Do đề tài tiến hành khảo sát hồi cứu trên
HSBA, thông tin chưa được ghi nhận đầy đủ,
chúng tôi chưa phân tích được mối liên quan
giữa việc kiểm soát huyết áp và một số yếu tố
khác như tuân thủ dùng thuốc, tiền sử bệnh.
Tuân thủ dùng thuốc đóng vai trò quan trọng
trong nâng cao hiệu quả dùng thuốc, nhất là đối
với các bệnh mạn tính. Mặc dù BN có thể đến tái
khám định kì nhưng không chắc chắn BN dùng
thuốc đúng theo chỉ định ví dụ như số lần dùng,
cách dùng. Trong nghiên cứu, hơn 50% BN được
chỉ định từ 3 thuốc trở lên. Nguy cơ không dung
nạp với tác dụng phụ của nhiều thuốc sẽ cao
hơn hoặc các rào cản về chi phí có thể dẫn đến
không tuân thủ và làm cho việc kiểm soát huyết
áp chưa được tối ưu. Ngoài ra, chúng tôi không
có thông tin về thời gian mắc bệnh THA và bệnh
thận. Nếu suy thận mạn nặng hơn do THA lâu
năm, huyết áp có thể sẽ cao và khó đạt mục tiêu
hơn. Việc điều trị với erythropoietin cũng có thể
là yếu tố liên quan với khả năng kiểm soát huyết
áp nhưng chưa được hiệu chỉnh vì tất cả bệnh
nhân đều thiếu máu và đang dùng
erythropoietin. Erythropoietin và các thuốc kích
thích tạo erythropoietin có thể gây co mạch cấp
tính, ngay cả trước khi tình trạng thiếu máu
được cải thiện và làm THA(15). Mặc dù vậy, kết
quả thu được đã cung cấp những dữ liệu thực tế
về tình hình sử dụng thuốc cũng như mức độ
quản lý bệnh THA ở những BN bệnh thận mạn
mới có chỉ định chạy thận nhân tạo. Đây là cơ sở
để đơn vị điều trị cân nhắc các cách tiếp cận phù
hợp nhằm ngăn ngừa biến chứng trên thận ở
giai đoạn sớm hơn
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
B - Khoa học Dược 54
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU
Hồ Hải Đăng*, Nguyễn Như Hồ**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh thận mạn (BTM) là vấn đề sức khỏe quan trọng đặc biệt khi bệnh tiến triển đến giai đoạn
cuối phải chạy thận nhân tạo do tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong. Tăng huyết áp không được kiểm soát
được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng thận.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ áp và xác định một số yếu tố liên quan đến kiếm soát huyết
áp trên bệnh nhân BTM mới có chỉ định chạy thận nhân tạo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên hồ sơ bệnh án
(HSBA) của bệnh nhân ngoại trú bị BTM mới có chỉ định chạy thận nhân tạo tại khoa Đơn nguyên thận nhân
tạo - Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu trong khoảng thời gian từ 01/12/2018 đến 31/05/2019. Lựa chọn những bệnh
nhân có bệnh kèm là tăng huyết áp và thu thập các thông tin liên quan đến việc điều trị.
Kết quả: Trên 133 HSBA khảo sát có 70% BN đang sử dụng từ 3 nhóm thuốc hạ áp trở lên. 48,9%
(65/133) BN có huyết áp < 140/90 mmHg. Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất là chẹn kênh calci (85,7%),
kháng giao cảm (63,2%), lợi tiểu (60,9%) và chẹn thụ thể angiotensin (52,6%). Chưa phát hiện mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ kiểm soát huyết áp và các yếu tố gồm tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể, bệnh đái tháo
đường, số nhóm thuốc hạ áp và một số nhóm thuốc cụ thể.
Kết luận: Mặc dù tăng huyết áp là bệnh kèm thường gặp và có thể làm tăng nguy cơ tiến triển của BTM,
ngay cả khi sử dụng nhiều nhóm thuốc hạ áp để điều trị, huyết áp khảo sát tại thời điểm bệnh nhân mới có chỉ
định chạy thận nhân tạo chưa được kiểm soát hiệu quả.
Từ khóa: thuốc trị tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp, bệnh thận mạn, chạy thận nhân tạo
ABSTRACT
BLOOD PRESSURE CONTROL IN PATIENTS WITH CHRONIC KIDNEY DISEASE
REQUIRING HEMODIALYSIS AT BAC LIEU GENERAL HOSPITAL
Ho Hai Dang, Nguyen Nhu Ho
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 3 - 2020: 54 - 62
Introduction: Chronic kidney disease (CKD) is an important health care issue, especially at advanced stage
requiring hemodialysis because it can increase the risk of cardiovascular disease and mortality. Inadequate control
of hypertension is considered a major risk factor for progression of CKD.
