Tiền gửi không kỳ hạn: đạt 406,5 tỷ đồng, tăng 202,5 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 99,2%, chiếm 21,6% tổng nguồn vốn, trong đó lượng tiền gửi ngoại tệ huy động được là 112 tỷ.
- Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng: 384 tỷ đồng, giảm 40 tỷ so với năm 2006, chiếm 20,4% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ là 67 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ hạn từ 12-24 tháng: 356 tỷ đồng, tăng 182 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 104,6%, chiếm 19% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ là 96 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng: 734 tỷ đồng, tăng 456 tỷ so với năm 2006 , tốc độ tăng trưởng là 163%, chiếm tỷ trọng 39% trên tổng nguồn vốn, trong đó lượng ngoại tệ là 41 tỷ đồng.
b) Tiền gửi phân theo đối tượng:
- Tiền gửi của dân cư: 813,5 tỷ đồng, tăng 125,5 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 18%, chiếm tỷ trọng 43% trên tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 202 tỷ đồng.
28 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khát quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế thế giới, cộng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã và đang tạo ra những sự chuyển biến sâu rộng tới mọi mặt của đời sống Chính trị - kinh tế - xã hội ở mỗi Quốc gia nói chung và trong bản thân từng doanh nghiệp, đơn vị SXKD nói riêng những “người” được xem là nắm giữ huyết mạch kinh tế Đất nước, đồng thời cũng là chủ thể chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi xu thế này.
Ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), trước hết cần phải khẳng định đó là niềm vinh dự tự hào của cả Dân tộc, đưa Đất nước lên một vị trí xứng tầm trong mắt bạn bè Quốc tế. Sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực tại những vòng đàm phán găy go, khốc liệt, có những lúc tưởng chừng tan vỡ. Đảng và Chính Phủ đã chèo lái con thuyền Việt Nam hướng đến cái đích mà nó cần phải vươn tới, đó là hội nhập một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất với Thế giới mà WTO chính là rào cản cuối cùng. Cơ hội ở đây là rất lớn, song chúng ta chỉ có thể tận dụng tốt cơ hội vượt qua thách thức, biến cơ hội thành những thành quả thiết thực cho Đất nước nếu mỗi một người dân, một đơn vị SXKD ý thức rõ trách nhiệm của mình trước vận hội hết sức to lớn này. Bởi suy cho cùng, WTO không phải là công việc của riêng bộ máy Nhà nước mà là của toàn bộ nền kinh tế.
Nắm bắt được điều này, các doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh của Việt Nam đều đang cố gắng có những bước chuyển mình mạnh mẽ cả trong tư duy tổ chức lẫn loại hình quản lý doanh nghiệp, để có thể đủ sức đương đầu với làn sóng đầu tư ồ ạt của các tập đoàn tư bản nước ngoài, đặc biệt là trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm như: Ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư xây dựng cơ bản.
Với tư cách là một Ngân hàng lớn với bề dầy lịch sử và kinh nghiệm cung ứng các dịnh vụ và tiện ích trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chắc chắn không thể chấp nhận đứng ngoài cuộc. Bắng sự phấn đấu đầy tích cực và một tư duy sáng tạo, nhạy bén của đội ngũ cán bộ, anh chị em nhân viên trong hệ thống Agribank, cùng với sự giúp đỡ, định hướng hết sức đúng đắn của Đảng và Chính Phủ trong thời gian qua, đã đem lại nhiều thành tích vẻ vang trong sự nghiệp đẩy nhanh Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá nước nhà. Và một trong những hạt nhân góp phần làm nên những thành công vượt bậc đó không thể không kể đến Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy, Hà Nội.
Bố cục bài viết gồm:
Chương 1. Thông tin chung
Chương 2.Khát quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy
Chương 3. Đánh giá ưu, nhược điểm và phương hướng hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy
Chương 1: THÔNG TIN CHUNG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy - một trong những quận được hình thành từ khá sớm của Thủ đô Hà Nội, và là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây thành phố với lưu lượng hàng hóa giao thương rất lớn. Là nơi tập trung rất nhiều trường đại học, cơ quan nhà nước, nhiều khu dân cư tập trung, hiện đại đã và đang được xây dựng, cùng một số lượng lớn các công ty mới hình thành đặt trụ sở làm việc và kinh doanh trên địa bàn.
Với những điều kiện thuận lợi về mặt vị trí địa lý - kinh tế - xã hội, năm 1997 chi nhánh Agribank Cầu Giấy đã được thành lập, tách ra từ chi nhánh Agribank huyện Từ Liêm, Hà Nội chuyển đổi thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc Agribank Hà Nội.
