Khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị

ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước trong thời kì hội nhập đòi hỏi các chủ thể kinh tế, các ngành, các thành phần kinh tế không ngừng phát triển để tạo chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong xu thế chung đó đòi hỏi ngành chăn nuôi không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm để tạo sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho người dùng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Chăn nuôi Việt Nam nói riêng những mặt thuận lợi đồng thời cũng gặp không ít khó khăn. Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng với đặc thù là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp, với hơn 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với nhiều ngành nghề khác nhau.Trong đó đã và đang nâng dần tỉ trọng của mình trong nông nghiệp. Ngành chăn nuôi đã cung cấp những sản phẩm cho người tiêu dùng như: thịt, trứng, sữa Ngoài ra, nó còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón, thức ăn gia súc và các sản phẩm khác. Lợn là loài được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Nó được nuôi với nhiều hình thức khác nhau ( nuôi gia đình, nuôi tập trung ), tuy nhiên trên thực tế nuôi Lợn còn gặp nhiều khó khăn, làm thế nào để đàn Lợn khỏi bị bệnh, đặc biệt là bệnh Ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đũa Lợn nói riêng ? Hiện nay mạng lưới thú y cơ sở ngày càng củng cố nhưng công tác khuyến nông tẩy giun sán cho Lợn chưa được chú trọng do hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu tập trung đã gây khó khăn cho công tác của cán bộ thú y cơ sở, chính vì vậy mà tỉ lệ giun đũa lợn khá cao. Tại Đắk Lắk nói chung và huyện M’đrăk nói riêng có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn, nhưng người chăn nuôi chưa quan tâm đến công tác phòng trị bệnh do giun sán gây ra, vì vậy đã gây thiệt hại quá lớn về kinh tế, dẫn đến người chăn nuôi không yên tâm phát triển rộng chăn nuôi. Từ nhận thức trên, để hiểu rõ hơn và giải quyết vấn đề mà thực tế đề ra, đồng thời bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng của một số loại thuốc trị ký sinh trùng hiện nay. Được sự đồng ý của bộ môn Thú y – khoa Chăn Nuôi - Thú y Trường Đại học Tây Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” Với mục đích. Đề ra biện pháp, phòng trị bệnh giun đũa lợn tại huyện M’Đrăk một cách có hiệu quả. Yêu cầu của đề tài.  Điều tra tỉ lệ nhiễm giua đũa lợn theo vùng sinh thái, độ tuổi, tính biệt, phương thức chăn nuôi, giống.  Hiệu lực điều trị của Bio-Levamisol 10% và Bio-Ivermectin. Luận văn chia làm 3 chương, dài 44 trang

doc45 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước trong thời kì hội nhập đòi hỏi các chủ thể kinh tế, các ngành, các thành phần kinh tế không ngừng phát triển để tạo chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong xu thế chung đó đòi hỏi ngành chăn nuôi không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm để tạo sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho người dùng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Chăn nuôi Việt Nam nói riêng những mặt thuận lợi đồng thời cũng gặp không ít khó khăn. Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng với đặc thù là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp, với hơn 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với nhiều ngành nghề khác nhau.Trong đó đã và đang nâng dần tỉ trọng của mình trong nông nghiệp. Ngành chăn nuôi đã cung cấp những sản phẩm cho người tiêu dùng như: thịt, trứng, sữa …Ngoài ra, nó còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón, thức ăn gia súc và các sản phẩm khác. Lợn là loài được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Nó được nuôi với nhiều hình thức khác nhau ( nuôi gia đình, nuôi tập trung ), tuy nhiên trên thực tế nuôi Lợn còn gặp nhiều khó khăn, làm thế nào để đàn Lợn khỏi bị bệnh, đặc biệt là bệnh Ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đũa Lợn nói riêng ? Hiện nay mạng lưới thú y cơ sở ngày càng củng cố nhưng công tác khuyến nông tẩy giun sán cho Lợn chưa được chú trọng do hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu tập trung đã gây khó khăn cho công tác của cán bộ thú y cơ sở, chính vì vậy mà tỉ lệ giun đũa lợn khá cao. Tại Đắk Lắk nói chung và huyện M’đrăk nói riêng có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn, nhưng người chăn nuôi chưa quan tâm đến công tác phòng trị bệnh do giun sán gây ra, vì vậy đã gây thiệt hại quá lớn về kinh tế, dẫn đến người chăn nuôi không yên tâm phát triển rộng chăn nuôi. Từ nhận thức trên, để hiểu rõ hơn và giải quyết vấn đề mà thực tế đề ra, đồng thời bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng của một số loại thuốc trị ký sinh trùng hiện nay. Được sự đồng ý của bộ môn Thú y – khoa Chăn Nuôi - Thú y Trường Đại học Tây Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” Với mục đích. Đề ra biện pháp, phòng trị bệnh giun đũa lợn tại huyện M’Đrăk một cách có hiệu quả. Yêu cầu của đề tài. Điều tra tỉ lệ nhiễm giua đũa lợn theo vùng sinh thái, độ tuổi, tính biệt, phương thức chăn nuôi, giống. Hiệu lực điều trị của Bio-Levamisol 10% và Bio-Ivermectin. PHẦN II TỔNG QUAN 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý M’đrăk là huyện nằm dọc quốc lộ 26, nối liền thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Khánh Hòa, có tỉnh lộ 13 đi qua Sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên, đây là điều kiện thuận lợi để huyện giao lưu phát triển kinh tế. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa, Phía Tây Nam giáp huyện KrôngBông, Phía Tây Nam giáp huyện EaKar của tỉnh ĐăkLăk. Huyện M’đrắk mang đặc trưng của địa hình đồi núi Cao Nguyên, chủ yếu là các dãy đồi núi có đỉnh bằng với độ cao 700-800 m so với mặt nước biển, sườn thoai thoải, mức độ chia cắt bởi hình lòng chảo. 2.1.2. Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện M’đrăk là 133.028 ha. Trong đó: Đất sản xuất Nông nghiệp : 25.474 ha Đất lâm nghiệp : 12.080 ha Đất trồng cây công nghiệp : 2.348 ha Đất thổ cư : 37.000 ha Đồng cỏ tự nhiên : 2.060 ha Còn lại là đất thổ cư, sông suối, núi đá, đồi trọc chiếm tỷ lệ khá cao. Nhận xét: Đất là tư liệu sản xuất quan trọng để phát triển kinh tế, thế nhưng phần lớn đất của huyện là đất bạc màu, độ pH thấp, tầng đất canh tác mỏng, thoát nước kém, có nhiều đá lộ đầu, đã và đang bị xói mòn mạnh do thảm thực vật che phủ mỏng. Diện tích đất đỏ bazan được xếp vào loại đất tốt để trồng cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu…thì rất ít do đó phần lớn đất ở đây không được sử dụng nhiều để sản xuất nông nghiệp. Huyện có đồng cỏ tự nhiên lớn rất thuận lợi cho chăn thả đại gia súc. 2.1.3. Khí hậu Do ảnh hưởng của cao nguyên và vùng biển nên M’đrăk có khí hậu rất khắc nghiệt, một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ có khi lên cao đến 38oC, nhiệt độ trung bình năm là 24oC, biên độ ngày đêm là 12,4oC. Khí hậu M’đrăk có đặc điểm khá nổi bật và đặc trưng so với các vùng khác trong tỉnh. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn sâu vào phía Nam, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đổ bộ vào ven biển miền Trung từ Đà Nẵng thổi vào gây mưa vừa đến mưa to trên diện tích rộng, mưa trong nhiều ngày làm hư hại các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và hoa màu. Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Tháng có độ ẩm cao từ 84-89% (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), các tháng còn lại có độ ẩm trung bình là 79-80%. Nhận xét: Thời tiết thay đổi theo mùa, mùa mưa kéo dài còn mùa nắng thì khô hanh cộng thêm gió Lào thổi vào nên có ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi của huyện đặc biệt là bê nghé chết nhiều vào mùa mưa. Vì vậy phải có biện pháp khắc phục để phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. 2.2. Kinh tế - Văn hóa – Xã hội - Khoa học kỹ thuật 2.2.1. Xã hội Huyện M’đrăk có 1 thị trấn và 13 xã. Dân số 68.254 người. Toàn huyện có 17 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Trong đó dân tộc thiểu số là 24.042 người, chiếm 35,22%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 2,74%/năm. 2.2.2. Giáo dục Hiện nay huyện có toàn bộ 45 trường học và 17000 học sinh các cấp, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 7400 em. Có 2 trường cấp III với 3800 học sinh. Học sinh tốt nghiệp cấp III bình quân hàng năm là 76%, học sinh khá giỏi chiếm 22%. Huyện có trung tâm GDTX liên tục đào tạo nghề và phổ cập xóa mù chữ. Toàn huyện có 6/13 xã, thị trấn được công nhận đạt 50% đội ngũ giáo viên được nâng cao trình độ, trang thiết bị trường học đã được chú trọng quan tâm. 2.2.3. Y tế Mạng lưới y tế đã được mở rộng đến các cơ sở, các xã và thị trấn đều có trạm y tế, có 1 bệnh viện đa khoa, có 8 trạm xá xã có bác sĩ. Huyện đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu về y tế quốc gia, phòng chống các bệnh cho xã hội, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay đã có 12/13 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. 2.2.4. Kinh tế Huyện đẩy mạnh về các ngành nông – lâm nghiệp, chăn nuôi, thương mại và dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất (theo giá 1994) năm 2009 đạt 587,754 tỷ đồng, trong đó Nông lâm nghiệp đạt 306,182 tỷ dồng. Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng ngành Nông lâm nghiệp chiếm 52,10% KH. Giá trị thu nhập bình quân từ chăn nuôi hàng năm là 46,5 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người là 8,7 triệu đồng/người/năm, ngành trồng trọt có giá trị sản xuất: 236,7 tỷ đồng/năm. 2.2.5. Về Trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng của huyện đạt 21.496 ha, trong đó diện tích lúa nước 2 mùa ổn định là 2.600 ha, năng suất bình quân đạt 5,5 tạ/ha. Ngoài ra huyện đã mở rộng diện tích trồng mía và các loại cây hoa màu cho sản lượng cao góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân. 2.2.6. Về Chăn nuôi Trước đây người dân ở địa phương chủ yếu chăn nuôi theo phương thức tận dụng và dựa vào điều kiện tự nhiên nên năng suất chưa cao. Hiện nay nhờ cải tiến của khoa học kỹ thuật, nhà nước đã đưa các giống bò, giống lợn có năng suất chất lượng cao và chuyển giao kỹ thuật cho bà con áp dụng sản xuất nên hiệu quả chăn nuôi đã được nâng cao. Bảng 1: Tổng đàn gia súc của huyện qua các năm. Năm  Tổng đàn trâu bò  Tổng đàn lợn   2007  32.600  37.450   2008  28.800  39.200   2009  25.400  40.050   Trích nguồn từ trạm thú y huyện 2.2.6. Công tác Thú Y của huyện 2.2.6.1. Công tác tổ chức Trạm có 5 cán bộ thuộc biên chế nhà nước, 2 nhân viên hợp đồng và 16 thú y cơ sở. Bảng 2: Mạng lưới thú y của huyện M’đrăk STT  Địa điểm  Trình độ     Đại học  Cao đẳng  Trung cấp  Sơ cấp  Tổng   1  Trạm Thú y  3  0  2  0  5   2  Thị trấn  0  0  1  0  1   3  Xã EaPil  0  0  1  1  2   4  Xã Krôngzin  0  0  0  2  2   5  Xã Krông Á  0  0  0  0  0   6  Xã CưSan  0  0  0  0  0   7  Xã CưPrao  0  0  1  0  1   8  Xã CưMta  0  0  1  0  1   9  Xã CưKroá  0  0  1  0  1   10  Xã EaTrang  0  0  0  1  1   11  Xã EaRiêng  0  0  1  0  1   12  Xã EaMđoan  0  1  0  0  1   13  Xã EaMlây  0  0  2  0  2   14  EaLai  0  0  0  1  1   15  Tổng  3  1  10  5  19   Trích nguồn từ trạm thú y huyện Mạng lưới thú y của huyện tương đối mạnh và phân bố đều, có xã có 2 thú y cơ sở, đây là thế mạnh của hoạt động thú y ở huyện về mặt theo dõi tình hình dịch bệnh xảy ra và có biện pháp điều trị kịp thời cho vật nuôi. Tuy nhiên trình độ của thú y cơ sở còn hạn chế: chỉ có 1 thú y cơ sở đạt trình độ cao đẳng, 10 thú y cơ sở đạt trình độ trung cấp, 5 thú y cơ sở có trình độ sơ cấp. Công tác tổ chức: gồm một trạm trưởng lãnh đạo chung mọi công việc của trạm, và các nhân viên phụ trách các bộ phận như: - Kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật. - Phụ trách công tác tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi. - Quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn huyện. - Xây dựng mạng lưới thú y cơ sở và thị trấn, cung cấp tinh nhân tạo cho đàn bò và lợn. - Triển khai tổ chức tiêm phòng theo chương trình và kế hoạch thực hiện kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh phòng bệnh và các tổ chức chống dịch như LMLM, THT ở trâu bò; dịch tả, PHT ở lợn và dịch cúm gia cầm. 2.2.6.2. Công tác phòng chống dịch a.Công tác tiêm phòng: - Tiêm phòng cho đàn trâu bò: Tiêm vaccin LMLM hàng năm là 27000 liều, đạt tỷ lệ 68,2%/vụ/năm so với tổng đàn. - Tiêm phòng cho đàn lợn: chủ trương tiêm phòng vaccin đơn, tuyp, ô cho lợn nái và đực giống với số liều là 3000 liều. - Công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ. b.Công tác kiểm dịch động vật: Hàng năm thực hiện kiểm tra làm thủ tục kiểm dịch động vật xuất ra ngoài tỉnh từ 12000-14000 con gia súc để tiêu thụ. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật dần dần từng bước đi vào quản lý có hiệu quả, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, đặc biệt là dịch LMLM đã được khống chế và ngăn chặn có hiệu quả. Trong 3 năm gần đây dịch LMLM gia súc trên địa bàn huyện không xảy ra. c.Công tác KSGM: Trạm thú y huyện quản lý 1 lò mổ gia súc tập trung tại khu trung tâm huyện gồm 4 xã thị trấn (thị trấn, CưMta, Krôngzin, CưKroá). Bình quân mỗi ngày mổ 45-50 con lợn, 1-2 con bò. Một năm kiểm soát được 46000 con gia súc giết mổ tập trung tại lò, kiểm soát được 11 điểm giết mổ tư nhân ở các xã lân cận trên địa bàn huyện. 2.3 Cơ sở lý luận của đề tài 2.3.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun đũa lợn Giun đũa lợn ký sinh ở ruột non lợn, màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Đầu giun có ba môi bao bọc quanh miệng, một môi ở phía lưng và hai môi ở phía bụng. Trên rìa môi có một hàng răng cưa, cấu tạo hai môi này khác nhau giữa hai loài giun đũa, hàng răng cưa ở môi giun đũa người không rõ ràng bằng răng cưa của giun đũa lợn. Hình 1: giun đực  Giun đực dài 12- 25 cm, đường kính 3 mm. Giun cái dài 30- 35 cm, đường kính 5- 6 mm. Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong về mặt bụng, đuôi giun cái thì thẳng. Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau, khoảng 1,2- 2 mm, không có túi giao hợp. Hình 2: giun cái  Trứng hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,056- 0,087 x 0,046- 0,067 mm, vỏ rất dày có bốn lớp vỏ, lớp ngoài cùng là màng protit, nhấp nhô làn sóng, do tác dụng dịch mật nên màng có màu vàng cánh dán. Hình 3: trứng giun đũa lợn (ascaris suum)   2.3.2 Chu kỳ phát triển của giun đũa lợn Hình 4: vòng đời giun đũa lợn Không cần ký chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa gây bệnh, rồi phát triển thành giun trưởng thành. Giun cái đẻ trung bình một con là 27.000.000 trứng, mỗi ngày đẻ 200.000 trứng (Cram, 1925). Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp độ ẩm thích hợp và nhiệt độ khoảng 24oC, sau hai tuần thành phôi thai, qua một tuần nữa phôi thai lột xác thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này lợn nuốt phải, vào ruột non thành giun trưởng thành. Theo một số tác giả, nếu tiêm những trứng này vào xoang bụng hoặc tiêm dưới da bụng đều nở thành ấu trùng, ngoài ra có thể nuôi cấy ở môi trường glucose và đạm vẫn có thể nở ra ấu trùng. Như vậy, dịch dạ dày không phải là một yếu tố cho trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng nở ở ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan. Một số ít chui vào ống lâm ba màng treo ruột rồi vào gan. Sau khi nhiễm 4- 5 ngày thì hầu hết ấu trùng di hành tới phổi, sớm nhất là 18 giờ, muộn nhất sau 12 ngày vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới phổi, ấu trùng lột xác thành ấu trùng III. Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với niêm dịch ấu trùng lên hầu, rồi xuống ruột non. Khi trở lại ruột non, lột xác lần nữa thành giun trưởng thành. Trong khi di hành, một số ấu trùng vào một vài khí quan khác như: lách, tuyến giáp trạng, não…v.v. Hoàn thành vòng đời cần 54- 62 ngày. Hình 5:các vị trí giun đũa Kí sinh Giun đũa sống nhờ vào chất dinh dưỡng của ký chủ, đồng thời tiết dịch tiêu hóa phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột, lấy tổ chức đó nuôi sống bản thân. Tuổi thọ của giun đũa không quá 7- 10 tháng, hết tuổi thọ giun đũa theo phân ra ngoài. Nhưng gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền nhiễm, sốt cao…) thì tuổi thọ của giun đũa ngắn lại. Số lượng giun có thể vài con tới trên một nghìn con trên cơ thể một con lợn. 2.3.3 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa lợn Giun đũa phân bố rộng khắp thế giới, nguyên nhân chính là vòng đời của giun đũa lợn rất đơn giản, truyền trực tiếp và sức đề kháng của trứng rất cao. Đặc điểm của trứng giun đũa lợn có 4 lớp vỏ: lớp trong cùng bảo vệ phôi thai, giữ cho các chất hữu cơ không ảnh hưởng tới trứng, hai lớp giữa giữ cho chất lỏng của trứng không bị bốc hơi, lớp ngoài cùng là lớp protit có màu vàng cánh dán giữ cho tia tử ngoại không xâm nhập được vào bên trong. Trứng sống rất lâu 6- 12 tháng trong đống phân, trong điều kiện tự nhiên sống 1- 2 năm. Nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển khoảng 25oC. Khi nhiệt độ xuống thấp (12oC) trứng phát triển chậm. Trứng ở sâu 3 cm, nhiệt độ 26- 33oC, hàm lượng nước 9,5-19% thì 89% trứng phát triển. Trứng ngừng phát triển khi nhiệt độ ở rất thấp: - 4,8oC đến – 13,4oC, hàm lượng nước 6,3-17%. Trứng có thể bị chết khi gặp một trong ba trường hợp sau: - Độ ẩm quá thấp - Độ ẩm quá thấp, nhiệt độ cao. - Độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ 45-50oC trứng chết trong nửa giờ, nước nóng 60oC diệt trứng trong 5 phút, nước 70oC chỉ cần 1-10 giây. Chính vì vậy việc ủ phân sẽ làm tăng nhiệt độ trong đống phân sẽ diệt hết trứng giun đũa. Masnicova lần đầu tiên dùng nhiệt khí (170oC) diệt trứng trong phân lợn và chuồng lợn. Khi phun nhiệt khí vào phân khô hoặc ướt, chỉ 10-30 giây trứng đã chết. Ngoài ra trứng có sức đề kháng mạnh với một số chất hóa học như: focmon 2% trứng vẫn còn sống và tiếp tục phát triển, ereolin 3%, dung dịch bão hòa sunfat đồng, axit sunfuric 10%, xút 2%, hypochlorit canxi 10% không diệt được trứng. Vào mùa hè nắng chiếu trực tiếp lên đất cát thì trứng bị chết nhanh. Oxi cần cho trứng phát triển ở môi trường yếm khí, trứng không phát triển được, nhưng vẫn duy trì sự sống, vì thế trứng vẫn sống được một thời gian ở nước bẩn, hoặc môi trường thiếu oxi. + Đường truyền bệnh: Trứng giun đũa vào cơ thể chủ yếu qua miệng. Lợn thích liếm, gặm dụng cụ, máng ăn, bãi chăn…nên trứng dễ theo vào đường tiêu hóa. Khi bón phân lợn tươi cho ruộng trồng thức ăn, trứng giun sống được vài tháng ở thức ăn xanh. Ruồi, chuột, cũng có thể phân tán trứng giun, gió cuốn được trứng giun theo bụi từ chuồng này sang chuồng khác. Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu khi bú sữa mẹ, nuốt phải trứng ở đầu vú. Ngoài ra có tài liệu cho biết ấu trùng gây bệnh ở trứng giun đũa người khi có nhiệt độ 34oC, thì nở ra ấu trùng và có thể chui qua da người mà vào cơ thể. + Mối liên quan giữa giun đũa người và giun đũa lợn: về mặt sinh học, nhất là gây nhiễm chéo, trong nhiều năm gần đây đã tranh luận là hai loại đó khác hay là cùng một loài. Nói chung gây nhiễm nhân tạo thấy giun đũa người có thể xâm nhiễm vào lợn và giun đũa lợn có thể xâm nhiễm vào người. Hiraishi (1928), Boer (1935), đã gây nhiễm giun đũa người cho lợn khi lợn ăn thức ăn thiếu vitamin A. Soulsby (1961) cũng gây nhiễm được cho lợn mới đẻ không được bú sữa đầu đối với giun đũa người. Takate (1951) lấy trứng giun đũa lợn gây nhiễm cho 19 người lớn, có 7 người bị nhiễm. Theo Mozgovoi (1953) nghiên cứu thấy ký chủ nhiễm giun đũa người thì ngoài người ra còn có tới 10 loại động vật khác như lợn, chó…cũng bị nhiễm. Vì vậy tác giả thừa nhận giun đũa lợn và giun đũa người không cùng một loài. Xét về mặt dịch tễ, ở một khu vực lợn nhiễm giun đũa lợn với tỉ lệ rất cao nhưng người không nhiễm cao, hoặc người nhiễm với tỉ lệ rất cao nhưng lợn không nhiễm cao chứng tỏ chúng khác loài và không có liên quan trực tiếp. 2.4.4. Tỉ lệ và cường độ nhiễm của bệnh giun đũa lợn Ở miền Bắc tỉ lệ nhiễm dao động 13-14% (Phạm Văn Khuê, Trịnh Văn Thịnh, 1982). Năm 1978, Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục điều tra 1055 lợn nuôi tại 6 tỉnh Nam Bộ cho biết tỉ lệ nhiễm giun đũa là 31,04%, trong đó heo ba tỉnh miền Đông nhiễm 40% cao hơn ở ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 23%. Năm 1995, Lương Văn Huấn mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi và khảo sát 5044 lợn lớn thuộc 12 tỉnh thành ở phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là 53%. Bình Trị Thiên là 34%, Quảng Nam-Đà Nẵng là 61%, Bình Định 45%, Phú Yên, Khánh Hòa 75%, Đồng Nai 64%, Sông Bé 51%, Tây Ninh 45%, Thành phố Hồ Chí Minh 41%, Tiền Giang 73%, Kiên Giang 70%. Phạm Văn Chức, Châu Bá Lộc và cộng sự (1986) cho biết heo Hậu Giang nhiễm 28-50%. Bùi Lập, Nguyễn Đăng Khải, Vũ Sỹ Nhàn (1979) cho biết heo miền Trung nhiễm 36-58%. Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 39,2% Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 48,0% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9% Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1995 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,8% Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 67,1% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 62,6% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 40,6% 2.3.5 Cơ chế phát sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn Thời kỳ ấu trùng hay giun trưởng thành giun đũa lợn đều gây bệnh. Khi ấu trùng ở ruột chui vào thành ruột gây tổn thương sẽ mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi ấu trùng di chuyển qua phổi làm cho bệnh suyễn nặng hơn và tỉ lệ phát sinh bệnh có thể tăng gấp 10 lần. Theo Underdahl (1957), Phổi nặng gấp 10 lần so với lợn chỉ bị suyễn lợn. Khi ấu trùng theo máu về gan, dừng lại ở mạch máu gây ra lấm tấm xuất huyết, đồng thời gây hủy hoại tế bào gan, ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển tới phế bào nên mạch máu bị vỡ, ở phổi có nhiều điểm xuất huyết. Khi ấu trùng di hành qua phổi gây ra viêm, triệu chứng viêm còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm, có thể kéo dài 5-14 ngày, cho khi làm cho con vật bị chết. Thức ăn thiếu Vitamin A làm cho lợn con dễ bị viêm phổi do giun đũa gây ra. Ấu trùng di hành độ 2-3 tuần, khi thành giun trưởng thành thì tác dụng gây viêm giảm dần. Khi giun trưởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét và đau bụng, khi nhiều gây tắc ruột, thủng ruột. Có khi vào ống mật gây hoàng đản. Giun đũa còn tiết độc tố gây nhiễm độc thần kinh trung ương và mạch máu, triệu chứng thần kinh như tê liệt hoặc hưng phấn. Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất giun còn thải chất cặn bã gây độc làm lợn chậm lớn, còi cọc. 2.3.6 Tác hại của bệnh giun đũa lợn Khi ấu trùng di hành qua phổi gây viêm phổi, xuất huyết. Ấu trùng L2 và L3 gây những điểm hoại tử xuất huyết ở gan kích thước khoảng 1 cm và có nhiều sợi Fibrin. Ấu trùng cũng gây tổn thương và làm rách các mao mạch, phế nang làm cho bệnh suyễn nặng hơn. Đồng thời ấu trùng còn mang vi khuẩn E.coli vào trong máu. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột làm viêm cơ ruột, gây loét ruột. Lấy các chất dinh dưỡng của quá trình trao đổi chất gây còi cọc, chậm lớn, gây tắc ruột, thủng ruột. Giun sử dụng nhiều Ca2+ làm cho lợn co giật, mềm xương, còi xương. Khi di hành qua ống mật gây vỡ ống mật. 2.3.7 Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn 2.3.7.1 Triệu chứng Triệu chứng ở lợn lớn không rõ, phần nhiều là mang giun đũa, trở thành nguồn gieo rắc mầm bệnh. Bệnh nặng ở lợn con từ 3 đến 6 tháng, lợn chậm lớn, gầy còm, ấu trùng ở phổi gây viêm phổi, thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm sút, hô hấp nhanh, thường xuyên có các triệu chứng viêm phổi, khi giun trưởng thành thì triệu chứng không rõ: chậm lớn, gầy, sút cân, rối loạn tiêu hóa; khi có nhiều giun làm tắc ruột, thủng ruột, đau bụng, viêm xoang bụng, một số con bị quá mẫn thì có triệu chứng thần kinh, nổi mẫn, ho… 2.3.7.2 Bệnh tích Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám huyết màu hồng thẫm. Khi mổ phổi thấy nhiều ấu trùng. Khi nhiều giun trưởng thành ở ruột non làm ruột non viêm cata. Khi ruột bị vỡ thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết. Hình 6: Gan bị những nốt hoại tử trắng do ấu trùng của giun đũa. Hình 7: Giun đũa trong ruột 2.3.8. Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn + Lợn dưới hai tháng tuổi: Lợn con theo mẹ nếu có giun, thì giun chưa đẻ trứng (54-62 ngày mới đẻ trứng). Bởi vậy nếu muốn chẩn đoán bệnh, có thể mổ khám rồi tìm ấu trùng ở phổi và gan. + Lợn trên hai tháng tuổi: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng. Ngoài ra có thể mổ khám để tìm trứng ở ruột non. + Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì: Có nhiều cách chế kháng nguyên tiêm nôi bì, nhưng thường dùng cách chế của Ecsop: Rửa sạch giun đũa còn sống, nghiền nát hòa với hai phần nước cất, cứ 1ml dung dịch trên cho thêm 8g men tuyến tụy và 10ml clorofoc, điều chỉnh pH = 7,6-7,8. Để tủ ấm 7-12 ngày, giun tan hết thì ly tâm, lấy nước ở trên cho vào lọ pha với cồn 90o, tỉ lệ 1:5 để cho kháng nguyên lắng xuống, lấy kháng nguyên ở đáy cho vào lọ con để tủ ấm. Sau khi khô bảo quản ở tủ lạnh trên 8 tháng vẫn không ảnh hưởng đến đặc tính kháng nguyên. Khi tiêm, pha loãng 1:200. Có thể tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt. Phương pháp chẩn đoán này rất tốt, không có phản ứng chéo với lợn nhiễm giun tóc, giun kết hạt và giun đầu gai. Sau khi lợn nhiễm giun đũa từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 11 bắt đầu có phản ứng dương tính. Phản ứng này duy trì được khoảng 110-140 ngày. Thời gian phản ứng biến thái xuất hiện phù hợp với thời gian kháng thể tập trung trong máu sau khi nhiễm giun và không phụ thuộc vào giun trưởng thành ở ruột. 2.3.9 Biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn 2.3.9.1 Phòng bệnh - Dùng thuốc tẩy cho lợn giai đoạn sau tách mẹ và giai đoạn 3-4 tháng. Nếu cần thiết tẩy cho lợn 5-7 tháng tuổi. Lợn lớn nhiễm ít nhưng là nguồn gieo rắc mầm bệnh, cần