Khảo sát tổng hoạt độ phóng xạ Alpha và Beta trong nước uống đóng chai

KIẾN NGHỊ Áp dụng các quy trình phân tích đã được xây dựng để xét nghiệm tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta tại phòng thí nghiệm Vật lý Môi trường thuộc khoa Xét Nghiệm, Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng TP.Hồ Chí Minh. Ngoài việc đánh giá mức độ an toàn của nguồn nước uống đóng chai thông qua giá trị tổng hoạt độ alpha/beta, cần ước lượng suất liều tương đương hằng năm để cảnh báo báo cho người dân nhằm hạn chế sử dụng những loại nước uống đóng chai có suất liều tương đương hằng năm vượt quá mức đề nghị của WHO. Hạn chế của đề tài là chỉ dừng lại ở việc xác định tổng hoạt độ phóng xạ alpha và beta mà chưa định danh được đồng vị nào gây nên sự nhiễm bẩn phóng xạ. Do đó trong tương lai cần phải tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu, đồng thời hướng đến việc định danh các đồng vị trên các thiết bị phân tích chuyên sâu như: Hệ phổ kế gamma phông thấp, hệ phổ kế alpha, hệ phổ kế beta. Từ đó có thể đánh giá một cách chi tiết và tổng thể về tình hình ô nhiễm phóng xạ trong các loại nước.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tổng hoạt độ phóng xạ Alpha và Beta trong nước uống đóng chai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  627 KHẢO SÁT TỔNG HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ ALPHA VÀ BETA   TRONG NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI  Phan Long Hồ*, Lê Đình Hùng*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Kiểm tra mức độ nhiễm bẩn phóng xạ thông qua việc xác định giá trị tổng hoạt độ phóng xạ  alpha và tổng hoạt độ phóng xạ beta là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của một  nguồn nước.  Mục tiêu: Triển khai và định trị phương pháp phân tích tổng hoạt độ phóng xạ alpha/beta trong mẫu nước  uống đóng chai theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 8879: 2011; Khảo sát mức nhiễm bẩn tổng hoạt độ phóng xạ  alpha/beta trong một số mẫu nước uống đóng chai và nước khoáng đang lưu hành trên thị trường; Ước lượng  liều tương đương hằng năm mà dân chúng nhận được khi sử dụng nước uống đóng chai.  Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phân tích tổng hoạt độ phóng xạ  alpha và tổng hoạt độ phóng xạ beta của 254 mẫu nước uống đóng chai và nước khoáng được thu thập từ tháng 6  đến tháng 9 năm 2013.  Kết quả nghiên  cứu: Hiệu suất  thu hồi đối với phương pháp phân  tích  tổng hoạt độ phóng xạ alpha  là  93,61% và 87,53% đối với tổng hoạt độ phóng xạ beta.Tổng hoạt độ phóng xạ alpha có giá trị trong khoảng từ  0,006 Bq/l đến 0,462 Bq/l,mức tổng hoạt độ alpha trung bình là 0,041 ± 0,008 Bq/l. Tổng hoạt độ phóng xạ beta  có giá trị trong khoảng từ 0,011 đến 0,334 Bq/l, mức tổng hoạt độ beta trung bình là 0,041 ± 0,006Bq/l. Tất cả các  mẫu nước khảo sát đều có giá trị tổng hoạt độ alpha và giá trị tổng hoạt độ beta không vượt quá ngưỡng quy định  theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (QCVN) 6‐1/2010/BYT. Kết quả tính toánsuất liều tương đương trung bình  của 254 mẫu nước uống đóng chai là 0,017 ± 0,003 mSv/năm (mức đề nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là  ≤ 0,1 mSv/năm) giá trị này được tính toán dựa trên lượng nước tiêu thụ hằng năm cho mỗi người dân là 730 lít  (tương ứng 2 lít/ngày).   