Từ những ngày đầu mới thành lập, dù còn bao khó khăn, thiếu thốn về nhân lực và cơ sở vật chất nhưng ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của chi nhánh vẫn hết sức nỗ lực để đạt được những kết quả tốt nhất, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến năm 2004, một trụ sở mới khá khang trang, bề thế với đầy đủ trang thiết bị đã được xây dựng tại số 99 đường Trần Đăng Ninh, tạo điều kiện mở rộng thêm hoạt động của chi nhánh, tạo đà cho những bước phát triển của chi nhánh nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống Agribank nói chung sau này.
Ngày 12/1/2006, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra quyết định số 35, nâng cấp Agribank Cầu Giấy từ chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam.
Trên cơ sở đó, ngày 13/1/2006, chủ tịch hội đồng quản trị NHNN&PTNTVN đã ra quyết định số 28, chính thức thành lập chi nhánh cấp I-chi nhánh Agribank Cầu Giấy. Chi nhánh đã tổ chức lễ khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/3/2006.
Tại thời điểm bắt đầu chuyển đổi lên chi nhánh cấp I, chi nhánh chỉ có 31 nhân viên và 4 Phòng giao dịch trực thuộc. Đến cuối năm, chi nhánh đã có 100 nhân viên và 10 Phòng giao dịch trực thuộc. Trong các năm hoạt động, đặc biệt là từ khi chuyển đổi thành chi nhánh cấp I, Agribank Cầu Giấy đều đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh.
1.2 Các hoạt động chính của chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy
- Huy động vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thông qua việc nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và phát hành kỳ phiếu với mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.
- Cho vay các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình với mức lãi suất thỏa thuận và các loại hình cho vay đa dạng như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay thế chấp, tín chấp, cho vay tiêu dùng,
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu với các phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ qua mạng SWIFT đảm bảo nhanh chóng, an toàn, thuận tiện.
- Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền phi thương mại trong và ngoài nước với dịch vụ chi trả kiều hối, chuyển tiền qua Weston Union,
- Tham gia tài trợ chính, hoặc phối kết hợp với các tổ chức kinh tế - xã hội và các tổ chức tài chính khác với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên cho vay vốn đối với các chương trình, các dự án lớn với thủ tục thuận lợi nhất, thời gian nhanh nhất.
- Mua bán giao ngay các loại ngoại tệ theo tỷ giá hiện hành trên thị trường.
- Nhận thanh toán các loại thẻ thanh toán quốc tế do các hãng Visa, Master Card phát hành.
- Phát hành thẻ thanh toán và thực hiện dịch vụ rút tiền tự động ATM 24/24.
- Thực hiện một số dịch vụ khác của ngân hàng thương mại.
1.3 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Cầu Giấy
Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà ngân hàng Trung Ương giao phó, theo tiến trình đi lên của Đảng và nhà nước, qua các thời kỳ đổi mới, hoàn thiện sao cho phù hợp tình hình mới. Đến nay, cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribank Cầu Giấy được thể hiện như sau:
Đứng đầu chi nhánh là: chức danh Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh theo chỉ đạo từ ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chức danh phó Giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ hỗ trợ, và thực hiện các công việc theo chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc chi nhánh (ở chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy có 3 phó Giám đốc). Ngoài ra là 1 kế toán trưởng và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các phòng ban như: Phòng kế toán ngân quỹ, phòng tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, phòng hành chính, phòng kế hoạch, tổ kiểm soát, tổ tiếp thị, tổ thẻ.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribank Cầu Giấy
Giám Đốc chi nhánh
Phó Giám đốc chi nhánh
(3 Phó giám đốc)
Tổ thẻ
Tổ tiếp thị
Tổ kiểm soát
Phòng kế hoạch
Phòng thanh toán
quốc tế
Phòng
tín dụng
Phòng hành chính
Phòng
Kế toán ngân quỹ
TỐ
THẺ
Chức năng cụ thể của từng phòng ban:
Phòng kế toán ngân quỹ: gồm trưởng phòng, phó phòng, bộ phận ngân quỹ, bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận vi tính. Chức năng của phòng kế toán ngân quỹ là: trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng, đặc biệt là các giao dịch gửi tiền, rút tiền, mua bán ngoại tệ, Đồng thời, theo phương thức giao dịch một cửa mà hệ thống NHNo&PTNT đang áp dụng, các nhân viên giao dịch cũng đồng thời là các nhân viên kế toán sẽ thực hiện công việc hạch toán vào tài khoản phản ánh các giao dịch vừa thực hiện. Bên cạnh đó, bộ phận ngân quỹ của phòng có chức năng phụ trách ngân quỹ của chi nhánh, thực hiện việc lưu trữ, kiểm soát lượng tiền mặt tại quỹ.