Objective: To investigate the drug use pattern for hypertension treatment and to identify factors associated
with hypertension control in CKD patients newly indicated for hemodialysis.
Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was performed on medical records of CKD
outpatients newly indicated for hemodialysis at the Artifical Kidney Unit of Bac Lieu General Hospital from
December 1st of 2018 to May 31st of 2019. We selected patients with hypertension as comorbidity and collected
**Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Như Hồ ĐT: 0907381818 Email: nhnguyen@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu
B - Khoa học Dược 55
information related to hypertensive drug therapy.
Results: Of 133 medical records, 70% were prescribed at least 3 blood pressure lowering agents. Only
48.9% (65/133) patients had blood pressures < 140/90 mmHg. The most commonly prescribed hypertensive drug
classes were calcium channel blockers (85.7%), centrally acting antiadrenergics (63.2%), diuretics (60.9%) and
angiotensin receptor blockers (52.6%). No statistically significant association was found between blood pressure
control and patient characteristics including gender, age, body mass index, diabetes status; number of drugs used
and particular drug class.
Conclusions: Although hypertension is common and can lead to CKD progression, even with high number
of antihypertensive drug classes for treatement, blood pressures measured in patients newly indicated for
hemodialysis were not adequatedly controlled.
Key words: antihypertensive therapy, blood pressure control, chronic kidney disease, hypertension, hemodialysis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn (BTM) là vấn đề sức khỏe có
tính toàn cầu, là một trong những bệnh lý nội
khoa có nhiều biến chứng trầm trọng, có tỷ lệ tử
vong cao khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối
buộc phải điều trị bằng phương pháp chạy thận
nhân tạo hoặc ghép thận với chi phí vô cùng tốn
kém. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 triệu
người bệnh thận giai đoạn cuối đang được điều
trị và số lượng người này ước đoán sẽ tăng gấp
đôi vào năm 2020(1). Tăng huyết áp (THA) là yếu
tố nguy cơ chính của tổn thương tim mạch và
bệnh thận. Ngược lại, BTM là nguyên nhân
thường gặp nhất gây THA thứ phát và là yếu tố
nguy cơ độc lập đối với tình trạng bệnh lý và tử
vong do nguyên nhân tim mạch. Trên bệnh
nhân (BN) bệnh thận mạn có THA, thuốc điều
trị THA đã được chứng minh có vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát huyết áp, làm chậm
tiến triển bệnh thận và giảm các nguy cơ tim
mạch(2,3). Việc lựa chọn các thuốc trị THA cũng
như việc phối hợp các thuốc với nhau cần được
quan tâm để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả,
góp phần cải thiện tình trạng bệnh, nâng cao
chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, kết quả từ các
nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ kiểm soát
huyết áp thường kém trong đa số các trường
hợp bệnh nhân BTM chạy thận nhân tạo bị
THA(3,4). Trong nước, thông tin về tỷ lệ BN kiểm
soát được huyết áp, loại phương pháp điều trị và
việc kiểm soát huyết áp còn thiếu. Trên cơ sở đó,
chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: 1) Khảo
sát đặc điểm sử dụng của các thuốc điều trị tăng
huyết áp. 2) Xác định các yếu tố liên quan tới sự
kiểm soát huyết áp của BN bệnh thận mạn mới
có chỉ định chạy thận nhân tạo.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân bị
BTM mới có chỉ định chạy thận nhân tạo tại
khoa Đơn nguyên thận nhân tạo - Bệnh viện Đa
khoa Bạc Liêu trong khoảng thời gian từ
01/12/2018 đến 31/05/2019.
Tiêu chuẩn chọn lựa: BN có chẩn đoán bệnh
kèm là THA đang điều trị bằng thuốc hạ áp
Tiêu chuẩn loại trừ: BN nhiễm HIV-AIDS,
ung thư; BN đang điều trị nội trú vì đặc điểm sử
dụng thuốc có thể khác với đối tượng nghiên
cứu chung.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Thu thập thông tin từ HSBA của bệnh nhân
gồm thông tin cá nhân như tuổi, giới, BMI, bệnh
kèm, tần suất chạy thận, các xét nghiệm chức
năng thận và điện giải, huyết áp và đặc điểm về
thuốc hạ áp như loại thuốc, số lượng thuốc hạ áp
trong một đơn, cách phối hợp thuốc.
Phương pháp lấy mẫu và cỡ mẫu
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, chọn toàn
bộ HSBA thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong
khoảng thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
B - Khoa học Dược 56
Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các phép kiểm thống kê được thực
hiện với phần mềm SPSS 20 và Excel 2010. Sử
dụng thống kê mô tả để trình bày đặc điểm của
mẫu nghiên cứu. Các biến liên tục được biểu
diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB
± SD). Các biến không liên tục được mô tả theo
tỷ lệ phần trăm.
