MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn mười năm về trước, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã ra đời tại thủ đô Băng Cốc - Thái Lan. ASEM được thai nghén bởi những yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng hơn hết đó là sản phẩm, là mong muốn của các thành viên hai châu lục, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai châu lục Á và Âu.
Cho đến nay, ASEM đã trải qua 6 kỳ Hội nghị Thượng đỉnh và hàng trăm cuộc họp ở các cấp khác nhau được tổ chức luân phiên ở các nước thành viên thuộc hai châu lục. Những hoạt động của ASEM được triển khai đồng đều trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Sau hơn một thập kỷ tồn tại và phát triển (1996 - 2007), ASEM đã gặt hái được những thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của hai châu lục và thế giới. Cùng với chín thành viên ASEAN và ba nước Đông Bắc Á, Việt Nam cũng đã gia nhập vào tiến trình này. Hơn nữa, là một trong 25 nước sáng lập nên Việt Nam có cơ hội tham gia một cách chủ động và tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn.
Được sự tín nhiệm của các thành viên, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) vào tháng 10/2004 tại thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lần thứ ba mà Hội nghị Cấp cao ASEM được tổ chức ở một nước thành viên châu Á. Một điều thú vị là các kỳ Hội nghị Cấp cao này đều là những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tiến trình hợp tác Á - Âu: ASEM 1 tại Băng Cốc, Thái Lan khai sinh ra ASEM; ASEM 3 tại Xê-un, Hàn Quốc cung cấp cho ASEM một Khuôn khổ hợp tác; ASEM 5 tại Hà Nội - Việt Nam đưa tiến trình phát triển ở một tầm cao mới, sống động và thực chất hơn, là cột mốc cho việc mở rộng ASEM.
Có thể nói, ASEM 5 là sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất của Việt Nam năm trong 2004. Nhận thức được việc đăng cai tổ chức ASEM 5 sẽ là một cơ hội vàng cho nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, nên Hà Nội nói riêng và cả nước đã vào cuộc để chuẩn bị thật tốt cho sự kiện lớn nhất của năm này.
Nhằm hiểu rõ hơn về tiến trình hợp tác Á - Âu, vai trò của diễn đàn trong việc thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai châu lục, sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong ASEM, đặc biệt là tìm hiểu về ASEM5 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào tháng 10/2004, tôi đã chọn đề tài khoá luận là ASEM và Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004.
Với lượng kiến thức hạn chế thu nhận được từ sách báo, tạp chí ., tôi hi vọng khoá luận sẽ là tổng quan về ASEM và vai trò của Việt Nam trong ASEM.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khoá luận là Diễn đàn Hợp tác Á –Âu, trọng tâm là tìm hiểu về sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ASEM. Thứ hai là đi sâu tìm hiểu về Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần 5 (ASEM 5) tại Việt Nam năm 2004.
ASEM ra đời cách đây không lâu (năm 1996), bài viết không đi suốt quá trình hình thành và phát triển của ASEM, mà tập trung chủ yếu vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đặc biệt là năm 2004 - năm diễn ra ASEM 5 tại Hà Nội.
Để hoàn thành khoá luận, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận, phân tích tài liệu, so sánh và khoa học lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
3. Nguồn tài liệu
Do phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những năm đầu thế kỷ XXI nên yêu cầu những số liệu và thông tin phải thật mới, cập nhật. Đó là một khó khăn để hoàn thành tốt bài khoá luận.
Tuy nhiên, qua tìm đọc tài liệu, tôi đã thu thập được tài liệu là sách viết về ASEM như: “ASEM - Diễn đàn hợp tác Á - Âu tiến tới quan hệ sống động và thực chất hơn” của Bộ Ngoại giao; “ASEM 5 cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập Á - Âu” của tác giả Hoàng Lan Hoa; “Tiến trình hợp tác Á - Âu và những đóng góp của Việt Nam” của Nguyễn Duy Quý .
Tài liệu từ các báo, tạp chí, bản tin của TTX VN như “Chiến lược Châu Á mới của EU và vai trò của ASEM” của Bùi Huy Khoát; “ASEM trong tiến trình toàn cầu hoá” của Lê Bộ Lĩnh; tài liệu tham khảo đặc biệt của TTX VN, .
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận ASEM và Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đối với sự phát triển toàn diện của thế giới nói chung.
Là một trong 25 nước thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam có cơ hội hoạt động một cách tích cực và chủ động trong ASEM. Việt Nam không những tích cực triển khai các thoả thuận của các kỳ hội nghị về ba lĩnh vực hợp tác cơ bản của ASEM là đối thoại chính trị; hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, mà còn chủ động đưa ra những sáng kiến hoặc đồng sáng kiến, đóng góp vào những hoạt động đa dạng và phong phú của Tiến trình Á - Âu.
Đặc biệt, từ tháng 10/2000, Việt Nam còn đảm nhiệm vai trò nước Điều phối viên châu Á, là một trong bốn nước Điều phối viên của ASEM. Như vậy, với những hoạt động và đóng góp tích cực của mình, Việt Nam đã đem lại lòng tin, sự tín nhiệm, sự đánh giá cao của các nước thành viên. Với cương vị này, Việt Nam có cơ hội thể hiện khả năng của mình, có những đóng góp cụ thể vào những vấn đề quan trọng của ASEM.
Mặc dù nhiệm kỳ của một nước Điều phối viên là hai năm, nhưng do những hoạt động tích cực và hiệu quả, đồng thời để tạo thuận lợi cho việc tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5), Việt Nam được các nước tin tưởng giao nhiệm vụ tiếp tục giữ vai trò là nước Điều phối viên ASEM cho tới tháng 10/2004.
Việc đăng cai tổ chức ASEM 5 Hà Nội năm 2004 là một đóng góp quan trọng và tích cực nhất của Việt Nam vào tiến trình này. Thể hiện đường lối đúng đắn, chủ động, sáng tạo trong hội nhập quốc tế như quan điểm Đảng ta nêu ra trong Đại hội Đảng lần 9 “Thực hiện nhất quán đường lối độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới. Đồng thời thể hiện vị trí của Việt Nam đang dần được nâng cao trong ASEM nói riêng và trên trường quốc tế nói chung, tạo thế và lực mới cho sự hội nhập và phát triển của Việt Nam trong tương lai.
3.5.3: Thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước ASEM
Về kết quả hợp tác Việt Nam - ASEM, chúng ta có thể thấy rõ rằng, những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với ASEAN, ASEM đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEM chiếm tới 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu từ ASEM của VIệt Nam là 70,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, về cán cân thương mại, thị trường ASEM chiếm 2/3 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong cùng thời điểm.
Về đầu tư, Việt Nam và ASEM cũng có những tiến bộ đáng kể. Từ năm 1995 đến 2000, ASEM đã cam kết vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 15,2 tỷ USD, chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Riêng EU, tính đến hết tháng 6/2000, các nước EU đã có 322 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn lên đến 5,4 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng FDI của Việt Nam. Trong đó Anh, Pháp, Hà Lan, Đức là những bạn hàng lớn của Việt Nam.
