So với phác đồ “SOF + RBV trong 12 tuần”
các phác đồ “SOF + RBV trong 16 – 20 tuần” và
“SOF/LDV + RBV trong 12 tuần” được chỉ
định kém hợp lý hơn với OR lần lượt là 0,09
và 0,06. Đây là những phác đồ dành cho bệnh
nhân xơ gan hoặc tái điều trị, tuy nhiên đa số
bệnh nhân lại được điều trị lần đầu, hoặc điều
trị với liều RBV thấp hơn liều khuyến cáo.
Tương tự, phác đồ “SOF/LDV trong 12 tuần”
và phác đồ “SOF + DCV trong 12 tuần” được
sử dụng hợp lý hơn phác đồ “SOF + RBV
trong 12 tuần” với OR lần lượt là 45,06 và
31,02 do tỷ lệ lớn bệnh nhân được sử dụng
RBV với liều thấp hơn liều khuyến cáo trong
phác đồ “SOF + RBV trong 12 tuần”.
Việc sử dụng không hợp lý phác đồ điều trị
trên bệnh nhân lần đầu điều trị, không xơ gan
hoặc không rõ tình trạng xơ gan có thể giải thích
bởi tâm lý muốn đảm bảo đạt SVR của bác sĩ nên
sử dụng phác đồ kéo dài hơn so với khuyến cáo.
Các trường hợp chỉ định thuốc không hợp lý còn
bao gồm các trường hợp chỉ định RBV thấp hơn
liều khuyến cáo do tâm lý e ngại gặp tác dụng
không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân,
đặc biệt trên các bệnh nhân cao tuổi. Tuy kết quả
khảo sát cho thấy hiệu quả điều trị không khác
biệt giữa các phác đồ, việc sử dụng RBV thấp
hơn liều khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ
không đạt hiệu quả điều trị của phác đồ hay
nguy cơ đề kháng thuốc.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng và hiệu quả điều trị viêm gan siêu vi C mạn của thuốc kháng virus trực tiếp tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 89
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM GAN SIÊU VI C MẠN CỦA THUỐC KHÁNG VIRUS
TRỰC TIẾP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HCM
Lý Thị Kim Dung*, Đặng Nguyễn Đoan Trang**,***
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm gan siêu vi C mạn là một trong những nguyên nh}n h|ng đầu g}y xơ gan, ung thư gan.
Trong v|i năm trở lại đ}y, sự ra đời của các thuốc kháng virus trực tiếp (DAA) đã tạo nên bước đột phá về hiệu
quả điều trị HCV mạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tình hình sử dụng, hiệu quả điều trị cũng như tính an to|n
của DAA đối với bệnh nhân Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng, hiệu quả điều trị, tính an toàn của DAA và các yếu tố liên quan đến
việc sử dụng hợp lý DAA.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 282 bệnh nhân
ngoại trú ≥ 18 tuổi) được chẩn đo{n nhiễm HCV mạn v| được điều trị với DAA từ th{ng 03/2016 đến tháng
03/2017 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hồ sơ điều trị
ngoại trú và phỏng vấn bệnh nhân về các thông tin cá nhân, chỉ số xét nghiệm, bệnh kèm, thuốc đang dùng và
biến cố bất lợi gặp phải trong qu{ trình điều trị.
Kết quả: Trong 282 bệnh nhân của toàn bộ mẫu nghiên cứu có 21,11% (42/241) bệnh nh}n xơ gan;
18,79% (53/282) bệnh nhân có tiền sử điều trị HCV trước đó. Tỷ lệ sử dụng các thuốc sofosbuvir,
lediparsvir và daclatasvir lần lượt l| 100%, 69,15% v| 13,83%. Ph{c đồ sofosbuvir/ledipasvir + ribavirin
trong 12 tuần l| ph{c đồ được chỉ định nhiều nhất (39,36%). Tỷ lệ đạt đ{p ứng virus bền vững của toàn bộ
mẫu nghiên cứu l| 98,58%, dao động trong khoảng từ 85,71% đến 100%. Biến cố bất lợi (ADEs) thường
gặp nhất là mệt mỏi (33,69%), nóng (31,21%) và thiếu m{u (19,15%). Trong đó thiếu máu là ADEs chỉ
gặp ở ph{c đồ chứa RBV và nhiều hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân nữ hay bệnh nh}n xơ gan. Kết
quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy các yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý là tiền sử điều
trị HCV trước đó v| sự lựa chọn ph{c đồ điều trị.
