Khảo sát tình hình bệnh nhiễm bụi phổi Silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An - Bình Dương

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tình hình bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất thuộc công ty vật liệu xây dựng M-C Dĩ An Bình Dương có nhận xét như sau: Nam công nhân gấp hơn 2 lần so với nữ (69.74%) đa phần là có học vấn từ cấp I trở lên 97,88%. Tuổi đời của công nhân còn khá trẻ <30% chiếm gần 50%. Số công nhân có tuổi nghề <5 năm là 50%, tuổi nghề từ 11-15 năm chiếm 25,7%, đặc biệt tuổi nghề từ 20-30 năm chiếm tỉ lệ khá cao 9.8%. Có thể điều này là đặc thù của công ty thuộc nhà nước quản lý (công ty mkối cổ phần hóa khoảng 5 năm). Hàm lượng của silic tự do ở ngành sản xuất gạch ngói và khai thác chế biến đa đều ở mức không cao (< 20%) Nhiều vị trí có nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp cao vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Nồng độ bụi cao nhất là ở khu vực khoan đá ở ngành khai thác đá (27,6-31,8mg/m3), và khu vực tạo hình của ngành sản xuất gạch ngói (6,12- 25,8mg/m3), vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 4,6-15,9 lần. Ngành khai thác đá có môi trường ô nhiễm hơn ngành sản xuất gạch ngói từ 2,11-3,3 lần Tỉ lệ bệnh bụi phổi silic chung gần 11,97 %. Trong đó, tỉ lệ bệnh ở công nhân làm việc ở khu vực khai thác và chế biến đá là 17,14%, cao hơn nhiều so với khu vực sản xuất gạch ngói (3,84%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Kết qủa đo chức năng hô hấp cho thấy chức năng hô hấp bất thường 22,13%. Trong đó hội chứng hỗn hợp chiếm tỉ lệ cao nhất 11,27%.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình bệnh nhiễm bụi phổi Silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An - Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NHIỄM BỤI PHỔI SILIC NGHỀ NGHIỆP TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC CÔNG TY XÂY DỰNG DĨ AN- BÌNH DƯƠNG Huỳnh Thanh Hà*, Trịnh Hồng Lân** và cộng sự TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Bình Dương rất quan trọng và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, ngành này lại có nguy cơ bệnh bụi phổi silic khá cao cho người lao động. Do vậy, việc điều tra nghiên cứu về bệnh bụi phổi silic ở ngành này là hết sức cần thiết Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình hình ô nhiễm bụi và bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp ở công nhân ngành xây dựng chuyên sản xuất gạch ngói, khai thác chế biến đá thuộc công ty xây dựng M - C Dĩ An Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động và khám sức khỏe cho 470 công nhân có tiếp xúc với bụi silic cho thấy: Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp ở hầu hết các vị trí lao động đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) rất cao. Tại vị trí tạo hình và ra lò của công ty sản xuất gạch ngói nồng độ bụi hô hấp 16,50 -25,8 mg/ m3 (vượt TCVSCP từ 8,25 đến 13 lần), nồng độ bụi toàn phần tại khu vực khoan đá và máy xay đá từ 27,6 -46 mg/ m3 (vượt TCVSCP 4,6-7,7 lần), bụi hô hấp rất cao 19,3-31,8mg/m3 (vượt tiêu TCVSCP từ 9,7 đến 15,9 lần). Tỷ lệ bệnh bụi phổi chung là 12,0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ bệnh bụi phổi silic giữa nhóm công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực khai thác đá với nồng độ bụi silic cao và nồng độ bụi silic thấp ở khu vực sản xuất gạch. (p <0,05) Kết luận: Kết quả này nhằm định hướng cho các cơ quan chức năng trong tỉnh, các nhà doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh bụi phổi silic cho công nhân ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Bình Dương ABSTRACT SURVEY ON THE STATE OF OCCUPATIONAL SILICOSIS AT SOME BUILDING MATERIALS FACTORIES OF DI AN CONSTRUCTION COMPANY IN BINH DUONG PROVINCE Huynh Thanh Ha, Trinh Hong Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 240 – 245 Background: Construction materials prodution in Bình Dương