TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tương quan hình ảnh schuller, CT scan với bệnh tích trong phẫu thuật viêm tai giữa mạn cholesteatoma.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả 66 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, được chẩn đoán viêm tai giữa mạn cholesteatoma, tại BVTMH- TPHCM trong thời gian từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 7 năm 2008.
Kết quả: Tỉ lệ hình ảnh hủy xương trên phim schuller là 30,3%, ăn mòn xương trên CT scan là 90,9%, bệnh tích cholesteatoma lúc phẫu thuật là 92,4 % và kết quả giải phẫu bệnh phù hợp với cholesteatoma là 87,9%. Tương quan giữa schuller với giải phẫu bệnh là khác nhau có ý nghĩa (p< 0,05), trong khi đó giữa CT scan, bệnh tích trong phẫu thuật với kết quả giải phẫu bệnh là khác nhau không ý nghĩa (p>0,05).
Kết luận: Phim schuller không tương quan với bệnh tích lúc mổ và giải phẫu bệnh (p<0,05), CT scan tương quan với bệnh tích lúc mổ và giải phẫu bệnh.
KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN HÌNH ẢNH SCHULLER, CT SCAN VỚI BỆNH TÍCH TRONG PHẪU THUẬT VIÊM TAI GIỮA MẠN CHOLESTEATOMA
36 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tương quan hình ảnh schuller, ct scan với bệnh tích trong phẫu thuật viêm tai giữa mạn cholesteatoma, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN HÌNH ẢNH SCHULLER, CT SCAN
VỚI BỆNH TÍCH TRONG PHẪU THUẬT VIÊM TAI GIỮA MẠN
CHOLESTEATOMA
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tương quan hình ảnh schuller, CT scan với bệnh tích
trong phẫu thuật viêm tai giữa mạn cholesteatoma.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả 66 bệnh nhân từ 16
tuổi trở lên, được chẩn đoán viêm tai giữa mạn cholesteatoma, tại BVTMH-
TPHCM trong thời gian từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 7 năm 2008.
Kết quả: Tỉ lệ hình ảnh hủy xương trên phim schuller là 30,3%, ăn mòn
xương trên CT scan là 90,9%, bệnh tích cholesteatoma lúc phẫu thuật là 92,4
% và kết quả giải phẫu bệnh phù hợp với cholesteatoma là 87,9%. Tương
quan giữa schuller với giải phẫu bệnh là khác nhau có ý nghĩa (p< 0,05),
trong khi đó giữa CT scan, bệnh tích trong phẫu thuật với kết quả giải phẫu
bệnh là khác nhau không ý nghĩa (p>0,05).
Kết luận: Phim schuller không tương quan với bệnh tích lúc mổ và giải phẫu
bệnh (p<0,05), CT scan tương quan với bệnh tích lúc mổ và giải phẫu bệnh.
ABSTRACT
STUDY OF CORRELATION BETWEEN IMAGING FINDINGS
(SCHULLER XRAYS & TEMPORAL BONE CT SCAN) AND
INTRAOPERATIVE PATHOLOGIC FINDINGS IN MIDDLE EAR
CHOLESTEATOMA
Nguyen Quang Tu, Nguyen Thi Ngọc Dung, Nguyen Thanh Loi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 194 –
200
0bjectives: Study of correlation between imaging findings (schuller xrays &
temporal bone CT scan) and intraoperative pathologic findings in middle ear
cholesteatoma.
Subjects and methods: Prospective study was perfomed in 66 patients, aged
≥16 years old, with cholesteatoma in the middle ear detected by preoperative
imaging findings includings schuller xrays and temporal bone CT scan and
intraoperative findings at the ENT hospital HCM city, from November 2007
to July 2008.
Results: Schuller xrays showed bony erosion in 20/66 cases (30.3%).
Temporal bone CT findi ngs were: expansion of the aditus and mastoid
antrum 75.8% (50/66), ossicular erosion 89.4% (59/66), scutum erosion
81.8% (54/66), an eroded facial nerve canals 10.6% (7/66), an eroded lateral
semicircular canals 15.2% (10/66). Intraoperative findings were: expansion
of the aditus and mastoid antrum 77.3% (51/66), ossicular erosion 89.4%
(59/66), scutum erosion 75.8% (50/66), bony sheath erosion of facial nerve
16.7% (11/66), erosion of lateral semicircular canals 12.1% (8/66).There is
no correlation between schuller xrays (30.3%) and intraoperative findings
(92.4%) (p<0,05). In the other hand, there is correlation between pre-
operative CT (90.9%) and surgical findings (92.4%) (p>0.05). This was
statistical significantion.