Kết  luận: Kết quả nghiên cứu của đề  tài cho  thấy rằng hầu hết các mẫu nước uống đóng chai và nước  khoáng đều có giá trị tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của  QCVN 6‐1/2010/BYT. Tuy nhiên, kết quả tính toán suất liều tương đương có 2/254 mẫu vượt quá giới hạn đề  nghị của WHO, từ đó cho thấy ngoài việc đánh giá mức độ an toàn của nguồn nước uống đóng chai thông qua  giá trị tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta, chúng ta nên ước lượng suất liều tương đương hằng năm để cảnh  báo cho người dân nhằm hạn chế sử dụng những loại nước uống đóng chai có giá trị suất liều tương đương vượt  quá mức đề nghị của WHO.  Từ khóa: Alpha, beta, nước uống đóng chai.  ABSTRACT  GROSS ALPHA AND GROSS BETA RADIOACTIVITY CONTAMINATION  IN DRINKING WATER   Phan Long Ho, Le Dinh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 627 ‐ 633  Background: Gross alpha and gross beta  radioactivity are  the most  important  criteria  for  evaluating  the  level of radioactive contamination in drinking water.   Objectives: Validate gross alpha and gross beta radioactivity measurement procedures  in drinking water  according to Vietnam National Standards TCVN 8879:2011; Examine gross alpha and gross beta radioactivity  *Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Phan Long Hồ ĐT: 0918563609    Email: Phanlongho.ihph@yahoo.com.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 628 contamination  in mineral and drinking water; Estimate effective dose equivalent of gross alpha and gross beta  radioactivity from drinking water in population per year   Methods: A cross‐sectional study was conducted on 254 mineral and drinking water samples collected from  Jun to September in 2013. All samples were tested for gross alpha and gross beta radioactivity.   Result: The recovery efficiency of gross alpha and gross beta radioactivity analysis methods was 93.61 %  and 87.53 %, respectively. Gross alpha radioactivity ranged from 0.006 to 0.462 Bq/l with an average of 0.041 ±  0.008 Bq/l. Gross beta radioactivity ranged from 0.011 to 0.334 Bq/l with an average of 0.041 ± 0.006 Bq/l. All of  drinking water  samples had gross  alpha  and  gross  beta  radioactivity  level  lower  than  those  of  the Viet Nam  National Technical Regulation QCVN 6‐1/2010 Ministry of Health. The mean annual effective dose equivalent  was 0.017 ± 0.003 mSv/year  that  is  lower  than WHO(World Health Organization) recommended  levels ≤ 0.1  mSv/year). The annual effective dose equivalent was calculated using the amount of water consumption about  730 litters per inhabitant per year or 2 litters per day recommended by WHO.   