Phòng tín dụng: phụ trách hoạt động tín dụng của ngân hàng, bao gồm: các mảng cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, cho vay dự án các nhân viên của phòng sẽ tiếp xúc, làm việc với các khách hàng có nhu cầu vay vốn, thẩm định đơn xin vay vốn của khách hàng và thực hiện các thủ tục cần thiết để cho vay nếu khách hàng được đánh giá là đủ điều kiện vay vốn, sau đó là việc thực hiện các hợp đồng tín dụng bao gồm các bước giải ngân và thu hồi nợ.
Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền biên mậu, chuyển tiền phi thương mại, mua bán, kinh doanh ngoại tệ
Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ phân tích đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh, tình hình thị trường từ đó đề ra kế hoạch hoạt động của chi nhánh dựa trên cơ sở kế hoạch chung của NHNN&PTNT VN.
Phòng hành chính: thực hiện quản lý hành chính trong chi nhánh, đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh diễn ra suôn sẻ.
Tổ kiểm soát: có chức năng kiểm tra kiểm soát hoạt động của các phòng ban trong chi nhánh, nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót, ngăn ngừa các sai phạm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tổ tiếp thị: phụ trách công tác chăm sóc khách hàng, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, phụ trách các hoạt động marketing, quảng cáo.
Tổ thẻ: phụ trách công tác phát hành thẻ thanh toán của ngân hàng.
Ngoài ra còn có các bộ phận lái xe và lao công, bảo vệ.
Chương 2. KHÁT QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Với tinh thần trách nhiệm cộng với sự phấn đấu đầy tích cực và một tư duy sáng tạo, nhạy bén của đội ngũ cán bộ, anh chị em trong chi nhánh cùng với sự giúp đỡ, định hướng hết sức đúng đắn từ phía ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua đã đem lại nhiều thành tích rất đáng tự hào.
2.1.1 Tổng nguồn vốn
Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh là 1881,5 tỷ đồng (lấy số tròn), tăng 800,5 tỷ so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng là 74%, đạt 174% kế hoạch năm 2007.
Trong đó:
- Nội tệ chiếm 1563,5 tỷ đồng (lấy số tròn), chiếm 83% tổng nguồn vốn, tăng 74,5 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 91%, đạt 140,8% kế hoạch năm 2007.
- Ngoại tệ (đã quy đổi ra VND) đạt 318 tỷ đồng, chiếm 17% tổng nguồn vốn, tăng 55 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 21%, đạt 106% kế hoạch năm 2007 (tỷ giá quy đổi là 16.047VND/USD).
Khoản mục quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là tiền gửi cũng đạt được mức tăng trưởng đáng ghi nhận trong năm 2007. Cụ thể như sau:
a) Tiền gửi phân theo kỳ hạn:
- Tiền gửi không kỳ hạn: đạt 406,5 tỷ đồng, tăng 202,5 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 99,2%, chiếm 21,6% tổng nguồn vốn, trong đó lượng tiền gửi ngoại tệ huy động được là 112 tỷ.
- Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng: 384 tỷ đồng, giảm 40 tỷ so với năm 2006, chiếm 20,4% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ là 67 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ hạn từ 12-24 tháng: 356 tỷ đồng, tăng 182 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 104,6%, chiếm 19% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ là 96 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng: 734 tỷ đồng, tăng 456 tỷ so với năm 2006 , tốc độ tăng trưởng là 163%, chiếm tỷ trọng 39% trên tổng nguồn vốn, trong đó lượng ngoại tệ là 41 tỷ đồng.
b) Tiền gửi phân theo đối tượng:
- Tiền gửi của dân cư: 813,5 tỷ đồng, tăng 125,5 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 18%, chiếm tỷ trọng 43% trên tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 202 tỷ đồng.
- Tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp là 1068 tỷ, tăng 675 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 171,7%, chiếm tỷ trọng 57% trên tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 114 tỷ đồng.
c) Tiền gửi phân theo tính chất của nguồn vốn:
- Tiền gửi tiết kiệm: 758,5 tỷ, tăng 204,5 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 36%, chiếm tỷ trọng 41% trên tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 169 tỷ đồng.
- Tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp là 1068 tỷ, tăng 675 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 171,7%, chiếm tỷ trọng 57% trên tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 114 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ phiếu: 42 tỷ, giảm 79 tỷ so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 2% trên tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 33 tỷ.
2.1.2 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ
- Hoạt động cho vay của ngân hàng
Bảng 1: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tăng, giảm so với 2006
Doanh số
cho vay
464.590
1.480.819
+1.016.229
Doanh số
thu nợ
370.010
787.940
+417.930
Dư nợ
317.837
1.011.619
+693.782
Dư nợ ngoại tệ
66.547
180.875
+114.328
(Nguồn: NHNo&PTNT Cầu Giấy)
- Cho vay doanh nghiệp:
Đây là đối tượng cho vay mà NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến khách hàng, nhằm thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của chi nhánh.
Bảng 2: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong cho vay doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tăng, giảm so 2006
Doanh số
cho vay
371.932
1.114.555
+772.623
Doanh số
thu nợ
286.367
577.907
+291.540
Dư nợ
246.805
813.483
+566.678
(Nguồn: NHNo&PTNT Cầu Giấy)
2.1.3 Mức tăng trưởng của dư nợ phân theo các chỉ tiêu khác
a) Dư nợ phân theo thời gian:
- Nợ ngắn hạn: 620 tỷ đồng, tăng 415 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 202%, chiếm tỷ trọng 61,3% trên tổng dư nợ
- Nợ trung hạn: 267 tỷ đồng, tăng 193 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 260%, chiếm tỷ trọng 26,4% trên tổng dư nợ.
- Nợ dài hạn: 124 tỷ đồng, tăng 85 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 218%, chiếm tỷ trọng 12,3% trên tổng dư nợ.
b) Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
- Cho vay doanh nghiệp: 813 tỷ đồng, tăng 565 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 228%, chiếm tỷ trọng 80,4% trên tổng dư nợ.
- Cho vay cá nhân và hộ gia đình: 198 tỷ đồng, tăng 128 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 183%, chiếm tỷ trọng 19,6% trên tổng dư nợ.
2.1.4 Nợ xấu
Nợ xấu trong năm 2007 là 6260 triệu đồng, giảm 116 triệu, chiếm tỷ trọng 0,62% trên tổng dư nợ, riêng tỷ lệ nợ xấu của cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm 0,28% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn ở mức 1303 triệu đồng, tăng 471 triệu, chiếm 0,13% tổng dư nợ.
2.1.5 Tài chính
* Tổng thu nhập năm 2007 là 152.888 triệu đồng
- Thu nợ đã xử lý rủi ro là 9.887 triệu đồng, trong đó, nợ từ hộ sản xuất và cá thể chiếm 505 triệu.
- Phí dịch vụ 12 tháng là 2.717 triệu đồng.
* Tổng chi phí là 118.621 triệu đồng.
Chênh lệch thu chi 12 tháng (chưa có lương) là 39.364 triệu đồng, chi lương 12 tháng là 5.097 triệu đồng.
2.1.6 Hoạt động thanh toán quốc tế
Chi nhánh đã từng bước phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế trên cơ sở an toàn, chính xác, nhanh chóng và kết quả kinh doanh đạt được là khá khả quan.
Cụ thể là:
- Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu : 1,127,013.35 USD
- Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu: 43,021,813.00 USD
- Phí dịch vụ : 794.564.125 VND
- Doanh số mua ngoại tệ : 44,919,593.00 USD
- Doanh số bán ngoại tệ : 44,908,357.00 USD
- Lãi kinh doanh ngoại tệ : 832.172.968 VND
2.1.7 Hoạt động phát hành thẻ ATM
Đây là nghiệp vụ mới nhưng đã được chi nhánh hết sức quan tâm phát triển, vì vậy trong năm 2007, chi nhánh đã đạt được một sự tăng trưởng đáng kể trong công tác phát hành thẻ so với năm 2006, là một trong những chi nhánh dẫn đầu hệ thống NHNO&PTNT về hoạt động này, đặc biệt là công tác phát hành thẻ đối với đối tượng hưởng lương hưu, hưởng lương ngân sách, bên cạnh các đối tượng khác như doanh nghiệp, sinh viên,
Tính đến 31/12/2007, tổng số thẻ mà chi nhánh đã phát hành là 24.137 thẻ, với tổng số dư là 36.781 triệu VND, tăng 11.874 thẻ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 96%. Số dư bình quân của các tài khoản thẻ là 1,523 triệu đồng/thẻ, tăng 123 nghìn đồng/thẻ.