Huyết áp kiểm soát được nếu < 140/90 theo
khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA của
Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam năm
2018(5). Phân tích hồi quy logistic đa biến được sử
dụng để xác định mối liên quan giữa việc kiểm
soát huyết áp và các biến độc lập. Các giá trị
đươc coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu
Có 133 bệnh nhân với HSBA thỏa điều kiện
chọn mẫu. Đặc điểm của bệnh nhân trong
nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 1. Mẫu
nghiên cứu có tỷ lệ nam và nữ tương tự nhau.
Tuổi trung bình là 49,7 ± 15,1. Đa số bệnh nhân
được chỉ định chạy thận 3 lần/tuần. Toàn bộ
mẫu nghiên cứu đều bị thiếu máu, đang điều trị
với erythropoietin. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh kèm
thiếu máu cục bộ cơ tim cao (40,6%). Các chỉ số
đánh giá chức năng thận gồm nồng độ creatinin
và ure huyết đều ở mức cao đối với đa số BN
(Bảng 1).
Đặc điểm sử dụng thuốc hạ áp
Các nhóm thuốc điều chỉnh huyết áp được
sử dụng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo được
trình bày trong Bảng 2.
Nhóm thuốc chẹn kênh calci (CCB) được sử
dụng nhiều nhất (85,7%), các nhóm thuốc như
kháng giao cảm (metyldopa), lợi tiểu (LT) quai,
chẹn thụ thể angiotensin (ARB) đều được sử
dụng trên hơn 50% số BN. Mặc dù isosorbid
mononitrat (ISMN) có chỉ định được chấp thuận
là dự phòng đau thắt ngực, do thuốc có cơ
chế hạ áp nên chúng tôi vẫn trình bày dữ
liệu bao gồm ISMN. Tỷ lệ hiện đang sử dụng
ISMN là 36,8%.
Số lượng các nhóm thuốc hạ áp phối hợp
được biểu diễn trong Hình 1 với trung bình là 3
(± 1) thuốc trong một đơn. Tỷ lệ bệnh nhân sử
dụng 1, 2, 3, 4, ≥5 thuốc (bao gồm nhóm nitrat)
lần lượt là 4,5%, 25,6%, 30,1%, 24,8% và 15%.
Trong trường hợp loại trừ những BN có sử dụng
ISMN, tổng số BN là 84 người. Tỷ lệ bệnh nhân
sử dụng 1, 2, 3, 4, 5 thuốc lần lượt là 7,1%, 33,3%,
36,9%, 17,8% và 4,9% (Hình 1).
Các cách phối hợp nhóm thuốc trong một
đơn giữa 6 nhóm thuốc được trình bày trong
Bảng 3.
■ Số lượng BN có sử dụng ISMN
trong đơn thuốc
□ Số lượng BN không sử dụng
ISMN trong đơn thuốc.
Hình 1. Số lượngthuốc hạ áp sử dụng trong một đơn thuốc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu
B - Khoa học Dược 57
Đặc điểm kiểm soát huyết áp
Giá trị huyết áp tâm thu (SBP) trung bình là
145,8 ± 7,5 mmHg và huyết áp tâm trương (DBP)
trung bình là 86,8 ± 5,0 mmHg. Tỷ lệ kiểm soát
huyết áp theo ngưỡng < 140/90 mmHg là 48,9%.
Kết quả phân tích từ mô hình hồi quy
logistic đa biến chưa tìm thấy các mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa việc kiểm soát huyết áp
và các biến độc lập (Bảng 4).
Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu (n=133)
Thông số Số lượng Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 63 47,4
Nữ 70 52,6
Tuổi (TB ± SD) 49,7 ± 15,1
Nhóm tuổi
< 30 12 9,0
30-60 79 59,4
> 60 42 31,6
BMI (TB ± SD) (kg/m2) 21,07 ± 2,9
Nhóm BMI (kg/m2)
< 20 53 39,8
20-25 64 48,1
> 25 16 12,0
Số lần chạy thận trong tuần
1 1 0,8
2 11 8,3
3 121 91,0
Bệnh kèm theo (tổng số không bằng 100%)
Thiếu máu 133 100
Thiếu máu cục bộ cơ tim mạn 54 40,6
Viêm loét dạ dày - tá tràng 38 28,6
Đái tháo đường (ĐTĐ) 27 20,3
Rối loạn lipid máu 15 11,3
Suy tim 3 2,3
Nồng độ ure huyết (mmol/L) (TB ± SD) 23,5 ± 7,6
