Khóa luận Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách Mạng

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Thơ ca là nơi để con người bộc lộ tâm tư tình cảm. Thơ là tiếng nói của tâm hồn của niềm mơ ước. Thơ bộc lộ ý tưởng đẹp đẽ và cao thượng. Sự có mặt của thơ ca chân chính góp phần chứng minh cho sự tồn tại của những gì tích cực của con người luôn thiết tha tìm đến và đấu tranh cho một lẽ sống tốt đẹp. Nhà thơ Sóng Hồng xác định “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Còn nhà thơ Huy Cận cũng có cùng quan niệm về thơ như thế “cái chỗ đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng sự sống lên”. Nói đúng hơn thơ ca là một động lực kì thú để nâng cuộc sống cao hơn, đồng thời nâng tầm vóc chúng ta cao bằng cuộc sống”. Nhưng nếu chỉ dừng ở đấy thì cũng chưa thể nói hết được bản chất của thơ ca. Bởi ngoài việc khơi dậy những hoài bão cao đẹp và rộng lớn của con người và thời đại thì thơ còn là tiếng nói tình cảm cá nhân, là ước vọng giao hoà giữa con người với thiên nhiên, với cộng đồng xã hội. Thơ mới lần đầu tiên xuất hiện trên thi đàn như “một cơn gió mạnh từ xa thổi đến. Cả một nền tảng xưa một phen bị điên đảo lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ”(Hoài Thanh). Và đó cũng là lần đầu tiên “cái tôi cá nhân, trữ tình” được bộc lộ một cách mạnh mẽ và quyết liệt nhất. Là một đứa con của phong trào ấy Nguyễn Bính được xem như một hiện tượng khá đặc biệt, đó như một “thanh âm trong trẻo” vang lên vẻ đẹp của hồn quê, trong tình cảm dạt dào chân quê mà Hoài Thanh gọi “quê mùa như Nguyễn Bính ” Đối với “lâu đài nghệ thuật” ấy có một sức cuốn hút mạnh mẽ nhưng không phải là dễ dàng khám phá ra chân lý, nó là cả quá trình tìm tòi, khám phá, suy ngẫm. Trong quá trình ấy thì việc tìm hiểu “Âm hưởng dân gian trong sáng tác của nhà thơ là một điều có ý nghĩa không nhỏ. Hay nói cụ thể hơn, là nhà thơ có “sự tiếp thu trọn vẹn nền văn minh thôn dã, nền văn hoá xóm làng” mà trước hết âm hưởng dân gian trong sáng tác. Hay nói đúng hơn, nếu đặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thơ Nguyễn Bính có dòng chảy riêng trong dòng chảy chung của thời đại. Đó là một âm hưởng rất riêng rất độc đáo, khác hẳn với các nhà thơ khác cùng thời. Đây chính là điều hấp dẫn, lôi cuốn chúng tôi tiến hành chọn làm nội dung nghiên cứu Tìm hiểu “Âm hưởngdân gian” trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám còn là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn về một phong cách, một tài năng, một tâm hồn xưa đất nước. Với tất cả lý do trên, người viết quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước cách mạng tháng Tám” làm đề tài nghiên cứu của khoá luận.

pdf69 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách Mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xấu xa, tích cực, là thái độ ngợi ca đồng tình với những nhân vật chính diện, sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường [15;132]. Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 43 Với khái niệm này, qui chiếu vào các tác phẩm thơ Nguyễn Bính rõ ràng ta thấy ở ông trước hết là một thái độ “bất đồng” với thời cuộc. Phong trào Âu hóa ở các thành thị đã tạo nên nhiều thay đổi trong quan niệm sống, trong thị hiếu và nếp thẩm mĩ hằng ngày. Văn chương chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Trong sự phát triển xô bồ ấy, Nguyễn Bính muốn tìm về với cội nguồn và “Chân Quê” không hẳn là lời của chàng trai mà nó còn được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của tác giả “Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê “ Nguyễn Bính nói: “Thật ra tôi cũng không đến nỗi cực đoan thế đâu, tôi chủ trương thơ Việt viết cho người Việt, trước hết phải mang sắc thái và phong cách Việt, do đó giản dị là một điều cốt lõi. Giản dị đây không đồng nghĩa với dễ dãi tầm thường” Muốn cho những vần thơ mình được trong sáng giản dị và gần gũi, sử dụng những chất liệu từ dân gian là con đường duy nhất của thi sĩ. Một khi lựa chọn cho mình một hướng đi tốt nhất, thi sĩ quyết định đi đến cùng. Bằng một niềm say mê và tình cảm chân thành tác giả dành tất cả tình cảm của mình cho cuộc sống và con người nơi làng quê thôn dã. Làng quê hiện lên trong thơ nguyễn Bính thật trong sáng bình dị. Ta hãy hình dung bức tranh quê thật đẹp, trong cảnh trời xuân nắng ấm, cỏ non mơn mởn, một người con trai xa xa đang đứng ngóng đợi bóng hình giai nhân và một người con gái với chiếc thắt lưng xanh- màu xanh hoa lý, đang tiến lại gần để cùng người yêu tình tự “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh” (Mùa xuân xanh-1937) Chính từ sự say mê và bằng một tình cảm chân thành, Nguyễn Bính đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ từ quy luật cuộc đời, một triết lý thật sâu sắc “Từ cõi chết (nấm mồ) đang nảy sinh một sự sống, sự sống ấy đang được bắt đầu từ một tình yêu hẹn hò lứa đôi hay ở một bài thơ khác, trước cái chết đau thương của người trinh nữ người đọc xúc động nhận ra sự bạc bẽo của cuộc đời “Chỉ một vài hôm nữa thế rồi (Người ta thương nhớ có ngần ấy thôi) Người ta nhắc đến tên nàng để Kể chuyện nàng như kể chuyện vui” Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 44 Cảm hứng tư tưởng tác phẩm còn được thể hiện ở thái độ của tác giả đối với những số phận con người và nhất là người phụ nữ được tác giả miêu tả bằng một thái độ yêu quý trân trọng và ngợi ca. Hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm của tác giả là những con người mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đó là những bà Mẹ đảm đang lo toan tháo vát mọi công việc từ trong ra ngòai, người Mẹ trong bài Tết của Mẹ tôi là bằng chứng nói lên đầy đủ cho phẩm chất ấy của người Mẹ Việt Nam. Như bao nhiêu người phụ nữ khác, Mẹ là người dành tất cả tình thương cho con, dẫu cho bề ngoài có lạnh lùng nhưng không thể che dấu tấm lòng bên trong của Mẹ. Bên cạnh những người Mẹ là những người con gái chân chất thật thà mà giản dị của chốn thôn quê, siêng năng giỏi giắn trong công việc “em là con gái trong khung cửi, dệt lụa quanh năm với mẹ già”, trong gia đình luôn có ý thức trách nhiệm của một ngưòi con “Chàng ơi buông áo em ra Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa Chợ trưa rau nó héo đi Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em” Trong tình yêu thì e thẹn kín đáo, nhưng khi yêu thì yêu cũng hết mình, yêu bằng một tâm hồn trong sáng và chân thật nhất, bằng cả sự quyết tâm để đến với