Kết luận: C{c ph{c đồ DAA cho hiệu quả điều trị cao và an toàn. Tuy nhiên, cần chú ý trình trạng xơ gan
cũng như tiền sử điều trị HCV trước đó của bệnh nh}n để lựa chọn ph{c đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả
điều trị, hạn chế các biến cố bất lợi cũng như chi phí điều trị không cần thiết.
Từ khóa: Virus viêm gan C (HCV), viêm gan siêu vi C mạn, thuốc kháng virus trực tiếp.
ABSTRACT
INVESTIGATION ON THE USE AND EFFECTIVENESS OF DIRECT ACTING ANTIVIRALS
IN THE TREATMENT OF CHRONIC HEPATITIS C AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER HCMC
Ly Thi Kim Dung, Dang Nguyen Doan Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 89 - 95
Introduction: Chronic hepatitis C is one of the leading cause of cirrhosis, liver cancer and severe extrahepatic
manifestations. The recent development of direct acting antiviral (DAAs) has dramatically improved tolerability
*Khoa Dược, Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
** Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
***Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS Đặng Nguy n Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: dtrangpharm@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 90
and decreased adverse effects. However, data on the use and effectiveness of these medication on Vietnamese
patients is still limited.
Objectives: To investigate the use of DAAs, to assess effectiveness and safety of treatment with DAAs and
to identify factors associated with HCV treatment appropriately.
Materials and methods: A descriptive cross – sectional study was conducted on 282 outpatients aged 18 or
over diagnosed with chronic hepatitis C and treated with DAAs at University Medical Center HCMC from
March 2016 to March 2017. Data were collected from medical records and from a questionnaire on patient’s
profile, medical history and adverse drug reaction (ADEs).
Results: Of 282 patients in the study population, 21.11% (42/241) had cirrhosis, 18.79% had been
previously treated for hepatitis C. The proportion of sofosbuvir, ledipasvir and daclatasvir indicated were 100%,
69.15% and 13.83%, respectively. The combination of sofosbuvir/ledipasvir and ribavirin for 12 weeks was the
most common regimen observed (39.36%). The average subtain viral response (SVR) of the whole study
population was 98.58%, ranging from 85.71% to 100%. The most common ADEs were fatigue (33.69%), hot
flashes (31.21%) and anemia (19.15%). Anemia was observed only in regimens with RBV and the prevalence of
anemia was significantly higher in women and patients with cirrhosis. Multivariable logistic regression analyses
characterizing the relationships between HCV treatment history, HCV treatment regimens, diabetes and the
appropriate HCV treatment administration were performed.
Conclusion: Data from the study suggested high effectiveness and safety of regimens with DAAs. Cirrhosis
and history of previous hepatitis C treatment should be taken into consideration in selecting appropriate regimens
for the treatment of hepatitis C.
Key words: Hepatitis C virus (HCV), chronic hepatitis C, direct-acting antivirals
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi C (HCV) là một vấn đề y tế
toàn cầu, l| nguyên nh}n h|ng đầu g}y xơ gan,
ung thư gan v| c{c biến chứng nặng ngoài gan,
có thể gây tử vong(5). Theo ước tính của Tổ chức
Y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có
trên 185 triệu bệnh nhân nhi m HCV và khoảng
350.000 người chết mỗi năm do c{c nguyên nh}n
liên quan đến viêm gan siêu vi C(12). Trong khi
đó, vaccine phòng bệnh viêm gan siêu vi C hiện
vẫn chưa có, do đó việc điều trị nhằm hạn chế
các biến chứng của bệnh cũng như hạn chế lây
nhi m là tối cần thiết.
Các thuốc kháng HCV truyền thống đã đạt
được hiệu quả nhất định trong việc điều trị
viêm gan siêu vi C. Tuy nhiên, hiệu quả giới
hạn và tác dụng phụ của thuốc là nguyên
nhân làm giảm cơ hội được chữa khỏi bệnh
của bệnh nhân.