2.1.8 Công tác kế toán và ngân quỹ
Đảm bảo thời gian giao dịch, thực hiện quy trình hạch toán kế toán đúng chế độ, không có những sai sót lớn xảy ra. Công tác an toàn kho quỹ được chú trọng trong kiểm đếm cũng như trong điều chuyển, đảm bảo an toàn về con người và tài sản, từng bước đổi mới phong cách giao dịch, thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Trong năm 2007, trên cơ sở thống kê của hoạt động kế toán, ngân quỹ, chi nhánh đã có được một số thành quả như sau:
- Khối lượng giao dịch bình quân khoảng 1.500 giao dịch/ ngày.
- Tổng số khách hàng tiền gửi tính đến 31/12/2007 là 35.193 Trong đó: khách hàng doanh nghiệp là 515 DN và 34.678 khách hàng cá nhân.
- Tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 17.299.159 triệu đồng.
- Tổng doanh số thanh toán dùng tiền mặt là 10.369.215 triệu đồng, trong đó doanh số thu tiền mặt là 5.200.164 triệu đồng, doanh số chi tiền mặt là 5.169.051 triệu đồng.
- Tổng số tiền thừa đã trả khách hàng năm 2007 là 41 món, tương ứng với 315.240.000 đồng.
Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán tính đến thời điểm 31/12/2007 (đơn vị triệu VND).
1) Vốn khả dụng và các khoản đầu tư: 39.935,732
2) Hoạt động tín dụng: 1.011.619,174
3) SCĐ và tài sản có khác: 20.515,146
4) Các khoản phải trả: 1.911.842,874
5) Hoạt động thanh toán : 874.040,382
6) Vốn chủ sở hữu: 20.000,000
7) Thu nhập: 152.888,822
8) Chi phí: 118.621,280
Năm 2007 cũng là năm đánh dấu sự hình thành của những quan hệ hợp tác mới giữa chi nhánh và các đối tác. Trong đó có thể kể đến thỏa thuận hợp tác được ký ngày 21/9/2007 với công ty cổ phần chứng khoán Click&Phone. Theo thỏa thuận này, NHNo&PTNT Cầu Giấy sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ tín dụng cho các nhà đầu tư có tài khoản giao dịch tại Click&Phone và mở một điểm giao dịch ngân hàng tại trụ sở công ty này để phục vụ các nhà đầu tư cũng như các khách hàng khác của chi nhánh.
2.2 Thành tựu đạt được
2.2.1 Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Số lượng khách hàng là DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng qua các năm, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình biến động số lượng khách hàng là DN
Đơn vị: Doanh nghiệp
Tháng 2/2008
2007
2006
Chỉ tiêu
73
79
69
Tổng số
5
7
9
DNNN
68
72
60
DNNQD
(Nguồn: Báo cáo cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế. NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Năm 2008 được dự báo là sẽ có một sự tăng lên khá lớn về số lượng khách hàng DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tính đến tháng 2/2008, đã có 68 DNNQD và 5 DNNN có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trong 68 DNNQD gồm có: 31 công ty cổ phần, 32 công ty trách nhiệm hữu hạn, 4 doanh nghiệp tư nhân và 1 hợp tác xã. Tuy vậy, số doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn rất ít (chỉ có 2 doanh nghiệp lớn, còn lại là 66 doanh nghiệp nhỏ)
2.2.2 Doanh số cho vay đối với khách hàng là DN
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh xác thực nhất quy mô hoạt động tín dụng trong cả năm của ngân hàng
Bảng 4: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Tháng 2/2008
Doanh số cho vay
371.932
1.144.555
222.078,4
DNNN
91.495,3
239.212
28.538,9
(% so với tổng doanh số cho vay)
24,6
20,9
12,9
DNNQD
280.436,7
905.343
193.539,5
(% so với tổng doanh số cho vay)
75,4
79,1
87,1
(Nguồn: Báo cáo cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế. NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy đối với khách hàng là DN tăng qua các năm 2006, 2007. Cụ thể trong năm 2007, doanh số cho vay của ngân hàng đối với DNNQD là 905.343 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,1% trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp, tăng 624.906,3 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 3,23 lần.