Conclusion: Most of  the drinking water samples had gross alpha and gross beta radioactivity  levels  that  meet the standard of the Viet Nam National Technical RegulationQCVN6‐1/2010 Ministry of Health. However,  in regarding to effective dose equivalent, two out of 254 water samples did not meet the standard recommended by  WHO. Thus, when evaluating the level of radioactive contamination in drinking water, effective dose equivalent  recommended by WHO should be included instead of only using level of gross alpha and gross beta radioactivity  contamination.  Keywords: Alpha, beta, drinking water.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Kiểm tra mức độ nhiễm bẩn phóng xạ thông  qua giá trị tổng hoạt độ phóng xạ alpha và tổng  hoạt độ phóng xạ beta  là một trong những tiêu  chí  quan  trọng  để  đánh  giá  chất  lượng  nguồn  nước mà người dân sử dụng cho ăn uống. Theo  quy chuẩn QCVN 6‐1/2010/BYT về nước khoáng  thiên nhiên và nước uống  đóng  chai quy  định  mức  tổng hoạt độ phóng xạ alpha không được  vượt quá 0,5 Bq/l và mức tổng hoạt độ phóng xạ  beta không được vượt quá1 Bq/l(2).  Bên  cạnh  đó, giá  trị  suất  liều  tương  đương  hằng  năm mà  dân  chúng  nhận  được  sẽ  được  tính toán dựa trên tổng hoạt độ phóng xạ của tất  các các đồng vị phát bức xạ có trong mẫu nước  mà dân chúng sử dụng. Theo WHO, một nguồn  nước uống  được  xem  là  an  toàn nếu  tổng  liều  gây bởi  các  đồng vị phóng xạ không vượt quá  0,1 mSv/năm, giá trị này được tính toán dựa vào  lượng nước tiêu thụ trung bình mỗi ngày là 2 lít  nước. Các bức xạ phát ra từ các đồng vị phóng  xạ chứa trong nguồn nước  là tác nhân trực tiếp  gây ra sự chiếu xạ trong lên các cơ quan nội tạng  cơ  thể con người và đó  là nguyên nhân gây  ra  tổng suất  liều  tương  đương hằng năm mà dân  chúng nhận được khi sử dụng nguồn nước trong  ăn uống.  Ở Việt Nam hiện nay do  điều kiện kinh  tế  còn  khó  khăn,  trang  thiết  bị phục  vụ  công  tác  phân tích và kiểm tra phóng xạ trong nước cũng  như trong thực phẩm còn rất hạn chế nên có rất  ít các nghiên cứu liên quan đến phóng xạ trong  nước  uống  hoặc  thực  phẩm,  đặc  biệt  là  các  nghiên  cứu  đánh  giá  tổng  hoạt  độ  phóng  xạ  alpha/beta  trong nước uống. Do vậy, việc  thực  hiện  đề  tài  là  hết  sức  cần  thiết,  qua  đó  giúp  chúng ta có cái nhìn tổng thể về mức độ an toàn  phóng  xạ  trong một  số mẫu  nước  uống  đóng  chai đang lưu đang lưu hành trên thị trường.  Mục tiêu nghiên cứu  Triển  khai  phương  pháp  và  định  trị  phương pháp phân tích tổng hoạt độ phóng xạ  Alpha/beta  trong mẫu  nước  uống  đóng  chai  theo tiêu chuẩn TCVN 8879 : 2011(1), trên hệ đo  tổng alpha/beta WPC‐1050 đặt tại Labo Vật  lý  Môi trường.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  629 Khảo sát mức nhiễm bẩn phóng xạ tổng hoạt  độ  alpha/beta  trong  một  số  mẫu  nước  uống  đóng chai và nước khoáng đang  lưu hành  trên  thị trường.  Ước lượng suất liều tương đương hằng năm  mà  dân  chúng  nhận  được  khi  sử  dụng  nước  uống đóng chai.  PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN  CỨU  Cỡ mẫu  Từ nguồn chuẩn gốc Am‐241 và Sr‐90 được  cung cấp bởi NIST chúng tôi tạo ra 29 mẫu dùng  để định trị phương pháp phân  tích và kiểm tra  quy trình xử lý mẫu.  Tổng số mẫu nước uống đóng chai và nước  khoáng  dùng  để  khảo  sát  và  tính  tỷ  lệ  là  254  mẫu. Trong đó 200 mẫu dịch vụ do khách hàng  gửi  đến  kiểm  nghiệm  và  54 mẫu  nước  uống  đóng  chai  và  nước  khoáng  được mua  trên  thị  trường từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013, cụ thể  như trong bảng 1.  Bảng 1: Chi tiết 54 mẫu nước uống đóng chai và  nước khoáng giám sát trên thị trường  Nguồn nước khoáng Nguồn nước ngầm Nguồn nước thủy cục Tên mẫu Số lượng Tên mẫu Số lượng Tên mẫu Số lượng Lav 3 Aquafi 3 Wat 3 VH 3 FuWa 3 Ang 3 Dap 3 Das 3 ĐT 3 Evi 3 Sapu 3 Aquac 3 Mio 3 CoM 3 San 3 MoB 3 Nub 3 Nel 3 Chọn mẫu  Trong  phạm  vi  khảo  sát  của  đề  tài,  mẫu  được chọn  là các mẫu nước uống đóng chai và  các mẫu nước khoáng có hàm lượng cặn thấp.   Thể  tích mẫu  được  dùng  trong  phân  tích  tổng hoạt độ phóng xạ alpha và beta đối với các  mẫu nước uống  đóng  chai và nước khoáng  có  hàm  lượng cặn dưới 200 mg/l  là 500 ml. Trong  trường hợp những mẫu nước có hàm lượng cặn  lớn  hơn  200  mg/l  (đặc  biệt  là  các  mẫu  nước  khoáng) để đảm bảo khối lượng trên khay đếm  không  được  vượt  quá  20 mg/cm2  thì  thể  tích  mẫu  sử dụng  cho phân  tích  có  thể  được giảm  xuống sao cho phù hợp.  Mẫu sau khi thu thập được mã hóa theo quy  ước trong hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn  ISO/IEC  17025  và  được bảo  quản  trong phòng  lưu mẫu ở nhiệt độ từ 25 đến 300C.  Xử lý mẫu  Dựa  theo TCVN 8879: 2011 về “Chất  lượng  nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha và beta  trong  nước  không  mặn  –  Phương  pháp  lắng  đọng nguồn mỏng”, chúng tôi đã cụ thể hóa quy  trình xử lý mẫu theo sơ đồ như sau:  Hình 1: Quy trình xử lý mẫu theo TCVN 8879:2011  Mẫu nước  được  đựng  trong các becher 600  ml,  sau  đó  được  thêm  vào  khoảng  1 ml dung  dịch axit HNO3 1N để chắc chắn  toàn bộ phần  cặn sẽ được thu hồi sau khi đun, mẫu được làm  bay hơi trên bếp hồng ngoại  tới thể tích còn  lại  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 630 khoảng từ 2 ‐ 3 ml, dùng μPipet 1000μl chuyển  toàn  bộ  thể  tích  trong  becher  sang  khay  đếm  (trước đó đã cân xác định khối lượng mp), dùng  nước  cất  2  lần  tráng  lại nhiều  lần  để  đảm bảo  toàn bộ cặn trong becher được chuyển sang khay  đếm. Sấy khay đếm dưới đèn hồng ngoại ở nhiệt  độ dưới 8500C tới khối  lượng không đổi để thu  được lớp cặn lắng. Đặt khay đếm trong bình hút  ẩm  tới nhiệt  độ phòng  trong 10 phút. Cân xác  định khối  lượng  cặn  lắng và khay  đếm  (Mpd)  bằng cân điện tử 4 số lẻ. Tổng hoạt độ phóng xạ  alpha và beta của  lớp cặn  lắng và khay đếm sẽ  được  xác  định  bằng  cách  đo  trên  hệ  đo  tổng  alpha/beta WPC – 1050.  