Nhóm nồng độ ure huyết (mmol/L)
Bình thường (2,5 - 7,5) 2 1,5
Cao (> 7,5) 131 98,5
Nồng độ creatinine huyết (µmol/L) (TB
± SD)
857,4 ± 748,2
Nhóm nồng độ creatinine huyết
(µmol/L)
Bình thường
(nam: ≤ 120; nữ: ≤ 100)
3 2,3
Cao (nam > 120; nữ > 100) 130 97,7
Nồng độ natri huyết (mEq/L)
(TB ± SD)
135,7 ± 3,4
Nhóm nồng độ natri huyết (mEq/L)
Bình thường (135-145) 85 63,9
Cao (>145) 1 0,8
Thấp (<135) 47 35,3
Nồng độ kali huyết (mEq/L)
(TB ± SD)
4,7 ± 0,9
Nhóm nồng độ kali huyết (mEq/L)
Bình thường (3,5 -5) 79 59,4
Cao (>5) 43 32,3
Thấp (<3,5) 11 8,3
Nồng độ calci huyết (mEq/L)
(TB ± SD)
1,3 ± 0,2
Nhóm nồng độ calcium huyết (mEq/L)
Bình thường (1,17-1,29) 51 38,3
Cao (>1,29) 51 38,3
Thấp (<1,17) 31 23,3
Huyết áp (mmHg) (TB ± SD)
Huyết áp tâm thu 145,8 ± 7,5
Huyết áp tâm trương 86,8 ± 5,0
Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
B - Khoa học Dược 58
Bảng 2. Thuốc hạ áp được sử dụng trong mẫu nghiên cứu (n = 133)
Nhóm thuốc - hoạt chất Tần số Tỷ lệ %
Chẹn kênh Calci (CCB) 114 85,7
Nifedipin (dạng phóng thích kéo dài) 107 80,5
Amlodipin 3 2,3
Cilnidipin 4 3,0
Kháng giao cảm 84 63,2
Methyldopa (MD) 84 63,2
Lợi tiểu 81 60,9
Furosemid 81 60,9
Chẹn thụ thể angiotensin (ARB) 70 52,6
Telmisartan 27 20,3
Irbesartan 33 24,8
Candesartan 10 7,5
Chẹn thụ thể beta (BB) 28 21,1
Bisoprolol 28 21,1
Ức chế men chuyển (ACEI) 4 3,0
Captopril 3 2,3
Enalapril 1 0,8
Nitrat 49 36,8
Isosorbid mononitrat 49 36,8
Bảng 3. Cách phối hợp thuốc hạ áp trong đơn (n = 133)
Phối hợp Thuốc phối hợp Số trường hợp sử dụng
1 nhóm thuốc 6
CCB 3
LT 1
ARB 2
2 nhóm thuốc 34
CCB
MD 4
BB 1
ARB 4
LT 12
ISMN 2
LT
ARB 3
BB 1
MD 1
ISMN 3
ARB MD 2
ACEI ISMN 1
3 nhóm thuốc 40
CCB + MD
ARB 9
LT 11
BB 5
ISMN 4
CCB + ARB
LT 4
BB 1
CCB + BB ISMN 2
CCB + LT ISMN 1
ARB + BB
LT 1
ISMN 2
4 nhóm thuốc 33
CCB + MD + LT
ARB 11
BB 1
ISMN 5
CCB + ARB + MD BB 2
ISMN 8
CCB +ARB + LT BB 1
ISMN 2
CCB + LT + BB ISMN 1
ARB + LT+ BB ISMN 1
ACEI + LT + MD ISMN 1
5 nhóm thuốc 18
CCB + ARB + MD + LT
BB 4
ISMN 9
CCB + ARB + MD + BB ISMN 2
CCB + ACEI + MD + LT ISMN 2
CCB + BB + MD + LT ISMN 1
6 nhóm thuốc (CCB + ARB + MD + BB + LT + ISMN) 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu
B - Khoa học Dược 59
ACEI: ức chế men chuyển, ARB: chẹn thụ thể
angiotensin, BB: chẹn beta, CCB: chẹn kênh calci,
MD: metyldopa, ISMN: isosorbid mononitrat,
LT: lợi tiểu
Bảng 4. Mối liên quan giữa việc kiểm soát huyết áp
và các biến độc lập.
OR 95% CI Giá trị P
Giới tính (Nam) 1,2 0,6 2,5 0,66
Tuổi 1,0 0,99 1,1 0,07
BMI 1,0 0,99 1,001 0,94
ĐTĐ (Có) 0,6 0,3 1,6 0,35
ARB (Có sử dụng) 2,3 0,9 6,0 0,09
CCB (Có sử dụng) 1,6 0,5 5,7 0,45
Methyldopa (Có sử
dụng)
0,9 0,3 2,5 0,79
Bisoprolol (Có sử
dụng)
1,1 0,4 3,2 0,80
ISMN (Có sử dụng) 0,8 1,1 0,4 3,2
Số lượng thuốc
trong đơn
0,7 0,4 1,5 0,4
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của bệnh nhân
Bệnh nhân có tuổi trung bình khoảng 50, hơi
trẻ hơn so với dân số trong các nghiên cứu trên
thế giới như nghiên cứu của Rahman (1999) với
trung bình là 56 tuổi, nghiên cứu của Unni (2015)
với trung bình là 72 tuổi, nghiên cứu CRIC
(2010) với trung bình là 58 tuổi(3,4,6). Tuy nhiên độ
tuổi của mẫu dân số tương đồng với nghiên cứu
trong nước của Nguyễn Thị Anh Thi (2016) với
43,6% BN dưới 50 tuổi(7).
