Nhật Bản là một nước đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên và phải chu cấp cho một số dân hơn 120 triệu người trên một diện tích tương đối nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những điều kiện hạn chế này và việc cơ sở chế tạo của đất nước bị tàn phá trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã không những có thể xây dựng lại được nền kinh tế của mình mà còn trở thành một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới và ngày càng đuổi sát, thách thức vị trí cường quốc kinh tế số một của Mỹ. Đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Nhật Bản không thể không nói đến vai trò quan trọng của chính sách thuế quan và phi thuế quan.
Từ những năm đầu bước vào công cuộc hồi phục đất nước sau chiến tranh cho đến lúc đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, các ngành sản xuất của Nhật Bản vốn đã bị tàn phá hầu hết muốn vực dậy thì cần có sự hỗ trợ đắc lực của chính phủ. Trong giai đoạn này, chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, từng bước nâng cao vị thế quốc gia.
Sau khi các ngành sản xuất trong nước đã lớn mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, đồng thời, trước xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá, chính phủ Nhật Bản đã dần dần nới lỏng các biện pháp bảo hộ chặt trong thời kỳ trước, nhờ đó mà tránh được mâu thuẫn thương mại, thúc đẩy hơn nữa hoạt động ngoại thương phát triển.
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện chính sách phát triển ngoại thương Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá bỏ hạn ngạch, cải tiến các thủ tục nhập khẩu, cử những phái đoàn vận động nhập khẩu ra nước ngoài, mở các hội chợ nhập khẩu ở Nhật Bản. Hơn nữa, chính phủ Nhật Bản cũng đã đổi mới khoảng 100 nguyên tắc liên quan đến các thủ tục nhập khẩu, các tiêu chuẩn hàng hoá, vấn đề kiểm dịch ...
Những chính sách này giúp cho nhập khẩu tăng lên. Đến tháng 12-1987, Nhật Bản tiếp tục điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nâng giá đồng Yên lên 122 Yên = 1USD. Trước đó, vào 30-7-1985, chính phủ Nhật Bản đã thông báo một “Chương trình hành động" với mục tiêu đạt được mở cửa thị trường Nhật Bản vượt mức quốc tế hiện hành. Chương trình này bao gồm những biện pháp đặc biệt để cải thiện sự mở cửa của thị trường Nhật Bản trên 6 lĩnh vực : giảm thuế quan hạn ngạch các tiêu chuẩn chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, sự thu mua của chính phủ, thị trường tài chính, vốn, các dịch vụ và khuyến khích nhập khẩu. Cụ thể :
- Về hàng rào thuế quan : chương trình bao gồm việc huỷ bỏ hoặc giảm thuế quan đối với 1853 mặt hàng.
- Về hàng rào phi thuế quan : tiến hành một cuộc cải cách căn bản về các tiêu chuẩn và chứng nhận đối với hàng hoá và các thủ tục nhập khẩu như chuyển đổi từ hệ thống chứng nhận của chính phủ sang hệ thống tự chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng và chủng loại hàng hoá, giảm hơn nữa hoặc huỷ bỏ hệ thống các qui định về tiêu chuẩn hàng hoá và chấp nhận các số liệu kiểm tra hàng hoá và thiết kế của các cơ quan nước ngoài; sửa đổi lại một cách toàn diện các điều luật và quy tắc.
Các biện pháp tự do hoá này đã mở đường cho nhiều hàng hoá của Mỹ như các thiết bị điện tử, máy vi tính, ôtô, phụ tùng ôtô, nông sản phẩm ... tràn vào thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, ngày càng có thêm nhiều nước đang phát triển khác cũng tăng cường xuất khẩu hàng hoá sang Nhật.
Nhập khẩu của Nhật Bản đã liên tục tăng nhanh từ mức 3,8% năm 1993, 13,5% năm 1994 lên 22,5% năm 1995 và khoảng 12,6% năm 1996 - tức là cao nhất trong các nước G7, cao hơn hẳn mức trung bình của các nước công nghiệp phát triển (5,3%), các nước EU (3,7%) và còn cao hơn các nước đang phát triển (11,3%).
Trong năm 1999, tỷ lệ thuế quan trung bình của Nhật Bản giảm từ 3,9% xuống 1,7% trong đó tỷ lệ thuế quan chính thức của các sản phẩm công nghiệp (trừ một số trường hợp ngoại lệ) được giảm xuống mức rất thấp, thậm chí nhiều loại sản phẩm được huỷ bỏ thuế quan hoàn toàn.
Tới năm 2000, Nhật Bản cũng đã chuyển dần từ hình thức bảo hộ phi thuế quan sang hình thức thuế quan (trừ gạo) và sẽ giảm đi khoảng 36% đối với các sản phẩm nông nghiệp. Có lẽ, với chính sách đó, nông phẩm của các nước trong đó có Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản dễ dàng hơn.
Một số sản phẩm nhập khẩu chủ yếu :
Mức thuế bình quân của Nhật Bản rất thấp, khoảng 2,7% (năm 1990) nhưng cũng rất phức tạp. Mức thuế của mỗi mặt hàng được xây dựng dựa trên tình hình sản xuất trong nước của mặt hàng đó. Nhìn chung, mức thuế đánh vào nguyên liệu, các sản phẩm công nghiệp có xu hướng thấp còn nông phẩm thì cao.
Trước kia, thuế đánh vào nguyên liệu thấp và ngày càng cao khi tỷ lệ gia công ngày càng lớn. Nhưng hiện nay, dưới sức ép của các nước bạn hàng, mức thuế đánh vào thành phẩm đã giảm để tạo điều kiện cho nhập khẩu.
Xét riêng từng ngành, mức thuế đối với các mặt hàng như sau :
- Nông sản : số mặt hàng có mức thuế 0% chiếm khoảng 20% tổng số hàng nông sản, còn lại là những mặt hàng phải chịu thuế trong đó hơn một nửa có mức thuế lên tới 15%. Trong đó :
+ Các sản phẩm từ động vật : thịt trên 10%, hải sản 5 ~ 15%
+ Các sản phẩm từ thực vật : hoa 0%, hoa màu 0 ~ 10%
+ Các sản phẩm chế biến như kem, rượu ...: 10 ~ 40%
- Các sản phẩm công nghiệp, khoáng sản : số mặt hàng có mức thuế 0% chiếm khoảng 40% trong đó chủ yếu là khoáng sản, máy móc. Các mặt hàng như gỗ, dệt, da thuộc ... có mức thuế tương đối cao.
a. Gạo, lúa mỳ:
ở Nhật Bản, do môi trường chung không thuận lợi cho nông nghiệp nên sản xuất lúa gạo có quy mô nhỏ. Giá thành gạo sản xuất ở Nhật Bản cao gấp 4-5 lần ở Mỹ, 7-8 lần ở Thái Lan. Vì vậy, mức độ cần thiết bảo hộ để duy trì sản xuất là vô cùng cao.
Từ sau chiến tranh, việc sản xuất, nhập khẩu lúa gạo chịu sự điều chỉnh của Luật quản lý lương thực, theo đó nếu muốn nhập khẩu gạo, lúa mỳ, lúa mạch thì cần thiết phải được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ nông thuỷ sản. Sau khi được phép mới tiến hành nhập khẩu và rồi bán luôn cho Bộ nông thủy sản (gọi là chế độ nhập khẩu một cửa của chính phủ). Còn gạo sản xuất trong nước thì nhà nước sẽ thu mua với giá được tính theo công thức thiết lập để duy trì thu nhập từ nông nghiệp ở mức trung bình của quốc gia. Đồng thời, lúa gạo cũng là đối tượng của chế độ hạn ngạch nhập khẩu (IQ thuộc Luật thương mại quản lý nhập khẩu).
