KẾT LUẬN
Khảo sát 102 trường hợp (nữ: 56 nam: 46).
Tuổi trung bình là 72 + 17, số cơ quan thương tổn
trung bình chiếm 2,4, + 0,8. Có 99% bệnh nhân
không được đánh giá tình trạng dinh dưỡng
trước khi nuôi ăn qua sonde, có 68% bệnh nhân
bị SDD (24,5% SDD độ 1, 30,4% SDD độ 2, 13,7%,
SDD độ3) Tình trạng SDD phân bố theo giới nữ
nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê (p=0,001),
bệnh trên 2 cơ quan có tỷ lệ SDD (67,32%). Bệnh
nhân không được cung cấp dinh dưỡng hợp lý là
41,2%. Bệnh nhân đăng ký khẩu phần ăn tại
khoa dinh dưỡng 60,8% lý do không đăng ký vì
không biết thông tin (12,7%). Chưa tư vấn về
dinh dưỡng cho bệnh nhân chiếm 91,2%. Điều
dưỡng còn để người nhà cho ăn qua sonde là
41,2%. Trước khi cho ăn không kiểm tra dịch tồn
lưu trong dạ dày chiếm 100%. theo dõi chưa đầy
đủ 41%.
Vấn đề tư vấn dinh dưỡng cho người thân
nuôi bệnh rất quan trọng ảnh hưởng đến tình
trạng SDD của người bệnh, tư vấn dinh dưỡng
tốt tỷ lệ người bệnh SDD thấp có ý nghĩa thống
kê (p=0,000). BN được theo dõi chặt chẻ thì tỷ lệ
SDD thấp. Đây là những vấn đề chúng ta can
thiệp được để giảm tỷ lệ SDD cho bệnh nhân.
ĐỀ NGHỊ
Để giảm tỉ lệ SDD cho BN nuôi ăn qua sonde
đề nghị BV thực hiện.
Xây dựng quy trình nuôi ăn cho bệnh nhân
qua sonde dạ dày.
Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước và
sau khi nuôi ăn.
Tập huấn cập nhật cho điều dưỡng kỹ thuật
nuôi ăn qua sonde dạ dày.
Trường hợp đặc biệt mời bác sĩ khoa dinh
dưỡng tham vấn chế độ dinh dưỡng.
Tăng cường công tác tư vấn dinh dưỡng cho
người bệnh.
Tất cả bệnh nhân phải đăng ký dinh dưỡng
tại khoa dinh dưỡng của bệnh viện.
Tổ chức huấn luyện về kỹ thuật nuôi ăn qua
sonde dạ dày và cách đánh giá dịch tồn lưu
trước ăn.
Trang bị các loại cân cho các khoa lâm sàng
Khuyến khích nghiên cứu về dinh dưỡng
của bệnh nhân nội trú.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đặt Sonde dạ dày nuôi ăn tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 240
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN
ĐẶT SONDE DẠ DÀY NUÔI ĂN
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU BẾN TRE
Võ Thị Trang Đài*, Võ Thị Mộng Thúy*, Võ Thị Vở*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng rất cần trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt cần thiết khi bệnh nhân (BN) nuôi ăn
qua sonde và dinh dưỡng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân được đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi nuôi ăn và tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân nuôi ăn qua sonde.
Phương pháp: Khảo sát cắt ngang 102 trường hợp (nam: 46, nữ: 56) bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde dạ
dày tại Bệnh Viện (BV) Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre từ 01 tháng 4 đến 30 tháng 6 năm 2010. Tiêu chuẩn đánh
giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI, hoặc SGA, hoặc thử albumine máu
Kết quả: Có 99% bệnh nhân không được đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi nuôi ăn qua sonde. Tỷ lệ
bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (SDD) 68%, SDD phân bố ở nữ nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê (p=0,001).
