Mặc dù số bệnh nhân có thai trong nhóm
dưới 35 tuổi cao hơn so với số bệnh nhân không
có thai, không có sự khác biệt về tỉ lệ thai giữa
các nhóm tuổi, khác với phân tích gộp 13 nghiên
cứu đánh giá liên quan quan giữa tuổi vợ với tỉ
lệ thai của L.L. van Loendersloot (2010).
Về thời gian hiếm muộn, không có sự khác
biệt giữa nhóm ca và nhóm chứng, không giống
kết luận của L.L. van Loendersloot (2010).
Đa số bệnh nhân của dân số nghiên cứu
thuộc hiếm muộn nguyên phát, kết quả này
tương tự với 2 nghiên cứu được đưa vào phân
tích gộp của L.L. van Loendersloot (2010).
Về nguyên nhân hiếm muộn, không có sự
khác biệt về tỉ lệ thai giữa các nhóm nguyên
nhân. Trong khi đó, Ottosen (2007) tìm ra rằng
nguyên nhân do chồng, do vòi trứng hoặc do lạc
nội mạc TC có cơ hội có thai thấp hơn so với
nhóm chưa rõ nguyên nhân.
Về số lượng phôi chuyển, Strandell (2000)
cũng sử dụng số đo số lượng phôi tốt được
chuyển như trong nghiên cứu của chúng tôi
nhưng kết quả khác biệt. Nghiên cứu của chúng
tôi trong ghi nhận được sự khác biệt về tỉ lệ thai
trong các nhóm không có phôi tốt, có 1 phôi tốt
và có hơn 1 phôi tốt. Ngược lại, Strandell thấy
được cơ hội có thai càng cao ở các nhóm có càng
nhiều phôi tốt để chuyển.
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
trên 116 trường hợp với 63 trường hợp có thai
(thuộc nhóm ca) và 53 trường hợp không thai
(thuộc nhóm chứng) không tìm thấy mối liên
quan giữa các đặc điểm của TC trên SA, cũng
như các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng với tỉ lệ
thai sau CP.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tử cung ở những trường hợp chuyển phôi ‐ thụ tinh trong ống nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 28
KHẢO SÁT TỬ CUNG Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP
CHUYỂN PHÔI ‐ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
Cổ Phí Thị Ý Nhi*,Võ Minh Tuấn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Có hay không liên quan giữa đặc điểm tử cung (TC) trên siêu âm (SA) với khả năng thụ thai
sau chuyển phôi (CP) trữ hoặc CP tươi xin trứng thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON)?
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ca chứng lồng. Bệnh nhân hiếm muộn thực hiện CP
trữ hoặc CP tươi xin trứng tại khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ từ 2/1/2013 ‐ 30/ 6/2013 theo dõi đến khi xác
định có thai lâm sàng hay không, chia thành 2 nhóm 1) Nhóm ca: có thai lâm sàng; 2) Nhóm chứng: không có
thai lâm sàng trong các chu kỳ này.
Kết quả: Khảo sát 116 chu kỳ, có 63 chu kỳ (54,31%)có thai lâm sàng, 53(45,69%) không có thai lâm sàng.
Niêm mạc TC (NMTC) hình hạt cà phê chỉ chiếm 15,9% nhóm ca và 17,0% nhóm chứng. NMTC > 10 mm
trước CP chiếm 50,8% nhóm ca và 49,1% nhóm chứng. Tỉ lệ thai ở bệnh nhân không bệnh lý TC, tai vòi là
54,31%. Không ghi nhận được liên quan giữa các đặc điểm về dịch tễ và lâm sàng với tỉ lệ thai sau CP (p > 0,05).
Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra khuynh hướng liên quan của tuổi, thời gian hiếm muộn, tiền căn CP, tiền căn
ngưng chu kỳ, hiệu số NMTC và liều estrogen trước CP với tỉ lệ thai.
Kết luận: Nên thực hiện thêm nghiên cứu tương tự với cỡ mẫu lớn hơn để tìm ra mối liên quan thực sự
giữa các yếu tố trên và tìm điểm cắt NMTC sao cho cơ hội mang thai đạt tối đa.
