Khảo sát tự đánh giá kỹ năng sống của sinh viên tại Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tự đánh giá về kỹ năng sống của sinh viên, chúng tôi có thể rút ra những kết luận như sau: 1. Theo các tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện về kỹ năng sống của sinh viên mà nghiên cứu đã đề ra, chúng ta nhận thấy rằng sự biểu hiện về kỹ năng sống qua tự đánh giá của sinh viên chỉ ở mức độ trung bình. 2. Xét về phương diện giới tính, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa nam sinh viên và nữ sinh viên về tự đánh giá các kỹ năng sống. 3. Mặt khác, khi nghiên cứu sự biểu hiện về kỹ năng sống của các sinh viên theo các năm học, nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê qua tự đánh giá kỹ năng sống giữa sinh viên các lớp. 4. Về sự tương quan giữa các kỹ năng sống, nghiên cứu cho thấy tất cả các nhóm kỹ năng sống của sinh viên đều có sự tương quan rất cao. Do đó, việc giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho sinh viên cần phải được đặc biệt chú trọng ngay từ năm thứ nhất, trong đó tất cả các kỹ năng quan trọng cần được phát triển hài hòa để sinh viên có thể học tập tốt nhưng cũng làm việc thật hiệu quả không chỉ trong môi trường học đường mà cả khi tham gia lao động chính thức ngoài xã hội.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tự đánh giá kỹ năng sống của sinh viên tại Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 7 KHẢO SÁT TỰ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Minh Hằng* TÓM TẮT Mở đầu: Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và những hành vi tích cực để cá nhân có thể đáp ứng hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ được cuộc sống của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích, có ý nghĩa. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ con người. Thực tế cho thấy, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng sống là khả năng tồn tại và thích ứng của con người trước cuộc sống thực tế. Kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội một cách hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng sống là vấn đề rất quan trọng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người phù hợp với sự phát triển của xã hội, việc nghiên cứu về kỹ năng sống của sinh viên là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường đại học hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này dựa trên trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về kỹ năng sống của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp để rèn luyện và thúc đẩy sự phát triển kỹ năng của sinh viên trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 456 sinh viên với 172 nam và 248 nữ. Nghiên cứu này được tiến hành theo các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận của đề tài, phương pháp trắc nghiệm dùng làm công cụ đo nghiệm trong công trình nghiên cứu, phương pháp thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học để xử lý số liệu thực nghiệm của đề tài. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã xác định được các mức độ biểu hiện khác nhau về kỹ năng sống qua tự đánh giá của sinh viên, đồng thời chỉ ra được 3 kỹ năng sống vượt trội, đó là: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng kiểm soát được cảm xúc và kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. Kết luận: Theo các tiêu chí đánh giá về kỹ năng sống của sinh viên mà nghiên cứu đã đề ra, chúng ta nhận thấy rằng sự biểu hiện về kỹ năng sống qua tự đánh giá của sinh viên chỉ ở mức độ trung bình. Do đó, việc giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho sinh viên cần phải được đặc biệt chú trọng ngay từ năm thứ nhất, trong đó tất cả các kỹ năng quan trọng cần được phát triển hài hòa để sinh viên có thể học tập tốt nhưng cũng làm việc thật hiệu quả không chỉ trong môi trường học đường mà cả khi tham gia lao động chính thức ngoài xã hội. Từ khóa: Kỹ năng, kỹ năng sống, tự đánh giá, giáo dục kỹ năng sống. * Khoa Khoa học Cơ bản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: ThS. Huỳnh Thị Minh Hằng ĐT: 01238823466 Email: minhhangdhyd@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 8 ABSTRACT RESEARCH ON SELF-ASSESSMENT OF THE STUDENTS’ LIFE SKILLS AT THE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY IN HO CHI MINH CITY Huynh Thi Minh Hang Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 7 - 15 Background: Life skills are the adaptability and positive behaviors for individuals to effectively meet the requirements and challenges of everyday life. Life skills encourage positive attitudes, prevention and minimize dangers. It helps people develop