Từ quan điểm cho rằng phải tự cung lương thực, chính phủ Nhật Bản đã đứng ra quản lý hoàn toàn việc sản xuất cũng như nhập khẩu gạo, do vậy mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu không cao trừ những trường hợp phải nhập khẩu do thiếu gạo. Hiện nay, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 40.000 tấn gạo mà chủ yếu là dùng vào mục đích đặc biệt như chế biến rượu Sake ở Okinawa.
Lúa mỳ, cũng như gạo, là đối tượng của chế độ hạn ngạch nhập khẩu. Hầu như toàn bộ lúa mì sản xuất trong nước đều do nhà nước kiểm soát. Trong quá trình công nghiệp hoá tiến lên một nước công nghiệp phát triển, người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng chuyển từ món ăn truyền thống là gạo sang các món ăn theo kiểu phương Tây và lẽ dĩ nhiên, việc tiêu thụ lúa mì sẽ tăng lên dẫn đến mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu ngày càng lớn. Hàng năm, Nhật Bản phải nhập khẩu hơn 5 triệu tấn lúa mỳ.
Biểu đồ 6: Khối lượng sản xuất và nhập khẩu lúa mỳ
0
200
400
600
800
1980
1985
1990
1995
Khối lương Nhập khakhẩu
Khối lượng SX
Nguồn: Bộ nông, lâm, thuỷ sản Nhật Bản
b. Các sản phẩm sữa, tinh bột
Các sản phẩm sữa, tinh bột vừa là đối tượng của chế độ hạn ngạch nhập khẩu (IQ) vừa phải chịu thuế. Nguyên nhân xuất phát từ chỗ có một số loại thuộc sản phẩm sữa và tinh bột không nhập khẩu theo chế độ nhập khẩu một cửa của chính phủ nên không bị đánh thuế thì sẽ phải chịu hạn chế về số lượng nhằm tránh sự ảnh hưởng đến giá hàng hoá trong nước do giá nhập khẩu thấp.
Cho dù hạn ngạch nhập khẩu trái với nguyên tắc của GATT nhưng cho đến nay, các sản phẩm sữa, tinh bột vẫn không được phép nhập khẩu tự do.
Biểu đồ 5: Khối lượng sản xuất và nhập khẩu của sữa bột tách bơ (1), tinh bột (2)
Nguồn : Bộ nông, lâm, thuỷ sản Nhật Bản
c. Thịt bò, cam :
Nhật Bản vốn là một nước nông nghiệp nhưng điều kiện sản xuất chăn nuôi khó khăn. Mặc dầu vậy, Nhật Bản vẫn cố gắng áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật hiện đại để tạo ra năng suất cao nhằm đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, chi phí sản xuất cao khiến cho thịt lấy từ vật nuôi của Nhật Bản như thịt bò không thể nào cạnh tranh được với thịt bò nhập khẩu. Vì vậy nó cần được chính phủ bảo hộ, đưa vào danh sách những mặt hàng chịu hạn ngạch nhập khẩu.
Nhưng dưới sức ép nhiều phía, sau những đàm phán với Mỹ và Ôxtrâylia về thịt bò, với Mỹ về cam, Nhật Bản thực hiện tự do hóa thịt bò, cam vào tháng 4-1991, nước cam vào tháng 4-1992.
Nhật Bản đã có nhiều cố gắng để dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với thịt bò, cam nhưng cũng không thể nào tự do hoá hoàn toàn mà phải áp dụng mức thuế suất tương đối cao để bảo vệ sản xuất trong nước. Chính vì vậy, mức thuế của thịt bò sau khi thực hiện tự do hoá vào năm 1991 đã nâng lên 70% từ mức 25% của trước khi thực hiện tự do hoá. Sau đó nhờ hợp lý hoá trong quá trình sản xuất, chi phí giá thành giảm xuống nên mức thuế cũng được điều chỉnh hạ thấp dần xuống 60% vào năm 1992, đến năm 1993 còn 50%. Do vậy, lượng nhập khẩu thịt bò có xu hướng ngày càng tăng, một phần cũng do nhu cầu của người dân Nhật tăng lên. Tuy nhiên, trong trường hợp nhập khẩu thịt bò tăng nhanh thì chính phủ sẽ đề ra qui định tăng mức thuế mang tính khẩn cấp, bảo hộ (biện pháp áp dụng từ năm 1991 đến năm 1993).
Đối với cam, sau khi xem xét, tính toán các yếu tố tác động, mức thuế vẫn không có gì thay đổi so với trước khi thực hiện tự do hoá : từ tháng 6 đến tháng 11/1992 : 20%, từ tháng 12/1992 đến tháng 5/1993 : 40%, nước cam (không đường) : 25% hoặc 30%.
Biểu đồ 6: Khối lượng sản xuất và nhập khẩu thịt bò
Nguồn: Shukuryojyukyuhyo Bộ nông, lâm, thuỷ sản Nhật Bản
d. Lâm sản
Vào đầu những năm 90, nhu cầu về gỗ ở Nhật Bản vẫn tăng lên, đặc biệt là gỗ cho xây dựng và làm bột giấy. Nhưng sau đó, do giảm xây dựng nhà ở, nhu cầu lại giảm xuống 20% từ mức cao nhất. Gỗ có nhiều loại khác nhau nhưng ở đây sẽ đi sâu vào 3 loại gỗ chủ yếu :
* Gỗ tròn:
70% lượng gỗ tiêu thụ ở Nhật Bản là dựa vào nhập khẩu, do vậy mức thuế đánh vào mặt hàng này (trừ gỗ pơmu) chỉ 0%. Gỗ được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như Mỹ, Canada, Malayxia, New Guinea ... và được sử dụng làm ván ép, dùng để xây dựng, làm đồ nội thất...
Hiện nay việc nhập khẩu gỗ tròn đang gặp vướng mắc do các nước xuất khẩu đang xem xét nâng giá xuất khẩu gỗ đồng thời Nhật Bản cũng bị chỉ trích trong việc gián tiếp gây ra hiện tượng phá rừng, làm huỷ hoại môi trường sinh thái ở các nước xuất khẩu.
* Gỗ xẻ
Gỗ xẻ là loại gỗ được xẻ từ gỗ tròn, dùng cho việc xây dựng, đồ dùng nội thất. Gỗ xẻ được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Canada.
Mức thuế đối với gỗ SPF từ 4,8% đến 8%; gỗ lauan: 10%; còn lại nhiều loại gỗ khác không bị đánh thuế. (Gỗ SMF là gỗ xẻ từ các loại gỗ vân xam, gỗ thông, gỗ linh xam).
* Gỗ ván ép
Là những tấm gỗ mà người ta ghép dính những ván mỏng với số lượng lẻ vào nhau, được sử dụng để xây dựng, làm đồ nội thất trong gia đình ...
Trước đây, sản xuất ván ép của Nhật Bản để nhằm mục đích xuất khẩu nhưng gần đây nhập khẩu có xu hướng tăng lên, có đến 30% nhu cầu gỗ ván ép trong nước là phải nhập khẩu trong đó chủ yếu từ Indonexia. Gỗ ván ép phải chịu mức thuế tương đối cao so với các loại gỗ khác : 10 ~ 20%.