Conclusion: Pre-operative CTs correlate with intraoperative findings.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma còn gặp khá nhiều. Theo
y văn, tỷ lệ mắc bệnh cholesteatoma trong dân số chưa được ghi nhận cụ thể,
có tài liệu ghi nhận khoảng 4,2/100.000 dân. Tỷ lệ mới mắc, theo nghiên cứu
của Haker 6/100.000 dân; còn theo Tos tỷ lệ mới mắc ở trẻ em là 3/100.000
dân và người lớn 12.6/100.000 dân(3).
Thuật ngữ cholesteatoma là da ở không đúng chỗ, là sự lắng đọng bất
thường từ chất sừng của biểu mô lát tầng trong tai giữa(5,1,2,3). Năm 1683,
lần đầu tiên được Duverney mô tả với thuật ngữ steatoma, năm 1838
Johannes Mueller là người đưa ra thuật ngữ cholesteatoma; thuật ngữ
keratoma mới mô tả chính xác đặc điểm giải phẫu bệnh của tổn thương này
nhưng thuật ngữ cholesteatoma vẫn được thừa nhận rộng răi.
Cholesteatoma trong tai giữa có khi là nguyên phát hay thứ phát, song chúng
đều có hiện tượng hủy xương và cơ chế hủy xương có thể do sức ép của
cholesteatoma gây hoại tử xương hay khi nó tiếp xúc với xương tạo ra
collagenase gây tiêu hủy các cấu trúc trong tai giữa hay các cấu trúc giải
phẫu lân cận(5,8,9).
Để chẩn đoán đúng, phẫu thuật lấy sạch bệnh tích, phục hồi chức năng tránh
tái phát và biến chứng cho bệnh nhân cần có sự thăm khám kỹ lưỡng, sự am
hiểu về hình ảnh cholesteatoma trên nội soi, phim schuller, CT scan là rất
cần thiết.
Trước đây phim schuller là một trong những cận lâm sàng hỗ trợ tích cực
cho việc chẩn đoán trước phẫu thuật viêm tai giữa mạn cholesteatoma(6,7),
hiện nay CT scan xương thái dương đóng vai trò quan trọng không những
trong việc đánh giá sự hiện diện của hình ảnh cholesteatoma, sự ăn mòn
xương con, ăn mòn cống Fallope do cholesteatoma… mà còn giúp phẫu
thuật viên định hướng kế hoạch cho cuộc phẫu thuật.
Tuy nhiên nhiều trường hợp viêm tai giữa mạn cholesteatoma lại không có
mối tương quan thuận giữa hình ảnh bệnh tích trên phim schuller, phim CT
scan và bệnh tích trong lúc mổ.
Vấn đề đặt ra là mối tương quan giữa hình ảnh trên phim schuller, CT scan
với bệnh tích lúc phẫu thuật của viêm tai tai giữa mạn cholesteatoma ra sao?
và vấn đề này ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu đề cập.
Chính vì vậy chúng tôi khảo sát tương quan hình ảnh trên schuller, CT scan
với bệnh tích lúc mổ, giúp cho phẫu thuật viên trên đại thể có thể xác định
có cholesteatoma hay không, đưa ra hướng xử lý phù hợp với bệnh tích ngay
từ đầu, hoặc là khoét rỗng đá chũm toàn phần, hoặc là khoét rỗng đá chũm
bán phần và có thể chỉnh hình xương con hay không? từ đó rút ngắn thời
gian cho cuộc phẫu thuật cũng như nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tỷ lệ
bệnh tái phát và biến chứng cho bệnh nhân.
Mục tiêu tổng quát:
Xác định mối tương quan hình ảnh trên schuller, CT với bệnh tích trong
phẫu thuật viêm tai giữa mạn cholesteatoma.
Mục tiêu chuyên biệt:
- Xác định tỷ lệ hình ảnh gợi ý cholesteatoma trên phim schuller.
- Xác định tỷ lệ hình ảnh gợi ý cholesteatoma trên phim CT.
- Xác định tỷ lệ các hình thái bệnh tích trong lúc phẫu thuật.
