KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm nấm xâm lấn tại bệnh viện
Truyền Máu Huyết Học TP.HCM từ tháng
6/2010 đến 6/2011 là 12,9%. Thời gian nhiễm
nấm xâm lấn thường ở giai đoạn giảm bạch cầu
hạt nặng, sốt kéo dài, khó kiểm soát bằng kháng
sinh phổ rộng. Tác nhân chủ yếu là Candida
tropicalis và Candida albicans, bên cạnh đó xuất
hiện những tác nhân mới như Candida krusei,
Candida utilis, Candida paralosis. Đa số các vi nấm
vẫn còn nhạy tốt với Amphotericine B.
Sang thương sẩn hồng ban ở da đặc trưng
cho nhiễm nấm hệ thống được ghi nhận nhiều
nhất và sớm nhất. Đây là chỉ điểm sớm để bổ
sung kháng nấm kịp thời
Mặc dù việc điều trị kháng nấm kịp thời,
thời gian điều trị đầy đủ, nhưng tỷ lệ tử vong và
biến chứng vẫn còn cao. Việc rút sonde tĩnh
mạch trung ương và hỗ trợ bằng yếu tố kích
thích bạch cầu không phải là chỉ định tuyệt đối
và cần được xem xét, đánh giá cẩn thận.
Việc phát triển thêm các cận lâm sàng để
chẩn đoán như galactomannan, 1-3 beta Dglucan, kỹ thuật sinh học phân tử, cũng như có
chiến lược điều trị tích cực là cần thiết trong
kiểm soát nhiễm nấm xâm lấn ở đối tượng bệnh
lý huyết học ác tính và có giảm bạch cầu hạt kéo
dài do hóa trị liệu.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng nhiễm nấm xâm lấn ở bệnh nhân người lớn hóa trị liệu đặc hiệu tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh từ 6/2010 đến 6/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 188
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM NẤM XÂM LẤN Ở BỆNH NHÂN
NGƯỜI LỚN HÓA TRỊ LIỆU ĐẶC HIỆU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU
HUYẾT HỌC TP.HCM TỪ 6/2010 ĐẾN 6/2011
Huỳnh Đức Vĩnh Phú*, Nguyễn Bích Trân*, Trần Quốc Tuấn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm nấm xâm lấn luôn là một biến chứng nặng nề, gây tử vong cao ở những bệnh nhân
bệnh lý máu ác tính, đặc biệt sau hóa trị liệu, giảm bạch cầu hạt kéo dài.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trường hợp bệnh tại Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học từ
tháng 06/2010 đến tháng 06/2011 nhằm khảo sát tình trạng nhiễm nấm ở nhóm bệnh nhân đặc biệt này.
Kết quả: Có 8 bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn được đánh giá (chiếm khoảng 12,9% số lượng bệnh
nhân hóa trị). Thời điểm giảm bạch cầu hạt đến lúc chẩn đoán là 12,1 4 ngày, 75% có bạch cầu hạt <
500/L, 87,5% bệnh nhân có sốt cao liên tục mặc dù đã dùng kháng sinh phổ rộng. Tác nhân phân lập
nhiều nhất là Candida tropicalis (37,5%) và Candida albicans (25%), đa số các tác nhân vẫn còn nhạy cảm
với kháng nấm Amphotericine B. Các tổn thương kèm theo có thể gặp: hồng ban ở da (75%), tổn thương
phổi (50%), tổn thương gan (25%). Thời gian điều trị kháng nấm trung bình 21,62 12,2 ngày, trong đó
50% bệnh nhân có hỗ trợ với G-CSF. Tỷ lệ hồi phục hoàn toàn là 75%, tử vong 25%. Tỷ lệ bệnh nhân có
shock trong quá trình điều trị là 50%.
Kết luận: Chúng ta cần phát triển thêm những phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm mới nhanh chóng và
chính xác hơn. Đồng thời có những chiến lược điều trị tích cực hơn.
Từ khóa: Nhiễm nấm xâm lấn, sốt giảm bạch cầu hạt, Candida.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF INVASIVE FUNGAL INFECTION IN PATIENTS WITH HEMATOLOGIC
MALIGNANCIES DURING INTENSIVE CHEMOTHERAPY IN BLOOD TRANSFUSION AND
HEMATOLOGY HOSPITAL
Huynh Duc Vinh Phu, Nguyen Bich Tran, Tran Quoc Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 187 - 193
Background: Invasive Fungal Infections are severe complications accompined high mortality rates in
neutropenia patients. The objective of our study is evaluating clinical and therapeutic characteristics of invasive
fungal infection in patients with hematologic malignancies during intensive chemotherapy.
