KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI RONG SỤN Kappaphycus alvarezii TẠI KHÁNH HÒA VÀ TIẾN HÀNH NUÔI THỰC NGHIỆM Ở CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU”.
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Rong Sụn Kappaphycus alvarezii là một loài rong đỏ và là nguồn nguyên liệu
chính để chế biến Carrageenan. Nhu cầu rong nguyên liệu ngày một tăng trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Rong Sụn có nguồn gốc từ Philippines đã được các nhà khoa
học Việt Nam mang về nuôi thử nghiệm tại Ninh Thuận từ năm 1993, đến nay, chúng
được trồng rộng rãi ở nhiều vùng biển phía Nam và được xem như một “cây” xoá đói
giảm nghèo cho các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, trong đó có tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm nắm rõ tình hình nuôi rong Sụn trong địa bàn tỉnh
và xác định tốc độ tăng trưởng của rong.
Những kết quả đạt được:
Xác định khu vực nuôi rong Sụn chính yếu trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng, tỉnh Khánh Hòa có 2 khu vực nuôi chính là Đầm Thủy
Triều, Cam Ranh và Sũng Ké, Vịnh Vân Phong huyện Vạn Ninh.
Tổng diện tích nuôi trồng rong Sụn ở 2 khu vực trên trong mùa vụ
2005 – 2006 là 182 ha trong đó khu vực Vịnh Vân Phong có 120 ha và Đầm Thủy
Triều có 62 ha.
Tổng sản lượng rong tươi tại Đầm Thủy Triều trong mùa vụ nuôi rong này là
8.264 tấn, năng suất dao động 18 – 36 tấn/ha. Tỷ suất thu hồi vốn của nghề nuôi rong
tại Đầm Thủy Triều là 70,41%.
Sản lượng rong tươi tại Vịnh Vân Phong trong mùa vụ nuôi là 16.000 tấn.
Năng suất dao động trong khoảng 19 – 36 tấn/ha. Tỷ suất thu hồi vốn của nghề nuôi
rong Sụn tại đây là 71,37%.
Tiến hành nuôi rong Sụn thực nghiệm tại 2 khu vực khảo sát: Đầm Thủy
Triều và Vịnh Vân Phong. Tốc độ tăng trưởng của rong Sụn tại Đầm Thủy Triều là
12,8 %/ngày. Tốc độ tăng trưởng của rong tại Vịnh Vân Phong là 13,1 %/ngày cao
hơn khu vực Đầm Thủy Triều.
Ngoài ra, các thông số môi trường, kỹ thuật nuôi rong Sụn cũng đã được trình
bày chi tiết trong báo cáo này.
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn . iii
Tóm tắt khóa luận .iv
Mục lục .vi
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
Danh sách các đồ thị .xi
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề .1
1.2. Mục đích và yêu cầu .2
1.2.1. Mục đích .2
1.2.2. Yêu cầu .2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Đặc điểm sinh học, lợi ích của việc nuôi rong Sụn 4
2.1.1. Đặc điểm sinh học .4
2.1.1.1. Hệ thống phân loại 4
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái 4
2.1.1.3. Đặc điểm sinh học .5
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của rong Sụn 6
2.1.2. Lợi ích của việc trồng rong Sụn 8
2.1.2.1. Ứng dụng của rong Sụn .8
2.1.2.2. Khả năng xử lý môi trường .9
2.1.2.3. Chiết xuất lectin từ rong Sụn .9
2.2. Tình hình nuôi rong Sụn .10
2.2.1. Tình hình nuôi rong Sụn trên thế giới .10
2.2.1.1. Ở Philippines .10
2.2.1.2. Ở Ấn Độ 10
2.2.1.3. Ở Caribbean .11
2.2.1.4. Ở Kiribati .11
2.2.1.5. Ở Brazil .11
2.2.2. Tình hình nuôi rong Sụn ở Việt Nam .12
2.2.2.1. Tỉnh Ninh Thuận .13
2.2.2.2. Tỉnh Bình Thuận .13
2.2.2.3. Tỉnh Khánh Hòa 14
2.2.2.4. Tỉnh Phú Yên .14
2.2.2.5. Tỉnh Bình Định 14
2.2.2.6. Thành phố Đà Nẵng 14
2.3. Các mô hình kỹ thuật trồng rong Sụn .15
2.3.1. Giàn căng trên đáy 15
2.3.2. Giàn bè có phao nổi 15
2.3.3. Dây đơn căng trên đáy 15
2.3.4. Luân canh trong ao đìa nuôi tôm ven biển 16
3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .17
3.1. Thời gian và địa điểm .17
3.2. Vật liệu nghiên cứu 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1. Khu vực nghiên cứu 17
3.3.1.1. Đầm Thủy Triều (TX Cam Ranh) .17
3.3.1.2. Vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, huyện Vạn Ninh .18
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .19
3.3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp 23
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .24
4.1. Các khu vực có nghề nuôi rong Sụn tại Khánh Hòa 24
4.2. Nghề nuôi rong Sụn tại Khánh Hòa và hiệu quả kinh tế 25
4.2.1. Khu vực Đầm Thủy Triều – Cam Ranh 25
4.2.1.1. Các thông số môi trường khu vực nuôi .25
4.2.1.2. Hoạt động nuôi rong Sụn tại Đầm Thủy Triều .25
4.2.2. Khu vực Sũng Ké – Vịnh Vân Phong, Bến Gỏi – huyện Vạn Ninh .29
4.2.2.1. Các thông số môi trường khu vực nuôi .29
4.2.2.2. Hoạt động nuôi rong Sụn tại Vịnh Vân Phong .29
4.3. Kết quả nuôi thực nghiệm .33
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng của rong Sụn được nuôi thử nghiệm tại Đầm Thủy
Triều – Cam Ranh 33
4.3.2. Tốc độ tăng trưởng của rong Sụn được nuôi thử nghiệm tại Sũng Ké Vịnh
Vân Phong .34
4.4. Quy trình nuôi rong Sụn tại Khánh Hòa .35
4.4.1. Chuẩn bị giống .35
4.4.2. Hình thức nuôi .35
4.4.3. Thu hoạch 36
4.4.4. Phơi khô và lưu trữ 37
4.4.5. Dịch bệnh và các vấn đề rủi ro 38
4.4.6. Kiểm tra, vệ sinh và phòng ngừa bệnh dịch 38
4.5. Khả năng phát triển trồng rong Sụn tại Khánh Hòa 38
4.5.1. Nguồn giống 38
4.5.2. Kỹ thuật nuôi .39
4.5.3. Thu hoạch 39
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1. Kết luận 41
5.1.1. Khu vực nuôi rong 41
5.1.2. Quá trình nuôi thực nghiệm 41
5.2. Đề nghị .41
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .43
Khảo sát tình hình nuôi rong sụn tại khánh hòa Kappaphycus alvarezii và tiến hành nuôi thực nghiệm ở các điệu kiện khác nhau
63 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tình hình nuôi rong sụn tại khánh hòa kappaphycus alvarezii và tiến hành nuôi thực nghiệm ở các điệu kiện khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
NGUYỄN NGUYÊN CHIẾN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI RONG SỤN
Kappaphycus alvarezii TẠI KHÁNH HÕA VÀ TIẾN
HÀNH NUÔI THỰC NGHIỆM Ở CÁC
ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU
LUẬN VĂN KỸ SƢ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 9/2006-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI RONG SỤN
Kappaphycus alvarezii TẠI KHÁNH HÕA VÀ TIẾN
HÀNH NUÔI THỰC NGHIỆM Ở CÁC
ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU
LUẬN VĂN KỸ SƢ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. ĐẶNG THỊ THANH HÕA NGUYỄN NGUYÊN CHIẾN
Ths. NGUYỄN XUÂN VỲ KHÓA: 2002 – 2006
Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 9/2006-
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY, HCMC
FACULTY OF BIOTECHNOLOGY
RESEARCHING SITUATION OF RED ALGA
Kappaphycus alvarezii CULTIVATION AT KHANH
HOA PROVINE AND PERFORMING
EXPERIMENTAL CULTIVATIONS WITH SOME
DIFFERENT CONDITIONS
GRADUATION THESIS
MAJOR: BIOTECHNOLOGY
Professor Student
MSc. DANG THI THANH HOA NGUYEN NGUYEN CHIEN
MSc. NGUYEN XUAN VY TERM: 2002 - 2006
HCMC, 09/2006
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Các Thầy Cô trong Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng các thầy cô khác
trong trƣờng đã luôn tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy và giúp đỡ tôi.
