Khảo sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch - Nhiễm tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 09/2016 – 05/2017

Điểm số ASA ≥ 3 l| một trong những yếu tố nguy cơ của NKVM(20), những bệnh nh}n có ASA ≥ 3 có nguy cơ NKVM cao gấp 3 lần so với nhóm ASA < 3(11). Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Trường, nguy cơ NKVM của nhóm bệnh nh}n có ASA ≥ 2 cao gấp 3 lần so với nhóm ASA = 1(18). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ASA ≥ 2 chiếm tỷ lệ cao (71,4%) và có sự khác biệt về tỷ lệ NKVM theo điểm ASA (p = 0,014). Thời gian phẫu thuật càng dài (trên 120 phút) thì nguy cơ NKVM c|ng tăng(2). Theo kết quả nghiên cứu của Nguy n Việt Hùng và cộng sự (2002), tỷ lệ NKVM là 3,8% ở những bệnh nhân có thời gian phẫu thuật kéo d|i dưới 120 phút, lên đến 12,8% nếu thời gian phẫu thuật kéo dài trên 120 phút(17). Trong nghiên cứu này, thời gian phẫu thuật trung bình giữa 2 nhóm có NKVM (143,1 ± 52,6 phút) và không NKVM (90 ± 62,7 phút) khác biệt có ý nghĩa (p = 0,005). Theo c{c hướng dẫn sử dụng KSDP được áp dụng, nếu thời gian phẫu thuật kéo dài, cần sử dụng thêm liều KSDP bổ sung. Tuy nhiên, liều bổ sung khi phẫu thuật kéo d|i chưa được chú trọng nhiều, tỷ lệ liều bổ sung trong nghiên cứu chưa cao, chỉ đạt 65,3%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 45,5% trường hợp có thời gian sử dụng KSDP kéo dài, tính hợp lý về thời gian sử dụng KSDP có liên quan với nguy cơ NKVM (p = 0,002). Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2010)6, sử dụng KSDP kéo dài sau phẫu thuật không làm giảm tỷ lệ NKVM mà có thể tăng độc tính và chi phí cho bệnh nhân.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch - Nhiễm tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 09/2016 – 05/2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 83 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT SẠCH, SẠCH - NHIỄM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 09/2016 – 05/2017 Phạm Thị Kim Huệ*, Đặng Nguyễn Đoan Trang*,** TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, có thể dẫn tới tử vong. Kháng sinh dự phòng (KSDP) có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ NKVM. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong phẫu thuật có thể đưa đến việc tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, tăng độc tính, tăng nguy cơ đề kh{ng kh{ng sinh v| tăng chi phí điều trị. Do đó, việc đ{nh gi{ việc sử dụng KSDP trong phẫu thuật rất cần thiết trên thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng KSDP, tỷ lệ NVKM và các yếu tố liên quan đến nguy cơ NKVM trong phẫu thuật sạch, sạch – nhiễm tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 297 HSBA có chỉ định phẫu thuật thuộc phân loại sạch, sạch – nhiễm tại các khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM từ th{ng 9/2016 đến tháng 5/2017. Tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh được x{c định dựa trên Hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (2015), Hội Dược sĩ của Hệ thống Sức khoẻ Hoa Kỳ (ASHP) (2013) v| c{c ph{c đồ sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM. Kết quả: KSDP được sử dụng trong tất cả c{c trường hợp phẫu thuật ghi nhận trong nghiên cứu. Amoxicillin – clavuclanat l| KSDP được sử dụng nhiều nhất (30,9%). Thời gian sử dụng kháng sinh hậu phẫu trung bình là 2.2 ± 2.5 ngày. Tỷ lệ chỉ định KSDP hợp lý xét trên toàn bộ tiêu chí đ{nh gi{ chỉ chiếm 5,4%. Tỷ lệ chỉ định hợp lý xét theo loại KSDP sử dụng, liều dùng, thời điểm chỉ định và thời gian sử dụng KSDP lần lượt là 54,5%, 46,8%, 91,9% và 54,5%. Tỷ lệ NKVM ghi nhận trong nghiên cứu là 2,7%. Kết quả hồi quy logistic cho thấy đường huyết trước phẫu thuật và thời gian nằm viện sau phẫu thuật có liên quan có ý nghĩa thống kê đến nguy cơ NKVM. Kết luận: Việc tuân thủ c{c hướng dẫn sử dụng KSDP tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM trong thời gian nghiên cứu vẫn còn thấp. Cần tăng cường chương trình giám sát sử dụng kh{ng sinh v| đảm bảo các kháng sinh dùng trong dự phòng có trong danh mục được Bảo hiểm Y tế chi trả để cải thiện hiệu quả và tính hợp lý của công tác sử dụng KSDP. Từ khóa: kháng sinh dự phòng, nhiễm khuẩn vết mổ, sạch nhiễm *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh **Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc TS Đặng Nguy n Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: dtrangpharm@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 84 ABSTRACT INVESTIGATION ON ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS IN CLEAN AND CLEAN – CONTAMINATED OPERATIONS AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY FROM SEPTEMBER 2016 TO MAY 2017 Pham Thi Kim Hue, Dang Nguyen Doan Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 83 - 88 Introduction: Surgical site infection (SSI) is a common hospital – associated infection that can be life- threatening. Antibiotic prophylaxis plays an important role in preventing the risk of SSIs. Overuse of antibiotics in surgery might increase the risk of adverse reactions, toxicity, antibiotic resistance and cost of treatment. Therefore, assessment of surgical antibiotic prophylaxis is very necessary in clinical practice. Objectives: To investigate the use of antibiotics in clean and clean – contaminated operations, the incidence of SSIs and factors associated with SSIs at University Medical Center HCMC. Materials and methods: A cross - sectional descriptive study was conducted on 297 medical records of patients who underwent clean and clean – contaminated operations at University Medical Center HCMC from September 2016 to May 2017. The appropriateness of prophylactic antibiotic usage was assessed using guidelines from the Vietnam’s Ministry of Health (2015), American Society of Health – System Pharmacists (2013) or guidelines from Surgery Departments of University Medical Center Ho Chi Minh City. Results: Antibiotic prophylaxis was indicated in all cases of clean and clean-contaminated operations. Amoxicillin – clavulanate was the most common antibiotic indicated (30.9%). The mean duration of postoperative antibiotic use was 2.2 ± 2.5 days. Overall adherence to antibiotic prophylaxis guidelines was observed in 5.4% of procedures. The proportion of cases with appropriate adherence to antibiotic choice, dosing, timing of the first dose and duration of prophylaxis were 54.5%, 46.8%, 91.9% and 54.5%, respectively. The incidence of SSIs observed was 2.7%. Pre-operation plasma glucose and duration of post – surgery hospital stay were found to be significantly associated with the risk of SSIs in the study population. Conclusion: Adherence to antibiotic prophylaxis guidelines at University Medical Center was low within the study period. The Antibiotic stewardship program should be enhanced and actions to ensure Health Insurance coverage for all prophylactic antibiotics should be implemented to improve the effectiveness and appropriateness of antibiotic prophylaxis Key words: Antibiotic prophylaxis, surgical site infections, clean – contaminated ĐẶT VẤN ĐỀ Nhi m khuẩn vết mổ (NKVM) là một loại nhi m khuẩn bệnh viện (NKBV) phổ biến, đứng hàng thứ hai sau nhi m khuẩn tiết niệu. NKVM gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, có thể dẫn tới tử vong v| tăng g{nh nặng cho y tế, tăng chi phí điều trị và kéo dài số ngày nằm viện(9). Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hằng năm có khoảng 27 triệu phẫu thuật, trong đó có khoảng 300.000 ca NKVM, 8.000 bệnh nhân tử vong do NKVM. Theo ước tính, NKVM làm kéo dài thời gian nằm viện 7 - 10 ng|y, tăng chi phí điều trị khoảng 3.000 – 29.000 USD cho mỗi ca phẫu thuật(3,13). Tại Việt Nam, tỷ lệ NKVM tại 7 bệnh viện khắp cả nước là 5,5%(10), số ngày nằm viện để điều trị NKVM lên đến 9,9 ngày và chi phí điều trị hơn 6 triệu đồng mỗi ca(15). Để giảm thiểu tỷ lệ NKVM, kháng sinh dự phòng (KSDP) được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nghiên cứu trên hầu hết các loại phẫu thuật tại các bệnh viện cho thấy trên 96,7% bệnh nhân phẫu thuật được chỉ định kháng sinh cả trước và sau phẫu thuật (trung bình từ 6 - 7 ngày sau phẫu thuật), c{c hướng dẫn sử dụng KSDP ít được tuân thủ tại c{c cơ sở điều trị(12). Việc lạm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 85 dụng kháng sinh trong phẫu thuật có thể đưa đến việc tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, tăng độc tính, tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh và tăng chi phí điều trị. Đề t|i được tiến hành nhằm cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng kháng sinh, từ đó đề ra c{c hướng giải quyết giúp tăng cường sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và giảm đề kháng, giảm tỷ lệ NKVM. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chỉ định phẫu thuật sạch, sạch – nhi m theo phân loại Altermeier(1) (dựa vào hồ sơ bệnh án) tại các khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM từ th{ng 9/2016 đến tháng 5/2017. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu Công thức ước lượng cỡ mẫu 2 2 )2/1( d )p1(pZ n    Z: hệ số tin cậy; Z = 1,96 với độ tin cậy là 95% Chọn p = 5,5% dựa trên tỷ lệ NKVM trong nghiên cứu của tác giả Nguy n Việt Hùng năm 2011 trên 4413 bệnh nhân tại 7 bệnh viện ở Việt Nam4. d: sai số cho phép, d= p/2=2,75 %, C=1,96. Trong công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập là 264 hồ sơ bệnh án (HSBA). Trên thực tế, chúng tôi thu thập được 297 HSBA thỏa điều kiện chọn mẫu. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên Tiêu chí đánh giá tính hợp lý trong sử dụng KSDP Tính hợp lý của việc chỉ định KSDP được đ{nh gi{ bằng các tiêu chí sau: - Loại KSDP hợp lý - Liều dùng KSDP hợp lý - Việc bổ sung liều hợp lý - Thời điểm sử dụng KSDP hợp lý - Thời gian sử dụng KSDP hợp lý Việc đ{nh gi{ tính hợp lý được dựa trên: (1) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế (2015)(6); (2) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của ASHP(7), (3) C{c hướng dẫn sử dụng KSDP tại các Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM(5). Việc chỉ định KSDP được xem hợp lý nếu tuân thủ ít nhất một trong c{c hướng dẫn trên. Xử lý thống kê Tất cả các phép kiểm thống kê được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0. Các kết quả được xem l| có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và đặc điểm phẫu thuật Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu v| đặc điểm phẫu thuật (N = 297) Tuổi (năm) (TB ± độ lệch chuẩn) 45,8 ± 15,6 tuổi Giới (n, %) Nam 107 (46,0) Nữ 190 (64,0) BMI (kg/m 2 ) (n, %) < 18,5 22 (7,4) 18,5 - 22,9 142 (47,8) 23 - 24,9 53 (17,8) ≥ 25 80 (26,9) Đƣờng huyết trƣớc PT (mmol/L) (TB ± độ lệch chuẩn) 5,5 ± 1,5 Hút thuốc lá (n, %) Có 12 (4,0%) Không 285 (96,0%) Tăng huyết áp (n, %) Có 60 (20,2) Không 237 (79,8) Đái tháo đƣờng (n, %) Có 33 (11,1) Không 264 (89,9) ASA (TB ± độ lệch chuẩn) 1,8 ± 0,5 Loại PT (n, %) Sạch 106 (35,8) Sạch – nhiễm 191 (64,3) Phƣơng pháp PT (n, %) Mở 146 (49,2) Nội soi 151 (50,8) Thời gian PT (phút) (TB ± độ lệch chuẩn) 91,1 ± 62,9 Thời gian nằm viện trƣớc PT (ngày) (TB ± độ lệch chuẩn) 1,5 ± 1,9 Thời gian nằm viện sau PT (ngày) (TB ± độ lệch chuẩn) 4,1 ± 3,9 TB: trung bình, PT: phẫu thuật, ASA: điểm số nguy cơ dựa trên phân lại của Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ (American Society of Anesthesiologists), BMI: chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 86 Tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng Tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều được chỉ định KSDP, trong đó 96,2% được chỉ định một KSDP v| 3,4% được chỉ định 2 KSDP. Amoxicillin-clavuclanat l| KSDP được sử dụng nhiều nhất (30,9%), kế đến là ceftazidim (19,2%) và cefazolin (13,5%). Phối hợp metronidazol v| ceftazidim được sử dụng nhiều nhất (4/11 ca), bao gồm trĩ, ung thư đại tràng, polyp đại tràng. Đa số c{c KSDP được chỉ định ở liều phù hợp hoặc thấp hơn liều khuyến cáo, ngoại trừ amoxicillin-clavuclanat (42,4% được chỉ định liều 2,4g, cao hơn liều khuyến cáo (1,2g)). Đa số c{c trường hợp phẫu thuật trong mẫu nghiên cứu đều được chỉ định KSDP trong vòng 60 phút trước lúc rạch da (91,9%), trong đó 82,8% trường hợp được chỉ định KSDP trước thời điểm rạch da 60 phút, 9,1% trường hợp được chỉ định KSDP ngay tại thời điểm rạch da, 1 trường hợp được chỉ định KSDP trước rạch da 275 phút và 1 trường hợp được chỉ định KSDP 100 phút sau phẫu thuật. Thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật trung bình l| 2,2 ± 2,5 ng|y (dao động từ 0 - 16 ngày). Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình ở nhóm phẫu thuật sạch và sạch – nhi m lần lượt là 3,8 ± 2,8 ngày (0 - 16 ngày), 1,4 ± 1,9 ngày (0 - 8 ngày). Thời gian sử dụng kháng sinh giữa 2 nhóm phẫu thuật khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh dự phòng Tính hợp lý trong chỉ định KSDP trong mẫu nghiên cứu được trình bày ở bảng 3. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu ghi nhận được 11 trường hợp phẫu thuật tuyến gi{p được chỉ định KSDP. Phẫu thuật tuyến giáp là phẫu thuật sạch, KSDP không được khuyến cáo. Việc chỉ định KSDP trong c{c trường hợp n|y được xem là không cần thiết và không hợp lý. C{c trường hợp lựa chọn KSDP không hợp lý kh{c l| c{c trường hợp chỉ định KSDP không có trong các khuyến cáo (Vd: chỉ định ceftazidim để dự phòng phẫu thuật sản khoa, cắt túi mật,<). Chỉ có 46,8% bệnh nh}n được chỉ định liều KSDP hợp lý, trong đó 42,3% trường hợp chỉ định liều amoxicillin-clavuclanat cao hơn khuyến cáo, liều c{c kh{ng sinh kh{c thường thấp hơn liều khuyến cáo (Vd: ampicillin-sulbactam (56,4%), clindamycin (100%)). Bảng 3: Tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh dự phòng trong mẫu nghiên cứu Tiêu chí đánh giá Hợp lý (n, %) Loại KS 162 (54,5) Liều dùng 139 (46,8) Thời điểm sử dụng 272 (91,9) Thời gian sử dụng 162 (54,5) Bổ sung liều 194 (65,3) Hợp lý chung 16 (5,4) Tỷ lệ NKVM và các yếu tố liên quan đến nguy cơ NKVM Tỷ lệ NKVM trong nghiên cứu là 2,7%. Trong 297 trường hợp nghiên cứu, có 8 trường hợp NKVM, trong đó có 4 trường hợp phân lập được vi khuẩn. Trong 4 trường hợp này, 3 trường hợp phân lập được vi khuẩn gram dương, 1 trường hợp phân lập được vi khuẩn gram }m. Có hai trường hợp phân lập được Staphylococcus aureus, kết quả kh{ng sinh đồ cho thấy vi khuẩn n|y n|y đề kháng với nhiều kh{ng sinh như fluoroquinolon (ciprofloxacin, levofloxacin), cefoxitin, clindamycin, chỉ còn nhạy với vancomycin, linezolid và amikacin. Kêt quả ph}n tích đơn biến cho thấy đường huyết trước phẫu thuật (p = 0,006), bệnh đ{i th{o đường (p = 0,048), điểm ASA (p = 0,014), thời gian phẫu thuật (p = 0,005), thời gian nằm viện sau phẫu thuật (p < 0,05), tính hợp lý trong bổ sung liều (p = 0,023) và tính hợp lý trong thời gian sử dụng KSDP (p = 0,025) có liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ NKVM. Kết quả phân tích hồi quy logistic trên các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ NKVM khi ph}n tích đơn biến cho thấy chỉ có đường huyết trước phẫu thuật (OR = 2,5 ; 95% CI 1,3 – Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 87 4,9, p = 0,01) và thời gian nằm viện sau phẫu thuật (OR = 1,3 ; 95% CI 1,1 – 1,7 ; p = 0,04) có liên quan đến nguy cơ NKVM. Đ}y l| những yếu tố cần được lưu ý can thiệp để giảm nguy cơ NKVM trên thực hành lâm sàng. BÀN LUẬN Cefazolin l| KSDP được khuyến cáo sử dụng đầu tiên trong hầu hết các phẫu thuật sạch nhi m trong hướng dẫn sử dụng KSDP. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng cefazolin tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM chỉ đứng thứ 3 (13,5%) sau amoxicillin - clavuclanat (30,9%) và ceftazidim (19,2%). Trong thời gian nghiên cứu, có những giai đoạn cefazolin không có trong danh mục được bảo hiểm y tế thanh toán tại bệnh viện do tình hình đấu thầu và cung ứng thuốc. Điều này có thể dẫn đến việc lựa chọn các KSDP khác hoặc các KSDP không có trong khuyến cáo thay thế cho cefazolin. Do đó, việc xây dựng danh mục thuốc và cung ứng hợp lý để đảm bảo tất cả c{c KSDP đều được bảo hiểm chi trả có ảnh hưởng rất lớn đến việc tuân thủ c{c hướng dẫn sử dụng KSDP. Mặc dù amoxicillin-clavuclanat không được khuyến c{o trong c{c hướng dẫn của ASHP hay Bộ Y tế nhưng trong c{c hướng dẫn của các khoa ngoại Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM10 v| ph{c đồ sử dụng KSDP chu phẫu tại Bệnh viện Bình Dân (2015)(4), amoxicillin-clavuclanat là một trong ba kháng sinh được khuyến cáo sử dụng trong hầu hết các phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 54,5% mẫu nghiên cứu được chỉ định KSDP với thời gian hợp lý. Kết quả n|y cao hơn so với nghiên cứu của Tourmousoglou (36,3%) (2008)(21) và nghiên cứu của Pittalis (52%)(2013)(19) nhưng thấp hơn nghiên cứu của Gouvêa (95,7%) (2016)(8). Đ{i th{o đường v| đường huyết trước phẫu thuật cao là một trong các yếu tố l|m tăng nguy cơ NKVM do lượng đường cao trong máu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khi xâm nhập vào vết mổ(14). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về lượng đường huyết trước phẫu thuật của nhóm có NKVM (7,8 ± 3,5 mmol/L) và nhóm không có NKVM (5,4 ± 1,4 mmol/L) cũng như sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ NKVM giữa nhóm có đ{i th{o đường (9,1%) v| không có đ{i th{o đường (1,9%). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguy n Thanh Hải và cộng sự (2014)(16). Điểm số ASA ≥ 3 l| một trong những yếu tố nguy cơ của NKVM(20), những bệnh nh}n có ASA ≥ 3 có nguy cơ NKVM cao gấp 3 lần so với nhóm ASA < 3(11). Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Trường, nguy cơ NKVM của nhóm bệnh nh}n có ASA ≥ 2 cao gấp 3 lần so với nhóm ASA = 1(18). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ASA ≥ 2 chiếm tỷ lệ cao (71,4%) và có sự khác biệt về tỷ lệ NKVM theo điểm ASA (p = 0,014). Thời gian phẫu thuật càng dài (trên 120 phút) thì nguy cơ NKVM c|ng tăng(2). Theo kết quả nghiên cứu của Nguy n Việt Hùng và cộng sự (2002), tỷ lệ NKVM là 3,8% ở những bệnh nhân có thời gian phẫu thuật kéo d|i dưới 120 phút, lên đến 12,8% nếu thời gian phẫu thuật kéo dài trên 120 phút(17). Trong nghiên cứu này, thời gian phẫu thuật trung bình giữa 2 nhóm có NKVM (143,1 ± 52,6 phút) và không NKVM (90 ± 62,7 phút) khác biệt có ý nghĩa (p = 0,005). Theo c{c hướng dẫn sử dụng KSDP được áp dụng, nếu thời gian phẫu thuật kéo dài, cần sử dụng thêm liều KSDP bổ sung. Tuy nhiên, liều bổ sung khi phẫu thuật kéo d|i chưa được chú trọng nhiều, tỷ lệ liều bổ sung trong nghiên cứu chưa cao, chỉ đạt 65,3%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 45,5% trường hợp có thời gian sử dụng KSDP kéo dài, tính hợp lý về thời gian sử dụng KSDP có liên quan với nguy cơ NKVM (p = 0,002). Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2010)6, sử dụng KSDP kéo dài sau phẫu thuật không làm giảm tỷ lệ NKVM mà có thể tăng độc tính và chi phí cho bệnh nhân. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 88 KẾT LUẬN Kết quả khảo sát trên 297 HSBA của các bệnh nh}n được chỉ định phẫu thuật sạch, sạch nhi m tại Bệnh viện Đại học Y dược TpHCM từ tháng 9/2016 đến th{ng 5/2017 đã cung cấp tình hình chung về việc sử dụng KSDP, tính hợp lý của việc chỉ định KSDP so với c{c hướng dẫn trong nước và trên thế giới, tỷ lệ NKVM và các yếu tố liên quan đến nguy cơ NKVM. Các kết quả thu được góp phần xây dựng các biện pháp can thiệp giúp tăng cường sử dụng KSDP hợp lý và cung cấp dữ liệu cho chương trình giám sát sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Altermeier A et al. (1993). Definitions and classifications of surgical infections. Manual on control of infection in surgical patiens. JB Lipincott, Philadelphia, USA, Vol. 1. 2. Amercican Society of Health System Pharmacists (2013). ASHP therapeutic guideline on Antimicrobial Prophylasix in Surgery, pp.534-564. 3. Ata A, Lee J (2010).Postoperative hyperglycemia and surgical site infection in general surgical patients. Arch Surg, 145: 858-864. 4. Bệnh viện Bình D}n (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng chu phẫu. 5. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (2016). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng tại các Khoa Ngoại. 6. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, 39-44. 7. Bratzler DW et al. (2013). Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. American Journal of Health- System Pharmacy, 70(3):195-283. 8. Gouvêa M et al. (2016). Assessment of antibiotic prophylaxis in surgical patients at the Gaffrée e Guinle University Hospital. Rev. Col. Bras. Cir, 43(4):225-234. 9. Horan TC, Gaynes RP, Martone WJ, Jarvis WR, Emori TG (1992). CDC definitions of nosocomial surgical site infections, 1992: a modification of CDC definitions of surgical wound infections. Infect Control Hosp Epidemiol, 13(10):606–608. 10. Hung NV et al (2011). Surgical site infections in Vietnamese hospitals: incidence, pathogens and risk factors. BMC Proceeding, 5(6):10-11. 11. Keith SK (2005). The effect of increasing age on the risk of surgical site infection. The Journal of Infectious diseases, 191:1056- 1062. 12. Lê Thị Anh Thư, Nguy n Văn Khôi (2010). Đ{nh gi{ hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch và sạch nhi m tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thực hành, 6:13- 19. 13. Magrill S et al (2012). Prevalence of healthcare-associated infections in acute care hospital in Jacksonville, Florida. Infection Control Hosp Epidemiol, 33: 283-291 14. National Collaborating Centre for Women’s and Children Health (2008). Surgical Site Infection prevention and treatment of surgical site infection. RCOG Press,16-18. 15. Nguy n Thanh Hải, Nguy n Hoàng Mỹ Lệ (2014). Tỷ lệ mắc mới, t{c nh}n, chi phí điều trị và yếu tố nguy cơ của nhi m khuẩn vết mổ tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (1):203-208. 16. Nguy n Thanh Hải, Nguy n Hoàng Mỹ Lệ (2014). Tỷ lệ mắc mới, t{c nh}n, chi phí điều trị và yếu tố nguy cơ của nhi m khuẩn vết mổ tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (1):203-208. 17. Nguy n Việt Hùng (2002). Đặc điểm NKVM ngoại khoa, các yếu tố nguy cơ v| t{c nh}n gây bệnh ở các bệnh nhân phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai. Nhà xuất bản Y học, 2: 113-128. 18. Phạm Ngọc Trường, Nguy n Việt Hùng (2014). Nhi m khuẩn vết mổ tại bệnh viện Bạch Mai: tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh và hậu quả. Tạp chí Y dược lâm sàng, 108, 9(5):116-122. 19. Pittalis S. (2013). Appropriateness of surgical antimicrobial prophylaxis in the Latium region of Italy, 2008: a multicenter study. Surgical Infection, 14(4):381-384. 20. Suzane MP (2007). Patient Risk Factors and Best Practices for Surgical Site Infection Prevention. Managing infection control, 56- 63. 21. Tourmousoglou CE et al (2008). Adherence to guidelines for antibiotic prophylaxis in general surgery: a critical appraisal. J Antimicrob Chemother, 61(1):214-218. Ngày nhận bài báo: 18/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_viec_su_dung_khang_sinh_du_phong_trong_phau_thuat_s.pdf
Tài liệu liên quan