Vấn đề tư vấn dinh dưỡng, ghi chép theo dõi liên quan đến tình trạng SDD của người bệnh rất có ý nghĩa thống
kê (p=0,001). Bệnh nhân không được cung cấp dinh dưỡng hợp lý là 41,2%. Bệnh nhân đăng ký ăn tại khoa dinh
dưỡng 60,8%. Gia đình bệnh nhân được nhân viên y tế tư vấn về dinh dưỡng 8,8%. Người nhà tự cho bệnh nhân
ăn qua sonde là 43,1%. Trước khi cho ăn không kiểm tra dịch tồn lưu trong dạ dày chiếm 100%. Ghi vào hồ sơ
bệnh án tình trạng bệnh nhân trước và sau ăn chưa đầy đủ 41,2%.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh được nuôi ăn qua sond dạ dày
chưa được thực hiện một cách toàn diện. Đây là những vấn đề chúng ta có thể can thiệp được để giảm tỷ lệ SDD
cho bệnh nhân.
Từ khóa: Dinh dưỡng, điều dưỡng, nuôi ăn qua sond dạ dày.
ABSTRACT
SECTIONAL PATIENTS’S NUTRITIONAL STATUS WERE FED THROUGH STOMACH SONDE
AT NGUYEN DINH CHIEU HOSPITAL IN BEN TRE
Vo Thi Trang Đai, Vo Thi Mong Thuy, Vo Thi Vo
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 240 - 244
Background: Nutrition is very needed in everyday life, when the patient are feeding through sonde stomach
that is very necessary especially and nutrition not only foster for patients but also treat of disease.
Objectives: Survey the status nutritional of patients were fed through stomach sonde at Nguyen Dinh
Chieu hospital in Ben Tre province, to determine the proportion of patients evaluated nutritional status prior to
feeding and nutritional status of patients fed through the sonde.
Methods: Cross sectional study of 102 cases (male: 46, female: 56) patients were fed through stomach sonde
at Nguyen Dinh Chieu hospital in Ben Tre province from April to June 2010.
Results: 99% of patients have not been evaluated nutritional status before feeding through the sonde. There
* Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu- Bến Tre
Tác giả liên lạc: CN Võ Thị Trang Đài ĐT: 0907413415 Email: daigiongtrom@yaghoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 241
are 68% of patients with malnutrition, the rate distribution of malnutrition in women higher than men have a
statistically significant (p = 0.001). Nutritional Counselling, writting the following notes of the malnutrition
status of the patient is very significant statistically (p = 0.001). 41.2% Patients are not provided nutrition
properly. Patients regist the diet regimen at the nutrition Department by 60.8%. Families of patients are
counseled in nutrition by health workers by 8.8%. Patients are eaten through the stomach sonde by their family is
43.1%. Before feeding did not check residued amount in the stomach by 100%. Recording and following notes
didn't fully 41,2%. These are problems that we can intervenee to reduce the malnutrition rate for patients.
Conclution: Research results showed that the problem of nutrition for patients were feeded through stomach
sonde that was not maked comprehensive. These are problems that we can intervene to reduce the rate of
malnutrition for patients.
Key words: nutrition, nursing, feeding through sond stomach.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng rất quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày và càng đặc biệt quan trọng hơn khi
bệnh nhân (BN) nuôi ăn qua sonde, dinh dưỡng
góp phần quan trọng trong điều trị. Bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu trung bình hàng ngày có 20-
30 BN được nuôi ăn qua sonde. BV chưa có
nghiên cứu về kỹ thuật nuôi ăn qua sonde và
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú vì
vậy chúng tôi thực hiện đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh
nhân đặt sonde dạ dày nuôi ăn tại bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ bệnh nhân được đánh giá tình
trạng dinh dưỡng trước khi nuôi ăn qua sonde.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh
nhân nuôi ăn qua sonde.
Đánh giá việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý
hàng ngày.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân có đặt sonde dạ dày nuôi ăn tại
Bệnh Viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre từ tháng
3 đến tháng 6 năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Khảo sát cắt ngang.
Dân số nghiên cứu
Tất cả BN nhập viện tại BV Nguyễn Đình
Chiểu có đặt sonde dạ dày nuôi ăn.
Mẫu nghiên cứu
Kỹ thuật chọn mẫu: toàn bộ BN đủ tiêu
chuẩn được đưa vào nghiên cứu.
Tiêu chí chọn mẫu
Tất cả BN có đặt sonde nuôi ăn hiện diện từ
01 tháng 3 đến 30 tháng 6 năm 2010, đồng ý
tham gia (không phân biệt giới tính, địa dư).