Thiết bị nghiên cứu  Thiết bị chính được dùng để xác định  tổng  hoạt độ phóng xạ alpha‐beta là hệ đo tổng WPC‐ 1050  sử  dụng  đầu  dò  tỉ  lệ  khí  P10  của  hãng  Protean Instrument (Mỹ). Hệ đo được vận hành  trực  tiếp  trên máy  tính  thông  qua  phần mềm  điều khiển ‐ Vista 2000(3). Một số thông số cơ bản  của hệ đo được cho trong bảng 2 dưới đây:  Bảng 2: Các thông số đặc trưng của hệ đo tổng hoạt  độ phóng xạ alpha/ beta WPC – 1050  Thông số Đặc tính kỹ thuật Model: WPC – 1050 Số Serries (S/N): 1248123 Chế độ đo Tự động Hệ vận chuyển mẫu 50 mẫu Loại đầu dò Tỷ lệ dòng khí P-10 Cửa sổ đầu dò 80 g Phông  0,05 – 0,1 CPM Phông  0,7 – 0,9 CPM Hiệu suất đếm   40% (với nguồn Am241) Hiệu suất đếm   55 % (với nguồn Sr90) Môi trường vận hành t0: 10 – 400C Hr%: 20 – 90% Tính toán suất liều tương đương hằng năm  gây bởi bức xạ alpha  Công  thức  tổng  quát  tính  suất  liều  tương  đương theo hoạt độ phóng xạ của từng đồng vị  phóng xạ như sau:  DR = A x IR x IDRa x 2  (Sv/năm)   Trong đó:  A: Tổng hoạt độ alpha (Bq/l).  IR: Lượng nước tiêu thụ hằng năm (2lít/ngày) =  730lít/năm  IDRa: Hệ số liều tương đương đối với đồng vị Ra‐226 (2,8  x 10‐7 Sv/Bq/năm).  Chú  ý:  Giá  trị  liều  tương  đương mà  dân  chúng nhận được qua tiêu thụ nước uống đóng  chai phần lớn gây ra bởi bức xạ alpha. Liều nhận  được từ bức xạ beta hầu như không đáng kể mặc  dù tổng hoạt độ beta trong các mẫu nước uống  đóng  chai  xấp  xỉ  tổng  hoạt  độ  của  alpha.  Nguyên nhân là bởi vì đồng vị gây ra tổng suất  liều tương đương đối với bức xạ beta chủ yếu là  từ K40 – có hệ số chuyển đổi liều tương đối thấp  (IDKa‐40~5 x 10‐6 mSv/Bq/năm).  Tiêu chí đánh giá  Mức nhiễm bẩn phóng xạ: dựa theo QCVN6‐ 1/2010/BYT  của Bộ Y  tế  về  nước  khoáng  thiên  nhiên  và  nước  uống  đóng  chai  quy  định mức  tổng hoạt độ phóng xạ alpha không được vượt  quá 0,5 Bq/l và mức tổng hoạt độ phóng xạ beta  không được vượt quá 1 Bq/l.  Suất liều tương đương: dựa vào mức đề nghị  của WHO (DR ≤ 0,1 mSv/năm).  KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN  Kết quả định trị phương pháp  Bảng 3: Kết quả định trị phương pháp theo tiêu  chuẩn TCVN 8879:2011  Thông số Kết quả định trị Alpha Beta Độ lặp lại RSDr (%) 6,19 2,91 Độ tái lặp RSDR (%) 6,65 3,63 Hiệu suất thu hồi (%) 93,61 87,53 Đường tuyến tính y = 0,719x - 0,094 R2 = 0,980 y = 0,901x - 0,253 R2 = 1 Hiệu suất thu hồi đối với chỉ tiêu phân tích  tổng hoạt độ alpha là 93,61%, và đối với chỉ tiêu  tổng hoạt độ beta là 87,53%; Độ lặp lại và độ tái  lặp  của  cả hai  chỉ  tiêu phân  tích  đều nhỏ hơn  10%; Cả hai chỉ tiêu phân tích alpha và beta đều  có  đường  tuyến  tính  tốt  với  R2>  0,98. Do  đó,  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  631 khẳng  định  phương  pháp  này  hoàn  toàn  đáp  ứng yêu cầu.  