Trong khi đó, doanh số cho vay của doanh nghiệp nhà nước là 239.212 triệu đồng, mặc dù có tăng 147.716,7 tỷ đồng so với năm 2006, song tỷ trọng của nó trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp lại giảm từ 24,6% năm 2006 xuống còn 20,9% năm 2007. Có được sự tăng trưởng vượt bậc của năm 2007 so với năm 2006 trước hết là do nhu cầu vay vốn rất lớn của các doanh nghiệp trong năm 2007 và chính sách cho vay hợp lý từ phía ngân hàng. Một phần là do năm 2006, cho vay của ngân hàng cũng có sự giảm sút so với các năm trước. Mặc dù trong 2 tháng đầu năm 2008, kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp do ảnh hưởng một phần từ tình hình kinh tế thế giới: đôla Mỹ trượt giá, giá dầu tăng nhanh và luôn ở mức cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây, giá lương thực thực phẩm tăng nhanh, có những mặt hàng tăng lên gấp ba lầnsong chi nhánh ngân hàng vẫn đạt doanh số cho vay 222.078,4 triệu đồng, tăng 31.320 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007
2.2.3 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Đây cũng một thành công rất khả quan của chi nhánh, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trước xu hướng biến động của các yếu tố đầu vào bất lợi, đẩy chi phí sản xuất kinh doanh lên cao, khiến vốn lưu động giảm mạnh, ảnh hưởng đáng kể tới khả nănh thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 5: doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Tháng 2 năm 2008
Tổng doanh số thu nợ
286.367
577.907
113.060,2
DNNN
32.932,2
58.946,5
9.644,8
(% so với tổng doanh số thu nợ)
11,5
10,2
8,53
DNNQD
353.434,8
518.960,5
103.415,4
(% so với tổng doanh số thu nợ)
88,5
89,8
91,47
(Nguồn: Báo cáo cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế.NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Cụ thể trong năm 2007, tổng doanh số thu nợ là 577.907 triệu đồng, tăng 191540 triệu đồng so với năm 2006. Tổng doanh số thu nợ của 2 tháng đầu năm 2008 là 113.060,2 triệu đồng, điều này hứa hẹn một kết quả khả quan trong năm 2008.
2.2.4 Dư nợ cho vay đối với khách hàng là DN
Bảng 6: Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Tháng 2 năm 2008
Tổng dư nợ
246.805
813.483
981.819,2
DNNN
55.952,6
166.531,6
186.101,9
(% so với tổng dư nợ)
22,7
20,5
20
DNNQD
190.852,4
646.951,4
795.717,3
(% so với tổng dư nợ)
77,3
79,5
80
(Nguồn: Báo cáo cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế. NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Dư nợ cho vay của ngân hàng tăng nhanh và liên tục qua các năm. Cụ thể trong Năm 2007, dư nợ cho vay là 813.483 triệu đồng tăng 566.678 triệu đồng so với năm 2006.
2.2.5 Nợ quá hạn
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn của khách hàng là DN
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng số nợ quá hạn
18.951.584
832.270
1.303.014
NQH/Tổng dư nợ
0,72
0,47
0,15
(Nguồn: Sao kê nợ quá hạn năm 2005-2007. NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Chương 3. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT
CHI NHÁNH CẦU GIẤY
3.1 Ưu, nhược điểm trong hoạt động của chi nhánh
3.1.1 Ưu điểm
Đầu tiên là, Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy đã thực hiện tốt chính sách tín dụng một cửa, hạn chế các thủ tục rườm rà, tăng nhanh tốc độ thẩm định cho vay song vẫn đảm bảo an toàn vốn, giúp các doanh nghiệp tiến hành vay vốn một cách nhanh chóng nhất.
Thứ hai là, Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khá đồng bộ, đặc biệt là cán bộ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, giúp ngân hàng có được những nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng ngày càng chú trọng vào hoạt động Marketing ngân hàng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng và đưa ra các tiêu chuẩn để khách hàng tự đánh giá.
Thứ ba là, Môi trường công nghệ của Ngân hàng khá hiện đại. Hiện nay chi nhánh ngân hàng đang tiếp tục tiến hành giai đoạn 2 của chương trình INCAS là chương trình hiện đại hóa hệ thống kế toán và thanh toán của ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ. Giai đoạn 1 của chương trình này được ngân hàng tiến hành khá tốt và đồng bộ, có sự phân cấp phân quyền cụ thể đối với từng phòng ban, đã đem lại hiệu quả thực sự cho ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và đảm bảo được sự kiểm soát của các phòng ban cấp trên qua hệ thống này. Chính từ những thuận lợi kể trên mà trong những năm gần đây Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cầu Giấy đã thu được một số kết quả rất khả quan, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả hệ thống Agribank.
3.1.2 Nhược điểm tồn tại
Dù đạt được khá nhiểu thành tựu nổi bật trong thời gian qua. Song hoạt động của chi nhánh vẫn còn có một số bất cập đáng lưu ý.