Về thương mại, EU vẫn là đối tác lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2000, kim ngạch buôn bán giữa hai bên đạt 4.052,7 triệu USD, tăng 20 lần so với năm 1999, nhập khẩu từ EU là 1.216,7 triệu USD. Thị trường EU chiếm tới 34% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, vượt qua cả các bạn hàng truyền thống của Việt Nam là Nhật Bản (20%) và ASEAN (15%)[2;79]
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU15 (Triệu USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu
Giá trị
Tăng %
Giá trị
Tăng %
Giá trị
Tăng %
1999
2506,3
17,9
1052,8
-19,5
3559,1
3,7
2000
2824,4
12,7
1302,6
-23,7
4127,0
15,9
2001
3002,9
6,3
1527,4
17,2
4530,3
9,7
2002
3149,9
4,9
1842,1
20,5
4991,1
10,2
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhìn bảng trên, ta thấy kim ngạch thương mại Việt Nam - EU tăng mạnh. Trong đó, giá trị xuất khẩu tăng từ 2506,3 triệu USD năm 1999 lên 3149,9, triệu USD năm 2002, giá trị nhập khẩu tăng từ - 19,5% năm 1999 lên 20,5% năm 2002. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là tăng cả về giá trị (3559,1 năm 1999 lên 4991,1 năm 2002) và phần trăm (3,7% năm 1999 lên 10,2% năm 2002)
Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam trên thị trường EU như hàng dệt may, cà phê, chè, thủ công mỹ nghệ,... [21;11] (Bảng 2)
Bảng 2: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU15
Tên hàng
1999
2000
2001
2002
Hải sản
89,1
100,3
116,7
97,9
Chè, cà phê
201,9
204,2
201,8
170,5
Dệt may
555,1
609,0
607,7
5519,0
Giày dép
937,0
1.039,2
1.163,0
1327,9
Hàng thủ công mỹ nghệ
59,7
111,3
119,2
149,5
Tổng kim ngạch XK
2.536,5
2.824,4
3.002,9
3.149,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đơn vị: Triệu USD
Trong năm 2004 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt 6,4 tỷ euro, tăng trên 20% so với năm 2003; Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt gần 5 tỷ euro và nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ euro. Các nhóm hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU có tỷ trọng lớn gồm dệt may, thủy sản, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2005, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU có thể vượt ngưỡng 7 tỷ euro khi hạn ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU được bãi bỏ. Trong năm 2006, quan hệ thương mại VN - EU đạt gần 9,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường EU đạt 6,9 tỷ USD gồm các mặt hàng giày, cao su, cà phê, đồ gỗ, điện tử….. thị trường EU là đối tác thương mại đứng hàng thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc (10,4 tỷ USD) và Nhật Bản (9,94 tỷ USD). Riêng lĩnh vực xuất khẩu, EU là thị trường xuất khẩu đứng thứ 2 tại VN, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu tại VN. Theo thống kê của Euro Start thì trong năm 2006, xuất khẩu EU chiếm 2,2 tỉ Euro, dự kiến trong năm 2007 sẽ tăng 26,4 % (tương đương 5,4 tỷ Euro). Về đầu tư, EU là thị trường đầu tư thứ 2 ở Việt Nam, đứng sau Nhật. Mối quan hệ giữa Việt nam và EU bắt đầu từ năm 1995, là năm Việt Nam đệ đơn gia nhập WTO.
Theo Vụ châu Âu, EU hiện có 445 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 6,8 tỷ euro, trong đó EU đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế và thương mại. Đặc biệt, trong năm 2006, EU đã trở thành nhà tài trợ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam với số tiền cam kết khoảng gần 1 tỷ USD.
Ông James Moran, Vụ trưởng Vụ châu Á Tổng vụ Đối ngoại thuộc Ủy ban châu Âu (EC), cho biết Liên minh châu Âu đã quyết định tăng ngân sách tài trợ dành cho Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013, với mức tăng khoảng 30% so với giai đoạn trước.
Theo "Tài liệu chiến lược" Việt Nam - EU giai đoạn 2007 - 2013 và "Chương trình định hướng nhiều năm" giai đoạn 2007-2010, vừa được EC thông qua, EU sẽ dành tổng cộng 304 triệu euro hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và y tế. [28]
Tuy đạt được những thành tựu khả quan như vậy, song việc hội nhập của nước ta vẫn có những khó khăn nhất định so với EU, đặc biệt EU lại là một thị trường kén chọn, khó tính, mà hàng Việt chúng ta vẫn còn kém về sức cạnh tranh so với Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... Tham gia ASEM, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với các cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển thị trường ở cả hai khu vực. Nhưng, những khó khăn này sẽ là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp nước ta và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển cứng cáp hơn, mạnh mẽ hơn.
ASEM 5 đã kết thúc tốt đẹp tại Hà Nội, năm 2004. Để đạt được những kết quả đó là sự nỗ lực chuẩn bị của nước chủ nhà Việt Nam, sự hỗ trợ hợp tác của các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEM. Với những kết quả tốt đẹp đó, trong tương lai ASEM sẽ phát triển hơn nữa, đi vào thực chất và sống động hơn, đúng như chủ đề bao trùm Hội nghị Thượng đỉnh mà Việt Nam đã đưa ra. Dù vẫn còn nhiều hạn chế, song trong tương lai, ASEM sẽ khắc phục những khó khăn và tranh thủ những điều kiện thuận lợi để đưa hợp tác Á - Âu lên một tầm cao mới với nhiều kết quả nổi bật hơn. Với việc đăng cai tổ chức ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004, chúng ta có cơ hội giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn, sâu sắc hơn. Chúng ta thật vui mừng và tự hào với những ghi nhận và đánh giá cao của bạn bè quốc tế nhân dịp này. Thông qua ASEM 5, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã có hơn một thập kỷ tồn tại và phát triển (1996 - 2007). Tuy tuổi đời còn rất trẻ so với các tổ chức, diễn đàn khác như EU, ASEAN, APEC... ASEM vẫn còn những hạn chế trong đường hướng phát triển, vẫn chỉ được nhắc đến là một diễn đàn không chính thức để các thành viên thảo luận, trao đổi về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá. Nhưng, với phương thức hợp tác phù hợp với đặc điểm tình hình hai khu vực như tôn trọng lẫn nhau, tự chủ, tự nguyện, hiệp thương nhất trí, bình đẳng cùng có lợi..., với những kết quả thực tiễn, ASEM đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình duy trì hoà bình, an ninh và phát triển ở hai châu lục nói riêng và trên thế giới nói chung.
Về phương hướng của ASEM trong tương lai, các nhà lãnh đạo vẫn khẳng định ASEM là một tiến trình mở, tiệm tiến và không chính thức. Nhưng dần dần, cùng với quá trình hội nhập quốc tế và từ chính yêu cầu của các bên, ASEM sẽ cải tiến phương thức hoạt động, tiến tới sống động và thực chất hơn, phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Châu Á vẫn sẽ giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược của EU và chắc chắn Liên minh châu Âu sẽ không bỏ qua các cơ hội kinh tế mà châu Á đã và sẽ mang đến cho họ. Nhưng do những vướng bận nội bộ, sự ràng buộc về lợi ích với Mỹ, EU sẽ không thể tạo nên một bước đột phá trong quan hệ với châu Á, ngay cả về kinh tế chứ chưa nói tới lĩnh vực an ninh, chính trị. Tuy nhiên, kinh tế sẽ là lĩnh vực được ưu tiên nhiều hơn trong tương lai.
EU có thể sẽ chấp nhận cải tiến ASEM trong một mức độ nào đó. Bởi nếu có quá nhiều ràng buộc, ASEM trở thành một thể chế chính thức, một diễn đàn thương lượng giữa châu Âu và châu Á, thì lẽ dĩ nhiên, châu Âu sẽ phải cam kết nhiều hơn với châu Á. Mà để làm được điều đó thì không hề đơn giản, trong bối cảnh hiện nay, châu Âu chưa muốn và cũng không đủ nguồn lực để làm được như vậy.
Tiến trình này có thể sẽ được thể chế hoá với việc thành lập một Ban Thư ký như Ban Thư ký của APEC, tuỳ thuộc vào mức độ hợp tác.
ASEM vẫn là một tiến trình phi chính thức giữa hai châu lục. Tuy nhiên, trong lòng ASEM sẽ có những liên minh tự nguyện giữa các nước thành viên (có thể là song phương hoặc đa phương) để tiến hành trước một số dự án hợp tác phù hợp với lợi ích và mong muốn của họ (ví dụ như ký kết các FTA), mở đầu cho việc hình thành trong tương lai một Khu Mậu dịch tư do ASEM. Các liên minh này sẽ mở cửa cho sự tham gia của các đối tác khác khi họ có nguyện vọng. Khuôn khổ hợp tác Á - Âu năm 2000 và những cải tiến thông qua tại ASEM 5 vẫn sẽ được tôn trọng và trở thành đường lối chỉ đạo các hoạt động của ASEM trong tương lai.