Từ khoá: niêm mạc tử cung, chuyển phôi, thụ tinh trong ống nghiệm
ABSTRACT
UTERINE ULTRASONOGRAPHY ON WOMEN UNDEGOING EMBRYO TRANSFER
WITH FROZEN EMBRYOS OR EMBRYOS DERIVED FROM DONOR OOCYTES
Co Phi Thi Y Nhi, Vo Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 28 ‐ 33
Objective: To investigate if there a relation between uterine characteristics on ultrasound and the clinical
pregnancy rate of women undegoing embryo transfer (ET) with frozen embryos or embryos derived from donor
oocytes?
Methodology: A nested case‐control study conducted from January 2nd, 2013 to June 30th, 2013. All women
undegoing embryo transfer with frozen embryos or embryos derived from donor oocytes at Tu Du Hospital were
recruited and followed until clinical pregnancy was certified, then devised into 2 groups: 1) Cases: Women with
clinical pregancy, 2) Controls: Women without clinical pregnancy.
Result: Investigated 116 cycles, 63 (54.31%) achieved clinical pregnancies, 53 (45.69%) did not. Triple‐
line‐pattern endometrium made up 15,9% in cases and 17,0% in controls. Endometrial thickness> 10 mm (before
ET) presented in 50,8% in cases and 49,1% in controls. The success rate of ET in women without uterine nor
tubal diseases was 54,31%. No relation was found among clinical, epidemiology featuresand clinical pregnancy
rate. However, data indicated the potential relation among clinical pregnancy rate andmaternal age, infertility
duration, history of ET, history of cycle cancel, subtraction of endometrial thicknesses, estrogen doses before ET.
* Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc. PGS Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 29
Conclusion: A broader study should be conducted to find out the real relation among the above features and
figure out the best cut off of endometrial thickness where the best pregnancy chance could occur.
Keywords: endometrium, embryo transfer, in vitro fertilization
GIỚI THIỆU
Một số nghiên cứu cho rằng có sự liên hệ
giữa độ dày NMTC với khả năng tiếp nhận phôi
của TC, các chu kỳ có thai có niêm mạc dày hơn
các chu kỳ không có thai(2). Một số báo cáo cho
thấy không có trường hợp nào có thai khi
NMTC dưới mức 6‐9 mm(5). Tỉ lệ thai cũng thấp
khi NMTC dày hơn 14 mm, thậm chí còn làm
tăng tỉ lệ sẩy thai. Theo Rashidi (2005) thì
ngưỡng này là 12 mm. Tuy nhiên, có không ít
các nghiên cứu khác lại bác bỏ sự khác biệt về tỉ
lệ thai giữa hai nhóm có NMTC dưới và trên 14
mm(1,10). Tác giả Vương Thị Ngọc Lan thực hiện
trên các chu kỳ CP tươi của các bệnh nhân
TTTON tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2002, có sự
khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng giữa hai nhóm
NMTC trên 10 mm và dưới 10 mm vào thời
điểm có chỉ định tiêm hCG.
Về hình thái NMTC trước CP, Renato (2000)
đánh giá các số đo TC qua SA trong các chu kỳ
CP tươi. Việc phân tích các hình ảnh NMTC
được khách quan hóa bằng một chuẩn đo lường
có máy tính hỗ trợ. Kết quả là tỉ lệ thai lâm sàng,
thai đang tiến triển và tỉ lệ làm tổ thấp hơn nếu
độ phản âm của NMTC nhiều hơn. Tuy nhiên,
nghiên cứu lại không đưa ra được mối liên quan
giữa độ dày NMTC vào ngày tiêm hCG và kết
quả của CP. E. Mehmet (2008) nghiên cứu trên
các bệnh nhân được kích thích buồng trứng và
bơm tinh trùng hoặc TTTON cho thấy hình thái
NMTC chứ không phải độ dày NMTC có tương
quan với kết quả có thai.