Đặc điểm sử dụng thuốc hạ áp
Để điều trị THA cho bệnh nhân BTM, số
lượng thuốc trung bình trong một đơn khoảng 3
thuốc (2-4 thuốc) cho thấy tình trạng THA kháng
trị khá phổ biến tại thời điểm được chẩn đoán
cần phải chạy thận nhân tạo. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thị Anh Thi (2016) tại bệnh viện
quận Bình Thạnh, TPHCM, tỷ lệ BN được điều
trị với phác đồ đơn trị chiếm tỷ lệ cao hơn
(23,6%), tuy nhiên phác đồ phối hợp 3 thuốc vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất (27,3%)(7). Các nghiên cứu
khác cũng ghi nhận đa số BN dùng 2-4 thuốc
như nghiên cứu CRIC (2010), với tỷ lệ tương ứng
là 25, 26, 32%(3) hoặc nghiên cứu của Rahman
1999, Agarwal 2003 trên dân số Mỹ, số lượng
thuốc trung bình là 2(6,8). Các kết quả vừa nêu cho
thấy việc kiểm soát huyết áp có thể khó khăn,
càng nhiều nhóm thuốc phối hợp thì các vấn đề
bất lợi về tuân thủ điều trị, tác dụng phụ và
tương tác giữa các nhóm thuốc dễ xảy ra hơn.
Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp trong
điều trị BTM đặc biệt giai đoạn cuối bao gồm
gần như tất cả các nhóm thuốc. Nhóm thuốc
được kê đơn nhiều nhất trong nghiên cứu của
chúng tôi là CCB, các nhóm kháng giao cảm
(methyldopa), LT quai, ARB đều được sử dụng
với tỷ lệ trên 50%. Kết quả từ các nghiên cứu
trước cũng cho thấy các nhóm thuốc được kê
đơn nhiều nhất là CCB và thuốc tác động hệ
renin-angiotensin-aldosteron. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thị Anh Thi (2016), nhóm thuốc
ACEI được sử dụng nhiều nhất (82,72%), tiếp
theo là nhóm CCB, nhóm thuốc ức chế
adrenergic, nhóm LT, nhóm ARB và nhóm thuốc
giãn mạch trực tiếp được sử dụng ít nhất(7).
Nghiên cứu của Rahman (1999) khảo sát 2 nhóm
BN, nhóm không kiểm soát được theo mức
huyết áp mục tiêu, CCB được chỉ định lên đến
80%, ACEI 41%, ARB 2%, BB 19%, kháng giao
cảm 24%. Ở nhóm kiểm soát được huyết áp,
CCB chiếm 67%, ACEI 67%, BB 31%, kháng giao
cảm 17%, ARB 0% (6).
Đối với BN bị BTM, ACEI và ARB là các lựa
chọn đầu tay trong nhiều hướng dẫn điều trị,
đặc biệt khi protein niệu > 300 mg/ngày (JNC8
2014, ACC/AHA 2017)(9). ACEI và ARB làm giảm
tiết aldosterone, giảm kháng lực mạch máu
ngoại biên, giảm huyết áp hệ thống một cách
hiệu quả. ACEI và ARB cũng gây giãn tiểu động
mạch đến thận, làm giảm áp lực cầu thận và là
cơ chế đề nghị trong việc bảo vệ chức năng thận.
Trường hợp BTM không bị protein niệu, các dữ
liệu chưa thống nhất. Một phân tích gộp 11
nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên trên 1860 BN
không tìm thấy lợi ích của ACEI cho người BTM
có protein niệu < 500 mg/ngày(10). Tuy nhiên
trong thực tế, BN thường được chẩn đoán BTM
khi protein niệu hoặc creatinin huyết cao từ giai
Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
B - Khoa học Dược 60
đoạn 3 trở lên nên cần phải phối hợp nhiều
nhóm thuốc điều trị huyết áp trong đó có các
thuốc tác động hệ renin angiotensin-
aldosteron(2). Với nghiên cứu hiện tại, nhóm ARB
có khuynh hướng được ưa chuộng hơn ACEI,
chỉ có 4 BN được kê đơn ACEI. Ngoài ra, chúng
tôi không ghi nhận sự phối hợp 2 nhóm ACEI và
ARB. Trước đây có ý kiến đề nghị phối hợp
thuốc để tăng tác dụng bảo vệ thận. Hiện nay
việc phối hợp 2 nhóm vừa nêu không được
khuyến cáo do tăng nguy cơ bị tăng kali máu và
suy thận cấp trong khi hiệu quả phối hợp không
đầy đủ(10).