the internal strength to control their own life and live healthy, happy, purposeful and meaningful. Life skills include the actions of body and the thoughts in the human brain. The reality shows that people only survive and develop when they have got the appropriate life skills. Simply, life-skills are the people’s ability to survive and adapt to real life. Life skills are regarded as an important capability for the human-being to be self-employed and effectively live with others as well as in social community. So, armed with life skills that are very important issues for all ages, especially school age and students. In order to carry out the mission of educating and training people in line with the development of society, the study of students’ life skills is one of the important contents of education in universities today. Objectives: This study is based on the research on the current situation of students’ life skills. From that point, a number of solutions are proposed in order to impulse the development of students’ skills in the training process to improve quality of training in universities. Methods: The study sample covers 456 students, including 172 males and 248 females. This study was conducted according to the following methods: The method of documentation research to establish the theoretical basis for the study; Testing method used as tools of experimental measurements in the study; The method of applying statistical in scientific research to process experimental data of the study. Results: Research has identified the different expression levels of students’ life skills through their self- assessment, pointing out three remarkable life skills such as: skills of creative thinking, skills of controlling emotions and skills of effective communication. Conclusion: Through the evaluation criteria on students’ life skills which the study have shown out, we found that the expression of students’ life skills through their self-assessment is just at average level. Therefore, the education and development of life skills for students need paying special attention to right from the first year at the university, in which all the important skills should be developed in harmony so that students may learn well as well as work effectively not only in the school environment but also in the process of performing official labor in society. Keywords: Skills, life skills, self assessment, education of life skills. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1960, thuật ngữ “kỹ năng sống” (Life skills) lần đầu tiên đã được đề cập đến bởi những nhà tâm lý học thực hành, coi đó như là một khả năng quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Trong những năm gần đây, thuật ngữ “kỹ năng sống” xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới và nó được coi như một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách cần hình thành và rèn luyện cho học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học. Ở nước ta hiện nay, khái niệm “kỹ năng sống” đã được đề cập trong nhiều chương trình giáo dục khác nhau cho học sinh trong ngành giáo dục ở các bậc học dành cho mọi lứa tuổi từ mầm non đến người lớn, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên, từ giáo dục trong nhà trường đến giáo dục xã hội và ở gia đình với nhiều nội dung đa dạng khác nhau. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 9 Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và thái độ, được thể hiện bằng những hành vi giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, các thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Thực tế cho thấy, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng sống là khả năng tồn tại và thích ứng của con người trước cuộc sống thực tế. Kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội một cách hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng sống là vấn đề rất quan trọng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN Cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống. Hoạt động sống diễn ra với sự đan xen của dòng hoạt động có đối tượng và mối quan hệ giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Hai phương diện này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Sống là một quá trình hoạt động đòi hỏi con người phải có những kỹ năng nhất định. Khó có thể liệt kê một cách đầy đủ những kỹ năng con người cần có trong quá trình sống, nhưng thuật ngữ “sống” ở đây được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý và góc độ tâm lý - xã hội. Nói khác đi, những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn không được đề cập và phân tích như kỹ năng sống dù rằng nó có mối quan hệ rất chặt chẽ để con người có thể sống, tồn tại và phát triển. Hơn thế nữa, nếu hiểu theo nghĩa hẹp của kỹ năng sống thì sống có nghĩa là tồn tại, cho nên khái niệm kỹ năng sống được phân tích ở đây là những kỹ năng giúp cho con người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lý. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. - Theo quan điểm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa kỹ năng sống là khả năng thích nghi và những hành vi tích cực để cá nhân có thể đáp ứng hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ được cuộc sống của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích, có ý nghĩa. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ con người. - Theo quan niệm của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là những hành vi cụ thể thể hiện khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong cuộc sống. Kỹ năng sống phải dựa trên nhận thức, thái độ và chuyển biến thành hành vi như một yêu cầu liên hoàn và có hướng đích. Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể được thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác, cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 10 - Một quan niệm khác cho rằng, kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm “kỹ năng sống”. Vì thế ở mỗi quốc gia, mỗi ngành trong xã hội có thể hiểu khái niệm “kỹ năng sống” theo nhiều cách khác nhau. Các kỹ năng sống được hiểu theo các nghĩa khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung. Kỹ năng sống giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), và thái độ, giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và làm theo cách nào) tích cực nhất và mang tính xây dựng. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân là hiển nhiên vì đó là năng lực của cá nhân. Kỹ năng sống còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những kỹ năng sống thích hợp. Nói cách khác, kỹ năng sống là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý - xã hội, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thách thức nhưng cũng không thiếu các cơ hội. Kỹ năng sống bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục cụ thể. Ở một số nơi, kỹ năng sống được gắn với giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh; cũng có nơi, kỹ năng sống được gắn với giáo dục hành vi, cách ứng xử, giáo dục sống an toàn, bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hòa bình. Từ những điều vừa trình bày trên có thể kết luận: Kỹ năng sống là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của con người phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp cho họ có thể kiểm soát có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Tùy thuộc góc độ nghiên cứu về kỹ năng sống mà sẽ có những cách tiếp cận, những quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng ở mỗi cách tiếp cận là đều đưa ra những kỹ năng rất cụ thể để định hướng cho mỗi cá nhân - mỗi con người có những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho chính mình để tồn tại và phát triển. Sự giao thoa giữa những cách tiếp cận đó chính là điểm đến của những kỹ năng sống. Cho dù tên gọi của những kỹ năng sống có thể khác nhau, cho dù sự phân tích - định hướng việc rèn luyện kỹ năng có sự khác biệt nhất định, nhưng chắc chắn rằng việc rèn luyện kỹ năng sống không thể không dựa vào “mô hình tam giác” của chương trình trải nghiệm: nhận thức - thái độ và hành vi. Có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân loại kỹ năng sống. Tùy theo từng quan niệm mà số lượng kỹ năng sống cũng như tên gọi của những kỹ năng sống sẽ khác nhau. Có thể đề cập đến những cách phân loại sau đây: Cách phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới Theo quan niệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể phân chia các kỹ năng sống thành ba nhóm lớn như sau: a) Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhóm này bao gồm những kỹ năng cơ bản như: tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề b) Nhóm kỹ năng cảm xúc: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 11 Nhóm này bao gồm các kỹ năng liên quan đến cảm xúc như: nhận biết và có trách nhiệm về cảm xúc của mình, kỹ năng kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự giám sát, tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân c) Nhóm kỹ năng xã hội: Ở nhóm này bao gồm các kỹ năng tương tác như: kỹ năng giao tiếp, cảm thông, chia sẻ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng gây thiện cảm, tính quyết đoán, kỹ năng thích ứng với cảm xúc của người khác Cách phân loại theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) Theo