Sự ra đời của các thuốc kháng virus trực tiếp
(DAA) đã mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị
viêm gan siêu vi C mạn, nâng tỷ lệ điều trị khỏi
bệnh lên đến hơn 90%, d dung nạp và d sử
dụng hơn, rút ngắn thời gian điều trị, khắc phục
được những trường hợp thất bại trong điều trị
với c{c ph{c đồ cũ hoặc chống chỉ định với các
thuốc truyền thống như interferon(1,6,7,9). Với hiệu
quả được chứng minh trong các thử nghiệm lâm
s|ng, DAA đã dần thay thế ph{c đồ cũ với
interferon trong hầu hết c{c ph{c đồ điều trị, trở
th|nh điều trị đầu tay trong điều trị viêm gan
siêu vi C mạn ở người lớn hiện nay.
Tại Việt Nam, DAA mới được đưa v|o sử
dụng trong thời gian gần đ}y nhưng số lượng kê
toa tăng đ{ng kể do hiệu quả nổi bật được ghi
nhận trên lâm sàng của thuốc, đặc biệt ở các
bệnh viện lớn. Tuy nhiên, ở các bệnh viện nhỏ -
tuyến địa phương, việc sử dụng DAA trong điều
trị viêm gan siêu vi C mạn vẫn còn hạn chế do
các vấn đề liên quan đến chi phí cũng như chưa
có nhiều thông tin và kinh nghiệm điều trị trên
l}m s|ng. Đồng thời, số lượng báo cáo và nghiên
cứu về việc sử dụng và hiệu quả điều trị viêm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 91
gan siêu vi C của các thuốc kháng virus trực tiếp
cũng rất ít. Do đó, đề tài nhằm cung cấp thêm
thông tin cho b{c sĩ điều trị, trên cơ sở đó giúp
xây dựng ph{c đồ điều trị của bệnh viện.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đo{n
nhi m HCV mạn v| được chỉ định điều trị bằng
thuốc kháng virus trực tiếp tại Bệnh viện Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
03/2016 đến tháng 03/2017.
Phụ nữ có thai; bệnh nhân bị suy giảm chức
năng thận (eGFR< 30ml/ phút); không dùng đủ
ph{c đồ; thay đổi ph{c đồ; không tái khám kiểm
tra đ{p ứng virus bền vững (SVR) bị loại ra khỏi
nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Công thức ước lượng cỡ mẫu
2
2
)2/1(
d
)p1(pZ
n
Z: hệ số tin cậy; Z = 1,96 với độ tin cậy là 95%
p: tỷ lệ bệnh nhân nhi m HCV mạn điều trị
với DAA đạt SVR.
Tại thời điểm khảo sát, dựa vào nghiên cứu
của Sulkowski(11), thử nghiệm LONESTAR(8), tỷ lệ
đạt SVR12 hoặc SVR24 khoảng 90% với các phác
đồ điều trị HCV được khuyến c{o, do đó gi{ trị p
ước tính là 0,9.
d: là sai số chuẩn, chọn sai số là 5%.
Cỡ mẫu tối thiểu tính được là N=139.
Số hồ sơ điều trị ngoại trú thu thập thực tế
là 282.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ điều trị ngoại
trú và thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bệnh
nhân.
Đánh giá tính hợp lý và tính an toàn của các
phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C mạn
C{c ph{c đồ điều trị viêm gan siêu vi C mạn
được đ{nh gi{ l| hợp lý khi thỏa các tiêu chí về
thành phần, liều, thời gian điều trị dựa trên các
khuyến c{o điều trị HCV mạn của Bộ Y tế
(2016)(2) và Hiệp hội gan châu Âu (2016)(3).
Tính an toàn của c{c đồ điều trị viêm gan
siêu vi C mạn được x{c định dựa trên tần suất
các biến cố bất lợi (ADE) ghi nhận thông qua
việc phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân trong quá
trình điều trị.
Phƣơng pháp xử lý thống kê
Phương trình hồi quy logistic đa biến được
áp dụng để đ{nh gi{ c{c yếu tố liên quan đến
việc chỉ định thuốc hợp lý.