tình yêu “Bốn bên hàng xóm đã làên đèn Mưa chấm bàn tay từng chấm làạnh Nhưng Em xin phép mẹ vội vàng đi Mưa bụi nên em không ước áo Thôn Đoài cách có một thôi đê” Tình yêu của cô gái một khi đã trao cho ai là như thế ấy nhưng khi đón nhận thì chẳng có bao nhiêu, có chăng chỉ là những dang dỡ ngậm ngùi mà thôi. Vì vậy khi viết nên những dòng tâm trạng này, ta nghe như có một cái gì đó nghẹn đắng. Thi sĩ chính là người duy nhất đã thấu hiểu và đón nhận tình cảm ấy như đón nhận “của quý”. Nâng niu, trân trọng và gìn giữ nó cũng là một cách bày tỏ tình cảm của mình. Đó cũng là lý do vì sao ông rất yêu quý những nhân vật bất hạnh của mình và dốc trọn tâm huyết vào đó để làm nên những kiệt tác như “ Lỡ bước sang ngang”, “Mưa xuân”… Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 45 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Không gian và thời gian như một nhân chứng cho sự tồn tại của con người, là nơi con người sinh ra, lớn lên và cuối cùng trở về nơi đáy mộ. Không chỉ chứng kiến quá trình sinh diệt của con người, không gian thời gian còn là nơi con người sống và để lại nơi đó biết bao kỉ niệm, tình cảm. Trong cái chiều rộng của không gian và chiều dài của thời gian, con người tồn tại trong nhiều mối quan hệ, thông qua đó con người ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là không gian thời gian trong hiện thực, còn không gian và thời gian nghệ thuật không chỉ là nơi tái hiện đời sống hiện thực còn là nơi duy nhất thế giới nhân vật có thể trực tiếp bài tỏ tình cảm với sự phong phú đa dạng của thế giới tinh thần. Vì vậy ta thấy không gian và thời gian nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Chính vì vậy , không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính thật đa đang và phức tạp. Nó vừa là không gian hiện hữu của một làng quê thanh bình ấm áp vừa là không gian thuộc về thế giới tâm hồn tình cảm con người; thời gian cũng vậy, vừa là thời gian hiện hữu của đời sống làng quê vừa là thời gian thuộc về thế giới tinh thần gắn liền với những trạng thái cảm xúc của con người. Tác giả Nguyễn Quốc Túy phát biểu về vấn đề này như sau “Không gian nghệ thuật của Thơ mới dân gian Nguyễn Bính là một thứ không gian của cổ tích , của huyền thoại. Thời gian nghệ thuật là một thứ trộn lẫn giữa xưa và nay”[12;350]. Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 46 3.2.1. Không gian nghệ thuật Không gian trong thơ Nguyễn Bính là không gian của một làng quê thanh bình, ấm áp, sâu nặng nghĩa tình. Đó là một không gian hòa quyện gắn bó của con người với cuộc sống lao động, vì vậy không gian thường xuất hiện cặp hình ảnh dòng sông và cô lái đò, mảnh vườn với cô hàng xóm, ngôi chùa và ngày hội lễ, đêm hội chèo cùng với những hò hẹn của những đôi trai gái…Không gian ấy thật gần gũi và quen thuộc bởi nó chính là tất cả cuộc sống của con người dân quê với những “giàn đổ ván, vườn dâu, ao bèo, giếng thơi, hoa cải vàng, bươm bướm trắng, những cô thôn nữ chăn tằm dệt lụa, những mẹ già tất bật sớm khuya…rồi cứ đến hẹn lại lên mùa xuân về mang theo bao không khí náo núc vui tươi, rồi những ngày lễ hội cổ truyèn, một vài đêm hát chèo xôn xao thôn xóm. Bên cạnh cái không gian của hiện thực gắn liền với sinh hoạt con người ta còn bắt gặp một không gian khác trong thơ ông đó là không gian của mộng tưởng. Đọc thơ ông chúng ta có một cảm giác như đang trở về với một thế giới cổ tích huyền thoại xa xăm nào đó với những cảnh vật toàn là thế giới xưa cũ đã đi vào trong dĩ vãng “ Một đôi công chúa đều hay chữ Hoàng hậu nhu mì không biết ghen” Chính sự sáng tạo của không gian nghệ thuật cổ tích, huyền thoại, trộn lẫn xưa và nay, hư và thực đã mang lại cho thơ Nguyễn Bính một vẻ đẹp riêng vừa tươi duyên, óng ả, lại vừa mượt mà, mộng mơ. Có thể xem “Thơ xuân” là bài thơ tiêu biểu của sự sáng tạo ấy. Đây cả mùa xuân đã đến rồi Từng nhà mở cửa đón vui tươi Từng cô em bé so màu áo Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười” Mở đầu bài thơ là cảnh đón xuân của mọi làng quê Việt Nam. Nguyễn Bính ghi lại nét thần của ngày tết ở làng quê Việt nam hàng trăm năm. Nhưng đến khổ thơ thứ ba thì cảnh sắc ngày lại là cảnh sắc của một thời xa xưa, mấy trăm năm về trước “Từng gã thư sinh biếng chảy đầu “Một mình mơ ước chuyện mai sau Lên kinh thi đổ làm quan trạng Công chúa cài trâm thả tú cầu” Đến khổ thơ cuối, bài thơ khép lại bằng hình ảnh của cảnh và người hiện tại Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 47 “Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời Nhà nàng đoàn tụ dưới hoa niên Lòng tôi như cách hoa tiên ấy Một áng thơ đề nét chẳng phai” Tóm lại, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính là sự kết hợp cách nhuần nhuyễn không gian làng quê gắn liền với sinh hoạt con người với không gian mộng tưởng, sự đan xen giữa hai yếu tố hư thực ấy tạo nên diện mạo phong phú cho thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Những tưởng mảnh đất thôn quê kia đã được rất nhiều bàn tay cài xới và đến lượt mình – thế hẽ sinh sau đẻ muộn sẽ không thể tìm kiếm được ở đó những giá trị gì. Nhưng không, bằng tài năng và tâm hồn, thi sĩ chân quê kia đã chọn lựa cho mình một con đường đi riêng và đã gặt hái được nhiều thàng công bất ngờ. Thơ của thi sĩ có số lượng câu chữ rất ngắn gọn, tác giả không có hứng thú với cách miêu tả nhiều chi tiết, mà chủ yếu qua những chi tiết ấy gợi lên cho người đọc nhiều vấn đề cần suy ngẫm. Vì vậy thơ của anh có sức cô đọng, các hình ảnh thường có ý nghĩa tượng trưng, điển hình với những hình ảnh ước lệ dân gian gây một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc: mưa thưa mưa bụi của mùa xuân, hương sen của mùa hạ, Giời cao gió cả giăng như ban ngày của mùa thu Những hình ảnh thật đẹp và thơ mộng làm sao, bởi tác giả của nó đã chắt lọc từ những ấn tượng những kỉ niệm thiêng liêng nhất về một miền quê làý tưởng, mang vẻ đẹp cố hữu của nông thôn Việt Nam, gần gũi với mọi con người, mọi thời đại. 3.2.2 Thời gian nghệ thuật Trong tâm thức bao đời của ông cha ta quan niệm thời gian theo qui luật tuần hoàn của vũ trụ chẳng phải cha ông ta thời đó từng dựa vào hiện tượng của thiên nhiên, thời tiết để đón biết sự chuyển động của thời gian. Ban ngày là theo ánh nắng mặt trời cao thấp, đêm đến có ánh trăng non già, tiếng gà gáy báo hiệu sớm hay muộn… Thời gian là cái gì đó bất biến không mất đi đâu cả như vầng trăng vơi rồi lại đầy. Với quan niệm đó người ẩn giả thì đề cao chử nhàn “Nhất nhật