Kết quả cũng cho thấy CCB cấu trúc
dihydropyridin (DHP) được chỉ định nhiều
nhất, nhóm cấu trúc không DHP không được sử
dụng. Điều này phù hợp vì các thuốc trong
nhóm hiệu quả và dễ dung nạp thuốc, ít phải
chỉnh liều khi chức năng thận thay đổi và giảm
huyết áp tốt khi phối hợp với ACEI hoặc ARB.
Nhóm CCB là một trong các thuốc điều trị đầu
tay trong điều trị THA không biến chứng(10,11).
Các thuốc chẹn beta tác động chủ yếu là
chẹn thụ thể beta-1 adrenergic trên cơ tim, làm
giảm nhịp tim và co bóp cơ tim giúp hạ huyết
áp. Nhóm thuốc này không phải là khuyến cáo
đầu tay trong điều trị THA cho dân số chung.
Tuy nhiên đối với người BTM, do tăng hoạt tính
giao cảm là một nguyên nhân chính gây THA,
đặc biệt rõ ở giai đoạn cuối, thuốc chẹn beta hiện
được xem như một lựa chọn ưu thế hơn ACEI
cho bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo(10).
Nhóm dân số nghiên cứu của chúng tôi là bệnh
nhân BTM mới bắt đầu có chỉ định chạy thận
nhân tạo, tỷ lệ BN đang dùng BB chỉ chiếm
khoảng 20%. Tuy nhiên, với các bằng chứng
mới, BB có thể được cân nhắc sử dụng nhiều hơn
khi BN phải lọc máu mạn.
Lợi ích của nhóm lợi tiểu thiazide không rõ
ràng cho BN suy thận. Hướng dẫn điều trị JNC7
khuyến cáo chuyển sang sử dụng lợi tiểu quai
khi GFR dưới 30 ml/phút/1,73 m2 trong khi JNC8
và AHA/ACC 2016 không đề cập đến. Hướng
dẫn KDIGO 2012 ít cứng nhắc hơn và cho rằng
tác dụng hạ áp của thiazide vẫn còn ở mức GFR
thấp(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN
không được chỉ định LT thiazide. Đối với BTM
giai đoạn cuối, vai trò của thiazide không rõ
ràng vì việc giảm thể tích dịch có thể đạt được
thông qua lọc thận. Ngược lại, LT quai chiếm tỷ
lệ 60,9% tổng số các chỉ định thuốc trong
nghiên cứu hiện tại. Thuốc LT quai được sử
dụng phổ biến vì có lợi cho BN bị quá tải dịch
kháng trị trong các trường hợp như BTM tiến
triển, suy tim sung huyết, suy gan giai đoạn
cuối. Tuy nhiên, việc sử dụng nên giới hạn cho
BTM giai đoạn cuối còn chức năng thận vì LT
quai không hiệu quả ở người vô niệu đang
chạy thận ngay cả ở liều cao trên 250 mg(10).
Ngoài ra, nếu cân nhắc về tình trạng
polypharmacy, có thể sử dụng thuốc LT khi
mới bắt đầu lọc thận để giúp giảm quá tải dịch
nhưng sau đó nên ngưng thuốc.
Nhóm thuốc tác động chủ vận trên thụ thể
alpha 2 (methyldopa) được chỉ định phổ biến
63,2%. Đây là nhóm thuốc chỉ định điều trị THA
cho BTM và BTM giai đoạn cuối, nhưng thường
được để dành phối hợp trong trường hợp kháng
trị do các tác dụng phụ của thuốc cũng như ít
hiệu quả bảo vệ ngừa biến cố tim mạch.
Đặc điểm kiểm soát huyết áp
Gần một nửa mẫu nghiên cứu có huyết
áp không kiểm soát được theo mức mục tiêu
là < 140/90 mmHg. Các nghiên cứu khác trong
nước cũng cho kết quả tương tự. Tỷ lệ kiểm soát
huyết áp < 130/80 trên bệnh nhân BTM khoảng
30% trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thi
(2015)(7). Tỷ lệ kiểm soát huyết áp < 140/90 là
43,7% theo Nguyễn Ngọc Thanh Vân (2014)(12).
