Khảo sát tình hình sử dụng Amiphargen tại bệnh viện Thống Nhất

Trên bệnh nhân có nhiều chứng cứ về việc sử dụng Amiphargen (viêm gan C mạn, viêm gan B mạn, xơ gan do viêm gan C) tỷ lệ giảm AST, ALT khoảng 20 – 35%. Trong khi đó, đối tượng bệnh nhân không hoặc có ít chứng cứ về việc sử dụng Amiphargen (xơ gan do nguyên nh}n khác, đợt cấp viêm gan B mạn, viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, bệnh gan khác) tỷ lệ giảm AST, ALT khoảng 22 – 90%, cao hơn trên bệnh gan đã có nhiều chứng cứ. Như vậy, bên cạnh sử dụng thuốc Amiphargen dựa trên các chứng cứ y học, việc sử dụng Amiphargen theo kinh nghiệm của bác sĩ cũng đem lại nhiều lợi ích. Tuy nghiên cứu đã có được một số kết quả đáng ghi nhận về tình hình sử dụng thuốc Amiphargen nhưng nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Thiết kế nghiên cứu là cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án, việc ghi nhận các thông tin là thụ động. Nhiều thông tin mang tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào nhân viên y tế. Transaminase trên từng bệnh nhân, bên cạnh việc ảnh hưởng của Amiphargen còn có thể phụ thuộc vào nhiều thuốc và yếu tố ảnh hưởng không thể loại trừ như tuổi, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan k m theo,<. Bệnh nh}n ung thư gan, ngoài sử dụng thuốc điều trị nội khoa, còn có thể sử dụng các thủ thuật ngoại khoa can thiệp lên gan có thể dẫn đến tăng transaminase gan sau điều trị.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng Amiphargen tại bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 124 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG AMIPHARGEN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Lê Thị Huyền*, Võ Văn ảy**, Bùi Thị Hương Quỳnh* TÓM TẮT Mở đầu: Thuốc bảo vệ gan đường tiêm Amiphargen gồm thành phần glycyrrhizin, glycin và L-cystein được sử dụng khá phổ biến tại BV Thống Nhất và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của b{c sĩ. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng Amiphargen trước và từ sau ngày có hiệu lực của công văn 8321/BYT – BH ngày 30/10/2015 và hiệu quả sử dụng thuốc trên từng loại bệnh gan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có sử dụng thuốc Amiphargen từ 01/01/2015 đến 10/06/2016. Các hồ sơ lựa chọn được chia thành 2 nhóm dựa trên thời gian bắt đầu chỉ định Amiphargen trước (nhóm 1) và từ sau ngày 30/10/2015 (nhóm 2). Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát tỷ lệ giảm AST, ALT ở từng nhóm bệnh gan. Kết quả: Có 221 hồ sơ thỏa mãn tiêu chuẩn, trong đó 105 hồ sơ nhóm 1 v| 116 hồ sơ nhóm 2. C{c đặc điểm nền bệnh nhân ở cả 2 nhóm l| tương đồng nhau (p > 0,05). Từ sau ngày có hiệu lực của công văn, tần suất sử dụng Amiphargen (7,2%) giảm có ý nghĩa thống kê so với trước đó (20,2%), p 0,001. Ngoại trừ ung thư gan, các bệnh nhân có bệnh gan khác nồng độ AST, ALT sau điều trị đều giảm so với trước điều trị. Kết luận: Công văn 8321/BYT – BH đã góp phần hạn chế sử dụng thuốc Amiphargen. Không nên sử dụng Amiphargen trên bệnh nh}n ung thư gan. Từ khóa: glycyrrhizin, Amiphargen, thuốc bảo vệ gan, công văn 8321/BYT-BH. ABSTRACT INVESTIGATION OF AMIPHARGEN USE IN THONG NHAT HOSPITAL Le Thi Huyen, Vo Van Bay, Bui Thi Huong Quynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 