Khảo sát tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B của nhân viên y tế bệnh viện nhân dân Gia Định

KẾT LUẬN Kết quả điều tra tình hình nhiễm siêu vi viêm gan B trên 282 nhân viên y tế ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho thấy: Trong nhóm nhân viên y tế tỷ lệ HBsAg (+) là 6%, tỷ lệ Anti-HBc (+) là 33,3% và tỷ lệ đã và đang nhiễm HBV là 39%. Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan thường gặp ở nữ hộ sinh, điều dưỡng là những nhân viên y tế thường tiếp xúc với máu và thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân. Nhân viên y tế chưa thấy được tầm quan trọng trong việc tiêm chủng phòng ngừa siêu vi viêm gan B trước khi hành nghề, chưa tuân thủ chấp hành đầy đủ và nghiêm túc mọi quy chế phòng bệnh. ĐỀ NGHỊ Qua điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở nhân viên y tế cao, nhất những nhân viên tham gia trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc với máu nhất ở những khoa lâm sàng. Việc sớm lập chương trình phòng chống kịp thời để bảo vệ cho nhân viên y tế đặc biệt là nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc bệnh nhân viêm gan siêu vi, nhân viên xét nghiệm và theo dõi những nhân viên đã nhiễm siêu vi viêm gan để điều trị kịp thời. Nhân viên y tế cần chú ý các điều sau đây để tự bảo vệ. - Chủng ngừa viêm gan siêu vi B đúng phác đồ. - Trong thao tác khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân, luôn trang bị găng tay y tế, khẩu trang, kính mắt bảo vệ. - Khi thực hiện các thủ thuật có liên quan đến vật nhọn như kim tiêm, đặt catheter tĩnh mạch cẩn thận tuyệt đối tránh để kim đâm.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B của nhân viên y tế bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Võ Hồng Minh Công*; Trần Xuân Linh*; Đặng Công Hân*; Nguyễn Thị Hoàng Yến*; Lê Kim Lý*; Lê Thanh Quỳnh Ngân*, Bùi Nhuận Quí*; Diệp Thanh Dũng*. TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm gan siêu vi B là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm. Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B trong nhân viên y tế ngày càng tăng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và phân tích tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B trên nhóm nhân viên y tế bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiền cứu mô tả, về dấu ấn viêm gan siêu vi B, tính chất công việc, mẫu 282 nhân viên y tế trong đó 57 nam và 225 nữ tuổi trung bình 33,80 ± 8,59, trong năm 2008. Kết quả: tỷ lệ HBsAg (+) 6%, tỷ lệ đang và đã nhiễm siêu vi viêm gan B 39%, thường gặp khoa sanh, khoa nhi và khoa hồi sức tích cực, điều dưỡng và nữ hộ sinh là thành phần nhiễm nhiều nhất. Thời gian công tác càng lâu thì tỷ lệ nhiễm càng cao. Kết luận: Nhân viên y tế chưa thấy được tầm quan trọng trong việc tiêm chủng phòng ngừa siêu vi viêm gan B trước khi hành nghề, chưa tuân thủ chấp hành đầy đủ và nghiêm túc mọi quy chế phòng bệnh. Từ khóa: Viêm gan siêu vi B. ABSTRACT SURVEY THE STATUS OF HEPATITIS B INFECTION OF HEALTH WORKER IN GIA ĐỊNH PEOPLE HOSPITAL Vo Hong Minh Cong; Tran Xuan Linh; Dang Cong Han; Nguyen Thi Hoang Yen; Le Kim Ly; Le Thanh Quynh Ngan; Bui Nhuan Quy; Diep Thanh Dung. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 47 - 51 Background: Hepatitis B is an infectious disease is very common and dangerous. The rate of hepatitis B virus infection in health workers increasing. Aims: To survey some epidemiological characteristics and analysis of infection rate of hepatitis B on health worker in Gia Định people hospital. Methods: A cross-sectional survey, about marker Hepatitis B, nature of work, sample 282 health worker, in which 57 male and 225 female, mean age 33,80 ± 8,59, in 2008. Results: The rate of HBsAg (+) 6%, and rates are already infected with hepatitis B virus 39% often sees in obstetric department, pediatrics and intensive care unit. Nurses and midwives are the most infected hepatitis B. The longer working, the