Trong nghiên nghiên cứu này chúng tôi
phân độ THA theo tiêu chuẩn JNC-VI. Trong số
169 bệnh nhân THA của nhóm nghiên cứu,
chúng tôi gặp chủ yếu là hình thái tăng đồng
thời cả HATT và HATTr. THA độ I có tỷ lệ cao
hơn THA độ II chiếm 53,8%. Tương tự với kết
quả thống kê trong nghiên cứu của Trịnh Xuân
Tráng tỉ lệ THA độ I chiếm 35,8%; THA độ II
chiếm 40% còn lại là các bệnh nhân THA độ III.
Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình của nhóm
bệnh nhân THA là 138 ± 21,6 mmHg và HATTr
là 83 ± 12,2 mmHg.
Đường máu 2 giờ sau uống 75g glucose ở
nhóm chứng là 7,8 ± 2,8 mml/l và nhóm THA là
8,9 ± 2,9 mml/l. Bất thường dung nạp glucose là
126 BN (49,6%) ở cả hai nhóm, trong đó RLDNG
chiếm tỷ lệ là 34,3% ở nhóm THA và 23,5% ở
nhóm chứng. Tỷ lệ ĐTĐ là 21,3% ở nhóm THA, ở
nhóm chứng là 14,1% . Sự khác nhau giữa nhóm
chứng và nhóm THA có ý nghĩa thống kê với
p<0,01 (bảng 4). Trong nghiên cứu của chún tôi
chứng tỏ THA có ảnh hưởng đến tình trạng dung
nạp glucose. Nhận định này cũng đã được đưa ra
trong nhiều nghiên cứu khác.
Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose ở bệnh
nhân THA độ 2 lớn hơn ở bệnh nhân THA độ 1
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nhưng tỷ lệ
giảm dung nạp glucose và đái tháo đường giữa
THA độ 1 và THA độ 2 trong nghiên cứu của
chúng tôi khác nhau có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng dung nạp Glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 114
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DUNG NẠP GLUCOSE
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Nguyễn Mạnh Hùng*, Nguyễn Đức Công**
TÓM TẮT
Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose ở 254 trường hợp: 169 tăng huyết áp nguyên phát và 85 trường
hợp huyết áp bình thường tại bệnh viện 175.
Mục tiêu: (1) Khảo sát tình trạng dung nạp Glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đến khám và
điều trị tại bệnh viện 175/ Bộ Quốc phòng; (2). Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dung nạp glucose với độ
tăng huyết áp.
Phương pháp: Mô tả, tiến cứu, cắt ngang. Khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và làm nghiệm pháp
dung nạp glucose cho các bệnh nhân.
Kết quả: Bất thường dung nạp glucose của nhóm chứng là 37,6%; nhóm tăng huyết áp là 55,6%. Tỷ lệ đái
tháo đường cả nhóm chứng là 14,1%; nhóm tăng huyết áp là 21,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với
p<0,05.
Kết luận: (1) Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose ở nhóm tăng huyết áp cao hơn nhóm chứng. (2) Tỷ lệ giảm
dung nạp glucose ở phân nhóm tăng huyết áp độ II cao hơn độ I, với p < 0,05.
Từ khoá: Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Giảm dung nạp glucose
SUMMARY
STUDY ON GLUCOSE IN TOLERANCE IN ESSENTIAL HYPERTENSION IN 175 HOSPITAL
Nguyen Manh Hung, Nguyen Duc Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 114-118
In a prospective study of 254 patients in 175 hospital, 169 with essential hypertension, and 85 with normal
blood pressure at all ages
Objective: (1) The survey were to detemine the IGT in essential hypertension in 175 hospital. (2) Find out
about relationship between IGT and degree of hypertension.
Methods: Prospective, cross-sectional, controlled studies. Screening for clinical features, examination of
blood and images ware done before perform a diagnostic OGTT for patients were enrolled.