124 - 130 Background: Intravenous hepatoprotective drug Amiphargen, containing glycyrrhizine, glycine, and L- cysteine, has been used commonly based on physicians’ clinical experience at Thong Nhat hospital. Objectives: The aims of this study were to investigate the use of Amiphargen before and after national archive No.8321/BYT–BH in October 30th, 2015 and effect of Amiphargen on different types of liver diseases. Method: We conducted a descriptive cross – sectional study reviewing medical records of patients indicated Amiphargen from January 1st, 2015 to September 10th, 2016. All selected records were divided into 2 groups based on time of starting Amiphargen used before (group 1) or after (group 2) October 30th, 2015. In addition, we investigated the change of AST and ALT levels in each type of liver diseases. Results: We included 221 medical records, of which 105 were in group 1 and 116 in group 2. The baseline characteristics of patients were not significantly different between the two study groups (p > 0.05). Since October 30th, 2015, the propotion of Amiphargen used (7.2%) has decreased significantly in comparison with this before(20.2%) (p < 0.001). After treatment, AST and ALT levels were significantly decreased, compared with those before in all types of liver diseases, except for liver cancer. *Khoa Dược, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh **Khoa Dược, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: huongquynhtn@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 125 Conclusion: The national archive No. 8321/BYT-BH have restricted Amiphargen use. Amiphargen should not be used in patients with liver disease. TỔNG QUAN Amiphargen được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, có thành phần gồm 0,2% glycyrrhizin, 0,1% L-cystein v| 2,0% glycin. Glycyrrhizin được xem là thành phần t{c động chính của Amiphargen, glycin và L-cystein thêm vào nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn giả tăng aldosteron của glycyrrhizin(14). Thành phần của Amiphargen tương tự chế phẩm Stronger Neo- Minophagen C (SNMC) được dùng hơn 30 năm ở Nhật Bản để hỗ trợ điều trị viêm gan virus mạn. Hiện tại, chưa có hướng dẫn chính thức của các tổ chức y tế về chỉ định, liều dùng của Amiphargen. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu đã công bố, sử dụng Amiphargen có lợi trên đối tượng bệnh nhân viêm gan C mạn có hoặc không có xơ gan(3,5-7,9,12,19), viêm gan B mạn (4,10, 22,23). Một số ít tác giả nghiên cứu tác dụng của Amiphargen trên bệnh nhân viêm gan B cấp(15), viêm gan tự mi n(21) và suy gan cấp(2) cho kết quả tích cực. Trên thế giới, bệnh gan đang l| mối lo của toàn xã hội. Theo báo cáo của trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, bệnh gan mạn v| xơ gan là nguyên nhân gây chết thứ 12 ở Mỹ vào năm 2013, tỷ lệ tử vong do bệnh gan mạn v| xơ gan tăng theo thời gian từ 9,4% năm 1999 lên 11,5% năm 2013(11). Theo nghiên cứu được thực hiện tại 17 bệnh viện ở Trung Quốc, glycyrrhizin là thuốc có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng nhiều nhất ở bệnh nhân viêm gan mạn(8). Tại Việt Nam, thuốc có thành phần glycyrrhizin + glycin + L – cystein đang được sử dụng rộng rãi v| còn chưa thực sự hợp lý(1). Trước tình hình đó, bộ y tế ban h|nh công văn số 8321/BYT-BH (ngày 30/10/2015) nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo sử dụng thuốc tiêm có thành phần glycyrrhizin + glycin + L-cystein an toàn, hợp lý, hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc Amiphargen trong 2 giai đoạn trước và sau khi có hiệu lực của công văn 8321/BYT-BH cũng như x{c định hiệu quả giảm transaminase gan trên các bệnh gan khác nhau. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú tại khoa Nội tiêu hóa và Ngoại gan mật – bệnh viện Thống Nhất được chỉ định sử dụng Amiphargen từ ngày 01/01/2015 đến ngày 10/06/2016. Chia tất cả các hồ sơ được lựa chọn thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Được chỉ định bắt đầu dùng thuốc Amiphargen trước ngày 30/10/2015. - Nhóm 2: Được chỉ định bắt đầu dùng thuốc Amiphargen từ ngày 30/10/2015 trở đi. Ngày 30/10/2015 là ngày bắt đầu có hiệu lực của công văn số 8321/BYT-BH của Bộ Y tế(1). Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bệnh viện Thống Nhất trước khi thực hiện. Tiêu chuẩn chọn mẫu Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú trú tại khoa Nội tiêu hóa và Ngoại gan mật có sử dụng Amiphargen từ ng|y 01/01/2015 đến ngày 10/06/2016; Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên; Bệnh nh}n được xét nghiệm AST và ALT trước khi chỉ định Amiphargen; Bệnh nh}n được theo dõi AST và ALT ít nhất 2 ngày sau khi bắt đầu dùng Amiphargen. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân trốn viện, chuyển viện Phụ nữ có thai. Thông tin khảo sát Những hồ sơ thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ được đưa v|o khảo sát với các nội dung: đặc điểm dịch t của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 126 bệnh nhân (tuổi, giới tính, BMI, sử dụng rượu, hút thuốc, bệnh gan, bệnh kèm), tình hình sử dụng thuốc (thời điểm bắt đầu dùng thuốc, tổng liều dùng, thời gian sử dụng thuốc, liều Amiphargen/ng|y), đ{p ứng AST, ALT trên từng bệnh gan bằng c{ch so s{nh độ giảm nồng độ AST, ALT trước v| sau điều trị, với AST, ALT sau điều trị là giá trị xét nghiệm gần nhất sau khi kết thúc điều trị với Amiphargen. Xử lý số liệu Số liệu được thống kê bằng phần mềm SPSS 20,0. Sử dụng thống kê mô tả để tính tỷ lệ % (biến định danh), trung bình ± SD (biến liên tục, phân phối chuẩn), trung vị, khoảng tứ phân vị (biến liên tục, phân phối không chuẩn) cho các biến số trong nghiên cứu. So sánh hai số trung bình giữa 2 nhóm bằng independent sample t- test hoặc Mann -Whitney U test. So sánh hai số trung bình ở nhóm phụ thuộc bằng paired - sample t - test hoặc Wilcoxon matched - pair signed – rank. So sánh tỷ lệ giữa 2 nhóm độc lập bằng phép kiểm Chi – square. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Theo số liệu cung cấp của phòng công nghệ thông tin bệnh viện Thống Nhất, trong giai đoạn 01/01/2015 – 10/06/2016, khoa Nội tiêu hóa và Ngoại gan mật tiếp nhận 4181 bệnh nhân tới điều trị nội trú, trong đó có 524 BN sử dụng thuốc Amiphagen. Tuy nhiên số lượng hồ sơ thoả mãn tiêu chuẩn chọn mẫu và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ là 221 hồ sơ, trong đó nhóm 1 có 105 hồ sơ bệnh án và nhóm 2 có 116 hồ sơ bệnh án. Đặc điểm bệnh nhân của 2 nhóm nghiên cứu Trong số 221 bệnh nhân, 68,3% giới tính là nam. Tuổi trung vị là 65,0 (51,0 – 76), trong đó bệnh nhân tuổi từ 61 – 80 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%). BMI ghi nhận được ở 166 bệnh nhân với giá trị trung bình là 21,7 ± 3,1. Trong tổng số 221 bệnh nhân, có 198 bệnh nhân ghi nhận được tình trạng sử dụng rượu và thuốc lá. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng rượu là 29,3 %, hút thuốc lá là 11,6%. Tất cả bệnh nhân sử dụng rượu và thuốc lá là nam. Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân c đi m bệnh nhân Nhóm 1 (n=105) Nhóm 2 (n=116) Giá trị p Tuổi Trung vị 63,0 (52,0 – 74,5) 65,5 (50,25 – 78) 0,407 ≤ 30 4,8% 3,4% 0,063 30 – 60 35,2% 37,1% 60 – 80 50,5% 37,9% ≥ 1 9,5% 21,6% Giới tính Nữ 30,5% 33,6% 0,513 Nam 69,5% 66,4% BMI 22,02 ± 3,2 21,5 ± 3,0 0,296 Sử dụng rƣợu 34,4% 24,5 0,127 út thuốc 12,5% 10,8% 0,707 Bệnh gan Ung thƣ gan 18,1% 30,2% 0,037 Xơ gan do viêm gan C 8,6% 2,6% 0,050 Xơ gan do nguyên nhân khác 19,0% 13,8% 0,291 Viêm gan B mạn 5,7% 9,5% 0,294 Viêm gan C mạn 13,3% 6,9% 0,110 Đợt cấp viêm gan B mạn 7,6% 6,9% 0,836 Viêm gan do thuốc 19,0% 12,9% 0,214 Viêm gan do rƣợu 5,7% 1,7% 0,155 Bệnh gan khác 3,8% 5,2% 0,751 Bệnh kèm Bệnh mật tụy 22,9% 23,3% 0,941 Bệnh ống tiêu hóa 39,0% 25,0% 0,025 Tăng huyết áp 27,6% 38,8% 0,079 Đái tháo đƣờng 27,6% 21,6% 0,295 Rối loạn lipid máu 1,9% 6,9% 0,106 Bệnh tim mạch 7,6% 11,2% 0,364 Bệnh hô hấp 10,5% 9,5% 0,805 Bệnh tuyến tiền liệt 1,9% 4,3% 0,308 Bệnh ƣơng khớp 2,9% 6,0% 0,339 Bệnh khác 16,2% 16,4% 0,970 Có 172 bệnh nhân có bệnh về gan, chiếm 77,8% mẫu nghiên cứu. Bệnh nhân bị bệnh gan mạn (gồm ung thư gan, xơ gan, viêm gan B mạn, viêm gan C mạn) chiếm đa số (63,8%). Tăng huyết áp là bệnh kèm có tỷ lệ cao nhất (33,5%), tiếp theo đó l| bệnh lý ống tiêu hóa (31,7%), bệnh đ{i th{o đường (24,4%), bệnh mật tụy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 127 (23,1%). Đặc điểm bệnh nh}n được trình bày trong bảng 1. Tần suất sử dụng thuốc Trong giai đoạn nghiên cứu, khoa Nội tiêu hóa và Ngoại gan mật tiếp nhận 4181 bệnh nhân tới điều trị nội trú, trong đó có 524 bệnh nhân sử dụng thuốc Amiphagen – chiếm tỷ lệ 12,5%. Tần suất sử dụng Amiphargen kể từ sau ngày 30/10/2015 là 7,2%, giảm gần 3 lần so với trước đó (20,2%) (p < 0,001). Nhóm 1 có 105/345 hồ sơ (30,4%) và nhóm 2 có 116/179 hồ sơ (98,3%) đạt tiêu chuẩn lựa chọn của nghiên cứu. Hầu hết các hồ sơ bệnh án bị loại là do không có xét nghiệm chức năng gan trước điều trị. Đáp ứng AST, ALT trên các bệnh gan khác nhau ở bệnh nhân sử dụng Amiphargen Ngoại trừ ung thư gan có AST, ALT sau điều trị tăng, ở các bệnh gan còn lại AST, ALT sau điều trị đều giảm. Tỷ lệ giảm AST, ALT sau điều trị ở các loại bệnh gan kh{c nhau được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Tỷ lệ giảm AST, ALT ở các bệnh gan khác nhau Tỷ lệ giảm AST 1 (%) Tỷ lệ giảm ALT 2 (%) Ung thƣ gan -13, 8 (-106,1 – 28,7) -28,6 (-131,2 – 37,2) Xơ gan do viêm gan C 29,7 (13,7 – 43,3) 22,3 (13,7 – 37,5) Xơ gan do nguyên nhân hác 21,9 (-35,3 – 44,5) 19,3 (-8,7 – 53,0) Viêm gan B mạn 20,0 (-12,9 – 62,8) 34,1 (-77,2 – 58,1) Viêm gan C mạn 31,4 (5,5 – 44,8) 25,3 (12,2 – 41,2) Đợt cấp viêm gan B mạn 85,6 (43,5 – 92,6) 81,4 (38,8 – 92,8) Viêm gan do rƣợu 32,0 (25,3 – 73,5) 39,5 (-25,0 – 48,9) Viêm gan do thuốc 71,2 (31,6 – 90,3) 53,3 (29,1 – 78,1) Bệnh gan khác 3 76,1 (-14,9 – 95,2) 57,7 (5,8 – 84,2) 1. Tỷ lệ giảm AST (%) = [(Nồng độ AST trước điều trị – nồng độ AST sau điều trị)/ Nồng độ AST trước điều trị] x100 2. Tỷ lệ giảm ALT (%) = [(Nồng độ ALT trước điều trị – nồng độ ALT sau điều trị)/ Nồng độ ALT trước điều trị] x100 3. Bệnh gan khác: viêm gan tự miễn, suy gan cấp, áp xe gan, vỡ gan, sán lá gan. BÀN LUẬN Tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Veldt BJ.