- Xác định tỷ lệ kết quả giải phẫu bệnh của cholesteatoma.
- Khảo sát tương quan giữa hình ảnh gợi ý cholesteatoma trên schuller, CT
với bệnh tích lúc phẫu thuật và giải phẫu bệnh..
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp ghiên cứu
Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
66 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên nhập Khoa Tai Đầu Mặt Cổ – BVTMH, chẩn
đoán viêm tai giữa mạn có cholesteatoma, được phẫu thuật tại BVTMH
trong thời gian từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2008.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân được chẩn đoán trước phẫu thuật là viêm tai giữa mạn
cholesteatoma, xác định lại bằng CT scan.
- Tất cả bệnh nhân được làm các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán trước phẫu
thuật như nội soi tai, đo thính lực, chụp phim schuller và phim CT scan.
- Lấy bệnh tích trong hố mổ làm giải phẫu bệnh.
- Đồng ý phẫu thuật.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không có sự đồng ý của bệnh nhân.
Tiến hành nghiên cứu
- Khám, chọn bệnh, ghi nhận các triệu chứng cơ năng và thực thể.
- Chuẩn bị trước mổ: xét nghiệm tiền phẫu như đo thính lực đồ, chụp phim
schuller, chụp CT, đánh giá và ghi nhận các hình ảnh gợi ý sự hiện diện và
phá hủy của cholesteatoma trên phim schuller và trên phim CT.
- Tiến hành phẫu thuật, trong lúc phẫu thuật đánh giá bệnh tích và so sánh
với hình ảnh trên phim CT scan. Đặc biệt quan tâm đến những tổn thương
sau:
• Dò bề mặt xương chũm, tự khoét rỗng xương chũm, phá hủy sào bào – sào
đạo, bộc lộ dây VII.
• Mòn tường thượng nhĩ.
• Mòn trần thượng nhĩ.
• Ăn mòn xương con (ossicular) chia ra như sau:
+ Oo: xương con còn nguyên.
+ O1: xương đe bị ăn mòn làm mất liên tục chuỗi xương con.
+ O2: xương đe và bàn đạp bị ăn mịn.
+ O3: búa, đe bị mất, xương bàn đạp bị ăn mòn.
• Bao tai: còn nguyên, bị ăn mòn hay dò?.
• Bộc lộ màng đại, tiểu não hay xoang tĩnh mạch bên hay không?.
- Tùy theo bệnh tích mà phẫu thuật theo một trong bốn phương pháp sau:
• Mở khuyết thượng nhĩ và chỉnh hình tai giữa.
• Sào bào thượng nhĩ kín.
• Khoét rỗng đá chũm toàn phần.
• Khoét rỗng đá chũm bán phần.
- Lấy bệnh phẩm gởi giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả:
• Phù hợp với cholesteatoma: có hình ảnh chất keratin xung quanh mô viêm
mạn.
• Không phù hợp với cholesteatoma: chủ yếu mô viêm mạn, không có hiện
diện của keratin.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Tổng số 66 bệnh nhân, 66 tai được phẫu thuật 30 tai phải (45,5%) và 36 tai
trái (54,5%).
Tuổi trung bình là 35,85 ± 11,35, tối thiểu là 16 và tối đa là 67 tuổi.
Nam 31 trường hợp chiếm 47%, nữ 35 trường hợp chiếm 53%.
Phần lớn bệnh nhân ở tỉnh 52 trường hợp chiếm 78,8%, số còn lại ở Thành
phố HCM 14 trường hợp chiếm 21,2%.
Tất cả bệnh nhân đến khám đều bị chảy mủ tai 66 trường hợp chiếm 100%;
nghe kém 30 trường hợp 45,45%, nhức đầu 23 trường hợp 34,85% và đau tai
20 trường hợp 30,3% là các triệu chứng xuất hiện khá nhiều, chóng mặt 8
trường hợp 12,1% và liệt mặt thấp hơn 3 trường hợp 4,5%.
Hình ảnh bệnh lý trên phim schuller
Bảng 1. Hình ảnh schuller
Hình ảnh schuller
Tần số
Tỷ lệ %
Mờ thông bào
41
62,1
Hủy xương
20
30,3
Hố mổ cũ
5
7,6
Tổng
66
100
Trên schuller, hình ảnh hủy xương 20 trường hợp chiếm 30,3%.