rate of infective hepatitis B is higher. Conclusion: Health workers haven’t seen the important of immunization to prevent hepatitis B before practice, not complying fully and serious all regulations for prevention. Keywords: Hepatitis B, * Khoa Nội Tiêu hóa Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định Địa chỉ liên lạc: BS Võ Hồng Minh Công ĐT: 0903.682.290 Email: bsminhcong@gmail.com 48 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan siêu vi B là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và là một vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng. Nhiễm siêu vi viêm gan B là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới khoảng 350 đến 400 triệu người trên thế giới nhiễm siêu vi viêm gan B bị viêm gan mạn, đây là một vấn đề lớn trong y tế thế giới(1,4,4). Những người này là nguồn truyền nhiễm quan trọng trong cộng đồng và có nguy cơ cao mắc các bệnh gan nguy hiểm, liên quan đến nhiễm siêu vi viêm gan B. Hàng nǎm, ước tính có khoảng 2 triệu người chết vì xơ gan và ung thư gan gây ra bởi siêu vi viêm gan B. Hiện nay, Việt nam tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B 15 – 20%(2,3). Theo WHO, trong 35 triệu nhân viên y tế trên toàn cầu, có 2 triệu người tiếp xúc qua da với bệnh truyền nhiễm mỗi năm có 40% nhiễm siêu vi viêm gan B. Các yếu tố gây tổn thương da 28%, mảnh thủy tinh 17%, mũi kim khâu 15%, kim bướm 14%, mũi khoan 10%, que thông tĩnh mạch 5%, yếu tố khác 7%(4,4). Cán bộ y tế làm công tác điều trị và xét nghiệm thường xuyên tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu bệnh nhân nên rất dễ bị lây nhiễm siêu vi viêm gan B. Đặc biệt, cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở điều trị với điều kiện làm việc còn rất nhiều khó khǎn, hơn nữa ý thức phòng bệnh lây theo đường máu chưa tuân thủ nghiêm ngặt trong khi làm các công việc có tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu(1,2). Chỉ với 60% nhân viên y tế có nhận thức và thái độ thực hành về các biện pháp chuyên môn phòng tránh nhiễm siêu vi viêm gan B đúng qui định(3). Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và phân tích tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B trên nhóm nhân viên y tế bệnh viện Nhân Dân Gia Định. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Tất cả những nhân viên mỗi khoa tự nguyện tham gia xét nghiệm tầm soát nhiễm siêu vi viêm gan B. Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu mô tả cắt ngang Cỡ mẫu Mẫu được chọn n= 246 người. Chọn mẫu Tất cả những nhân viên mỗi khoa được tự nguyện tham gia trong năm 2008. 2 2 21 )1( d ppZ n −× = − α 05,0=α96,1 21 = − αZ 2,0=p 05,0=d 86,245 05,0 )2,01(2,096,1 2 2 = −×× =n 49 Cách tiến hành như sau Nhân viên được chọn được làm xét nghiệm HBSAg, antiHBc, anti HBs. Tiêu chuẩn xác định Tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B là những người có HBsAg (+) hoặc/và Anti-HBc (+). Xử lý số liệu Các số liệu liên quan đến bệnh nhân được quản lý bằng phần mềm SPSS. 11.5. Phương pháp thống kê Thống kê mô tả: Sử dụng các số đếm, tần suất được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tuổi Tuổi trung bình: 33,80 ± 8,59 Bảng 1: Giới tính Số trường hợp Tỷ lệ% Nam 57 20,2 Nữ 225 79,8 Tổng 282 100,0 Tỷ lệ nam: nữ = 1: 5 Bảng 2: Tỷ lệ nhân viên tham gia Số trường hợp Tỷ lệ% Điều dưỡng 163 57,8 Nữ hộ sinh 46 16,3 Bác sỹ 40 14,2 Hộ lý 28 9,9 Ktv gây mê 5 1,8 Tổng 282 100,0 Bảng 3: Tiền căn gia đình Nhiễm viêm gan B Số trường hợp Tỷ lệ% Không xác ñịnh 274 97,2 Bố viêm gan B 3 1,1 Chồng hoặc vợ 4 1,4 Anh em ruột 1 0,4 Tổng 282 100,0 97.2% các nhân viên và gia đình không quan tâm đến vấn đề tầm soát siêu vi viêm gan B. Bảng 4: Tiền căn chủng ngừa siêu vi viên gan B Số trường hợp Tỷ lệ% Có 39 13,8 Không 243 86,2 Tổng 282 100,0 Tỷ lệ chủng ngừa chiếm 13.8% 50 Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B trong nhân viên y tế. Tỷ lệ nhân viên y tế nhiễm siêu vi viêm gan B chiếm 39%. - Tỷ lệ mang kháng nguyên bề