province is an important branch and has been growing quickly. However, the risk of suffering from silicosis is quite high for employees. Therefore, it’s necessary to do a study on silicosis among labourers working in this branch. Objectives: Determine the situation of dust pollution and silicosis for construction workers in some fields such as manufacturing bricks, quarrying of the M-C Building company in Binh Duong province. Method: A descriptive cross-sectional study design was applied. Results: The results of monitoring working environment and a check-up for 470 workers who had eposure to silicic dust show that the concentration of total and respiratory dust at most of work sites exceed the limited level in Labour Hygiene Standard. At product forming sites of brick prodution company, the concentration of * Trung tâm bảo vệ SKLĐ và MT tỉnh Bình Dương **.Viện Vệ sinh – Y tế công cộng Tp. HCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2 respiratory dust is from 16.50 to 25.8 mg/m3 (8.25 - 13 times higher than the limited level of Labour Hygiene Standard). At drilling and grinding rock sites, the concentration total of dust is from 27.6 to 46mg/m3 (4.6 - 7.7 times higher than the requirements and respiratory dust is from 19.3 to 31.8mg/m3 (9.7 - 15.9 times higher than the limited level of Labour Hygiene Standard). The prelavence of silicosis is 12%. There is a statistically significant difference of the prelavance of silicosis between the workers in high silica dust concentration at the quarrying area and the ones in low concentration at producing brick area (p<0.05). Conclusion: This result is aimed to make direction for authorities and businessmen so that they can establish appropriate policies to health care and silicosis prevention for employees in construction materials production branch in Binh Duong. ÐẶT VẤN ĐỀ Ngành sản xuất vật liệu xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, điều kiện lao động của công nhân ngành sản xuất này hiện nay còn rất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với bụi đất đá tại các công trường sản xuất. Những yếu tố bất lợi này có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động là khó tránh khỏi. Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường và sức khỏe công nhân ngành xây dựng chuyên sản xuất gạch ngói và khai thác chế biến đá thuộc công ty xây dựng M-C Dĩ An Bình Dương hiện nay là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tình hình ô nhiễm bụi silic và bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp ở công nhân ngành xây dựng chuyên ngành khai thác chế biến đá, ngành gạch ngói thuộc công ty xây dựng M-C Dĩ An Bình Dương. ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ðối tượng nghiên cứu Tất cả công nhân làm việc tại công ty xây dựng M-C Bình Dương bao gồm: (bộ phận khai thác đá, nghiền đá, lò nung gạch) là những người lao động trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với bụi silic. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu nghiên cứu Chọn mẫu toàn bộ Tất cả công nhân làm việc tại các bộ phận nguy cơ bị buị phổi silic thuộc công ty xây dựng M-C Dĩ An Bình Dương đều được chọn và mẫu nghiên cứu với n= 470 công nhân. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU Tình hình chung Bảng 1: Giới tính GIỚI TÍNH SỐ LƯỢNG TỈ LỆ (%) Nam 328 69,74 Nữ 142 30,26 Cộng N=470 100 Qua bảng phân tích cho thấy số công nhân lao động nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (69,74% / 30,26%) điều này phù hợp với ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng khá nặng nhọc và độc hại. Bảng 2: Tình trạng học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ (%) Mù chữ 10 2,12 Cấp I 93 19,89 Cấp II 221 46,94 Cấp III 104 22,00 Ðại học 42 9,00 Tổng cộng N= 470 100,00 Trình độ học vấn của công nhân đa số là biết chữ.Số công nhân có trình độ cấp I-III là 69%; đại học chiếm 9,0%. Tuy