ThS. Nguyễn Xuân Vỳ và ThS. Đặng Thị Thanh Hòa đã trực tiếp hƣớng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ban Giám Đốc và Cán Bộ Công Nhân Viên của Viện Hải Dƣơng Học Nha
Trang đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Tập thể các bạn sinh viên trong lớp CNSH 28 đã hỗ trợ, giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Con thành kính ghi ơn cha mẹ và tất cả những ngƣời thân trong gia đình luôn là
nguồn động viên và khích lệ to lớn cho con trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tháng 09 năm 2006
Nguyễn Nguyên Chiến
iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
NGUYỄN NGUYÊN CHIẾN, Đại học Nông Lâm TP.HCM. Tháng 9/2006. “KHẢO
SÁT TÌNH HÌNH NUÔI RONG SỤN Kappaphycus alvarezii TẠI KHÁNH HÒA VÀ
TIẾN HÀNH NUÔI THỰC NGHIỆM Ở CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU”.
Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. NGUYỄN XUÂN VỲ
ThS. ĐẶNG THỊ THANH HÒA
Rong Sụn Kappaphycus alvarezii là một loài rong đỏ và là nguồn nguyên liệu
chính để chế biến Carrageenan. Nhu cầu rong nguyên liệu ngày một tăng trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Rong Sụn có nguồn gốc từ Philippines đã đƣợc các nhà khoa
học Việt Nam mang về nuôi thử nghiệm tại Ninh Thuận từ năm 1993, đến nay, chúng
đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều vùng biển phía Nam và đƣợc xem nhƣ một “cây” xoá đói
giảm nghèo cho các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, trong đó có tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm nắm rõ tình hình nuôi rong Sụn trong địa bàn tỉnh
và xác định tốc độ tăng trƣởng của rong.
Những kết quả đạt đƣợc:
Xác định khu vực nuôi rong Sụn chính yếu trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng, tỉnh Khánh Hòa có 2 khu vực nuôi chính là Đầm Thủy
Triều, Cam Ranh và Sũng Ké, Vịnh Vân Phong huyện Vạn Ninh.
Tổng diện tích nuôi trồng rong Sụn ở 2 khu vực trên trong mùa vụ
2005 – 2006 là 182 ha trong đó khu vực Vịnh Vân Phong có 120 ha và Đầm Thủy
Triều có 62 ha.
Tổng sản lƣợng rong tƣơi tại Đầm Thủy Triều trong mùa vụ nuôi rong này là
8.264 tấn, năng suất dao động 18 – 36 tấn/ha. Tỷ suất thu hồi vốn của nghề nuôi rong
tại Đầm Thủy Triều là 70,41%.
Sản lƣợng rong tƣơi tại Vịnh Vân Phong trong mùa vụ nuôi là 16.000 tấn.
Năng suất dao động trong khoảng 19 – 36 tấn/ha. Tỷ suất thu hồi vốn của nghề nuôi
rong Sụn tại đây là 71,37%.
Tiến hành nuôi rong Sụn thực nghiệm tại 2 khu vực khảo sát: Đầm Thủy
Triều và Vịnh Vân Phong. Tốc độ tăng trƣởng của rong Sụn tại Đầm Thủy Triều là
v
12,8 %/ngày. Tốc độ tăng trƣởng của rong tại Vịnh Vân Phong là 13,1 %/ngày cao
hơn khu vực Đầm Thủy Triều.
Ngoài ra, các thông số môi trƣờng, kỹ thuật nuôi rong Sụn cũng đã đƣợc trình
bày chi tiết trong báo cáo này.
vi
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận ........................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................... vi
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình .......................................................................................................... x
Danh sách các đồ thị ....................................................................................................... xi
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 4
2.1. Đặc điểm sinh học, lợi ích của việc nuôi rong Sụn .............................................. 4
2.1.1. Đặc điểm sinh học ........................................................................................... 4
2.1.1.1. Hệ thống phân loại .................................................................................... 4
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái .................................................................................... 4
2.1.1.3. Đặc điểm sinh học ..................................................................................... 5
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng của rong Sụn .................... 6
2.1.2. Lợi ích của việc trồng rong Sụn ...................................................................... 8
2.1.2.1. Ứng dụng của rong Sụn ............................................................................. 8
2.1.2.2. Khả năng xử lý môi trƣờng ....................................................................... 9
2.1.2.3. Chiết xuất lectin từ rong Sụn ..................................................................... 9
2.2. Tình hình nuôi rong Sụn ..................................................................................... 10
2.2.1. Tình hình nuôi rong Sụn trên thế giới ........................................................... 10
2.2.1.1. Ở Philippines ........................................................................................... 10
2.2.1.2. Ở Ấn Độ .................................................................................................. 10
vii
2.2.1.3. Ở Caribbean ............................................................................................. 11
2.2.1.4. Ở Kiribati ................................................................................................. 11
2.2.1.5. Ở Brazil ................................................................................................... 11
2.2.2. Tình hình nuôi rong Sụn ở Việt Nam ........................................................... 12
2.2.2.1. Tỉnh Ninh Thuận ..................................................................................... 13
2.2.2.2. Tỉnh Bình Thuận ..................................................................................... 13
2.2.2.3. Tỉnh Khánh Hòa ...................................................................................... 14
2.2.2.4. Tỉnh Phú Yên........................................................................................... 14
2.2.2.5. Tỉnh Bình Định ........................................................................................ 14
2.2.2.6. Thành phố Đà Nẵng ................................................................................ 14
2.3. Các mô hình kỹ thuật trồng rong Sụn................................................................. 15
2.3.1. Giàn căng trên đáy ........................................................................................ 15
2.3.2. Giàn bè có phao nổi ...................................................................................... 15
2.3.3. Dây đơn căng trên đáy .................................................................................. 15
2.3.4. Luân canh trong ao đìa nuôi tôm ven biển.................................................... 16
3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 17
3.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 17
3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 17
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
3.3.1. Khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 17
3.3.1.1. Đầm Thủy Triều (TX Cam Ranh) ........................................................... 17
3.3.1.2. Vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, huyện Vạn Ninh ......................................... 18
3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
3.3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp ....................................................... 19
3.3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp .......................................................................... 23
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 24
4.1. Các khu vực có nghề nuôi rong Sụn tại Khánh Hòa .......................................... 24
4.2. Nghề nuôi rong Sụn tại Khánh Hòa và hiệu quả kinh tế .................................... 25
4.2.1. Khu vực Đầm Thủy Triều – Cam Ranh ........................................................ 25
4.2.1.1. Các thông số môi trƣờng khu vực nuôi ................................................... 25
4.2.1.2. Hoạt động nuôi rong Sụn tại Đầm Thủy Triều ....................................... 25
viii
4.2.2. Khu vực Sũng Ké – Vịnh Vân Phong, Bến Gỏi – huyện Vạn Ninh ............. 29
4.2.2.1. Các thông số môi trƣờng khu vực nuôi ................................................... 29
4.2.2.2. Hoạt động nuôi rong Sụn tại Vịnh Vân Phong ....................................... 29
4.3. Kết quả nuôi thực nghiệm ..................................................................................... 33
4.3.1. Tốc độ tăng trƣởng của rong Sụn đƣợc nuôi thử nghiệm tại Đầm Thủy
Triều – Cam Ranh.......................................................................................................... 33
