải xác định tiêu chuẩn tầm soát bệnh võng mạc sinh non riêng. Việc xác định ngưỡng tầm soát và các yếu tố nguy cơ là bước đầu tiên quan trọng trong việc kiểm soát bệnh võng mạc sinh non. Một chương trình tầm soát tốt nhất định phải phát hiện được các trường hợp bệnh nặng cần điều trị, có tính khả thi, an toàn và có hiệu quả kinh tế, đồng thời tránh những trường hợp khám mắt không cần thiết Dựa trên độ nhạy cảm và độ đặc hiệu của các giá trị theo cân nặng lúc sinh và tuổi thai lúc sinh, chúng tôi nhận thấy rằng với cân nặng lúc sinh = 1850g và tuổi thai lúc sinh = 33,5 tuần thì độ nhạy cảm đạt giá trị tuyệt đối. (Biểu đồ 3,4) Nếu theo tiêu chuẩn BW ≤ 1500g (theo tiêu chuẩn của Anh và Mỹ) thì sẽ bỏ sót 8/55 nặng (tỉ lệ 14,5%, tỉ lệ trong dân số là 3%). Nếu theo tiêu chuẩn GA ≤ 28 tuần (theo tiêu chuẩn của Mỹ) thì sẽ bỏ sót 29/55 trường hợp nặng (tỉ lệ 52,7%), tỉ lệ trong dân số là 8,3%; nếu theo tiêu chuẩn GA ≤ 31 tuần (theo tiêu chuẩn của Anh) thì bỏ sót 13/55 trường hợp nặng cần điều trị (tỉ lệ 23,6%), hoặc tỉ lệ trong dân số là 5,8%. Nếu áp dụng theo tiêu chuẩn cả BW và GA của Anh thì có 6/55 trường hợp nặng bị bỏ sót (tỉ lệ 10,9%), tỉ lệ trong dân số là 5,4%; nếu theo tiêu chuẩn của Viện Hàn lâm Nhi Hoa kỳ 2001 thì sẽ bỏ sót 7/55 trường hợp nặng (12,7%), tỉ lệ trong dân số là 4,5%

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tiêu chuẩn tầm soát bệnh võng mạc sinh non tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT TIÊU CHUẨN TẦM SOÁT BỆNH VÕNG MẠC SINH NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Phương Thu*, Nguyễn Thị Hồng Phụng** TÓM TẮT Đại cương: trong 5 năm khám tầm soát và điều trị bệnh ROP tại TPHCM, chúng tôi nhận thấy có không ít trường hợp bệnh ROP nặng nằm ngoài tiêu chuẩn tầm soát của Anh và Mỹ (tuổi thai lúc sinh - GA- ≥ 32 tuần và/ hoặc cân nặng lúc sinh -BW- ≥1500g). Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tiêu chuẩn tầm soát bệnh ROP theo GA và/ hoặc BW cho trẻ sinh non tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu tất cả trẻ sinh non có GA ≤ 36 tuần và/ hoặc BW ≤ 2500g đến khám mắt tại BV Mắt và khoa Sơ sinh BV Từ dũ từ đầu 1/2006 đến hết tháng 12/2006. Tiêu chuẩn loại trừ: bỏ tái khám, hoặc có bệnh lý khác ở mắt không soi được đáy mắt. Phân loại ROP theo IC- ROP. Chỉ định điều trị theo ET-ROP. Kết quả: có 695 trẻ được đưa vào mẫu nghiên cứu. 2/123 trường hợp (1,62%) GA = 33 tuần và 2/75 trường hợp (2,67%) BW =1900g có bệnh ROP nặng cần điều trị. Không có trường hợp nào GA > 34 tuần và hoặc BW > 1900g bị ROP nặng cần điều trị. Nếu dựa vào tiêu chuẩn của Anh thì sẽ bỏ sót 7 trường hợp nặng cần điều trị (12,7%), theo tiêu chuẩn của Mỹ sẽ bỏ sót 8 trường hợp nặng cần điều trị (14,5%). Kết luận: Việc tầm soát bệnh ROP tại TP HCM nên tiến hành cho tất cả trẻ sinh non có GA ≤ 33 tuần và/ hoặc BW ≤ 1900g. ABSTRACT STUDY OF CRITERIA FOR SCREENING ROP Tran Thi Phuong Thu, Nguyen Thi Hong