thanh nhàn nhất nhật tiên”, còn người dân quê thì chế nhiểu sự vội vàng “ Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây” và Nguyễn Bính cũng cùng cách nghĩ với người dân quê “ Làng sớm đã đỏ đèn đâu Chờ em chừng giập miếng giầu em sang” Cũng như không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính trước nhất là thời gian gắn liền với những sinh hoạt của người dân quê, với sự xuất hiện Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 48 của những đêm hội chèo, theo đó tình cảm con người diễn biến một cách phức tạp và đặc điểm này xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Bính. “Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay” (Mưa xuân) Hay Hội làng mở giữa mùa thu Trời cao gió cả giăng như ban ngày Hội làng còn một đêm nay Gặp em còn một lần này nữa thôi”... (Đêm cuối cùng) Bên cạnh thời gian gắn liền với sinh hoạt văn hóa tinh thần, tìm hiểu thơ thi sĩ chúng ta còn phát hiện hình thức thời gian nghệ thuật khác “ Thời gian trong tâm tưởng, thời gian mộng tưởng”. Tác giả Đoàn Đức Phương khi tìm hiểu về thi pháp thời gian trong thơ Nguyễn Bính có nhận xét “Thời gian trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bính in rất đậm sắc thái dân gian”. Thật vậy, để lại sức sống lâu bền trong lòng bao thế hệ đôc giả chính ở chổ thi sĩ đưa chúng ta trở về một thế giới của tuổi thơ, thế giới trong tâm tưởng với những hình ảnh ước lệ dân gian trong không gian, thời gian trong thơ ông vì vậy cũng là thời gian trong tâm tưởng không phụ thuộc vào thế giới bên ngoài, cách tính thời gian hoàn toàn ước lệ. “Thuở ấy, thuở trước, năm xưa, năm ấy, ngày xưa, cái ngày, từ ngày, bữa ấy, mới rồi, một buổi…là những từ ngữ được Nguyễn Bính rất hay dùng. “Bữa âý mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giày” (Mưa xuân) Đó là thời gian được khắc sâu trong kí ức tuổi thơ mỗi con người “Học trò trường huyện ngày năm ấy Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ Những buổi học về không có nón Đội đầu chung một lá sen tơ” (Trường huyện – 1938) Với công thức ước lệ về thời gian tác giả đã đưa con người về với miền đất xa xưa của thế giới cổ tích, trong tưởng tượng, mơ mộng “Thuở trước loài hoa chửa biết cười”, “em ạ! Ngày xưa vua nước bướm”… Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 49 Để khắc họa được tâm tưởng con người thì không gì hay và tuyệt bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ, cái thời gian tâm tưởng không đo điếm được đó chuyển vào trong những hình ảnh những sự vật cụ thể. Đó cũng là một đặc điểm của người bình dân xưa hay thích đem những cái trừu tượng ra so sánh với cái cụ thể nhằm đơn giản hóa vấn đề, nhờ vậy mà nó dễ dàng tác động tình cảm mọi con người. Bút pháp ước lệ này cũng là một trong những đặc điểm của ca dao. Vì vậy, ta dễ hiểu vì sao trong ca dao mỗi khi nói về hình ảnh người con gái lấy chồng xa lại xuất hiện cặp không gian thời gian “ngõ sau - chiều chiều”. “ Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Hay mỗi khi nhắc đến tình yêu đôi lứa lại xuất hiện không gian “Bến sông, con đò, bờ ao…, với thời gian là những “đêm trăng sáng,… Vận dụng đặc điểm ấy của ca dao,Nguyễn Bính phát huy thế mạnh này trong các sáng tác của mình, tác giả có cách nói tương tự “Gió chiều cầu nguyện đâu đây Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu” Bên cạnh “chiều chiều” thì “đêm ấy”, “đêm nay”, “bây giờ”… là những từ xuất hiện thường xuyên trong ca dao. “Đêm qua dồn dập mưa mau Gió rung cành ngọc cho đau làá vàng Trách chàng phụ ngãi tham vàng Ngô đồng nở để phượng hoàng ngẩn ngơ…” Đến với thơ Nguyễn Bính, ta thấy tần số xuất hiện của những từ ngữ chỉ thời gian trên là rất cao nhưng cùng một từ trong những hoàn cảnh kh ác nhau mang ý nghĩa không giống nhau.cũng cách nói thời gian ấy, nhưng lời thơ Nguyễn Bính không mang màu sắc bi quan như thế. “Đêm ấy chăn êm và gối êm Vợ chồng ăn bánh với bà tiên Ăn xong thoắt chốc liền thay lốt Chồng hóa làm anh, vợ hóa em”. (Chuyện cổ tích – 1938) Nhìn chung không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ của thi sĩ họ Nguyễn thật phong phú, đa dạng và mang đậm dấu ấn dân gian nhưng Nguyễn Bính đứa con của phong trào Thơ mới, đó là một bằng chứng không thể chối cãi. Vì vậy bên cạnh không gian và thời gian nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian thì đồng Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 50 thời có sự tồn tại của hình thức thứ hai – không gian và thời gian gắn liền với cái tôi trữ tình, nên không gian và thời gian trong một số sáng tác của thi sĩ không cố định mà luôn biến đổi theo tâm trạng cảm xúc con người. Đó cũng chính là thời gian đặc trưng trong ca dao “Thời gian trong ca dao là thời gian của hiện tại”[9;166]. Vì vậy ta hiểu vì sao những từ như “hôm nay, ngày mai, bây giờ…”là những từ có tần số xuất hiện cao trong các tác phẩm của thi sĩ. Hôm nay xác pháo đầy đường Ngày mai khói pháo còn vươn khắp làng Chị bây giờ ...nói thế nào Bướm tiên khi đ ã lạc vào vườn hoang” (L ỡ b ư ớc sang ngang) Đó cũng chính là cảm xúc trào dâng của tác giả trước một linh hồn vừa tắt lịm - thời gian tâm trạng của chính tác giả. “Chiều chiều về chậm trong hiu quạnh Tơ liễu theo nhau chảy xuống mành Tôi thấy quanh tôi và tất cả Kinh thành Hà Nội chít khăn xô” (Viếng hồn trinh nữ) Có thể khẳng định, không gian thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính mang màu sắc đa dạng. Nó là sự kết hợp đ an xen giữa không gian, thời gian trong hiện tại với quá khứ, giữa không gian thời gian in đậm sắc thái dân gian với không gian, thời gian của cái tôi trữ tình. Chính sự đan kết chặt chẽ này làm cho thế giới nghệ thuật của thi sĩ họ Nguyễn càng trở nên có chiều rộng, sâu của không gian và chiều dài của thời gian. 3.3. Ngôn ngữ thơ Thơ Nguyễn Bính là sự thể hiện con người và cuộc sống nơi làng quê với một hình thức nghệ thuật rất riêng, trong khi các nhà Thơ mới bấy giờ đang đổ xô nhau tìm những hình thức diễn đạt mớ mẻ thì Nguyễn Bính trở về với cội nguồn dân tộc mình, tìm ở đấy những chất liệu dân dã quen thuộc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu, thể thơ ông. Cũng như ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính rất giàu hình ảnh, màu sắc nhạc điệu. Nhà thơ chọn cho mình cách biểu hiện thế giới tình cảm trừu tượng thông qua những sự vật hiện tượng cụ th ể xung quanh, tác động trực tiếp vào giác quan người đọc, vào những cảnh quan bình d ị, thôn dã thật gần gũi, thân