Thứ nhất là: Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà vì có nhiều giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi. Do vậy, khiến cho các cán bộ tín dụng mất khá nhiều thời gian điều tra, đồng thời làm cho doanh nghiệp đi vay vốn chán nản. Nhất là những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội mà đáng ra nếu vay được sớm theo tiến độ thì tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện qui trình nghiệp vụ cho vay chưa thực sự nghiêm túc và khoa học nên dẫn đến việc giải quyết vay cho khách hàng còn chậm.
Thứ hai là: Chi nhánh ngân hàng mới chỉ đang quan tâm đến hoạt động cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn còn hạn chế. Do đó, quy mô của các khoản vay trung - dài hạn là không lớn. Số lượng của các dự án cho vay còn ít do hình thức tín dụng chứa đựng rủi ro cao Thiếu sự mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, chưa thực sự đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.
Thứ ba là: Có nhiều dự án ngân hàng cho vay, khâu thẩm định mang tính hợp lý hoá thủ tục cán bộ tín dụng đã lấy chính dự án mà doanh nghiệp trình ngân hàng vào trong tờ thẩm định của mình mà không xem xét các yếu tố với nhiều giác độ khác nhau. Tức là thời gian hiệu quả kinh tế chỉ là trên giấy tờ với cả hai phía ngân hành và khách hàng. Do khách hàng tìm mọi cách để vay vốn nhưng sản xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả như báo cáo, vẫn phát sinh tình trạng nợ quá hạn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng là DN ngày càng khả quan hơn. Song đến năm 2007, tỷ lệ này vẫn còn ở mức khá cao, làm tăng khả năng mất vốn của ngân hàng.
3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là: về đặc điểm nguồn vốn huy động của ngân hàng phần lớn là nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn huy động trung và dài hạn còn rất ít ỏi, dẫn đến hoạt động cho vay trung và dài hạn của doanh nghiệp thì ngân hàng hầu như chưa đáp ứng được.
Bên cạnh đó cơ chế cho vay còn nhiều bất cập. Trong đó, các điều kiện vay vốn như việc đảm bảo tiền vay hiện đang là nguyên nhân chính ngăn cản các DN đến được với nguồn vốn của ngân hàng. Các doanh nghiệp khi muốn vay vốn của ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo như máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất đặc biệt đối với các tài sản bất động sản thì ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc định giá các tài sản này, thường là đánh giá thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường. Theo luật định, để đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì các doanh nghiệp chỉ được vay không quá 70% giá trị của tài sản đảm bảo điều đó cũng gây khó khăn và cản trở trong việc vay vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ hai là: Về mặt thủ tục vay vốn, ngân hàng cũng chưa niêm yết công khai quy trình vay vốn, các thủ tục cần thiết tại các phòng Khách hàng như một số các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Điều này có thể gây khó khăn cho khách hàng khi tiếp cận với ngân hàng.
Thứ ba là: Quy trình tín dụng còn nhiều vấn đề, nhiều thủ tục phức tạp dễ dẫn đến sai sót trong quá trình thẩm định khách hàng để cho vay. Và vì thủ tục còn nhiều công đoạn nên dẫn đến nhiều khách hàng trong những trường hợp cần vốn khẩn cấp không thể chờ đợi được cho đến khi hoàn tất các thủ tục đó nên đã tìm đến ngân hàng khác. Do đó mà hoạt động cho vay doanh nghiệp bị giảm thị phần.
Phương thức cho vay cũng chưa đa dạng, chủ yếu là cho vay theo từng lần và cho vay theo hạn mức, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng là: vấn đề về nguồn nhân lực: Trình độ nhân sự ở Chi nhánh hầu hết đều ở trình độ đại học và trên đại học. Tuy vậy, việc tìm kiếm khách hàng mới và khách hàng tiềm năng chỉ dựa vào một số ít nhân viên, số nhân viên thực sự làm việc có hiệu quả là chưa nhiều. Vẫn mang tâm lý chờ đợi khách hàng tự tìm đến chứ chưa thực sự tìm đến với khách hàng, hoặc là chỉ đâu đánh đó chứ chưa có sự chủ động linh hoạt trong tìm kiếm thị trường. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng còn hạn chế do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác marketing chưa đạt yêu cầu trong việc thu hút đông đảo khách hàng.
Hơn nữa, chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy vẫn là một ngân hàng thương mại nhà nước, việc tuyển dụng và đào tạo cán bộ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngân hàng mà còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố.