Các ngôi nhà truyền thống của người Nhật thường được làm bằng gỗ. Do đó, nhu cầu về gỗ là rất lớn. Đặc biệt, vào những năm 89, 90, dưới tác động của nền kinh tế “bong bóng” làm cho giá đất tăng vọt, mọi người đổ xô vào xây dựng nhà khiến cho nhu cầu về nhập khẩu gỗ lên tới 1300 tỷ yên. Nhưng sau đó, khi nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ, nhu cầu về gỗ cũng giảm theo. Điều này có thể thấy rõ qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 7: Nhập khẩu các loại gỗ của Nhật Bản
Nguồn: Shukuryojyukyuhyo - Bộ nông- lâm- thuỷ sản Nhật Bản, 1998
e. Dầu lửa, các sản phẩm dầu mỏ
Dầu lửa có quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, nó không chỉ được sử dụng làm nhiên liệu mà còn sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra tơ sợi hóa học, nhựa ... Dầu lửa chiếm 89% trong cung cấp năng lượng chủ yếu của Nhật, cao hơn so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Tuy nhiên kể từ cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu tiên, việc cắt giảm tiêu dùng dầu lửa và phát triển năng lượng nguyên tử và các nguồn năng lượng khác đã giúp Nhật Bản giảm sự lệ thuộc vào dầu lửa. Mặc dầu vậy, Nhật Bản vẫn phải dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng từ bên ngoài với mức độ lớn hơn bất kỳ nước phát triển nào khác. Do nhu cầu mở rộng sản xuất trong nước, nhập khẩu dầu lửa tăng nhanh vào những năm đầu thập niên 90. Năm 1991, Nhật Bản nhập khẩu 236 triệu tấn kl tương đương với 30,2 tỷ USD, chiếm 13% trong tổng số tiền bỏ ra để nhập khẩu.
Trước kia, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu dầu naphatha, dầu nặng, nhưng từ năm 1986 lại nhập khẩu cả xăng, dầu phun, dầu nhẹ. Các sản phẩm nhập khẩu này đáp ứng 20% nhu cầu nhiên liệu dầu của Nhật Bản.
Nhìn chung, đánh thuế là nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước (gọi là thuế bảo hộ) nhưng đối với Nhật Bản - một nước mà đến 99,7% dầu mỏ tiêu thụ trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu thì không cần thiết phải đánh thuế.
Thuế đánh vào các sản phẩm dầu lửa ngoài chức năng là thuế bảo hộ còn thực hiện chức năng là thuế tài chính. Hàng năm, Nhật Bản vẫn xem xét, nghiên cứu để đưa ra một mức thuế phù hợp.
Bảng 6 : Chương trình giảm thuế dầu lửa
Đến năm 1991
Từ 1992 đến 1996
Từ 1997 đến 2001
Sau 2002
Mức thuế
350 yên/kl
315 yên/kl
215 yên/kl
0
Nguồn: Thuế quan của Nhật Bản
g. Da thuộc
* Da thuộc và các sản phẩm từ da
Ngành sản xuất da thuộc của Nhật Bản phát triển dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu da từ nước ngoài. Các doanh nghiệp tham gia vào ngành này phần nhiều có quy mô vừa, nhỏ hoặc rất nhỏ nên khả năng cạnh tranh quốc tế rất kém. Đặc biệt trong đó mặt hàng da thuộc và giầy da cho đến tháng 3-1986 vẫn là mặt hàng chịu hạn ngạch nhập khẩu, còn hiện nay nó chịu sự điều chỉnh của chế độ hạn ngạch thuế (TQ).
Theo chế độ hạn ngạch thuế, mức thuế đánh lần 2 vào da thuộc, giầy da so với ngay cả các loại khoáng sản cũng thuộc loại cao. Ví dụ : cặp da xách tay từ 10 đến 17,5%; quần áo bằng da từ 12,5 đến 20% ... Ngoài ra, cơ quan thuế sẽ qui định các mức thuế cụ thể đối với từng mặt hàng.
Bảng 7: Mức thuế của da thuộc và giầy da
.
Mức tế hạn ngạch lần1
Mức tế hạn ngạch lần2
Da: Bò, ngựa, cừu, dê
15% ~ 20%
60%
Giầy da
21,6% ~ 30%
60% hoặc 4.800 yên
( Nguồn: Thuế quan của Nhật Bản (tiếng Nhật: Nihon no kanzei), NXB Zaikeiyohosha- 1997, tr.27 )
2.Đầu tư trực tiếp NN liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản
ở Nhật Bản, Luật về đầu tư nước ngoài đã được xây dựng từ khá lâu. Ban đầu, Luật qui định chỉ cấp giấy phép cho các dự án có tác dụng tích cực tới cán cân thanh toán của Nhật khi đang ở trong tình trạng khó khăn hoặc các dự án có đóng góp cho sự phát triển của các ngành sản xuất quan trọng; đối với các dự án đã được cấp giấy phép, Luật này đảm bảo chuyển lợi nhuận cũng như tiền vốn đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, lo sợ các công ty xuyên quốc gia của phương Tây, nhất là Mỹ chi phối kinh tế của mình, các tập đoàn kinh tế lớn ở Nhật Bản được sự hỗ trợ của chính phủ đã liên kết lại với nhau theo kiểu Keiretsu, lập nên một hệ thống phân phối hàng hoá mang tính chất bài ngoại, khép kín để ngăn chặn sự thâm nhập của các công ty nước ngoài, chống những mối đe doạ cạnh tranh thôn tính. Một loạt những Luật về tiêu chuẩn kỹ thuật, độ an toàn của sản phẩm ... được ban hành đã làm cho các công ty nước ngoài rất ngại đầu tư vào Nhật Bản.
Sau đó, Nhật Bản gia nhập OECD nên không thể đưa ra qui định hạn chế đầu tư trực tiếp của xí nghiệp nước ngoài nữa. Thêm vào đó, Nhật Bản đã nhiều lần thực hiện tự do hoá tư bản. Cho đến nay, ngoài một số rất ít các ngành cấm nước ngoài đầu tư (negative list), còn lại tất cả hoàn toàn được tự do hoá.
Những năm gần đây, khi chính phủ chuyển hướng trọng tâm trước kia của Luật về đầu tư nước ngoài là “ngăn ngừa việc thôn tính doanh nghiệp trong nước của đầu tư nước ngoài" sang tự do hoá hơn, qui định dễ dàng hơn về phẩm chất hàng hoá, sự cải cách của hệ thống phân phối cùng với điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nâng giá đồng Yên lên mà đầu tư trực tiếp vào Nhật Bản đã tăng lên.
Đồng thời, những chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan của chính phủ về hạn chế hoặc tiến đến xoá bỏ hoàn toàn như giảm mức thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu, giảm hạn ngạch nhập khẩu làm xói mòn khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản không chỉ ở các thị trường nước ngoài mà ở ngay cả thị trường trong nước với các hàng nhập khẩu rẻ hơn. Do đó, ngày càng nhiều công ty Nhật đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với trọng tâm là thị trường Bắc Mỹ và Châu á
Việc di chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài là tạo ra nơi sản xuất hàng xuất khẩu sang nước thứ 3, nhờ đó làm giảm xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước này. Mặt khác, thông qua đó, việc nhập khẩu những nguyên liệu mà từ trước đến nay phải nhập khẩu để dùng cho sản xuất trong nước sẽ giảm. Hơn nữa, trong trường hợp hàng hoá sản xuất ở nước ngoài nếu được nhập khẩu trở lại Nhật Bản (gọi là hình thức xuất khẩu ngược) thì sẽ giúp cho nhập khẩu tăng.