4.3.2. Tốc độ tăng trƣởng của rong Sụn đƣợc nuôi thử nghiệm tại Sũng Ké Vịnh
Vân Phong ..................................................................................................................... 34
4.4. Quy trình nuôi rong Sụn tại Khánh Hòa ............................................................... 35
4.4.1. Chuẩn bị giống ................................................................................................. 35
4.4.2. Hình thức nuôi ................................................................................................. 35
4.4.3. Thu hoạch ........................................................................................................ 36
4.4.4. Phơi khô và lƣu trữ .......................................................................................... 37
4.4.5. Dịch bệnh và các vấn đề rủi ro ........................................................................ 38
4.4.6. Kiểm tra, vệ sinh và phòng ngừa bệnh dịch .................................................... 38
4.5. Khả năng phát triển trồng rong Sụn tại Khánh Hòa .............................................. 38
4.5.1. Nguồn giống .................................................................................................... 38
4.5.2. Kỹ thuật nuôi ................................................................................................... 39
4.5.3. Thu hoạch ........................................................................................................ 39
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 41
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 41
5.1.1. Khu vực nuôi rong ........................................................................................ 41
5.1.2. Quá trình nuôi thực nghiệm .......................................................................... 41
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 41
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 43
PHỤ LỤC
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1. Bảng tính với số lƣợng mẫu nhiều ................................................................ 20
Bảng 3.2. Bảng tính với số lƣợng mẫu ít ....................................................................... 21
Bảng 3.3. Trọng lƣợng rong ban đầu ............................................................................. 22
Bảng 4.1. Một số yếu tố môi trƣờng tại khu vực Đầm Thủy Triều ............................... 25
Bảng 4.2. Tổng số hộ gia đình nuôi rong Sụn tại Đầm Thủy Triều .............................. 25
Bảng 4.3. Chi phí sản xuất tại Đầm Thủy Triều ............................................................ 28
Bảng 4.4. Một số yếu tố môi trƣờng tại khu vực Vịnh Vân Phong............................... 29
Bảng 4.5. Tổng số trang trại nuôi rong Sụn tại Vịnh Vân Phong ................................. 29
Bảng 4.6. Chi phí sản xuất tại Vịnh Vân Phong ............................................................ 32
Bảng 4.7. Tốc độ tăng trọng của rong Sụn tại Đầm Thủy Triều ................................... 33
Bảng 4.8. Tốc độ tăng trƣởng của rong Sụn tại Vịnh Vân Phong ................................. 34
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1. Rong Sụn – Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ex Silva 1996 ..................... 5
Hình 3.1. Rong Sụn tại Khánh Hòa ............................................................................... 17
Hình 3.2. Ảnh vệ tinh khu vực Đầm Thủy Triều – Cam Ranh ..................................... 19
Hình 3.3. Ảnh vệ tinh khu vực Vịnh Vân Phong – Vạn Ninh ....................................... 19
Hình 4.1. Vị trí các khu vực nuôi rong Sụn tại Đầm Thủy Triều .................................. 24
Hình 4.2. Vị trí các khu vực nuôi rong Sụn tại Vịnh Vân Phong – Bến Gỏi ................ 24
Hình 4.3. Quá trình chuẩn bị nhân giống ...................................................................... 35
Hình 4.4. Mô hình nuôi rong Sụn tại Đầm Thủy Triều – Cam Ranh ............................ 36
Hình 4.5. Mô hình nuôi rong Sụn tại Vịnh Vân Phong ................................................. 36
Hình 4.6. Thu hoạch rong Sụn ....................................................................................... 37
Hình 4.7. Giai đoạn phơi khô ........................................................................................ 37
Hình 4.8. Lƣu trữ rong khô ............................................................................................ 38
xi
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
TRANG
Đồ thị 4.1. Mùa vụ nuôi trồng rong Sụn tại 3 xã ở Đầm Thủy Triều – Cam Ranh ....... 26
Đồ thị 4.2. Sản lƣợng và diện tích nuôi rong Sụn tại 3 xã ở Đầm Thủy Triều ............. 26
Đồ thị 4.3. Sản lƣợng rong Sụn tại 3 xã theo từng vụ thu ............................................. 27
Đồ thị 4.4. Năng suất rong Sụn ở những vụ khác nhau tại Đầm Thủy Triều ................ 28
Đồ thị 4.5. Mùa vụ nuôi trồng rong Sụn tại 3 khu vực ở Vịnh Vân Phong .................. 30
Đồ thị 4.6. Sản lƣợng và diện tích nuôi rong Sụn ở 3 khu vực nuôi tại Vịnh Vân
Phong – Bến Gỏi............................................................................................................ 30
Đồ thị 4.7. Sản lƣợng rong Sụn tại 3 khu vực theo từng vụ thu .................................... 31
Đồ thị 4.8. Năng suất rong Sụn ở những vụ thu khác nhau tại Vịnh Vân Phong
– Bến Gỏi ....................................................................................................................... 31
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rong Sụn Kappaphycus alvarezii (Doty) là một loài rong biển nhiệt đới, sinh
trƣởng và có nguồn gốc tự nhiên ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dƣơng (Võ Hƣng,
1980), đặc biệt là Đông Nam Á. Đây là loài rong biển có giá trị kinh tế cao, có thể chế
biến thành các dạng thực phẩm sử dụng trực tiếp từ rong tƣơi hay đã phơi khô. Nhƣng
quan trọng nhất là làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Carrageenan. Đây là một
loại polysaccharide có tính tạo đông, kết dính và đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực kinh tế nhƣ: chế biến thực phẩm, y dƣợc, mỹ phẩm, dƣợc phẩm dệt, giấy, sơn,
công nghệ sinh học… (Huỳnh Quang Năng, 2005).
Sử dụng rong biển làm thực phẩm đã có từ xa xƣa, vào thế kỷ thứ 4 tại Nhật
Bản và thế kỷ thứ 6 tại Trung Quốc. Ngày nay, bên cạnh hai nƣớc kể trên còn có Hàn
Quốc, là ba nƣớc tiêu thụ rong biển làm thực phẩm và nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp khác lớn nhất trên thế giới. Hàng năm, riêng ba nƣớc này tiêu thụ 6 triệu tấn
rong tƣơi với giá trị ƣớc tính 5 tỉ USD.
Trƣớc đây, loài rong Chindrus crispus là nguyên liệu chính để sản xuất
Carrageenan và đến khoảng năm 1960 nguồn nguyên liệu tự nhiên này bị cạn kiệt (Mc
Hugh, 2002). Đến thập kỷ 70, các nhà khoa học đã tìm ra một loài rong khác có khả
năng nuôi trồng để đáp ứng nguồn nguyên liệu đó là Kappaphycus alvarezii và
Eucheuma denticulatum. Và kể từ đó, 2 loài này đƣợc nuôi trồng chủ yếu để làm
nguyên liệu cho việc chiết rút Carrageenan. Chúng bắt đầu đƣợc nuôi trồng tại
Philippines, sau đó đƣợc phát triển tại nhiều nƣớc ở Đông Nam Á và các nƣớc khác
nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc (đảo Hải Nam), châu Phi (Shokita và ctv, 1991; Trono và ctv,
1988). Hiện nay, 2 loài rong kể trên chiếm đến 85% nguồn nguyên liệu để chế biến
Carrageenan. Hàng năm, trên thế giới tiêu thụ khoảng 150.000 tấn rong khô cung cấp
28.000 tấn Carrageenan với giá trị 270 triệu USD (Critchley và ctv, 1998).
Ven biển các tỉnh phía Nam Việt Nam, tuy đã phát hiện có một số loài rong đỏ
(Rhodophyta), là nguyên liệu để chế biến Carrageenan, song số lƣợng không nhiều và
nguồn lợi không đáng kể. Thêm vào đó khả năng phát triển trồng chủ động còn gặp
nhiều hạn chế do loài này đòi hỏi các điều kiện sinh thái nghiêm ngặt. Trong khi đó
2
loài rong Sụn tuy chƣa phát hiện có mọc tự nhiên ở vùng biển Việt Nam, nhƣng các
điều kiện môi trƣờng sinh thái cơ bản lại rất thích hợp cho rong Sụn sinh trƣởng và
phát triển, đặc biệt là vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Nguyễn Hữu Dinh, 1995).
Từ năm 1993, Phân Viện Khoa Học Vật Liệu Nha Trang đã di nhập giống và nghiên
cứu di trồng rong Sụn từ Philippines vào vùng biển phía Nam nƣớc ta. Trong 10 năm
qua, từ 1 kg giống rong tƣơi, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhân giống, nghiên cứu
các đặc tính sinh học, giải pháp kỹ thuật và mô hình trồng rong Sụn ở các loại thủy
vực khác nhau.