Với những định hướng như vậy, chúng ta hi vọng rằng trong tương lai, ASEM sẽ là một diễn đàn hợp tác mang lại nhiều hơn nữa lợi ích thiết thực cho nhân dân hai châu lục. Từ đó, ASEM sẽ nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, trở thành một cụm từ vựng được nhắc đến nhiều hay thậm chí là nhiều hơn APEC. ASEM sẽ không còn là nơi để “nói chuyện” (Talk shop), mà sẽ là một diễn đàn hướng về kết quả nhiều hơn, là diễn đàn của hai khu vực giàu mạnh.
Về phía nước chủ nhà của ASEM 5, thì đây thực sự là một cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, cải thiện và nâng tầm vị trí của nước nhà trên trường quốc tế.
Các vị nguyên thủ, lãnh đạo và quan chức các nước tham gia ASEM 5 không ngớt lời khen ngời và cảm ơn Việt Nam đã tổ chức một ASEM thành công hơn cả mong đợi.
Báo chí quốc tế cũng ghi nhận những thành công của ASEM 5. Đài BBC nhận định rằng ASEM 5 đã thành công với kết quả nổi bật nhất là sau 8 năm kể từ khi thành lập, ASEM đã mở rộng thêm 13 thành viên. Tại Thái Lan, tờ Bưu điện Băng Cốc số ra ngày 10/10/2004 đăng bài “Hội nghị cấp cao ASEM 5 tiến tới mối quan hệ mật thiết hơn”, tóm lược tinh thần của hai văn kiện quan trọng là Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn và Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hoá-văn minh.
Phản ánh về thành công của ASEM 5, dưới góc nhìn của Đại sứ một số nước thành viên, Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam, ngài H. Sô-ren-sen đã đánh giá cao công tác chuẩn bị cũng như tổ chức ASEM 5 của Việt Nam như sau: “Việt Nam đã nỗ lực hết mình để đảm bảo cho ASEM 5 thành công”. Còn nói về tầm quan trọng của ASEM 5 đối với Việt Nam, ông Rô-bét Goc-don, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đã nhận xét rằng ASEM 5 là “Một cột mốc chiến lược hội nhập toàn cầu của Việt Nam”. Đánh giá về tương lai ASEM sau ASEM5, ông Cơ-rit Kờ-ra-chit, Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam đã phát biểu “ASEM đang vững bước tiến tới các quan hệ mật thiết hơn, hiệu quả hơn” [7;47]
Với những thành công như vậy, chúng ta tin tưởng rằng “ASEM 5 sẽ luôn luôn được nhớ đến như là Cấp cao đầu tiên của một ASEM mở rộng, là Cấp cao của tầm nhìn và quyết tâm đổi mới nhằm đưa quan hệ đối tác Á - Âu chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn hợp tác thực chất và hiệu quản hơn, nhất là về kinh tế và văn hoá” [27] để châu Âu hướng về châu Á, châu Á hướng về châu Âu, là cơ hội tốt giúp thế giới hướng tới Việt Nam và Việt Nam hoà nhập với thế giới.
Phụ lục 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU CỦA ASEM
Hội nghị Cấp cao ASEM
Lãnh đạo Nhà nước/Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu
Bộ trưởng Ngoại giao
Quan chức Cao cấp Ngoại giao
Điều phối viên
Nhóm Viễn cảnh Á -Âu
Nhóm đặc trách kinh tế ASEM
Trụ cột chính trị
Trụ cột kinh tế
Trụ cột hợp tác khác
Bộ trưởng Tài chính
Bộ trưởng Kinh tế
Đối thoại chính trị: khủng bố, nhân quyền, di cư, WMD
Bộ trưởng Môi trường
Bộ trưởng Văn hoá – văn minh
Bộ trưởng
KH - CN
Bộ trưởng Nông nghiệp
AEBF
SOMTI
Thứ trưởng
Điều phối viên kinh tế
Nhóm làm việc
IPAP
IEG
TFAP
AEETC
Quỹ ASEF
Tổng cục trưởng Hải quan
Giáo dục; y tế; ITC; phúc lợi của phụ nữ, trẻ em
Quỹ Tín thác ASEM
Phụ lục 2:
Hội nghị cấp cao những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu
Quản lý tổng thể
tiến trình
Khuôn khổ
Nhóm Tầm nhìn
nhnhnhìn
Bộ trưởng Ngoại giao
Đối thoại
chính trị
Hợp tác Á - Âu* “ASEM - DiÔn ®µn hîp t¸c ¸ - ¢u, tiÕn tíi quan hÖ ®èi t¸c sèng ®éng vµ
thùc chÊt h¬n”, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia Hµ Néi 2004.
Các chữ viết tắt:
AEBF: Diễn đàn doanh nghiệp Á -Âu
FMM: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
ASEF: Quỹ Á – Âu
EFEX: Mạng lưới chuyên gia Tài chính châu Âu
IPAP: Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư
IPR: Quyền sở hữu trí tuệ
SOM: Hội nghị các quan chức cao cấp
SOMTI: Hội nghị các quan chức cao cấp về Mậu dịch và Đầu tư
SPS: Tiêu chuẩn vệ sinh thực vật
TFAP: Kế hoạch hành động xúc tiến thương mại
Thực thi
Thủ tục
Tổng Giám đốc Hải quan và Uỷ ban Châu Âu
Nhóm
hạt nhân
Thứ trưởng
EFEX
Quỹ Tín thác ASEM
TFAP
IPAP
Các Nhóm công tác
AEBF
Uỷ ban xét duyệt
Các Điều phối viên kinh tế
SOMTI
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính
Trụ cột chính trị
ASEF
Các hoạt động khác:
Di sản văn hoá, Hội thảo các nhà lãnh đạo trẻ Á – Âu, trao đổi giáo dục, dòng di cư, Hội nghị các nghị sĩ ttrẻ, Phúc lợi trẻ em
Hội nghị Bộ trưởng lâm thời về KH&CN: Môi trường và dòng di cư
Trụ cột văn hoá
Trụ cột kinh tế
SOM
Các điều phối viên
aPhụ lục 3. DANH SÁCH CÁC NƯỚC SÁNG LẬP ASEM-
CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN
STT
Tên nước
Một số chỉ số cơ học cơ bản
Dân số 2002 (tr người)
Tỉ lệ tăng trưởng dân số hàng năm 2002 (%)
Diện tích (nghìn km2)
Tỷ lệ biết đọc biết viết từ 15 tuổi trở lên (%)
1
Anh
58,6
0,3
242,9
-
2
Áo
8,0
0,2
83.860
-
3
Ai-len
3,9
1,4
70.270
-
4
Bỉ
10,2
0,4
33.120
-
5
Bồ Đào Nha
10,2
0,2
91.980
92,9
6
Đan Mạch
5,4
0,3
43.090
-
7
Đức
82,5
0,2
357
-
8
Hà Lan
16,1
0,7
41.530
-
9
Hy Lạp
10,6
0,4
132
97,4
10
Luc-xăm-bua
0,444
0,9
2,586
-
11
Pháp
59,5
0,5
551,5
-
12
Phần Lan
5,2
0,2
338,2
-
13
Tây Ban Nha
40,9
0,4
506
97,8
14
Thuỵ Điển
8,9
0,3
450
-
15
I-ta-li-a
57,7
0,0
301,3
98,5
16
Bru-nây
0,351
2,0
5.770
-
17
In-đô-ne-xi-a
211,7
1,3
1900
83,4
18
Hàn Quốc
47,6
0,6
99.260
-
19
Ma-lai-xi-a
24,3
2,1
329,8
86,2*
20
Nhật Bản
127,2
0,1
377,8
-
21
Phi-lip-pin
79,9
2,1
300
94,4*
22
Xin-ga-po
4,2
2,8^
620
91,6*
23
Thái Lan
61,6
0,7
513,1
94,9*
24
Trung Quốc
1.300
0,7
9600
83,8*
25
Việt Nam
80,4
1,2
331,7
92,1*
26
EC- Uỷ ban châu Âu
Là cơ chế độc lập với chính phủ các nước thành viên EU, là cơ quan đại diện cho EU thay mặt cho Hội đồng Bộ trưởng EU trong quan hệ với bên ngoài.