Xác định BN có đặt sonde nuôi ăn vào ngày
nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ: BN và gia đình không
muốn tham gia khảo sát.
Công cụ thu thập dữ kiện: Bộ câu hỏi soạn
sẵn.
Nội dung nghiên cứu
Bệnh nhân có được đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trước khi nuôi ăn qua sonde?
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đang
nuôi ăn qua sonde dạ dày?
Kỹ thuật nuôi ăn qua sonde hợp lý không?
kiểm tra dịch tồn lưu trong dạ dày trước khi
cho ăn?
Biện pháp cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho
BN nuôi ăn qua sonde dạ dày?
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 242
Phương pháp thu thập dữ kiện
Phỏng vấn 2 lần vào tuần thứ nhất và thứ ba
trong tháng.
Phỏng vấn trực tiếp, quan sát, ghi nhận vào
bộ câu hỏi soạn sẵn.
Người phỏng vấn: 2 Điều Dưỡng được tập
huấn về nội dung, cách phỏng vấn.
Kiểm soát sai lệch
Phỏng vấn thử 30 BN sau đó điều chỉnh bộ
câu hỏi.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng
trước khi có chỉ định nuôi ăn qua sonde đánh giá
theo chỉ số BMI, hoặc SGA, hoặc thử albumine
máu phải được ghi vào hồ sơ bệnh án.
Xác định tỉ lệ bệnh nhân được đánh giá tình
trạng dinh dưỡng trước khi có chỉ định nuôi ăn
qua sonde.
Đánh giá việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý
hàng ngày
Đủ 4 tiêu chuẩn sau đây: Đạt.
Nếu thiếu 1 trong 4 tiêu chuẩn: Không đạt
Chất lượng dinh dưỡng đủ 4 nhóm hoặc
khoa dinh dưỡng cung cấp.
Số lần cho ăn 4-6 lần/ ngày mỗi lần 300ml
(BN trên 15 tuổi) hoặc theo y lệnh.
Kỹ thuật cho ăn: điều dưỡng thực hiện kỹ
thuật cho ăn qua sonde.
Theo dõi tình trạng bệnh nhân trước và sau
cho ăn được ghi vào hồ sơ bệnh án
Đánh giá việc kiểm tra dịch tồn lưu trước khi
bơm thức ăn
Xử lý và phân tích dữ kiện
Sử dụng phần mềm SPSS
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm ở bệnh nhân có chỉ định nuôi ăn
qua sonde (n =102)
ĐẶC ĐIỂM n %
Giới Nam
Nữ
46
56
45,1
54,9
Tuổi (72,2 + 17,1)
15-55 20 19,6
56-79 35 34,3
>79 47 46,1
Số cơ quan thương tổn (2,4 + 0,8)
1 9 8,8
2 54 52,9
3 35 34,3
4 2 2,0
5 2 2,0
Cơ quan thương tổn
Hô hấp 35 34,3
Tim mạch 9 8,8
Nội tiết 3 2,9
Tiêu hóa 4 3,9
Chấn thương 19 18,6
Thần kinh trung ương 32 31,4
Phẫu thuật: Có phẫu thuật 24 23,5
Không Phẫu thuật 78 76,5
Ngày lưu sonde nuôi ăn
1-5 62 60,8
6-9 15 14,7
Trên 9 25 24,5
Phân bố theo khoa
Nội B 20 19,6
Nội A 17 16,7
Tim Mạch 3 2,9
CTCH 16 15,7
HSTC 46 45,1
Có 102 đối tượng khảo sát, nữ nhiều hơn
nam, phân bố cao nhất 45,1% ở khoa HSTC,
thấp nhất 2,9% ở khoa Tim mạch. Tuổi trung
bình là 72 + 17, tuổi trên 79 (46,1%), BN có 2 cơ
quan bị bệnh chiếm 52,9%, số cơ quan thương
tổn trung bình chiếm 2,4, + 0,8. Đa số là điều
trị nội chiếm 78 trường hợp (76,5%), 24 trường
hợp có phẫu thuật chủ yếu phẫu thuật sọ
não.BN được lưu ống thông nuôi ăn ngay thời
điểm nghiên cứu dưới 5 ngày chiếm 60,8%,
trên 9 ngày chiếm 24,5%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 243
Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nuôi
ăn qua sonde
Bệnh nhân được đánh giá tình trạng
dinh dưỡng trước khi nuôi ăn n %
Có 1 1,0
Không 101 99,0
Tình trạng dinh dưỡng lúc khảo sát
Không SDD dưỡng 32 31,4
SDD 70 68,6
Mức độ SDD
Độ 1 25 24,5
Độ 2 31 30,4
Độ 3 14 13,7
Có 99% bệnh nhân không được đánh giá
tình trạng dinh dưỡng trước khi nuôi ăn qua
sonde, có 1 bệnh nhân 86 tuổi có SDD độ 3 điều
trị tại khoa Nội B có xét nghiệm albumine máu
trước khi chỉ định đặt sonde nuôi ăn. Trong 102
trường hợp có 70 bệnh nhân SDD (68,6%), SDD
độ 1:24,5%, SDD độ 2: 30,4%, SDD độ 3: 13,7%.