Tất cả các phép kiểm thống kê được thực
hiện với phần mềm SPSS 20 và Excel 2010,
các giá trị được coi l| có ý nghĩa thống kê
khi p < 0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 92
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi (TB ± SD (khoảng)) 54,86 ± 11,32 (22 - 78)
Giới tính (Tỷ lệ %)
Nam 43,62%
Nữ 56,38%
Tiền sử (Tỷ lệ %)
Gia đình có ngƣời nhiễm HCV 11,16%
Sử dụng rƣợu/bia 41,13%
Sử dụng ma túy 1,77%
Điều trị HCV 18,79%
BMI (kg/m
2
) (TB ± SD (khoảng)) 22,64 ± 3,12 (14,61 - 37,46)
Bệnh kèm*
(Tỷ lệ %)
Loại bệnh kèm
Viêm dạ dày 17,73%
Tăng huyết áp 14,18%
Gan nhiễm mỡ 12,06%
Đái tháo đƣờng typ 2 10,99%
Số bệnh kèm
0 34,40%
1 34,75%
2 18,44%
3 8,51%
4 3,55%
6 0,35%
Xơ gan (Tỷ lệ %) 21,11%
Kiểu gen* (Tỷ lệ %)
1 51,77%
2 17,38%
6 26,6%
Khác 4,26%
Không rõ 0,35%
Tải lƣợng HCV RNA (log 10UI/ml) (TB ± SD (khoảng)) 6,75 ± 7,09 (2,18 – 7,92)
Tải lƣợng HCV RNA
(Tỷ lệ %)
> 10
6
UI/ml 56,03%
< 10
6
UI/ml 43,97%
Nồng độ ALT (U/l) (TB ± SD (khoảng)) 68,59 ± 62,42 (8 – 468)
Nồng độ ALT
(Tỷ lệ %)
> ULN** 51,77%
≤ ULN** 48,23%
* 1 bệnh nh}n đồng nhiễm kiểu gen 1 và 6, TB ± SD Trung bình ± độ lệch chuẩn, **ULN: Giới hạn bình thường trên (40 U/l)
Tỷ lệ các thuốc kháng virus trực tiếp đƣợc chỉ
định
Trong các thuốc DAA được chỉ định, tỷ lệ sử
dụng sofosbuvir (SOF), ledipasvir (LDV) và
daclatasvir (DCV) lần lượt là 100%, 69,15% và
13,83%.
Ph{c đồ được chỉ định nhiều nhất là SOF/LDV
+ RBV trong 12 tuần (39,36%) và SOF/LDV trong
12 tuần (21,63%).
Hiệu quả của các phác đồ DAA
Đáp ứng virus nhanh (RVR)
Tỷ lệ đạt đ{p ứng virus nhanh (RVR) trên
toàn bộ mẫu nghiên cứu là 98,88% (265/268) và
không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ
đạt RVR giữa các kiểu gen HCV cũng như giữa
c{c ph{c đồ (p > 0,05).
Đáp ứng virus bền vững (SVR)
Trong 282 bệnh nhân khảo sát, có 278 bệnh
nh}n đạt đ{p ứng virus bền vững (98,58%), 4
bệnh nhân (0,42%) bị thất bại điều trị, trong đó 3
bệnh nhân không đạt SVR và 1 bệnh nhân HCV
RNA tăng trở lại khi định lượng ở tuần 24 của
ph{c đồ, tất cả các bệnh nh}n n|y đều đạt RVR.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 93
Hình 1: Hiệu quả điều trị trên từng kiểu gen của các
ph{c đồ DAA. A: SOF+RBV x 12 tuần, B: SOF + RBV x
16-20 tuần, C: SOF + RBV x 24 tuần, D: SOF/LED x 12
tuần, G: SOF/LED + RBV x 12 tuần, H: SOF/LED + RBV
x 16-20 tuần, I: SOF/LED + RBV x 24 tuần, J: SOF + DCV
x 12 tuần, L: SOF + DCV + RBV x 12 tuần
Tỷ lệ đạt SVR của kiểu gen 6 thấp nhất
(97,33%), tiếp đến là kiểu gen 1 (98,63%) và các
kiểu gen còn lại có tỷ lệ đạt SVR là 100%. Sự khác
biệt về tỷ lệ đạt SVR giữa c{c ph{c đồ trong mỗi
kiểu gen không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tỷ lệ đạt SVR theo từng kiểu gen của các
ph{c đồ được trình bày trong hình 1.