Tương tự tỷ lệ là 30% theo Nguyễn Thị Ngọc
Linh (2007)(13). Cho đến hiện tại, các bằng chứng
không đủ để kết luận rõ về huyết áp mục tiêu tối
ưu cho BN bị BTM và do đó không tương
đồng giữa các hướng dẫn điều trị. ACC 2017
dựa trên kết quả nghiên cứu SPRINT và thiên
về hướng điều trị tích cực với mức mục tiêu là
huyết áp < 130/80 mmHg bất kể mức protein
niệu. Tuy nhiên, ESC/ESH 2018 đề nghị SBP mục
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu
B - Khoa học Dược 61
tiêu < 140 mmHg không phụ thuộc protein
niệu(14). Tác giả Pugh (2019) cho rằng hướng dẫn
điều trị của Mỹ ưu tiên tác dụng bảo vệ tim
mạch hơn trong khi hướng dẫn châu Âu theo
hướng ưu tiên bảo vệ thận(2). Ngoài ra, huyết áp
trong nghiên cứu SPRINT được đo trong điều
kiện BN phải ở trong phòng yên tĩnh không bị
xao nhãng ít nhất 5 phút nên giá trị đo được có
thể thấp hơn thực tế phòng khám trong nghiên
cứu của chúng tôi. Hướng dẫn điều trị THA cho
người bệnh thận mạn của Hội tim mạch học
quốc gia Việt Nam 2018 khá sát với ESC/ESH
2018(5). Vì vậy chúng tôi lựa chọn ngưỡng 140/90
để đánh giá. Mặc dù phần lớn được điều trị với
thuốc hạ áp, tỷ lệ BN kiểm soát huyết áp theo
ngưỡng 140/90 chưa tối ưu.
Tăng huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu
khá phổ biến ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo
với tỷ lệ khoảng 60-90% tuỳ thuộc vào giai đoạn
của bệnh thận mạn và nguyên nhân(8,9). THA là
yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến biến cố
tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch đối với
dân số chung và cũng là nguyên nhân chính gây
tử vong ở người chạy thận mạn tính. Tuy nhiên,
việc kiểm soát ở người bị BTM có thể khó khăn
hơn so với dân số THA chung, ngay cả khi BN
có nhận thức tốt về việc điều trị(2,3).
Các yếu tố liên quan với việc kiểm soát được
huyết áp theo mục tiêu
Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm của
bệnh nhân và việc sử dụng thuốc với tỷ lệ kiểm
soát huyết áp. So với nghiên cứu trước, các yếu
tố như tuổi, giới, thể trạng không có mối liên
quan với việc kiểm soát huyết áp(3,4,6). Có thể do
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, số lượng
bệnh nhân dưới 50 tuổi chiếm khoảng 50% nên
chưa thấy được ảnh hưởng của tuổi. Về mối liên
quan giữa số lượng thuốc với tỷ lệ BN kiểm soát
được huyết áp, các dữ liệu thu được từ các
nghiên cứu trước không thống nhất. Một số
nghiên cứu kết luận khả năng kiểm soát huyết
áp cải thiện theo số lượng thuốc theo thời gian(13).
Nghiên cứu khác như của Unni (2015), số lượng
thuốc chỉ được ghi nhận có liên quan có ý nghĩa
thống kê ở BN BTM giai đoạn 2 và 3, nhưng
không liên quan ở giai đoạn muộn của BTM
ngay cả khi áp dụng các mức mục tiêu khác
nhau như KDOQI, NICE, KDIGO 2012(4).
Trong nghiên cứu, việc sử dụng nhóm ARB
có liên quan đến việc kiểm soát huyết áp tốt hơn,
bằng khoảng 2 lần so với nhóm không dùng
ARB nhưng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p = 0,09). Nghiên cứu của
Rahman (1999) cũng nhận thấy BN kiểm soát
huyết áp tốt hơn với ACEI hoặc BB so với CCB(6).
Tuy nhiên nghiên cứu khác không thấy có sự
khác biệt(3,4). Với nghiên cứu quan sát như của
chúng tôi, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc
kê đơn một nhóm thuốc cụ thể, các bác sĩ lại có
khuynh hướng chọn thuốc theo kinh nghiệm, do
đó khó có thể cho kết luận chính xác về hiệu quả
tương đối giữa các nhóm thuốc.
Do đề tài tiến hành khảo sát hồi cứu trên
HSBA, thông tin chưa được ghi nhận đầy đủ,
chúng tôi chưa phân tích được mối liên quan
giữa việc kiểm soát huyết áp và một số yếu tố
khác như tuân thủ dùng thuốc, tiền sử bệnh.
Tuân thủ dùng thuốc đóng vai trò quan trọng
trong nâng cao hiệu quả dùng thuốc, nhất là đối
với các bệnh mạn tính. Mặc dù BN có thể đến tái
khám định kì nhưng không chắc chắn BN dùng
thuốc đúng theo chỉ định ví dụ như số lần dùng,
cách dùng. Trong nghiên cứu, hơn 50% BN được
chỉ định từ 3 thuốc trở lên. Nguy cơ không dung
nạp với tác dụng phụ của nhiều thuốc sẽ cao
hơn hoặc các rào cản về chi phí có thể dẫn đến
không tuân thủ và làm cho việc kiểm soát huyết
áp chưa được tối ưu. Ngoài ra, chúng tôi không
có thông tin về thời gian mắc bệnh THA và bệnh
thận. Nếu suy thận mạn nặng hơn do THA lâu
năm, huyết áp có thể sẽ cao và khó đạt mục tiêu
hơn. Việc điều trị với erythropoietin cũng có thể
là yếu tố liên quan với khả năng kiểm soát huyết
áp nhưng chưa được hiệu chỉnh vì tất cả bệnh
nhân đều thiếu máu và đang dùng
erythropoietin. Erythropoietin và các thuốc kích
thích tạo erythropoietin có thể gây co mạch cấp
Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
B - Khoa học Dược 62
tính, ngay cả trước khi tình trạng thiếu máu
được cải thiện và làm THA(15). Mặc dù vậy, kết
quả thu được đã cung cấp những dữ liệu thực tế
về tình hình sử dụng thuốc cũng như mức độ
quản lý bệnh THA ở những BN bệnh thận mạn
mới có chỉ định chạy thận nhân tạo. Đây là cơ sở
để đơn vị điều trị cân nhắc các cách tiếp cận phù
hợp nhằm ngăn ngừa biến chứng trên thận ở
giai đoạn sớm hơn.