Phung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 127 – 132 Background: there were many cases of threshold ROP in premature babies outside the US or UK screening criteria (with GA ≤31w and/ or BW ≤ 1500g) for 5 years of screening and treatment ROP in HCM city. Objective: to determine criteria for screening ROP based on GA and/ or BW to premature babies in HCM city and other provinces. Method: a hospital- based prospective cohort study of all premature babies born with GA ≤ 36w and/ or BW≤ 2500g came to The Eye Hospital of HCMC and The NICU of Tu Du Hospital during 2006. Exclusive criteria: other eye diseases that made opacity medias, dropped out follow- up. IC-ROP is used to classify stage of ROP. Threshold ROP was diagnosed based on ET-ROP. Results: 695 babies born with GA ≤ 36w and /or BW ≤ 2500g were enrolled. 2/123 babies (1.62%) with GA of 33wks and 2/75 (2.67%) with BW of 1900g had threshold ROP. No one with GA > 34w or BW > 1900g had threshold ROP. If we had used the UK and the US criteria, the number of severe ROP needing treatment would have been missed 7 (12.7%) and 8 (14.5%) respectively. Conclusion: Screening for ROP in HCM city should be done for all premature babies with GA ≤ 33w and/ or BW ≤ 1900g. * Bộ môn Mắt, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện mắt Tp. Hồ Chí Minh ĐAI CƯƠNG: Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em mà chúng ta có thể phòng ngừa được. Những tiến bộ về y học trong những năm gần đây đã giúp cho trẻ sinh non có cơ hội sống sót cao hơn và do đó tỉ lệ bệnh võng mạc trẻ sinh non cũng nhiều hơn. Cho đến nay bệnh võng mạc ở trẻ sinh non đã được đưa vào chương trình tầm soát cho trẻ sơ sinh non tháng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều đã và đang cố gắng để đưa ra một tiêu chuẩn tầm soát thích hợp. Tiêu chuẩn tầm soát hiện nay của Mỹ là cân nặng lúc sinh ≤ 1500g và tuổi thai lúc sinh ≤ 28 tuần, của Anh là ≤ 1500g, ≤ 32 tuần. Các quốc gia đang phát triển thì bắt đầu chương trình tầm soát muộn hơn và đã áp dụng theo các tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, sau 1 thời gian, hầu hết đều nhận thấy rằng có nhiều trường hợp có tuổi thai và cân nặng lúc sinh nằm ngoài 2 tiêu chuẩn trên bị mù vì không được khám và điều trị. Vì vậy, hiện nay ở các nước đang phát triển có 2 xu hướng: (1) khảo sát ngưỡng tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non cho từng quốc gia dựa trên các đặc thù của quốc gia đó, (2) tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non cho tất cả trẻ sinh non < 37 tuần(18). Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy có nhiều trường hợp bệnh võng mạc trẻ sinh non nặng cần điều trị nằm ngoài 2 tiêu chuẩn trên. Việc tầm soát bệnh võng mạc sinh non hiện nay tại TP HCM được tiến hành theo xu hướng khám mắt cho tất cả trẻ sinh non có tuổi thai lúc sinh <37 tuần. Biện pháp này có ưu điểm là không bỏ sót các trường hợp nặng nhưng có khuyết điểm là có nhiều trường hợp khám thừa gây lãng phí cho gia đình trẻ sinh non và cho xã hội. Nhằm tránh tình trạng quá tải, đồng thời cũng không để sót các trường hợp nặng cần điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định ngưỡng tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non theo tuổi thai lúc sinh và cân nặng lúc sinh Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tiêu chuẩn tầm soát bệnh võng mạc trẻ sinh non theo tuổi thai lúc sinh (GA) và cân nặng lúc sinh (BW) 2. Mối liên quan của các yếu tố nguy cơ như thở oxy nồng độ cao, kiểu thai, bệnh lý toàn thân,và tiêu chuẩn tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô tả phân tích, tiền cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Trẻ sinh non GA ≤ 36 tuần và/hoặc BW ≤ 2500g đượckhám bệnh võng mạc trẻ sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Măt từ tháng 5-12/2006. Các chỉ số cân nặng lúc sinh, tuổi thai lúc sinh, kiểu thai, số ngày thở oxy, bệnh lý toàn thân khác được xác định bởi các bác sĩ của BV Từ Dũ. Khám mắt: được thực hiện bởi các Bác sĩ chuyên về bệnh võng mạc sinh non của bệnh viện Mắt TP HCM. Tiêu chuẩn loại trừ Mắt có bệnh lý khác, bỏ tái khám hoặc dữ liệu cá nhân không xác định Tiêu chuẩn chẩn đoán Theo phân loại quốc tế của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non 1987. Dựa vào 4 yếu tố - Vùng: xác định vị trí đường giới hạn giữa vùng võng mạc có mạch máu và không có mạch máu - Giai đoạn: đánh giá mức độ nặng của mạch máu bất thường - Phân bố: sự phân bố của tổn thương giai đoạn theo các múi giờ - Dấu hiệu bệnh nặng: mạch máu võng mạc cực sau dãn và xoắn, tân mạch mống mắt, đục pha lê thể, đồng tử co cứng. Kết luận Không có bệnh: vùng III + không có giai đoạn bệnh Bệnh nhẹ tự thoái triển: giai đoạn ≤ 3 nhưng không có dấu hiệu bệnh nặng, thoái triển tự nhiên Bệnh nặng: bệnh đạt tiêu chuẩn “ngưỡng” theo ET-ROP 2003, hoặc - giai đoạn 4 hoặc 5 (bong võng mạc) Chỉ định điều trị quang đông võng mạc Theo ET-ROP 2003 Vùng I: Mọi giai đoạn + dấu hiệu bệnh nặng, hoặc - Giai đoạn 3, dấu hiệu bệnh nặng (-). Vùng II: Giai đoạn 2 hoặc 3 + dấu hiệu bệnh nặng Thu thập số liệu Bắt đầu tiến hành tầm soát bệnh VM sinh non lúc em bé được 4-6 tuần tuổi, sau đó lặp lại mỗi tuần hoặc cách tuần cho đến khi: bệnh thoái triển hoàn toàn, hoặc phát hiện ra bệnh nặng → điều trị laser võng mạc hoặc mạch máu VM phát triển hoàn chỉnh, Các dữ liệu thu thập: họ tên và số hồ sơ, giới tính, ngày tháng năm sinh, tuổi thai lúc sinh (gestational age- GA-tuần), cân nặng lúc sinh (birth weigh- BW- g), tuổi thai lúc khám (tuần), thở oxy (ngày), kiểu thai, bệnh lý toàn thân khác, kết quả khám Phân tích số liệu Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS13.0 KẾT QUẢ Có 1042 trẻ sinh non có tuổi thai lúc sinh ≤ 36 tuần và cân nặng lúc sinh ≤ 2500g đến khám tại BV. Mắt và BV. Từ Dũ, 695 trường hợp đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Phân