Result: The results showed that, the rate of abnormal glucose metabolism of control group was 37.6 percent,
in hypertension group was 55.6 percent. The rate of type 2 diabetes of control group was 14.1 percent, in
hypertension group was 21.3 percent.
Conclusion: (1) IGT in hypertension group higher then the control group. (2) The rate of IGT was high up
following degree of hypertension.
Keywords: Oral glucose tolerance test-OGTT, Impaired glucose tolerance-IGT.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang là vấn đề
được quan tâm hàng đầu hiện nay. Việt Nam
tuy không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất
* Khoa Nội Cán Bộ Bệnh Viện 175 Bộ Quốc Phòng
** Bệnh Viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Đức Công – ĐT: 0982160860 - Email: cong1608@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 115
Thế Giới, nhưng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam đang
phát triển nhanh nhất Thế Giới.
Tình trạng RLDNG được coi là ĐTĐ không
triệu chứng, "tiền ĐTĐ" hay ĐTĐ "sinh hoá".
Tình trạng này không phải là một bệnh thực sự
mà chỉ là giai đoạn trung gian giữa dung nạp
glucose bình thường và ĐTĐ type 2. Tỷ lệ
RLDNG thay đổi tùy theo tuổi, giới, vùng địa lý,
sắc tộc và các yếu tố liên quan khác. Nhiều
nghiên cứu cho thấy có khoảng 30- 40% những
người có RLDNG sẽ tiến triển thành ĐTĐ type 2,
tỷ lệ trung bình là hàng năm 1,5-3,7% ở các quần
thể khác nhau.
Tăng huyết áp (THA) thường đi kèm với
ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 20 - 60% trong tổng số BN bị
ĐTĐ nói chung. Ngược lại ĐTĐ và RLDNG lại
trở thành yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh THA.
Ngoài ra RLDNG thường phối hợp chặt chẽ với
các rối loạn chuyển hoá khác như: tăng lipid
máu, thừa cân và béo phì, hiện tượng đề kháng
insulin. Những người này dễ phát triển thành
bệnh ĐTĐ type 2.
Xác định tỷ lệ BN bị THA có RLDNG nhằm
đánh giá đầy đủ hơn các YTNC tim mạch, giúp
việc điều trị THA được toàn diện hơn, làm giảm
sự tiến triển tới bệnh ĐTĐ và các biến cố tim
mạch khác.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát tình trạng dung nạp Glucose ở
bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đến khám
và điều trị tại bệnh viện 175/ Bộ Quốc phòng.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa dung nạp
glucose với độ tăng huyết áp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện
175/ Bộ Quốc Phòng với 254 trường hợp được
chia làm 2 nhóm: Nhóm huyết áp bình thường
(chứng) 85 trường hợp. Nhóm THA 169 trường
hợp; thỏa các điều kiện:
+ Nhóm chứng: HA bình thường (< 140/90
mmHg), có chỉ số glucose máu lúc đói được xét
nghiệm tại khoa sinh hoá < 5,6 mmol/l.
+ Nhóm bệnh: HA tâm thu ≥140 mmHg và/
hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg có chỉ số
glucose máu lúc đói được xét nghiệm tại khoa
sinh hoá < 5,6 mmol/l.
+ Loại trừ: các trường hợp có đường huyết
lúc đói >5,6 mmol/l hoặc HbA1c > 6,5%, hoặc các
bệnh nội tiết ảnh hưởng đến glucose máu;
không làm được nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống (OGTT).
Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt
ngang
- Hỏi tiền sử và khám lâm sàng, xác định các
chỉ số nhân trắc; làm xét nghiệm.
- Tất cả các xét nghiệm BUN, creatinin huyết
thanh, đường máu, HbA1C, được thực hiện tại
phòng xét nghiệm BV 175/Bộ Quốc Phòng theo
quy trình đã được chuẩn hóa theo quy định của
Bộ Y tế.