Khánh Hòa với chế độ khí hậu nhiệt đới, vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, diện
tích các thủy vực lớn nên rất thích hợp cho việc nuôi trồng và phát triển rong Sụn trên
quy mô lớn. Nhờ đó đã tạo ra một định hƣớng mới trong việc nuôi trồng loại thủy hải
sản mới, đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân lao
động nghèo ven biển.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Từ thực tế giống rong Sụn không phân bố ở Việt Nam nhƣng đã đƣợc nhập nội,
thuần hóa và trồng ở ven biển các tỉnh miền Trung nhƣ Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận và Bình Thuận. Song chúng đã đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho những
ngƣời trồng rong. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tình hình nuôi
rong Sụn Kappaphycus alvarezii tại tỉnh Khánh Hòa và tiến hành trồng thử nghiệm ở
các điều kiện khác nhau” nhằm tập trung chủ yếu vào các nội dung và mục tiêu chính
là:
Xác định khu vực nuôi rong Sụn chính yếu trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Khảo sát tình hình nuôi rong Sụn Kappaphycus alvarezii trong địa bàn
tỉnh Khánh Hòa.
Tiến hành nuôi rong Sụn thực nghiệm tại Vịnh Vân Phong, huyện Vạn
Ninh và Đầm Thủy Triều, Vịnh Cam Ranh.
1.2.2. Yêu cầu
Trong quá trình khảo sát tình hình nuôi rong Sụn, cần tiến hành thu thập
số liệu về diện tích, năng suất và sản lƣợng rong của các hộ gia đình trong khu vực
nuôi rong của tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời đo đạt các thông số môi trƣờng cũng nhƣ
3
quan sát mô hình và kỹ thuật nuôi rong để có những so sánh sau này.
Thiết lập bản đồ nuôi rong Sụn tại Khánh Hòa.
Xác định hiệu quả kinh tế của từng khu vực nghiên cứu.
Khi tiến hành nuôi thực nghiệm, cần phải đo các thông số môi trƣờng:
nhiệt độ, độ pH, độ mặn, Nitơ tổng số, cƣờng độ ánh sáng… Sau đó tiến hành đem
nuôi rong và xác định tốc độ tăng trƣởng.
Xác định quy trình nuôi rong Sụn.
Xác định tốc độ tăng trƣởng của rong Sụn.
Xác định khả năng phát triển trồng rong Sụn tại Khánh Hòa.
4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học, lợi ích của việc nuôi rong Sụn
2.1.1. Đặc điểm sinh học
2.1.1.1. Hệ thống phân loại
Theo Yoshida (1998), hệ thống phân loại của rong Sụn nhƣ sau:
Ngành: Rhodophyta
Lớp: Rhodophyceae (Ruprecht in Middendorff, 1851)
Bộ: Gigartinales (Schmitz in Engler, 1892)
Họ: Solieriaceae (J. Agarrdh, 1876)
Chi: Kappaphycus (Doty, 1888)
Loài: K. alvarezii (Doty) Doty ex Silva 1996
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Các tản rong K. alvarezii đều có sụn, thân hình trụ đặc, là loài có nhiều biến
thái, dài khoảng 15 – 40 cm (Trono và Fortes, 1998). Có một số nhánh cụt hay nhánh
nhỏ, trên bề mặt các nhánh có các u lồi hay mấu nhỏ. Các nhánh mọc cách không đều.
Tản rong màu xanh lục hay nâu vàng tùy điều kiện sống, giai đoạn sinh trƣởng và độ
sâu phân bố. Cá thể có hai dạng hình thái chính là dạng thân bò (phân nhánh mạnh,
dạng bụi lớn, nhiều nhánh nhỏ) và dạng thân thẳng (ít phân nhánh, các nhánh mập và
dài). Soi trên kính giải phẫu một lát cắt ngang thân cho thấy tầng da trong có chứa các
tế bào hình tròn lớn nằm rải rác xen lẫn các tế bào nhỏ có vách ngăn dày.
K. alvarezii là loài rong ƣa mặn và độ mặn dƣới 30‰ đã ảnh hƣởng bất lợi tới
sinh trƣởng của rong. K. alvarezii là loài rong trồng phổ biến nhất và phát triển nhanh
nhất của chi rong Kappaphycus, đồng thời cho hàm lƣợng Carrageenan chất lƣợng tốt
nhất (Ohno và ctv, 1999).
5
Hình 2.1: Rong Sụn – Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ex Silva 1996
(Nguồn: M.S. Doty drawings; I.C. Neish photos – Length of bar ca. 10 cm).
2.1.1.3. Đặc điểm sinh học
Theo Luxton (1999), rong Sụn Kappaphycus alvarezii trong điều kiện tự nhiên
ở biển thƣờng sống bám vào các vật bám cứng, tồn tại ở 3 dạng cây: cây giao tử đực
(male gametophyte), cây giao tử cái (female gametophyte) và cây bào tử bốn
(tetrasporophyte) đồng nhất về mặt hình dạng và hình thái (nghĩa là không phân biệt
về mặt hình dạng khi chƣa hình thành cơ quan sinh sản). Theo Azanza và Aliaza
(1999), trong tự nhiên rong Sụn sinh sản theo các kiểu sau:
Sinh sản vô tính bằng đoạn thân, nhánh (từ một đoạn thân, nhánh dù là ở
dạng cây giao tử đực, giao tử cái hay cây bào tử bị đứt gãy hay tách ra có thể sinh
trƣởng và phát triển thành một cây mới).
Sinh sản dinh dƣỡng (vegetative reproduction).
Sinh sản vô tính bằng bào tử (ở cây bào tử bốn)
Sinh sản hữu tính bằng sự kết hợp giữa tinh tử của cây giao tử đực với
trứng của cây giao tử cái qua quá trình kết hợp, phát triển phóng thích, bám, sinh
trƣởng để trở thành các cây bào tử mới, từ cây bào tử qua quá trình sinh sản bằng bào
tử sẽ cho ra các cây giao tử đực và giao tử cái.
Các hình thức sinh sản này luân phiên xảy ra trong điều kiện tự nhiên và các
dạng cây khác nhau của rong Sụn cùng đồng thời tồn tại và phát triển (Granbom và
ctv, 2004).
6
Cho đến nay việc trồng rong Sụn vẫn mới chỉ dựa vào hình thức sinh sản dinh
dƣỡng ở điều kiện không bám của cây rong Sụn (Mairh và ctv, 1995; Munoz và ctv,
2004). Giống rong Sụn để trồng là các đoạn thân trong nhánh của cây rong Sụn, đƣợc
cố định bằng cách buộc, treo vào các hệ thống trồng bằng dây hay giàn. Vì vậy trong
nuôi trồng cây rong Sụn, về bản chất có thể là cây giao tử đực, giao tử cái hay cây bào
tử bốn nhƣng không còn điều kiện và khả năng thực hiện quá trình sinh sản hữu tính
mà chỉ sinh trƣởng và phát triển theo hình thức sinh sản dinh dƣỡng từ chồi mầm để
thành cây mới (Ohno và ctv, 1995).
Rong Sụn đƣợc xác định là một trong những nguyên liệu chính để chế biến keo
Carrageenan (Paula và ctv, 2002). Là một loài rong biển nhiệt đới, sinh trƣởng và có
nguồn gốc tự nhiên ở vùng biển nhiệt đới châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á (Hurtado
và ctv, 2001). Do giá trị rong Sụn và nhu cầu của việc sản xuất Carrageenan ngày một
tăng, nên trong vòng 20 năm trở lại đây, nó đã đƣợc phát triển trồng với quy mô ngày
càng lớn (Hurtado và Agbayani, 2002). Đặc biệt là các vùng biển thuộc khu vực nhiệt
đới nhƣ Philippines, Indonesia, Tanzania (Aguilan và ctv, 2003).
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng của rong Sụn
Độ mặn
Rong Sụn là loài rong ƣa mặn chỉ sinh trƣởng và phát triển tốt ở vùng nƣớc có
độ mặn cao (28 – 32‰), ở độ mặn thấp (18 – 20‰) rong Sụn chỉ có thể tồn tại trong
thời gian ngắn (5 – 7 ngày) và nếu kéo dài nhiều ngày rong sẽ ngừng phát triển và dẫn
đến tàn lụi.
Dòng chảy và lƣu thông
Rong phát triển tốt ở vùng nƣớc thƣờng xuyên trao đổi và luân chuyển (tạo ra
do dòng chảy, dòng triều hay sóng bề mặt). Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh
hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng, phát triển cũng nhƣ chất lƣợng của rong Sụn.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để rong Sụn sinh trƣởng và phát triển là 25 – 28oC.