bố bệnh theo cân nặng lúc sinh Tuổi thai càng nhỏ tỉ lệ bệnh nặng càng cao. Trường hợp bệnh nặng có tuổi thai thấp nhất là 650g và cao nhất là 1850g, từ 1900-2000g có từ 2,8- 1,2% bệnh nhẹ tự thoái triển, > 2000g không có trường hợp nào có bệnh võng mạc sinh non. 3/68 trường hợp (tỉ lệ 4,4%) có cân nặng lúc sinh =1850g có bệnh nặng (Biểu đồ 1). Phân bố bệnh theo tuổi thai lúc sinh Trường hợp bệnh nặng có tuổi thai lúc sinh thấp nhất là 24,5 tuần, cao nhất là 33 tuần. 5 /121 trường hợp bị bênh nặng (tỉ lệ 4,1%) có tuổi thai lúc sinh = 33 tuần. 34-35 tuần có từ 2,3-1,8% có bệnh nhẹ tự thoái triển, không có trường hợp nào nặng. (Biểu đồ 2) 2500 2400 2300 2200 2100 2000 1900 1800 1700 1600 1500 1400 1300 1200 1100 1000 900 800 650 CAÂN NAËNG LUÙC SINH 100 80 60 40 20 0 C o u n t Bong voõng maïc ROP naëng ROP nheï Khoâng ROP Biểu đồ 1: Phân bố bệnh võng mạc sinh non theo cân nặng lúc sinh Biểu đồ 2: Phân bố bệnh theo tuổi thai lúc sinh BÀN LUẬN Tỉ lệ và phân bố bệnh võng mạc sinh non ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào hiệu quả của sự chăm sóc y tế, điều kiện kinh tế chung của gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia cần phải xác định tiêu chuẩn tầm soát bệnh võng mạc sinh non riêng. Việc xác định ngưỡng tầm soát và các yếu tố nguy cơ là bước đầu tiên quan trọng trong việc kiểm soát bệnh võng mạc sinh non. Một chương trình tầm soát tốt nhất định phải phát hiện được các trường hợp bệnh nặng cần điều trị, có tính khả thi, an toàn và có hiệu quả kinh tế, đồng thời tránh những trường hợp khám mắt không cần thiết Dựa trên độ nhạy cảm và độ đặc hiệu của các giá trị theo cân nặng lúc sinh và tuổi thai lúc sinh, chúng tôi nhận thấy rằng với cân nặng lúc sinh = 1850g và tuổi thai lúc sinh = 33,5 tuần thì độ nhạy cảm đạt giá trị tuyệt đối. (Biểu đồ 3,4) BW Độ nhạy cảm 1- độ đặc hiệu 599,00 ,000 ,000 700,00 ,018 ,000 850,00 ,055 ,002 950,00 ,109 ,005 1050,00 ,236 ,011 1150,00 ,291 ,025 1250,00 ,491 ,044 1350,00 ,545 ,085 BW Độ nhạy cảm 1- độ đặc hiệu 1450,00 ,709 ,152 1550,00 ,855 ,246 1650,00 ,891 ,327 1750,00 ,945 ,433 1850,00 1,000 ,535 1950,00 1,000 ,646 2050,00 1,000 ,779 2150,00 1,000 ,867 2250,00 1,000 ,950 2350,00 1,000 ,975 2450,00 1,000 ,992 2501,00 1,000 1,000 Biểu đồ 3. Độ nhạy cảm và 1- độ đặc hiệu theo cân nặng lúc sinh Độ nhạy cảm 1- độ đặc hiệu 23,50 ,000 ,000 36.0035.0034.0033.0032.0031.0030.0029.0028.0027.0026.0025.0024.50 GA 140 120 100 80 60 40 20 0 Co un t Retinal detachment Severe ROP Regression No ROP CLASSIFICATION Khơng ROP Thối triển ROP nặng Bong võng mạc S ố ca Đ ộ n h ạ y Độ nhạy cảm 1- độ đặc hiệu 24,75 ,018 ,000 25,50 ,036 ,000 26,50 ,091 ,003 27,50 ,200 ,006 28,50 ,473 ,017 29,50 ,582 ,042 30,50 ,655 ,102 31,50 ,764 ,188 32,50 ,909 ,336 33,50 1,000 ,517 34,50 1,000 ,723 35,50 1,000 ,898 37,00 1,000 1,000 Biểu đồ 4. Độ nhạy cảm và 1-độ đặc hiệu theo tuổi thai lúc sinh Biểu đồ 5. Phân bố