Khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm từng cặp và một bên nhóm huyệt hoa đà giáp tích đoạn L1 – L5

Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích giảm dần ở vùng rìa Kết quả này có thể do sự chồng lấn lên nhau của các khoanh da tăng ngưỡng đau sau châm giảm dần tại vùng rìa, hoặc sự ảnh hưởng của xung động thần kinh là lan toả rộng trên nhiều tiết đoạn thần kinh, tại các tiết đoạn rìa thì sự ảnh hưởng này giảm dần. Vùng ảnh hưởng ngoài da của các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích ở 2 bên cơ thể là như nhau Điều này có khả năng do Hoa Đà giáp tích là những huyệt nằm đối xứng với nhau qua cột sống, khi kích thích chúng trong cùng một điều kiện thì những huyệt 2 bên cho những vùng ảnh hưởng giống nhau. Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5 một bên là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh T12 – S2, và vùng ảnh hưởng cùng bên rộng và mạnh hơn nhiều so với vùng ảnh hưởng đối bên. Các huyệt Hoa Đà giáp tích có sự ảnh hưởng đối bên. Điều này phù hợp với các tài liệu kinh điển về Y học cổ truyền khi nói về tác dụng toàn thân của các huyệt. Một huyệt bất kì có 3 tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân (6). Hoặc sự ảnh hưởng đối bên này có thể do tác dụng kích thích thần kinh của dòng điện xung với tần số cao có thể làm ức chế luôn bên đối diện. Tuy nhiên vùng ảnh hưởng cùng bên mạnh hơn đối bên có thể do huyệt Hoa Đà giáp tích chỉ có tác dụng chủ yếu ở phía cùng bên, hoặc khi kích thích một bên thì khởi động quá trình ức chế đau của tuỷ sống bên đó dẫn đến trực tiếp ức chế đau vùng da của bên bị kích thích, vùng da đối bên tiếp nhận kích thích ít hơn nên sẽ có tác dụng kém hơn.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm từng cặp và một bên nhóm huyệt hoa đà giáp tích đoạn L1 – L5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 38 KHẢO SÁT VÙNG ẢNH HƯỞNG NGOÀI DA KHI CHÂM TỪNG CẶP VÀ MỘT BÊN NHÓM HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH ĐOẠN L1 – L5 Phan Quan Chí Hiếu*, Đặng Thế Vũ** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Huyệt Hoa Đà giáp tích (HĐGT) từ lâu đã được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng thắt lưng, chi dưới và nội tạng khung chậu. Tại Việt Nam, đã bắt đầu có những đề tài thực hiện những nghiên cứu cơ bản khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da của các huyệt Hoa Đà giáp tích. Những nghiên cứu trên ghi nhận vùng ảnh hưởng ngoài da của các HĐGT có quan hệ chặt chẽ với các tiết đoạn thần kinh cột sống. Nhưng các đề tài này khi tiến hành đã khảo sát toàn bộ các huyệt Hoa Đà giáp tích trong một nhóm mà chưa chú ý đến huyệt riêng lẻ cũng như ảnh hưởng của huyệt Hoa Đà giáp tích một bên cơ thể. Góp phần tìm hiểu thêm về HĐGT đồng thời hướng đến ứng dụng cụ thể vào các chỉ định điều trị, đề tài này tiếp tục nghiên cứu vùng ảnh hưởng ngoài da của các huyệt HĐGT thắt lưng L1-L5 khi châm 1 bên và châm từng cặp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vùng ảnh hưởng ngoài da của từng cặp và một bên huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản mô tả hàng loạt ca, thực hiện tại Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM từ 10/2012 - 8/2013 trên 125 người tình nguyện, khoẻ mạnh được châm tê (dòng điện xung tần số 100Hz, trong 20 phút) từng cặp và một bên huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5. Ngưỡng đau được khảo