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là: nguyên nhân từ các chính sách nhà nước và các cơ quan chủ quản
- Cơ chế chính sách của nhà nước còn mang tính chồng chéo, một quy định pháp luật được ban hành thì sau đó không lâu sẽ là hàng loạt các văn bản bổ sung sửa đổi. Ngân hàng có thể cập nhật các văn bản này một cách nhanh chóng, tuy vậy, để có thể thay đổi cho phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của ngân hàng, làm hạn chế việc cho vay.
Thứ hai là: nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều sơ hở trong việc cấp giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh cho các DNNQD. Điều này là nguyên nhân gây ra thua lỗ, phá sản, lừa đảo trong các doanh nghiệp, gây rủi ro đối với những khoản cho vay của ngân hàng đối với những đối tượng như vậy. Điều này buộc các ngân hàng phải rất chặt chẽ, kỹ lưỡng trong khâu thẩm định trước khi cho vay đối với các DNNQD gây tốn thời gian, làm chậm chu kỳ vốn và ảnh hưởng không có lợi cho cả ngân hàng và một số doanh nghiệp. Hơn nữa, điều này sẽ gây ra tâm lý e ngại hơn khi ngân hàng cho vay đối với các DNNQD.
3.2 Phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy trong thời gian tới
Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2007, trong năm 2008, NHNO&PTNT chi nhánh Cầu Giấy đề ra mục tiêu tăng trưởng ở mức cao. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là: “phát triển, an toàn, hiệu quả”, tức là gắn tăng trưởng về doanh số với việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng cũng như an toàn của khách hàng, nâng cao hiệu quả các dịch vụ của ngân hàng để mang lại cho khách hàng sự thoả mãn tối ưu và đưa về lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong đó, một số chỉ tiêu cụ thể được ngân hàng đề ra trong năm 2008 như sau:
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 là 2400 tỷ đồng, tăng 518,5 tỷ so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 30%
Tổng dư nợ đến 31/12/2008 là 1.620 tỷ đồng, tăng 609 tỷ so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 60%. Trong đó, cho vay DNNQD là 1.024 tỷ đồng.
Nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 chiếm không quá 3% tổng dư nợ
Tỷ lệ thu nhập ngoài tín dụng tăng trưởng từ 20-25%...
Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, phân loại khách hàng để có các chính sách hợp lý, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay, nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn. Tuyệt đối không vì tăng trưởng mà hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động cho vay và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động này tại Chi nhánh để ngân hàng sẽ đẩy mạnh những giải pháp nâng cao hoạt động cho vay, phát huy tốt nhất vai trò – vị thế của chi nhánh Cầu Giấy trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua phân tích, đánh giá, có thể thấy rằng, sau hơn 10 năm hoạt động, NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. Dần hoà nhịp vào sự phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng nhằm góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từng bước trở thành đơn vị tiên tiến trong hệ thống NHNo&PTNT nói riêng và trong hệ thống ngân hàng thương mại cả nước nói chung. Điều đó thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ của Chi nhánh.
Sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy, cộng với sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Nguyễn Thùy Dương. Em đã hoàn thành song Báo cáo tổng hợp về tình hình HĐSXKD ở đơn vị thực tập. Một lần nữa xin chân thành cám ơn những người đã giúp em hoàn thành tốt bài viết này.
Hà Nội, Ngày 15/8/2007
Sinh viên:
Nguyễn Đức Tố
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: THÔNG TIN CHUNG 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy 3
1.2 Các hoạt động chính của chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy 4
1.3 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Cầu Giấy 5
Chương 2. KHÁT QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH CẦU GIẤY 9
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 9
2.1.1 Tổng nguồn vốn 9
2.1.2 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ 11
2.1.3 Mức tăng trưởng của dư nợ phân theo các chỉ tiêu khác 12
2.1.4 Nợ xấu 13
2.1.5 Tài chính 13
2.1.6 Hoạt động thanh toán quốc tế 14
2.1.7 Hoạt động phát hành thẻ ATM 14
2.1.8 Công tác kế toán và ngân quỹ 15
2.2 Thành tựu đạt được 16
2.2.1 Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng 16
2.2.2 Doanh số cho vay đối với khách hàng là DN 17
2.2.3 Doanh số thu nợ 18
2.2.4 Dư nợ cho vay đối với khách hàng là DN 20
Chương 3. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH CẦU GIẤY 21
3.1 Ưu, nhược điểm trong hoạt động của chi nhánh 21
3.1.1 Ưu điểm 21
3.1.2 Nhược điểm tồn tại 22
3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên 23
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 23
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan 25
3.2 Phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy trong thời gian tới 25
KẾT LUẬN 27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5860.doc