Nhiệt độ lớn hơn 30oC và thấp hơn 20oC sẽ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của rong, nếu
nhiệt độ thấp hơn 15oC thì rong sẽ ngừng phát triển.
Cƣờng độ ánh sáng
Thích hợp nhất là 30.000 – 50.000 lux, ánh sáng cao quá hay thấp quá sẽ ảnh
7
hƣởng sự sinh trƣởng và phát triển của rong.
Nhu cầu dinh dƣỡng
Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao, nƣớc đƣợc trao đổi thƣờng xuyên thì
rong Sụn không đòi hỏi nhiều về các chất dinh dƣỡng vì các chất dinh dƣỡng có sẵn
trong nƣớc biển đủ cung cấp cho rong Sụn phát triển. Chỉ trong điều kiện nƣớc tĩnh, ít
đƣợc trao đổi và nhiệt độ nƣớc cao (mùa nắng nóng, trong các thủy vực nƣớc yên tĩnh
nhƣ: ao, đìa nhân tạo…) rong Sụn đòi hỏi dinh dƣỡng (các muối Amon, photphat) cao
hơn cho sự sinh trƣởng. Nhìn chung ở các vùng có hàm lƣợng các muối dinh dƣỡng
(Amon, nitrat, photphat) cao, tốc độ sinh trƣởng của rong Sụn cao và có thể giúp cây
rong Sụn phát triển bình thƣờng trong các điều kiện không thuận lợi (nhiệt độ cao,
nồng độ muối thấp, nƣớc ít lƣu chuyển…).
Địch hại đối với rong
Theo TS. Nguyễn Hữu Dinh (1995), vấn đề lớn nhất trong nuôi trồng rong Sụn
là việc cá ăn rong. Hiện tƣợng này khá phổ biến và xảy ra quanh năm song đặc biệt tập
trung vào các tháng 3 và 5 khi có những đàn cá con của các loài cá dò, cá dìa
(Siganus). Trong thời gian này, mức độ rong Sụn bị cá ăn là rất lớn, chủ yếu là ăn các
mầm và nhánh non làm cho tốc độ tăng trọng và khả năng phát triển của rong Sụn ảnh
hƣởng đáng kể. Cây rong trở nên cùi cụt, chậm phát triển. Và vào các tháng 10 và 12,
trùng với mùa gió Bắc, các đàn cá lớn tập trung vào chỗ cạn hơn (nơi trồng rong Sụn)
cùng với việc thiếu thức ăn mùa động, cá tập trung ăn rong Sụn ở mức độ cao từ các
nhánh cho đến cả thân chính của cây rong làm cho cây rong không chỉ cùi cụt mà mất
cả lớp tế bào vỏ dẫn đến tình trạng đứt gãy và nhũn nát, rong không phát triển đƣợc
mà còn bị hao hụt đáng kể.
Bệnh rong Sụn
Trong quá trình nuôi trồng thực nghiệm rong Sụn ở các loại thủy vực khác
nhau, các nhà khoa học đã thấy xuất hiện nhiều bệnh của rong ở một số điều kiện nhất
định. Bệnh này thƣờng xuất hiện những điểm hay vùng có màu trắng ở trên thân chính
hay nhánh của cây rong, kèm theo sự mất đi của các sắc tố, các phần này bắt đầu mềm
và lủn dần khiến cho cây và nhánh rong bị đứt gãy. So sánh với bệnh rong xuất hiện ở
các vùng trồng rong Sụn trên thế giới (đặc biệt là Philippines) có thể xác định đây là
bệnh ice – ice, mà theo tên Việt Nam là bệnh “đốm trắng” (Hurtado và ctv, 2001).
8
Cũng theo Hurtado và ctv (2001), bệnh đốm trắng thƣờng xuyên xuất hiện chủ
yếu trong mùa nắng nóng. Hiện tƣợng bệnh xuất hiện thƣờng liên quan đến các điều
kiện sau:
Nhiệt độ nƣớc và cƣờng độ ánh sáng quá cao kết hợp với sự lƣu thông của
nƣớc kém.
Các chất dinh dƣỡng không đủ để đáp ứng nhu cầu của rong.
Độ muối cao.
Trong điều kiện nhiệt độ nƣớc và cƣờng độ ánh sáng thấp, một hiện tƣợng cũng
thƣờng xảy ra là từ những chỗ bị bệnh hình thành các quần thể vi sinh vật (dạng nhầy)
bám xung quanh. Đặc biệt khi hàm lƣợng muối PO4 cao thì bệnh của rong càng phát
triển.
2.1.2. Lợi ích việc trồng rong Sụn
2.1.2.1. Ứng dụng của rong Sụn
Hàng năm các nƣớc trên thế giới đã cung cấp lƣợng nguyên liệu rong này
khoảng 100.000 tấn rong khô (Ohno và ctv, 1993). Trong số lƣợng rong trên, một số ít
đã đƣợc dùng để làm thực phẩm, còn phần lớn là dùng trong công nghiệp chế biến
Kappa – Carrageenan trên toàn thế giới (McHugh và ctv, 2003). Và hàng năm các
nƣớc trên thế giới đã sản xuất khoảng 20.000 tấn Kappa – Carrageenan từ nguồn
nguyên liệu rong này (Ohno và ctv, 1993).
Theo Lindsey và ctv (1999), Kappa – Carrageenan là nguồn nguyên liệu trong
các ngành công nghiệp:
Công nghiệp thực phẩm: kem, sữa, đồ hộp, thịt, nƣớc chấm, mứt, bánh
kẹo…
Công nghiệp mỹ phẩm: các loại xà phòng, các loại kem mỹ phẩm, dịch
thơm…
Công nghiệp nhẹ: giấy, da, in, sơn, nhuộm…
Công nghệ sinh học: cố định enzyme và nấm men trong quá trình sinh học,
nuôi cấy mô thực vật và nuôi cấy vi sinh…
Vì Carrageenan từ lâu đã đƣợc xem nhƣ chất tạo đông keo và kết dính nên nó
rất phổ biến trong việc sản xuất các mặt hàng nói trên. So với Agar và Alginat, nhu
cầu về Carrageenan trên thế giới ngày càng rộng và lớn hơn (Mairh và ctv, 1995).
9
2.1.2.2. Khả năng xử lý môi trƣờng
Theo nghiên cứu của TS. Huỳnh Quang Năng (2005), rong Sụn có khả năng
hấp thụ cao các chất thải dinh dƣỡng trong môi trƣờng nƣớc ƣu dƣỡng (sau 5 ngày, ở
mọi mật độ rong, hàm lƣợng amôn trong nƣớc giảm 80% và sau 10 ngày hàm lƣợng
amôn chỉ còn lại 10% so với ngày đầu. Sau 2 ngày, với mật độ rong từ 500 – 700 g/m2,
hàm lƣợng Nitơ tổng số giảm 50 – 70%).
Đối với đáy ô nhiễm ƣu dƣỡng: Hàm lƣợng Nitơ tổng số trong chất đáy của ao
trồng rong Sụn sau 1 tháng giảm 60%, sau 45 ngày chỉ còn lại 18%. Các yếu tố dinh
dƣỡng khác nhƣ: amôn, nitrit, nitrat, photphat và photpho tổng trong số chất đáy của
ao trồng rong Sụn sau 45 ngày giảm còn khoảng 10 – 20%.
Với ao nuôi tôm có trồng luân canh rong Sụn, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ
cần khoảng 60 ngày có thể xử lý ô nhiễm ƣu dƣỡng đáy ao bởi những cặn bã hữu cơ
tích tụ qua vụ nuôi tôm trƣớc đó. Trong khi ở ao không có rong, để làm sạch đáy ao
phải mất 130 ngày thay rửa tự nhiên liên tục.