Để giúp cho thực hành lâm sàng có thêm
một thông tin nhằm tiên lượng khả năng tiếp
nhận làm tổ của NMTC, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu khảo sát liên quan giữa các đặc điểm
của TC với tỉ lệ thai sau CP từ tháng 1/2013 đến
tháng 6/2013 tại Bệnh viện Từ Dũ với câu hỏi
nghiên cứu là: Có hay không sự liên quan giữa
các đặc điểm của TC trên SA với khả năng thụ
thai trong các chu kỳ CP trữ hoặc CP tươi trong
các chu kỳ xin trứng?
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm
TC trên SA với tỉ lệ có thai lâm sàng trong
TTTON CP trữ và CP tươi xin trứng tại Bệnh
viện Từ Dũ.
Xác định tỉ lệ thành công của TTTTON CP
trữ và CP tươi xin trứng.
Mô tả các yếu tố dịch tễ và lâm sàng liên
quan đến tỉ lệ có thai lâm sàng trong TTTON.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu ca chứng lồng (nested case‐
control). Theo tỉ lệ ca chứng #1:1.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân hiếm muộn thực hiện TTTON CP
trữ hoặc CP tươi trong các chu kỳ xin trứng.
Dân số chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân hiếm muộn TTTON CP trữ
hoặc CP xin trứng tại khoa Hiếm Muộn Bệnh
viện Từ Dũ từ 2/1/2013 ‐ 30/6/2013 được theo dõi
và chia ra 2 nhóm:
‐Nhóm ca: bệnh nhân có thai lâm sàng trong
các chu kỳ này
‐Nhóm chứng: bệnh nhân không có thai lâm
sàng trong các chu kỳ này
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bệnh lý tại TC (TC dị dạng, u xơ cơ TC,
lạc nội mạc TC trong cơ TC, polyp lòng TC)
Ứ dịch tai vòi.
Có sẹo mổ cũ trên TC hoặc có bằng chứng
của dính vùng bụng.
Không có thai sau hơn 2 lần CP.
Tiền căn ngưng chu kỳ, không CP từ 2 lần
trở lên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 30
Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu ca
chứng lồng tỉ lệ (1:1):
2
21
2
2211)1(22)2/1(
)(
]})1()1([)]1(2[{
PP
PPPPZPPZ
n
Chọn = 0,05; 1 ‐ = 0,8
Nhóm chứng là nhóm không có thai.
Chúng tôi hồi cứu hồ sơ 20 bệnh nhân thực
hiện CP có kết quả không có thai lâm sàng vào
tháng 1/2013 thuộc đặc điểm của nghiên cứu, p2
trong nghiên cứu của chúng tôi là:
Xác suất NMTC2 > 10 mm trong nhóm
không có thai: 6/20 (30%).
Xác suất hình thái NMTC hình hạt cà phê
trong nhóm không có thai: 6/20 (30%).
Xác suất ĐKTS2 TC trong giới hạn 30 – 40
mm trong nhóm không có thai: 8/20 (40%).
Từ đó, chúng tôi tính được cỡ mẫu cho từng
biến số nghiên cứu như sau:
Bảng 1: Bảng tính cỡ mẫu
Biến số nghiên cứu P2 (%) Cỡ mẫu với OR=2
Cỡ mẫu với
OR=3
NMTC2> 10mm 30 306 106
NMTC hạt cà phê 30 306 106
ĐKTS2 từ 30-40 mm 40 288 98
Theo bảng trên, chúng tôi tính được cỡ
mẫu tối thiểu lớn nhất là 106 trường hợp, với
nhóm ca 53 trường hợp và nhóm chứng 53
trường hợp.
Do đây là cỡ mẫu khá lớn đối với dân số
hiếm muộn đang điều trị CP trữ hoặc phôi tươi
xin trứng, chúng tôi thực hiện lấy mẫu toàn bộ
các trường hợp thoả tiêu chuẩn nhận mẫu và
không có thuộc tiêu chuẩn loại trừ như trên.
Biến số phụ thuộc
Thai lâm sàng (là biến số nhị giá với hai giá
trị là 0.không thai và 1.có thai)
Hai tuần sau khi CP, bệnh nhân được xét
nghiệm βhCG để xác định thai.