Kết quả phân  tích  tổng hoạt  độ phóng xạ  Alpha/Beta của 254 mẫu  Kết  quả  phân  tích  tổng  hoạt  độ  phóng  xạ  alpha  Hình 2: Tỷ lệ mẫu nhiễm tổng hoạt độ phóng xạ  alpha  Kết quả phân tích tổng hoạt độ phóng xạ beta Hình 3: Tỷ lệ mẫu nhiễm tổng hoạt độ phóng xạ beta  Bảng 4: Tổng hợp kết quả phân tích 254 mẫu nước uống đóng chai và nước khoáng  Thông tin mẫu Kết quả phân tích Alpha Beta Số mẫu có phát hiện 70 66 Tỉ lệ % mẫu có phát hiện 27,6 26,0 Mẫu có hoạt độ lớn nhất Tên mẫu 13541.13 13541.13 Hoạt độ (Bq/l) 0,462 ± 0,061 0,334 ± 0,016 Hoạt độ nhỏ nhất phát hiện được (Bq/l) 0,006 ± 0,002 0,011 ± 0,003 LOD (Bq/l) 0,015 0,013 Hoạt độ trung bình (Bq/l) 0,041 ± 0,008 0,041 ± 0,006 Giới hạn cho phép theo QCVN 6-1/2010 (Bq/l)  0,5  1 Trong tổng số 254 mẫu nước uống đóng chai  giám sát, cho thấy có 184 mẫu không phát hiện  hoạt độ phóng xạ alpha và 188 mẫu không phát  hiện hoạt độ phóng xạ beta. Nói cách khác tỉ  lệ  phần  trăm  của  các mẫu  có  phát  hiện  đối  với  alpha là 27,6% và 26% đối với beta.   Giá  trị  tổng hoạt độ phóng xạ alpha  trong  khoảng  từ  0,006  Bq/l  đến  0,462  Bq/l  (mẫu  có  tổng hoạt độ alpha cao nhất  là mẫu mang mã  số 13541.13), mức hoạt độ  trung bình  là 0,041  Bq/l  đều  đảm  bảo  tiêu  chuẩn  cho  phép  theo  QCVN.  Trong  đó  giới  hạn  phát  hiện  trung  bình là 0,015 Bq/l.  Giá  trị  tổng  hoạt  độ  phóng  xạ  beta  trong  khoảng từ 0,011 Bq/l đến 0,334 Bq/l với mức hoạt  độ  trung bình  là 0,041 ± 0,006 Bq/l và giới hạn  phát hiện trung bình của tất cả các mẫu là 0,013  Bq/l.  Mẫu  có  tổng  hoạt  độ  beta  cao  nhất  là  13541.13 (0,334 ± 0,016 Bq/l). Không có mẫu nào  có giá trị tổng hoạt độ alpha/beta vượt quá tiêu  chuẩn cho phép.  70 184 54 146 16 38 66 188 39 161 27 27 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 632 Kết quả tính toán suất liều tương đương hằng năm   Bảng 5: Tổng hợp kết quả tính toán suất liều tương đương đối với các mẫu có phát hiện tổng hoạt độ alpha trong  số 254 mẫu nước uống đóng chai và nước khoáng khảo sát  Thông tin mẫu Kết quả tính toán 54 mẫu giám sát 200 mẫu dịch vụ Suất liều tương đương nhỏ nhất (mSv/năm) 0,003 ± 0,001 0,002 ± 0,001 Suất liều tương đương lớn nhất (mSv/năm) 0,037 ± 0,006 0,189 ± 0,025 Suất liều tương đương trung bình (mSv/năm) 0,019 ± 0,005 0,016 ± 0,003 0,017  0,003 Mẫu cósuất liều lớn nhất Tên mẫu Dap 1 13541.13 Giá trị (mSv/năm) 0,037 ± 0,006 0,189 ± 0,025 Số mẫu có suất liều vượt mức suất liều đề nghị 0 2 Tỉ lệ mẫu vượt mức suất liều đề nghị (%) 0,79 Mức suất liều đề nghị (WHO) (mSv/năm)  0,1 Từ bảng  5  cho  thấy  rằng: Chỉ  có hai  trong  tổng  số  254  mẫu  được  khảo  sát  có  suất  liều  tương  đương  hằng năm  vượt  quá  giới  hạn  đề  nghị  của WHO  đưa  ra và  chiếm  tỉ  lệ  là 0,79%.  Giá  trị  suất  liều  trung bình  của  254 mẫu nước  uống đóng chai và nước khoáng là 0,017 ± 0,003  mSv/năm.  Trong  đó,  suất  liều  tương  đương  trung  bình  hằng  năm  của  54 mẫu  giám  sát  là  0,019 ± 0,005 mSv/năm và của 200 mẫu dịch vụ  là 0,016 ± 0,003 mSv/năm.  