2.1.2.3. Chiết xuất lectin từ rong Sụn
Lectin là một chất có khả năng đông tụ máu, đặc trƣng cho từng nhóm máu
ngƣời và động vật. Nó gồm một protein liên kết với carbohydrate không có nguồn gốc
miễn dịch và có thể bị ức chế bởi những đƣờng đơn. Hoạt tính sinh học đầu tiên để
nhận biết lectin là khả năng làm đông kết hồng cầu máu ngƣời hoặc động vật đã đƣợc
xử lý với papain hoặc trypsin. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu về lectin trên thế giới và
ở Việt Nam, chủ yếu từ các loài thực vật bậc cao và động vật. Song lectin trong rong
biển còn ít đƣợc đề cập. Boyd (1996) đã phát hiện sự có mặt của lectin trong rong biển
ở Anh và Đức. Và K. Hiro (1981) đã xác định sự có mặt của lectin trong 100 mẫu rong
trong tổng số 260 mẫu từ Rong Lục, Rong Nâu, Rong Đỏ ở Nhật Bản. Khác với lectin
trong các loài thực vật bậc cao, lectin từ các loài Rong Đỏ có trọng lƣợng phân tử thấp,
đặc biệt là hoạt tính của nó không bị biến đổi đối với pH và nhiệt độ, không phụ thuộc
vào các cation hóa trị hai và có thể bảo quản trong một thời gian dài ở điều kiện nhiệt
độ thấp.
Theo Lê Đình Hùng và ctv (2002), những yếu tố môi trƣờng nuôi trồng nhƣ
nhiệt độ, độ muối, cƣờng độ ánh sáng và dinh dƣỡng đã ảnh hƣởng đáng kể đến hàm
lƣợng và hoạt tính đông tụ máu của lectin chiết xuất từ Rong Đỏ Kappaphycus
10
alvarezii. Số liệu thực nghiệm cho thấy lectin không bền ở điều kiện nhiệt độ cao, bức
xạ mặt trời mạnh. Những kết quả thu đƣợc cho thấy các yếu tố môi trƣờng (nhiệt độ,
độ muối, pH, dinh dƣỡng và cƣờng độ ánh sáng) trong nuôi trồng rong Kappaphycus
alvarezii giữ một vai trò quan trọng trong sự quyết định hàm lƣợng và hoạt tính của
lectin. Do đó việc nuôi trồng rong Sụn nên đƣợc quy hoạch tại những vùng có các yếu
tố môi trƣờng phù hợp (Biển Đông, 2002).
2.2. Tình hình nuôi rong Sụn
2.2.1. Tình hình nuôi rong Sụn trên thế giới
2.2.1.1. Ở Philippines
Kappaphycus alvarezii và Eucheuma denticulatum là hai loài chính hiện nay
sản xuất Carrageenan. Ƣớc lƣợng rằng với hơn 10.000 ha khu vực rạn đá ngầm hiện
tại đã đƣợc dùng cho nuôi những loài rong này. Việc nuôi trồng rong đƣợc tập trung
chủ yếu ở Tây Nam Mindanao, Sulu, quần đảo Tawi – tawi và Nam Palawan.
Những vùng nuôi trồng nhỏ đƣợc tìm thấy ở đảo Cuyo, một nhóm ở phần phía
Bắc biển Sulu, Batangas và Sorsogon ở Luzon, Bohol và Leyte ở Visayas.
2.2.1.2. Ở Ấn Độ
Có một vài nhánh rong Kappaphycus alvarezii (giống với loài rong
Kappaphycus striatum của Mairh và Tewari, 1994; Mairh và ctv, 1995) đã trôi dạt vào
vùng biển Ấn Độ. Chúng đƣợc thuần hóa và nhân giống trong điều kiện nuôi cấy ở
nhiệt độ 22 2oC trong môi trƣờng nƣớc biển giàu dinh dƣỡng. Những đoạn đƣợc cắt
ở đỉnh mô tủy của rong đã sản sinh ra một số lƣợng giống lớn. Những đoạn đó đƣợc
tăng trƣởng trong quá trình nuôi trong hồ ở ngoài trời suốt một năm. Khi rong đƣợc
nuôi trồng trong tháng 2 và tháng 6 ở nhiệt độ nƣớc khoảng từ 23 – 30oC, chúng đạt
tốc độ tăng trọng 3,0 – 3,2% trong một ngày. Trong những điều kiện nuôi trong túi
nhựa, ở vùng thuộc bờ biển Okha, sau khi theo dõi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau,
ngƣời ta đã xác định có một sự gia tăng cực đại 421,7% sinh khối. Sự hình thành túi
bào tử bốn và những quả túi đã đƣợc quan sát trong điều kiện nuôi vào tháng 3 ở
25 – 26oC. Chỉ có 7,6% cây rong phát triển thành quả túi và bào tử bốn. Tuy nhiên,
những túi bào tử không sống hơn 6 – 10 tháng (Mairh, 1994; Mairh và ctv, 1995).
Hiện nay, những kết quả tƣơng tự đã đƣợc duy trì qua những thí nghiệm nuôi
Kappaphycus tại Diu trên bờ biển Saurashtra và tại Mandapam trên bờ biển
11
Tamilnadu.
2.2.1.3. Ở Caribbean
Năm 1991, Kappaphycus alvarezii và K. striatum đã đƣợc du nhập vào Cuba từ
Philippines. Những thử nghiệm nuôi trồng đƣợc thực hiện để xác định những điều kiện
môi trƣờng thích hợp cho việc nuôi (Areces và Céspedes, 1992) và những loài này cố
gắng để thích nghi với điều kiện ở Caribbean.
2.2.1.4. Ở Kiribati
Kappaphycus alvarezii đƣợc du nhập vào đảo san hô Line Island của Kiritimati
và Tabuaeran năm 1994 và đƣợc coi nhƣ là một chƣơng trình phát triển ngoài khơi xa
của Cộng hòa Kiribati. Nghề nuôi rong này đƣợc ƣa chuộng và việc sản xuất ra các sản
phẩm thƣơng mại đƣợc bắt đầu vào tháng 9 năm 1994. Sản phẩm đã tăng 850 tấn rong
khô trong vòng 2 năm, và đến năm 1997 có hơn 420 ngƣời có thu nhập từ rong.
Ở Tabuaeran, rong đã thay thế cho cùi dừa khô (copra) và đóng vai trò nhƣ một
nguồn thu nhập chính cho hơn 70% hộ gia đình.
Nền kinh tế mới dựa vào rong này đã bảo đảm thành công cho chính sách tái
định cƣ của chính phủ Kiribati. Tiến hành tìm hiểu thì các nhà cung cấp đã tiết lộ lãi
thu nhập cho một hộ gia đình mỗi năm là 4.687 AUD từ 900 – 1000 m2 đất canh tác. Ở
Kiritimati, một vũng cát phẳng nhỏ 6 ha đã đƣợc phát triển nuôi rong, đem lại thu nhập
cho hơn 100 hộ gia đình bằng việc sản xuất 350 tấn/năm.
Việc sản xuất ở Line Island có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tổng sản
lƣợng rong lên 1.200 tấn/năm và cung cấp một nguồn quan trọng cho xuất khẩu.
Việc tạo ra một ngành kinh doanh độc quyền và việc tiến hành chiến lƣợc tiếp
thị đã tạo sự phát triển, duy trì nền kinh tế và có thể cạnh tranh với các nƣớc Châu Á.
Sự phát triển cho thấy nƣớc này là một mẫu hình tiêu biểu cho các đảo san hô bị cô lập
khác ở Thái Bình Dƣơng noi theo, nơi mà nền kinh tế hiện nay đang phụ thuộc rất
nhiều vào cùi dừa khô (copra).
2.2.1.5. Ở Brazil
Dòng Kappaphycus alvarezii màu nâu từ Philippines đã sản sinh ra những bào
tử bốn vào mùa hè và mùa thu (12/1995 đến 5/1996) trong thí nghiệm nuôi trồng ở
vùng biển Ubatuba, bang São Paulo, Brazil. Trong nuôi in vitro, bào tử bốn nở ra và
những thí nghiệm cho chúng nảy mầm đã thống kê một tỷ lệ chết lớn từ 2 – 4 ngày sau
12
khi nở. Chỉ có 20 cây thu đƣợc từ bào tử bốn đƣợc tăng trƣởng thành công qua hơn
một năm. Những khác biệt lớn về hình thái, màu sắc, kích cỡ và tỷ lệ tăng trƣởng đƣợc
quan sát từ những cây này. Những cây riêng biệt khác nhau ở một hay nhiều đặc điểm.