Nồng độ ALT vào các lần tái khám
Nồng độ ALT trung bình trước điều trị,
sau khi điều trị 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần và sau
khi ngưng dùng thuốc 12 tuần lần lượt là 68,58
± 62,41 UI/L; 22,09 ± 12,40 UI/L; 22,29 ± 12,72
UI/L; 22,97 ± 14,12 UI/L và 23,14 ± 16,40 UI/L.
Nồng độ ALT ở các lần tái khám giảm có ý
nghĩa thống kê so với trước khi bắt đầu điều
trị (p < 0,001) nhưng kh{c nhau không có ý
nghĩa giữa các lần tái khám (p > 0,05) và vẫn
nằm trong khoảng giá trị bình thường.
Tính an toàn của các phác đồ DAA
Trong thời gian nghiên cứu, không có
bệnh nh}n n|o ngưng ph{c đồ do tác dụng
không mong muốn, không có biến cố bất lợi
nặng khiến bệnh nhân nhập viện hay tử vong.
Đa số các biến cố ở mức độ nhẹ, một bệnh
nhân gặp ADE mức độ 3 với Hb < 8 g/dl;
không có bệnh nhân gặp ADE mức độ 4. Các
biến cố bất lợi thường xuất hiện ở thời gian
đầu của liệu trình và hết khi ngưng thuốc.Các
ADE được ghi nhận trong quá trình sử dụng
thuốc trong toàn bộ mẫu nghiên cứu được
trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Biến cố bất lợi ghi nhận trong toàn bộ mẫu nghiên cứu
Stt Biến cố bất lợi
Toàn bộ mẫu nghiên cứu (N=282)
Phác đồ chứa RBV (n=184)
Nữ (n=159) Nam (n=123)
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
1 Mệt mỏi 61 38,36 34 27,64 70 38,04
2 Nóng 49 30,82 39 31,71 61 33,15
3 Thiếu máu 42 26,42 12 9,76 54 29,35
4 Lở miệng 23 14,47 14 11,38 26 14,13
5 Đau đầu 22 13,84 12 9,76 26 14,13
6 Kém ăn 25 15,72 8 6,50 29 15,76
7 Khó ngủ 23 14,47 10 8,13 28 15,22
8 Chóng mặt 21 13,21 10 8,13 25 13,59
9 Nhức mỏi cơ 20 12,58 7 5,69 19 10,33
10 Ngứa 14 8,81 10 8,13 19 10,33
Tổng 133 83,65 97 78,86 162 88,04
Tính hợp lý của các phác đồ DAA trong điều trị
viêm gan siêu vi C mạn
Tỷ lệ chỉ định hợp lý của các phác đồ DAA
trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn
Trên toàn bộ mẫu khảo sát, có 91 bệnh nhân
được chỉ định thuốc không hợp lý bao gồm các
trường hợp điều trị lần đầu, không xơ gan hoặc
không rõ tình trạng xơ gan được chỉ định phác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 94
đồ 2 thuốc kết hợp RBV hoặc kéo d|i hơn 12
tuần v| c{c trường hợp điều trị lần đầu, xơ gan,
được chỉ định ph{c đồ chứa RBV với liều thấp
hơn liều khuyến cáo.
Bảng 3: Tỷ lệ chỉ định hợp lý c{c ph{c đồ DAA trong mẫu nghiên cứu
Phác đồ
Hợp lý
Thành phần Liều dùng Thời gian điều trị Hợp lý chung
Thuốc Thời gian (tuần) Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
SOF + RBV
12 (n=27) 25 92,59 15 55,56 27 100,00 13 48,15
16-20 (n=11) 11 100,00 4 36,36 5 45,45 1 9,09
24 (n=10) 2 20,00 4 40,00 0 0,00 0 0,00
SOF/LDV
12 (n=61) 60 198,36 61 100,00 60 98,36 59 96,72
16-20 (n=2) 2 100,00 2 100,00 0 0,00 0 0,00
24 (n=4) 4 100,00 4 100,00 3 75,00 3 75,00
SOF/LDV + RBV
12 (n=111) 47 42,34 55 49,55 111 100,00 20 18,02
16-20 (n=10) 4 40,00 2 20,00 0 0,00 0 0,00
24 (n=7) 6 85,71 5 71,43 0 0,00 0 0,00
SOF + DCV
12 (n=30) 30 100,00 30 100,00 29 96,67 29 96,67
24 (n=1) 1 100,00 1 100,00 1 100,00 1 100,00
SOF + DCV + RBV 12 (n=8) 2 25,00 3 37,50 8 100,00 1 12,50
Tổng cộng (N=282) 194 68,79 186 65,96 244 86,52 127 45,04
Tỷ lệ chỉ định hợp lý của c{c ph{c đồ DAA
trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.