quen, đó là thế giới của giàn đỗ ván, giậu mồng tơi, ao rau cần, hoa chanh, hoa bưởi…Có thể thấy, trong các sáng tác của mình Nguyễn Bính sử dụng rất nhiều Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 51 vốn từ ngữ của làng quê, điều này cũng rất dể hiểu bởi ông là người của làng quê, hiểu sâu sắc ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và thi sĩ đã tận dụng triệt để cái vốn ngôn ngữ này. Nguyễn Bính người con của vùng Châu thổ Sông Hồng, ghi lại một vài dấu ấn của đặc điểm của vùng này cũng không có gì lạ và cách phát âm mang tính địa phương là một điều mà chúng ta phát hiện trước nhất “Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông Cau Thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” (Tương tư) “Tầm Tầm giời cứ đổ mưa Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm” (Người hàng xóm) Đáng chú ý nhất là cách sử dụng những đại từ phiếm chỉ “ai, người, ta, mình” khó xác định đối tượng một cách cụ thể của thơ ca dân gian đã hòa hợp vào thơ Nguyễn Bính một cách rất tự nhiên. Với vốn ngôn ngữ ấy tạo được tính phổ biến dễ vận vào bất cứ ng ười nào, từ đó làm tăng khả năng khái quát tâm trạng điển hình của nhiều người, tăng khả năng đồng cảm giữa những con người khác nhau. Tác giả đã là người đọc phải suy nghĩ vấn vương bởi những câu có vùng mờ nghĩa như thế này “Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? Nguyễn Bính còn làm tăng sắc thái biểu hiện của ngôn ngữ bằng việc sử dụng thành thạo các biện pháp tu từ mà thơ dân gian hay dùng. Những hình ảnh ẩn dụ thường xuyên đi về trong thơ thi sĩ . Nói đến tình yêu đôi lứa, tác giả thường hay nhắc đến “hoa - bướm, giầu – cau, bến - đò; nói về thân phận người con gái khi về nhà chồng, tác giả gọi bằng “lỡ bước sang ngang”...Với năng lực tưởng tượng, liên tưởng d i dào, Nguyễn Bính tạo ra những hình ảnh ví von, so sánh, nhân hóa thật sinh đ ộng - đó thật sự là những kết hợp mới lạ, độc đáo của riêng tác giả làm cho ngư ời đọc thích thú. 3.3.1. Cách xưng hô Mỗi một vùng miền có cách xưng hô riêng biệt, đó cũng là dấu hiệu nhận ra đặc trưng của từng vùng miền. Cách xưng hô trong quan hệ giao tiếp giữa con người trong thân tộc và ngoài xã hội trong thơ Nguyễn Bính mang dấu ấn đậm nét của ngôn ngữ làng quê nơi ông sinh sống Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 52 Đặc điểm của người bình dân xưa “ưa th ích” những gì là tự nhiên, đơn giản gần gũi và thoải mái, trong cách xưng hô cũng mang đậm dấu ấn này và đến lượt mình đã tận dụng và phát huy ở mức tối cao. Ưu điểm của người dân Việt Nam ta trong vốn ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Cùng một đối tượng nhưng trong những ngữ cảnh khác nhau thì ngôn ngữ có sự biến hóa linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhờ vậy phát huy tối cao hiệu quả trong khi giao tiếp. Cách xưng hô trong thơ thi sĩ Nguyễn Bính mang đặc điểm này. Trong c ách x ưng h ô trong quan hệ thân thuộc rất tự nhiên gần gũi. “Thầy u mình với chúng mình chân quê” (Chân quê – 1940) “Chị Nhi thường nói với u tôi” (Hoa với rượu – 1941) Cách xưng hô trong quan hệ gia đình giữa mẹ và con cái hết sức tự nhiên và thân thiện nhưng điều có ý nghĩa nhất chính là tình cảm được thể hiện trong cách xưng hô, dù cách xưng hô bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng không gì có thể đo điếm được tình cảm bên trong của mẹ d ành cho con cái. “Tôi còn mạnh chán khiến cô thương (Lòng mẹ – 1936) Giữa chị và em “Em ơi! Em ở lại nhà… …Chị đi một bước trăm đường xót xa” (Lỡ bước sang ngang – 1939) Với cách xưng hô giữa những người có quan hệ huyết thống với nhau, chúng ta hình dung ra cuộc sống hết sức hiền hòa và ấm áp của những con người trong cái xã hội đó. Không chỉ có thế, ta còn tìm gặp ở đó một lối xưng hô rất quen thuộc của ca dao bao đời Lối xưng hô bằng những đại từ phiếm chỉ không xác định rõ đối tượng là một đặc điểm của ca dao, đó là sự khôn khéo của những chàng trai và cô gái trong các bài ca dao. Nguyễn Bính đã tận dụng triệt để cách xưng hô ấy của ca dao. Vì vậy ta thấy xuất hiện xuyên suốt trong các bài thơ của thi sị họ nguyễn hầu hết là các đại từ phiếm cỉ với những cách xưng hô “Cô-Tôi”, “Cô- Ta”, “Tôi-Em”... tuy bên cạnh cách xưng hô theo lối ca dao, thơ Nguyễn Bính cũng có cách xưng hô rất hiện đại “Anh-Em”nhưng chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là cách xưng hô “Cô-Tôi” “Một hôm thấy cô cười cười Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 53 Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất lòng” (Qua nhà – 1936) Hay ... “Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi Thế nghĩa là yêu qía mất rồi Và nghĩa là cô là tất cả Cô là tất cả của riêng tôi” (Ghen) Với cách xưng hô vừa gần mà xa ấy thì cái “cớ” để những chàng trai tỏ bày tình cảm cũng là một đặc điểm của ca dao Việt Nam. Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu” (Ca dao) Chàng trai trong bài ca dao rất khôn khéo mượn cớ “áo thì sức chỉ mẹ thì già” để bày tỏ tình cảm của mình, đồng thời còn muốn ngỏ lời “cưới xin” với cô gái nhưng chàng trai của thi sĩ Nguyễn Bính trong thi phẩm “Đàn tôi” cũng không thua kém gì. “Đàn tôi đứt hết dây rồi Không người nói hộ không người thay cho” Bài thơ được mở đầu bằng một cái cớ rất duyên dáng và khéo léo của ca dao, vì vậy bao trùm lên bài thơ là hơi thở ấm áp nồng nàn của những câu ca dao dân ca xưa. Đặc điểm này xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác của tác giả Nguyễn Bính. Có thể nói, Nguyễn Bính tiếp thu đặc điểm này của ca dao và vận dụng một cách sáng tạo trong nhiều thi phẩm của mình. 3.3.2. Thành ngữ Một thực tế trong các sáng tác của thi sĩ mà ta tìm thấy đó là sự xuất hiện của các Thành ngữ. Thành ngữ vốn là đơn vị có cấu trúc bền chặt, có ý nghĩa bóng bẩy và được sử dụng tự do trong lời nói như từ. Nguyễn Bính không những biết tiếp thu những tinh hoa của văn hóa dân gian mà còn biết sử dụng đúng chỗ và hợp lý. Khi nói đến lời hẹn hò của cặp tình nhân thì có thành ngữ “Chờ em chừng giập miếng giầu em sang”, chỉ có những con người vùng thôn quê mới có cách nói như vậy “rất giản dị mà duyên dáng” hay khi nói đến tâm trạng tương tư của một ai đó thì ngay lập tức lại có thành ngữ mới xuất hiện “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người” Không chỉ thế, theo các nhà nghiên cứu văn học thống kê cho biết, tần số xuất hiện của các thành ngữ là dày đặc trong các sáng tác của thi sĩ và chiếm số lượng 58 Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 54 thành ngữ trong thơ ông và trong đó “Lỡ bước sang ngang” là một bài thơ có sức chứa nặng nhất của những câu thành ngữ Việt Nam “Lỡ bước sang ngang, Một nắng hai sương, giấc mộng vàng, miếu thiêng vụn kén người thờ, nhà hương khói lạnh, mấy mươi con sông sâu, sóng gió ngang sông, trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh, tuổi non nhạt phấn phai đào, bảy nổ ba chìm, trăm cay nghìn đắng, đào sâu chôn chặt, lòng lạnh như tiền, một lầm hai lở, máu trở về tim, má đỏ môi hồng, ngang sông đắm đò…” Thế kỷ 18, một người phụ nữ đầy cá tính trong bài thơ Bánh trôi nước nổi tiếng của mình, rất tinh tế khi mượn hình ảnh “bảy nổi ba chìm” (đặc trưng của bánh trôi nước) để ví thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vâng người tôi muốn nói đây chính là nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Với “Bánh trôi nước”, tôi nghĩ nhà thơ hiểu sâu sắc ý nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam ta. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm hay trăm đắng nghìn cay” đều muốn nói lên sự vất vả, long đong, lận đận của một thân phận chẳng vui sướng, an nhàn của một kiếp người và nhất là người phụ nữ. Tiếp nối tài năng của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính đã vận dụng những thành ngữ ấy một cách sáng tạo khi nói đến thân phận của người con gái lỡ bước sang ngang, bởi chỉ có những thành ngữ này mới có thể diễn tả chính xác và sâu sắc những “bất hạnh” và “khổ đau” của người phụ nữ trong xã hội xưa, mà người đọc cũng dễ tiếp nhận và hiểu được bởi đó là những thành ngữ do dân gian sáng tạo. Đến đây, nhìn lại ý kiến của giáo sư Hoàng Như Mai, ta thấy đó là một nhận xét thật chính xác. Nếu như không có sự “cộng hưỏng”, sự phối hợp ăn ý của những từ ngữ thành ngữ, tục ngữ hay những hình ảnh mà tác giả đã khéo léo lựa chọn và vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo từ trong chiếc nôi của văn hóa và văn học dân gian thì những “đau khổ” và “bất hạnh” của người con gái trong bài thơ khó tìm được sự đồng cảm sâu xa đến như vậy. Nếu như những thành ngữ trong bài thơ “Lỡ bước sang ngang” rất phù hợp với thân phận bất hạnh của những cô gái quê khi bước về nhà chồng cùng với một tâm trạng chán chường, bi quan và tuyệt vọng thì cũng với những thành ngữ ấy đến với những tác phẩm khác lại mang một ý nghĩa mới lạ. Chẳng hạn, với thành ngữ “năm tao bảy tuyết” trong “Mưa xuân” thì đó lại là lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái trước một tình duyên không trọn vẹn. “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” Không dừng lại ở “Lỡ bước sang ngang”, “Mưa xuân”, trong một số tác phẩm khác những thành ngữ Việt Nam thường xuyên xuất hiện với những màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, trong “Giời mưa ở Huế” sự xuất hiện của thành ngữ “ba bốn tao ân ái” đó là một tâm trạng chán nản về kiếp tình duyên của chính thi sĩ trên con đường hoạn lộ của mình. Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 55 “Chao ơi! ba bốn tao ân ái Đã đủ tan tành một kiếp trai” Hay ở bài thơ khác, ta lại bắt gặp sự xuất hiện của một thành ngữ khác “Trăm sầu nghìn tủi mình tôi chịu Ba bốn năm rồi năm sáu năm Khóc vụn mỗi lần tôi nhớ lại Men nồng gạo nếp nước hoa cam” (Hoa với rượu) Xuất hiện trong hoàn cảnh này, thành ngữ “trăm sầu nghìn tủi” không còn là nỗi tủi hờn của những cô gái khi về nhà chồng mà nó là nỗi tủi hờn, tiếc nuối của chính thi sĩ về thờ thơ ấu của mình với một mối tình thật đẹp, thật trong sáng, hồn nhiên và tinh khiết với em Nhi. Có thể nói, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, tác giả đã rất linh hoạt vận dụng sáng tạo những thành ngữ tục ngữ Việt Nam. Chính vì vậy đọc toàn bộ tác phẩm thơ Nguyễn Bính “chúng ta cứ như cảm nhận rằng câu nào cũng mượt mà cách nói âm điệu dân gian dẫu cho ông đang nói tới câu chuyện quá buồn trong cuộc đời”[12;355]. 3.3.3. Sử dụng con số Một sở trường khác của nhà thơ chân quê trên hành trình tìm về cội nguồn dân tộc chính là việc dùng những “con số”. Tài năng của tác giả ở chỗ từ những con số vô hình, lạnh lùng, vô cảm của toán học (môn khoa học tự nhiên) qua bàn tay của mình, thi sĩ đã phả vào trong nó một cái “hồn dân tộc” gắn với mỗi con số là mỗi một tâm trạng của một cá nhân nào đó. Tôi nhớ có một nhạc sĩ đã sáng tác một bài hát rất nổi tiếng “con gái của mẹ” trong đó có câu “ mười hai bến nước, biết bến nào đục, bến nào trong”. Tôi tin chắc rằng nhạc sĩ kia là người khá nhuần nhuyễn trong các sáng tác dân gian, nhờ vậy sáng tác nên những câu hát mang đầy tính dân gian đến thế. Dân gian ta mỗi khi nói đến thân phận người phụ nữ – nhất là những cô gái sắp đi lấy chồng thì hay mượn hình ảnh “mười hai bến nước” hay hình ảnh “chiếc bách giữa dòng”. Dù là hình ảnh nào đi nữa tất cả đều nhằm nói lên tính chất của sự lênh đênh vô định, bé nhỏ không làm chủ được số phận của người phụ nữ. Với ý nghĩa đó Nguyễn Bính có câu thơ rất tuyệt “Cách mấy mươi con sông xấu Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh” (Lỡ bước sang ngang) Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 56 Nếu như ca dao chỉ dừng lại ở con số 12 thì con số Nguyễn Bính dùng lên tới hàng mấy mươi, rồi trăm, nghìn, vạn…con số nó cứ tăng lên mãi và nếu như ở kia chỉ là bến nước, may mắn còn có chỗ nương nhờ nhưng còn con sông sâu và nhịp cầu chênh vênh, tính chất của sự lắc lẻo, sự chông chênh càng tăng, đồng nghĩa với nó là sự hy vọng càng mong manh hơn. Có thể nói Nguyễn Bính đã sử dụng rất đạt, rất hay những con số trong từng ngữ cảnh. Để nói về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao quý, ca dao câu “Một đồng là một trăm xu Tiễn chàng lên tận chiến khu ngàn trùng (ca dao) Cũng với hình thức ấy, Nguyễn Bính sáng tác nên một câu thơ rất tuyệt để biểu dương ca ngợi về những đức tính đáng quý của người phụ nữ thời trước -yêu thương chồng con, gánh vác công việc gia đình, dành dụm tiền cho chồng lên kinh ứng thí. “Một quan là sáu trăm đồng Chắc chiu tháng tháng cho chồng đi thi” (Thời trước) Không dừng lại ở đó, tiếp tục hành trình trên con đường tìm về với những con số trong sáng tác của Nguyễn Bính, chúng ta càng phát hiện nhiều điều lí thú. Dân gian ta mỗi khi nói đến những gì là đôi là cặp thì người ta liền nghĩ đến con số 2 (đôi vành khuyên, đôi mâm trầu…) nó là biểu tượng của sự hạnh phúc. “Võng anh đi trước võng nàng Cả hai chiếc võng cùng sang một đò” nhưng trong một số trường