Hình ảnh cholesteatoma trên phim CT scan
Bảng 2. Hình ảnh bệnh tích trên CT
Bệnh tích trên CT
Tần số
Tỷ lệ %
Dò bề mặt xương chũm
6
9,1
Tự khoét rỗng xương chũm
20
30,3
Phá hủy sào bào – sào đạo
50
75,8
Bộc lộ dây VII
7
10,6
Mòn tường thượng nhĩ (scutum)
54
81,8
Mòn trần thượng nhĩ
12
18,2
Ăn mòn xương con
(O,O1,O2,O3)
O
7
10,6
O1
9
13,7
O2
18
27,3
O3
32
48,5
Bao tai
CN
56
84,8
AM
10
15,2
Dò
0
0
Khác (bộc lộ màng đại - tiểu não hay XTMB…)
9
13,7
Trên CT nhận thấy: xương con và tường thượng nhĩ bị ăn mòn nhiều với 59
trường hợp (89,4%) và 54 trường hợp (81,8%).
Hình ảnh cholesteatoma trong phẫu thuật
Bảng 3. Hình ảnh bệnh tích trong lúc mổ
Bệnh tích trong lúc mổ
Tần số
Tỷ lệ %
Dò bề mặt xương chũm
6
9,1
Tự khoét rỗng xương chũm
20
30,3
Phá hủy sào bào – sào đạo
51
77,3
Bộc lộ dây VII
11
16,7
Mòn tường thượng nhĩ (scutum)
50
75,8
Mòn trần thượng nhĩ
12
18,2
Ăn mòn xương con (O,O1,O2,O3)
O
7
10,6
O1
8
12,1
O2
18
27,3
O3
33
50
Bao tai
CN
58
87,9
AM
8
12,1
Dò
0
0
Khác (bộc lộ màng đại - tiểu não hay XTMB…)
12
18,2
Khi phẫu thuật nhận thấy; xương con, sào bào – sào đạo và tường thượng
nhĩ bị ăn mòn nhiều với 59 trường hợp (89,4%), 51 trường hợp (77,3%) và
50 trường hợp (75,8%).
Kết quả giải phẫu bệnh
Bảng 4. Kết quả giải phẫu bệnh
Kết quả giải phẫu bệnh
Tần số
Tỷ lệ %
Phù hợp với cholesteatoma
58
87,9
Không phù hợp với cholesteatoma
8
12,1
Tổng
66
100
Kết quả giải phẫu bệnh, số bệnh nhân được chẩn đoán là cholestetoma rất
cao 58 trường hợp (87,9%).
Các mối tương quan
Bảng 5 Mối tương quan giữa CT scan với bệnh tích lúc mổ
CT so với lúc mổ
bệnh tích mổ
McNemar's chi2
n = 66
Mòn
Không mòn
HÌNH ẢNH CT
Xương búa
Mòn
32
1
p = 1,000
Không mòn
0
33
Xương đe
Mòn
54
5
p = 1,000
Không mòn
5
2
Xương bàn đạp
Mòn
49
1
p = 1,000
Không mòn
2
14
Dây VII
Mòn
6
1
p = 0,375
Không mòn
5
54
Bao tai
Mòn
6
4
p = 1,125
Không mòn
2
54
Trần thượng nhĩ
Mòn
11
1
p = 1,000
Không mòn
1
53
Sào bào- sào đạo
Mòn
49
1
p = 1,000
Không mòn
2
14
Tường thượng nhĩ
Mòn
47
7
p = 0,4338
Không mòn
3
9
Khác
Mòn
8
4
p = 0,625
Không mòn
1
53
Giữa CT scan với bệnh tích lúc phẫu thuật là khác nhau không có ý nghĩa (p
>0,05).
Bảng 6. Tương quan giữa schuller, CT, PT với giải phẫu bệnh
Các mối tương quan
Kết quả GPB
McNemar's chi2
n = 66
Phù hợp
Không phù hợp
Schuller
Phù hợp
19 (28,8%)
1 (1,5%)
p = 0,000
Không phù hợp
39 (59,1%)
7 (10,6%)
CT
Phù hợp
52 (78,8%)
8 (12,1%)
p = 0,7905
Không phù hợp
6 (9,1%)
0 (0%)
Lúc mổ
Phù hợp
57 (86,4%)
4 (6,05%)
p = 0,125
Không phù hợp
1 (1,5%)
4 (6,05%)
Ÿ Schuller với GPB khác nhau có ý nghĩa (p = 0,00 < 0,05).