Những nỗ lực này đã đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản lên tới 69,7 tỷ USD trong năm tài chính 1990, gấp hơn 6 lần lượng đầu tư của năm năm trước đó khiến Nhật Bản trở thành nước đứng đầu thế giới về mặt này. Tổng số vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản vào các nhà máy ở nước ngoài trong năm 1996 tăng khoảng 11,6%.
Thực tế hiện nay, hầu như toàn bộ các công ty hàng đầu của Nhật Bản đang tiếp tục quá trình di chuyển hoạt động sản xuất của họ ra nước ngoài và tăng tỷ lệ nhập khẩu trở lại thị trường nội địa về những hàng hoá được sản xuất tại đó. Xu hướng này được thể hiện rõ nhất trong ngành ô tô. Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ở các cơ sở nước ngoài của 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản đã vượt quá tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu của họ xuất ra từ Nhật Bản do sản xuất trong nước. Tỷ lệ sử dụng vốn để đầu tư ra nước ngoài của toàn bộ các công ty trong ngành lắp ráp chiếm tới 46% kinh phí của họ, trong ngành ô tô là 30% và trong toàn ngành công nghiệp nói chung là 13%.
3. Chính sách sản phẩm
Để thực hiện những mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ, chính phủ Nhật Bản nói riêng cũng như chính phủ các nước nói chung đều phải định ra hướng cho chính sách cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu. Việc xác định được một cơ cấu sản phẩm hợp lý dựa vào điều kiện trong nước cùng tình hình môi trường ngoài nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà sản xuất trong nước không thuận lợi.
Cơ cấu sản phẩm này được điều chỉnh theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu ngành nghề. Để thực hiện được sự điều chỉnh này, một trong những biện pháp là hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và ngược lại.
Nhìn chung trong suốt quá trình phát triển từ trước đến nay, Nhật Bản luôn chủ trương đánh thuế thấp đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đánh thuế cao đối với các thành phẩm, cho nên trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản, tỷ trọng của các nguyên liệu và sản phẩm sơ chế rất cao trong khi đó tỷ trọng của các thành phẩm trong tổng kim ngạch nhập khẩu lại thấp.
Trước đây, trong giai đoạn sản xuất bắt đầu hồi phục, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với nguyên vật liệu, năng lượng, máy móc thiết bị để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Nhờ đó, tỷ trọng của các hàng hóa này trong cơ cấu nhập khẩu đã tăng lên.
Bước sang thời kỳ tăng trưởng kinh tế, cùng với môi trường quốc tế thuận lợi cho sự thay đổi cơ cấu công nghiệp và hướng vào xuất khẩu các hàng chế biến có giá trị gia tăng ngày càng cao, chính phủ tăng cường hỗ trợ vốn, tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá dầu làm cho hoạt động sản xuất của những ngành này phát triển, từ đó tăng xuất khẩu, thay thế vị trí của các hàng hóa công nghiệp nhẹ. Các sản phẩm tàu thuỷ, thép ... trở thành những hàng xuất khẩu trụ cột của Nhật Bản. Bên cạnh đó, sau vòng đàm phán Kennơdy, Nhật Bản đã tiến hành giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng chế biến trước kia bị hạn chế, nhờ đó khối lượng nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng lên.
Sau khi đạt tới tốc độ tăng trưởng cao, chính phủ Nhật Bản lại buộc phải có những điều chỉnh trong chính sách thuế quan để hạn chế tác động của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa lên nền kinh tế. Chính phủ đã tiến hành miễn thuế đối với các mặt hàng gia công ở nước ngoài để tăng cường nhập khẩu hàng gia công, giảm nhập khẩu hàng nguyên liệu và ban hành các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ các ngành công nghiệp hoá học mới, kỹ thuật mới, sản phẩm điện tử ...
Một vài năm lại đây, các chế độ bảo hộ bằng hạn ngạch, thuế quan cao dần dần được nới lỏng nên số lượng nhập khẩu gạo, lúa mì đã tăng lên và trong những năm tới chắc sẽ còn tăng hơn nữa.
Sau thoả thuận Plaza năm 1985, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái làm cho giá trị đồng Yên lên cao đã tạo điều kiện cho việc nhập khẩu ôtô, phụ tùng ôtô, thiết bị văn phòng, linh kiện điện tử như chất bán dẫn, những sản phẩm có mức độ gia công, giá trị gia tăng cao cũng tăng lên rõ rệt.
Chương III
Bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện chính sách ngoại thương Việt nam hiện nay
Như chương trước đã đề cập, hệ thống chính sách thuế quan và phi thuế quan của Nhật Bản đã phát huy hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế. Vậy Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản. Để trả lời câu hỏi đó, trong chương này sẽ nghiên cứu hiện trạng chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
I. tổng quan chung về các công cụ chính sách ngoại thương ở Việt Nam
1. Chính sách thuế quan
ở nước ta, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành vào năm 1987 để thay cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương tồn tại trong suốt thời quản lý theo cơ chế hành chính bao cấp. Vào thời kỳ đó, bạn hàng chính của Việt Nam là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), họ chiếm khoảng từ 75% đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Do đó, Luật thuế ra đời chủ yếu áp dụng cho hàng hoá buôn bán giữa Việt Nam và các nước này và danh mục biểu thuế được ban hành theo danh mục hàng hoá của SEV. Tuy nhiên, sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủ yếu sụp đổ đã gây tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Bối cảnh quốc tế thay đổi buộc các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải tìm ra một hướng đi mới nếu không muốn bị tụt hậu.
Chính sách ngoại thương - một trong những hướng trọng tâm của Việt Nam sau thời kỳ đổi mới đã được xây dựng theo hướng đa dạng hoá về thị trường và sản phẩm, tự do hoá các hoạt động nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hỗ trợ cho chính sách ngoại thương được thực hiện một cách có hiệu quả, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1991 và sửa đổi, bổ sung vào năm 1993, trong đó đưa ra nhiều nội dung thay đổi căn bản.
1.1 Biểu thuế xuất nhập khẩu
Trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu mới sử dụng danh mục hàng hóa HS của Tổ chức hải quan quốc tế thay cho danh mục hàng hóa của khối SEV, dù đã có những sửa đổi, bổ xung nhưng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của ta vẫn còn dàn trải quá rộng. Mức thuế cao nhất (100%) áp dụng cho 28 mặt hàng trong đó có 21 mặt hàng bia rượu, 6 mặt hàng thuốc lá và 1 mặt hàng quần áo cũ. Mức thuế cao (60%) áp dụng cho ôtô, hàng tiêu dùng (may mặc, giầy dép, dụng cụ gia đình khác) còn thuế đánh vào nhập khẩu các nguyên liệu thô, các máy móc thiết bị cơ bản và các sản phẩm trung gian khác nói chung rất thấp (từ 0% ~ 5%). Thuế suất dàn trải như vậy vừa phức tạp lại không có lợi cho nền kinh tế, chúng có thể đưa các nguồn lực vào những hoạt động không có hiệu quả, tạo tâm lý không tốt đối với các nhà kinh doanh nước ngoài vì họ cho rằng thuế suất của Việt Nam quá phức tạp và quá cao. Trên thực tế, với việc qui định thuế suất như thế, nếu tính tổng số thuế thu được thì có thể còn thấp hơn việc qui định thuế suất tập trung.