Methods: Retrospective case series study from June, 2010 to June, 2011 in Blood Transfusion and
Hematology Hospital, Ho Chi Minh City.
Results: Eight patients with invasive fungal infection were analyzed. Time from neutropenia to diagnosis
was 12.1 4. 75% of patients had severe neutropenia (< 500/L), 87.5% of patients had remained febrile despite
of broad spectrum antibiotic therapy. Candida tropicalis and Candida albicans were the leading causes in 37.5%
and 25% of patients, respectively. Most of them were sensitive to the antifungal Amphotericin B. The lesions were
recognized, including erythematous papules (75%), pulmonary lesions (50%), liver lesions (25%). Median
* Bộ môn huyết học – Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Đức Vĩnh Phú ĐT: 0902987436 Email: huynhrich2002@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 189
treatment duration was 21.62 12.2 days. 75% of group studied had complete recovery and mortality rate was
25%. The frequency of sepsis shock from invasive fungal infection was 50%.
Conclusions: The accurate and rapid diagnostic method and more effective treatment stragies to invasive
fungal infection are very important.
Key words: Invasive Fungal Infection, neutropenic fever, Candida.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm xâm lấn (Invasive Fungal
Infection) bao gồm nhiễm nấm huyết, nhiễm
nấm tạng là một trong những tình trạng nhiễm
khuẩn nặng, ít gặp(13). Tuy nhiên với đối tượng
bệnh nhân bệnh lý máu ác tính và có một
khoảng thời gian giảm bạch cầu hạt kéo dài như
bạch cầu cấp, nhiễm nấm xâm lấn là một trong
những biến chứng nặng và thường gặp với tỷ lệ
là 4,6%. Trong đó, 60-70% bệnh nhân tử vong do
nhiễm Aspergilus và do nhiễm Candida huyết là
30-40%(12).
Tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học
TPHCM, chúng tôi thường xuyên phải đối phó
với tình trạng nhiễm khuẩn trên những bệnh
nhân giảm bạch cầu hạt sau hóa trị liệu. Trong
đó, nhiễm nấm xâm lấn là một biến chứng nguy
hiểm, tỷ lệ tử vong cao và ảnh hưởng rất nhiều
đến quá trình điều trị. Chính vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu khảo sát tình trạng nhiễm
nấm xâm lấn trên bệnh nhân người lớn hóa trị
liệu đặc hiệu trong khoảng thời gian 1 năm từ
06/2010 đến 06/2011, để khảo sát các đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá điều trị
nhiễm nấm xâm lấn của những nhóm bệnh
nhân đặc biệt này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả các trường hợp bệnh.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.
HCM.
Thời gian nghiên cứu
06/2010 đến 06/2011.
Dân số nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân bạch cầu cấp được hóa
trị liệu trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân người lớn > 16 tuổi.
Nhiễm nấm huyết: cấy máu dương tính
với nấm.
- Phân tích thống kê bằng phần mềm Excel
2010.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu đã đánh giá 8 bệnh nhân theo
tiêu chuẩn như trên trong thời gian từ 6/2010
đến 6/2011 (chiếm khoảng 12,9% số lượng bệnh
nhân hóa trị liệu đặc hiệu).