Bảng 3: Đánh giá việc cung cấp dinh dưỡng hàng
ngày qua sonde
Nội dung n %
1- Tỉ lệ bệnh nhân được cung cấp dinh dưỡng hợp lý hàng
ngày
Hợp lý 60 58,8
Không hợp lý 42 41,2
2- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng
hàng ngày
Thức ăn bơm qua sonde
Đăng ký bệnh viện 62 60,8
Không đăng ký BV 40 39,2
Thực hiện kỹ thuật
Điều dưỡng 60 58,8
Người nhà bệnh nhân 42 41,2
Số lần bơm thức ăn
Đủ 80 78,4
Không đủ 22 21,6
Ghi chép hồ sơ theo dõi
Đủ 60 58,8
Không đủ 42 41,2
Tư vấn dinh dưỡng
Có 9 8,8
Không 93 91,2
Lý do không đăng ký BV n=40
Không biết 13 12,7
Không tiền 18 17,6
Không tin 8 7,8
khác 1 1,1
Không kiểm tra dịch tồn lưu 102 100
Có 41,2% BN không được cung cấp dinh
dưỡng hợp lý, lý do gia đình BN thực hiện kỹ
thuật cho ăn và ĐD không ghi hồ sơ bệnh án để
theo dõi trong khi thực hiện kỹ thuật sóc. Bệnh
nhân đăng ký khẩu phần ăn tại khoa dinh
dưỡng có 60,8% lý do không đăng ký vì không
biết thông tin là 12,7%. Gia đình BN chưa được
nhân viên y tế tư vấn về dinh dưỡng chiếm
91,2%. ĐD còn để người nhà bơm thức ăn qua
sonde là 41,2%. 100% trường không kiểm tra
dịch tồn lưu trước khi cho ăn.
Bảng 4: Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của BN
Yếu tố
Có SDD Không SDD Tổng số P x2
n n n
1. Giới
Nam 22 24 46 0,001 16,8 Nữ 48 8 56
2. Nhóm tuổi
15-55 12 8 20
0,5 1,2 56-79 26 9 35
> 79 32 15 57
3. Khoa
Nội B 10 10 20
0,2 6,1
Nội A 14 3 17
Tim Mạch 3 0 3
CTCH 11 5 16
HSTC 32 14 46
4. Cung cấp dinh dưỡng
Hợp lý 38 22 60
0,2 1,9 Không
hợp lý 32 10 42
5. Mức độ bệnh lý
1 cơ quan 4 5 9
0,37 0,78 > 2 co
quan 66 27 93
6. Có tư vấn dinh dưỡng
Có 1 8 9 0,001 15,2 Không 69 24 93
7. Ghi chép hồ sơ theo dõi
Đủ 35 25 60 0,007 7,17 Không 35 7 42
Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) của bệnh
nhân nuôi ăn qua sonde phân bố ở nữ nhiều hơn
nam có ý nghĩa thống kê (p=0,001), bệnh nhân
tổn thương trên 2 cơ quan tỷ lệ SDD 66 trường
hợp (67,32%) không có ý nghĩa thống kê (p=0,37).