1.2 Chế độ thuế
Theo Luật Thuế của Việt Nam năm 1987, sửa đổi, bổ xung vào các năm 1991 và 1993, thuế nhập khẩu gồm có 2 loại là thuế suất phổ thông và thuế suất ưu đãi nhưng trên thực tế chỉ có 1 loại thuế suất phổ thông áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá. Từ 1/1/1991, thuế nhập khẩu của Việt Nam đã được sửa đổi gồm 3 loại là: thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi và thuế ưu đãi đặc biệt. Thuế suất phổ thông được áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi. Thuế ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với từng nước, hoặc khu vực hợp tác đa phương trên nguyên tắc bình đẳng.
Ngoài ra, Luật thuế xuất nhập khẩu bổ sung cũng áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu có giá thấp hơn mức giá thông thường, thuế chống trợ giá đối với hàng hoá có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá nhập từ nước có sự phân biệt đối xử khác với hàng hoá của Việt Nam.
1.3 Thuế VAT (Thuế giá trị gia tăng)
Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) được áp dụng ở Việt Nam kể từ ngày 01/01/1999 theo Nghị định của Chính phủ ngày 11/05/1998.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của Nghị định nói trên.
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế & thuế suất đối với từng loại, nhóm mặt hàng đều được Chính phủ quy định rõ.
2. Các biện pháp phi thuế quan trong hoạt động Ngoại thương
2.1 Giấy phép xuất nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu hàng hoá là một biện pháp quản lý hàng nhập khẩu. Nhưng giấy phép nhập khẩu khác với hạn ngạch là được áp dụng rộng rãi hơn. Người nhập khẩu phải am hiểu các quy định của Nhà nước về việc xin giấy phếp và những phí tổn có liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và có hiệu quả.
Tại Việt Nam, giấy phép nhập khẩu từng lô hàng ( chuyến hàng ) được bãi bỏ từ 15/12/1995. Tuy nhiên giấy phép nhập khẩu vẫn là một biện pháp quan trọng trong quản lý nhập khẩu. Ngày 04/042001, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, quy định cơ chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2005. Theo đó, nhiều hàng hoá chịu sự quản lý, thông qua hình thức cấp giấy phép của Bộ Thương mại và các Bộ chuyên ngành.
2.2 Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng cho các mặt hàng mà nhà nước và các tổ chức quốc tế ấn định đối với Việt Nam như hàng may mặc xuất sang Liên minh Châu Âu.
Trong năm 1998, giá gạo trên thế giới cao do nhu cầu tăng và nguồn cung hạn chế, song hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta vẫn được điều phối để vừa tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực. Nhờ lượng gạo xuất khẩu tăng, lúa hàng hoá trong dân đã được mua ở mức tối đa, giá lúa gạo tăng bảo đảm thu nhập có lợi cho nông dân, đồng thời nhờ công tác điều hành xuất khẩu gạo mà giá lúa, gạo không có sự biến động mạnh, không gây tác động xấu đến tình hình cung cầu của thị trường lương thực trong nước. Bên cạnh đó cũng có nhận xét cho rằng, việc qui định hạn ngạch về gạo đã làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và thu nhập của người nông dân do họ bị các doanh nghiệp đầu mối được nhà nước phân bổ hạn ngạch ép giá nên hiện nay chính phủ Việt Nam đã bỏ chế độ hạn ngạch về gạo.
Về may mặc, những năm trước kia, hạn ngạch may mặc được chính phủ phân bổ cho các doanh nghiệp nhưng bắt đầu từ năm 1999 đã thực hiện đấu thầu hạn ngạch. Vì là năm đầu tiên thực hiện nên lượng quota đem ra đấu thầu mới chỉ dừng ở mức 20% hạn ngạch thương mại, còn lại giao theo phương thức giao hạn ngạch thu phí, chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mục đích của hạn ngạch xuất khẩu là để bảo vệ các nhà sản xuất, người tiêu dùng trong nước khỏi sự thiếu hụt tạm thời của sản phẩm này và cải thiện giá của các sản phẩm trên thị trường thế giới bằng việc thu hẹp nguồn cung cấp chúng. Khả năng thứ hai chỉ có thể thực hiện được ở một nước hay nhóm nước có ưu thế xuất khẩu về một sản phẩm. Vào thời điểm hiện nay, so với năng lực sản xuất trong nước, hạn ngạch xuất khẩu may mặc vẫn còn thấp nên chúng ta cần xúc tiến các hoạt động đàm phán để nâng cao mức hạn ngạch xuất khẩu. Vừa qua, hiệp định mới ký với EU đã đạt được thoả thuận tăng hạn ngạch hàng năm là 3 ~ 5% so với 1,2 ~ 2,5% trước đây.
Đối với hạn ngạch nhập khẩu, hàng năm, chính phủ đều xem xét, nghiên cứu, phân tích dự đoán khả năng sản xuất và nhu cầu trong nước, căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển để qui định số lượng hoặc trị giá những hàng hoá được nhập khẩu, đặc biệt là hàng tiêu dùng, mặt hàng mà khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước vẫn còn rất non kém so với hàng ngoại nhập vừa rẻ vừa mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, từ những năm 90, những qui định về hạn ngạch nhập khẩu đã giảm một cách đáng kể.
2.3 Qui định cấm xuất khẩu, nhập khẩu
Theo qui định kèm theo nghị định 57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998 của chính phủ, có 6 mặt hàng bị cấm xuất khẩu (vũ khí, đạn dược ...) và 9 mặt hàng cấm nhập khẩu (ma tuý, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ ...). Nhìn chung, những mặt bị cấm xuất khẩu chủ yếu xem xét ảnh hưởng của nó đến mặt chính trị, xã hội hơn là kinh tế nên nó cũng không gây mâu thuẫn mấy đến hoạt động ngoại thương. Riêng gỗ, trước kia được xuất khẩu nhưng từ tháng 1/1994 đã được đưa vào danh mục hàng cấm xuất khẩu do nguy cơ phá rừng tăng cao làm ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. Điều này cũng dẫn đến chính phủ phải qui định hạn chế số lượng hoặc trị giá những đồ gỗ liên quan đến nguyên liệu gỗ khai thác trong nước.
2.4 Quản lý ngoại tệ
Theo qui định hiện hành, tất cả các nguồn thu ngoại tệ đều tập trung gửi vào ngân hàng hoặc các cơ quan quản lý ngoại hối để nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là hoạt động nhập khẩu, ngăn chặn nguồn vốn thất thoát ra ngoài, duy trì cân bằng thu chi quốc tế, thực hiện chính sách tỷ giá tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
ở Việt Nam, Ngân hàng trung ương hàng ngày qui định một khung tỷ giá chính thức cho việc mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái do ngân hàng công bố thường chênh lệch so với tỷ giá hối đoái thị trường, là tỷ giá mà nhà sản xuất quan tâm vì nó cho phép nhà sản xuất có thể tính được lợi nhuận thực tế thu được.
Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á năm 1997, bằng các biện pháp đồng bộ thắt chặt chính sách tiền tệ như điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức, thực hiện thu mua bắt buộc đối với nguồn ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, điều chỉnh cơ chế tín dụng ngoại tệ, giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, Việt Nam đã khắc phục được những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể nào tránh khỏi tình trạng xuất khẩu suy giảm do đồng tiền các nước trong khu vực bị giảm giá so với đồng đôla, hàng hoá Việt Nam trở nên đắt đỏ so với hàng các nước trong khu vực. Sau đó, ngân hàng trung ương đã điều chỉnh để nâng giá đồng Việt Nam lên so với đồng đôla Mỹ, nhờ vậy mà xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại.