Ÿ CT và lúc phẫu thuật với GPB khác nhau không có ý nghĩa (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu có 66 bệnh nhân, 66 tai được phẫu thuật gồm 30 tai phải và
36 tai trái. Đa số bệnh nhân ở tỉnh 52 trường hợp chiếm 78,8%, số còn lại ở
Thành phố HCM 14 trường hợp chiếm 21,2%. Tuổi trung bình 35,85 ±
11,35 tuổi, trong đó nhỏ nhất 16 tuổi và lớn nhất 67 tuổi, do khoa TĐMC
chúng tôi điều trị cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên, ở lứa tuổi nhỏ hơn được
điều trị ở những cơ sở điều trị khác.
100% bệnh nhân bị chảy mủ tai và có lỗ thủng màng nhĩ. Nghe kém, nhức
đầu và đau tai xuất hiện với tần số khá cao theo thứ tự 30 trường hợp
(45,45%), 23 trường hợp (34,85%) và 20 trường hợp (30,3%), là những triệu
chứng chính của viêm tai giữa mạn, được đề cập trong y văn(1,3). Chóng
mặt chiếm 8 trường hợp (12,1%) và liệt mặt chiếm tỷ lệ thấp nhất 3 trường
hợp (4,5%). Kết quả của chúng tôi tương tự Nguyễn Thu Hương, chảy mủ
tai 100%, nhức đầu 31%, đau tai 26,8%(8).
Xét về hình ảnh trên phim schuller
Tỷ lệ hủy xương trên schuller là 30,3%, thấp hơn Nguyễn Thu Hương
(59,15%)(8) và Lê Trần Quang Minh (60%). Sự khác nhau này có thể trong
lô nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân đến điều trị sớm hơn hay mẫu
nghiên cứu còn nhỏ hoặc đọc phim schuller còn theo chủ quan của từng tác
giả. Thực trạng hiện nay, phim schuller hầu hết do bác sĩ Tai Mũi Họng
(TMH) đọc, còn bác sĩ XQ không phải bác sĩ TMH nên họ chỉ quan tâm đến
thông bào chũm có bị mờ không?, việc đọc phim schuller có thể còn mang
tính chủ quan, do vậy nên phối hợp giữa bác sĩ TMH với bác sĩ chẩn đoán
hình ảnh.
Khi thấy một hốc sáng trên phim schuller chúng ta phải quan sát kỹ và so
sánh với bên đối diện, hỏi tiền sử bệnh nhân có phẫu thuật tai chưa? Vì rất
có thể đây là hình ảnh của hố thuyền, hay hố mổ cũ hoặc hình ảnh xương
chũm tự khoét rỗng do cholesteatoma. Nếu là hình ảnh hố thuyền thì tai bên
đối diện cũng có hình ảnh tương tự và chiếu lên hình loa tai sẽ có hình ảnh
mờ hơn bao quanh phía ngoài. Nếu là hố mổ cũ, thì tiền sử bệnh nhân đã có
phẫu thuật tai và tai bên đối diện không có hình ảnh tương tự. Còn hình ảnh
tự khoét rỗng của xương chũm thường là một bên và đường viền xung quanh
rất gọn và mỏng, khác với hố mổ cũ đường viền xung quanh hốc sáng không
đều và dày hơn.
Hình ảnh cholesatetoma trên CT và trong lúc phẫu thuật
Xét đến sự ăn mòn do cholesteatoma, có thể có rất nhiều vị trí song chúng
tôi quan tâm đến những cấu trúc thường bị ăn mòn như: tường thượng nhĩ
(scutum), sào bào – sào đạo, xương con.
-. Mòn tường thượng nhĩ: Kết quả đọc trên CT có 54 trường hợp, chiếm
81,8%, còn trong lúc phẫu thuật có 50 trường hợp chiếm 75,8%, đây là vị trí
cholesteatoma dễ tấn công khi đó làm mất hình ảnh góc nhọn của tường
thượng nhĩ, trở thành góc tù và hình ảnh này rất có giá trị để chẩn đoán
cholesteatoma khi không có sự ăn mòn xương con. Sự khác nhau giữa kết
quả đọc CT với thương tổn lúc phẫu thuật không có ý nghĩa thống kê với
phép kiểm McNemar’chi bình phương (p = 0,4338 > 0,05). Như vậy qua CT
scan, phẫu thuật viên có thể hình dung bệnh tích lúc phẫu thuật như thế nào
để có kế hoạch cho phẫu thuật.