hợp khác nó lại mang ý nghĩa trái ngược, biểu tượng của sự chia cắt và “Giấc mơ anh lái đò” là một bằng chứng thiết thực nhất “Con sông nó có hai bờ Tôi chưa đổ trạng cô thôi lại nhà” Khi một người đang trong tâm trạng hạnh phúc thì nhìn cái gì nó cũng toàn màu hồng, chính tình yêu làm con người thêm yêu đời và căng tràn sức sống “Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh” Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 57 Hơn thế, tình yêu còn là nguồn sức mạnh tiếp sức cho con người vượt qua bao thử thách của không gian thời gian. “ Bốn bên hàng xóm đã lên đèn Em ngửa bàn tay trước mái hiên Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh Thế nào anh ấy chẳng sang xem!” Trong quan niệm của người phương đông, con số 9 là con số may mắn hy vọng và chỉ cần một con số “một” nữa là nó đạt đến sự trọn vẹn nhưng chàng trai trong bài thơ “Giấc mơ anh lái đò” có lẽ vì thiếu con số may mắn đó mà không cưới được vợ “Đồn rằng đám cưới cô to Nhà giai thuê chí chiếc đò đón dâu Nhà gái ăn chín buồng cau Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn Lang thang anh dạm bán thuyền Có người giả chín quan tiền lại thôi!” Nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Bính hay tương tư, đa sầu đa cảm và đây cũng là m ột trong những phong cách thơ của Nguyễn Bính và “Tương tư” là mộ bài thơ thể hiện sâu sắc điều đó. Xuất phát từ hình ảnh mang tính biểu trưng “thôn Đoài” và “thôn Đông”, để rồi ông lưỡng phân đo điếm tất cả Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người” Ở chổ khác, chẳng hạn trong bài “Lỡ b ước sang ngang” ta thấy xuất hiện rất nhiều những thành ngữ bốn âm tiết mang con s ố: “Một nắng hai sương, Trăm cay ngàn đắng, Bảy nổi ba chìm… Nói đến thời gian, dân gian thường mượn con số 10 “mười năm”, nó là khoảng thời gian cụ thể nhưng đối với sự chờ đợi của một con người có khi nó đã trở thành thời gian của tâm tưởng – thời gian ước lệ “Mười năm gối hận bên giường Mười năm nước mắt bữa thường thay canh Mười năm đưa đám một mình Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên Mười năm lòng lạnh như tiền Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 58 Tim đi máu hết cái duyên không về” Với một vài con số kể trên thì rõ ràng chưa thể nói hết và đầy đủ một khía cạnh trong bút pháp nghệ thuật của tác giả Nguyễn Bính, nhưng tôi nghĩ nó cũng đủ cho chúng ta hiểu thêm về một diện mạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của thi sĩ đồng thời hiểu thêm một ý nghĩa thật sâu sắc mà tác giả muốn gởi gắm vào trong đó “Trong cuộc sống này không có gì là vô ích, vô nghĩa nếu con người biết vận dụng nó vào trong những hoàn cảnh thích hợp thì nó sẽ phát huy được hiệu quả tối cao”. Đó là tất cả những gì mà ông cha ta bằng kinh nghiệm thực tiễn đã trãi qua và đúc kết nên và muốn thế hệ trẻ chúng ta đón nhận nó bằng một tấm lòng tri ân, tiếp tục thừa hưởng và phát huy cái tinh hoa ấy phải chăng là mục đích chính của thi sĩ Nguyễn Bính khi quyết định chọn những thành ngữ và những con số mang đầy tính dân gian vào trong thơ ca của mình. 3.3.4. Giọng điệu Một phương diện khá quan trọng trong nghệ thuật sáng tác Nguyễn Bính không thể không kể đến “giọng điệu”. Chính cái giọng điệu này góp phần hòan thiện tài năng của tác giả. Sự gặp gỡ của các nhà nghiên cứu phê bình khi tìm hiểu về phương diện nghệ này đều thống nhất cho rằng giọng điệu chính trong thơ thi sĩ là buồn, “Âm điệu chung của thơ Nguyễn Bính là buồn”( Đoàn Đức Phương). Điều này như phần lý giải chủ đề chúng tôi đã đề cập đến (bản thân, gia đình và xã hội) là những nhân tố có sức tác động mạnh nhất. Bên cạnh đó, nguyên nhân có sức tác động không nhỏ, đó chính là sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ trong chiếc nôi dân gian. Giáo sư Hà Minh Đức phát biểu về vấn đề này như sau “Có thể ông đã chịu ảnh hưởng của điệu than của nhiều làn điệu dân ca. Điệu than đã đưa cảm xúc của người đọc tới những vùng mà sự rung động của trái tim trào lên bao cảm thương với chuyện đời dang dở, đắng cay…Có biết bao nhiêu điều đáng than thở, than vãn trong tình yêu “Tôi rót hồn tôi xuống mắt nàng Hồn tôi là cả một lời van Tôi van nàng đấy! Van nàng đấy! Ai có yêu đương chả vội vàng? (Người con gái ở làu hoa) Than vãn cho thân phận một đời người “Thày đừng nhớ, mẹ đừng thương Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ đi”… (Thư gởi thày mẹ) Than vãn khi tâm sự với người thân Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 59 “Tết này chưa chắc em về được Em gởi về đây một tấm lòng Chao ôi, tết đến mà không được Trông thấy quê hương thật não nùng!” (Xuân tha hương) Giọng điệu chính trong thơ Nguyễn Bính không dừng lại ở điệu than chịu ảnh hưởng từ làn điệu dân ca nói riêng và âm hưởng dân gian nói chung, bên cạnh đó ta còn bắt gặp một giọng điệu thứ hai giọng nhà quê, giọng điệu này được thể hiện rỏ nhất mỗi khi ngòi bút tác giả viết về quê hương, về cuộc sống, sinh hoạt của người dân quê Bên cạnh những con người sống nội tâm thầm lặng thì cũng có những con người luôn mạnh dạn bày tỏ lòng mình, phơi bày một tình cảm một cách trực tiếp công khai, nhờ vậy tạo được cảm giác gần gũi, thân thiện và dễ cảm thông tin tưởng lẫn nhau. Tiếp nhận đặc điểm trong tâm lý của người Việt Nam, vì vậy ta còn bắt gặp giọng điệu khác trong thơ thi sĩ, đó là giọng kể lể, tâm sự của thơ dân gian. Nhiều bài thơ của ông như một câu chuyện nhỏ, những kỉ niệm thú vị và hấp dẫn, những nỗi buồn thương day dứt, trong đó giọng kể chuyện thể hiện rõ nhất ở các bài thơ có dung lư ợng dài của tác giả và “Lỡ bước sang ngang” là bài thơ tiêu biểu cho chất giọng này. Dù nói về mình hay thác lời cho số phận khác, bao giờ Nguyễn Bính cũng muốn thanh minh lí giải, biện hộ cho những tình cảm tốt đẹp của con người mà không phải ai cũng thấu hiểu. Chính giá trị nhân văn cao đẹp hài hòa nhu ần nhuyễn trong cái tài hoa của giọng kể, lời tâm sự đã là cho th ơ Nguyễn Bính dễ tìm được sự cảm thông giao hòa với mọi người. Cũng như nhiều nhà thơ tài năng khác của dân tộc, Nguyễn Bính biết cách làm giàu cho sáng tác của mình tr n mảnh đất văn hóa dân gian, từ đó khai thác và khơi nguồn cảm hứng để tạo nên những thi phẩm mới. Bằng lối tư duy dân gian, Nguyễn Bính đã sáng tạo cho mình giọng điệu ca dao dân ca, đó là những thể hát nói cổ truyền dân tộc. Đối với người bình dân Việt Nam, điều quan trọng là đơn giản hóa những đ ều phức tạp. Tiếp nhận đặc điểm này, thơ Nguyễn Bính vì vậy cũng rất đơn