Từ ngày 11/9/1998, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hạ thấp mức lãi suất cho vay bằng đôla của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp từ 8,5%/năm xuống còn 7,5%/năm đồng thời tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng cũng hạ xuống nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nguồn vốn ngoại tệ, góp phần bình ổn tỷ giá, tạo tâm lý tốt và điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, tăng cường xuất khẩu.
Ngoài các biện pháp bảo hộ nói trên, chính phủ còn áp dụng các biện pháp khác như qui định các quy chế hành chính kỹ thuật nhằm kiểm soát nhập khẩu; từ ngày 8/9/1998 chính phủ cũng đã lập ra quỹ thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, theo đó, đối tượng được thưởng là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng mới lần đầu tiên xâm nhập thị trường nước ngoài, những mặt hàng có chất lượng cao, được tổ chức quốc tế về đánh giá chất lượng sản phẩm công nhận bằng văn bản; thâm nhập thị trường xuất khẩu cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; mở rộng thị trường, gia tăng được kim ngạch xuất khẩu đối với những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu; sản xuất mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nguyên vật liệu sản xuất trong nước, thu hút nhiều lao động trong nước hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài hạn ngạch, có kim ngạch từ 50 triệu USD/năm trở lên. Biện pháp này đã tỏ ra có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu như trong các ngành dệt may, việc thưởng đã làm tăng tỷ trọng sử dụng vải, nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ngoài hạn ngạch tăng. Thực tế, tại các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cho thấy họ thích thú vì được thưởng, hay chạy đua để được thưởng. Tiền thưởng có thể chưa nhiều nhưng có sự động viên rất lớn. Có doanh nghiệp nói rằng: “Một trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”.
Có thể nói rằng, sau khi mở cửa thị trường, nhà nước ta đã không ngừng đưa các biện pháp để kích thích nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng phát triển, đặc biệt đã liên tiếp thực hiện các cải cách về thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của nước nhà. Trong các biện pháp trên có nhiều biện pháp đạt hiệu quả cao, cần tiếp tục phát huy nhưng cũng có một số biện pháp còn bất cập và trong quá trình thực hiện nhà nước phải từng bước sửa đổi, bổ sung, áp dụng thêm những biện pháp khác lấy từ kinh nghiệm của các nước khác điển hình như Nhật Bản.
II. một số Bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng từ chính sách thuế quan và phi thuế quan của Nhật Bản đối với việt nam
Trước khi bước vào thời kỳ phát triển kinh tế cao độ, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã phải trực diện với bối cảnh quốc tế giống với Việt Nam: phải có chiến lược như thế nào trước trào lưu chung của thế giới là mở cửa và hội nhập vào các tổ chức thương mại và kinh tế quốc tế trong khi nền kinh tế nước mình còn non yếu ? Và cuối cùng, người Nhật đã tìm ra chiến lược mở cửa, hội nhập đúng đắn cho mình - một chiến lược góp phần quan trọng vào việc làm cho nền kinh tế "phát triển thần kỳ" như đã thấy- bao gồm việc giải quyết 3 vấn đề đặt ra:
- Mở cửa như thế nào để hàng ngoại nhập không cản trở sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước.
- Việc mở cửa phải kết hợp như thế nào với chiến lược, chính sách làm cho các ngành sản xuất ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
- Để hội nhập có hiệu quả, tranh thủ được nhiều nhất cơ hội của thị trường thế giới, phải có chiến lược và tổ chức như thế nào việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Việt Nam và Nhật Bản, ngoài những điểm khác biệt cũng có những tương đồng, đặc biệt là về mặt kinh tế. Cả hai nước đều là nước nông nghiệp, đi lên từ một nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá đến kiệt quệ và không còn con đường nào khác là đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, phải tham gia, hội nhập vào các tổ chức thế giới. Từ đó, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản để đưa ra một chính sách thuế phù hợp thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển trong những năm tới.
1. Bài học và khả năng áp dụng về chính sách thuế quan
1.1 áp dụng giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu cho phù hợp với thông lệ quốc tế
Hiện nay, ở nước ta còn tồn tại 3 cách xác định giá tính thuế là:
- Giá theo hợp đồng (giá CIF).
- Giá tối thiểu do nhà nước qui định.
- Giá do hợp đồng qui định.
Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, đồng thời để phù hợp với các qui định về trị giá tính thuế quan của GATT, chúng ta nên xác định trị giá tính thuế dựa trên gía trị kinh doanh tức giá thực trả hoặc có thể trả cho hàng hoá được ghi trong hoá đơn hay các chứng từ khác của người bán mà dựa vào đó việc thanh toán được thực hiện. Trong trường hợp hàng hoá không thể sử dụng, giá trị kinh doanh sẽ áp dụng các phương pháp khác để quyết định giá trị như : giá của các hàng hoá giống hệt, giá của hàng hoá tương đương hay phương pháp khấu trừ, phương pháp dự phòng.
1.2 Giảm mức thuế và thuế suất
Trong thời gian vừa qua, nhà nước ta đã tiến hành nhiều sửa đổi để giảm mức thuế và thuế suất. Tuy nhiên so với các nước nói chung và Nhật Bản nói riêng thì còn nhiều và dàn trải rộng, do đó cần thu hẹp chẳng hạn còn khoảng mười mức từ 0% đến 50% để tạo sự công bằng trong kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta cũng cần nâng mức thuế suất các mặt hàng có thuế suất dưới 5% và giảm thuế suất đối với một số mặt hàng có thuế suất cao và quá cao (trên 50%).
1.3 Đa dạng các biện pháp tính thuế
Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay chỉ mới áp dụng phương pháp tính thuế theo giá. Theo phương pháp này, số tiền thuế thu được tăng lên khi giá hàng hoá tăng nhưng trong trường hợp giá hàng thấp thì ngược lại, làm cho nguồn thu ngân sách không ổn định. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp có những hàng hoá nhu cầu trong nước đang rất cần nhưng do hàng hoá tăng cộng thêm giá thuế phải trả tăng khiến cho giá khi đến tay người tiêu dùng quá cao không thể mua được, gây khó khăn cho quá trình sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trong nước.
Do vậy, ngoài cách tính thuế theo giá như hiện nay, cũng như Nhật Bản, ta nên áp dụng thêm các cách tính thuế khác như thuế theo lượng nhập khẩu, hoặc hỗn hợp cả hai vừa theo giá vừa theo lượng, thuế lựa chọn, thuế theo mùa, thuế chênh lệch đối với hàng hoá nhập khẩu. Mỗi cách đều có ưu điểm, nhược điểm, điều quan trọng là cần nghiên cứu, xem xét nên chọn cách tính thuế nào cho phù hợp với mỗi loại hàng hoá khác nhau để vừa bảo hộ sản xuất trong nước, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng lại vừa đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách.