nhiênsố công nhân mù chữ trong lực lượng lao động này cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ 2,12%. Bảng 3: Tuổi đời TT Tuổi đời Số lượng Tỉ lệ (%) 1 18-25 98 10,90 2 26-30 136 28,84 3 31-35 62 13,23 4 36-40 67 14,29 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3 TT Tuổi đời Số lượng Tỉ lệ (%) 5 41-45 54 11,38 6 46-50 27 5,82 7 51-55 17 3,70 8 >55 9 1,85 Tổng cộng n=470 100,00 Hầu hết công nhân ở tuổi lao động trẻ (8- 35tuổi) chiếm 62,97% đây là lực lượng lao động chủ chốt của doanh nghiệp, và là lực lượng tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp. Tuổi từ 51- 60 tuổi chiếm khoảng 5%. Bảng 4: Tuổi nghề của công nhân (năm) Số năm Số lượng Tỉ lệ % 1-5 235 50,0 6-10 21 4,5 11-15 121 25,7 16-20 47 10,0 >20(30) 46 9,8 Tổng cộng N= 470 100,0 Qua bảng 4 cho thấy số công nhân có tuổi nghề 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, điều này cho thấy tình hình công nhân làm việc trong ngành xây dựng chuyên ngành khai thác đá và sản xuất gạch ngói luôn luôn thay đổi, không cố định, càng lâu năm ta thấy số công nhân làm việc chiếm tỉ lệ càng ít đi. Tuy nhiên, bảng phân tích trên cũng cho chúng ta thấy công nhân có tuổi nghề từ 20-30 năm cũng chiếm tỉ lệ khá cao 9.8% (vì đây là công ty xây dựng thuộc Nhà nước quản lý, mới cổ phần hóa từ năm 2002 đến nay). Kết quả đo đạc môi trường lao động tại các công ty Bảng 5: Kết quả đo bụi Doanh nghiệp Vị trí lấy mẫu Bụi toàn phần mg/m3 Bụi hô hấp mg/m3 Hàm lượng SiO2 (%) Ghi chú 1. Cơ sở Gạch ngói Nhị Hiệp Khu vực ra lò 6.22 5.0 3.5 Khu vực phơi sấy 4.76 5.8 Khâu định hình 12.6 8.3 2.9 Doanh nghiệp Vị trí lấy mẫu Bụi toàn phần mg/m3 Bụi hô hấp mg/m3 Hàm lượng SiO2 (%) Ghi chú 2. Cơ sở Gạch ngói Cao cấp MC Khu vực vô lò (xếp gạch) 9.52 11.3 3.2 Khu vực ra lò (xếp gạch) 8.0 16.5 3.5 Khâu tạo hình (xay than) 6.12 25.8 3.9 Trung bình 6.80 17.87 3.4 3. Cơ sở khai thác đá Núi đá nhỏ Máy xay đá số 12 8.4 Trạm cân 8.8 Khu vực khoan đá 27.6 31.8 Máy xay đá số 8 46.00 19.3 13.9 Trung bình 22.7 25.6 13.9 TCVSCP (TC3733) Khi SiO2>20-50% thì bụi tổng = 4.0mg/m3, bụi hô hấp= 1.0mg/m3. Khi SiO2 <= 20% thì bụi tổng= 6.0mg/m3 và bụi hô hấp= 2mg/m3. Qua bảng phân tích trên ta thấy hầu hết các vị trí đo về bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép (cả 3 cơ sở thuộc ngành gạch ngói và khai thác đá). Do đó họ có nguy cơ bị nhiễm bệnh bụi phổi silíc. Tại thời điểm đo vào tháng 7 trong năm tức là vào đầu mùa mưa thời tiết có phần mát mẻ hơn so với mùa nóng. Tuy nhiên nồng độ bụi toàn phần trung bình tại khu vực sản xuất gạch ngói vượt TCCP 1,13 lần, bụi hô hấp trung bình vượt tiêu chuẩn cho phép là 3,9 lần. Tại cơ sở sản xuất và chế biến đá tại đá núi nhỏ cho thấy nồng độ bụi toàn phần trung bình cao hơn gấp 3,78 lần, bụi hô hấp cao hơn 6,4 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Ðặc biệt tại khu vực khoan đá nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn cho phéptừ 4,6- 15,9 lần. Hàm lượng bụi silic tự do của cơ sở thuộc chuyên ngành sản xuất gạch ngói và khai thác đá đều có hàm lượng SiO2 ở mức < 20% (2,9%- 13,9%). Nhìn trên hai lĩnh vực sản xuất ta thấy ngành khai thác đá có môi trường ô nhiễm cao hơn ngành sản xuất gạch ngói cụ thể nồng độ bụi toàn phần trung bình ở cơ sở khai thác đá cao hơn nồng độ bụi toàn phần ở các cơ sở sản xuất gạch ngói 3,33 lần và bụi hô hấp cao hơn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4 2,11lần. Ðiều đó cũng cho thấy công nhân làm việc ở ngành khai thác đá có nguy cơ bị mắc các bệnh đường hô hấp hơn đặc biệt là bệnh bụi phổi silic. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp ở các vị trí lao động thấp hơn nhiều so với kết qủa nghiên cứu ở mỏ đá 621(là 88,2mg/m3) nhưng tương đương với mỏ đá Yên Cư (là 31,5 mg/m3). Riêng hàm lượng SiO2 thấp hơn mỏ đá 621 (SiO2 là 17,5%), tương đương với mỏ đá Yên Cư (SiO2=3,2%)(3,8), thấp hơn công ty khai thác đá 48 Núi Bà Ðen Tây Ninh (SiO2=21,9%)(4). Tình hình sức khỏe công nhân tại các công ty Kết qủa đo chức năng hô hấp Bảng 6: Phân loại hội chứng bệnh lý chức năng hô hấp Nam Nữ Cộng Hội chứng Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Hội chứng hạn chế 33 7,02 15 3,19 48 10,22 Hội chứng tắc nghẽn 02 0.42 01 0,21 03 0,64 Hội chứng hỗn hợp 26 5,53 27 5,74 53 11,27 61 12.97 43 9.15 104 22.13 Cộng n=470 n=470 n=470 22.13 Chúng tôi tiến hành đo chức năng hô hấp cho 470 người thấy có 22,13 % có chức năng thông khí bất bình thường, trong đó hội chứng hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 11,27%, hội chứng hạn chế 10,22%. Tỷ lệ công nhân có hội chứng rối loạn thông khí ở nam cao hơn nữ (nam = 12.97%, nữ= 9.15%). Kết quả nghiên cứu cho thấy cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồng Lân, Nguyễn Lưu Y(4) điều tra tình hình nhiễm bụi phổi silic ở 317 công nhân khai thác đá núi bà đen 2005 là 16.72 và cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Khắc Ðức một số chỉ số chức năng hô hấp ở công nhân làm việc tại 3 mỏ đá ở Bình định có tuổi nghề từ 10-20 năm là 18.6%. Tuy nhiên tỷ lệ rối loạn thông khí giữa nam và nữ có thấp hơn một chút (11.62% nam và 6.98% nữ)(3). Kết quả chụp X- quang phổi thẳng chẩn đoán bệnh bụi phổi silic Bảng 7: Bệnh phổi silic theo nhóm tuổi Số công nhân bị bụi phổi silic Tuổi nghề Số người Tỉ lệ% 1-5 11 22,9 6-10 03 6,3 11-15 09 18,8 16-20 06 12,5 21-25 03 6,3 16-30 11 22,9 >30 05 10,4 Tổng cộng 48 n=401 100% Bảng 8a: Xếp loại các thể bệnh bụi phổi silic theo ILO Thể bệnh Số lượng Tỉ lệ %/TSCN 1/0 p/p 07 14,58 1,74 0/1 p/p 39 81,25 9,73 1/0 p/q 01 2,08 0,24 0/1 p/q 01 2,08 0,24 Tổng cộng 48 (n=401) 100% 11,97 Bảng 8b: Tỉ lệ bệnh bụi phổi silic theo ngành sản xuất thuộc công ty sản xuất vật liệu Xây Dựng Bình Dương Bộ phận sản xuất Tổng số công nhân (n) Số ca bệnh phát hiện Tỉ lệ p Khai thác chế biến đá 245 42 17,14 Sản xuất gạch ngói 156 06 3,84 < 0,05 Tổng cộng n=401 48 11,97 Kết qủa chụp XQ phổi thẳng cho thấy tỉ lệ bệnh bụi phổi chung là 11,97% (48/ 401). Trong đó ta thấy số công nhân có hình ảnh tổn thương 0/1 p/p (mức độ tổn thương nghi nghờ) 9,73%, kế tiếp là hình ảnh tổn thương nhẹ 1/0 p/p có tỉ lệ 1,74% trên tổng số người được khám; chưa phát hiện trường hợp nào nặng (có 7 trường hợp vừa có biểu hiện nên đo chức năng hô hấp và chụp XQ (14,58%). Bảng 8b, bảng 5 cho thấy ngành khai thác chế biến đá có tỉ lệ bệnh bụi phổi silic 17.14% lớn hơn 4,5 lần ngành sản xuất gạch ngói tương ứng với nồng độ bụi và hàm lượng SiO2 tự do của khu vực sản xuất khai thác và chế biến đá cao hơn hẳn so với khu vực sản xuất gạch ngói từ 1,5 – 3 lần, những sự khác biệt này có ý nghĩa thống kế (p < 0,05). Ðiều này cũng rất phù hợp với đặc thù sản xuất của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5 từng ngành, kết quả trên cho thấy bệnh bụi phổi ở công nhân khai thác đá thuộc công ty Xây Dựng Bình Dương thấp hơn ngành khai thác đá Xây Dựng ở Thái Lan năm 1984 (tỉ lệ bệnh này là 21,0%) và thấp hơn ngành gạch ngóỉ ở Thái Lan (tỉ lệ là 9,3%) điều này có thể lý giải do đặc thù của lực lượng lao động ở Bình Dương luôn thay đổi và biến động do đây là tỉnh phát triển kinh tế mạnh và luôn thiếu lực lượng lao động từ đó có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ bệnh. Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với kết qủa điều tra tình hình nhiễm bệnh nhiễm bụi phổi silic đối với công nhân khai thác chế biến đá khu vực Núi Bà Ðen tỉnh Tây Ninh năm 2005 của tác giả Trịnh Hồng Lân, Nguyễn Lưu Y cho thấy tỉ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 18,1% và tỉ lệ nghi có bệnh thể p/p 0/1 là 11,0%(4). Tình hình trang bị Bảo hộ lao động cho công nhân tại công ty Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả người lao động đều được trang bị khá đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân như quần áo, khẩu trang, giày dépTuy nhiên, loại khẩu trang chống bụi mà người lao động sử dụng chỉ là loại khẩu trang thông thường, không có khả năng lọc bụi hô hấp. Do vậy, nguy cơ bị bệnh bụi phổi silic vẫn tồn tại hiện hữu ở người lao động cho dù họ thường xuyên sử dụng khẩu trang chống bụi. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tình hình bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất thuộc công ty vật liệu xây dựng M-C Dĩ An Bình Dương có nhận xét như sau: Nam công nhân gấp hơn 2 lần so với nữ (69.74%) đa phần là có học vấn từ cấp I trở lên 97,88%. Tuổi đời của công nhân còn khá trẻ <30% chiếm gần 50%. Số công nhân có tuổi nghề <5 năm là 50%, tuổi nghề từ 11-15 năm chiếm 25,7%, đặc biệt tuổi nghề từ 20-30 năm chiếm tỉ lệ khá cao 9.8%. Có thể điều này là đặc thù của công ty thuộc nhà nước quản lý (công ty mkối cổ phần hóa khoảng 5 năm). Hàm lượng của silic tự do ở ngành sản xuất gạch ngói và khai thác chế biến đa đều ở mức không cao (< 20%) Nhiều vị trí có nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp cao vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Nồng độ bụi cao nhất là ở khu vực khoan đá ở ngành khai thác đá (27,6-31,8mg/m3), và khu vực tạo hình của ngành sản xuất gạch ngói (6,12- 25,8mg/m3), vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 4,6-15,9 lần. Ngành khai thác đá có môi trường ô nhiễm hơn ngành sản xuất gạch ngói từ 2,11-3,3 lần Tỉ lệ bệnh bụi phổi silic chung gần 11,97 %. Trong đó, tỉ lệ bệnh ở công nhân làm việc ở khu vực khai thác và chế biến đá là 17,14%, cao hơn nhiều so với khu vực sản xuất gạch ngói (3,84%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Kết qủa đo chức năng hô hấp cho thấy chức năng hô hấp bất thường 22,13%. Trong đó hội chứng hỗn hợp chiếm tỉ lệ cao nhất 11,27%. KIẾN NGHỊ Ðể cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệp và phòng chống có hiệu qủa bệnh bụi phổi silic cho người lao động chúng tôi có một số đề xuất sau: Nhà máy cần tăng cường hơn nữa trong việc tuyên truyền giáo dục về an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đặc biệt là được sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cá nhân thường xuyên (khẩu trang, quần áo) để họ tự phòng bệnh cho bản thân. Công ty cần có giải pháp cải thiện điều kiện làm việc như lắp hệ thống nước phun sương tại các vị trí phát sinh nhiều bụi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất. Hàng năm cần phải đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, theo luật quy định để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động. Cần tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra giám sát thực hiện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6 ATLÐ-VSLÐ để kịp thời phát hiện, nhắc nhở, xử lý khi có vi phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Encyclopaedia of Occupational Health and Safety - 4th Edition 1998. 2. Hội thảo tổng kết hoạt động dự án phòng chống bệnh bụi phổi silic năm 2004 và kế hoạch năm 2005 (trang1). 3. Lê Khắc Đức. Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần IV (p.125) 4. Lê Trung (1999), Bệnh bụi phổi Silic một bệnh có khả năng dự phòng, Nhà xuất bản Y Học. 5. Nguyễn Lưu Y, Trịnh Hồng Lân và CS (2005). Điều tra tình hình bệnh nhiễm buị phổi silic đối với công nhân khai thác chế biến đá khu vực Núi Bà Đen – Tây Ninh năm 2005. Số đặc biệt chuyên đề Y tế công cộng và Y học dự phòng. Đại học Y dược Tp.HCM, p.156 6. Tài liệu tập huấn VSLÐ-BNN Bộ y tế - Quỹ hoạt động quốc tế Singapore (trang 67). 7. Viện Giám định Y khoa - Bộ Y tế. Hướng dẫn giám định 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (trang 43) 8. Viên Chinh Chiến và CS. Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần IV (trang 168) 9. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, NXB Hà Nội 1997, trang 53. 10. Y học lao động và vệ sinh môi trường số 13 12/1999 (trang 81) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_benh_nhiem_bui_phoi_silic_nghe_nghiep_tai.pdf
Tài liệu liên quan