UNESCO thì kỹ năng sống phải được phân chia dựa trên những kỹ năng nền tảng và những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân của con người ở những mối liên hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở đó, UNESCO cho rằng có thể chia kỹ năng sống thành hai nhóm lớn như sau: a) Nhóm kỹ năng chung: Nhóm này bao gồm những kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sống chung bao gồm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội. b) Nhóm kỹ năng chuyên biệt: Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng; các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính; các kỹ năng về những vấn đề xã hội như rượu, ma túy, thuốc lá, HIV/AIDS; các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên; các kỹ năng liên quan đến vấn đề bạo lực, rủi ro; các kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình; các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng Cách phân loại theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) Tổ chức này cũng có những nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân. Cách phân loại này chia kỹ năng sống thành ba nhóm kỹ năng cơ bản dưới đây: a) Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình: Nhóm này bao gồm các kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ bản thân b) Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: Nhóm này bao gồm một số kỹ năng như: kỹ năng thiết lập quan hệ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm c) Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả: Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề Như vậy, có nhiều cách phân loại kỹ năng sống khác nhau. Điều đó càng nói lên tính đa dạng, phức tạp, phong phú về các biểu hiện cụ thể của các kỹ năng sống ở con người. Cách phân loại theo quan điểm giáo dục của Bloom Ngoài các cách phân loại kỹ năng sống nêu trên, còn có cách phân loại sau đây dựa trên cách phân chia các lĩnh vực học tập của tác giả Benjamin Samuel Bloom. Cách phân loại này dựa trên việc sắp xếp các hành vi từ đơn giản đến phức tạp và việc phân chia các hành vi thành ba lĩnh vực: nhận thức, tình cảm và tâm lý cơ động. a) Nhóm kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức: kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 12 b) Nhóm kỹ năng thuộc lĩnh vực tình cảm: kỹ năng tự nhận thức và thấu cảm, tự trọng và trách nhiệm xã hội. c) Nhóm kỹ năng thuộc lĩnh vực tâm lý cơ động: kỹ năng quan hệ liên nhân cách, giao tiếp có hiệu quả, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đương đầu với cảm xúc và căng thẳng. Như vậy, ở mỗi góc độ khác nhau, cách phân loại kỹ năng sống có thể khác nhau, tuy nhiên dù có phân loại trên góc nhìn nào đi nữa thì kỹ năng sống phải là những khả năng thuộc về năng lực cá nhân giúp bản thân tồn tại và làm chủ cuộc sống của mình cũng như đạt được những mục tiêu sống một cách hiệu quả. Trong đề tài này, chúng tôi chấp nhận quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng để có thể làm chủ được cuộc sống của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích, có ý nghĩa cần có các kỹ năng sống quan trọng sau đây: - Tự nhận thức về bản thân - Thể hiện sự tự tin - Đánh giá đúng thực tiễn - Tư duy sáng tạo - Giải quyết vấn đề - Tự nhận biết xúc cảm của bản thân - Vượt qua áp lực - Kiểm soát được cảm xúc - Đương đầu với cảm xúc - Giữ tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc - Giao tiếp có hiệu quả - Bày tỏ sự cảm thông - Tính quyết đoán - Tính độc lập - Thực hiện các trách nhiệm xã hội PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để khảo sát thực trạng về kỹ năng sống của sinh viên các lớp Dược 2007, Dược 2008, Dược 2009, chúng tôi đã lựa chọn thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết về cách phân loại kỹ năng sống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để sử dụng trong việc đánh giá kỹ năng sống của sinh viên. Thang đo này gồm 105 câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế để đo lường mức độ tự đánh giá khác nhau của sinh viên về kỹ năng sống. Các mức độ đo được định nghĩa từ thấp đến cao như sau: 1- Hoàn toàn không đúng; 2- Không đúng; 3- Lưỡng lự; 4- Đúng; 5- Hoàn toàn đúng. Thang đo tự đánh giá kỹ năng sống này được cấu trúc thành 3 khu vực đo lường với các tiểu thang đo bao gồm các kỹ năng cụ thể như sau: 1) Nhóm kỹ năng nhận thức: bao gồm các kỹ năng tự nhận thức về bản thân; kỹ năng thể hiện sự tự tin; kỹ năng đánh giá đúng thực tiễn; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng giải quyết vấn đề. 2) Nhóm kỹ năng cảm xúc: bao gồm các kỹ năng tự nhận biết xúc cảm của bản thân; kỹ năng vượt qua áp lực; kỹ năng kiểm soát được cảm xúc; kỹ năng đương đầu với cảm xúc; kỹ năng giữ tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc. 3) Nhóm kỹ năng xã hội: bao gồm các kỹ năng giao tiếp có hiệu quả; kỹ năng bày tỏ sự cảm thông; tính quyết đoán; tính độc lập; kỹ năng thực hiện các trách nhiệm xã hội. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên kết quả khảo sát thực trạng về kỹ năng sống của sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện trên sự khảo sát các bài trắc nghiệm dùng để đo lường và đánh giá kỹ năng sống của sinh viên hệ chính quy các lớp Dược 2007, Dược 2008, Dược 2009 thuộc Khoa Dược - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Qua thống kê về số lượng và giới tính của sinh viên các lớp tham gia khảo sát, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 13 * Tổng số sinh viên tham gia khảo sát: 456 * Lớp: – Dược 2007: 105 – Dược 2008: 223 – Dược 2009: 128 * Giới tính: – Nam: 172 – Nữ: 248 Kết quả chung về các thông số của thang đo tự đánh giá kỹ năng sống của sinh viên Thang đo tự đánh giá kỹ năng sống đã được khảo sát thử nghiệm trên sinh viên lớp Dược 2009 trước khi tiến hành khảo sát chính thức trên sinh viên hai lớp Dược 2007 và Dược 2008. Qua nghiên cứu các bài trắc nghiệm của sinh viên các lớp tham gia khảo sát, chúng tôi đã rút ra được những kết quả như sau: Các thông số nghiên cứu Kết quả về thang đo Số câu trắc nghiệm: 105 Số sinh viên làm trắc nghiệm: 456 Điểm trung bình toàn bài: 341,73 Độ lệch tiêu chuẩn toàn bài: 41,38 Điểm trung bình bình quân của câu: 3,25 Độ lệch tiêu chuẩn bình quân của câu: 0,39 Hệ số tin cậy: 0,95 Qua kết quả chung về thông số của thang đo tự đánh giá kỹ năng sống của sinh viên cho thấy hệ số tin cậy của thang đo  0,95 là rất cao. Giá trị này nói lên tính vững chải của thang đo và cho phép kết luận thang đo là đáng tin cậy. Một số tiêu chí đánh giá Để có thể đưa ra kết luận về mức độ tự đánh giá của sinh viên cho từng tiêu chí qua từng câu trắc nghiệm cũng như của các tiểu thang đo, ta căn cứ vào chuẩn đánh giá mức độ cao thấp M của từng câu dựa vào các khoảng ước lượng của điểm trung bình bình quân và độ lệch tiêu chuẩn bình quân của câu trên toàn thang đo như sau: * Trường hợp M < 2,86 ta kết luận: Tự đánh giá là ở mức độ dưới trung bình, sinh viên có nhu cầu rất cao trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống theo tiêu chí được đánh giá. * Trường hợp 2,86  M  3,64 ta kết luận: Tự đánh giá là ở mức độ trung bình, sinh viên cần được rèn luyện thêm và phát triển kỹ năng sống theo tiêu chí được đánh giá. * Trường hợp M > 3,64 ta kết luận: Tự đánh giá là ở mức độ cao, sinh viên có mức độ biểu hiện rất cao về kỹ năng sống theo tiêu chí được đánh giá. Kết quả phân tích thang đo theo từng kỹ năng sống khác nhau trên sinh viên Bảng 1: Kết quả phân tích các thông số của toàn thang đo theo từng kỹ năng sống Kỹ năng Nội dung Điểm trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Trung bình điều hòa Thứ bậc 1 Tự nhận thức về bản thân 21,24 3,84 3,04 15 2 Thể hiện sự tự tin 22,21 4,10 3,17 12 3 Đánh giá đúng thực tiễn 22,62 3,62 3,23 10 4 Tư duy sáng tạo 24,11 3,54 3,45 1 5 Giải quyết vấn đề 21,96 3,88 3,14 13 6 Tự nhận biết xúc cảm của bản thân 22,84 4,12 3,26 7 7 Vượt qua áp lực 22,99 3,64 3,29 5 8 Kiểm soát được cảm xúc 23,99 3,81 3,43 2 9 Đương đầu với cảm xúc 22,82 3,60 3,26 7 10 Giữ tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc 22,95 3,77 3,28 6 11 Giao tiếp có hiệu quả 23,45 3,81 3,35 3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 14 Kỹ năng Nội dung Điểm trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Trung bình điều hòa Thứ bậc 12 Bày tỏ sự cảm thông 22,37 3,62 3,19 11 13 Tính quyết đoán 22,01 3,76 3,14 13 14 Tính độc lập 23,35 3,60 3,33 4 15 Thực hiện các trách nhiệm xã hội 22,83 3,85 3,26 7 Qua kết quả của bảng 1, nghiên cứu cho thấy sinh viên tự đánh giá các kỹ năng sống khác nhau tương ứng với các mức độ từ cao đến thấp như sau: 1. Kỹ năng tư duy sáng tạo 2. Kỹ năng kiểm soát được cảm xúc 3. Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả 4. Tính độc lập 5. Kỹ năng vượt qua áp lực 6. Kỹ năng giữ tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc 7. Kỹ năng tự nhận biết xúc cảm của bản thân 7. Kỹ năng đương đầu với cảm xúc 7. Kỹ năng thực hiện các trách nhiệm xã hội 10. Kỹ năng đánh giá đúng thực tiễn 11. Kỹ năng bày tỏ sự cảm thông 12. Kỹ năng thể hiện sự tự tin 13. Kỹ năng giải quyết vấn đề 13. Tính quyết đoán 15. Kỹ năng tự nhận thức về bản thân Nhìn chung, tự đánh giá các kỹ năng sống của sinh viên là ở mức độ trung bình. Điều này cho phép kết luận sinh viên cần được rèn luyện thêm và phát triển những kỹ năng sống theo các tiêu chí được đánh giá. So sánh sự khác biệt của tự đánh giá các kỹ năng sống của sinh viên theo thông số giới tính và thông số lớp - Xét trên từng kỹ năng sống theo tự đánh giá của sinh viên, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa nam sinh viên và nữ sinh viên về kỹ năng tự nhận thức về bản thân, trong đó mức độ tự đánh giá về kỹ năng này của nam cao hơn nữ; và không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa sinh viên các lớp về tự đánh giá các kỹ năng sống. - Xét trên toàn thang đo, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa nam sinh viên và nữ sinh viên, và giữa sinh viên các lớp về tự đánh giá các kỹ năng sống. Mối tương quan giữa các nhóm kỹ năng sống của sinh viên Khi xét mối tương quan giữa các nhóm kỹ năng sống của sinh viên, ta có kết quả như sau: Bảng 2: Tương quan giữa các nhóm kỹ năng sống của sinh viên Nhóm Nhóm Kỹ năng nhận thức Kỹ năng cảm xúc Kỹ năng xã hội Kỹ năng nhận thức 1 0,834** 0,840** Kỹ năng cảm xúc 0,834** 1 0,841** Kỹ năng xã hội 0,840** 0,841** 1 Toàn thang đo 0,943** 0,944** 0,946** (**) Tương quan có ý nghĩa khi p < 0,01 Từ kết quả của bảng 2 khi xét mối tương quan giữa các nhóm kỹ năng sống của sinh viên cho thấy: - Tất cả các nhóm kỹ năng sống của sinh viên đều có sự tương quan cao có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất p < 0,01. - Xét trên toàn thang đo thì tất cả các nhóm kỹ năng sống của sinh viên đều có tương quan hỗ tương với độ tin cậy rất cao ở mức xác suất p < 0,01 cho thấy mức độ tương quan rất chặt chẽ của nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng cảm xúc và nhóm kỹ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Khoa học Cơ bản 15 năng xã hội thể hiện qua các trị số tương quan lần lượt là 0,943; 0,944 và 0,946. Như vậy, tất cả các nhóm kỹ năng sống của sinh viên đều có liên quan mật thiết với nhau và có sự tác động tương hỗ lẫn nhau trong hoạt động của sinh viên. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tự đánh giá về kỹ năng sống của sinh viên, chúng tôi có thể rút ra những kết luận như sau: 1. Theo các tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện về kỹ năng sống của sinh viên mà nghiên cứu đã đề ra, chúng ta nhận thấy rằng sự biểu hiện về kỹ năng sống qua tự đánh giá của sinh viên chỉ ở mức độ trung bình. 2. Xét về phương diện giới tính, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa nam sinh viên và nữ sinh viên về tự đánh giá các kỹ năng sống. 3. Mặt khác, khi nghiên cứu sự biểu hiện về kỹ năng sống của các sinh viên theo các năm học, nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê qua tự đánh giá kỹ năng sống giữa sinh viên các lớp. 4. Về sự tương quan giữa các kỹ năng sống, nghiên cứu cho thấy tất cả các nhóm kỹ năng sống của sinh viên đều có sự tương quan rất cao. Do đó, việc giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho sinh viên cần phải được đặc biệt chú trọng ngay từ năm thứ nhất, trong đó tất cả các kỹ năng quan trọng cần được phát triển hài hòa để sinh viên có thể học tập tốt nhưng cũng làm việc thật hiệu quả không chỉ trong môi trường học đường mà cả khi tham gia lao động chính thức ngoài xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.N. Lêônchiep. (1983). Hoạt động - Ý thức - Nhân cách. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 2. B.Ph. Lomov. (2000). Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Barry D. Smith, Harold J. Vetter. (2005). Các học thuyết về nhân cách. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin. (Người dịch: Nguyễn Kim Dân). 4. Đặng Phương Kiệt. (2001). Cơ sở Tâm lý học ứng dụng - Tập I. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Đào Thị Oanh, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Xuân Hoài, Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú. (2007). Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học ngày nay. Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Gene V Glass, Julian C. Stanley. (1970). Statistical Methods in Education and Psychology. Prentice - Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey. 7. Nguyễn Ngọc Bích. (1998). Tâm lý học nhân cách. Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc. (2004). Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 9. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi. (2000). Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Stephen Worchel, Wayne Shebilsue. (2007). Tâm lý học - Nguyên lý và ứng dụng. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. (Người dịch: Trần Đức Hiển)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tu_danh_gia_ky_nang_song_cua_sinh_vien_tai_dai_hoc.pdf