Sự khác biệt đã xuất hiện trong giai đoạn phát triển sớm và đã đƣợc bảo tồn qua thời
gian. Sau 10 tháng, những cây mà phát triển tốt nhất trong nuôi cấy đƣợc đƣa ra biển,
nhƣng những cây khác rất nhỏ (3 – 5 mm) đƣợc giữ lại nuôi cấy tiếp, thậm chí sau 2
năm.
Ở trong biển, những cây biểu hiện sự khác nhau nhờ khả năng tồn tại và phát
triển. Những kết quả này đem lại tiềm năng của thế hệ bào tử bốn trong việc chọn
dòng Kappaphycus alvarezii. Kết quả cũng dự đoán rằng cây bào tử bốn đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu là của dòng lai đầu tiên.
2.2.2. Tình hình nuôi rong Sụn ở Việt Nam
Ven biển Việt Nam, đặc biệt là ven biển miền Trung. Trong vòng 10 năm trở lại
đây, qua điều tra đã phát hiện một số loài thuộc cùng chi của rong Sụn nhƣ:
K. cottonii, K. enerme, E. galatinum, E. arnoldi. Các loài rong này cũng là nguyên liệu
cho chế biến Carrageenan (Huỳnh Quang Năng, 2005). Song do phân bố hạn hẹp và
nguồn lợi tự nhiên còn hạn chế, nên khả năng trồng chủ động để tăng sản lƣợng rất
khó khăn. Trong khi đó loài rong Sụn tuy chƣa phát hiện có mọc tự nhiên ở vùng biển
Việt Nam, nhƣng các điều kiện sinh thái môi trƣờng ở vùng biển miền Trung và miền
Nam lại rất thích hợp cho việc trồng và phát triển rong Sụn. Vì vậy, trong chƣơng trình
hợp tác nghiên cứu về khu hệ và nguồn lợi rong biển kinh tế Việt Nam giữa Phân Viện
Khoa Học Vật Liệu Nha Trang và các Viện Đại Học Nhật Bản đã tiến hành di nhập,
nghiên cứu nhân giống và trồng loài rong Sụn này vào vùng biển Nam Trung Bộ của
Việt Nam từ tháng 3/1993. Từ nguồn giống ban đầu (500 g rong tƣơi) sau 4 tháng
nhân giống ở ven biển Nha Trang đã đạt lƣợng giống trên 200 kg, sau đó Phân Viện
đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm di trồng rong Sụn vào các thủy vực ven biển
(vũng vịnh kín, ao đìa) Ninh Thuận từ tháng 6/1993. Từ năm 1994, việc trồng rong
Sụn đã dần dần trở thành một nghề nuôi trồng thủy sản mới của ngƣời dân ở một số
vùng ven biển Ninh Thuận, dƣới sự hợp tác hƣớng dẫn kỹ thuật và cung cấp giống của
Phân Viện và Trung Tâm Khuyến Ngƣ Ninh Thuận. (Ohno và ctv, 1995).
Kết quả nghiên cứu và phát triển việc trồng rong Sụn trong thời gian qua đã
13
khẳng định vùng biển Nam Trung Bộ hoàn toàn thích hợp cho việc phát triển trồng
rong Sụn, hiệu quả của việc trồng rong Sụn không chỉ đặt ra một định hƣớng mới
trong nuôi trồng, khai thác, tận dụng tiềm năng sinh thái vùng biển mà còn góp phần
tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân lao động nghèo sống ven biển,
tạo ra sản phẩm mới cho nhu cầu sử dụng trong nƣớc và cho xuất khẩu (Nguyễn Hữu
Dinh, 1995).
Từ thực tế trên, Bộ Thủy Sản, Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trƣờng đã và
đang định hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ hỗ trợ cho chƣơng trình mở rộng trồng rong Sụn
ở các tỉnh ven biển Việt Nam có điều kiện thích hợp.
2.2.2.1. Tỉnh Ninh Thuận
Theo thông tin của báo Tuổi Trẻ (cập nhật ngày 11/09/2004) diện tích trồng
rong Sụn trong năm 2005 là 500 ha, dự kiến sản lƣợng rong tƣơi thu hoạch đƣợc 5.000
tấn. Trong đó:
Sơn Hải 250 ha, vùng trong Đầm bắt đầu vụ trồng từ tháng 1 đến tháng
10/2005, vùng trồng rong ngoài biển bắt đầu vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 8/2005.
Đầm Nại 60 ha, vào mùa Nam mùn bã hữu cơ ven bờ Bắc của Đầm tăng
lên và ngƣợc lại vào mùa Bắc mùn bã hữu cơ ven bờ Nam của Đầm tăng lên đã làm
ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây rong, đồng thời vào mùa mƣa độ mặn trong Đầm
giảm thấp có thể làm rong chết, nên thời gian trồng rong ở Đầm Nại cần phải tổ chức
sản xuất phù hợp với mỗi vùng. Vào vụ Nam bắt đầu vụ trồng từ tháng 4 đến tháng
8/2005 ở các khu vực bờ Nam của Đầm (từ cầu Tri Thủy đến nghĩa trang Triều Châu
và một số vùng ở Tri Hải). Vụ Bắc bắt đầu vụ trồng từ tháng 1/2005 đến tháng 8/2005
ở các khu vực bờ Bắc của Đầm, vào mùa mƣa nghỉ sản xuất.
Mỹ Hiệp 120 ha, thời gian bắt đầu từ tháng 10/2005 đến tháng 4 năm sau.
Cà Ná 70 ha, vùng trồng trong ao chứa mặn có thể trồng quanh năm, vùng
trồng rong ngoài biển trồng vào vụ Bắc, bắt đầu vụ trồng từ tháng 10/2005 đến tháng 4
năm sau.
2.2.2.2. Tỉnh Bình Thuận
Tại Tuy Phong đã có 180 hộ dân đầu tƣ trồng rong Sụn, trong đó xã Vĩnh Tân
có 100 hộ, Vĩnh Hảo 30 hộ, Bình Thạnh 50 hộ. Bình quân mỗi hộ dân trồng từ
0,3 – 1,5 ha rong Sụn, cho thu nhập 30 – 60 triệu đồng/năm. Nghề trồng rong Sụn
14
không chỉ phát triển mạnh ở Tuy Phong mà còn đƣợc nhân rộng ra các huyện ven biển
của tỉnh, góp phần đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản, tận dụng tốt diện tích mặt
nƣớc biển, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trong những năm tới.
(Báo Tuổi Trẻ, cập nhật ngày 11/09/2004).
2.2.2.3. Tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa với chế độ khí hậu nhiệt đới, có diện tích thủy vực biển lớn nhƣ:
vịnh, đảo, vũng, bãi ngang, ao đìa… rất thích hợp cho việc phát triển trồng rong Sụn
trên quy mô lớn. Theo báo cáo của Trung tâm khuyến ngƣ thị xã Cam Ranh (2004) ở
thôn Cam Nghĩa Đông và phƣờng Cam Nghĩa (thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) tất cả
các vùng đầm đều đầu tƣ để trồng rong Sụn. Phƣờng Cam Nghĩa có 82 hộ đang theo
nghề trồng rong Sụn. Ngoài ra, rong Sụn đƣợc trồng tại Sũng Ké thuộc Vịnh Vân
Phong (huyện Vạn Ninh) nhờ môi trƣờng nƣớc trong lành nên rong lớn nhanh và chất
lƣợng tốt. Sản lƣợng rong Sụn khô toàn tỉnh là 1.600 tấn (Báo Khánh Hòa, cập nhật
ngày 9/6/2005).
2.2.2.4. Tỉnh Phú Yên
Theo thông tin trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
(www.agroviet.gov.vn) cập nhật ngày 02/03/2006, nghề nuôi rong Sụn đã bắt đầu nuôi
thƣơng phẩm tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên. Diện tích nuôi trồng ban đầu là 10 ha.
2.2.2.5. Tỉnh Bình Định
Năm 2005, Trung tâm Khuyến ngƣ tỉnh Bình Định triển khai thí điểm mô hình
trồng rong Sụn trên đầm Đề Gi (xã Cát Khánh - Phù Cát) với diện tích 0,5 ha, kết quả
đem lại rất khả quan, rong sinh trƣởng và phát triển tốt, năng suất đạt hơn 40 tấn/ha.