mặt (HBsAg) là 6,0% - Tỷ lệ có kháng thể lõi (Anti-HBc) là 33,3% - Tỷ lệ đã và đang nhiễm siêu vi viên gan B là 39,0%. Bảng 6: Tỷ lệ nhân viên có kháng thể siêu vi viêm gan B Tỷ lệ chủng ngừa siêu vi viêm gan B là 13,8% và anti HBs là 12,8% Bảng 7: Tình trạng nhiễm theo giới tính Tỷ lệ HBsAg (+) và AntiHBc (+) ở nữ cao hơn ở nam tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P > 0,05. Bảng 8: Nhiễm virút viêm gan B theo thời gian công tác. HBsAg (+) Anti-HBc (+) Số nhiễm Thời gian Nǎm Số trường hợp SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% < 5 56 2 3,6 17 30,4 19 33,9 5 – 10 98 9 9,2 29 29,6 37 37,7 > 10 128 6 4,7 48 37,5 54 42,2 282 17 6,0 94 33,3 110 39,0 So sánh P> 0,05 P> 0,05 P> 0,05 Thời gian công tác càng lâu thì tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B càng nhiều. Thời gian làm việc trên 10 năm tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan chiếm tỷ lệ 42,2%. Bảng 9: Tình trạng nhiễm theo khoa phòng. HBsAg (+) Anti-HBc (+) Số nhiễm Khoa công tác Số trường hợp SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% Phòng sanh 46 2 4,3 26 56,5 28 60,9 Nhi 46 4 8,7 23 50,0 27 58,7 Hồi sức nội 14 1 7,1 6 42,9 6 42,8 Bệnh lss 33 2 6,1 11 33,3 13 39,4 Cấp cứu 56 3 5,4 16 28,6 19 33,9 Phòng mổ 51 3 5,9 9 17,6 12 23,5 Hồi sức ngoại 36 2 5,6 3 8,3 5 13,9 282 17 6,0 94 33,3 110 39,0 HBsAg (+) Anti-HBc (+) Nhiễm siêu vi B Tổng Số trường hợp Tỷ lệ% Số trường hợp Tỷ lệ% Số trường hợp Tỷ lệ% 282 17 6,0 94/194 33,3 110 39,0 AntiHBs Số trường hợp Tỷ lệ% Dương tính 36 12,8 Âm tính 246 87,2 Tổng 105 100,0 HBsAg (+) Anti-HBc (+) Giới tính Số trường hợp SL Tỷ lệ% Số trường hợp SL Tỷ lệ% Nam 57 1 1,8 34 14 41,2 Nữ 225 16 7,1 160 80 50,0 So sánh P> 0,05 P> 0,05 51 So sánh P> 0,05 P> 0,05 P> 0,05 Nhân viên công tác tại phòng sanh, nhi và hồi sức nội là nơi có tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B cao. Bảng 10: Tỷ lệ nhiễm theo công tác chuyên môn HBsAg(+) Anti-HBc (+) Số nhiễm Khoa công tác Số trường hợp SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% Nữ hộ sinh 46 3 6,5 23 50,0 26 56,5 Điều dưỡng 163 13 8,0 47 28,8 59 36,5 Hộ lý 28 1 3,6 9 32,1 10 35,7 Bác sỹ 40 0 0,0 14 35,0 14 35,0 Kỹ thuật viên 5 0 0,0 1 20,0 1 20,0 282 17 6,0 94 33,3 110 39,0 So sánh P> 0,05 P> 0,05 P> 0,05 Tỷ lệ nữ hộ sinh và điều dưỡng nhiễm siêu vi viêm gan B chiếm tỷ lệ cao và không có ý nghĩa thống kê giữa các khoa. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu chúng tôi tỷ lệ nam: nữ = 1:5; tuổi trung bình: 33,80 ± 8,59, với 97,2% nhân viên y tế và gia đình không quan tâm đến vần đề tầm soát siêu vi viêm gan B. Chỉ có 2,9% nhân viên biết người thân nhiễm siêu vi viêm gan B. Nhân viên y tế chủng ngừa viêm gan siêu vi B trước khi đi làm 13,8% và đạt kết quả tạo kháng thể chống được siêu vi viêm gan B là 12,8%. Tỷ lệ mang kháng nguyên bề mặt (HBsAg) là 6,0%, kháng thể lõi (Anti-HBc) là 33,3%. Tỷ lệ có HBsAg (+) trong nhóm nhân viên y tế Bệnh viện Nhân Dân Gia Định thấp, trong khi đó thông báo về tỷ lệ HBsAg (+) tại thành phố Hồ Chí Minh 11,40%(6) và tại Hà Tĩnh 12,35%(1). Tỷ lệ nhân viên y tế Bệnh viện Nhân Dân Gia Định nhiễm siêu vi viêm gan B chiếm 39%, ở Hà Tĩnh là 64,71%(1), Hải Phòng 14,8%(2), Khánh Hòa 70,5%(7), Indonesia là 35,7%(4). Pháp tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở nhân viên y tế 9,1-16,9%(4). Tỷ lệ HBsAg (+) và AntiHBc (+) ở nữ cao hơn ở nam tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Ngược lại, theo thống kê ở Hà Tĩnh thì tỷ lệ này ở nam nhiều hơn nữ và cũng không có sự khác biệt thống kê. Trong công tác ngành y tế việc nhiễm siêu vi viêm gan B không phụ thuộc vào gới tính mà phụ thuộc vào công việc và việc tuân thủ các quy trình chống lây nhiễm trong nhân viên y tế. Tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm có thời gian công tác càng lâu thì tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B càng nhiều. Thời gian làm việc trên 10 năm tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan chiếm tỷ lệ 42,2%, phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đường Công Lự và cộng sự nhân viên y tế làm việc trên 10 năm có tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B 67,2%(1). Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở nhân viên công tác tại phòng sanh 60,9%, nhi 58,8% và hồi sức nội 42,8% điều này cho thấy những nơi tiếp xúc với máu và bệnh nhiễm nhiều thì tỷ lệ lây nhiễm cao, tương tự tác giả Nguyễn Quang Tập và Phạm Trung Kiên tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B cao nhất ở các khoa truyền nhiễm 46,2%, hồi sức 27,3% và khoa xét nghiệm 24,2%(2). Ngoài ra, ở phòng mổ và hồi sức ngoại có tỷ lệ nhiễm thấp, rõ ràng về vấn đề thực hiện khâu vô trùng trong khi tiếp xúc với bệnh nhân ở các khoa này thực hiện tốt hơn. 52 KẾT LUẬN Kết quả điều tra tình hình nhiễm siêu vi viêm gan B trên 282 nhân viên y tế ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho thấy: Trong nhóm nhân viên y tế tỷ lệ HBsAg (+) là 6%, tỷ lệ Anti-HBc (+) là 33,3% và tỷ lệ đã và đang nhiễm HBV là 39%. Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan thường gặp ở nữ hộ sinh, điều dưỡng là những nhân viên y tế thường tiếp xúc với máu và thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân. Nhân viên y tế chưa thấy được tầm quan trọng trong việc tiêm chủng phòng ngừa siêu vi viêm gan B trước khi hành nghề, chưa tuân thủ chấp hành đầy đủ và nghiêm túc mọi quy chế phòng bệnh. ĐỀ NGHỊ Qua điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở nhân viên y tế cao, nhất những nhân viên tham gia trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc với máu nhất ở những khoa lâm sàng. Việc sớm lập chương trình phòng chống kịp thời để bảo vệ cho nhân viên y tế đặc biệt là nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc bệnh nhân viêm gan siêu vi, nhân viên xét nghiệm và theo dõi những nhân viên đã nhiễm siêu vi viêm gan để điều trị kịp thời. Nhân viên y tế cần chú ý các điều sau đây để tự bảo vệ. - Chủng ngừa viêm gan siêu vi B đúng phác đồ. - Trong thao tác khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân, luôn trang bị găng tay y tế, khẩu trang, kính mắt bảo vệ. - Khi thực hiện các thủ thuật có liên quan đến vật nhọn như kim tiêm, đặt catheter tĩnh mạch cẩn thận tuyệt đối tránh để kim đâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đường Công Lự; Nguyễn Thu Vân; Hoàng Thủy Long và cs (2000). Kết quả điều tra về tình trạng nhiễm virút viêm gan B ở cán bộ y tế và người bình thường tại Hà Tĩnh. Y học thực hành, tập 391, số 11, tr 16 – 18. 2. Nguyễn Quang Tập, Phạm Trung Kiên (2007). Xác định tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B, HBsAg, anti-HBs và HBeAg của cán bộ y tế tại một số bệnh viện thành phố Hải Phòng. Y học thực hành, tập 591+592, Số 12, tr 68-71. 3. Nguyễn Văn Quân 2007. Đánh giá hiểu biết, thái độ thực hành phòng lây nhiễm virut viêm gan B của cán bộ y tế thành phố Hải Phòng. Y học thực hành, tập 591+592, Số 12, tr 28-32. 4. Papaevangelou G; Farmaki G; Kada H (1994). Perspective on viral hepatitis elimination in Europe Viral Hepatitis and Liver disease. Berlin, Springer. p: 435 - 438. 5. Sulaiman Ali H (1994). Hepatitis in Indonesia Viral Hepatitis and Liver disease. Journal of Medical. Volume 67, Issue 3. p: 394 - 395. 6. Trần Văn Bé (1991). Khảo sát kháng nguyên bề mặt virút viêm gan B trên các đối tượng tại thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tại hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm thành lập Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. 7. Viên Chinh Chiến, Nguyễn Thị Thế Trâm, Đinh Sĩ Hiền và cs (1997). Điều tra về tình trạng nhiễm virút viêm gan B trong nhân viên y tế tại một số tỉnh miền Trung. Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, tập VII, số 2, tr 58 – 63.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_nhiem_sieu_vi_viem_gan_b_cua_nhan_vien_y.pdf
Tài liệu liên quan