Vấn đề tư vấn dinh dưỡng cho người thân nuôi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 244
bệnh rất quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng
dinh dưỡng của NB, được tư vấn tốt NB ít bị suy
dinh dưỡng hơn (p=0,001).
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu chưa theo sát BN đến khi ra
viện. Hướng tới tiếp tục khảo sát tình trạng dinh
dưỡng của BN nuôi ăn qua thông dạ dày và các
mối liên quan trong suốt quá trình điều trị có can
thiệp về kỹ thuật bơm thức ăn, cách cung cấp
dinh dưỡng và có đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trước và sau khi nuôi ăn.
KẾT LUẬN
Khảo sát 102 trường hợp (nữ: 56 nam: 46).
Tuổi trung bình là 72 + 17, số cơ quan thương tổn
trung bình chiếm 2,4, + 0,8. Có 99% bệnh nhân
không được đánh giá tình trạng dinh dưỡng
trước khi nuôi ăn qua sonde, có 68% bệnh nhân
bị SDD (24,5% SDD độ 1, 30,4% SDD độ 2, 13,7%,
SDD độ3) Tình trạng SDD phân bố theo giới nữ
nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê (p=0,001),
bệnh trên 2 cơ quan có tỷ lệ SDD (67,32%). Bệnh
nhân không được cung cấp dinh dưỡng hợp lý là
41,2%. Bệnh nhân đăng ký khẩu phần ăn tại
khoa dinh dưỡng 60,8% lý do không đăng ký vì
không biết thông tin (12,7%). Chưa tư vấn về
dinh dưỡng cho bệnh nhân chiếm 91,2%. Điều
dưỡng còn để người nhà cho ăn qua sonde là
41,2%. Trước khi cho ăn không kiểm tra dịch tồn
lưu trong dạ dày chiếm 100%. theo dõi chưa đầy
đủ 41%.
Vấn đề tư vấn dinh dưỡng cho người thân
nuôi bệnh rất quan trọng ảnh hưởng đến tình
trạng SDD của người bệnh, tư vấn dinh dưỡng
tốt tỷ lệ người bệnh SDD thấp có ý nghĩa thống
kê (p=0,000). BN được theo dõi chặt chẻ thì tỷ lệ
SDD thấp. Đây là những vấn đề chúng ta can
thiệp được để giảm tỷ lệ SDD cho bệnh nhân.
ĐỀ NGHỊ
Để giảm tỉ lệ SDD cho BN nuôi ăn qua sonde
đề nghị BV thực hiện.
Xây dựng quy trình nuôi ăn cho bệnh nhân
qua sonde dạ dày.
Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước và
sau khi nuôi ăn.
Tập huấn cập nhật cho điều dưỡng kỹ thuật
nuôi ăn qua sonde dạ dày.
Trường hợp đặc biệt mời bác sĩ khoa dinh
dưỡng tham vấn chế độ dinh dưỡng.
Tăng cường công tác tư vấn dinh dưỡng cho
người bệnh.
Tất cả bệnh nhân phải đăng ký dinh dưỡng
tại khoa dinh dưỡng của bệnh viện.
Tổ chức huấn luyện về kỹ thuật nuôi ăn qua
sonde dạ dày và cách đánh giá dịch tồn lưu
trước ăn.
Trang bị các loại cân cho các khoa lâm sàng
Khuyến khích nghiên cứu về dinh dưỡng
của bệnh nhân nội trú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2001).Quy chế công tác khoa dinh dưỡng,.trang 227.
Nhà xuất bản y học Hà Nội
2. Bộ Y Tế (2010)- Nội dung bảng điểm kiểm tra bệnh viện.
3. Lưu Ngân Tâm (2009), Tài liệu Hội thảo dinh dưỡng lâm
sàng, hỗ trợ nâng cao chất lượng điều trị. BV Chợ Rẫy Dinh
dưỡng.
4. Ngô Văn Tán (2007), Phương pháp trình bày đề tài nghiên
cứu khoa học, Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học Bệnh
viện Nguyễn Đình Chiểu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_trang_dinh_duong_cua_benh_nhan_dat_sonde_da_da.pdf