Từ kết quả trên, năm nay Trung tâm tiếp tục hỗ trợ nông dân về giống, kỹ thuật
để phát triển diện tích rong Sụn lên cao hơn. Hiện nay, ngƣời dân ở quanh đầm Đề Gi
chuẩn bị xong cọc và dây treo, đang tiến hành xuống giống với diện tích khoảng 4 ha
và sẽ tiếp tục nhân rộng ra trong thời gian đến. (Trang web của công ty Việt Linh, cập
nhật ngày 13/03/2006).
2.2.2.6. Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng vừa triển khai thử nghiệm việc trồng rong Sụn trên diện
tích 3.000 m2 ở vùng biển Thọ Quang, với 3 tấn giống. Theo Trung tâm Giống nông
nghiệp Đà Nẵng, với kỹ thuật nuôi trồng đơn giản (chỉ cần chất dinh dƣỡng có sẵn
15
trong nƣớc biển và đòi hỏi nguồn nƣớc không ô nhiễm), chu kỳ sinh trƣởng ngắn, rong
Sụn là loài thực vật biển có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế khá. Công ty TNHH
Đồng Lợi đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm số rong Sụn đang nuôi trồng này để xuất
khẩu sang Nhật (Báo Tuổi Trẻ, cập nhật ngày 20/06/2003).
2.3. Các mô hình kỹ thuật trồng rong Sụn
Từ các nghiên cứu về đặc tính sinh học cũng nhƣ thử nghiệm các hình thức và
các giải pháp kỹ thuật trồng rong Sụn ở các loại thủy vực đặc trƣng ven biển, các nhà
khoa học đã đúc kết, xây dựng và triển khai vào thực tế các mô hình trồng rong Sụn
thích hợp sau:
2.3.1. Giàn căng trên đáy
Đây là mô hình trồng rong Sụn ở các bãi ngang, vùng triều cát đáy, cát bùn, sỏi
đá nhỏ trên nền cát, ven các đầm phá, vũng vịnh, ven biển và ven đảo, khi thủy triều
xuống thấp còn từ 0,5 – 1,2 m. Thiết kế giàn trồng theo kiểu này ít tốn cây cọc, chủ
yếu sử dụng dây nilon là loại vật liệu dễ mua. Có 2 loại giàn căng:
Giàn căng trên đáy (không phao) trồng ở vùng nƣớc cạn (0,5 – 1,2 m khi
triều rút thấp nhất), trong mùa mát nƣớc luân chuyển tốt, nhiều sóng gió.
Giàn căng trên đáy (có phao) trồng ở vùng nƣớc cạn (0,5 – 1,5 m khi triều
rút cạn), trong mùa nắng nóng nƣớc luân chuyển không tốt, ít sóng gió, đáy không
bằng phẳng, hoặc ở vùng nƣớc sâu (trên 2 m) trong các lagoon kín hoặc nữa kín.
2.3.2. Giàn bè có phao nổi
Mô hình này dùng để trồng rong Sụn ở các vùng nƣớc sâu 3 m trở lên, trong các
đầm phá lớn, ven biển hở và các đảo.
Dùng gỗ hoặc tre ống dài 4 – 5 m làm thành khung hình chữ nhật có kích thƣớc
3 4 m. Xung quanh bao lƣới để giảm sóng và tránh cá tạp ăn rong.
Buộc các dây căng trong khung thành từng dãy cách nhau 0,4 m. Mỗi hàng cách
nhau 0,4 m. Rong giống đƣợc buộc vào các dây căng.
Các đầu góc của khung đƣợc buộc dây và neo chặt xuống đáy, bên trên buộc
các phao nổi. Dây nối giữa các phao và giàn dài từ 3 – 4 m dƣới khung cố định để giữ
bè rong luôn luôn cách mặt nƣớc 0,4 – 0,5 m.
2.3.3. Dây đơn căng trên đáy
Mô hình này dùng để trồng rong Sụn ở các vùng nhƣ: bãi ngang ven biển, ven
16
đảo hay ven các vũng vịnh kín, nữa kín có đáy cát hay cát bùn, có độ sâu của nƣớc khi
triều rút thấp từ 0,6 – 0,8 m.
Dùng các cọc gỗ có đƣờng kính 3 – 5 cm, chiều dài 1 – 1,2 m. Các cọc đƣợc
đóng thành hàng xuống đáy. Mỗi cọc cách nhau từ 0,8 – 1 m. Hai hàng cọc cách nhau
10 m. Ở khoảng giữa có thể xen 1 cọc phụ, các hàng cọc nên đặt thẳng góc với hƣớng
gió để cho các dây rong song song với hƣớng gió.
Buộc dây căng bằng sợi cƣớc nilon ở giữa hai hàng cọc. Dây căng cách đáy
0,2 – 0,5 m. Dây buộc giữ hai cọc cách mặt nƣớc khi triều rút xuống thấp nhất là
0,3 – 0,4 m (vào mùa mƣa mát) và 0,6 – 0,8 m (vào mùa nắng nóng).
2.3.4. Luân canh trong ao đìa nuôi tôm ven biển
Đây là mô hình hoàn toàn mới so với thế giới, không chỉ nâng cao hiệu quả
kinh tế của hệ sinh thái ao đìa mà còn góp phần giải tỏa các ô nhiễm ƣu dƣỡng của đáy
ao đìa sau vụ nuôi tôm.
Trong ao nuôi tôm có thể trồng luân canh 1 vụ tôm 1 vụ rong để hạn chế sự ô
nhiễm môi trƣờng ao nuôi. Chọn những ao có 2 cống lấy nƣớc và xả nƣớc, độ mặn ổn
định từ 26‰ trở lên. Mực nƣớc trong ao nuôi từ 0,8 – 1 m. Độ trong của nƣớc từ
50 – 60 cm.
Buộc rong giống vào dây đơn cố định bằng phao, hoặc cọc cách đáy từ
0,2 – 0,3 m.
17
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 2/2006 đến tháng 6/2006.
Địa điểm: Viện Hải Dƣơng Học Nha Trang, khu vực Đầm Thủy Triều (TX
Cam Ranh) và khu vực Vịnh Vân Phong.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là loài rong Sụn – Kappaphycus alvarezii đƣợc trồng phổ
biến tại tỉnh Khánh Hòa.
Hình 3.1: Rong Sụn tại Khánh Hòa
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Khu vực nghiên cứu
Kết quả điều tra cho thấy rằng, tại Khánh Hòa có 2 khu vực nuôi chính yếu:
Khu vực Đầm Thủy Triều – Cam Ranh bao gồm các xã ven bờ đầm: Cam
Phúc, Cam Nghĩa và Cam Hải.
Khu vực Vịnh Vân Phong bao gồm: Sũng Ké, Hòn Nhọn và Đầm Môn
Thƣợng.
3.3.1.1. Đầm Thủy Triều (TX Cam Ranh)
Đầm Thủy Triều thuộc huyện Cam Ranh, có toạ độ khoảng từ 11059.239’’ đến
12
o07.009’’ vĩ độ bắc và 109o09.114’’ đến 109o12.395’’ kinh độ đông. Đây là khu vực
phân bố tự nhiên của thảm cỏ biển có diện tích ƣớc chừng khoảng 50 hecta, trải dài
theo ven bờ, dài khoảng 3,5 km. Chiều rộng của thảm cỏ biển này thay đổi theo độ
sâu, phân bố từ vùng triều thấp đến độ sâu khoảng 3 m. Vùng này còn có dãy cây ngập
18
mặn ven bờ, nhƣng không liên tục, có nơi rộng khoảng 30 – 40 m. Cửa lạch có trầm
tích bùn cát làm thành doi nhỏ, trên có nhiều loài cây ngập mặn sinh sống, phong phú
nhất là Bần trắng (Sonneratia alba). Trầm tích chủ yếu của toàn vùng là bùn nhuyễn
và bùn pha cát. Ngoài ra phía ngoài đai phân bố của cỏ Lá dừa (Enhalus acoroides) có
các cồn, đụn do các vật liệu trầm tích nhƣ sỏi, cát, bùn và mảnh vỏ sò ốc (Nguyễn Hữu
Đại, 2002).
3.3.1.2. Vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, huyện Vạn Ninh
Vịnh Vân Phong – Bến Gỏi tọa lạc phía Bắc, cuối cùng của t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN NGUYEN CHIEN - 02126137.pdf