sát trước và ngay sau châm tê tại 50 điểm quy ước (tương ứng với các tiết đoạn thần kinh từ T12 (lưng 12) đến S3 (cùng 3). Kết quả: Đề tài thực hiện với 125 người tình nguyện khoẻ mạnh (trong đó nữ chiếm 47%, độ tuổi 20 – 29 chiếm 55%) chia làm 5 nhóm sau châm có kết quả: Hoa Đà giáp tích L1 – L2: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi phối của tiết đoạn T12 – L4, mức tăng cao nhất tại L2 và giảm dần về 2 phía, sự tăng ngưỡng đau giữa 2 bên trái phải giống nhau. Hoa Đà giáp tích L2 – L3: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi phối của tiết đoạn L1 – L5, mức tăng cao nhất tại L3 và giảm dần về 2 phía, sự tăng ngưỡng đau giữa 2 bên trái phải giống nhau. Hoa Đà giáp tích L3 – L4: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi phối của tiết đoạn L2 – S1, mức tăng cao nhất tại L4 và giảm dần về 2 phía, sự tăng ngưỡng đau giữa 2 bên trái phải giống nhau. Hoa Đà giáp tích L4 – L5: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi phối của tiết đoạn L3 – S2, mức tăng cao nhất tại L5 và giảm dần về 2 phía, sự tăng ngưỡng đau giữa 2 bên trái phải giống nhau. Hoa Đà giáp tích 1 bên L1 – L5: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi phối các tiết đoạn thần kinh T12 – S2, vùng ảnh hưởng cùng bên rộng và mạnh hơn nhiều so với vùng đối bên. Kết luận: Vùng ảnh hưởng ngoài da của các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L2, L2 – L3, L3 – L4, L4 – L5 lần lượt là các tiết đoạn thần kinh T12 – L4, L1 – L5, L2 – S1, L3 – S2. Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích 1 bên L1 – L5 là các tiết đoạn thần kinh T12 – S2. Huyệt HĐGT thắt lưng có ảnh hưởng đến vùng da cả 2 bên cơ thể, nhưng mạnh và rộng hơn với cùng bên và yếu và hẹp hơn ở bên đối diện. Từ khoá: Huyệt Hoa Đà giáp tích thắt lưng, vùng ảnh hưởng ngoài da, từng cặp và một bên huyệt Hoa Đà giáp tích. ∗ Khoa Y học cổ truyền-Đại học Y Dược Tp. HCM ∗∗ Viện Y Dược Học Dân Tộc Tp. HCM Tác giả liên lạc: BS. Đặng Thế Vũ ĐT: 0986814681 Email: bsthevu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 39 ABSTRACT A SURVEY ON THE INFLUENCED REGIONS OF ANESTHETIC ACUPUNCTURE AT PAIRS AND ONE SIDE OF L1 – L5 HUA TUO JIA JI POINTS Phan Quan Chi Hieu, Dang The Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 38 - 46 Background: Huatuo jiaji points has been used for long time in the treatment of diseases related to the lumbar regions, lower limbs and pelvic viscera. Recently in Vietnam, there was some basic study on the dermatomes controlled by Huatuo jiaji points and revealed close relationship between them. In these studies regional Huatuo jiaji points are evaluated in a whole (thoracic Huatuo jiaji points, lumbar Huatuo jiaji points). In the aim of contributing to basic study of lumbar Huatuo jiaji points as well as to bringing out concrete therapeutic uses, this study is conducted with the aim of determining influenced skins regions by applying acupunctural anesthesia on paired and one side of Lumbar Huatuo jiaji points. Aims of study: Determine the influence skins regions of paired and one side of L1 – L5 Huatuo jiaji points under anesthetic acupuncture. Materials and method: A basic study at traditional medicine institute HCM city from10/2012 to 8/2013. One-hundred-twenty-five healthy volunteers were enrolled into 5 groups. A 20-minute electroacupuncture of 100Hz was performed at L1 – L2 (group 1), L2 – L3 (group 2), L3 – L4 (group 3), L4 – L5 (group 4), one side of L1 – L5 (group 5) Huatuo jiaji points. Pain thresold were checked at 50 determined points of whole body before and right after intervention. Results: 125 volunteers (in which female accounted for 47%, ages 20-29 accounted for 55%) divide into 5 groups. Huatuo jiaji points of L1 – L2: Pain thresold were increased in regions of T12 – L4 dermatomes, in which, the highest increase was at L2. the pain thresold is gradual diminished toward the upper and lower borders of the influenced regions. Huatuo jiaji points of L2 – L3: Pain thresold were increased in regions of L1 – L5 dermatomes, in which, the highest increase was at L3. the pain thresold is gradual diminished toward the upper and lower borders of the influenced regions. Huatuo jiaji points of L3 – L4: Pain thresold were increased in regions of L2 – S1 dermatomes, in which, the highest increase was at L4. the pain thresold is gradual diminished toward the upper and lower borders of the influenced regions. Huatuo jiaji points of L4 – L5: Pain thresold were increased in regions of L3 – S2 dermatomes, in which, the highest increase was at L5. the pain thresold is gradual diminished toward the upper and lower borders of the influenced regions. The left of Huatuo jiaji points of L1 – L5: Pain thresold were increased in regions of T12 – S2 dermatomes, in which, left skin influenced regions broad and powerful than right skin influenced regions. Conclusion: The influenced skin regions of L1 – L2 Huatuo jiaji points are T12 – L4; L2 – L3 Huatuo jiaji points are L1 – L5; L3 – L4 Huatuo jiaji points are L2 – S1; L4 – L5 Huatuo jiaji points are L3 – S2. Lumbar Huatuo jiaji points presents their effects on dermatomes of both sides but broader and more evident in the ipsilateral side. Key words: Lumbar Huatuo jiaji point, influenced regions, pairs and one side of Hua Tuo jiaji points. ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm hiểu về bản chất của huyệt là nội dung luôn được quan tâm nghiên cứu trước đây cũng như hiện nay của những nhà châm cứu. Khi tìm hiểu về huyệt ngoài đường kinh, dễ dàng nhất là khảo sát nhóm Hoa Đà Giáp tích (HĐGT) vì vị trí tập trung ở lưng của chúng. HĐGT được đề cập trong tác phẩm “Trửu hậu bị cấp phương” do Cát Hồng viết. Những nghiên cứu trên nhóm huyệt này trong cũng như ngoài nước chủ yếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 40 trong việc điều trị các chứng đau do thoái hoá cột sống, đau sau zona, đau dây thần kinh 5, đau do ung thư thu được nhiều kết quả tốt (1,2,8). Tại Việt Nam, đã bắt đầu có những đề tài thực hiện những nghiên cứu cơ bản khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da của các huyệt Hoa Đà giáp tích. Những nghiên cứu trên ghi nhận vùng ảnh hưởng ngoài da của các HĐGT là vùng chi phối của các tiết đoạn thần kinh cột sống (3,4). Nhưng các đề tài này khi tiến hành đã khảo sát toàn bộ các huyệt Hoa Đà giáp tích trong một nhóm mà chưa chú ý đến từng huyệt riêng lẻ cũng như ảnh hưởng của huyệt Hoa Đà giáp tích một bên cơ thể. Góp phần tìm hiểu thêm về HĐGT đồng thời hướng đến ứng dụng cụ thể vào các chỉ định điều trị, đề tài này tiếp tục nghiên cứu vùng ảnh hưởng ngoài da của các huyệt HĐGT thắt lưng L1-L5 khi châm 1 bên và châm từng cặp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca. Tiêu chuẩn chọn lựa - Người tình nguyện, có tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường. Không có tổn thương ngoài da. - Chấp nhận tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Ngay trước khi thử nghiệm xuất hiện cảm giác sợ hay lo lắng. - Trong thời gian thử nghiệm xuất hiện cảm giác khó chịu hay hiện tượng say kim. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào. Đối tượng nghiên cứu 125 người, chia thành 5 nhóm, người đầu tiên sẽ được phân vào nhóm 1, người thứ 2 vào nhóm 2, người thứ 3 vào nhóm 3, người thứ 4 vào nhóm 4, người thứ 5 vào nhóm 5, người thứ 6 sẽ được phân vào lại nhóm 1, cứ thế cho đến người cuối cùng vào nhóm 5. - Nhóm 1 n1 = 25 người, châm các huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L2 hai bên và với 2 cực dương ở L1 và 2 cực âm ở L2. - Nhóm 2 n2 = 25 người, châm các huyệt Hoa Đà giáp tích L2 – L3 hai bên và với 2 cực dương ở L2 và 2 cực âm ở L3. - Nhóm 3 n3 = 25 người, châm các huyệt Hoa Đà giáp tích L3 – L4 hai bên và với 2 cực dương ở L3 và 2 cực âm ở L4. - Nhóm 4 n4 = 25 người, châm các huyệt Hoa Đà giáp tích L4 – L5 hai bên và với 2 cực dương ở L4 và 2 cực âm ở L5. - Nhóm 5 n5 = 25 người, châm các huyệt Hoa Đà giáp tích L1đến L5 bên trái và với cực dương ở L1, L3, L5 và 2 cực âm ở L2, L4. Định nghĩa các biến số Vị trí huyệt - Hoa đà giáp tích L1: Từ dưới gai đốt sống thắt lưng thứ 1 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5 thốn. - Hoa đà giáp tích L2: Từ dưới gai đốt sống thắt lưng thứ 2 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5 thốn. - Hoa đà giáp tích L3: Từ dưới gai đốt sống thắt lưng thứ 3 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5 thốn. - Hoa đà giáp tích L4: Từ dưới gai đốt sống thắt lưng thứ 4 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5 thốn. - Hoa đà giáp tích L5: Từ dưới gai đốt sống thắt lưng thứ 5 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 0,5 thốn. Vị trí khảo sát ngưỡng đau - Khảo sát theo các tiết đoạn thần kinh T12 – S3 (3). - Vị trí khảo sát ngưỡng đau: Gồm 27 vị trí đã được qui định cụ thể, thống nhất. Đây là những điểm ngoài da tương ứng với các tiết đoạn T12, L1, L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3. Kỹ thuật châm tê Kỹ thuật châm: - Góc kim 900 (châm thẳng và vuông góc với Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 41 bề mặt da). - Độ sâu 1,5 - 2cm. - Cảm giác đắc khí phải đạt: căng, nặng, tức, mỏi. Dòng điện sử dụng: dòng điện xung với xung nhọn Tần số: 100 Hz. Thời gian thông điện: 20 phút. Tư thế đối tượng khi nằm khảo sát: nằm sấp. Vị trí mắc điện cực: Theo nhóm khảo sát. Tiêu chí theo dõi đánh giá Vùng không chịu ảnh hưởng: bao gồm các vùng - Vùng có ngưỡng đau sau châm thay đổi không có ý nghĩa thống kê. - Vùng giảm ngưỡng đau (vùng tăng cảm giác đau sau châm): Vùng có ngưỡng đau sau châm giảm có ý nghĩa thống kê. Vùng chịu ảnh hưởng ngoài da: bao gồm các vùng - Vùng tăng ngưỡng đau (vùng giảm cảm giác sau châm): Vùng có ngưỡng đau sau châm tăng có ý nghĩa thống kê. - Vùng rìa: Vùng có ngưỡng đau sau châm tăng có ý nghĩa thống kê và tiếp giáp với vùng không chịu ảnh hưởng. Ngưỡng đau: Lực đủ gây cảm giác đau, tính bằng Newton. Khảo sát bằng máy do cảm giác FDW của hãng Wagner. Phương pháp thu thập số liệu Một bác sỹ khám lâm sàng cho đối tượng nghiên cứu, một nhân viên y tế khám ngưỡng đau trước và sau châm cứu, một bác sỹ thực hiện kỹ thuật châm tê. Qui trình khảo sát được huấn luyện thống nhất trong nhóm. Phương tiện tiến hành - Kim hào châm số 2 Shin lin. - Máy điện châm KWD-808I Multi-Purpose Health Device. - Máy xác định điện cực, cường độ, tần số dòng điện: Oscilloscope. - Máy khám cảm giác đau The Wagner FPIX™ sản xuất tại Greenwich, Connecticut, USA. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Phần mềm xử lý số liệu: SPSS 16. Tính trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, phương sai ngưỡng đau của mỗi tiết đoạn trước và sau khi châm. Sử dụng phép kiểm t bắt cặp, phép kiểm Wilcoxon để so sánh kết quả thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm. Sử dụng phép kiểm t-Student để so sánh ngưỡng đau 2 bên ở từng tiết đoạn. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 125 người tình nguyện, chia làm 5 nhóm. Mỗi nhóm có độ tuổi trung bình và tỉ lệ nữ như sau: nhóm 1 (30,04 ± 8,51; 52%), nhóm 2 (27,48 ± 8,98; 40%), nhóm 3 (26,88 ± 7,76; 56%), nhóm 4 (28,92 ± 10,0; 48%), nhóm 5 (28,63 ± 8,75; 40). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi và giới giữa các nhóm. Ngưỡng đau trước và sau châm ở cả 2 bên khi châm cặp huyệt hoa đà giáp tích L1–L2 Bảng 1: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L2. Tiết đoạn thần kinh Ngưỡng đau bên trái (Newton) Ngưỡng đau bên phải (Newton) |t| hoặc |z| Sig.(2-tail) Trước Sau Trước Sau Trái Phải Trái Phải T12 2,18 ± 0,17 2,31 ± 0,29 2,08 ± 0,19 2,31 ± 0,29 2,64 3,45 <0,05 <0,05 L1 2,13 ± 0,21 2,75 ± 0,42 2,09 ± 0,16 2,76 ± 0,45 8,46 7,62 <0,05 <0,05 L2 2,13 ± 0,19 3,46 ± 0,51 2,13 ± 0,18 3,46 ± 0,5 12,2 12,49 <0,05 <0,05 L3 1,98 ± 0,16 2,32 ± 0,22 2,00 ± 0,24 2,31 ± 0,24 8,73 5,12 <0,05 <0,05 L4 2,11 ± 0,2 2,21 ± 0,12 2,08 ± 0,18 2,21 ± 0,12 2,87 3,53 <0,05 <0,05 L5 2,04 ± 0,14 2,07 ± 0,12 2,13 ± 0,26 2,09 ± 0,14 1,97 0,77 >0,05 >0.05 S1 2,07 ± 0,1 2,09 ± 0,1 2,08 ± 0,12 2,07 ± 0,11 1,99 0,34 >0,05 >0.05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 42 Tiết đoạn thần kinh Ngưỡng đau bên trái (Newton) Ngưỡng đau bên phải (Newton) |t| hoặc |z| Sig.(2-tail) Trước Sau Trước Sau Trái Phải Trái Phải S2 1,99 ± 0,11 2,01 ± 0,12 1,99 ± 0,11 2,03 ± 0,12 1,49 1,96 >0,05 >0.05 S3 2,05 ± 0,12 2,06 ± 0,11 2,00 ± 0,1 2,03 ± 0,08 0,79 1,35 >0,05 >0.05 Nhận xét: Vùng giảm ngưỡng đau: Không có. Vùng không thay đổi ngưỡng đau: L5, S1, S2, S3. Vùng tăng ngưỡng đau: T12, L1, L2, L3, L4. Mức tăng ngưỡng đau 2 bên không khác nhau. Biểu đồ 1: Ngưỡng đau ở bên trái và bên phải trước và sau khi châm tê các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L2. Ngưỡng đau trước và sau châm ở cả 2 bên khi châm cặp huyệt hoa đà giáp tích L2–L3 Bảng 2: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích L2 – L3. Tiết đoạn thần kinh Ngưỡng đau bên trái (Newton) Ngưỡng đau bên phải (Newton) |t| hoặc |z| Sig.(2-tail) Trước Sau Trước Sau Trái Phải Trái Phải T12 2,19 ± 0,17 2,21 ± 0,23 2,17 ± 0,16 2,19 ± 0,21 1,02 0,87 >0,05 >0,05 L1 2,11 ± 0,15 2,40 ± 0,31 2,07 ± 0,23 2,42 ± 0,3 4,37 4,84 <0,05 <0,05 L2 2,11 ± 0,15 3,09 ± 0,31 2,18 ± 0,12 3,19 ± 0,45 10,59 11,31 <0,05 <0,05 L3 2,03 ± 0,1 3,29 ± 0,46 2,05 ± 0,09 3,31 ± 0,42 13,96 15,65 <0,05 <0,05 L4 2,09 ± 0,11 2,69 ± 0,29 2,09 ± 0,13 2,71 ± 0,28 9,5 10,31 <0,05 <0,05 L5 2,09 ± 0,1 2,29 ± 0,17 2,06 ± 0,11 2,23 ± 0,26 5,79 2,84 <0,05 <0.05 S1 2,11 ± 0,09 2,12 ± 0,07 2,13 ± 0,09 2,12 ± 0,08 1,41 0,30 >0,05 >0.05 S2 2,04 ± 0,11 2,05 ± 0,1 2,05 ± 0,1 2,06 ± 0,09 1,13 0,46 >0,05 >0.05 S3 2,04 ± 0,07 2,05 ± 0,06 2,05 ± 0,1 2,07 ± 0,07 0,81 0,53 >0,05 >0.05 Nhận xét: Vùng giảm ngưỡng đau: Không có. Vùng không thay đổi ngưỡng đau: T12, S1, S2, S3. Vùng tăng ngưỡng đau: L1, L2, L3, L4, L5. Mức tăng ngưỡng đau 2 bên không khác nhau. Biểu đồ 2: Ngưỡng đau ở bên trái và bên phải trước và sau khi châm tê các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích L2 – L3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 43 Ngưỡng đau trước và sau châm ở cả 2 bên khi châm cặp huyệt hoa đà giáp tích L3 – L4 Bảng 3: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích L3 – L4. Tiết đoạn thần kinh Ngưỡng đau bên trái (Newton) Ngưỡng đau bên phải (Newton) |t| hoặc |z| Sig.(2-tail) Trước Sau Trước Sau Trái Phải Trái Phải T12 2,02 ± 0,06 2,03 ± 0,07 2,01 ± 0,09 2,01 ± 0,08 1,14 0,06 >0,05 >0,05 L1 2,02 ± 0,09 2,06 ± 0,14 2,04 ± 0,07 2,03 ± 0,13 1,27 0,37 >0,05 >0,05 L2 2,05 ± 0,1 2,29 ± 0,3 2,09 ± 0,11 2,30 ± 0,29 3,81 3,83 <0,05 <0,05 L3 2,09 ± 0,1 2,95 ± 0,4 2,12 ± 0,08 3,00 ± 0,40 10,31 10,92 <0,05 <0,05 L4 2,05 ± 0,1 3,25 ± 0,6 2,02 ± 0,11 3,25 ± 0,59 10,29 10,1 <0,05 <0,05 L5 2,02 ± 0,1 2,62 ± 0,3 2,03 ± 0,12 2,64 ± 0,33 9,84 9,71 <0,05 <0.05 S1 2,03 ± 0,1 2,19 ± 0,26 2,03 ± 0,10 2,19 ± 0,25 3,73 3,57 <0,05 <0.05 S2 2,02 ± 0,11 2,05 ± 0,1 1,98 ± 0,13 2,00 ± 0,09 1,86 1,33 >0,05 >0.05 S3 1,97 ± 0,09 1,98 ± 0,09 1,99 ± 0,08 1,97 ± 0,09 1,5 0,67 >0,05 >0.05 Nhận xét: Vùng giảm ngưỡng đau: Không có. Vùng không thay đổi ngưỡng đau: T12, L1, S2, S3. Vùng tăng ngưỡng đau: L2, L3, L4, L5, S1. Mức tăng ngưỡng đau 2 bên không khác nhau. Biểu đồ 3: Ngưỡng đau ở bên trái và bên phải trước và sau khi châm tê các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích L3 – L4. Ngưỡng đau trước và sau châm ở cả 2 bên khi châm cặp huyệt hoa đà giáp tích L4 – L5 Bảng 4: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích L4 – L5. Tiết đoạn thần kinh Ngưỡng đau bên trái (Newton) Ngưỡng đau bên phải (Newton) |t| hoặc |z| Sig.(2-tail) Trước Sau Trước Sau Trái Phải Trái Phải T12 1,96 ± 0,11 1,96 ± 0,13 1,97 ± 0,11 1,98 ± 0,13 0,25 0,44 >0,05 >0,05 L1 1,99 ± 0,12 2,01 ± 0,11 1,91 ± 0,37 2,02 ± 0,10 1,49 1,46 >0,05 >0,05 L2 1,97 ± 0,11 1,99 ± 0,12 1,97 ± 0,11 1,98 ± 0,10 1,87 1 >0,05 >0,05 L3 1,98 ± 0,12 2,11 ± 0,19 1,99 ± 0,11 2,12 ± 0,17 3,05 3,5 <0,05 <0,05 L4 1,98 ± 0,11 2,7 ± 0,47 2,02 ± 0,11 2,71 ± 0,42 7,76 8,51 <0,05 <0,05 L5 1,97 ± 0,11 3 ± 0,42 1,97 ± 0,10 3,03 ± 0,43 12,14 11,4 <0,05 <0.05 S1 2 ± 0,11 2,61 ± 0,38 2,01 ± 0,11 2,60 ± 0,36 7,15 7,23 <0,05 <0.05 S2 2 ± 0,12 2,19 ± 0,2 1,99 ± 0,11 2,21 ± 0,19 3,69 4,9 <0,05 <0.05 S3 2 ± 0,1 2,02 ± 0,12 1,97 ± 0,12 2,02 ± 0,12 1,78 1,47 >0,05 >0.05 Nhận xét: Vùng giảm ngưỡng đau: Không có. Vùng không thay đổi ngưỡng đau: T12, L1, L2, S3. Vùng tăng ngưỡng đau: L3, L4, L5, S1, S2. Mức tăng ngưỡng đau 2 bên không khác nhau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 44 Biểu đồ 4: Ngưỡng đau ở bên trái và bên phải trước và sau khi châm tê các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích L4 – L5. Ngưỡng đau trước và sau khi châm bên trái huyệt hoa đà giáp tích L1 – L5 Bảng 5: Ngưỡng đau trước và sau khi châm bên trái huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5. Tiết đoạn thần kinh Ngưỡng đau bên trái (Newton) Ngưỡng đau bên phải (Newton) |t| hoặc |z| Sig.