Các yếu tố liên quan đến chỉ định thuốc DAA
hợp lý
Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến với
các biến độc lập bao gồm giới tính, tuổi, cân
nặng, xơ gan, tiền sử điều trị HC, bệnh kèm
(viêm dạ d|y, đ{i th{o đường typ 2, tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu, viêm gan siêu vi B, bệnh
lý tuyến giáp, thiếu máu), kiểu gen HCV và phác
đồ điều trị cho thấy tiền sử điều trị HCV (OR* =
20,33; 95% CI* 6,36 – 65,0; p < 0,001) và các phác
đồ điều trị (SOF + RBV trong 16-20 tuần (OR =
0,09; 95% CI 0,01 – 0,97; p = 0,048), SOF/ LDV
trong 12 tuần (OR = 45,06; 95% CI 3,91 – 636,16; p
= 0,005), SOF/LDV + RBV trong 12 tuần (OR =
0,06; 95% CI 0,01 – 0,67; p = 0,022) và SOF + DCV
trong 12 tuần (OR = 31,02; 95% CI 1,96 – 49,59; p
= 0,015) (so với ph{c đồ SOF + RBV trong 12
tuần)) có liên quan đến tính hợp lý chung trong
chỉ định c{c ph{c đồ điều trị HCV chứa DAA.
*OR: odds ratio (tỷ số chênh), CI; confidence interval
(khoảng tin cậy)
BÀN LUẬN
Trong quá trình khảo s{t, SOF được ghi nhận
là thuốc DAA được sử dụng nhiều nhất vì là
thuốc ức chế NS5B duy nhất có mặt tại bệnh
viện. LDV được bào chế ở dạng kết hợp với SOF
trong cùng 1 viên nên d sử dụng và tuân thủ
hơn DCV khi dùng kết hợp với SOF trong các
ph{c đồ điều trị.
Kết quả về tỷ lệ đạt SVR trong nghiên cứu
n|y kh{ tương đồng với các nghiên cứu kh{c đã
được báo cáo(1,6,8,11,10).
Biến cố bất lợi gặp nhiều hơn ở ph{c đồ chứa
RBV so với c{c ph{c đồ không chứa RBV
(OR= 3,25), đặc biệt với ADE liên quan đến RBV
đã biết như thiếu máu (100%; 54/54). Tỷ lệ xuất
hiện ADE thiếu m{u kh{c nhau có ý nghĩa thống
kê giữa bệnh nh}n xơ gan v| không xơ gan với
tỷ lệ % lần lượt là 40,5% (17/42) và 16,1% (32/199)
(p = 0,001). Điều này có thể giải thích bởi nguy cơ
xuất huyết tiêu hóa do giảm tiểu cầu và giảm
tổng hợp các yếu tố đông m{u của tế bào gan
hoặc tăng hoạt động phá hủy tế bào hồng cầu
trong trường hợp cường l{ch hay phì đại lách ở
bệnh nh}n xơ gan(4).
So với ph{c đồ “SOF + RBV trong 12 tuần”
c{c ph{c đồ “SOF + RBV trong 16 – 20 tuần” v|
“SOF/LDV + RBV trong 12 tuần” được chỉ
định kém hợp lý hơn với OR lần lượt là 0,09
v| 0,06. Đ}y l| những ph{c đồ dành cho bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 95
nh}n xơ gan hoặc t{i điều trị, tuy nhiên đa số
bệnh nhân lại được điều trị lần đầu, hoặc điều
trị với liều RBV thấp hơn liều khuyến cáo.
Tương tự, ph{c đồ “SOF/LDV trong 12 tuần”
v| ph{c đồ “SOF + DCV trong 12 tuần” được
sử dụng hợp lý hơn ph{c đồ “SOF + RBV
trong 12 tuần” với OR lần lượt là 45,06 và
31,02 do tỷ lệ lớn bệnh nh}n được sử dụng
RBV với liều thấp hơn liều khuyến cáo trong
ph{c đồ “SOF + RBV trong 12 tuần”.