KẾT LUẬN
Tăng huyết áp là bệnh kèm thường gặp và
có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh thận
dẫn đến chạy thận nhân tạo. Việc kiểm soát
tốt huyết áp có thể mang lại lợi ích cho người
BTM. Tuy nhiên vẫn còn khoảng phân nửa
bệnh nhân chưa kiểm soát được huyết áp
dưới ngưỡng <140/90 mmHg. Cần có các nghiên
cứu tiến cứu, có đối chứng làm rõ các nguyên
nhân và các yếu tố ảnh hưởng cũng như các biện
pháp giúp kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân BTM
tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh
về thận - tiết niệu. Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-
BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, pp.129-145, Hà Nội.
URL: https://kcb.vn/vanban/huong-dan-chan-doan-va-dieu-
tri-cac-benh-than-tiet-nieu (access on 10/4/2020).
2. Pugh D, Gallacher PJ, Dhaun N (2019). Management of
Hypertension in Chronic Kidney Disease. Drugs, 79(4):365-379.
3. Munter P, Anderson A, Charleston J, et al (2010). Hypertension
awareness, treatment, and control in adults with CKD: Results
from the Chronic Renal Insufficiency Cohort (CRIC) study. Am
J Kidney Dis, 55(3):441-451.
4. Unni S, White K, Goodman M, et al (2015). Hypertension
control and antihypertensive therapy in patients with CKD.
Am J Hyper, 28(6):814-822.
5. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2018). Khuyến cáo về chẩn
đoán và điều trị THA. URL:
THA-2018.pdf (access on 24/4/ 2020).
6. Rahman M, Dixit A, Donley V, Gupta S, Hanslik T, Lacson E,
Ogundipe A, Weigel K, Smith MC (1999). Factors associated
with inadequate blood pressure control in hypertensive
hemodialysis patients. Am J Kidney Dis, 33(3):498-506.
7. Nguyễn Thị Anh Thi, Nguyễn Văn Tập (2016). Tình hình sử
dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết
áp kèm suy thận mạn tại khoa Nội thận- lọc máu bệnh viện
quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh năm 2014. Y Học Thành Phố
Hồ Chí Minh, 20(S5):525-531
8. Agarwal R, Nissenson AR, Batlle D, Coyne DW, Trout JR,
Warnock DG (2003). Prevalence, treatment and control of
hypertension in chronic hemodialysis patients in the United
States. Am J Med, 115(4):291-297.
9. Ku E, Lee BJ, Wei J, Weir MR (2019). Hypertension in CKD:
core curriculum 2019. Am J Kidney Dis, 74(1):120-131.
10. Sinha AD, Agarwal R (2019). Clinical pharmacology of
antihypertensive therapy for the treatment of hypertension in
CKD. Clin J Am Soc Nephrol, 14(5):757-764.
11. Agarwai A, Henrich WL (2019). Hypertension in dialysis patients.
URL: https://www.uptodate.com/contents/hypertension-
in-dialysis-patients (access on 6/4/2020).
12. Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Châu Ngọc Hoa (2014). Khảo sát
tình hình thực hiện các xét nghiện cận lâm sàng và tần suất
kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp. Y Học Thành
Phố Hồ Chí Minh, 18(1):145-149.
13. Văn Công Chỉnh (2016). Khảo sát tần suất bệnh thận mạn ở
bệnh nhân tăng huyết áp. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh,
20(1):117-121.
14. Agarwal R, Lewis RR (2001). Prediction of hypertension in
chronic hemodialysis patients. Kidney Int, 60:1982–1989.
15. Mazzuchi N, Carbonell E, Fernández-Cean J. (2000).
Importance of blood pressure control in hemodialysis patient
survival. Kidney International, 58(5):2147-2154.
Ngày nhận bài báo: 17/04/2020
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/04/2020
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
khao_sat_tinh_hinh_dieu_tri_tang_huyet_ap_tren_benh_nhan_ben.pdf