(2006) (tuổi trung bình là 53,9)(20) và nghiên cứu của Ikeda K. (2006) (tuổi trung vị là 54)(6). Điều n|y được giải thích l| do đối tượng bệnh nhân của bệnh viện Thống Nhất chủ yếu là cán bộ hưu trí. Điều n|y cũng giải thích tại sao số lượng nam giới trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm đa số (68,3%), tương tự phân bố giới tính trong nghiên cứu của Ikeda K. (2006) (nam chiếm 62,5%)(6), nghiên cứu của Orlent H. (2006) (nam giới chiếm 62%)(12), nghiên cứu của Manns M.P. (2012) (nam giới chiếm 67,9%)(9). Giá trị BMI trong nghiên cứu của chúng tôi (21,7 ± 3,1) thấp hơn so với BMI trong nghiên cứu của Mans M.P (2012)(9)(26,05 ± 4,37), nghiên cứu của Orlent H. (2006) (26,9 ± 4,3)(12). Có thể do sự khác biệt về chủng tộc của nghiên cứu. Tỷ lệ người uống rượu trong nghiên cứu này cao hơn tỷ lệ uống rượu ở nhóm người khỏe mạnh (26,6%) và thấp hơn ở nhóm người bị bệnh viêm gan C mạn (33,9%) trong nghiên cứu của Piton A.(13). Tỷ lệ hút thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với kết quả trong khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam năm 2010 (23,8%)(16) và kết quả nghiên cứu của Bui T.V. (2015) tại Việt Nam (41,3%)(17). Giải thích điều này là do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần l| người bị mắc bệnh gan mật nên có thể đã bỏ thói quen sử dụng rượu và thuốc lá. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tuổi, nhóm tuổi, giới tính, BMI, tỷ lệ uống rượu, hút thuốc. Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, tỷ lệ BN bị bệnh gan mạn (gồm ung thư gan, xơ gan, viêm gan B mạn, viêm gan C mạn) chiếm đa số (63,8%), trong số đó bệnh ung thư gan chiếm tỷ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 128 lệ lớn nhất. Ở nhóm 2, tỷ lệ bệnh nh}n ung thư gan cao hơn so với nhóm 1 (p = 0,037). Bệnh viêm gan C mạn có hoặc không có xơ gan, viêm gan B mạn có nhiều nghiên cứu và chứng cứ về việc sử dụng Amiphargen. Trên bệnh nhân viêm gan C mạn, các nghiên cứu đã kết luận glycyrrhizin có tác dụng giảm ALT ở nhiều liều kh{c nhau, tuy nhiên không t{c động trên nồng độ HCV – RNA(3,9,10,12,18,19). Thời gian transaminase gan bắt đầu đ{p ứng sau khi dùng thuốc thay đổi từ 2 ngày – 2 tuần (9,19). Ngoài ra, glycyrrhizin còn thể hiện t{c động cải thiện tình trạng mô học và chỉ số viêm(9,10). Sử dụng glycyrrhizin trên bệnh nhân viêm gan C mạn giảm tỷ lệ chuyển sang xơ gan theo nghiên cứu của Kumada H. (2002)(7). Một số tác giả nghiên cứu t{c động cuả glycyrrhizin trên đối tượng bệnh viêm gan C mạn có xơ gan, kết luận glycyrrhizin bên cạnh hỗ trợ giảm transaminase gan còn có thể ngăn ngừa sự phát triển ung thư biểu mô gan, đặc biệt là ở bệnh nhân không đ{p ứng với interferon(5-7,20). Trên bệnh viêm gan B mạn, glycyrrhizin giảm nồng độ AST, ALT(4,10,22,23). Nghiên cứu của Chen J. (2014) còn cho kết quả glycyrrhizin tăng tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh HBeAg, HBV-DNA, HBsAg; tuy nhiên vì chất lượng các nghiên cứu này thấp nên giá trị không cao(4). Bệnh có ít nghiên cứu về việc sử dụng Amiphargen l| đợt cấp của viêm gan B mạn, viêm gan tự mi n và suy gan cấp với các nghiên cứu ở quy mô pilot. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 7,6% bệnh nhân (nhóm 1) và 6,9% bệnh nh}n (nhóm 2) đợt cấp viêm gan B mạn tính (p = 0,836); 1 bệnh nhân viêm gan tự mi n và 2 bệnh nhân suy gan cấp. Nghiên cứu của Tandon A. (2000) thực hiện trên 17 bệnh nhân viêm gan B cấp, glycyrrhizin giảm đ{ng kể AST, ALT; sau điều trị cả 7 bệnh nh}n đều chuyển đổi huyết thanh, 5/7 bệnh nhân mất HBsAg(15). Nghiên cứu của tác giả Yasui S. (2011) thực hiện trên 31 bệnh nhân viêm gan tự mi n cấp tính, kết quả transaminase gan ở nhóm dùng glycyrrhizin và nhóm dùng glycyrrhizin cùng corticoid giảm có ý nghĩa so với trước điều trị (p = 0,009; p = 0,01)(21). Nghiên cứu còn đưa ra kết luận việc sử dụng sớm glycyrrhizin có thể ngăn ngừa tiến triển đợt bùng phát viêm gan tự mi n. Nghiên cứu của tác giả Acharya S.K. (1993) cũng cho thấy Amiphargen làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy gan cấp(2). Tần suất sử dụng Amiphargen kể từ sau ngày có hiệu lực của công văn số 8321/BYT-BH giảm có ý nghĩa thống kê so với trước đó (p < 0,001). Điều này chứng tỏ công văn đã thực hiện được mục tiêu là kiểm soát chặt chẽ việc chỉ định Amiphargen ở c{c cơ sở khám, chữa bệnh. Tỷ lệ hồ sơ đạt tiêu chuẩn ở nhóm 1 là 30,4% thấp hơn gần 3 lần so với ở nhóm 2 l| 98,3% (p < 0,001), đa số hồ sơ bị loại là do không có xét nghiệm AST v| ALT trước điều trị. Amiphargen với thành phần chính là glycyrrhizin với tác dụng được biết nhiều nhất là hỗ trợ giảm men gan. Việc tăng tần suất xét nghiệm chức năng gan trước chỉ định chứng tỏ việc sử dụng Amiphargen đã được cân nhắc hơn trước khi có công văn 8321/BYT-BH. Hiện tại chưa có nghiên cứu về việc sử dụng Amiphargen trên bệnh ung thư gan, do đó việc gia tăng tần suất sử dụng ở trên bệnh này chứng tỏ dường như c{c chứng cứ y học chưa được xem xét đúng mức. Sau điều trị, AST, ALT giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều tri. Tuy nhiên, mức giảm ở các nhóm bệnh gan có sự khác biệt. Riêng ở bệnh nh}n ung thư gan, AST, ALT sau điều trị tăng. Hiện nay, chưa có nghiên cứu về việc sử dụng Amiphargen trên bệnh nh}n ung thư gan. Mặt khác, tác dụng chủ yếu của Amiphargen là kháng viêm và hỗ trợ giảm men gan, trong khi mục tiêu điều trị chính của bệnh nh}n ung thư l| giảm tốc độ tăng sinh của khối u. Bệnh nh}n ung thư l| đối tượng phải sử dụng nhiều thuốc, thể trạng suy nhược; trong khi Amiphargen là thuốc dùng đường tiêm và chi phí cao. Do đó, cùng với kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu, chúng tôi đề nghị không nên sử dụng Amiphargen cho bệnh nhân ung thư gan. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 129 Trên bệnh nhân có nhiều chứng cứ về việc sử dụng Amiphargen (viêm gan C mạn, viêm gan B mạn, xơ gan do viêm gan C) tỷ lệ giảm AST, ALT khoảng 20 – 35%. Trong khi đó, đối tượng bệnh nhân không hoặc có ít chứng cứ về việc sử dụng Amiphargen (xơ gan do nguyên nh}n kh{c, đợt cấp viêm gan B mạn, viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, bệnh gan khác) tỷ lệ giảm AST, ALT khoảng 22 – 90%, cao hơn trên bệnh gan đã có nhiều chứng cứ. Như vậy, bên cạnh sử dụng thuốc Amiphargen dựa trên các chứng cứ y học, việc sử dụng Amiphargen theo kinh nghiệm của b{c sĩ cũng đem lại nhiều lợi ích. Tuy nghiên cứu đã có được một số kết quả đ{ng ghi nhận về tình hình sử dụng thuốc Amiphargen nhưng nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Thiết kế nghiên cứu là cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án, việc ghi nhận các thông tin là thụ động. Nhiều thông tin mang tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào nhân viên y tế. Transaminase trên từng bệnh nhân, bên cạnh việc ảnh hưởng của Amiphargen còn có thể phụ thuộc vào nhiều thuốc và yếu tố ảnh hưởng không thể loại trừ như tuổi, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan k m theo,<. Bệnh nh}n ung thư gan, ngo|i sử dụng thuốc điều trị nội khoa, còn có thể sử dụng các thủ thuật ngoại khoa can thiệp lên gan có thể dẫn đến tăng transaminase gan sau điều trị. KẾT LUẬN Công văn 8321/BYT-BH đã có một số tác động tích cực đến vấn đề sử dụng thuốc Amiphargen như hạn chế được tần suất sử dụng Amiphargen ở bệnh viện Thống Nhất. B{c sĩ quan t}m hơn đến xét nghiệm transaminase gan trước khi chỉ định thuốc, bắt đầu dùng thuốc sớm hơn. Ở bệnh nh}n ung thư gan, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng nồng độ AST v| ALT sau điều trị. Đ}y l| đối tượng cần chú ý thận trọng hơn khi cho chỉ định Amiphargen. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 3645/BHXH-DVT – Công văn v/v tăng cường quản lý và sử dụng thuốc BHYT. Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 2. Acharya SK, Dasarathy S, Tandon A, Joshi YK and Tandon BN (1993). A preliminary open trial on interferon stimulator (SNMC) derived from Glycyrrhiza glabra in the treatment of subacute hepatic failure. Indian J Med Res, 98: 69-74. 3. Arase Y, Ikeda K, Murashima KN, Chayama A, Tsubota IK, Suzuki Y et al (1997). The long term efficacy of glycyrrhizin in chronic hepatitis C patients. Cancer, 79: 1494-1500. 4. Chen J, Wang J, Qin T, Huang Y, Li J (2014). Efficacy and safety of Stronger Neo-Minophagen C for treatment of chronic hepatitis B: a meta-analysis of randomized controlled trials. Journal of Southern Medical University, 34: 1224-1229. 5. Ikeda K (2007). Glycyrrhizin injection therapy prevents hepatocellular carcinogenesis in patients with interferon resistant active chronic hepatitis C. Hepatology Research, 37(s2). 6. Ikeda K, Arase Y, Kobayashi M, Saitoh S, Someya T, Hosaka T et al (2006). A long-term glycyrrhizin injection therapy reduces hepatocellular carcinogenesis rate in patients with interferon- resistant active chronic hepatitis C: a cohort study of 1249 patients. Digestive diseases and sciences, 51: 603-609. 7. Kumada H (2002). Long-term treatment of chronic hepatitis C with glycyrrhizin [stronger neo-minophagen C (SNMC)] for preventing liver cirrhosis and hepatocellular carcinoma. Oncology, 62: 94-100. 8. Ma K, Xie Y, Yang W, Wang Y, Yi D, Zhuang Y (2014). Analysis of characteristics of traditional Chinese medicine and western medicine clinical use in patients with viral hepatitis based on real world hospital information system data. China journal of Chinese materia medica, 39: 3535-3540. 