Nếu kết quả dương tính ≥ 100 mIU/ml, bệnh
nhân được dùng toa thuốc nội tiết dưỡng thai
trong 3 tuần. Sau 3 tuần, bệnh nhân được SA
đầu dò âm đạo tại Khoa Hiếm muộn để kiểm tra
tim, phôi thai. Nếu có phôi và tim thai, xem như
bệnh nhân thuộc nhóm ca (nhóm có thai). Nếu
không có phôi và tim thai thì bệnh nhân thuộc
nhóm chứng (nhóm không có thai).
Nếu kết quả dương tính < 100 mIU/ml, cần
loại trừ thai ngoài TC hoặc thai sinh hoá bằng
lâm sàng và xét nghiệm βhCG kiểm tra 2 ngày
sau để đánh giá sự gia tăng βhCG. Nếu diễn tiến
thành thai ngoài TC hoặc thai sinh hoá thì bệnh
nhân thuộc nhóm chứng (nhóm không có thai).
Nếu kết quả âm tính, bệnh nhân thuộc nhóm
chứng (nhóm không có thai).
Kỹ thuật chọn mẫu
Bước 1: Chọn đoàn hệ bệnh nhân CP trữ và
CP tươi chu kỳ xin trứng thoả tiêu chuẩn chọn
mẫu. Bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn chọn mẫu
được giải thích mục tiêu nghiên cứu. Nếu đồng
ý tham gia nghiên cứu, bệnh nhân được phỏng
vấn dựa trên bảng câu hỏi.
Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản, bệnh
sử, khám, kết quả SA đầu chu kỳ điều trị. Đây là
lần nhập liệu thứ 1.
Bước 3: Theo dõi NMTC qua SA. Trung bình
một bệnh nhân được theo dõi chuẩn bị NMTC
trong 3 tuần với khoảng 4 lần SA ngả âm đạo.
Tác giả là người duy nhất trực tiếp thực hiện
SA theo dõi sự tiến triển của NMTC cho đối
tượng nghiên cứu. Trong quá trình này, tác giả
tiến hành SA cho các đối tượng nghiên cứu xen
lẫn với các đối tượng không thuộc dân số nghiên
cứu.
Việc điều chỉnh liều do các bác sĩ khác thực
hiện. Tác giả không tham gia.
2 nữ hộ sinh tham gia trong nghiên cứu
không biết mục tiêu nghiên cứu có nhiệm vụ sắp
xếp thứ tự SA cho các đối tượng nghiên cứu xen
kẽ với các bệnh nhân nằm ngoài nghiên cứu, ghi
nhận kết quả SA theo dõi tiến triển của NMTC
và trình kết quả SA cho các bác sĩ khác chỉ định
thuốc. Đây là bước nhập liệu lần 2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 31
Sau đó, chúng tôi theo dõi bệnh nhân vào
ngày CP, ghi nhận các đặc điểm của thủ thuật và
chất lượng phôi. Đây là bước nhập liệu lần 3.
Bước 4: Theo dõi kết quả βhCG và SA ngả
âm đạo tìm phôi tim thai (nếu xét nghiệm βhCG
dương tính). Chúng tôi xem kết quả βhCG máu
của bệnh nhân 2 tuần sau CP. Nếu dương tính,
bệnh nhân tiếp tục được theo dõi thêm 3 tuần
đến ngày SA kiểm tra phôi tim thai. Nếu phôi
tim thai chưa rõ thì bệnh nhân tiếp tục được
theo dõi 1 – 2 tuần sau đó, cho đến khi có kết
luận có hay không có thai lâm sàng. Thông
thường, một bệnh nhân sau CP mất khoảng 5
tuần để xác định có thai lâm sàng hay không.
Ghi nhận kết quả này là bước lấy số liệu lần 4
cũng là bước nhập liệu cuối cùng.
Bước 5: Chia đoàn hệ trên thành nhóm ca (có
thai) và nhóm chứng (không thai).
Bước 6: Kết thúc lấy mẫu khi đạt cỡ mẫu tối
thiểu cho cả 2 nhóm hoặc khi kết thúc thời gian
nghiên cứu.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thô ban đầu được lọc cho phù
hợp với việc phân tích, sau đó nhập và xử lý số
liệu theo phần mềm SPSS 16.0.