Bảng 1: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân được nghiên
cứu
Số bệnh nhân (n = 8)
3/8 bệnh nhân nam (37,5%)
Giới tính
5/8 bệnh nhân nữ (62,5%)
Độ tuổi 30 – 56 tuổi
Bạch cầu cấp dòng tủy: 6/8 bệnh nhân
(75%) Bệnh lý huyết học
nền Bạch cầu cấp dòng lympho: 2/8 bệnh
nhân (25%)
Tấn công: 5/8 bệnh nhân (62,5%)
Tấn công có sử dụng corticoid kéo dài:
1/8 bệnh nhân (12,5%) Phác đồ điều trị
MitoFLAG: 2/8 bệnh nhân (25%)
1 bệnh nhân có tiền căn đái tháo
đường
Tiền căn
1 bệnh nhân có tiền căn viêm gan siêu
vi B
Có sonde tĩnh mạch
trung ương 8/8 bệnh nhân (100%)
Trung bình: 12,1 4 ngày Ngày giảm bạch
cầu hạt trung bình
đến lúc chẩn đoán Max: 15 ngày Min: 10 ngày
Phòng ngừa kháng
nấm uống trước đó 0/8 bệnh nhân (0%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 190
Số bệnh nhân (n = 8)
Có sốt liên tục
>38oC mặc dù đã
sử dụng kháng sinh
phổ rộng
7/8 bệnh nhân (87,5%)
Cấy máu dương
tính với nấm 8/8 bệnh nhân (100%)
Cấy máu dương
tính cả ở tĩnh mạch
trung ương và
ngoại biên
6/8 bệnh nhân (75%)
75%
12%
13%
BCH < 500/μL
500-1.000 /μL
> 1000 /μL
Hình 1: Biểu đồ phân bố BN theo số lượng bạch cầu
hạt lúc chẩn đoán
Nhận xét: Đa phần các bệnh nhân được chẩn
đoán nhiễm nấm xâm lấn đều ở giai đoạn giảm
nặng bạch cầu hạt (< 500/ L).
Bảng 2: Các tác nhân phân lập được (cấy máu)
Tác nhân Số bệnh nhân
Candida tropicalis 3/8 bệnh nhân (37,5%)
Candida albicans 2/8 bệnh nhân (25%)
Candida krusei 1/8 bệnh nhân (12,5%)
Candida utilis 1/8 bệnh nhân (12,5%)
Candida paralosis 1/8 bệnh nhân (12,5%)
Nhận xét: tác nhân Candida tropicalis thường
gặp nhất (37,5%) ở các bệnh nhân nhiễm nấm
xâm lấn.
Bảng 3: Đánh giá nhạy cảm với các thuốc kháng nấm của các tác nhân phân lập được
Thuốc kháng nấm C.tropicalis C.albicans C.krusei C.utilis C.paralosis
Amphotericine B Nhạy: 66,7%
Kháng:33,3%
Nhạy:100% Nhạy Nhạy
Fluconazole Kháng:100% Nhạy 100% - Kháng
Ketoconazole Nhạy: 100% - Nhạy Nhạy
Cotrimoxazole Nhạy: 33,3%
Kháng:66,7%
- Trung gian Kháng
Mycostatin Nhạy: 33,3%
Kháng 66,7%
- Nhạy
Không được đánh
giá kháng nấm đồ
Nhạy
Nhận xét: Các tác nhân khác nhau có độ nhạy
cảm với các thuốc kháng nấm khác nhau. Có 1
trường hợp Candida tropicalis kháng với
Amphotericin B. Tất cả các trường hợp Candida
tropicalis đều kháng với Fluconazole.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Hồng ban
trên da
Tổn thương
phổi
Nhiễm nấm
họng
Nhiễm nấm
tiêu hóa
Tổn thương
gan, lách
75
50 50
37.5
25 tỷ lệ %
Hình 2: Biểu đồ phân bố các tổn thương trên BN nhiễm nấm xâm lấn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 191
Bảng 4: Các tổn thương phổi và gan ghi nhận được ở
các BN nhiễm nấm xâm lấn trong nghiên cứu
Thương tổn Số bệnh nhân Tỷ lệ
Tại phổi (trên CTscan) 4/8 bệnh nhân 50%
Tổn thương dạng nốt lan
tỏa 2 phổi
3/8 bệnh nhân 37,5%
Thương tổn thủy 1/8 bệnh nhân 12,5%
Tràn dịch màng phổi 2/8 bệnh nhân 25%
Trong 4 BN có tổn thương ở phổi chỉ có 1 BN phát hiện
được trên xquang
Tại gan lách 2/8 bệnh nhân 25%
Tổn thương đa nốt trong
gan lách
1/8 bệnh nhân 12,5%
Gan to, tràn dịch màng
bụng
1/8 bệnh nhân 12,5%
Nhận xét: Tổn thương phổi thường gặp nhất
là tổn thương dạng nốt lan tỏa 2 thùy, nhưng
tổn thương gan đa nốt tương đối ít gặp hơn.