Nguồn: Trích từ báo cáo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2004
Ghi chú: *: Số liệu năm 1998 ^: Số liệu năm 2001
Phụ lục 4
Các nước tham gia ASEM 5 và một số thông tin kinh tế - xã hội
( Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Hà Nội 9/2004)
TT
Tên nước
Diện tích
(km2)
Dân số (Tr người (năm 2000a)
Thủ đô
GDP/
người
(USD (năm 2004b))
GDP
(tr đôla
(2003)
Xếp hạng năng lực cạnh tranh
(2003c)
1
Ai-len
70.280 km2
3,9
Dub-lin
22.935
148.553
30
2
Áo
83.870 km2
8,0
Viên
23.484
251.456
17
3
Ba Lan
312.685 km2
38,6
Vac-sa-va
...
...
45
4
Bỉ
30.528 km2
10,3
Bruc-xen
22.556
302.217
27
5
Bồ Đào Nha
92.000 km2
10,0
Lix-bon
10.337
149.454
23
6
Bru-nây
5.770 km2
0,4
Ban-da – Xê-ri Ben-ga-van
14.406
...
...
7
Cam-pu-chia
181.040 km2
12,5
Phnôm-pênh
2,1
...
...
8
Cộng hoà Séc
78.870 km2
10,2
Pra-ha
...
...
39
9
Đan Mạch
43.094 km2
5,4
Cô-pen-ha-ghen
30.128
212.404
4
10
Đảo Síp
9.250 km2
0,8
Ni-cô-xi
...
...
11
Đức
357.030 km2
82,5
Bec-lin
22.586
2.400.655
13
12
Ét-to-ni-a
45.226 km2
1,4
Ta-lin
...
...
22
13
Hà Lan
41.785 km2
16,1
Am-xtec-dam
22.963
511.556
12
14
Hàn Quốc
98.480 km2
47,6
Xơ-un
9.631
605.331
18
15
Hi Lạp
131.957 km2
10,6
A-ten
11.692
173.045
35
16
Hun-ga-ri
93.030 km2
10,2
Bu-đa-pet
...
33
17
In-đô-nê-xi-a
1.826.440 km2
211,7
Gia-cac-ta
681,79
208.311
72
18
I-ta-li-a
301.323 km2
57,9
Rô-ma
18.539
1.465.895
41
19
Lào
236,8 km2
5,5
Viên-chăn
...
...
...
20
Lát-vi-a
64.589 km2
2,3
Ri – ga
...
...
37
21
Lít-va
62.500 km2
3,5
Vin – nhi – ut
...
...
40
22
Luc-xăm-bua
2.586 km2
0,4
Luc-xăm-bua
41.609
26.228
21
23
Ma-lai-xi-a
329.549 km2
24,3
Kua-la-lăm-pơ
4.098
103.161
29
24
Man-ta
320 km2
0,4
Va-let-ta
...
....
19
25
Mi-an-ma
678.5 km2
48,9
Ran-gun
....
....
...
26
Nhật Bản
377.835 km2
127,1
To-ky-o
36.958
4.326.444
11
27
Phần Lan
337.030 km2
52,0
Hen-xinh-ki
23.187
161.549
1
28
Pháp
547.030 km2
59,4
Pa-ri
23.862
1.747.973
26
29
Phi-lip-pin
300.000 km2
79,9
Ma-ni-la
926
80.574
66
30
Slô-va-ki-a
48.485 km2
5,4
Bra-tix-la-va
...
....
43
31
Tây Ban Nha
504.782 km2
41,2
Ma-drit
14.198
86.100
23
32
Thái Lan
514.000 km2
61,6
Băng Cốc
1.991
143.163
32
33
Thuỵ Điển
449.960 km2
8,9
Stôc-khôm
25.624
300.795
3
34
Trung Quốc
9.597.300 km2
1.281,0
Bắc Kinh
855,86
1.409.852
44
35
Việt Nam
331.290 km2
80,5
Hà Nội
460
39.157
60
36
Vương quốc Anh
244.820 km2
58,9
Luân Đôn
23.750
1.794.858
15
37
Xin-ga-po
692,7 km2
4,2
Xin-ga-po
22.222
91.342
6
38
Xlô-vê-ni-a
20.250 km2
2,0
Liu-bli-a-na
...
...
31
39
EC- Uỷ ban Châu Âu
Là cơ chế độc lập với chính phủ các nước thành viên EU, là cơ quan đại diện cho EU thay mặt cho Hội đồng Bộ trưởng EU trong quan hệ với bên ngoài.
Ghi chú
a: World bank {8} c: World Économic Forum {11}; 102 nước
b: GDP/người: Theo Báo Nhân dân ngày 29/9/2004 ...: Không có dữ liệu
Phụ lục 5
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC UỶ BAN QUỐC GIA ASEM 5
Chủ tịch Uỷ ban quốc gia
Phó Thủ tướng Vũ Khoan
Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên
Tiểu ban
Lễ tân
Chủ trì: Bộ Ngoại giao
Tiểu ban
Vật chất - Hậu cần
Chủ trì: Văn phòng Chính phủ
Tiểu ban
An ninh -Y tế
Chủ trì:
Bộ Công an
Tiểu ban
Văn hoá Tuyên truyền
Chủ trì: Bộ Văn hoá - Thông tin
Tiểu ban
Nội dung
Chủ trì:
Bộ Ngoại giao
Ban Thư ký ASEM5
Thường trực giúp việc Uỷ ban quốc gia
Phụ lục 6
DANH SÁCH CÁC TRƯỞNG ĐOÀN THAM DỰ ASEM 5
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải
Thủ tướng Nhật Bản Cô-i-dư-mi Du-ni-chi-ro (Koizumi Junichiro)
Thủ tướng Đại Công quốc Luc-xăm-bua Giăng-cơ-lốt Giung-cơ (Jean Claude Juncker)
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Rô-ma-nô Prô-đi (Romano Prodi)
Quốc vương Bru-nây Da-rut-xa-lam Ha-gi Hát-xa-nan Bôn-ki-a (Sultan and Yang Di-pertuan Haji Hassanal Bolkiah)
Tổng thống Cộng hoà Pháp Giắc-si-rắc (Jacques Chirac)
Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Rô Mu Hiên (Roh Moo Hyun)
Tổng thống Cộng hoà Phi-lip-pin Gờ-lo-ri-a Ma-ca-pa-gan A-rô-giô (Gloria Macapal Arroyo)
Thủ tướng Cộng hoà Áo Vô-găng Suy-xên (Wolfgan Schussel)
Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao)
Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Săm-dec Hun-xen (Samdech hun Sen)
Thủ tướng Cộng hoà Et-xto-ni-a Gu-han Pat (Juhan Parts)
Thủ tướng Cộng hoà Phần Lan Van-ha-nen Mat-ti Ta-nê-li (Vanhanen Matti Janeli)
Thủ tướng CHLB Đức Ghéc-hat Sruê-đơ (Gerhard Schroeder)
Thủ tướng Cộng hoà Ai-len Bet-ti A-hơn (Berti Ahern)
Thủ tướng CHDCND Lào Bun-nhăng Vo-la-chít (Bounhang Vorachit
Thủ tướng Cộng hoà Lat-vi-a In-du-lit Em-xit (Indulis Emsis)
Thủ tướng Ma-lai-xi-a Đa-tô Xơ-ri Áp-đun-la Bin Ha-gi A-mát Ba-đa-uy (Dato Seri Abdullah Bin Haji Ahmad Badawi)
Thủ tướng Cộng hoà Ba Lan Ma-rếch Ben-ca (Mareck Belka)
Thủ tướng Thuỵ Điển Go-ran Pe-son (Goran Peson)
Thủ tướng Cộng hoà Xin-ga-po Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong)
Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Thặc-xỉn Xin-na-vắt (Thaksin Shinawatra)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nội vụ Cộng hoà Man-ta To-ni-o Bo-gơ (Tonio Borg)
Phó Thủ tướng Cộng hoà I-ta-li-a Gian-phrăng-cô Phi-ni (Gianfranco Fini)
Phó Thủ tướng thứ nhất Vương quốc Tây Ban Nha Ma-ri-a Te-re-sa Phec-na-đết Đờ La Vê-ga (Maria Teresa Fernandez de la Vega)
Phó Thủ tướng Vương quốc Anh Giôn Prê-xơ-cốt (Gohn Prescott)
Bộ trưởng Hợp tác phát triển Vương quốc Bỉ Ac-măng Đờ Đec-cơ (Armand de Decker)
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Sip Gioóc-giơ I-a-cô-vu (George Lacovou)
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Sec Xi-rin Xvô-bô-đa (Cyril Svobola)
Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Đan Mạch Pơ Xtich Mô-lơ (Per Stig Moller)
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Hy Lạp Pê-trốt Mô-li-vi-a-tít (Petros Molyviatis)
Bộ trưởng Ngoại giao In-do-ne-xi-a Hat-xan Uy-ra-giu-đa (N. Hassan Wirajuda)
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Lit-va An-ta-nát Va-li-ô-nít (Antanas Valionis)
Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Lao động Liên bang Mi-an-ma U Tin Uyn (U Tin Winn)
Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Hà Lan Bê-nát Ru-đô Bốt (Bernard Rudolf Bot)
Bộ trưởng Kinh tế Cộng hoà Bồ Đào Nha An-va-rô Ba-te-rô (Alvaro Barreto)
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Slo-va-ki-a E-đu-a Ku-can (Eduard Kukan)
Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề châu Âu Cộng hoà Slo-ve-ni-a Mi-lan Mác-tin Xơ -vích -lơ (Milan Martin Cvikl)
Quốc Vụ Khanh Chính trị Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Cộng hoà Hun-ga-ri Ba-rơ-xôn Ôn-đrát (Barsony Andras)
Thời gian
Địa điểm
Sự kiện
1/4/2003
Quyết định số 44/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về ASEM 5
10/6/2003
Hà Nội
Uỷ ban Quốc gia về ASEM 5 họp phiên đầu tiên.