thiết thì tẩy cho lợn lớn. - Diệt căn bệnh ngoài cơ thể lợn: Trứng giun đũa phán tán ra ngoài là nguyên nhân chính làm bệnh lan tràn, để diệt trứng ta cần thực hiện các biện pháp sau: + Phân lợn tập trung đem ủ nhiệt sinh vật để diệt trứng và chống ô nhiễm, hoặc ủ phân Biogas. + Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. + Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. + Chú ý khi lợn nái trong thời kỳ tiết sữa có thể truyền cho con. + Phòng bằng vaccine: Thu thập trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm, chiếu phóng xạ 700 R. Số lượng trứng là 500-2000/ liều vaccine cho ăn. Những lợn cho ăn vaccine tỉ lệ nhiễm giun đũa giảm 4,7 lần so với heo đối chứng. Thời gian miễn dịch khoảng 4 tháng. + Dùng Hygromycine 1,5 kg/ 1 tấn thức ăn phòng cho lợn. 2.3.9.2 Trị bệnh Khi lợn bị nhiễm giun đũa ta sử dụng một trong các loại thuốc sau để điều trị: - Tetramisole (Nilverm hoặc Ascaridin): liều dùng 20g thuốc tinh chất/ kg trọng lượng (P), trộn vào thức ăn hoặc cho uống một lần. - Levamisole (Vinacor, Decaris): ở dạng dung dịch 7,5% dạng chai 100 ml hoặc 240 ml hoặc 500 ml. Khi dùng sử dụng 6-8 mg/ kg P, chích bắp cho lợn nhỏ hơn 30 kg. Lợn lớn hơn chích liều 5-6 mg/ kg P. - Levomisole: nồng độ 6,5% dạng chai 100 ml. Lợn nhỏ hơn 30 kg chích bắp liều 1 ml/ 6 kg P. Lợn lớn chích liều 1 ml/ 9 kg P. - Tetravermex: dạng bột 10%, liều dùng 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống. - Themisole: dạng 15% đóng chai 200 ml. Chích bắp liều 1 ml/ 20 kg P, không quá 5 ml/ con. - Nilverm: Do Australia sản xuất nồng độ 7,5% đóng chai 500 ml. Chích liều 1 ml/ 7-8 kg P. - Nichlozamide-Tetramisole B: dạng viên 5 g, dùng 1 viên/ 75 kg P. - Piperazine: đối với lợn chỉ dùng dạng Hexahydrate piperazine và các dạng muối Adipinat, Phosphate, Sunfate cho ăn hoặc cho uống. Lợn nhỏ hơn 50 kg dùng liều 0,3 g/ kg P. Lợn lớn hơn 50 kg dùng liều 15 g/ con, dùng 2 lần/ ngày. - Mebendazole (Mebenvet): dùng liều 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống. Sau khi dùng lợn có thể bị tiêu chảy nhẹ. - Dichlovos (DDVP): 0,2 g/ kg P cho ăn hoặc uống. - Benacine: liều 150 mg/ kg P cho ăn hoặc uống. - Phenothiazine: 0,5 g/ kg P cho ăn hoặc uống. - Ivermectin: 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da. - Doramectin: liều 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da. - Ngoài ra còn có thể sử dụng: Safersan, Morantel, Benzimidazole, Febantel, Panacur, Parbendazole, Rintal, … - Hạt keo dậu: phơi khô, rang vàng, giã nhỏ. Dùng 60-100 g/con. Tùy độ tuổi trộn với cám cho lợn ăn. Dùng liên tục 3 ngày. - Vỏ xoan tươi 50 g và 20 g rễ cây sòi, sắc nước cho lợn uống 3 ngày liền. - Hạt cau già: 5-20 g/con, sắc thuốc trộn thức ăn ngon cho lợn ăn. - NOVA LEVASOL: 1g/ 8kg thể trọng. Heo con: 2 tháng xổ 1 lần. Heo lớn: 6 tháng xổ 1 lần. - Nova Leva: Tiêm bắp 1ml/15 kg thể trọng.  Heo con: 2 tháng 1 lần Heo lớn: 3-4 tháng 1 lần. - Nova Mectin 0,25%: Tiêm dưới da cho heo con 1ml/8 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần. - Nova Mectin 1%: Tiêm dưới da cho heo lớn 1ml/32 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần. - Nova-Fenben: 1g/ 7-8kg thể trọng, trộn với thức ăn liên tục 3-5ngày 2.4. Thuốc tẩy giun sán Bio-Ivermectin Và Bio-Levamisol 10% Bio-Ivermectin Và Bio-Levamisol 10% đều là thuốc kiểm soát và điều trị nội – ngoại ký sinh trùng ở vật nuôi, do công ty liên doanh Bio – Pharmachemie sản xuất địa chỉ: 2/3 Tăng Nhơn Phú, Phường Phước Long B, Q.9, Tp.HCM. Là công ty sản xuất đạt tiêu chuẩn WHO GMP ( Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn của WHO ) chất lượng sản phẩm của BIO luôn đảm bảo. Nguyên liệu dùng trong sản xuất được chọn lọc từ các công ty  quốc tế, có uy tín. Các nguyên liệu này trước khi đưa vào sản xuất và các thành phẩm trước khi đóng gói đều được phòng thí nghiệm của công ty đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 kiểm tra chất lượng chặtchẽ . Sản phẩm của Bio-Pharmachemie rất da dạng, từ các sản phẩm kích thích tăng trọng, tăng năng suất, đến các sản phẩm phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm, tôm cá được đóng gói phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu của các nông trại lớn và hộ chăn nuôi gia đình. Mạng lưới tiêu thụ của công ty rộng khắp trong cả nước với hơn 400 đại lý ở khắp các tỉnh thành. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường 20 nước như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Myanmar, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Pakistan, Hà Lan, Dubai, Sri-Lanka, Bangladesh, Ghana, Jordan, Hàn Quốc, Libya, Nigeria, Indonesia, Yemen và Ai Cập Bio-Pharmachemie cam kết luôn cải tiến chất lượng và dịch vụ để mang "Niềm tin trọn vẹn" đến với mọi đối tượng khách hang. 2.4.1. Một số thông tin về Thuốc Bio-Ivermectin Hình 8: Bio-Ivermectin Thành phần chính của thuốc là Ivermectin Công dụng: Phòng ngừa và điều trị các bệnh nội - ngoại ký sinh trùng trên heo: - Nội ký sinh trùng: các loại giun tròn đường ruột, giun phổi, giun thận - Ngoại ký sinh trùng: các loại ghẻ, Demodex, Sarcoptes, rận. Liều lượng và Cách dùng: Trộn đều vào thức ăn với liều như sau: - Heo con, heo thịt: 0,8 g/ kg thức ăn hoặc 1 g/ 25 kg thể trọng. Cho ăn liên tục 1 tuần, lúc heo 36-42 ngày tuổi và lúc heo 91-97 ngày tuổi. - Heo hậu bị, heo nọc, heo nái mang thai: 3,5g / kg thức ăn hoặc 1g/ 25kg thể trọng. - Heo nái mang thai: cho ăn liên tục 7 ngày, lúc 2 tuần trước khi sinh để tránh lây bệnh cho heo con. - Heo nọc: mỗi 6 tháng cho ăn một đợt thuốc 7 ngày. 2.4.1. Một số thông tin về Thuốc Bio-Levamisol 10% Hình 9: Bio-Levamisol 10% Thành phần chính của thuốc là:Levamisole. Công dụng:  Heo: Giun đũa, giun phổi, giun thận, giun  chỉ đường ruột và giun tóc. Trâu, bò, cừu, dê: giun đũa, giun xoăn dạ mũi khế,  giun kết hạt, giun phổi Liều lượng và Cách dùng:  Heo, trâu, bò, cừu, dê: 1ml/ 15kg thể trọng Đường cấp thuốc: tiêm bắp hoặc dưới da.  Tiêm 1 liều duy nhất. PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nguyên cứu Giun đũa lợn (Ascaris suum) trên lơn tại huyện M’Đărk 3.2. Địa Điểm nguyên cứu - Các điểm giết mổ tập trung trên địa bàn huyện. - Một số hộ gia đình tại: +vùng trũng gồm 2 xã: CưMta, Xã EaRiêng + vùng cao gồm 2 xã: Xã Ea pil, Xã CưPrao + vùng đồng bằng gồm 2 xã:Xã Krông Jing, Thị Trấn 3.3. Thời gian nguyên cứu -Từ tháng 01 năm 2010 đến ngày 15 tháng 05 năm 2010 3.4. Nội dung nguyên cứu 3.4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa hình. 3.4.2. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi. 3.4.3. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt. 3.4.4. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi. 3.4.5. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo giống lợn. 3.4.6. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn. 3.4.7. Thử nghiệm sử dụng Bio-Ivermectin Và Bio-Levamisol 10% để điều trị. 3.5. Phương pháp nguyên cứu. 3.5.1.. Dụng cụ và Hóa chất 3.5.1.1. Dụng cụ - Kính hiển vi quang học - Dụng cụ thủy tinh: lọ, đũa thủy tinh, cốc, phiến kính, lam kính, đĩa petri, rây lọc. - Bao nylon, túi đựng phân, găng tay, cân… 3.5.1.2. Hóa chất - Dung dịch NaCl bão hòa - Dung dịch Formalin 10% - Thuốc tẩy giun sán Bio-Ivermectin Và Bio-Levamisol 10%. 3.5.2. Phương pháp lấy mẫu + Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng: -Lấy mẫu phân tươi, vào buổi sáng. -Trước khi lấy mẫu phân, và xua đuổi nhẹ đàn lợn để cho chúng đi phân nhanh. -Sau đó tiến hành lấy mẫu phân cho vào túi nylon. Lấy tại 3 điểm (điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối) trên đống phân, mỗi mẫu lấy 10g phân, cột chặt và dùng viết lông không phai ghi các thông tin (địa điểm, độ tuổi, giống, tính biệt, phương thức chăn nuôi) của từng con lên túi nylon. Phiếu thông tin khi đi lấy mẫu: Mẫu số:………ngày………tháng………. Địa hình:…………………………………………….. Tính biệt:…………………………………................. Giống:………………………………………………. Tuổi:………………………………………………… Phương Thưc chăn nuôi:…………………………….   + Số lượng mẫu nghiên cứu được ước tính theo công thức:   Trong đó Với: n là dung lượng mẫu không dựa vào tổng đàn N : tổng đàn n là dung lượng mẫu dựa vào tổng đàn Z= 1,96 P: giá trị lưu hành d: sai số vậy số lượng mẫu cần nguyên cứu: n= 355 mẫu ( tức là 355 con lợn) 3.5.3 Phương pháp xét nghiệm phân + Tiến hành xét nghiệm phân lợn bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối NaCl bão hòa của Willis (1927) - Nguyên lý của phương pháp: phương pháp này sử dụng muối NaCl bão hòa có tỷ trọng cao hơn trứng giun sán nhưng thấp hơn cặn phân, do đó trứng giun sẽ được đẩy lên trên bề mặt. - Cách tiến hành: cho 1-2g phân vào cốc thủy tinh, cho vào đó một ít nước muối NaCl bão hòa (450g/ml) khuấy đều, lọc qua lưới lọc có 81 lỗ/cm2 vào một lọ miệng hẹp. Cho nước muối bão hòa vào cho đầy miệng lọ, đậy phiến kính lên miệng lọ để yên 10-15 phút, lấy nhanh phiến kính ra, đảo ngược, phủ lá kính lên và kiểm tra trên kính hiển vi với độ phóng đại 10X và 40X. - Cách xem tiêu bản: Mỗi mẫu phân được quan sát trên 3 tiêu bản, nếu thấy có trứng giun đũa thì quy định là dương tính (+), còn những mẫu quan sát trên 3 tiêu bản nếu không thấy trứng giun đũa thì quy định là âm tính (-). + Tiến hành xét nghiệm phân trong 24 giờ (trong trường hợp chưa xét nghiệm kịp thì bảo quản bằng dung dịch Formalin 10%). + Phương pháp mổ khám Mổ khám không toàn diện: Lợn sau khi giết chỉ cắt lấy phần ruột, vuốt chất chứa ra, gạn rửa, thu nhặt giun. 3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của thuốc - Để kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của hai loại thuốc trên, tiến hành chọn một số lượng lợn thích hợp ở các lứa tuổi khác nhau đã tiến hành xét nghiệm phân và cho kết quả dương tính vào thí nghiệm thuốc. Chia thí nghiệm làm hai lô: một lô A sử dụng thuốc Bio-Ivermectin, lô B còn lại sử dụng Bio-Levamisol 10% . Và lô C không sử dụng thuốc dùng để kiểm chứng. - Trước khi cấp thuốc, cân trọng lượng từng con để xác định liều thuốc theo trọng lượng cơ thể. - Sau khi cấp thuốc 1 giờ, kiểm tra các triệu chứng, phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc. - 3 ngày sau khi cấp thuốc, tiến hành lấy phân xét nghiệm. Đối với các mẫu dương tính với giun đũa lợn sau khi kiểm tra, tiếp tục kiểm tra ở ngày thứ 5 và ngày thứ 7. Tên thuốc  Liều lượng (mg/kg P)  Số lợn thí nghiệm (con)  Tỉ lệ tẩy sạch (%) sau      3 ngày  5 ngày  7 ngày   Bio-Ivermectin        Bio-Levamisol 10%        Không dùng thuốc        3.7. Phương pháp xử lý số liệu + Xử lý theo phương pháp thống kê sinh học. - Tỉ lệ nhiễm %= (số con nhiễm / số con nghiên cứu) * 100% - hiệu lực của thuốc % =(số con tẩy sạch / số con được tẩy) *100% - Cường độ nhiễm theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi: Xác định số lượng giun đũa trong đường ruột cao nhất và thấp nhất theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi. + Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. Minitab14 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại huyện M’đrăk 4.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo Địa hình Như chúng ta bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đũa lợn nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện khí hậu, trực tiếp là vũng tiểu khí hậu mà vật nuôi đang sinh sống đặc biệt, mỗi vùng có một kiểu khí hậu và phương thức chăn nuôi khác nhau. Chính vì điều đó chúng tôi tiến hành chọn 3 địa điểm khác nhau đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau tại huyện M’đrăk: là vùng cao gồm 2 xã (Xã Ea pil, Xã CưPrao), vùng đồng bằng gồm 2 xã (Xã Krông Jing, Thị Trấn), vùng trũng gồm 2 xã (CưMta, Xã EaRiêng). Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xét nghiệm phân trên 355 con lợn ở 3 địa hình đã chọn bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối NaCl bão hòa và ghi nhận kết quả về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở 3 vùng sinh thái sau: BẢNG 3: Địa Hình Địa Hình  Số Con Nghiên cứu ( con)  Số Con Nhiễm ( +)  Tỷ lệ Nhiễm ( %)  Cường Độ Nhiễm (  )   Vùng Cao  83  20  24,10  5,074  0,594   Vùng Đồng Bằng  180  68  37,78  4,857  0,634   Vùng Trũng  92  37  40,22  6,102  0,537   Tổng  355  125  35,21  5,546 0,348   (p- value = 0.049 < 0.05) Theo điều tra ghi nhận của chúng tôi, tỉ lệ nhiễm giun đũa tại 3 vùng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là 35,21% cao hơn so với tình hình nhiễm giun ở một số vùng khác như: Quãng Ninh 26,5%, Hà Nam 33,3%, Thanh Hóa 13,2%, và thấp hơn so với các vùng: Hà Bắc 42,1%, Nghĩa Lộ 43,5%, Hà Tĩnh 43,6%, Hải Hưng 40,5%. Ngoài ra, theo công bố của một số tác giả miền Bắc tỉ lệ nhiễm giao động từ 13 – 14 % (Phạm Văn Khuê và Trịnh Văn Thịnh, 1982). Năm 1978, Phạm Văn Khuê và Phan Lục điều tra 1055 lợn tại 6 tỉnh Nam Bộ cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn là 31,04 %. Trong đó tại 3 tỉnh miền Đông nhiễm 40 %, 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiễm 23 %. Năm 1995, Lương Văn Huấn mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi (< 3 tháng tuổi, 3 – 4 tháng tuổi, 5 – 7 tháng tuổi và trên 7 tháng tuổi) và khảo sát 5044 lợn tại 12 tỉnh phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là 53 %, Bình Trị Thiên là 34 %, Quảng Nam-Đà Nẵng là 61 %, Binh Định 45 %, Thành phố Hồ Chí Minh 41 %, Long An 47 %, Tiền Giang 73 %, Kiên Giang 70 %. Phạm Chức, Châu Bá Lộc và cộng sự (1986) cho biết lợn Kiên Giang nhiễm từ 28 – 50 %. Bùi Lộc, Nguyễn Đăng Khảo, Vũ Sỹ Nhàn (1979) cho biết lợn miền Trung nhiễm 36 – 58 %. Như vậy từ số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn đang có chiều hướng giảm so với trước đây. Điều này có ý nghĩa rằng trong thời gian vừa qua người chăn nuôi đã quan tâm đến việc chăn sóc và bảo vệ vật nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng một cách chu đáo, nhưng tỉ lệ nhiễm vẫn còn cao. Vì vậy, việc tìm hiểu tình hình nhiễm giun đũa lợn và tuyên truyền phương pháp phòng và trị bệnh ký sinh trùng nói chung và bện giun đũa lợn nói riêng là nhiệm vụ cần thiết của các nhà thú y chúng ta quan tâm. Trong 35,21% lợn bị nhiễm giun đũa ở 3 vùng sinh thái tiến hành khảo sát thì vùng trũng là có tỷ lệ nhiễm cao nhất 40,22%, kế đến là vùng đồng bằng 37,78%, cuối cùng là vùng cao là 24,10%. Ở mỗi địa hình có cường độ và tỷ lệ nhiễm khác nhau vùng trũng có cường độ nhiềm giao động trong khoảng 6,102  0,537, vùng đồng bằng có cường độ nhiễm giao dộng trong khoảng 4,857  0,634, vùng cao có cường độ nhiềm giao động trong khoảng 5,074  0,594, và cường độ nhiễm chung là 5,546  0,348. Tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn tại huyện M’đrăk theo vùng sinh thái thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: theo địa hình  Qua biểu đồ trên cộng với (p- value = 0.049 < 0.05) chúng tôi kết luận rằng có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun đũa giữa các vùng sinh thái mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo nhận định của chúng tôi sự khác nhau về tỉ lệ nhiễm giun đũa giữa các vùng sinh thái trên là do các nguyên nhân sau: Như chúng ta đã biết ở phần mở đầu của mục này bệnh ký sinh trùng chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, trực tiếp là vùng tiểu khí hậu của vật nuôi sinh sống, chính vì vậy mà mỗi vùng khác nhau có tỉ lệ nhiễm khác nhau. Mỗi vùng sinh thái lại có đội ngũ cán bộ thú y cơ sở trình độ chuyên môn khác nhau công tác vệ sinh phòng bệnh cũng được tiến hành ở các mức độ khác nhau cộng vào đó điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nên trình độ chăn nuôi của người dân cũng khác . Như ta đã thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa của vùng trũng cao nhất là do các nguyên nhân sau đây: là vùng trũng thức ăn dùng cho lợn là rau xanh (thức ăn xanh) như rau muốn, rau lan… như đã nói trên thi trứng giun theo phân ra ngoài; mặt khác nước thải của chăn nuôi đươc thải trực tiếp ra ngoài ruộng rau làm trứng giun bám vào và gây bệnh vì bệnh giun đũa lợn truyền trực tiếp; ngoài ra đây là vùng thuộc hai xã CưMta, Eariêng, có đội ngủ cán bộ làm thuốc còn ít với lại địa bàng lại rộng, cộng với ý thức người dân chưa cao, chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu. chuồng trại còn thô sơ tạm bợ… Tiếp đến là vùng đồng bằng chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu trên hai điểm đại diện đó là: Xã Krông Jing, Thị Trấn nó chiếm vị trí thứ 2 của ba vùng (37,78%), nguyên nhân ở vùng này có tỉ lệ nhiễm cao là do ở đây lợn địa phương hay còn gọi là lợn nội được nuôi nhiều đặc biệt là xã Krông Jing thành phần dân cơ bản là người đồng bào, mặt dù họ đã biết làm chuồng trại nuôi nhốt nhưng vẫn mang phong tục tập quán là nuôi vật với mục đích làm sản phẩm chưa cao, ý thức về sổ giun cho vật nuôi chưa có. Đó là do xét trên cả vùng còn xét riêng từng xã thì tỉ lệ nhiễm của thị trấn thất hơn nhiều là do ở đây có đội ngủ thú y của trạm với lại ý thức người dân về phòng bệnh cho lợn cao và giống lợn nuôi ở đây chủ yếu là lợn lai và phương thức chăn nuôi có cả tập trung và nhỏ lẻ chuồng trại được đầu tư chu đáo hơn. Ăn thức ăn công nghiệp và có trộn với phụ phẩm như bắp, gạo, râu… Cuối cùng là vùng cao thì gồm hai xã: Eapil, CưPrao. Trên địa bàn xã Eapil thì đại đa số là người kinh sinh sống trên địa bàn, ý thức người chăn nuôi cao, chăn nuôi với mục đích lợi nhuận kinh tế muốn cho sản phẩm của mình bán ra với giá cao nhất và muốn vật nuôi mình ăn nhanh chóng lớn cho nên họ rất quan tâm đến việc điều trị bệnh, tẩy giun cho vật nuôi, mặt khác ở xã này có hai thú y viên (chú sơn và cô nữ) , đặc biệt là xã thuộc vùng cao nên thức ăn chính dành cho lợn là thức ăn công nghiệp và các sản phẩm phụ kèm theo là bắp, ngô, sắn và có rất ít rau xanh vì không có nhiều nước với đất ở xã này chủ dành cho việc trồng mía là chủ yếu. Ngoài ra thời gian tiến hành làm đề tài cũng đúng vào mùa khô, cũng gì vậy mà làm tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn thấp đi. Còn ở xã Cưprao cũng nằm trên vùng cao bên cạnh xã Eapil đây là xã cũng có tỉ lệ người kinh sinh sống cũng tương đối cao, và cũng giống như những điều đã nói trên nhưng xét riêng ở xã này thì tỉ lệ nhiễm cao hơn xã Eapil do các nguyên nhân sau: vẫn có người đồng bào sinh sống chăn nuôi còn mang phong tục lạc hậu. nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu mặc dù công tác thú y được quan tâm nhưng địa bàng rộng nên vẫn còn nhiều chưa đươc tiếp cận thường siêng với dịch vụ thú y và ở đây chỉ có một thú y viên. 4.1.2. Tình hình nhiễm giun đũa theo tháng tuổi Mỗi độ tuổi khác nhau hay mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau khả năng tiếp xúc, cảm nhiễm với yếu tố gây bệnh của lợn là khác nhau. Theo một số công trình nghiên cứu về giun đũa lợn trước đây, ta thấy rằng ở các độ tuổi khác nhau tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa lợn có sự khác biệt nhất định. Ở các độ tuổi tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm là không giống nhau: Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 39,2% Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 48,0% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9% Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1995 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,8% Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 67,1% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 62,6% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 40,6% Những công bố đã cho chúng ta thấy rõ lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì có tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau. Một trong những yếu tố cần quan tâm về mặt dịch tể học để phục vụ tốt công tác phòng và trị bệnh giun đũa cho lợn là đánh giá tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo từng độ tuổi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn trên địa bàn huyện M’đrăk ghi nhận được kết quả ở bảng biểu sau: BẢNG 4: Tháng Tuổi Tháng Tuổi  Số Con Nghiên cứu ( con)  Số Con Nhiễm ( +)  Tỷ lệ Nhiễm ( %)  Cường Độ Nhiễm (  )   < 3  63  17  26,98  3,067  0,371   3 - 5  150  65  43,33  6,116  0,497   > 5 - 7  94  30  31,91  6,375 0,770   > 7  48  13  27,08  5,067  0,968   Tổng  355  125  35,21  5,546 0,348   (p- value = 0.045 < 0.05) Căn cứ vào mức độ khác biệt giữa các độ tuổi và tương ứng với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn trên địa bàn huyện M’đrăk ở 4 độ tuổi khác nhau (5-7 tháng tuổi, >7 tháng tuổi) và nhận thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở 4 độ tuổi này có sự chênh lệch khá cao, sự chênh lệch đó được biểu hiện rõ qua qua biểu đồ sau; Biểu đồ 2: theo tháng tuổi  Qua biểu đồ ta thấy: Lợn từ 3 đến 5 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất (43,33%), kế đến là lợn lớn hơn 5 đến 7 tháng tuổi (31,91%), lợn nhỏ hơn 3 tháng tuổi (26,93%) và cuối cùng là lợn lớn hơn 7 tháng tuổi (27,08%). Theo nhận định của chúng tôi lợn ở độ tuổi 3 đến 5 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (43,33%) là do lợn chăn nuôi theo phương thức gia đình là chủ yếu, điều kiện chăm sóc vệ sinh thú y không được đảm bảo. Bên cạnh đó, lợn được nuôi theo hình thức tập trung theo đàn (8-12 con/đàn) nên khi trong đàn có con bị nhiễm giun đũa thì có thể lây nhiễm cho các con khác trong cùng đàn. Lợn ở giai đoạn này được nuôi chủ yếu bằng tận dụng thức ăn cũng có sử dụng cám công nghiệp nhưng còn hạn chế. Vì vậy mà tỷ lệ nhiễm giun đũa còn khá cao. Lợn ở độ tuổi nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn thấp (26,93%). Do lợn ở giai đoạn này là giai đoạn bú sữa mẹ và cũng bắt đầu tập cho lợn con ăn nhưng thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp, với độ tuổi này nếu bị nhiễm giun đũa lợn thì phần lớn chưa có khả năng đẻ trứng vì vòng đời giun đũa lớn từ trứng đến giun trưởng thành cần tối thiểu từ 45-60 ngày tuổi. Vì vậy, đã hạn chế được khả năng lây nhiễm của mầm bệnh. Muốn giảm tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở giai đoạn thì cần thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, cần tẩy giun cho lợn mẹ trước khi mang thai để giảm thiểu khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con qua đường bảo thai và qua sữa mẹ. Lợn ở độ tuổi từ 5-7 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa (31,91%) cao hơn lợn lợn nhỏ hơn 3 tháng tuổi (26,93%). Do lợn ở giai đoạn này chủ yếu là lợn nái, lợn đực đang ở giai đoạn hậu bị, giai đoạn này lợn được chăm sóc kỹ lưỡng. Công tác vệ sinh thú y, công tác phòng bệnh cũng được tiến hành đầy đủ để chuẩn bị lựa chọn đưa vào cho phối giống. Lợn ở độ tuổi lớn hơn 7 tháng tuổi: chủ yếu là lợn nái sinh sản và lợn đực đã cho phối giống nên được chăm sóc nuôi dưỡng tốt và đường ở độ tuổi này phần lớn trứng giun đũa lợn tự động thải ra ngoài do chúng không thể sống quá 7-10 tháng trong cơ thể lợn. Từ kết quả trên cho thấy, lợn có tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp ở giai đoạn còn non, sau đó có chiều hướng tăng ở 3-5 tháng tuổi và giảm dần ở lợn lớn hơn 5 tháng tuổi. Mầm bệnh giun đũa lợn xâm nhập vào cơ thể lợn rất sớm, ngày từ trong bào thai con mẹ có thể trền qua con qua nhau thai hoặc truyền qua sữa mẹ qua đường bú sữa. Để đạt được hiệu quả cao đối với việc phòng trị bệnh giun đũa lợn, ngay từ khi lợn mẹ mang thai đến khi lợn mẹ sinh nuôi con, lợn mẹ cần được tẩy giun sán để hạn chế sự lây nhiễm qua lợn con. Đây chính là việc cần quân tâm và khuyến cáo. 4.1.3. Tình hình nhiễm giun đũa theo tính biệt: Để biết tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo có phụ thuộc vào tính biệt hay không, chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm 355 mẫu phân, trong đó có 140 mẫu phân lợn đực và 215 mẫu phân lợn cái. Qua qua trình khảo sát chúng tôi đã thu nhận được kết quả ở bảng biểu sau. BẢNG 5: Tính Biệt Tính Biệt  Số Con Nghiên cứu ( con)  Số Con Nhiễm ( +)  Tỷ lệ Nhiễm ( %)  Cường Độ Nhiễm (  )   Đực  140  47  33,57  6,133  0,576   Cái  215  78  36,28  5,038  0,407   Tổng  355  125  35,21  5,546 0,348   (p- value = 0.602 > 0.05) Qua bảng biểu ta thấy (p- value = 0.602 > 0.05) tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn giữa lợn đực và lợn cái không có sự chênh lệch nhau lắm về mặt thống kê, trong 140 mẫu phân lợn đực thì có 47 con bị nhiễm chiếm tỷ lệ 33,57% và 215 mẫu phân lợn cái thì có 78 con bị nhiễm chiếm tỷ lệ 36,21%. Để thấy rõ hơn về những điều nói trên về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt, chúng tôi trình bày kết quả ghi nhận qua biểu đồ sa Biểu đồ 3 theo tính biệt  Trong quá trình khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn tại huyện M’đrăk theo tính biệt chúng tôi thấy rằng quy luật nhiễm giun đũa không phụ thuộc vào tính biệt như đại đa số các loài giun khác. Mặc dù lợn cái ở giai đoạn trưởng thành trong thời kỳ sinh sản tỷ lệ nhiễm có cao hơn lợn đực do sức đề kháng giảm sút nhưng điều này không có ý nghĩa là lợn cái mẫn cảm với việc nhiễm giun đũa hơn lợn đực và không có ý nghĩa về mặt thống kê. 4.1.4. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi: Trong quá trình khảo sát tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện M’đrăk và điều tra lấy mẫu, chúng tôi nhận thấy lợn nuôi tại địa bàn huyện M’đrăk theo 2 phương thức: nuôi theo phương thức gia đình (nuôi nhỏ lẽ) và nuôi theo phương thức công nghiệp (nuôi tập trung). Trong 2 phương thức trên thì chăn nuôi theo phương thức gia đình chiếm đại đa số theo số liệu thống kê toàn huyện thì chỉ có 3 trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp 1 trại ở thị trấn 1 trại ở xã Eariêng 1 trại ở xã Eapil. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mới nhận thức của người dân chăn nuôi ngày càng cao vì vậy người dân đã dần có khuynh hướng công nghiệp. Nhưng do đây là 1 huyện nghèo của tỉnh nên cho đến bây giờ phương thức chăn nuôi theo hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm 355 mẫu phân ở lợn nuôi theo 2 phương thức nuôi nhỏ lẻ và nuôi tập trung và đã ghi nhận được kết quả ở bảng sau. BẢNG 6: Phương Thức Chăn Nuôi Phương Thức Chăn Nuôi  Số Con Nghiên cứu ( con)  Số Con Nhiễm ( +)  Tỷ lệ Nhiễm ( %)  Cường Độ Nhiễm (  )   Nhỏ Lẻ  251  98  39,04  6,383  0,462   Tập Trung  104  27  25,96  4,189  0.442   Tổng  355 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_khoa_luan_1358.doc
Tài liệu liên quan