9. Manns MP, Wedemeyer H, Singer A, Khomutjanskaja N, Dienes HP, Roskams T et al. (2012). Glycyrrhizin in patients who failed previous interferon alpha-based therapies: biochemical and histological effects after 52 weeks. J Viral Hepat, 19: 537-546. 10. Miyake K, Tango T, Ota Y, Mitamura K, Yoshiba M, Kako M et al. (2002). Efficacy of Stronger Neo‐Minophagen C compared between two doses administered three times a week on patients with chronic viral hepatitis. Journal of gastroenterology and hepatology, 17: 1198-1204. 11. Murphy S, Xu J, Kochanek K, Bastian B (2016). Deaths: Final Data for 2013. National vital statistics reports: from the Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Health Statistics, National Vital Statistics System, 64: 1-119. 12. Orlent H, Hansen BE, Willems M, Brouwer JT, Huber R, Kullak- Ublick GA et al. (2006). Biochemical and histological effects of 26 weeks of glycyrrhizin treatment in chronic hepatitis C: a randomized phase II trial. Journal of hepatology, 45: 539-546. 13. Piton A, Poynard T, Imbert F, Bismut L et.al. (1998). Factors associated with serum alanine transaminase activity in healthy subjects: consequences for the definition of normal values, for selection of blood donors, and for patients with chronic hepatitis C. Hepatology, 27: 1213-1219. 14. Suzuki H (1983). Effects of glycyrrhizin on biochemical tests in patients with chronic hepatitis. Double-blind trial. Asian Med J, 26: 423-438. 15. Tandon A, Tandon B, Bhujwala R (2001). Treatment of subacute hepatitis with lamivudine and intravenous glycyrrhizin: a pilot study. Hepatology research, 20: 1-8. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 130 16. Tran D, Kosik R, Mandell G, Chen Y, Su T, Chiu A et.al. (2013). Tobacco Control in Vietnam. public health, 127: 109-118. 17. Van BT, Blizzard L, Luong KN, Le N et. al. (2015). Declining prevalence of tobacco smoking in Vietnam. Nicotine & Tobacco Research, 17: 831-838. 18. Van R et al. (2001). Glycyrrhizin-induced reduction of ALT in European patients with chronic hepatitis C. Am J Gastroenterol, 96: 2432-2437. 19. Van R, Vulto TG, Hop WC, Brouwer JT, Niesters HG, Schalm SW (1999). Intravenous glycyrrhizin for the treatment of chronic hepatitis C: a double-blind, randomized, placebo-controlled phase I/II trial. J Gastroenterol Hepatol, 14: 1093-1099. 20. Veldt BJ, et al. (2006). Long-term clinical outcome and effect of glycyrrhizin in 1093 chronic hepatitis C patients with non- response or relapse to interferon. Scand J Gastroenterol, 41: 1087- 1094. 21. Yasui S et al. (2011). Efficacy of intravenous glycyrrhizin in the early stage of acute onset autoimmune hepatitis. Dig Dis Sci, 56: 3638-3647. 22. Zhang L and Wang B (2002). Randomized clinical trial with two doses (100 and 40 ml) of Stronger Neo-Minophagen C in Chinese patients with chronic hepatitis B. Hepatology research, 24: 220-227. 23. Zhang L et al. (2000). Therapeutic effects of Stronger Neo- Minophagen C (SNMC) in patients with chronic liver disease. Hepatology research, 16: 145-154. Ngày nhận bài báo: 18/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017 Ng|y b|i b{o được đăng 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_su_dung_amiphargen_tai_benh_vien_thong_nh.pdf
Tài liệu liên quan