Số liệu được mô tả dưới dạng tỉ lệ và trung
bình cho từng biến số nghiên cứu.
Mô tả các đặc điểm của hai nhóm ca (có thai
lâm sàng sau CP) và nhóm chứng (không có thai
lâm sàng sau CP). Thực hiện phân tích các đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng, SA và các yếu tố thuộc
phòng nuôi cấy phôi bằng Hồi quy đơn biến và
hồi quy đa biến.
KẾT QUẢ VÀ VÀN LUẬN
Trong thời gian chúng tôi tiến hành nghiên
cứu tại Khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ, có
694 chu kỳ TTTON được thực hiện với 243
trường hợp có thai lâm sàng, chiếm tỉ lệ 35,01%.
Có 324 bệnh nhân hiếm muộn được chỉ định CP
trữ hoặc CP tươi trong chu kỳ xin trứng, 124
trường hợp có thai lâm sàng, chiếm tỉ lệ 38,27%.
Trong đó, chỉ có 116 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn
chọn mẫu, 53 trường hợp thuộc nhóm chứng
(không có thai) và 63 trường hợp thuộc nhóm ca
(có thai), tỉ lệ thành công chiếm 54,31%. Tất cả
các bệnh nhân này đều được mời tham gia
nghiên cứu và không có trường hợp nào từ chối
tham gia nghiên cứu.
Bảng 2: Đặc điểm SA của đối tượng nghiên cứu
(n=116)
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Tư thế TC
Trung gian 7 6,03
Ngả trước 59 50,86
Ngả sau 50 43,11
Hình thái NMTC
Không hình hạt cà phê 97 83,61
Hình hạt cà phê 19 16,39
NMTC trước CP
≤ 10 mm 58 50,0
> 10 mm 58 50,0
ĐKTS trước CP
<30 mm 4 3,45
30-40 mm 65 56,03
>40 mm 47 40,52
NMTC2-NMTC1
<2,5 mm 29 25,00
2,5-5 mm 64 55,17
>5 mm 23 19,83
NMTC1/ĐKTS1
≤ 0,26 112 96,55
>0,26 4 3,45
NMTC2/ĐKTS2
≤ 0,26 50 43,1
>0,26 66 56,9
Tổng 116 100
NMTC1: NMTC đầu chu kỳ; NMTC2: NMTC trước CP.
ĐKTS1: ĐKTS đầu chu kỳ; ĐKTS2: ĐKTS trước CP
Không có khác biệt nào có ý nghĩa giữa hai
nhóm ca và chứng về số đo tuyệt đối của
NMTC. Điểm này khác biệt với nghiên cứu của
tác giả Vương Thị Ngọc Lan(9) nhưng tương tự
nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng có NMTC từ
7 – 14 mm và NMTC trên 14 mm của Yoeli
(2004) không thấy có sự gia tăng tỉ lệ làm tổ.
Thông qua biến số hiệu số NMTC2 ‐
NMTC1, chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa hai
nhóm ca và chứng với giá trị p = 0,06 và OR =
2,36 ở mức NMTC tăng 2,5 – 5 mm so với
NMTC tăng dưới 2,5 mm. Khi đưa yếu tố này
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 32
vào phân tích đa biến thì không còn thấy rõ sự
khác biệt với p=0,11.
Vào đầu chu kỳ, không có sự khác biệt giữa
các nhóm tỉ lệ NMTC/ĐKTS ≤ 0,26 và > 0,26.
Mặc dù không có sự khác biệt về các tỉ lệ này
giữa hai nhóm ca và chứng, chúng tôi nhận thấy
NMTC có vẻ tăng trưởng nhanh hơn ĐKTS vào
giai đoạn trước khi CP.
Tỉ lệ thành công là 54,31%, cao hơn tỉ lệ thai
lâm sàng chung vào cùng thời điểm của Khoa
Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ (35,01%) và tỉ lệ
thai lâm sàng riêng củaCP trữ (38,27%).
Đa số các cặp vợ chồng có vợ trẻ hơn 35 tuổi
trong cả hai nhóm ca và chứng. Do vậy, nguyên
nhân hiếm muộn do tuổi vợ lớn không phải là
nguyên nhân chiếm đa số trong dân số nghiên
cứu, tương tự Zhao (2012) là 31,18 ± 4,62 tuổi.