Tất cả các bệnh nhân đều được khởi động
với kháng nấm tĩnh mạch Amphotericine B.
Bảng 5: Kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm nấm xâm
lấn trong nghiên cứu
Số bệnh nhân được khởi động
kháng nấm trước khi có kết quả soi
và định danh
7/8 bệnh nhân
(87,5%)
Thời gian sử dụng Amphotericine B
trung bình
21,62 12,2 ngày
Số bệnh nhân phải rút sonde tĩnh
mạch trung ương
4/8 bệnh nhân (50%)
Số bệnh nhân được sử dụng G-CSF
trong quá trình điều trị
4/8 bệnh nhân (50%)
Thời gian sử dụng G-CSF trung bình 8,5 5,1 ngày
Thời gian hết sốt hẳn tính từ lúc khởi
động amphotericine B
9,1 ngày
Thời gian trung bình cấy máu âm
tính sau khi khởi động
Amphotericine B
5,2 ngày
Thời gian trung bình hồi phục hồng
ban ở da
24,2 ngày
Bạch cầu hạt trung bình ở thởi điểm
hết sốt
2,48 K/L (10,15 -
0,34 K/L)
Số lượng bệnh nhân có sử dụng
kháng nấm dự phòng uống
Itraconazole sau đó
4/8 bệnh nhân (50%)
Bảng 6: Đánh giá kết quả điều trị cuối cùng ở những
bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn trong nghiên cứu
Số bệnh nhân Tỷ lệ%
Hồi phục hoàn toàn 6/8 bệnh nhân 75%
Shock do nhiễm nấm huyết 4/8 bệnh nhân 50%
Tử vong 2/8 bệnh nhân 25%
BÀN LUẬN
Mặc dù tỷ lệ nhiễm nấm thực sự trong
nghiên cứu của chúng tôi tương đối ít (12,9%) so
với tổng số bệnh nhân được hóa trị liệu đặc hiệu
tại bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học. Nhưng
việc khảo sát tình hình nhiễm nấm ở đối tượng
bệnh nhân này không kém phần quan trọng, bởi
vì nhiều lý do. Trước tiên, khả năng cấy nấm
dương trong các bệnh phẩm tương đối thấp, đặc
biệt là bệnh phẩm máu(3), vì thế việc xác định
chính xác tác nhân gây bệnh không phải dễ
dàng. Do có sự tương quan với thời gian nằm
viện dài, tử suất cao, việc điều trị kháng nấm
phải có một chiến lược tích cực và hiệu quả. Từ
những điều đó, nghiên cứu chúng tôi nhằm
đánh giá lại những tác nhân nấm phân lập được
tại bệnh viện và hiệu quả điều trị nấm trong thời
gian vừa qua.
Trong các trường hợp nghiên cứu, các
bệnh nhân đều nằm trong giai đoạn tấn công
của phác đồ điều trị (75%) và 25% bệnh nhân
điều trị phác đồ MitoFlag. Tất cả giai đoạn
này đều tương đối nặng nề do số lượng tế bào
ác tính khởi đầu còn tương đối lớn, bệnh
nhân có khả năng nhiễm khuẩn nhiễm nấm
ngay từ đầu thời điểm điều trị do giảm bạch
cầu hạt kéo dài. Một khía cạnh quan trọng
khác, đó là thời gian từ lúc giảm bạch cầu hạt
đến lúc chẩn đoán nhiễm nấm hệ thống trong
nghiên cứu của chúng tôi là 12,1 4 ngày,
khoảng thời gian này là lúc bạch cầu hạt giảm
thấp nhất và kéo dài, tương ứng với 75% bệnh
nhân có bạch cầu hạt dưới 500/L. 87,5% bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu có sốt trên 38oC
kéo dài mặc dù đã được điều trị với kháng
sinh phổ rộng. Đây là một chú ý lâm sàng
quan trọng, bất cứ bệnh nhân bị bệnh lý huyết
học ác tính giảm bạch cầu hạt nặng (< 500/L),
không giảm sốt với kháng sinh phổ rộng thì
việc đánh giá nhiễm nấm là hoàn toàn cần
thiết. Điều này đã được đề cập ở hướng dẫn
của một số phác đồ điều trị kháng nấm kinh
nghiệm trong lĩnh vực ung thư(6,8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 192
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập
trung đánh giá những trường hợp có bằng
chứng vi sinh xác định, cụ thể 8/8 bệnh nhân
có kết quả cấy máu dương với nấm. Tuy
nhiên, do biến chứng nặng nề, nên nhóm
bệnh nhân được điều trị kháng nấm sớm theo
kinh nghiệm đông hơn so với số lượng
nghiên cứu của chúng tôi. Do đó cần có thêm
những nghiên cứu rộng hơn để đánh giá hiệu
quả điều trị kháng nấm ở nhóm bệnh nhân
không có bằng chứng vi sinh này.