- Làm nghiệm pháp dung nạp glucose theo
một quy trình thống nhất cho tất cả các đối
tượng nghiên cứu: Thực hiện chế độ ăn nhiều
carbonhydrat 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp
(khoảng 150 - 200g/ ngày). Ngừng tất cả các
thuốc làm ảnh hưởng đến chuyển hoá glucose.
Bệnh nhân nhịn đói qua đêm ít nhất 12 giờ. Xét
nghiệm glucose lúc đói trước khi làm nghiệm
pháp (G0). Uống 75g glucose khan (anhydrous
glucose) pha trong 250 ml nước sôi để nguội,
uống hết trong vòng 5 phút. Xét nghiệm glucose
máu sau 2 giờ (G2).
Bảng 1. Đánh giá nghiệm pháp dung nạp glucose
Đánh giá Glucose 2 giờ sau uống 75g glucose
Bình thường < 7,8 (mmol/l)
RLDNG 7,8 ≤ ÷ < 11,1 (mmol/l)
ĐTĐ ≥ 11,1 (mmol/l)
- Phân độ tăng huyết áp dựa theo phân độ
năm 2003 của Liên ủy ban Quốc gia về tăng
huyết áp (lần thứ 7) - JNC VII (Joint National
Committee on Prevention, Detection, Evalution
and Treatment of High Blood Pressure)
Phân tích số liệu
Số liệu thu được xử lý theo các thuật toán
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 116
thường dùng trong thống kê y sinh học sử dụng
phần mềm SPSS 16.0.
- Xác định giá trị trung bình các chỉ số (X±
SD): tuổi, BMI, đường máu, HbA1C và đặc
điểm giới.
- Tìm mối liên quan giữa tình trạng dung
nạp glucose với độ tăng huyết áp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
(năm)
Nhóm chứng
(n=85)
Nhóm THA
(n=169) P
n % n %
0,05
≥ 60 27 31,7 61 36,1 >0,05
X±SD 55,2±11,3 57,1±10,2 >0,05
Giới
tính
Nam 41 48,2 83 49,1 >0,05
Nữ 44 51,8 86 50,9 >0,05
Nhận xét: Lứa tuổi gặp nhiều nhất ở cả 2
nhóm là từ < 60 tuổi. Không có sự khác biệt về
độ tuổi, tuổi trung bình và giới tính giữa 2 nhóm
( p > 0,05)
Bảng 3. Đặc điểm BMI, béo bụng của đối tượng
nghiên cứu
BMI
Nhóm chứng
(n=85)
Nhóm THA
(n=169) p
n % n %
Thiếu cân 8 9,4 12 7,1
>0,05
Bình thường 31 36,5 60 35,5
Thừa cân 27 31,8 57 33,7
Béo phì độ 1 9 10,6 19 11,2
Béo phì độ 2 10 11,8 21 12,4
X±SD 22,9 ± 2,8 23,2 ± 3,1
Béo bụng 36 42,4 74 43,8 >0,05
WHR tăng 52 61,2 106 62,7 >0,05
0,88 ± 0,09 0,91 ± 0,09
Nhận xét: Chỉ số BMI và WHR ở nhóm THA
so với nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05
Tăng huyết áp độ I gặp 53,8%, độ II gặp 46,%
Bảng 4. Phân độ THA theo JNC VII (n=169)
Độ THA N %
I 91 53,8
II 78 46,2
Cộng 169 100
Bảng 5. Kết quả OGTT ở đối tượng nghiên cứu
Dung nạp
glucose
Nhóm chứng
(n=85)
Nhóm THA
(n=169) p
N % n %
+ Bất thường 32 37,6 94 55,6 <0,01
- GDNG 20 23,5 58 34,3 <0,05
- ĐTĐ 12 14,1 36 21,3 <0,05
+ Bình thường 53 62,4 75 44,4 <0,01
G2 trung bình 7,8 ± 2,8 8,9 ± 2,9 <0,01
Nhận xét:
+ Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp được chẩn
đoán đái tháo đường khi làm nghiệm pháp
DNG là 21,3%, cao hơn rõ rệt nhóm chứng
(14,1%). Giảm dung nạp Glucose gặp 34,3% ở
nhóm tăng huyết áp và 23,5% ở nhóm chứng.
+ Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose
(GDNG và ĐTĐ) giữa nhóm chứng và nhóm
THA khác nhau có ý nghĩa thống kê, với
p<0,01.
+ Glucose giờ thứ 2 của nghiệm pháp tăng
đường máu qua đường uống giữa nhóm chứng
và nhóm THA khác nhau có ý nghĩa thống kê
với, p <0,01.
Bảng 6. Kết quả OGTT theo độ THA(n=169)
OGTT
Độ THA
p THA độ 1 (n=88) THA độ 2 (n=81)
N % n %
+ Bất thường 46 52,3 48 59,3 >0,05
- GDNG 24 27,3 34 42,0 <0,05
- ĐTĐ 22 25,0 14 17,3 <0,05
+ Bình thường 42 47,7 33 40,7 >0,05
+ Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose ở bệnh
nhân THA độ 2 lớn hơn ở bệnh nhân THA độ 1
nhưng không có ý nghĩa thống kê.
+ Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose nói
chung cũng như tỷ lệ giảm dung nạp glucose và
đái tháo đường giữa THA độ 1 và THA độ 2
khác nhau có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình của nhóm THA là 57,1±10,2. Không có sự
khác biệt về tuổi, giới giữa 2 nhóm (p > 0,05)
(bảng 1) Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với một số tác giả khác: Paivi Korhonen là
59,54 ± 6,64 tuổi, Đặng Vạn Phước là 59,62 ±
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 117
11,21 tuổi, Trần Thị Mỹ Loan là 57,53 ± 10,49
tuổi, nhưng thấp hơn nghiên cứu ISEARCH trên
dân số THA toàn cầu có tuổi trung bình là 62,4
±11,7 tuổi. Sự khác biệt này là đặc điểm của BN
điều trị nội trú trong Bệnh viện Quân đội đa số
còn ở trong độ tuổi lao động.
Chỉ số khối cơ thể là chỉ số biểu hiện sự cân
đối giữa chiều cao và trọng lượng của một
người. Dư cân và béo phì thường liên quan đến
các yếu tố khác của hội chứng chuyển hóa: rối
loạn lipid máu, PAI – 1 với tình trạng suy giảm
khả năng tiêu sợi huyết. Dư cân, béo phì là tiền
đề cho sự xuất hiện các hội chứng và bệnh: rối
loạn lipid máu, rối loạn dung nạp glucose, đái
tháo đường typ 2, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu
máu cục bộ. Béo phì trung tâm hay béo bụng có
vị trí quan trọng trong đề kháng insulin là
nguyên nhân gây nên ĐTĐ type 2, THA, rối loạn
chuyển hóa lipid chu vi vòng bụng, tỷ số vòng
bụng/vòng mông có mối liên quan nhiều hơn
với kháng insulin, rối loạn chuyển hóa sau đó là
các bệnh tim mạch, chuyển hóa.. Việt Nam vẫn
là một trong những nước có tỉ lệ béo phì thấp
trên thế giới, nhưng đang có xu hướng tăng dần,
do tình hình dinh dưỡng của nhân dân đã được
cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Trong nghiên nghiên cứu này chúng tôi
phân độ THA theo tiêu chuẩn JNC-VI. Trong số
169 bệnh nhân THA của nhóm nghiên cứu,
chúng tôi gặp chủ yếu là hình thái tăng đồng
thời cả HATT và HATTr. THA độ I có tỷ lệ cao
hơn THA độ II chiếm 53,8%. Tương tự với kết
quả thống kê trong nghiên cứu của Trịnh Xuân
Tráng tỉ lệ THA độ I chiếm 35,8%; THA độ II
chiếm 40% còn lại là các bệnh nhân THA độ III.
Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình của nhóm
bệnh nhân THA là 138 ± 21,6 mmHg và HATTr
là 83 ± 12,2 mmHg.
Đường máu 2 giờ sau uống 75g glucose ở
nhóm chứng là 7,8 ± 2,8 mml/l và nhóm THA là
8,9 ± 2,9 mml/l. Bất thường dung nạp glucose là
126 BN (49,6%) ở cả hai nhóm, trong đó RLDNG
chiếm tỷ lệ là 34,3% ở nhóm THA và 23,5% ở
nhóm chứng. Tỷ lệ ĐTĐ là 21,3% ở nhóm THA, ở
nhóm chứng là 14,1% . Sự khác nhau giữa nhóm
chứng và nhóm THA có ý nghĩa thống kê với
p<0,01 (bảng 4). Trong nghiên cứu của chún tôi
chứng tỏ THA có ảnh hưởng đến tình trạng dung
nạp glucose. Nhận định này cũng đã được đưa ra
trong nhiều nghiên cứu khác.
Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose ở bệnh
nhân THA độ 2 lớn hơn ở bệnh nhân THA độ 1
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nhưng tỷ lệ
giảm dung nạp glucose và đái tháo đường giữa
THA độ 1 và THA độ 2 trong nghiên cứu của
chúng tôi khác nhau có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
KẾT LUẬN
(1) Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose ở
nhóm tăng huyết áp cao hơn nhóm chứng.
(2) Tỷ lệ giảm dung nạp glucose ở phân
nhóm tăng huyết áp độ II cao hơn độ I, với
p<0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Quang Bình và Đặng Vạn Phước (2008), “Tổng quan về
tăng huyết áp và những vấn đề liên quan đến cộng đồng, dịch
tễ học tăng huyết áp”. Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng,
NXBYH. tr. 1-36)
2. Tạ Văn Bình (2006), “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt
nam các phương pháp điều trị và biện pháp đề phòng” NXBYH
Hà Nội
3. Nguyễn Thy Khuê (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Nội tiết học
đại cương, Nhà Xuất bản Y học, tr. 503-508
4. Nguyễn Văn Thành (2011), “Nghiên cứu nồng độ glucose máu
lúc đói và tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi tại
BV Thống Nhất”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y
5. Quách Hữu Trung (2005). Nghiên cứu tình trạng dung nạp
glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp. Luận văn thạc sĩ Y học.
Học Viện Quân Y
6. American Diabetes Association (2011), “Diagnosis
and Classification of Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, Vol. 34,
Suppl. 1, pp: S62 – S69
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 118
7. Examination commitree of criteria (2002), “Obesity Disease in
Japan: Japan Society for the Study of obesity”, New criteria for
Obesity disease in Japan
8. Report of a WHO/ IDF consultation. (2006), “Definition and
diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia”
9. Salmasi , A. M. & Dancy, M. (2005), “The glucose tolerance test,
but not HbA (1c), remains the gold standard in identifying
unrecognized diabetes mellitus and impaired glucose tolerance
in hypertensive subjects”, Angiology, 56(5), 571-579
10. Tugrul, A., Guldiken, S., Ugur- Altun, B. & Arikan, E. (2009),
“An evaluation of glucose tolerance in essential hypertension”,
Yonsei Med J, 50(2), 195-199
11. Yoshida Y, Hashimoto N, Tokuyama Y, et al (2004), “Effect of
loss in obese subjects with normal fasting plasma glucose or
impaired glucose tolerance on insulin release and insulin
resistance according to a minimal model analysis”, metabolism;
53 (9); page: 1095- 1100.)
Ngày nhận bài báo: 03-04-2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014
Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_trang_dung_nap_glucose_o_benh_nhan_tang_huyet.pdf