giản, dễ dàng như những nghệ sĩ dân gian thường gặp ở kh ắp các vùng quê Nếu ca dao có câu “Em về dọn quán bán hàng Để anh là khách đi đàng chú c ân Ta lại gặp cách nói tương tự trong thơ thi sĩ “Lòng em là quán bán hàng Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 60 Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi” (Em v ới anh) Đến đây ta có thể khẳng định, giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính thật đa d ng phong phú và dù mang một chất giọng gì chăng nữa, ta vẫn ắt gặp giọng điệu chung trong các sáng tác thi sĩ - chất giọng dân gian. 4. Hình thức thể loại Ca dao – một bộ phận của văn học dân gian, được người xưa rất yêu thích, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người dân quê vẫn cất lên những câu hò tiếng hát ca dao đầy nghĩa tình. Đến lượt mình thi sĩ đồng quê ấy đã mang cả một kho tàng ca dao như muốn “khoe” với mọi người “viên ngọc quý báu” của dân tộc Việt. Nhưng điều đó không có nghĩa là một sự “bắt chước rập khuôn”, mượn thể thơ dân tộc để nói lên cái hồn Việt bằng một cách nói rất riêng của mình. Vấn đề này Giáo sư Hà Minh Đức có ý kiến “Chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính đẹp và gợi cảm. Tác giả đã làm sống lại ca dao trong nguyên thể của nó và có những cách tân sáng tạo”. Và ông cũng đã giải thích trước sự băn khoăn của một số người khi cho rằng Nguyễn Bính không thật sự giữ được cái “Chân quê” trong một số bài thơ lục bát của mình, ông nói “Thực ra thì Nguyễn Bính không trở về với ca dao theo lối mô phỏng, viết những cái giống như ca dao mà quan trọng hơn là tìm được sự hòa hợp giữa hồn quê trong ca dao với những ý tưởng và tình cảm của cuộc đời …[12;164] Thật vậy ca dao của Nguyễn Bính không chỉ đi vào khai thác tâm lý cộng đồng dân tộc mà ông còn chú ý hơn đến những biểu hiện tâm trạng của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Mỗi một khía cạnh tâm hồn con người được ông quan tâm sâu sắc với những sắc thái tình cảm và những rung động khác nhau. Đây là nổi nhớ của một chàng trai “Chiều nay thương nhớ nhất chiều nay Thoáng bóng em trong cốt rượu đầy Tôi uống cả em và uống cả Một trời quan tái mấy cho say” (Một trời quan tái) Và đằng kia là tâm trạng khắc khoải cô đơn “Tôi vào sâu quá và xa quá Đường lụt sương mù lụt lá rơi” (Diệu vợi) Không dừng ở đấy, âm hưởng văn hóa dân gian còn vang v ọng ở thể lục bát - thể loại đi ển hình nhất của ca dao dân ca. Thơ lục bát đã có truyền thống lâu đời với sự tuần hoàn điều đặn của hai câu sáu tám, với vần chân và vần lưng luôn hiệp Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 61 vần theo thanh bằng, thể thơ này rất phù hợp cho giọng kể lể, lời tâm sự, cho những nỗi niềm buồn đau xót thương, buâng khuâng nhớ nhung… Nếu như Nguyễn Du với kiệt tác truyện Kiều trở thành ông vua của sở trường lục bát thì hơn hai thế kỉ sau, không phụ tấm lòng của cha anh mình, cùng với Huy Cận Nguyễn Bính đã đưa thể thơ lục bát (ca dao) lên vũ đài vinh quang của dân tộc. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét “Về mặt thể loại, Nguyễn Bính làm thơ trữ tình, viết truyện thơ, sử dụng nhiều thể thơ nhưng thành thục hơn cả là thể lục bát…Thể lục bát ca dao mang vẻ hồn nhiên, tươi thắm của chất trữ tình đồng quê, vừa trong sáng, mềm mại vừa thiết tha, gợi cảm…Những bài thơ lục bát của Nguyễn Bính như Chân quê, Tương tư, Người hàng xóm, Lỡ bước sang ngang vừa thanh thoát, gợi cảm vừa chải chuốt, điêu luyện.”[12;162]. Trong các sáng tác của mình trước Cách mạng, thể thơ này chiếm số lượng khá lớn tới 45%. Tác giả đã phát huy cao độ sự phù hợp giữa đặc trưng của thể loại lục bátlà mềm mại, uyển chuyển, giàu nhạc điệu với phong cách thơ mộc mạc, đằm thắm, dịu dàng của tác giả. Tác giả thường dùng kiểu ngắt nhịp 2-2 - kiểu ngắt nhịp truyền thống tạo âm hưởng trầm buồn, tha thiết. Nhưng Nguyễn Bính không sáng tác theo kiểu mô phỏng ca dao, ông luôn có những cách tân sáng tạo.Tác giả Đoàn Hương đóng góp ý kiến“Những bài lục bát của ông luôn luôn đổi mới, muôn màu muôn vẻ, tránh được cảm giác làm dáng của một nhịp thơ, một hòa âm cố định mà thể thơ lục bát thường hay dẫn đến”. Chính vì vậy, bên cạnh những câu thơ có cách ngắt nhịp theo kiểu truyền thống cũng có những câu thơ có cách ngắt dịp hết sức linh động, kiểu ngắt nhịp 3/3/2 ở câu tám là cho lời thơ sinh động hẳn lên “ Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau” (Tương tư) Hay ở một bài thơ khác cũng có cách ngắt nhịp tương tự như vậy “Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Anh đi đấy, anh về đâu? Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm… (Không đề- -1938) Đoàn Thị Đặng Hương trên con đường đến với thơ Nguyễn Bính tiếp tục có ý kiến “ông là nhà thơ đầu tiên trên thi đàn thơ hiện đại của thế kỷ này đã dùng hình thứ của thơ ca dân gian (đặc biệt của ca dao, dân ca) để chuyển tải nội dung thẩm mỹ của Thơ mới”. Ta hãy lắng nghe lời thơ sau “Đêm tàn chẳng có chiêm bao Đêm tàn có mấy chùm sao cũng tàn Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 62 Chén sầu đổ ướt tràng giang Canh gà bên nớ giằng sang bên này” (Một con sông lạnh- -1941) Hay “Chừ đây bên nớ bên tê Sương thu xuống gió thu về bồng bênh Đàn ai dứt một dây tình Nổi lên một tiếng buồn tênh rồi chìm” (Lửa đò- -1941) Với nhận xét này tôi nghĩ bài thơ “Chân quê” là một ví dụ tiêu biểu hơn cả. Bài thơ như một lời trách móc của chàng trai trước sự đổi thay của cô gái đang chạy theo lối sống thị thành mà đang dần đánh mất đi cái duyên dáng, chân chất, bình dị của người dân quê nhưng hàm ẩn đằng sau nó là quan niệm chống đối lại lối sống đang làm biến chất diện mạo và tâm tính con người. Đây là một tư tưởng hết sức mới mẻ, hiện đại nhưng nó lại được chuyển tải trong khuôn khổ của những câu thơ mang chất ca dao bình dị và gợi cảm “Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” Bốn câu thơ là sự quy tụ của những từ ngữ và hình ảnh đồng quê “hoa chanh, vườn chanh, hương đồng gió nội, thầy u, chúng mình…nó đã hòa hợp nhau và tạo nên một âm hưởng ca dao trữ tình độc đáo. Có thể nói rằng cái kho tàng lục bát ca dao của thi sĩ Nguyễn Bính, chúng ta có tìm hiểu, nghiên cứu cả đời cũng chưa thể hết bởi nó chính là kho tàng văn hóa dân gian nhưng tôi nghĩ với một vài điều trích dẫn trên cũng đủ cho chúng ta tiếp cận diện mạo phong phú trong nghệ thuật sáng tác của thi sĩ Nguyễn Bính. Bên cạnh nội dung thì nghệ thuật là một phương diện khá quan trọng, là một đóng góp quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của một tác giả. Khi nghiên cứu bất kì một vấn đề gì cũng cần quan tâm đến cả hai phương diện này. Trong một tác phẩm văn học nói chung và trong tác phẩm thơ nói riêng, hai mặt này thống nhất gắn chặt với nhau như một thực thể không thể tách rời. Hình thức là một phương tiện để chuyển tải nội dung và nội dung muốn hay, hấp dẫn được người đọc (ngoài vấn đề mà nó đang đề cập) thì nó cần có một hình thức phù hợp thì mới có thể phát huy tối cao giá trị ý nghĩa của tác phẩm. Và thi sĩ Nguyễn Bính đã đáp ứng được yêu cầu ấy, đã chuyển tải một vấn đề văn học dưới một lớp vỏ hình thức phù hợp. Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 63 PHẦN TỔNG KẾT ]^ Sự trở về nguồn cội giữ gìn bản sắc không chỉ là chủ trương xuất phát từ một chính sách chính trị, mà thực sự là một nhu cầu bên trong tinh thần tình cảm, tâm linh, đạo lý của một lớp người thấm trong máu mình dòng văn hóa dân tộc. Trong hành trình về nguồn ấy, họ tìm thấy cuộc đời và thơ Nguyễn Bính là một bậc tiên tri đã chọn đúng đường, giữa buổi giao thời nhốn nháo, lúc đang còn ở tuổi đôi mươi. Thật vậy, Nguyễn Bính là một trong những đứa con của phong trào Thơ mới, tìm cho mình một phong cách riêng rất độc đáo “tìm về chiếc nôi ấm dân gian” làm mạch nguồn cảm hứng sáng tác. Chính vì vậy, toàn bộ sáng tác Nguyễn Bính thấm nhuần chất dân gian. Điều này lí giải vì sao thơ Nguyễn Bính chiếm được tình cảm lớn trong đông đảo công chúng. Trước hết là những người thuộc lớp “công chúng mộc mạc” (chữ của Hoài Thanh). Bao trùm lên thơ Nguyễn Bính là một tình yêu và tình yêu gắn liền với cuộc sống làng quê với những đêm hội làng, những hẹn hò lứa đôi với những mảnh vườn, bờ ao, cánh đồng, đêm trăng… Viết về làng quê, Nguyễn Bính không nhắm vào những cơ cực, những hình ảnh lam lũ của con người, cũng không nhằm lí tưởng hóa làng quê của mình. Làng quê hiện lên với những tình cảm cộng đồng, gắn bó và thâm tình. Làng quê ấy hiện lên thật trong sáng, thanh bình và ấm áp nghĩa tình. Nó là một bức tranh vẽ lên đầy đủ những sinh hoạt văn hóa dân gian, những phong tục tập quán và cả những quan niệm, suy nghĩ, tình cảm con người. Thành công khác của thi sĩ là xây dựng hình tượng nhân vật. Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Bính không nhằm vào mục tiêu miêu tả sự nghèo khổ cùng cực của họ. Mục đích chủ yếu của ông nhằm phát hiện ở họ những phẩm chất tốt đẹp, những suy nghĩ và tình cảm chân chất, trong sáng của dân quê. Một con người lớn bên trong sự khao khát tình cảm (tình yêu, tình mẹ con) vì vậy, chiếm phần lớn trong thơ Nguyễn Bính đó là một tình yêu-tình yêu đối với làng quê, cuộc sống con người, đặc biệt là tình yêu đôi lứa dở dang, thường không trọn vẹn. Nhưng điều đặc biệt, đó không phải là tình yêu theo lối hiện đại, cái tình yêu ấy được diễn ra trên cái nền của hội hè đình đám, trong những ngày tết cổ truyền. Thơ Nguyễn Bính làm rung động tới những gì cổ xưa, mến thương nhất của tâm linh người Việt là vì thế. Ra đời đến nay hơn nửa thế kỉ, nhưng thi sĩ họ Nguyễn vẫn hằng tồn tại trong lòng bạn đọc yêu thơ, bất chấp cái “ba chìm bảy nổi” của cuộc đời nhà thơ, bất chấp cái “ba chìm bảy nổi” của những lời bình phẩm đánh giá thơ ông, thơ Nguyễn Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 64 Bính cứ sống cái đời lam lũ của riêng mình hơn nửa thế kỉ nay trong đời sống dân dã. Mượn lời của tác giả Đoàn Hương thay cho lời kết luận “Thơ Nguyễn Bính đã và sẽ tồn tại với qui luật giản dị của văn học dân gian. Sự lớn lao trong bóng dáng thơ ca của ông trên văn đàn lại hiện hữu như điều đan giản nhất của cuộc sống” thơ ca mãi mãi là dỉnh cao nổi tiếng ấy, cao hơn tất cả các ngọn núi Anpơ, nằm lăn lốc trong cỏ, trước chân ta, đến độ chỉ cần cúi xuống một chút là ta có thể nhìn thấy nó và nhặt làên nó. Câu nói nổi tiếng ấy của nhà thơ Nga phải chăng cũng chính làà nói về thơ Nguyễn Bính: những vần thơ giản dị của ông cứ tồn tại và sống đời sống riêng của nó. Nó tồn tại như lẽ tự nhiên của cuộc đời vốn tồn tại như vậy”. Có thể nói rằng, âm hưởng văn hóa dân gian tồn tại trong thơ Nguyễn Bính không chỉ được thể hiện trên phương diện đề tài mà còn thể hiện cả trên phương diện hình thức. Với hai mặt vừa trình bày trên làm thành một chỉnh thể thống nhất trong nội dung nghiên cứu của tác phẩm, góp phần giúp chúng ta hiểu thêm diện mạo mới trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Bính. Tuy rằng, đề tài thể hiện một cách khá đầy đủ các phương diện cần nghiên cứu, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề tài ngh ên ứu, tìm hiểu, phân tích và trình bày khá rõ về âm hưởng dân gian trên các mặt đ ề tài, chủ đề, tư tưởng thẩm mỹ; chắc lọc những dẫn chứng phục vụ cho yêu cầu của bài làm nhưng nhìn chung người nghiên cứu cũng chưa khám phá thật sâu những vấn đề trình bày, đôi chổ kiến thức diễn đạt còn vụng về, sơ sài. Vì vậy bản thân thiết nghĩ, đây là một khuyết điểm mà bản thân cần cố gắng khắc phục, đạt được hiệu quả tốt hơn cho quá trình học tập và rèn luyện sau này. Âm hưởng Dân Gian trong một số sáng tác Nguyễn Bính trước cách mạng NGUYỄN THỊ NGỌC VI-DH5C1 - 64- Tư liệu tham khảo [\ ] 1. Hà Minh Đức(chủ biên). 1997. lí luận văn học. Hà Nội. NXB:Giáo dục. 2. Hòai Thanh-Hoài Chân. 2006. Thi nhân Việt Nam. Hà Nội. NXB: Thanh Hóa. 3 .Hữu Đạt. Ngôn ngữ thơ Việt Nam: NXB Giáo dục 4. Huy Cận-Hà Minh Đức (chủ biên). 1993. Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca:NXB Giáo dục. 5. Kiều Văn. Những gương mặt tiêu biểu thi ca Việt Nam:NXB Văn học. 6. Lê Đình Kỵ. 1998. Phê bình nghiên cứu văn học. 7. Lê Trí Viễn.1978. Lịch sử văn học Việt Nam Tập I – Văn học dân gian phần 1. Sách Đại học sư phạm. NXB Giáo dục. 8. Mã Giang Lân. 2000. Tìm hiểu thơ. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin. 9. Nguyễn Xuân Kính. 1992. Thi pháp ca dao. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội 10. Nguyễn Bính. Thơ và đời. Hà Nội. NXB: Văn học 11. Nguyễn Bính. 2000. Nhà thơ chân quê. Hà Nội:NXB: Văn hóa thông tin. 12. Nguyễn Bính. Về tác gia và tác phẩm: NXB Giáo dục. . 13. Nguyễn Bính. 2001. tuyển tập Nguyễn Bính. Hà Nội: NXB:Văn học 14. Trần Đình Sử (chủ biên).Giáo trình LÍ luận văn học tập II -tác phẩm và thể loai văn học: NXB Đại học Hà Nội. 15. Trần Đình Sử. 1997. Những thế giới nghệ thuật thơ(tiểu luận). Hà Nội: NXB Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfAM HUONH NHAN GIAN TRONG MOT SO SANG TAC CUA NGUYEN BINH TRUOC CACH MANG.PDF