69,8% bệnh nhân thuộc nhóm ca chưa từng
có con, thấp hơn so với 77,4 % bệnh nhân thuộc
nhóm chứng. Điều này có vẻ hợp lý vì thông
thường, khi đã có sự làm tổ trong quá khứ thì
tương lai có cơ hội làm tổ thành công cao hơn
nhóm chưa từng thụ thai.
Liều estrogen sử dụng vào đầu chu kỳ tương
tự ở cả hai nhóm.
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ thai
Bảng 3: Liên quan giữa các đặc điểm SA với tỉ lệ thai sau CP
Đặc điểm Nhóm ca (Có thai) n=63(%)
Nhóm chứng (Không thai)
n=53(%) OR P*
Tư thế TC
Trung gian 5 (7,9) 2 (3,8) 1
Ngả trước 34 (54,0) 25 (47,1) 0,54 0,49
Ngả sau 24 (38,1) 26 (49,1) 0,37 0,26
Hình thái NMTC
Không hình hạt cà phê 53 (77,8) 44 (75,5) 1
Hình hạt cà phê 10 (15,9) 9 (17,0) 0,92 0,87
NMTC trước CP
≤ 10 mm 31 (49,2) 27 (50,9) 1
> 10 mm 32 (50,8) 26 (49,1) 1,07 0,85
ĐKTS trước CP
<30 mm 2 (3,2) 2 (3,8) 1
30-40 mm 37 (58,7) 28 (52,8) 1,32 0,79
>40 mm 24 (38,1) 23 (43,4) 1,04 0,97
NMTC2-
NMTC1
<2,5 mm 12 (19,0) 17 (32,1) 1
2,5-5 mm 40 (63,5) 24 (45,3) 2,36 0,06
>5 mm 11 (17,5) 12 (22,6) 1,29 0,64
NMTC1/ĐKTS1 ≤ 0,26 60 (95,2) 52 (98,1) 1
>0,26 3 (4,8) 1 (1,9) 2,60 0,41
NMTC2/ĐKTS2 ≤ 0,26 27 (42,9) 23 (43,4) 1
>0,26 36 (57,1) 30 (56,6) 1,02 0,95
Mặc dù số bệnh nhân có thai trong nhóm
dưới 35 tuổi cao hơn so với số bệnh nhân không
có thai, không có sự khác biệt về tỉ lệ thai giữa
các nhóm tuổi, khác với phân tích gộp 13 nghiên
cứu đánh giá liên quan quan giữa tuổi vợ với tỉ
lệ thai của L.L. van Loendersloot (2010).
Về thời gian hiếm muộn, không có sự khác
biệt giữa nhóm ca và nhóm chứng, không giống
kết luận của L.L. van Loendersloot (2010).
Đa số bệnh nhân của dân số nghiên cứu
thuộc hiếm muộn nguyên phát, kết quả này
tương tự với 2 nghiên cứu được đưa vào phân
tích gộp của L.L. van Loendersloot (2010).
Về nguyên nhân hiếm muộn, không có sự
khác biệt về tỉ lệ thai giữa các nhóm nguyên
nhân. Trong khi đó, Ottosen (2007) tìm ra rằng
nguyên nhân do chồng, do vòi trứng hoặc do lạc
nội mạc TC có cơ hội có thai thấp hơn so với
nhóm chưa rõ nguyên nhân.
Về số lượng phôi chuyển, Strandell (2000)
cũng sử dụng số đo số lượng phôi tốt được
chuyển như trong nghiên cứu của chúng tôi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 33
nhưng kết quả khác biệt. Nghiên cứu của chúng
tôi trong ghi nhận được sự khác biệt về tỉ lệ thai
trong các nhóm không có phôi tốt, có 1 phôi tốt
và có hơn 1 phôi tốt. Ngược lại, Strandell thấy
được cơ hội có thai càng cao ở các nhóm có càng
nhiều phôi tốt để chuyển.