Trong các tác nhân phân lập được, chúng
tôi ghi nhận tần suất gây bệnh cao nhất là
nhóm Candida tropicalis và nhóm Candida
albicans. Hai tác nhân này cũng được ghi nhận
trong nghiên cứu ở bệnh viện Truyền Máu
Huyết Học vào khoảng thời gian 2009-2010(5).
Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện những chủng
Candida mới như Candida krusei, Candida utilis
và Candida paralosis. Trong cả 2 nghiên cứu từ
năm 2009 – 2010 và nghiên cứu hiện tại,
chúng tôi chưa ghi nhận một trường hợp
nhiễm nấm Aspergillus xác định(5). Đa phần
các trường hợp đều thiếu kết quả vi sinh mặc
dù hình thái lâm sàng rất phù hợp với nhiễm
nấm Aspergillus xâm lấn. Điều này có thể lý
giải được do chúng ta chưa có phát triển
mạnh các phương tiện chẩn đoán xác định
cho nhóm Aspergillus, chẳng hạn xét nghiệm
Galactomannan, xét nghiệm sinh học phân
tử(4,7), nuôi cấy trên mô sinh thiết Chính vì
thế, sự phân bố tác nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi có phần khác biệt so với các nghiên
cứu ở nước ngoài, vốn tỷ lệ nhiễm Aspergillus
chiếm ưu thế(12).
Đánh giá về mặt kháng nấm đồ, các tác
nhân gây bệnh vẫn còn nhạy tốt với thuốc
kháng nấm cổ điển Amphotericine B. Đây là
thuốc kháng nấm đầu tay được sử dụng trong
điều trị nhiễm nấm xâm lấn tại bệnh viện
Truyền Máu Huyết Học TP.HCM. Tuy nhiên
ghi nhận 1/8 trường hợp kháng với
Amphotericine B và 2/10 trường hợp trong
nghiên cứu năm 2009-2010. Điều này đáng lo
ngại do việc phát triển các thuốc kháng nấm
tĩnh mạch tại bệnh viện chúng tôi nói riêng và
Việt Nam nói chung chưa mạnh. Do đó các
bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn với các tác
nhân kháng amphotericine B đều có kết quả
không khả quan. Trường hợp kháng với
Amphotericine B trong nghiên cứu của chúng
tôi tử vong trong bệnh cảnh shock nhiễm
khuẩn nặng khó kiểm soát.
Khảo sát những tổn thương do nhiễm nấm
xâm lấn gây nên, chúng tôi ghi nhận 75%
trường hợp có xuất hiện hồng ban ở da.
Những sang thương này rất đặc trưng với
những hồng ban sẩn, có xuất huyết hoặc tụ
mủ ở trung tâm, thường xuất hiện ở thân và
chi(9). Chúng xuất hiện tương đối sớm trước
khi kết quả cấy máu dương tính với nấm được
xác định. Chính vì thế những sang thương
này luôn phải được chú ý để có thể bổ sung
kháng nấm kịp thời và hỗ trợ chăm sóc tích
cực. Bên cạnh, sang thương da, tổn thương ở
phổi và gan lách cũng được chúng tôi ghi
nhận song song với giai đoạn nhiễm nấm xâm
lấn. Hình ảnh tổn thương phổi rất đa dạng có
thể là viêm phổi dạng nốt lan tỏa ở 2 phế
trường hay viêm phổi thùy kèm tràn dịch
màng phổi. Tổn thương gan được ghi nhận là
những tổn thương đa nốt trong gan, hoặc gan
to nhẹ kèm tràn dịch màng bụng. Mặc dù tỷ lệ
nhiễm nấm tạng không cao, nhưng luôn phải
được chú ý đánh giá và theo dõi, để ngăn tình
trạng nhiễm nấm tái phát ở những đợt hóa trị
liệu tiếp theo.