9/2003
Hà Nội
Toạ đàm hợp tác kinh tế Á - Âu.
24 - 29/8/2003
TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn lãnh đạo trẻ Á- Âu lần thứ 7.
1 - 3/3/1004
Hà Nội
Cuộc họp các quan chức Ngoại giao cao cấp.
25 - 26/3/2004
Huế
Hội nghị đối tác nghị viện Á - Âu (ASEF) lần thứ 3.
24/4/2004
Hà Nội
Diễn đàn công đoàn Á- Âu
28/6 - 2/7/2004
Hà Nội
Diễn đàn thanh niên Á- Âu lần thứ 3.
4 - 9/7/2004
Hà Nội
Diễn đàn nhiếp ảnh trẻ Á - Âu lần thứ
15/7/2004
Hà Nội
Cuộc gặp mặt với các đại diện Đại sứ quán các nước ASEM và phái đoàn Uỷ ban Châu Âu.
17 - 19/9/2004
Hà Nội
Diễn đàn về đa dạng văn hoá và giao lưu văn hoá Á - Âu trong bối cảnh toàn cầu hoá.
6 - 10/9/2004
Hà Nội
Diễn đàn nhân dân ASEM.
Cuối tháng 9, đầu tháng 10
Hà Nội & TP.
Hồ Chí Minh
Liên hoan nghệ thuật biểu diễn ASEM.
Trong tháng 9/2004
Hà Nội & TP.
Hồ Chí Minh
Liên hoan phim ASEM.
7 - 8/10/2004
Hà Nội
Diễn đàn doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 9.
13/5/2004
Toàn quốc
Cuộc thi sáng tác tranh tuyên truyền, cổ động cho ASEM 5.
17/5 – 29/9/2004
Toàn quốc
Cuộc thi “Sinh viên Việt Nam với ASEM 5”
Từ 1/7/2004
Toàn quốc
Cuộc thi tìm hiểu với chủ đề “Hướng tới ASEM 5”.
8 - 9/10/204
Hà Nội
Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5)
Phụ lục 7
BẢNG BIÊN NIÊN CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ ASEM 5
Phụ lục 8
SÁNG KIẾN VIỆT NAM ĐƯA RA
ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUA TRONG ASEM
“Kết hợp y dược học cổ truyền và y dược học hiện đại trong bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân” được thông qua tại Hội nghị ASEM2 (Luân Đôn, tháng 4/1998); tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 18-19/3/1999
“Hợp tác ASEM về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá tại các nước ASEM”: Pháp đồng sáng kiến, thông qua tại ASEM2 (Luân Đôn, tháng 4/1998); tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 21-22/1/1999
Hội thảo ASEM về “Xây dựng thể chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá”: Đức đồng sáng kiến, thông qua tại ASEM4 (Cô-pen-ha-ghen, tháng 9/2002)
Hội thảo ASEM về “Xử lý dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng”: Đồng sáng kiến Trung Quốc, Phần Lan, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hàn Quốc, Xin-ga-po và Thái Lan, thông qua tại Hội nghị FMM5 (Ba-li, tháng 7/2003); tổ chức tại Bắc Kinh, từ ngày 23-24/10/2003
“Hội thảo ASEM về đường sắt tơ lụa Á-Âu”: Đồng sáng kiến với Hàn Quốc, Phần Lan, Ma-lai-xi-a, Pháp, Trung Quốc, thông qua tại Hội nghị FMM6 (Ai-len, tháng 4/2004); tổ chức tại Xê-un, từ ngày 17-18/6/2004
“Hội thảo ASEM về Hợp tác khoa học - công nghệ giữa EU và châu Á về công nghệ sạch”: Đồng sáng kiến với EC, thông qua tại Hội nghị FMM6 (Ai-len, tháng 4/2004); tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 22-25/9/2004.
Phụ lục 9
TUYÊN BỐ CỦA CHỦ TỊCH HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEM5
(Trích)
“1. Tăng cường đối thoại chính trị
1.1. Xem xét những thay đổi sâu sắc và phức tạp trong tình hình quốc tế kể từ sau ASEM4, các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh rằng những thay đổi đó có tính chất đa diện và toàn cầu mang đến cả cơ hội lẫn thách thức cho hoà bình, an ninh thế giới, và phát triển kinh tế bền vững. Các Vị Lãnh đạo nhất trí rằng xu hướng chủ đạo vẫn là hoà bình, hợp tác và phát triển.
1.2. Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại quyết tâm giải quyết những thách thức và mối đe doạ toàn cầu mới như mất ổn định, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tội phạm xuyên quốc gia, khía cạnh tiêu cực của toàn cầu hoá, khoảng cách giàu nghèo đang mở rộng, các bệnh truyền nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Vì mục tiêu đó, các Vị Lãnh đạo nhất trí tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đối thoại và hợp tác ASEM và quan hệ đối tác Á-Âu.
1.3. Các Vị Lãnh đạo cho rằng những thách thức nghiêm trọng mang tính toàn cầu và đa diện đó phải được giải quyết bằng tiếp cận đa phương và hành động tập thể thông qua tăng cường đối thoại và hợp tác chặt chẽ trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của mình đối với chủ nghĩa đa phương hoạt động hữu hiệu và một trật tự quốc tế công bằng, hợp lý trên cơ sở các quy định, tỏng đó Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm.
1.4. Các Vị Lãnh đạo nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với quá trình cải tổ hệ thống Liên hợp quốc và các cơ quan chính của Liên hợp quốc, kể cả Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an nhằm tăng cường tính đại diện, minh bạch và hiệu quả của hệ thống Liên hợp quốc. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh rằng các nước thành viên ASEM cam kết sẽ nỗ lực hết sức nhằm bảo đảm thành công cảu Phiên họp toà thể cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức năm 2005, để giải quýêt việc thực hiện các cam kết trong Tuyên bố Thiên niên kỷ, kể cả mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và việc thực hiện các quyết dịnh của Nhóm cao cấp về mối đe doạ thách thức và thay đổi. Các Vị Lãnh đạo có đề cập đến Toà án hình sự quốc tế và thoả thuận sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này”.
2. Quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn
2.1. Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh vai trò ngày càng quan trọng của châu Á trong kinh tế toàn cầu và tỉ lệ tăng trưởng kinh tế chung của Liên minh châu Âu. Các Vị Lãnh đạo khuyến khích các đối tác châu Á tiếp tục cải cách kinh tế trong nước phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của mỗi nước nhằm bảo đảm phát triển lâu dài.