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
trên 116 trường hợp với 63 trường hợp có thai
(thuộc nhóm ca) và 53 trường hợp không thai
(thuộc nhóm chứng) không tìm thấy mối liên
quan giữa các đặc điểm của TC trên SA, cũng
như các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng với tỉ lệ
thai sau CP.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Không ghi nhận được mối liên quan giữa các
đặc điểm về SA, dịch tễ và lâm sàng với tỉ lệ thai
sau CP. (p > 0,05).
Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra khuynh
hướng liên quan của một số yếu tố như tuổi,
thời gian hiếm muộn, tiền căn CP, tiền căn
ngưng chu kỳ, hiệu số NMTC2‐NMTC1 và liều
Estrogen trước CP với tỉ lệ thai. Đây là tiền đề
cho việc tiếp tục thu thập thêm số liệu cho
nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên quan giữa các
đặc điểm của TC với tỉ lệ thai sau CP ở cỡ mẫu
đủ lớn.
Trong tương lai có thể thực hiện các nghiên
cứu sâu hơn dựa trên nghiên cứu này nhằm tìm
điểm cắt NMTC mà tại đó cơ hội mang thai của
các bệnh nhân được CP có sự khác biệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Dietterich C, Check JH, Choe JK, Nazari A, Lurie D. (2002)
Increased endometrial thickness on the day of human
chorionic gonadotropin injection does not adversely affect
pregnancy or implantation rates following in vitro
fertilization‐embryo transfer. Fertil Steril; 77:781– 6.
2. Kovacs P, Matyas S, Boda K, Kaali SG. (2003) The effect of
endometrial thickness on IVF/ICSI outcome. Hum Reprod;
18:2337– 41.
3. Mehmet E, Ahmet E, Fatma K, Ercan Y. (2008) Endometrial
thickness and texture as determinants of success in COH and
IUI cycles with recombinant Gonadotropins. Fertil Steril; 90
(Suppl 1):S158‐9.
4. Ottosen LD, Kesmodel U, Hindkjaer J, Ingerslev HJ (2007)
Pregnancy prediction models and eSET criteria for IVF
patients–do we need more information?. J Assist Reprod
Genet; 24:29‐31
5. Rashidi BH, Sadeghi M, Jafarabadi M, Tehrani Nejad ES.
(2005) Relationships between pregnancy rates following in
vitro fertilization or intracytoplasmic sperm injection and
endometrial thickness and pattern. Eur J Obstet Gynecol
Reprod Biol;120:179–84.
6. Renato Fanchin, Claudia Righini, Jean‐Marc Ayoubi, Francois
Olivennes, Dominique de Ziegler, Rene Frydman (2007) New
look at endometrial echogenicity: objective computer‐assisted
measurements predict endometrial receptivity in in vitro
fertilization–embryo transfer. Fertil Steril; 74:274– 81.
7. Strandell, C. Bergh, K. Lundin. (2000) Selection of patients
suitable for one‐embryo transfer may reduce the rate of
multiple births by half without impairment of overall birth
rates. Hum Reprod 15 (12): 2520‐2525.
8. Van Loendersloot LL et al. (2010) Predictive factors in in vitro
fertilization (IVF): a systematic review and meta‐
analysis.Hum. Reprod. Update) 16 (6): 577‐589
9. Vương Thị Ngọc Lan (2002). Tương quan giữa độ dày nội
mạc TC qua SA với tỉ lệ thai lâm sàng bằng thụ tinh trong ống
nghiệm. Luận văn tốt nghiệp nội trú; Đại học Y Dược TP.
HCM, trang 83.
10. Yoeli R, Ashkenazi J, Orvieto R, Shelef M, Kaplan B, Bar‐Hava
I. (2004) Significance of increased endometrial thickness in
assisted reproduction technology treatments. J Assist Reprod
Genet;21:285–9.
11. Zhao J, Zhang Q and Li Y et al. (2012) The effect of
endometrial thickness and pattern measured by
ultrasonagraphy on pregnancy outcomes during IVF‐ET
cycles. Reprod Biol Endocrinol 2012 10:100
Ngày nhận bài báo: 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tu_cung_o_nhung_truong_hop_chuyen_phoi_thu_tinh_tro.pdf