Xét về khía cạnh điều trị kháng nấm ở bệnh
viện Truyền Máu Huyết Học TP.HCM, có 87,5%
bệnh nhân được bổ sung kháng nấm sớm trước
khi có kết quả soi và định danh. Thời điểm khởi
động kháng nấm có ý nghĩa rất quan trọng
trong hiệu quả điều trị nhiễm nấm hệ thống. Sử
dụng kháng nấm càng muộn, tỷ lệ tử vong càng
cao, thời gian nằm viện càng dài(10). Vì thế việc
sử dụng kháng nấm theo kinh nghiệm, trước khi
có kết quả định danh tác nhân, đang được chú ý
và cần có nhiều nghiên cứu rộng rãi, đặc biệt ở
nhóm bệnh nhân có bệnh lý huyết học, vốn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 193
thuộc nhóm nguy cơ cao, suy giảm miễn dịch
kéo dài.
Theo hướng dẫn của National Comprehensive
Cancer Network 2011, thời gian sử dụng kháng
nấm tĩnh mạch kéo dài ít nhất 2 tuần(8). Như vậy
với thời gian trung bình sử dụng Amphotericine
B 21,62 12,2 ngày là hoàn toàn hợp lý và hiệu
quả. 50% bệnh nhân phải được rút bỏ ống sonde
tĩnh mạch trung ương, do kết quả cấy máu tĩnh
mạch trung ương dương tính liên tục nhiều lần
với nấm. Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy việc
loại bỏ tĩnh mạch trung ương cải thiện đáng kể
thời gian và hiệu quả điều trị kháng nấm(2,11), tuy
nhiên việc rút bỏ ống sonde tĩnh mạch trung
ương ở bệnh nhân bị bệnh lý huyết học ác tính
nên được đánh giá và xem xét(1), đặc biệt ở giai
đoạn bất ổn định về huyết động. Vì thế chỉ định
rút bỏ ống sonde tĩnh mạch trung ương không
phải là tuyệt đối trong nghiên cứu của chúng
tôi. Mặc dù nhiều quan điểm ủng hộ việc sử
dụng yếu tố kích thích bạch cầu (G-CSF) trong
hóa trị liệu(6), nhưng trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị hỗ trợ
với G-CSF là 50%, chủ yếu ở những bệnh nhân
nhiễm nấm huyết nặng khó kiểm soát, đe dọa
tính mạng, chủ yếu liên quan đến chi phí điều
trị.
Việc sử dụng kháng nấm uống Itraconazole
phòng ngừa sau đợt nhiễm nấm xâm lấn, được
thực hiện trên 4/8 (50%) bệnh nhân. Mặc dù
không có trường hợp tái nhiễm nào sau đó,
nhưng việc hiệu quả thật sự của phòng ngừa với
kháng nấm uống cần được đánh giá rộng hơn
và hệ thống hơn.
Bất kể việc đánh giá và điều trị sớm kháng
nấm, tỷ lệ biến chứng và tử vong do nhiễm nấm
xâm lấn vẫn còn rất cao. 50% bệnh nhân có
shock, và 25% bệnh nhân tử vong ghi nhận
trong nghiên cứu này cũng cần đáng quan tâm.
Cùng với tỷ lệ tử vong 40% trong nghiên cứu
năm 2009-2010(5), chúng ta cần phải có một chiến
lược tích cực hơn, hiệu quả hơn về cả mặt lâm
sàng, cận lâm sàng và điều trị nhằm giảm thiểu
đáng kể những biến chứng nặng nề ở bệnh nhân
giảm bạch cầu hạt do hóa trị liệu gây nên.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm nấm xâm lấn tại bệnh viện
Truyền Máu Huyết Học TP.HCM từ tháng
6/2010 đến 6/2011 là 12,9%. Thời gian nhiễm
nấm xâm lấn thường ở giai đoạn giảm bạch cầu
hạt nặng, sốt kéo dài, khó kiểm soát bằng kháng
sinh phổ rộng. Tác nhân chủ yếu là Candida
tropicalis và Candida albicans, bên cạnh đó xuất
hiện những tác nhân mới như Candida krusei,
Candida utilis, Candida paralosis. Đa số các vi nấm
vẫn còn nhạy tốt với Amphotericine B.