Việc sử dụng không hợp lý ph{c đồ điều trị
trên bệnh nhân lần đầu điều trị, không xơ gan
hoặc không rõ tình trạng xơ gan có thể giải thích
bởi tâm lý muốn đảm bảo đạt SVR của b{c sĩ nên
sử dụng ph{c đồ kéo d|i hơn so với khuyến cáo.
C{c trường hợp chỉ định thuốc không hợp lý còn
bao gồm c{c trường hợp chỉ định RBV thấp hơn
liều khuyến cáo do tâm lý e ngại gặp tác dụng
không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân,
đặc biệt trên các bệnh nhân cao tuổi. Tuy kết quả
khảo sát cho thấy hiệu quả điều trị không khác
biệt giữa c{c ph{c đồ, việc sử dụng RBV thấp
hơn liều khuyến cáo có thể l|m tăng nguy cơ
không đạt hiệu quả điều trị của ph{c đồ hay
nguy cơ đề kháng thuốc.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát trên 282 bệnh nhân, nghiên
cứu đã góp phần cho thấy tình hình sử dụng
thuốc, hiệu quả điều trị và tính an toàn của các
thuốc DAA cũng như c{c yếu tố ảnh hưởng đến
sự sử dụng hợp lý c{c ph{c đồ điều trị viêm gan
siêu vi C mạn. Kết quả khảo sát gợi ý cần phải
cân nhắc tiền sử điều trị, tình trạng xơ gan, thuốc
dùng kèm, nồng độ Hb, cân nặng của bệnh nhân
để lựa chọn ph{c đồ điều trị phù hợp nhằm
mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh
nhân, tránh các biến cố bất lợi cũng như chi phí
điều trị không cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahn SH et al. (2016). A phase 3b study of sofosbuvir plus
ribavirin in treatment – naive and treatment – experienced
Korean patients chronically infected with genotype 2 hepatitis C
virus. Journal Of Viral Hepatitis, 23 (5):359-364.
2. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đo{n v| điều trị viêm gan siêu
vi C.
3. European Association for the Study of the Liver (2016), “EASL
Recommendations on Treatment of Hepatitis C 2016”, Journal of
Hepatology, 66 (1); pp. 153-189.
4. Gonzalez-Casas R et al. (2007). Spectrum of anemia associated
with chronic liver disease. World Journal of Gastroenterology,
15(37):4653-4657
5. Hoofnagle JH (1997). Hepatitis C: The Clinical Spectrum of
Disease. Hepatology, 15S-20S.
6. Jacobson IM et al. (2013). Sofosbuvir for Hepatitis C Genotype 2
or 3 in Patients without Treatment Options. The New England
Journal of Medicine, 368 (20):1867-77.
7. Kowdley et al. (2014). Ledipasvir and Sofosbuvir for 8 or 12
Weeks for Chronic HCV without Cirrhosis. The New England
Journal Of Medicine, 370 (20): 1880-1887.
8. Lawitz E et al. (2014). Sofosbuvir and ledipasvir fixed-dose
combination with and without ribavirin in treatment-naive and
previously treated patients with genotype 1 hepatitis C virus
infection (LONESTAR): an open-label, randomised, phase 2
trial. The Lancet, 383 (9916): 515-523.
9. Mizokami M et al (2015). Ledipasvir and sofosbuvir fixed-dose
combination with and without ribavirin for 12 weeks in
treatment-naive and previously treated Japanese patients with
genotype 1 hepatitis C: an open-label, randomised, phase 3 trial.
Lancet Infectious Diseases, 15(6):1-7.
10. Nezam A et al (2014). Ledipasvir and Sofosbuvir for previously
treated HCV genotype 1 infection. The New England Journal Of
Medicine, 370 (16):1483-1491.
11. Sulkowski MS et al. (2014). Daclatasvir plus Sofosbuvir for
previously treated or untreated chronic HCV infection. The New
England Journal of Medicine, 370 (3): 211-220.
12. World Health Organization (2014), Guidelines for the Screening,
Care and Treatment of Persons with Hepatitis C Infection, 1-122.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_hinh_su_dung_va_hieu_qua_dieu_tri_viem_gan_sie.pdf