2.2. Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại quyết tâm đưa quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu sang giai đoạn hợp tác toàn diện và hướng tới tương lai. Nhằm đạt được mục tiêu đó, Các Vị Lãnh đạo thông qua “Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn”. Các Vị Lãnh đạo giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng nhanh chóng triển khai Tuyên bố quan trọng này.
2.3. Các Vị Lãnh đạo nhất trí cần tăng cường và tập trung cac hoạt động kinh tế ASEM vào xúc tiến và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư Á-Âu; tăng cường hợp tác và phối hợp trong các vấn đề tài chính bao gồm khả năng hợp tác sâu rộng hơn trên các thị trường trái phiếu khu vực; mở rộng hợp tá trong những lĩnh vực cùng quan tâm như công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, năng lượng, giao thông, du lịch, quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ; đối thoại về việc làm; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm khoảng cách về phát triển giữa các đối tác ASEM; nâng cao vai trò và sự tham gia của giới doanh nghiệp”.
3. Mở rộng và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác
3.1. Các Vị Lãnh đạo công nhận rằng đối thoại và hợp tác giữa các nền văn hoá và văn minh là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao sự hiểu biết và khoan dung và tránh sự hiểu nhầm và xung đột giữa các dân tộc. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại về các nền văn hoá và văn minh trong việc bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới và hợp tác vì sụ phát triển đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá.
3.2. Các Vị Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố ASEM về đối thoại giữa các nền Văn hóa và Văn minh, bày tỏ tin tưởng chung đối với chủ đề quan trọng này và khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của mình đối với việc tăng cường hơn nữa đối thoại trong lĩnh vực này ở tất cả các cấp trong khuôn khổ ASEM trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.
....
3.4. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh rằng đa dạng văn hoá là di sản chung của nhân loại và nhất trí cần tăng cường sự thống nhất trong đa dạng và tôn trọng giá trị bình đẳng của tất cả các nền văn hoá và văn minh. Các Vị Lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, truyền thông và toàn cầu hoá, và bác bỏ sự áp đặt và phân biệt về giá trị văn hoá dưới bất kỳ hình thức và biểu hiện nào. Các Vị Lãnh đạo đã nhấn mạnh cam kết của mìh tiếp tục đối thoại trong khuôn khổ UNESCO trong quá trình đàm phán một công ước về đa dạng văn hoá”
.......
5.2. Các Vị Lãnh đạo nhất trí rằng ASEM là một tiến trình mở, tiêm tiến và không chính thức, và cần tiếp tục dựa trên những mục tiêu và nguyên tắc đã được đưa ra trong Khuôn khổ hợp tác Á-Âu (AECF 2000) thông qua tại ASEM3. Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại cam kết tham gia đầy đủ ở cấp cao nhất của tất cả Các Vị Lãnh đạo đối với tiến trình ASEM cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác đồng đều trên cả ba trụ cột chính: củng cố đối thoại chính trị, tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác”.
.....
6.2. Các Vị Lãnh đạo đánh giá cao việc mở rộng thành viên này và cho rằng đây là một bước phát triển quan trọng của tiến trình ASEM, và nhấn mạnh rằng sự tham gia của 13 thành viên mới sẽ tạo ra động lực lớn hơn cho tiến trình ASEM, giúp mở rộng và nâng cao đối thoại và hợp tác Á-Âu. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp đỡ và tạo điều kiện cho các thành viên mới tham gia tích cực vào tiến trình ASEM, nhằm tăng cường tính thống nhất trong đa dạng của ASEM”.
.........
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2004
Phụ lục 10
TUYÊN BỐ HÀ NỘI VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC KINH TẾ Á-ÂU
CHẶT CHẼ HƠN
(Trích)
“7. Các nước đối tác ASEM sẽ tiếp tục các nỗ lực tạo dựng quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn với mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng của hai khu vực, thúc đẩy tiến trình hợp tác khu vực và hội nhập, củng cố tính bền vững và hiệu quả của quan hệ đối tác và tăng cường vai trò của ASEM trong quá trình toàn cầu hoá về kinh tế. Việc này cần được thực hiện phù hợp với các mục tiêu chung là tăng cường hợp tác kinh tế ASEM cụ thể là tăng cường kinh tế bền vững, môi trường kinh doanh tốt hơn, thương mại và đầu tư thuận lợi hơn, đóng góp vào đối thoại kinh tế toàn cầu, ứng phó trước các tác động toàn cầu hoá và nâng cao mức sống của nhân dân.
8. Chúng tôi tuyên bố cam kết thúc đẩy sâu sắc hơn hợp tác về kinh tế giữa hai khu vực thông qua mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn nhằm mở rộng thương mại về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Chúng tôi đặt mục tiêu là thúc đẩy mối quan hệ đối tác này trên cơ sở công bằng và bình đẳng, tận dụng các cuộc đối thoại không chính thức về chính sách, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm và cùng làm việc với các mục tiêu thực tế và có định hướng. Chúng tôi cam kết cùng hành động vì một quá trình hợp tác Á-Âu hiệu qủa hơn theo những định hướng sau đây:
Tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai khu vực”
9. Chúng tôi cam kết thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong khuôn khổ ASEM, có tính đến Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP), Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) và các hình thức hợp tác kinh tế khác. Trong thời gian tới, các hoạt động kinh tế của ASEm sẽ bao gồm các nỗ lực nhằm thuận lợi hoá và thúc đẩy thương mại và đầu tư, giảm bớt các hàng rào thương mại, khuyến khích thương mại giữa hai khu vực, tăng cường mối quan hệ đối tá tư-công (PPP), đẩy mạnh đối thoại hợp tác về các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, các vấn đề thương mại và đầu tư quan trọng như: nâng cao năng lực, minh bạch chính sách và xúc tiến đầu tư chung.
....
Hợp tác về tài chính
11. Trong mối quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn, hợp tác về tài chính sẽ được đẩy mạnh qua việc chia sẻ thông tin, hợp tác và đối thoại. các lĩnh vực quan tâm gồm có chính sách tài chính và tiền tệ, phát triển và giám sát thị trường tài chính, quản lý nợ, cải cách cơ cấu, các hành động chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, và các thách thức do dân số già và nghèo đói gây ra. Trong hợp tác, chúng ta hướng tới một mục tiêu chung xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, lâu bền và linh hoạt để đối phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính và để hỗ trợ sự tăng trưởng bền vững và dựa trên các cơ sở khác nhau ở hai châu lục Á-Âu trong tương lai”.
Làm tại Hà Nội - Việt Nam
Ngày 9 tháng 10 năm 2004./
Phụ lục 11
TUYÊN BỐ ASEM VỀ ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH
(Toàn văn)
1. Tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ năm (ASEM 5) tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, từ ngày 8 đến 9/10/2004, các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của 13 nước châu Á, 25 nước châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã thảo luận chủ đề "Đa dạng văn hóa và các nền văn hóa quốc gia trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa" và đã nhất trí như sau:
2. Những diễn biến trong tình hình quốc tế kể từ sau Hội nghị Cấp cao Côpenhaghen (tháng 9/2002) đã chứng tỏ những thách thức lớn mà cộng đồng quốc tế đang gặp phải vẫn còn tồn tại. Trong bối cảnh xu hướng tự do hóa thương mại được đẩy mạnh và xu thế toàn cấu hóa ngày càng tăng, chúng ta đang chứng kiến một thế giới đang trở nên cởi mở hơn, gắn kết với nhau hơn và hòa nhập hơn với sự phát triền của các công nghệ viễn thông và thông tin mới và sự nổi lên của một nền văn hóa đại chúng được toàn cầu hóa. Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, việc phổ biến các vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự lan rộng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng như sự không khoan dung về sắc tộc và tôn giáo đang trở thành những mối đe dọa cấp thiết đối với cộng đồng quốc tế, thách thức chúng ta trong công cuộc xây dựng một thế giới hòa hợp và hòa bình.