Ăn mòn xương con
Trên CT tổng số có 59 trường hợp xương con bị ăn mòn, trong đó ăn mòn
một xương có 9 trường hợp chiếm 13,7%, ăn mòn hai xương có 18 trường
hợp chiếm 27,3% và ăn mòn cả ba xương có 32 trường hợp chiếm 48,5%.
Như vậy xương búa bị ăn mòn ít nhất với 32 trường hợp, chiếm 48,5%; kế
đến là xương bàn đạp bị ăn mòn 50 trường hợp chiếm 75,8% và xương đe bị
ăn mòn nhiều nhất 59 trường hợp chiếm 89,4%. Tác giả Chee N. W. C. và
Tan T. Y., quan sát 36 trường hợp thấy xương búa bị ăn mòn 16 trường hợp
(44,4%), xương bàn đạp bị ăn mòn 12 trường hợp (33,3%), xương đe bị ăn
mòn 32 trường hợp chiếm 88,9%(4). Gaurano J. L. và Joharjy I. A.; quan sát
64 trường hợp thấy xương búa bị ăn mòn (40,6%) (26/64), xương bàn đạp bị
ăn mòn 65,62% (42/64) và xương đe bị ăn mòn 75% (48/64)(10). Nhìn
chung tỷ lệ của chúng tôi cao hơn, có thể nhóm bệnh của chúng tôi nặng
hơn.
§ Trong lúc phẫu thuật cũng có 59 trường hợp xương con bị ăn mòn, trong
đó một xương có 8 trường hợp chiếm 12,1%, hai xương có 18 trường hợp
chiếm 27,3% và ăn mòn cả ba xương có 33 trường hợp chiếm 50,0%. Như
vậy có 33 trường hợp xương búa bị ăn mòn, chiếm 50%; 51 trường hợp
xương bàn đạp bị ăn mòn chiếm 77,3% và 59 trường hợp xương đe bị ăn
mòn chiếm 89,4%. Trong khi đó Chee N. W. C. và Tan T. Y., quan sát trong
lúc phẫu thuật 36 trường hợp thấy xương búa bị ăn mòn 15 trường hợp
chiếm 41,7%; xương đe bị ăn mòn 31 trường hợp chiếm 86,1% còn xương
bàn đạp bị ăn mòn 11 trường hợp chiếm 30,6%.
Dùng phép kiểm McNemar’ chi bình phương để so sánh chi tiết sự ăn mòn
từng xương trong chuỗi xương giữa CT với lúc mổ, thấy.
Xương búa
Trên CT có 33 trường hợp chiếm 50%, trong lúc phẫu thuật có 32 trường
hợp chiếm 48,5%, chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Hình ảnh bệnh tích trên CT scan và trong lúc phẫu thuật có sự tương quan
rất cao, trên CT và trong lúc phẫu thuật đều có 32 trường hợp xương búa bị
ăn mòn và 33 trường hợp xương búa không bị ăn mòn, chỉ có 1 trường hợp
trên CT scan xương búa có ăn mòn thì trong lúc phẫu thuật không có.
Xương đe
Trên CT có 59 trường hợp chiếm 89,4%, trong lúc phẫu thuật cũng có 59
trường hợp chiếm 89,4%. Không có sự khác biệt (p > 0,005). Nhận thấy trên
CT và trong lúc phẫu thuật đều có 54 trường hợp xương đe bị ăn mòn và 2
trường hợp xương đe không bị ăn mòn; 10 trường hợp không có sự tương
đồng giữa CT scan với lúc mổ, trong đó 5 trường hợp xương đe có ăn mòn
trên CT scan thì trong lúc phẫu thuật không có và ngược lại.
Xương bàn đạp
Trên CT có 50 trường hợp bị ăn mòn chiếm 75,8%, trong lúc phẫu thuật có
51 trường hợp chiếm 77,3%. Chênh lệch không có ý nghĩa thống k (p >
0,05). Giữa CT scan và trong lúc phẫu thuật đều có 49 trường hợp xương
bàn đạp bị ăn mòn và 14 trường hợp xương bàn đạp không bị ăn mòn, chỉ có
1 trường hợp trên CT scan xương bàn đạp bị ăn mòn thì trong lúc phẫu thuật
không có và 2 trường hợp ngược lại.