ở Nhật Bản, thuế theo lượng được áp dụng đối với mặt hàng điển hình là dầu lửa. Việc tiêu thụ dầu dùng trong sản xuất và dùng trong tiêu dùng ở Nhật Bản chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao độ, nhập khẩu chiếm đến 90% đồng thời giá dầu hay thay đổi theo sự điều chỉnh của OPEC và quan hệ cung cầu trên thị trường, vì lẽ đó, Nhật đã chọn cách tính theo lượng. Đối với Việt Nam, chúng ta cũng có thể áp dụng thuế theo lượng đối với một số mặt hàng mà nhu cầu trong nước rất cần nhưng giá của hàng hoá đó lại hay biến động.
Việt Nam là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới, thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả, rau các loại ... sản xuất nông nghiệp của ta so với các nước còn lạc hậu và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nhiều loại rau quả chỉ thu hoạch được theo mùa và chi phí sản xuất cũng thường cao hơn các nước. Trong những năm gần đây, nhờ kỹ thuật hiện đại, áp dụng biện pháp chế biến, bảo quản, người dân Việt Nam có thể ăn những loại rau quả trái mùa. Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp bảo hộ hàng hoá do người nông dân sản xuất trước sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại nhập đặc biệt là từ Trung Quốc với giá rẻ thì có thể làm cho lợi nhuận của người nông dân thấp đi do phải bán với giá rẻ hoặc hàng hoá bị tồn đọng. Từ đó, phải chăng nhà nước cũng nên áp dụng thuế theo mùa đối với táo, lê ... của Trung Quốc. Nhưng phần lớn những mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch hoặc buôn lậu nên việc kiểm soát để thực hiện đánh thuế gặp nhiều khó khăn.
1.4 Giảm thuế suất nhanh các ngành có lợi thế cạnh tranh mạnh, giảm thuế chậm cho các ngành có khả năng cạnh tranh kém
Theo qui định của Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), đến đầu năm 2006 (chậm hơn các nước thành viên khác 3 năm), Việt Nam phải hoàn thành chương trình giảm thuế nhập khẩu nhằm đạt mức thuế suất cuối cùng từ 0 ~ 5%. Đồng thời để tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế như WTO , Việt Nam có thể giảm thuế theo hướng cắt giảm thuế sớm nhất đối với những ngành hàng có thế mạnh về xuất khẩu, tiếp đó là những ngành hàng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu và sau cùng là những ngành hàng thiếu khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong trường hợp cần thiết để bảo hộ ngành sản xuất non trẻ trong nước có thể xin bảo lưu chưa tham gia điều khoản đó như Nhật Bản đã thực hiện.
ở Việt Nam, những ngành hàng có thể coi là có thế mạnh xuất khẩu bao gồm các mặt hàng nông sản (gạo, cafê, chè ... ), thuỷ sản, dệt may, cao su ... Nhóm ngành hàng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu như ngành hàng rau quả, thực phẩm chế biến, các sản phẩm hoá chất, cơ khí, xi măng ... Những ngành hàng giấy, đường, luyện kim, khoáng sản ... thuộc nhóm các ngành hàng có tiềm năng cạnh tranh kém so với hàng nhập khẩu.
Nhà nước dựa vào tình hình sản xuất trong nước và nước ngoài để xác định các mặt hàng cần bảo hộ chặt chẽ và những mặt hàng có thể tự do hoá thông qua biện pháp thuế quan.
1.5 Thực hiện chế độ miễn, giảm thuế lâu dài và chế độ miễn giảm thuế tạm thời
Căn cứ vào những yêu cầu của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục mà Việt Nam có thể áp dụng chế độ miễn, giảm thuế lâu dài đối với những hàng hoá phục vụ cho mục tiêu dài hạn như nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu mà trong nước không có hoặc khan hiếm, những hàng hoá nhập khẩu cần thiết đối với cuộc sống của người dân Việt Nam, những hàng hoá dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, phát triển giáo dục ... và chế độ miễn, giảm thuế tạm thời đối với những hàng hoá nhà nước cần thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của tình hình trong nước cũng như ngoài nước. Hơn nữa, việc qui định miễn, giảm thuế tạm thời là để tránh hiện tượng ỷ lại vào những đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước và tránh làm suy giảm năng lực cạnh tranh.
1.6. Mở rộng diện mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Để đảm bảo sự công bằng đối với những giao dịch trong nước, từ tháng 4/1989 chính phủ Nhật Bản không chỉ đánh thuế tiêu thụ đối với hàng trong nước mà đối với ngay cả hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Thuế tiêu thụ tại cửa khẩu cùng với hải quan. Thuế tiêu thụ được miễn đối với hàng hoá xuất khẩu, trong trường hợp những hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế tiêu thụ thì số tiền thuế đã thu được hoàn trả lại. Thuế tiêu thụ đóng vai trò là một loại thuế tài chính của chính phủ Nhật Bản, số tiền thuế thu vào ngân sách chính phủ hàng năm ngày càng tăng.
ở Nhật Bản, thuế tiêu thụ là một loại thuế gián tiếp đánh vào tất cả các hàng hoá, dich vụ, ngay cả những hàng hoá nhập khẩu, dù được miễn thuế nhập khẩu cũng vẫn phải chịu thuế tiêu thụ.
Tại Việt Nam, chỉ có 12 nhóm hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Để bảo hộ sản xuất trong nước, tăng thu ngân sách nhà nước đặc biệt là khi thực hiện AFTA và các định chế của APEC cũng như tham gia vào WTO mà theo đó Việt Nam phải từng bước giảm mức thuế quan xuống, chúng ta nên đưa thêm nhiều mặt hàng như nhóm mặt hàng tiêu dùng thành phẩm cao cấp (mỹ phẩm, nước hoa, đồ kim hoàn...) vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế nội địa, không thuộc đối tượng đàm phán khi ký kết các hiệp định quốc tế.
2. Bài học và khả năng áp dụng về các biện pháp phi thuế quan
Dựa trên những biện pháp mà Nhật Bản đã thực hiện thành công cùng với tình hình Việt Nam ngày nay, có thể đưa ra những giải pháp sau để bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
2.1 Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu
Vấn đề thủ tục xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta mặc dù đã được các cơ quan, bộ ngành từng bước sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với xu thế chung trên thế giới nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, gây trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu. So với Nhật Bản và các quốc gia khác, thủ tục xuất nhập khẩu của ta còn rất phức tạp, rườm rà, nhiều qui định không rõ ràng, đặc biệt là hiện tượng cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, làm cho các đối tác nước ngoài có thể từ bỏ ý định đầu tư vào Việt Nam.
2.2 Tăng cường quản lý chất lượng hàng xuất khẩu
Về vấn đề này, nhà nước ta cần chú trọng đúng mức bởi thị trường thế giới chỉ đánh giá chất lượng hàng hoá Việt Nam theo nhóm hàng, chứ không quan tâm nhiều đến tên tuổi doanh nghiệp sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm đó nên nếu để hàng kém chất lượng tiêu thụ ở nước ngoài sẽ làm giảm uy tín nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lớn. Chẳng hạn, vừa qua có tình trạng lái buôn ngâm tôm vào nước làm tăng trọng lượng lên 7 ~ 10% khiến cho hàng xuất khẩu bị khiếu nại trả lại. Sau đợt đó, chúng ta mất luôn cả khách hàng lẫn thị trường .
Ngày nay, không chỉ Việt Nam mà ở nhiều nước khác trên thế giới, nói đến hàng Nhật Bản là người ta nghĩ đến những sản phẩm có chất lượng tốt, đó chính là ngay từ đầu Nhật Bản đã có sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hoá xuất khẩu thông qua các tổ chức, cơ quan chuyên trách được thành lập, theo đó chỉ những hàng hoá có đủ tiêu chuẩn đặt ra mới được xuất khẩu để đảm bảo uy tín của hàng hoá Nhật.
Trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh chính là bằng chất lượng, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng chứ không phải hoàn toàn bằng giá cả như trước đây nên việc gây ấn tượng ban đầu về chất lượng hàng hoá Việt Nam đối với người tiêu dùng là rất cần thiết để tạo điều kiện dễ dàng cho việc buôn bán về sau, tiếp cận với thị trường thế giới. Bên cạnh việc thiết lập cơ quan kiểm tra, chúng ta có thể dần dần luật hoá những qui định cụ thể về các yếu tố tối thiểu liên quan đến chất lượng hàng xuất khẩu để bảo vệ uy tín hàng hoá Việt Nam.
2.3 Chuyển một số mặt hàng từ chế độ cấm nhập khẩu sang chế độ hạn ngạch nhập khẩu kết hợp với biện pháp thuế quan :
Trong số các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, đánh thuế đối với những hàng hoá cạnh tranh với những sản phẩm quan trọng sản xuất trong nước, cấm nhập khẩu biện pháp mang tính cưỡng chế cao nhất nên hậu quả xấu gây ra cũng lớn. Chẳng hạn như trường hợp thuốc lá điếu do bị cấm nhập khẩu trong khi hoạt động hải quan của nước ta vẫn còn lỏng lẻo đã gây nên tình trạng buôn lậu rất nhiều và nhà nước thì bị thất thu thuế. Vì vậy, ngoài những hàng cấm (vũ khí, ma tuý ...) đối với các loại hàng hoá khác như thuốc lá điếu nên chuyển sang áp dụng các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu kết hợp với thuế quan là nếu hàng hoá vượt quá hạn ngạch qui định thì phải chịu thuế suất cao.
2.4 Đầu tư hệ thống phân phối sản phẩm
Mặc dù thị trường nội địa với gần 80 triệu dân rất hấp dẫn các doanh nghiệp nhưng để trụ được là điều không dễ dàng trước sự tràn ngập của hàng ngoại nhập đặc biệt là hàng Trung Quốc, chủ yếu nhập lậu hoặc theo đường tiểu ngạch. Ví dụ như hàng dệt may Việt Nam với bình quân 75% giá trị đầu vào gồm bông sơ, hoá chất, thuốc nhuộm ... được nhập khẩu nên sản phẩm may làm ra giá còn cao, khó cạnh tranh để tìm chỗ đứng. Trong thời gian qua, các giải pháp bảo hộ như dán tem chống hàng giả vẫn đang tỏ ra bất cập với thực tế các sản phẩm như vải, may mặc ... chính vì vậy việc đầu tư cho hệ thống bán hàng, mở rộng các đại lý là rất cần thiết để đưa hàng hoá Việt Nam trở nên phổ biến trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam thông qua việc thực hiện chiết khấu hoa hồng cho những người bán hàng của Việt Nam sản xuất hoặc sẵn sàng nhận hàng hoá bị trả lại ...
2.5 Chính sách tỷ giá hối đoái
Một tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá phù hợp là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện định hướng của hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái chính thức quá cao sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với hàng nội địa, còn hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn do phải chịu chi phí cao từ lạm phát trong nước, dẫn đến khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, một điều hoàn toàn bất lợi đối với Việt Nam đang thiếu vốn và ngược lại.
Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, Việt Nam nên thực hiện một chính sách tỷ giá hối đoái như thế nào cho phù hợp. Nên chăng là chúng ta cần có một chiến lược dài hạn cho việc xây dựng tỷ giá hối đoái, tránh biến động lớn về tỷ giá, gây rủi ro cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để thực hiện chiến lược này, cần giảm bớt biên độ giao dịch của tỷ giá hối đoái ở mức nhỏ (0,5%~1%) và nâng dần tỷ giá chính thức lên ở mức nhỏ. Nếu không, chúng ta có thể thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo điều kiện dễ dàng cho việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch lâu dài mà không thể thiếu được cho công cuộc đưa một nước có nền kinh tế đang phát triển thành nước phát triển như Việt Nam. Hơn nữa, việc qui định này còn làm cho nguồn vốn trong nước có hạn cũng không bị lôi cuốn vào đầu cơ ngoại hối như trước và có thể tập trung vào cho đầu tư thực chất.
kết luận
Nhật Bản là một nước đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên và phải chu cấp cho một số dân hơn 120 triệu người trên một diện tích tương đối nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những điều kiện hạn chế này và việc cơ sở chế tạo của đất nước bị tàn phá trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã không những có thể xây dựng lại được nền kinh tế của mình mà còn trở thành một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới và ngày càng đuổi sát, thách thức vị trí cường quốc kinh tế số một của Mỹ. Đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Nhật Bản không thể không nói đến vai trò quan trọng của chính sách thuế quan và phi thuế quan.
Từ những năm đầu bước vào công cuộc hồi phục đất nước sau chiến tranh cho đến lúc đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, các ngành sản xuất của Nhật Bản vốn đã bị tàn phá hầu hết muốn vực dậy thì cần có sự hỗ trợ đắc lực của chính phủ. Trong giai đoạn này, chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, từng bước nâng cao vị thế quốc gia.
Sau khi các ngành sản xuất trong nước đã lớn mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, đồng thời, trước xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá, chính phủ Nhật Bản đã dần dần nới lỏng các biện pháp bảo hộ chặt trong thời kỳ trước, nhờ đó mà tránh được mâu thuẫn thương mại, thúc đẩy hơn nữa hoạt động ngoại thương phát triển.
Từ việc phân tích, nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan và sự phát triển ngoại thương của của Nhật Bản cùng hiện trạng chính sách thuế quan và phi thuế quan ở Việt Nam, trên cơ sở đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu Tiếng Việt:
1. GS, TS, Dương Phú Hiệp – TS Nguyễn Duy Dũng “Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản” 2002
2. "Nhật Bản ngày nay", NXB Hiệp hội quốc tế về thông tin giáo dục, Tokyo 1993.
3. Goro Ono, "Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới", NXB Chính trị quốc gia, 1998.
4. GS.PTS Bùi Xuân Lưu, "Giáo trình thuế & hệ thống thuế ở Việt Nam", trường Đại học Ngoại thương, 1998.
5. GS.PTS Bùi Xuân Lưu, "Giáo trình chính sách ngoại thương", trường Đại học Ngoại thương, 2002.
6. Hiroshi Nakajima - Harumi Uraoka, "Nhật Bản - tăng cường hiểu biết và hợp tác", NXB Tokyo United Publisher Inc, 1998.
7. "Các chính sách huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế của Nhật Bản", NXB Chính trị quốc gia, 1996.
8. Chalmers Johnson, "MITI và sự thần kỳ của Nhật Bản", Viện kinh tế thế giới, 1989.
9. Lê Văn Sang, "Kinh tế Nhật Bản : giai đoạn thần kỳ", Viện Kinh tế thế giới, 1998.
10. Yasusuke Marakami, "Kinh tế học chính trị Nhật Bản", NXB Khoa học xã hội, 1994.
11. Chủ Hữu Quý, "Nông nghiệp nông thôn Nhật Bản", NXB Sự thật, 1991.
12."Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản” NXB Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản.
B. Tài liệu Tiếng Nhật:
* Japan Almanac 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOALUAN 2003.doc
- Môc lôc.doc