3. Trước những thách thức này, cộng đồng quốc tế hơn bao giờ hết cần cùng xác định những biện pháp đối phó. Điều này đòi hỏi phải có một cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa và văn mình trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Cuộc đối thoại này sẽ không chỉ góp phần vào việc ngăn chặn những xung đột tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển chung và đưa tính nhân văn vào quá trình toàn cầu hóa đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Cuộc đối thoại này còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tôn chỉ và mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như đề cao các quyền con người cơ bản được nêu rõ trong Tuyên Ngôn Thế giới về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền chính trị và dân sự, và Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
4. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ ASEM khẳng định lại rằng đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại và là nguồn sáng tạo, cổ vũ và là một động lực quan trọng của phát triển kinh tế và tiến bộ của xã hội loài người. Đa dạng văn hóa là cơ hội to lớn để xây dựng một thế giới hòa bình và ổn định hơn bởi đa dạng văn hóa không loại bỏ mà đem lại sự hòa hợp, khoan dung, đối thoại và hợp tác.
5. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ công nhận rằng ASEM là tổng hòa các nền văn hóa và văn minh phương Đông và phương Tây, mà sự gần gũi về địa lý và mối quan hệ lâu đời đã tạo nên một nền tảng thuận lợi cho việc tăng cường đối thoại và giao lưu văn hóa. Đồng thời, tiến trình ASEM cần tập trung vun đắp tinh thần hợp tác giữa các dân tộc của hai châu lục. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ hài lòng ghi nhận tiến bộ đạt được trong đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh của ASEM đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, qua đó xây dựng một nền văn hóa hòa bình, khoan dung, và hòa hợp giữa các xã hội, tạo nền tảng cho mối quan hệ lành mạnh và ổn định giữa hai khu vực. Trong bối cảnh đó, các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ nhấn mạnh vai trò quan trọng của Quỹ Á - Âu (ASEF) trong việc xây dựng cầu nối giữa các xã hội dân sự thông qua các chương trình tăng cường giao lưu tri thức, văn hóa và nhân dân.
6. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ hoan nghênh kết quả của Hội nghị ASEM về các nền Văn hóa và Văn minh tổ chức tại Bắc Kinh ngày 3 - 4/12/2003 và những khuyến nghị của các Bộ trưởng. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của các văn kiện quốc tế liên quan và sự cần thiết phải thực các cam kết đã đưa ra, đặc biệt là Tuyên bố Toàn cầu về Đa dạng văn hóa nhất trí thông qua tại khóa họp thứ 31 của Đại hội đồng UNESCO. Đặc biệt, các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ kêu gọi các nước thành viên ASEM tham gia các công ước về văn hóa UNESCO.
7. Trên tinh thần đó, các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ khẳng định tầm quan trọng của sự phối hợp hành động về đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh, và quyết định tiếp tục mối quan hệ hợp tác đã được khởi xướng trong khuôn khổ ASEM và ưu tiên cho các lĩnh vực sau đây:
7.1. Giáo dục, giáo dục đại học và đào tạo:
Thúc đẩy hơn nữa trao đổi giáo dục, đặc biệt thông qua các chương trình của ASEM như Chương trình học bổng ASEM Duo giai đoạn 1 và 2, Viện Á-Âu (AEI), ghi nhận chương trình Eramus Mundus do Ủy ban châu Âu thành lập và những khoản tài chính lớn dự định dành cho học bổng và trao đổi sinh viên;
Tăng cường và mở rộng giao lưu thanh niên giữa châu Á và châu Âu thông qua các chương trình hữu nghị thanh niên như Đại hội thể thao Thanh niên ASEM và Diễn đàn các nhà Lãnh đạo chính trị trẻ ASEM;
Trong giáo dục ưu tiên hơn việc nâng cao kiến thức về các nền văn hóa và văn minh khác nhằm tăng thêm sự khoan dung đối với các nhóm sắc tộc, xã hội, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và các quốc gia, tạo điều kiện để xóa bỏ định kiến về sắc tộc và không khoan dung về tôn giáo;
Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về giáo dục và đào tạo, kể cả việc tiếp tục sáng kiến Học tập suốt đời của ASEM.
7.2. Giao lưu và hợp tác văn hóa:
Công nhận quyền của các quốc gia được phát triển các chính sách văn hóa đại chúng (về nghe nhìn, xuất bản, dịch thuật...);
Tạo điều kiện trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như nghệ thuật biểu diễn, hội họa và văn học, cũng như trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực này giữa các nước ASEM;
Khuyến khích trao đổi phim, chương trình vô tuyến truyền hình, ấn phẩm, triển lãm, hòa nhạc và biểu diễn sân khấu giữa các nước ASEM;
Ủng hộ việc tham gia các liên hoan quốc tế, các hội chợ, diễn đàn, triển lãm, hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa khác do các nước ASEM tổ chức;
Thúc đẩy hợp tác tổ chức các hoạt động văn hóa khác nhằm nâng cao sự hiểu biết về các nền văn hóa và văn minh khác, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các nước ASEM;
7.3. Trao đổi ý tưởng và tri thức, khuyến khích sáng tạo:
Chia sẻ các công nghệ thông tin và truyền thông mới nhằm thúc đẩy sự giao lưu ý tưởng giữa châu Á và châu Âu;
Phát triển hợp tác giữa châu Á và châu Âu về quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền;
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo;
Phát triển các chính sách hỗ trợ sáng tạo và đổi mới nghệ thuật.
7.4. Thúc đẩy du lịch văn hóa bền vững và có trách nhiệm:
Tăng cường bảo tồn và sử dụng hợp lý di sản thiên nhiên và văn hóa;
Trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch văn hóa bền vững;
Thúc đẩy và hỗ trợ hợp tác phát triền nguồn nhân lực và lĩnh vực khác nhằm mở rộng quảng bá du lịch văn hóa bền vững và có trách nhiệm và giúp xóa đói giảm nghèo.
7.5. Bảo vệ và phát triển các nguồn lực văn hóa:
Bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống và hiện đại;
Trao đổi kinh nghiệm và triển khai hợp tác về việc bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;
Thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong ngành sáng tạo;
Ủng hộ sự hợp tác và trao đổi giữa các bảo tàng ở châu Á và châu Âu, ví dụ như dự án ASEMUS.
7.6. Tăng cường năng lực của Quỹ Á-Âu (ASEF)
Khuyến khích các xã hội dân sự tại châu Á và châu Âu tham gia tích cực vào các hoạt động giao lưu văn hóa trong khuôn khổ ASEM;
Ủng hộ các sáng kiến được đưa ra trong khuôn khổ của ASEF, ưu tiên các Chương trình Đối thoại giữa các nền Văn hóa và Văn minh ASEF đang được thực hiện.
8. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ đã khẳng định lại sự ủng hộ của mình đối với các hoạt động đang được thực hiện trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ mong được tham gia tích cực vào các hoạt động triển khai tiếp tục phù hợp khi Liên Hợp Quốc tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập vào năm 2005.
9. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ đã đặc biệt hoan nghênh việc UNESCO đã bắt đầu các cuộc đàm phán về một công ước quốc tế bảo vệ sự đa dạng của các nội dung văn hóa và hình thức biểu đạt nghệ thuật và coi đó là một đóng góp quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng cường cấp độ đa dạng văn hóa và đẩy mạnh giao lưu giữa các nền văn hóa với nhau ở quốc gia, khu vực cũng như quốc tế. Trong bối cảnh đó, cần thừa nhận đặc thù cụ thể của các dịch vụ và sản phẩm văn hóa. Cần thừa nhận quyền của mỗi quốc gia trong việc xác định và thực hiện các chính sách cần thiết để bảo vệ và phát triển đa dạng cả về văn hóa và ngôn ngữ; các cuộc đàm phán hiện nay không phương hại đến kết quả và cũng cần chú trọng sự phù hợp giữa các điều khoản trong công ước này và các công ước quốc tế khác. Cần phải khuyến khích đoàn kết quốc tế và phát triền những năng lực trong lĩnh vực này.
10. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ đánh giá cao việc tiếp tục đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh trong khuôn khổ ASEM ở cấp chính trị. Các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ cũng vui mừng hoan nghênh thông báo Hội nghị các Bộ trưởng Văn hóa tiếp theo sẽ được tổ chức tai Pari vào năm 2005, và yêu cầu các Bộ trưởng xây dựng một kế hoạch dài hạn về thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn minh và đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa châu Á và châu Âu.