-. Sào bào - sào đạo trên CT có 50 trường hợp bị ăn mòn chiếm 75,8%, trong
lúc phẫu thuật có 51 trường hợp chiếm 77,3%; khác nhau không có ý nghĩa
thống kê với phép kiểm McNemar’chi bình phương (p > 0,05). Khi sào bào
bị ăn mòn thì có hình ảnh l một hốc còn khi sào đạo bị ăn mòn sẽ làm mất
hình ảnh số 8, hình ảnh số 8 được tạo bởi phía trên là thượng nhĩ, chỗ thắt lại
là sào đạo, phía dưới là sào bào. Khi phẫu thuật sào bào và sào đạo không
còn ranh giới rõ ràng mà hầu như l một hốc rỗng nối liền với thượng nhĩ.
Kết quả giải phẫu bệnh
Kết quả GPB, số bệnh nhân được chẩn đoán phù hợp với cholesteatoma rất
cao 58 trường hợp (87,9%), khi đó GPB có hình ảnh cấu tạo chủ yếu chất
keratin xung quanh mô viêm mạn tính; 8 trường hợp GPB cho kết quả không
phù hợp chiếm 12,1%, những trường hợp này cho hình ảnh viêm mạn tính,
không có hiện diện của keratin. Khi lấy bệnh phẩm gởi giải phẫu bệnh nếu
không lấy được màng matrix cũng cho kết quả không phù hợp. Do vậy phải
quan sát kỹ để tìm màng matrix, lấy hết bệnh tích tránh tái phát cho bệnh
nhân.
Xét đến các mối tương quan
- Tương quan giữa schuller với bệnh tích lúc phẫu thuật và giải phẫu bệnh:
nhận thấy trên schuller có 30,3% trường hợp phù hợp với cholestetoma, còn
trong lúc phẫu thuật có 92,4% trường hợp phù hợp với cholesteatoma và
GPB tỷ lệ này là 87,9%. Sự khác nhau này có ý nghĩa với phép kiểm
McNemar's chi2 (p = 0,00 < 0,05). Như vậy nếu dựa vào schuller để chẩn
đoán cholesteatoma sẽ bỏ sót rất nhiều vì những trường hợp cholestteatoma
còn khu trú, chưa phá hủy cấu trúc xương nhiều thì trên schuller không thể
phát hiện được.
- Tương quan giữa CT scan với bệnh tích lúc phẫu thuật và giải phẫu bệnh:
thấy trên CT có 90,9% phù hợp với cholesteatoma, còn trong lúc phẫu thuật
có 92,4% phù hợp với cholesteatoma và GPB tỷ lệ này là 87,9%. Sự khác
nhau này là không có ý nghĩa với phép kiểm McNemar's chi2 (p = 0,7539 >
0,05). Hay nói cách khác, trên CT và trong lúc phẫu thuật và giải phẫu bệnh
cho kết quả tương tự nhau.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát tương quan giữa schuller, CT scan với bệnh tích trong phẫu
thuật viêm tai giữa mạn cholesteatoma của 66 bệnh nhân, nhận thấy:
1. Tất cả bệnh nhân trong lô nghiên cứu đến khám với triệu chứng lâm sàng
chảy mủ tai và thủng nhĩ.
2. Trên phim schuller, hình ảnh hủy xương là 30,3%, không tương quan với
bệnh tích lúc mổ và giải phẫu bệnh là 92,4% và 87,9% (p<0,05), như vậy
dựa vào schuller để chẩn đoán cholesteatoma dễ bỏ sót.
3. Trên phim CT scan 90,9% hình ảnh mòn xương tương quan với bệnh tích
lúc mổ và giải phẫu bệnh là 92,4% và 87,9% (p>0,05), có thể nói CT scan
rất có giá trị để chẩn đoán cholesteatoma. CT scan không những khảo sát sự
hiện diện của cholesteatoma trong tai giữa mà còn để đánh giá những vị trí
cholesteatoma khó quan sát như thượng nhĩ trước, ngách mặt hay ngách nhĩ;
CT scan cũng cảnh báo cho phẫu thuật viên những bất thường về cấu trúc
giải phẫu trong tai giữa cũng như biến chứng của bệnh gây ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84_5148.pdf