KẾT LUẬN  Trong phạm vi của đề tài chúng tôi đã phân  tích  tổng cộng 279 mẫu,  trong đó số mẫu dùng  để  xác  định giá  trị  sử dụng  của phương pháp  theo TCVN 8879:2011  là 29 mẫu, khảo sát  tổng  hoạt  độ  alpha/beta  là  254 mẫu  (200 mẫu nước  uống  đóng  chai  từ hoạt  động  thu phí Y  tế dự  phòng (dịch vụ) và 54 mẫu nước uống đóng chai  giám sát trên thị trường). Kết quả đạt được như  sau:  Kết quả định  trị: Hiệu  suất  thu hồi  đối với  phương pháp phân  tích  tổng  hoạt  độ  alpha  là  93,61%,  tổng hoạt độ beta  là 87,53%; Độ  lặp  lại  và độ  tái  lặp đều nhỏ hơn 10%; Cả hai chỉ  tiêu  phân tích alpha và beta đều có đường tuyến tính  tốt với R2> 0,98.  Có  27,6%  mẫu  phát  hiện  hoạt  độ  alpha,  26,0% mẫu  phát  hiện  hoạt  độ  beta.  Không  có  mẫu nào  tổng hoạt  độ alpha và beta vượt  tiêu  chuẩn  cho  phép  theo  Quy  chuẩn  QCVN  6‐ 1/2010.  Cụ  thể:  tổng  hoạt  độ  alpha  có  giá  trị  trong khoảng từ 0,006 đến 0,462 Bq/l; giá trị tổng  hoạt  độ  trung  bình  là  0,041  ±  0,008 Bq/l. Tổng  hoạt độ beta có giá trị trong khoảng từ 0,011đến  0,334 Bq/l; mức tổng hoạt độ trung bình là 0,041  ± 0,006 Bq/l.  Mặc  dù  suất  liều  tương  đương  trung  bình  của  254  mẫu  nước  uống  là  0,017  ±  0,003  mSv/năm,  thấp  hơn  gần  6  lần  so  với mức  đề  nghị của WHO  (≤ 0,1 mSv/năm). Tuy nhiên, có  hai mẫu có giá trị suất liều bị vượt quá mức đề  nghị:  cụ  thể  là mẫu  13541.13  vượt  1,89  lần  và  mẫu 23178.13 vượt 1,75 lần tiêu chuẩn cho phép.   KIẾN NGHỊ  Áp  dụng  các  quy  trình  phân  tích  đã  được  xây dựng để xét nghiệm tổng hoạt độ alpha và  tổng hoạt  độ beta  tại phòng  thí nghiệm Vật  lý  Môi  trường  thuộc  khoa  Xét Nghiệm,  Viện  Vệ  sinh – Y tế Công cộng TP.Hồ Chí Minh.  Ngoài  việc  đánh  giá mức  độ  an  toàn  của  nguồn nước uống  đóng  chai  thông  qua  giá  trị  tổng hoạt độ alpha/beta, cần ước lượng suất liều  tương  đương  hằng  năm  để  cảnh  báo  báo  cho  người dân  nhằm  hạn  chế  sử dụng  những  loại  nước uống đóng chai có suất  liều tương đương  hằng năm vượt quá mức đề nghị của WHO.   Hạn chế của đề tài là chỉ dừng lại ở việc xác  định  tổng hoạt  độ phóng  xạ  alpha và beta mà  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  633 chưa  định danh  được  đồng vị nào gây nên  sự  nhiễm bẩn phóng xạ. Do đó trong tương lai cần  phải tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu, đồng  thời hướng đến việc định danh các đồng vị trên  các thiết bị phân tích chuyên sâu như: Hệ phổ kế  gamma phông thấp, hệ phổ kế alpha, hệ phổ kế  beta. Từ đó có thể đánh giá một cách chi tiết và  tổng  thể về  tình hình ô nhiễm phóng xạ  trong  các loại nước.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ khoa học công nghệ (2011). TCVN 8879: 2011. Chất lượng  nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha và beta trong nước  không mặn – Phương pháp lắng đọng nguồn mỏng. Hà Nội.  Tr. 1‐2.  2. Bộ  Y  tế  (2010). QCVN  6‐1/2010/BYT: Quy  chuẩn Kỹ  thuật  Quốc  gia  đối  với  nước  khoáng  thiên  nhiên  và  nước  uống  đóng chai. Hà Nội. Tr. 5‐10.  3. Protean Instrument Corporation (2011). WPC – 1050 Manual.  Pp. 88‐89  Ngày nhận bài báo:       15/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   16/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tong_hoat_do_phong_xa_alpha_va_beta_trong_nuoc_uong.pdf
Tài liệu liên quan