Sang thương sẩn hồng ban ở da đặc trưng
cho nhiễm nấm hệ thống được ghi nhận nhiều
nhất và sớm nhất. Đây là chỉ điểm sớm để bổ
sung kháng nấm kịp thời
Mặc dù việc điều trị kháng nấm kịp thời,
thời gian điều trị đầy đủ, nhưng tỷ lệ tử vong và
biến chứng vẫn còn cao. Việc rút sonde tĩnh
mạch trung ương và hỗ trợ bằng yếu tố kích
thích bạch cầu không phải là chỉ định tuyệt đối
và cần được xem xét, đánh giá cẩn thận.
Việc phát triển thêm các cận lâm sàng để
chẩn đoán như galactomannan, 1-3 beta D-
glucan, kỹ thuật sinh học phân tử, cũng như có
chiến lược điều trị tích cực là cần thiết trong
kiểm soát nhiễm nấm xâm lấn ở đối tượng bệnh
lý huyết học ác tính và có giảm bạch cầu hạt kéo
dài do hóa trị liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anaissie EJ, Rex JH, Uzun O, Vartivarian S (1998) Predictors of
adverse outcome in cancer patients with candidemia, Am J Med,
104(3): 238.
2. Asmundsdóttir LR, Erlendsdóttir H, Gottfredsson M et al (2005)
Improving survival of patients with candidaemia: analysis of
prognostic factors from a long-term, nationwide study in Iceland,
Scand J Infect Dis, 37(2): 111.
3. Bodey GP et al (1966) Fungal infections complicating acute
leukemia, J Chronic Dis, 19(6): 667.
4. Costa C, Costa JM, Desterke C et al (2002) Real-time PCR
coupled with automated DNA extraction and detection of
galactomannan antigen in serum by enzyme-linked
immunosorbent assay for diagnosis of invasive aspergillosis, J
Clin Microbiol, 40(6): 2224.
5. Đặng Chí Vũ Luân, Trần Quốc Tuấn (2010) Tình hình nhiễm
nấm huyết trên bệnh nhân bạch cầu cấp, giảm bạch cầu hạt sau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 194
hóa trị liệu tại khoa Lâm Sàng Người Lớn BVTMHH TP.HCM,
Báo cáo Hội nghị huyết học – Truyền máu toàn quốc năm 2010.
6. Freifeld AG, Bow EJ, Sepkowitz KA et al (2011), Clinical practice
guideline for the use of antimicrobial agents in neutropenic
patients with cancer: 2010 update by the Infectious Diseases
Society of America, Clin Infect Dis, 52(4): 56.
7. Kawazu M, Kanda Y, Nannya Y, Aoki K. et al (2004),
Prospective comparison of the diagnostic potential of real-time
PCR, double-sandwich enzyme-linked immunosorbent assay for
galactomannan, and a (1-->3)-beta-D-glucan test in weekly
screening for invasive aspergillosis in patients with
hematological disorders, J Clin Microbiol, 42(6): 2733.
8. Lindsey RB, William B. et al (2011), Prevention and Treatment of
Cancer-Related Infections, NCCN Clinical Practice Guidelines in
Oncology.
9. Janik MP, Heffernan MP et al (2008), Candidiasis, Fitzpatrick's
Dermatology in General Medicine, Seventh Edition, Chap. 189
10. Morrell M, Fraser VJ, Kollef MH et al (2005), Delaying the
empiric treatment of candida bloodstream infection until
positive blood culture results are obtained: a potential risk factor
for hospital mortality, Antimicrob Agents Chemother, 49(9):
3640.
11. Rex JH, Bennett JE, Sugar AM et al (1995), Intravascular catheter
exchange and duration of candidemia. NIAID Mycoses Study
Group and the Candidemia Study Group, Clin Infect Dis, 21(4):
994.
12. Pagano L, Caira M, Candoni et al (2006), The epidemiology of
fungal infections in patients with hematologic malignancies: the
SEIFEM-2004 study, Haematologica, 91(8): 1068-1075.
13. Trần Xuân Mai (2007): Bài giảng Vi Nấm học, giáo trình Ký sinh
trùng Y học, Trường ĐH Y Dược TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_trang_nhiem_nam_xam_lan_o_benh_nhan_nguoi_lon.pdf