bệnh võng mạc ở trẻ sinh non nặng theo cân nặng lúc sinh và tuổi thai lúc sinh Nếu theo tiêu chuẩn BW ≤ 1500g (theo tiêu chuẩn của Anh và Mỹ) thì sẽ bỏ sót 8/55 nặng (tỉ lệ 14,5%, tỉ lệ trong dân số là 3%). Nếu theo tiêu chuẩn GA ≤ 28 tuần (theo tiêu chuẩn của Mỹ) thì sẽ bỏ sót 29/55 trường hợp nặng (tỉ lệ 52,7%), tỉ lệ trong dân số là 8,3%; nếu theo tiêu chuẩn GA ≤ 31 tuần (theo tiêu chuẩn của Anh) thì bỏ sót 13/55 trường hợp nặng cần điều trị (tỉ lệ 23,6%), hoặc tỉ lệ trong dân số là 5,8%. Nếu áp dụng theo tiêu chuẩn cả BW và GA của Anh thì có 6/55 trường hợp nặng bị bỏ sót (tỉ lệ 10,9%), tỉ lệ trong dân số là 5,4%; nếu theo tiêu chuẩn của Viện Hàn lâm Nhi Hoa kỳ 2001 thì sẽ bỏ sót 7/55 trường hợp nặng (12,7%), tỉ lệ trong dân số là 4,5%. KẾT LUẬN Dựa trên các dữ liệu thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn để tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non như sau: tuổi thai lúc sinh ≤ 33 tuần và/hoặc cân nặng lúc sinh ≤ 1900g. Như vậy chúng ta sẽ không bỏ sót trường hợp nặng nào, đồng thời cũng làm giảm bớt số trẻ khám thừa là 28,9%. Nghiên cứu này giúp đội ngũ các bác sĩ làm công tác khám chữa bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể tránh tình trạng khám thừa và quá tải như hiện nay, đồng thời cũng giúp chúng ta tránh bỏ sót những trường hợp bệnh nặng. Các dữ liệu của chúng tôi được thu thập 1 cách đáng tin cậy nhờ sự hỗ trợ tích của các bác sĩ và nhân viên bệnh viện Từ dũ, do đó chúng tôi nghĩ rằng có thể áp dụng tiêu chuẩn này rộng rãi cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Academy of Pediatrics, American Association for Pediatric Ophthalomogy and Strabismus, American Academy of Ophthalmology (2001). Sreening examination of premature infants for ROP. Pediatrics; 108: 809-811. 2. Andruscavage L., Weissgold D.J. (2002). Screening for ROP. BJO; 86: 1127-1130. 3. Gilbert C., Fielder A., Gordillo L., Quinn G., Semiglia R., Visintin P., Zin A.(2005). Characteristics of infants with severe ROP on countries with low, moderate and high levels of development: implications for screening program. Pediatrics; 115: e518-e525. 4. Gilbert C., Rahi J., Ecktein M., O’Sullivan J., Foster A.(1997). ROP in middle-income countries. Lancet; 350: 12- 14. Đ ộ n h ạ y 5. Hussain N., Clive J., Bhandari V. (1989 - 1997). Current incidence of ROP. 6. Jalali S., Matalia J., Hussain A., Anand R. Modification of screening criteria for ROP in India and other middle- income countries. American Journal of ophthalmology; 966-968. 7. Quinn G.E. (2002) What do you do about ROP screening in “big” babies?. BJO; 86: 1072-1073. 8. Reynolds J.D., Dobson V., Quinne G.E. et al (2002). CRYO- ROP and LIGHT-ROP Cooperative Study group. Evidence-bases screening criteria for ROP. Arch Opthalmology; 120: 1470-1476.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tieu_chuan_tam_soat_benh_vong_mac_sinh_non_tai_than.pdf
Tài liệu liên quan