(Nguồn:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Sách
1. Bộ Ngoại giao (2004), ASEM - Diễn đàn hợp tác Á - Âu Tiến tới quan hệ đối tác sống động và thực chất hơn, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
2. Hoàng Lan Hoa (2004), ASEM 5 Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập Á -Âu, NXB Lý luận Chính trị Hà Nội
3. Nguyễn Duy Quý (2004), Hợp tác Á - Âu và vai trò của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Nguyễn Duy Quý (và nhiều tác giả khác) (2006), Tiến trình hợp tác Á - Âu và những đóng góp của Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
5. Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên)& Nguyễn Văn Lịch (2005), Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Báo, tạp chí
7. Báo Đầu tư (2004), Đặc san ASEM 5 Hà Nội, 2004
8. Trần Kim Dung (1996), Chiến lược mới của EU đối với châu Á, Nghiên cứu châu Âu, số 3&4, tr. 8-10
9. Đặng Minh Đức (2003), ASEAN - Một đối tác chiến lược của Liên minh châu Âu, Nghiên cứu châu Âu, số 5, tr 6-13
10. Hoàng Thu Hà (2002), Tổng quan về Chương trình Thuận lợi hoá thương mại trong Khuôn khổ hợp tác Á-Âu (ASEM), Nghiên cứu châu Âu, số 5, tr. 9-15
11. Đỗ Hiền, (2003), ASEM: Châu Âu hướng về châu Á, châu Á hướng về châu Âu, Nghiên cứu châu Âu, số 3, tr. 3-11
12. Bùi Việt Hưng (2003), Bối cảnh hình thành và ý nghĩa của ASEM trong tiến trình hợp tác Á-Âu, Nghiên cứu châu Âu, số 3, tr. 10-14
13. Bùi Huy Khoát (1998), Quan hệ EU- ASEAN trong bối cảnh mới, Nghiên cứu châu Âu, số 5, tr.3-6
14. Bùi Huy Khoát (2003), Chiến lược châu Á mới của EU và vai trò của ASEM, Nghiên cứu châu Âu, số 4, tr. 3-11
15. Lê Bộ Lĩnh (1998), ASEM trong tiến trình toàn cầu hoá, Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 5, tr. 25-27
16. Nguyễn Thu Mỹ (2001), Hợp tác Á-Âu: Quá trình và triển vọng phát triển, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr. 3-14
17. Nguyễn Thu Mỹ (2006), ASEM: Triển vọng phát triển trong những năm sắp tới, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 25-33
18. Nguyễn Thu Mỹ (2004), Tiến trình ASEM: Những nguyên nhân hạn chế thành tựu, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 12-21
19. Vũ Văn Phúc (2001), Quan hệ hợp tác Việt Nam với EU, Nghiên cứu châu Âu, số 5, tr.
20. Tôn Sinh Thành (1997), ASEM: Những nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển, Nghiên cứu Quốc tế, số 27, tr.
21. Tôn Sinh Thành (1999), Tiến trình ASEM và ý nghĩa của nó, Nghiên cứu châu Âu, số 1, tr. 17-23
22. Vũ Chiến Thằng (2002), Đôi nét về hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Nghiên cứu châu Âu, số 2, tr. 31-39
23. Nguyễn Quang Thuấn (2003), Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong bối cảnh EU mở rộng, Nghiên cứu châu Âu, số 6, tr.
24. Nguyễn Quang Thuấn (2004), Hợp tác Á- Âu (ASEM) trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nghiên cứu châu Âu, số1,tr. 25-31
25. Đinh Công Tuấn (2002), Thực trạng quan hệ đầu tư giữa hai khu vực Á-Âu, Nghiên cứu châu Âu, số 4, tr. 3-11
Các trang web
26.
org/asem/index-v.html
28.
29.
30.
Tài liệu từ các khoá luận trước
31. Bùi Thị Thu Lan, (2000 – 2004), Tiến trình ASEM và tình hình tham gia của Việt Nam, Thư viện khoa Quốc tế học
Phạm Phương Dung (1999 – 2003), Tiến trình ASEM: Những kết quả bước đầu và trở ngại, Thư viện khoa Quốc tế học
Tài liệu tiếng nước ngoài
Christophe M. Dent (2004), The Asia – Europr Meeting and inter-regionalism: Toward a theory of multinational utilyty. (Hội nghị Á - Âu và Chủ nghĩa Liên khu vực: Hướng tới thuyết Vị lợi đa phương), Viện Thông tin Khoa học xã hội, số TN 2004 –77&78, tr. 101-129
Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu của ASEM
Phụ lục 2: Khuôn khổ hợp tác Á - Âu
Phụ lục 3: Danh sách các nước sáng lập ASEM
Phụ lục 4: Danh sách các thành viên của ASEM
Phụ lục 5: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Uỷ ban Quốc gia ASEM 5
Phụ lục 6: Danh sách các Trưởng đoàn tham dự ASEM 5
Phụ lục 7: Bảng biên niên các hoạt động phục vụ ASEM 5
Phụ lục 8: Sáng kiến của Việt Nam đóng góp cho ASEM
Phụ lục 9: Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEM 5
Phụ lục 10: Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn
Phụ lục 11: Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh
Phụ lục 12: Lô gô ASEM 5
Phụ lục 13: Một số hình ảnh về ASEM và ASEM 5
Danh mục tài liệu tham khảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á - ÂU (ASEM)
1.1. Hoàn cảnh ra đời
1.1.1. Bối cảnh thế giới đầu những năm 90
1.1.2. Chiến lược châu Á mới của châu Âu
1.1.3. Sáng kiến của Thủ tướng Xin-ga-po, Gô Chôc Tông
1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
1.2.1. Mục tiêu
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động
1.3. Cơ chế hoạt động
1.4. Các lĩnh vực hợp tác chính của ASEM
1.4.1. Đối thoại chính trị
1.4.2. Hợp tác kinh tế- tài chính
1.4.3. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
1.5. Các kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEM
1.6. Ý nghĩa của Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
CHƯƠNG 2: HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Á- ÂU LẦN THỨ NĂM (ASEM 5) HÀ NỘI NĂM 2004
2.1. Những nỗ lực của Việt Nam
2.1.1. Kiến nghị đăng cai tổ chức ASEM tại Hà Nội - Việt Nam năm 2004
2.1.2. Công tác chuẩn bị của Việt Nam
2.1.3. Các hoạt động văn hoá - tuyên truyền hướng tới ASEM5
2.3. Các hoạt động hội thảo bên lề hướng tới ASEM 5
2.3.1. Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Á - Âu lần thứ 7
2.3.2. Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu lần thứ 3 (ASEP 3)
2.3.3. Diễn đàn đối thoại Thanh niên Á - Âu lần thứ 3
2.3.4. Các Cuộc họp các quan chức cấp cao (ASEM SOM) chuẩn bị cho ASEM 5
2.3.5. Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 9 (AEBF 9)
2.4. Lễ kết nạp 13 thành viên mới vào ASEM
2.5. Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thư năm (ASEM 5)
2.5.1. Những thách thức đặt ra cho ASEM 5
2.5.2. Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm( ASEM 5) tại Hà Nội, Việt Nam năm 2004
2.5.3. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm (ASEM 5)
2.6. Bế mạc ASEM 5
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ ASEM VÀ THÀNH CÔNG CỦA ASEM 5
3.1. Thành tựu và hạn chế trong tiến trình hoạt động của ASEM
3.2. Những nguyên nhân hạn chế thành tựu trong ASEM
3.3. Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm (ASEM 5) tại Hà Nội, 2004
3.3.1. Kết quả của Hội nghị
3.3.2. Nội dung ba bản Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 Hà Nội, 2004
3.4. Ý nghĩa của ASEM 5
3.4.1. Ý nghĩa đối với Tiến trình ASEM nói chung
3.4.2. Ý nghĩa của ASEM 5 đối với Việt Nam
3.5. Việt Nam trong ASEM
3.5.1. Những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi tham gia ASEM
3.5.2. Đóng góp của Việt Nam đối với ASEM
3.5.3. Thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước ASEM
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qth32.doc