(2-tail) Trước Sau Trước Sau Trái Phải Trái Phải T12 1,97 ± 0,13 2,11 ± 0,2 2,02 ± 0,09 2,1 ± 0,12 2,95 4,51 <0,05 <0,05 L1 2,01 ± 0,14 2,79 ± 0,6 2,01 ± 0,12 2,57 ± 0,4 6,69 6,32 <0,05 <0,05 L2 2,02 ± 0,11 3,12 ± 0,67 2 ± 0,14 2,96 ± 0,6 8,06 7,71 <0,05 <0,05 L3 2,01 ± 0,13 3,51 ± 0,67 2 ± 0,12 3,28 ± 0,72 10,52 8,79 <0,05 <0,05 L4 2 ± 0,14 3,21 ± 0,73 2 ± 0,11 2,86 ± 0,5 8,6 8,23 <0,05 <0,05 L5 2,03 ± 0,16 3,09 ± 0,72 1,99 ± 0,14 2,75 ± 0,52 6,76 4,34 <0,05 <0.05 S1 2,04 ± 0,15 2,47 ± 0,41 1,97 ± 0,12 2,49 ± 0,53 5,04 2,08 0.05 S2 1,95 ± 0,13 2,13 ± 0,27 1,98 ± 0,16 2,04 ± 0,21 2,6 1,56 0.05 S3 2,01 ± 0,11 2,04 ± 0,18 2,03 ± 0,1 1,97 ± 0,14 0,94 1,94 >0,05 >0.05 Nhận xét: Vùng giảm ngưỡng đau: Không có. Vùng không thay đổi ngưỡng đau: S3. Vùng tăng ngưỡng đau: T12, L1, L2, L3, L4, L5, S1, S2. Mức tăng ngưỡng đau bên trái lớn và rộng hơn bên phải. Biểu đồ 5: Ngưỡng đau ở bên trái và bên phải trước và sau khi châm bên trái các huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5. BÀN LUẬN Huyệt Hoa Đà giáp tích thắt lưng chi phối vùng da cơ thể theo phân bố của tiết đoạn thần kinh. Các kết quả trên đã chứng minh vùng ảnh hưởng của huyệt Hoa Đà giáp tích liên quan đến thắt lưng, chi dưới và nội tạng trong khung chậu(7), và phù hợp các nghiên cứu khoa học đã được công bố trước đây(1, 2, 3, 4, 8). Các kết quả trên phù hợp với các hiểu biết về lý thuyết thần kinh sinh học, dựa trên cơ chế kiểm soát cổng của Wall và Melzack. Cơ sở của thuyết này là dựa trên tương quan tốc độ lan truyền xung động xuất hiện khi châm cứu vào các điểm có hoạt tính cao gây hoạt hoá các cơ quan thụ cảm của da và tổ chức trên đường kim châm. Xung động lan truyền theo các sợi thần kinh lớn có myelin (sợi A) có tốc độ lan truyền Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 45 lớn, gây hoạt hoá các tổ chức gelatin ở tuỷ sống, làm cho xung đau lan truyền theo dây C (không có myelin) bị ức chế. Kết quả của ức chế này làm mất cảm giác đau. Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích rộng hơn tên gọi của chúng và ảnh hưởng phía dưới rộng hơn phía trên các tiết đoạn thần kinh tương ứng. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về cấu tạo tuỷ sống, với sừng sau tuỷ sống được phủ bởi bó Lissauer là vùng đi ngang qua các sợi A delta và C. Cũng chính nơi này các sợi A delta và C cho các nhánh phụ lên và xuống liên kết từ 5 đến 6 tầng tuỷ (5). Ngoài ra, do các dây thần kinh tuỷ có hiện tượng phân nhánh và hợp lại với nhau, mỗi đôi dây thần kinh ngoại vi thường có sợi thần kinh của 2 đến 5 tiết đoạn nên các vùng giải phẫu của các tiết đoạn thần kinh có sự chồng lấn lên nhau làm mở rộng hơn vùng ảnh hưởng của chúng Từ kết quả trên, ta có thể thấy có qui luật vùng ảnh hưởng ngoài da của Hoa Đà giáp tích thắt lưng phía trên 1 tiết đoạn và phía dưới 2 tiết đoạn. Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích giảm dần ở vùng rìa Kết quả này có thể do sự chồng lấn lên nhau của các khoanh da tăng ngưỡng đau sau châm giảm dần tại vùng rìa, hoặc sự ảnh hưởng của xung động thần kinh là lan toả rộng trên nhiều tiết đoạn thần kinh, tại các tiết đoạn rìa thì sự ảnh hưởng này giảm dần. Vùng ảnh hưởng ngoài da của các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích ở 2 bên cơ thể là như nhau Điều này có khả năng do Hoa Đà giáp tích là những huyệt nằm đối xứng với nhau qua cột sống, khi kích thích chúng trong cùng một điều kiện thì những huyệt 2 bên cho những vùng ảnh hưởng giống nhau. Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5 một bên là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh T12 – S2, và vùng ảnh hưởng cùng bên rộng và mạnh hơn nhiều so với vùng ảnh hưởng đối bên. Các huyệt Hoa Đà giáp tích có sự ảnh hưởng đối bên. Điều này phù hợp với các tài liệu kinh điển về Y học cổ truyền khi nói về tác dụng toàn thân của các huyệt. Một huyệt bất kì có 3 tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân (6). Hoặc sự ảnh hưởng đối bên này có thể do tác dụng kích thích thần kinh của dòng điện xung với tần số cao có thể làm ức chế luôn bên đối diện. Tuy nhiên vùng ảnh hưởng cùng bên mạnh hơn đối bên có thể do huyệt Hoa Đà giáp tích chỉ có tác dụng chủ yếu ở phía cùng bên, hoặc khi kích thích một bên thì khởi động quá trình ức chế đau của tuỷ sống bên đó dẫn đến trực tiếp ức chế đau vùng da của bên bị kích thích, vùng da đối bên tiếp nhận kích thích ít hơn nên sẽ có tác dụng kém hơn. KẾT LUẬN Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L2 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh từ T12 đến L4, của huyệt Hoa Đà giáp tích L2 – L3 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh từ L1 đến L5, của huyệt Hoa Đà giáp tích L3 – L4 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh từ L2 đến S1, của huyệt Hoa Đà giáp tích L4 – L5 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh từ L3 đến S2. Huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5 một bên có ảnh hưởng cả bên đối diện, dù hẹp và yếu hơn so với cùng bên. Những kết luận của nghiên cứu này có thể gợi ý cho những ứng dụng cụ thể trên lâm sàng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 46 giúp giảm được số huyệt sử dụng hoặc khu trú được vào vùng trị liệu. Cụ thể: - Để giảm đau trong đau rễ thần kinh L5, sử dụng cặp HĐGT L4-L5 sẽ cho kết quả tốt hơn châm L5-S1 - Có thể sử dụng thêm huyệt HĐGT để tăng cường cho hiệu quả trị đau của bên đối diện TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Ngọc Hồng (2003). Thăm dò hiệu quả giảm đau của phương pháp châm tê Hoa Đà giáp tích trên chứng đau thần kinh sau Zona. Luận án chuyên khoa cấp 2 ngành YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM. 2. Lê Trần Sơn Châu (2005). Khảo sát hiệu quả của phương pháp châm tê huyệt Hoa Đà giáp tích đối với chứng đau do ung thư. Luận văn thạc sĩ Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 30, 46, 52. 3. Nguyễn Tấn Hưng (2011). Khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích. Luận văn thạc sĩ Y học cổ truyền. Đại học Y Dược TP. HCM. 4. Nguyễn Văn Đàn (2011). Khảo sát vùng da lưng chịu tác động khi châm tê nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích đoạn D1 – D5. Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 19 – 21. 5. Phan Quan Chí Hiếu (1997). Thần kinh sinh học & châm cứu. Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 1 – 12, 15 – 20. 6. Phan Quan Chí Hiếu (2002). Châm cứu học. Tập 2. Nhà xuất bản Y học TP. HCM, tr. 11 – 13, 67, 177 – 183, 189. 7. Viện hàn lâm Y học cổ truyền Trung Quốc (1992). Châm cứu học. Hội Y học cổ truyền TP. HCM. Nhà xuất bản Khánh Hoà, tr. 67, 149. 8. Vũ Thái Sơn (2011). Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp châm tê Hoa Đà giáp tích trên hội chứng đau thần kinh toạ. Viện Y Dược học dân tộc TP. HCM, tr. 47. Ngày nhận bài báo: 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/10/2013, 04/11/2013 Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_vung_anh_huong_ngoai_da_khi_cham_tung_cap_va_mot_be.pdf
Tài liệu liên quan